Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Chuẩn bị trước mổ và chăm sóc sau mổ bụng Bệnh viện Việt Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.57 KB, 5 trang )

CHUẨN BỊ TRƯỚC MỔ VÀ CHĂM SÓC SAU MỔ BỤNG

Ths.Bs Trần Quế Sơn
Giảng viên Bộ môn Ngoại - Đại học Y Hà Nội
Khoa phẫu thuật Gan mật – BV Hữu nghị Việt Đức
Mục tiêu học tập:
1. Chuẩn bị được các trường hợp mổ bụng thông thường.
2. Chăm sóc được các trường hợp sau mổ bụng thông thường.
Nội dung chính:
I. CHUẨN BỊ MỔ BỤNG
1. Khái niệm:
∗ Phẫu thuật ổ bụng bao gồm các thao tác điều trị bằng mổ các cơ quan trong
ổ bụng (dạ dày, đại tràng, ruột non, gan, đường mật, lách...)
∗ Tạo cho bệnh nhân một vết thương ít nhiễm khuẩn trên da.
∗ Phẫu thuật sạch: là phẫu thuật không gây nhiễm khuẩn cho cơ thể do tính
chất của bệnh hoặc các thì phẫu thuật không gây nhiễm khuẩn như cắt gan, cắt
lách.
∗ Phẫu thuật bẩn: có thể do bản thân bệnh như áp xe gan, ổ áp xe ổ bụng hoặc
phẫu thuật đường tiêu hóa.
∗ Da bệnh nhân có thể là nguồn gây nhiễm khuẩn tùy thuộc vào công việc
chuẩn bị vùng da trước mổ, chăm sóc sau mổ của điều dưỡng và công tác bảo vệ
vết mổ của phẫu thuật viên.
2. Chăm sóc bệnh nhân trước mổ bụng:
∗ Cạo lông vùng mổ và các vùng gần vết mổ của bộ phận sinh dục.


∗ Tắm cho bệnh nhân ngày hôm trước mổ, nếu bệnh nhân không tự tắm được
thì điều dưỡng viên phải tắm cho bệnh nhân tại giường bệnh.
∗ Dùng xà phòng sát trùng rửa vùng mổ.
∗ Bôi thuốc sát trùng và băng vô khuẩn vùng định mổ (tham khảo ý kiến của
phẫu thuật viên).


∗ Phẫu thuật có mở đường tiêu hóa: cần thụt hậu môn hoặc làm sạch ruột trước
mổ 6 tiếng.
∗ Dặn bệnh nhân ngừng ăn uống trước mổ 6 tiếng để tránh trào ngược dạ dày
khi tiền mê. Nếu có hẹp môn vị phải đặt sonde dạ dày rửa ngày hôm trước mổ.
∗ Đặt sonde tiểu hoặc cho bệnh nhân đi tiểu trước khi đưa lên bàn mổ.
∗ Dùng thuốc kháng sinh dự phòng theo y lệnh.
∗ Làm các xét nghiệm cơ bản đánh giá chức năng chung của cơ thể như: công
thức máu, đông máu cơ bản, miễn dịch (HIV, HbsAg, HCV), nhóm máu, sinh hóa
máu ( chức năng gan, thận , điện giải, albumin...), chụp tim phổi.
∗ Các khám nghiệm chung cho mọi cuộc mổ:
− Khám tai mũi họng và phát hiện các ổ nhiễm khuẩn tiềm tàng khác (viêm
phần phụ, nhiễm trùng da).
− Đo mạch, huyết áp, nhịp thở, cân nặng bệnh nhân.
− Tiền sử nghiện thuốc lá, thuốc lào, bệnh lý tim phổi từ trước, bệnh lý nội
khoa (tim mạch, THA, đái tháo đường...)
− Khi có bất thường cần báo bác sỹ phẫu thuật ngay.
∗ Các thủ tục thường quy:
− Giải thích cho bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân bệnh lý, cách thức mổ,
những tai biến có thể sảy ra, động viên bệnh nhân yên tâm mổ.
− Cho bệnh nhân hoặc thân nhân bệnh nhân (người được pháp luật chô phép:
vợ, chồng, bố mẹ, anh chị em ruột...) ký hồ sơ và cam đoan mổ.
∗ Những việc điều dưỡng cần làm trước hôm mổ:
− Kiểm tra toàn bộ hồ sơ bệnh án, bổ xung cho đủ nếu thiếu.
− Giải thích cho bệnh nhân, thân nhân và cho ký giấy mổ.
− Cạo lông nơi cần thiết, tắm cho bệnh nhân, vệ sinh vùng mổ, sát khuẩn và
băng vô trùng.
− Tối hôm trước mổ cần thụt hậu môn, làm sạch ruột, rửa dạ dày nếu cần thiết.














Tiêm kháng sinh nếu có chỉ định
Các việc cần làm trước giờ mổ:
Thay quần áo sạch cho bệnh nhân, đội mũ hoặc bịt khăn.
Lấy mạch, huyết áp, nhịp thở và ghi vào hồ sơ.
Đặt ống thông tiểu hoặc cho bệnh nhân đi đái.
Tiêm thuốc tiền mê.
Ghi tên bệnh nhân vào phiếu và đeo vào tay bệnh nhân.
Đặt ống thông dạ dày.
Chuyển bệnh nhân lên cáng, xe đầy rồi đưa bệnh nhân lên nhà mổ.
Bàn giao kỹ cho điều dưỡng phòng mổ hồ sơ bệnh án, tình trạng bệnh nhân

và ghi sổ bàn giao bệnh nhân.
II. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU MỔ
2.1. Chăm sóc bệnh nhân tại phòng hồi tỉnh:
∗ Mục đích: theo dõi để phát hiện và xử lý kịp thời biến chứng trong giai đoạn
giữa gây mê và tình.
∗ Những việc cần làm:
− Để bệnh nhân ở phòng có nhiệt độ khoảng 30 0C, không nên nóng quá (mất
dịch) hay lạnh quá (hạ thân nhiệt).
− Tránh tụt lưỡi: đặt ống canyl

− Tránh tắc đờm rãi: hút đờm rãi trong miệng và trong thanh khí quản.
− Tránh trào ngược dạ dày thực quản: để bệnh nhân nằm thẳng, nghiêng đầu
và đặt ống hút dạ dày.
− Theo dõi biên độ và tần số thở để phát hiện: tái cura, các khó thở do ứ đọng
đờm rãi, co thắt thanh quản. Nếu bệnh nhân thở yếu cần có hô hấp hỗ trợ hoặc thở
oxy.
− Theo dõi mạch, huyết áp, các ống dẫn lưu bụng để phát hiện các chảy máu
trong ổ bụng. Nếu thấy ống dẫn lưu ra máu đỏ, máu cục, nóng thì báo bác sỹ ngay.
2.2. Theo dõi 24 giờ đầu:
− Như theo dõi tại phòng hồi tỉnh.


− Điều dưỡng ghi nhận các thủ tục hành chính như: ghi nhận bàn giao bệnh
nhân, hồ sơ bệnh án, lập phiếu theo dõi, nối các ống dẫn lưu vào các lọ, lắp
monitor nếu có.
− Đặt tư thế bệnh nhân nằm ngửa, đầu nghiêng, buộc chân tay. Giữ nhiệt độ
phòng như ở phòng hồi tỉnh.
− Theo dõi nước tiểu 24 giờ, nếu bệnh nhân chưa đái thì đặt sonde tiểu hoặc
chườm nước ấm vùng bàng quang.
− Theo dõi băng vết mổ, nếu thấm nhiều thì thay băng và nhận định vết mổ,
nếu rỉ máu có thể kẹp lại vết mổ hoặc khâu cầm máu.
− Theo dõi chân ống dẫn lưu, nếu có máu rỉ qua chân dẫn lưu thì thay băng
hoặc báo bác sỹ khâu ép chân dẫn lưu.
− Tập cho bệnh nhân vận động, xoa bóp chi tại giường.
− Làm các xét nghiệm theo y lệnh: công thứ máu, sinh hóa máu (điện giải,
men gan, chức năng thận)
2.3. Theo dõi các ngày sau:
∗ Theo dõi tình trạng nhiễm khuẩn:
− Nhiễm khuẩn vết mổ: vết mổ ướt, chảy dịch đục, chân chỉ tấy đỏ, ấn vết mổ
đau.

− Viêm phúc mạc: sốt, bụng đau, các dẫn lưu ra dịch đục, tiêu hóa.
− Các ổ áp xe trong ổ bụng.


∗ Bụng thành bụng ( thường do vết mổ nhiễm trùng hoặc nhiễm khuẩn khoang
màng bụng, vết mổ bị toác rộng ruột lòi ra ngoài): đắp gạc và băng vô khuẩn,
chuẩn bị mổ cấp cứu khâu lại thành bụng.
∗ Theo dõi trung tiện xuất hiện trở lại: thường sau 24-72 giờ.
∗ Cắt chỉ vết mổ: thông thường cắt chỉ sau 7 ngày, người già và trẻ em có thể
lâu hơn (10-15 ngày sau mổ). Vết mổ nhiễm trùng thường có chỉ định cắt chỉ cách
quãng để nặn dịch và mủ mà không để vết mổ toác rộng. Các trường hợp đóng
bụng một lớp và để da hở thường cắt chỉ chậm sau 10-15 ngày và khâu da thì 2.
∗ Tập tự vận động sớm cho bệnh nhân:



×