Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

CƠ sở lí LUẬN về GIÁO dục sức KHOẺ SINH sản vị THÀNH NIÊN CHO học SINH TRUNG học cơ sở dựa vào CỘNG ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.83 KB, 64 trang )

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC SỨC KHOẺ SINH
SẢN VỊ THÀNH NIÊN CHO HỌC SINH THCS DỰA
VÀO CỘNG ĐỒNG


Cơ sở lý luận
Trên thế giới
Giáo dục giới tính là vấn đề quan trọng được nhiều nước
tiến bộ trên thế giới quan tâm từ rất sớm đặc biệt là ở các
nước Châu Âu, trong số đó nước đi tiên phong nghiên cứu và
thực hiện giáo dục giới tính là Thụy Điển, họ thực sự đã coi
giáo dục giới tính và tình dục là quyền của con người, bên
cạnh đó ngay từ thập niên 40 và 50 của thế kỷ XX (1942)
Thụy Điển đã đưa vấn đề giáo dục giới tính vào giảng dạy
trong các trường học.
Ở các nước khác thì vấn đề giáo dục giới tính cũng được
coi là lành mạnh và được tuyên truyền rộng rãi, giảng dạy
trong các nhà trường theo dạng các chuyên đề từ Tiểu học đến
bậc Trung học.
Với quan niệm Á đông, ở các dân tộc châu Á khi nói về
giáo dục giới tính thường bị xem là vấn đề tế nhị và là của
người lớn. Chính vì vậy mà công tác giáo dục giới tính,
GDSKSSVTN chưa được quan tâm một cách đúng mức, do


đó ảnh hưởng tới việc gia tăng dân số quá nhanh, ảnh hưởng
trực tiếp tới chất lượng dân số và cuộc sống của người dân
Sau nhiều Hội nghị của các tổ chức quốc tế bàn về công
tác giáo dục giới tính và GDSKSSVTN thì từ đầu thập niên
90 của thế kỷ XX trở đi vấn đề GDSKSS và SKSSVTN là
những vấn đền mới chính thức được thừa nhận tại Hội nghị


quốc tế về “Dân số và phát triển” ở Cairo - Ai Cập (1994)
toàn thế giới đã ghi nhận rằng đảm bảo thực hiện quyền của
phụ nữ và trẻ em gái là trọng tâm của quá trình phát triển.
Chương trình hành động Cairo đã tái khẳng định rằng, bất kỳ
người dân nào tại bất cứ thời điểm nào trong cuộc sống - bao
gồm cả những nhóm dân số chịu tác động hay đang trong quá
trình phục hồi sau khi các trường hợp khẩn cấp xảy ra đều
được hưởng các quyền về chăm sóc sức khỏe tình dục và sức
khỏe sinh sản, được quyền sống một cuộc sống không có bạo
lực tình dục hay bất kỳ hình thức bạo lực nào khác.[16]
SKSS được coi là định hướng chỉ đạo của hầu hết các
chương trình dân số thế giới. Hội nghị này đã thống nhất một
chương trình hành động về dân số và phát triển trong 20 năm
tới, nó đã đưa ra một khái niệm chiến lược mới về SKSS, đề
ra 15 nguyên tắc khẳng định con người mới là trung tâm đối


với sự phát triển bền vững. Cũng chính tại hội nghị này, một
khái niệm mới về SKSS bao GDSKSS gồm tất cả các nội
dung liên quan tới tình trạng sức khỏe, quá trình sinh sản và
chất lượng cuộc sống đã được trình bày cặn kẽ trong chương
trình hành động của ICPD.
Sau Hội nghị này, hàng loạt các quốc gia trên thế giới
cũng

lần lượt tổ chức nhiều hội nghị bàn về vấn đề

SKSSVTN như:
Năm 1995, Hội nghị Quốc tế về Phụ nữ lần IV được tổ
chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc) với chủ đề “Hành động vì

bình đẳng, phát triển và hòa bình” với mục đích đánh giá lại
quá trình thực hiện “Chiến lược hướng tới vì sự tiến bộ của
Phụ nữ” và Công ước LHQ về xóa bỏ mọi hình thức phân
biệt, đối xử đối với phụ nữ (CEDAW) đồng thời thông qua
Cương lĩnh hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ toàn cầu đến
năm 2000. Tuyên bố Bắc Kinh và Cương lĩnh hành động vì sự
tiến bộ của phụ nữ toàn cầu đến năm 2000 là 2 văn kiện quan
trọng nhất của Hội nghị Bắc Kinh. Hai văn kiện này một mặt
phác họa những trở ngại trên con đường phấn đấu cho sự bình
đẳng của nữ giới bên cạnh nam giới. Mặt khác khẳng định
những cam kết và sự quyết tâm của các chính phủ, các tổ chức


quốc tế bằng mọi biện pháp nhằm đạt tới mục tiêu bình đẳng
– phát triển – hòa bình và sự tiến bộ của phụ nữ.[34]
Tại Hội nghị Quốc tế về dân số và phát triển ở Cairo
1994, và tại Hội nghị Tổng kết Cairo +5 vào năm 1999 tại
The Hague, toàn bộ chính phủ các nước đều đồng ý tiến hành
các biện pháp để trao những quyền này cho người phụ nữ.
“Cách hiểu mới” này nhìn nhận sức khỏe sinh sản và giới
tính là một quyền con người, trong đó bao gồm quyền được
tiếp cận thông tin và các dịch vụ về kế hoạch hóa gia đình, về
chăm sóc sức khỏe bà mẹ, về tư vấn và chữa trị vô sinh, về
phòng chống và điều trị các bệnh lây nhiễm qua đường tình
dục và các bệnh liên quan tới sức khoẻ sinh sản khác. Hội
nghị quốc tế về dân số và phát triển đã thống nhất về một số
mục tiêu cụ thể, trong đó có bao gồm việc cung cấp các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản phổ biến trên toàn thế giới và
trở thành một phần của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản
vào năm 2015.[28]

Hội nghị dân số cấp cao của Ủy ban kinh tế và xã hội
Châu Á - Thái Bình Dương ( ESCAP) và quỹ dân số Liên hợp
quốc (UNFPA) tại Băng Cốc đã đề cập tới vấn đề tăng cường
dịch vụ chăm sóc SKSS đến người dân, các vấn đề quyền tình


dục và sức khỏe sinh sản của khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương đã đạt được những bước tiến lớn trong việc tăng
cường cải thiện chính sách. Ngoài ra, các chương trình chăm
sóc SKSS và tình dục cũng phải hướng tới đối tượng là phụ
nữ đã lập gia đình mà chưa có con, phụ nữ chưa lập gia đình
đặc biệt là trẻ em gái những người còn thiếu những thông tin
liên quan đến sức khỏe tình dục cũng như hạn chế tiếp cận với
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe dẫn đến tình trạng mang thai
ngoài ý muốn và nạo phá thai không an toàn. Đây là một phần
của hệ thống y tế công cộng lồng ghép giữa các dịch vụ chữa
bệnh, dự phòng và thúc đẩy chăm sóc sức khỏe .[33]
-Ở Việt Nam
Ở nước ta trong giai đoạn từ 1989 đến 1992 các dự án
GDDS đã bắt đầu được thử nghiệm. Giai đoạn từ 1994 đến
1998 bước đầu đã thể chế hóa GDDS trong nhà trường. Lần
đầu tiên GDDS được đưa vào chương trình tích hợp GDDS
với 5 chủ đề cơ bản: Nhân khẩu học, môi trường, gia đình,
giới, dinh dưỡng. Các nội dung SKSS đã được chính thức
lồng ghép vào nội dung một số môn học từ bậc tiểu học đến
trung học và khẳng định rằng trong giai đoạn này trọng tâm
của công tác GDDS phải là GDSKSS choVTN. Tháng 10


năm 1996 Hội thảo vì SKSSVTN đã nhấn mạnh đầu tư giải

quyết vấn đề SKSSVTN là một yêu cầu quan trọng trong
vấn đề phát triển đất nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn này
nội dung GDDS quá thiên về dân số phát triển, chưa chú
trọng tới SKSS như một mục tiêu ưu tiên quốc gia.
Với sự ra đời của chương trình mới về giáo dục phổ
thông cho giai đoạn sau 2000, các dự án GDDS giai đoạn mới
được xây dựng. Mục tiêu GDDS trong giai đoạn này ở các
trường phổ thông gồm: Xây dựng chương trình tích hợp
GDDS mới phù hợp với chương trình giao dục phổ thông sau
năm 2000 trên tinh thần nhấn mạnh tới SKSSVTN; xây dựng
các tài liệu hướng dẫn giảng dạy, tài liệu tham khảo và các tài
liệu trực quan; tập huấn giáo viên… song chúng ta vẫn chưa
xây dựng được chương trình GDDS và SKSS cho THCS mặc
dù các mục tiêu cho cấp học này đã được xác định.
Trong chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2001- 2010
đã nêu rõ: “ Tạo sự chuyển đổi hành vi bền vững về dân số,
SKSS, KHHG trên cơ sở cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin
với nội dung và hình thức phù hợp với từng vùng, từng khu
vực và từng nhóm đối tượng. Chú trọng hình thức tư vấn, đối
thoại, vận động trực tiếp các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh


đẻ, nam giới, thanh niên và những người chưa thành niên”.
[21]
Giáo trình “Giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên
cho học sinh THCS theo phát triển tư duy, trực quan sinh
động”của tác giả Phạm Minh Hạc, NXB Khoa học Xã hội,
Hà Nội 2010. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu lý luận QLGD
nói chung, ở phương diện Giáo dục sức khoẻ sinh sản vị
thành niên ở trường THCS, hướng tới vai trò phát triển tư

duy của học sinh và theo hướng giảng dạy trực quan sinh
động của nền giáo dục đất nước hiện nay. Tuy nhiên, nghiên
cứu vẫn tập trung vào lý thuyết giáo dục giới tính mà không
đi sâu vào cụ thể một khía cạnh giới tính nào. [27]
Cuốn sách “Quản lý và định hướng Giáo dục sức khoẻ
sinh sản vị thành niên cho học sinh THCS giai đoạn hiện
nay”của Trần Trọng Kim, NXB Giáo dục, Hà Nội,2015. Tác
giả đã phân tích thực trạng nhận thực về giới tính và quan hệ
tình cảm giới tính của bộ phận thanh thiếu niên hiện nay
đang có dấu hiệu suy thoái và xuống cấp, bắt đầu nguyên
nhân từ vấn đề quản lý và định hướng trong giáo dục kiến
thức về giới tính cho trẻ vị thành niên, nền tảng không vững
nên quá trình sau này dẫn đến những tiêu cực về đạo đức và


văn hóa của lớp trẻ ngày nay. Tác phẩm tuy nói về Giáo dục
sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho học sinh THCS nhưng
những định hướng về quản lý giáo dục cũng được tác giả đề
cập nhiều phương pháp hay và tiến bộ trong giáo dục nói
chung và giáo dục THCS nói riêng. [22]
Nghiên cứu “Vận dụng lý luận vào thực tiễn Giáo dục
sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho học sinh PT” của Bùi
Văn Nghị; NXB Giáo dục, Hà Nội, 2015. Tác phẩm đề cập
đến việc vận dụng lý luận khoa học vào thực tế trong việc
Giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho học sinh ở các
cấp bậc phổ thông, nêu cái nhìn chuyên ngành sâu sắc về sư
phạm và mô phạm đối với Giáo dục sức khoẻ sinh sản vị
thành niên hiện nay, tuy nhiên, chủ yếu là các lý thuyết giáo
dục được hệ thống lại mà không có Giáo dục sức khoẻ sinh
sản vị thành niên cho học sinh THCS dựa vào cộng đồng..[5]

Giáo trình “Thực hành phương pháp Giáo dục sức khoẻ
sinh sản vị thành niên cho học sinh PT phần 1,2” của Đào
Tam , NXB Khoa học tự nhiên, TP. HCM. Đây là một giáo
trình hướng dẫn cách thực hành và các phương pháp Giáo dục
sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho học sinh một cách hiệu
quả, đang được lưu hành và sử dụng cho cả nước. Các


phương pháp Giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên trong
công tình dựa trên phương pháo truyền thống, tác giả đã đưa
ra một số cải cách về trực quan, tư duy. Tuy nhiên, nghiên cứu
chỉ mới dừng ở phương pháp giảng dạy mà không đi sâu vào
vai trò giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho học sinh
THCS dựa vào cộng đồng.”[6]
Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã quan tâm
đến những vấn đề lý luận về Giáo dục sức khoẻ sinh sản vị
thành nói chung mà ít đề cập đến các giải pháp cụ thể để Giáo
dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên dựa vào cộng đồng, đặc
biệt chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về
giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho học sinh THCS
dựa vào cộng đồng trên địa bàn TP. Hải Dương, tỉnh Hải
Dương.
Từ việc kế thừa các kết quả nghiên cứu đi trước, tác giả
đi sâu vào nghiên cứu cơ sở lý luận, khảo sát thực trạng giáo
dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho học sinh THCS dựa
vào cộng đồng, đề xuất biện pháp Giáo dục sức khoẻ sinh sản
vị thành niên cho học sinh THCS dựa vào cộng đồng trên địa
bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.



- Một số khái niệm cơ bản
- Giáo dục
Trong tiếng Anh, từ “giáo dục” được biết đến với từ
“education”, đây là một từ gốc Latin được ghép bởi hai từ là
“Ex” và “Ducere” – “Ex-Ducere”. Có nghĩa là dẫn (“Ducere”)
con người vượt ra khỏi (“Ex”) hiện tại của họ để vươn tới
những gì hoàn thiện, tốt lành hơn và hạnh phúc hơn.[1]
Về cơ bản, các giáo trình về giáo dục học ở Việt Nam
đều trình bày “Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản
chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử –
xã hội của các thế hệ loài người”. Giáo dục còn được hiểu là
hệ thống những tác động có mục đích xác định được tổ chức
một cách khoa học (có kế hoạch, có phương pháp, có hệ
thống) của các cơ quan giáo dục chuyên biệt (nhà trường)
nhằm phát triển toàn diện nhân cách. [24]
- Sức khoẻ sinh sản
Theo định nghĩa của tổ chức Y tế Thế Giới (WHO): Sức
khỏe sinh sản (SKSS): “ là tình trạng khỏe mạnh về thể chất,
tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan tới hoạt


động và chức năng của bộ máy sinh sản chứ không phải chỉ
là không có bệnh hay khuyết tật của hệ cơ quan sinh sản ”.
[21]
(Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển - Cairô, Ai
Cập tháng 9/1994)
Như vậy, có thể hiểu SKSS bao gồm những khía cạnh
sau :
“Sức khỏe thể chất: cơ thể khỏe mạnh, các cơ quan
sinh dục nam, nữ không bị tổn thương và đảm bảo cho việc

thực hiện chức năng tình dục và sinh sản.
Sức khỏe tinh thần: cá nhân cảm thấy thoải mái với
chính mình về sức khỏe sinh sản và tình dục, biết thừa nhận
những nhược điểm, không tự ti, sống đoàn kết với mọi người.
Sức khỏe xã hội: đảm bảo sự an toàn cho xã hội, có
mối quan hệ tốt với cộng đồng.”
Nói đến SKSS cũng cần phải nói đến quyền của nam
giới và phụ nữ được thông tin và tiếp cận các biện pháp
KHHGĐ an toàn, hiệu quả đủ khả năng chấp nhận được, cũng
như các biện pháp khác họ tự chọn để điều hoà mức sinh


không trái với pháp luật, quyền được tiếp cận các dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ thích hợp, giúp người phụ nữ được an toàn
từ lúc mang thai đến khi sinh nở và đem lại cho các cặp vợ
chồng điều may mắn nhất là có đứa con khoẻ mạnh.
- Vị thành niên
Vị thành niên: là một khái niệm mà cũng có nhiều quan
niệm khác nhau, cách hiểu khác nhau cụ thể như:
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định: “Lứa tuổi
10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên. Thanh niên trẻ là lứa
tuổi 19 - 24 tuổi. Chương trình Sức khỏe sinh sản/Sức khỏe
tình dục vị thành niên-thanh niên của khối Liên minh châu
Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) lại cho
rằng độ tuổi VTN là từ 15 - 24 tuổi.”[1]
Trên thế giới, các nước có quy định về độ tuổi thanh
niên khác nhau: nhiều nước quy định từ 18 đến 24 tuổi hoặc
15 - 24 tuổi, một số nước quy định từ 15 – 30 tuổi. Ở nhiều
quốc gia, bao gồm Úc, Ấn độ, Philippines, Brazil, Croatia và
Colombia ,



trẻ vị thành niên được xác định là một người dưới tuổi
18. Trong khi Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan và Hàn Quốc, trẻ
vị thành niên là người dưới 20 tuổi. Tại New Zealand pháp
luật quy định trẻ vị thành niên là người dưới 18 tuổi là thích
hợp, nhưng hầu hết các quyền của tuổi trưởng thành được giả
định ở độ tuổi thấp hơn: ví dụ, giao kết hợp đồng và có một ý
chí là có thể hợp pháp ở tuổi 15.
Ở Việt Nam VTN là lứa tuổi từ 10 đến 19 tuổi. Thanh
niên là từ 19 - 24 tuổi. Trẻ em được luật pháp bảo vệ chăm
sóc giáo dục là dưới 16 tuổi. Về mặt luật pháp VTN là dưới
18 tuổi. Như vậy có thể thấy rằng độ tuổi vị thành niên còn
được quy định chưa thống nhất giữa các nước trên thế giới.
VTN là một giai đoạn phát triển đặc biệt và mạnh mẽ
trong đời của mỗi con người. Đây chính là giai đoạn chuyển
tiếp từ trẻ em thành người lớn và được đặc trưng bởi sự phát
triển mạnh mẽ cả về chất lẫn tinh thần, tình cảm và khả năng
hoà nhập cộng đồng. VTN được hiểu là giai đoạn từ 10 đến
19 tuổi và nằm trong khoảng thời gian từ lúc dậy thì đến tuổi
trưởng thành.


Nếu giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên thường bắt đầu
với hiện tượng dậy thì và việc xuất hiện những đặc tính sinh
dục thứ cấp, thì giai đoạn cuối của tuổi vị thành niên lại khó
xác định.
- Cộng đồng
“Trong xã hội hiện nay thì việc thực hiện các chính sách
nhà nước có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của cộng

đồng nói chung. Thông qua công tác tác động vào cộng đồng
đã và đang giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và
phát triển đất nước. Do đó, việc làm tốt công tác này đã góp
phần tăng cường quá trình phát triển và xây dựng đất nước
thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa, xã hội đáp ứng với
các điều kiện trong công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ hiện
nay. Vì vậy, trong xã hội càng phát triển thì công tác hỗ trợ
cho cộng đồng là vô cùng quan trọng. Điều này thể hiện thông
qua nhiều biện pháp, trong đó có việc quản lý nhà nước về hỗ
trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số bằng các biện pháp như ban
hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát hoạt động là vô cùng
quan trọng.
Một cộng đồng là một nhóm xã hội của các cơ thể sống


chung trong cùng một môi trường thường là có cùng các mối
quan tâm chung. Trong cộng đồng người đó là kế hoạch, niềm
tin, các mối ưu tiên, nhu cầu, nguy cơ và một số điều kiện khác
có thể có và cùng ảnh hưởng đến đặc trưng và sự thống nhất
của các thành viên trong cộng đồng.” Theo từ điển Tiếng Việt
ghi nhận “Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có
những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong xã
hội.”[17]
Danh từ “cộng đồng” được sử dụng khá phổ biến trong
nhiều nghiên cứu cũng như trong đời sống xã hội. “Cộng
đồng được hiểu là Toàn thể những người cùng sống, có những
điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã
hội. VD: Cộng đồng ngôn ngữ, cộng đồng làng xã... Theo
quan điểm của các nhà nghiên cứu về các dự án phát triển
cộng đồng: cộng đồng là một nhóm cư dân cùng sinh sống

trong một địa vực nhất định, có cùng các giá trị và tổ chức xã
hội cơ bản. (cộng đồng đô thị, cộng đồng nông thôn, cộng
đồng thôn bản...)”
Theo quan điểm Macxít: “Cộng đồng là mối quan hệ qua
lại giữa các cá nhân, được quyết định bởi sự cộng đồng các lợi
ích của họ; nhờ sự giống nhau về điều kiện tồn tại và hoạt động


của những người hợp thành cộng đồng đó, bao gồm các hoạt
động sản xuất vật chất và các hoạt động khác của họ, sự gần gũi
giữa họ về tư tưởng, tín ngưỡng, hệ giá trị, chuẩn mực xã hội,
nền sản xuất,sự tương đồng về điều kiện sống cũng như các
quan niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và phương tiện hoạt
động.”[18]
Như vậy, có thể hiểu: “Cộng đồng là một thực thể xã hội
có cơ cấu tổ chức (chặt chẽ hoặc không chặt chẽ), là một
nhóm người cùng chia sẻ và chịu ràng buộc bởi các đặc điểm
và lợi ích chung được thiết lập thông qua tương tác và trao
đổi giữa các thành viên. Các đặc điểm đó có thể là: Đặc điểm
về kinh tế, xã hội như cộng đồng làng xã, khu dân cư đô thị;
Huyết thống như cộng đồng của các thành viên thuộc một họ
tộc; Mối quan tâm và quan điểm. Chẳng hạn như nhóm sở
thích trong một dự án phát triển; Môi trường, nhân văn như
cộng đồng đồng bào một dân tộc ít người sống tại một địa
phương, vùng địa lý.”[19]
Có thể phân ra 2 loại cộng đồng:
“Cộng đồng địa lý bao gồm những người dân cư trú
trong cùng một địa bàn có thể có chung các đặc điểm văn hoá



xã hội và có thể có mối quan hệ ràng buộc với nhau. Họ cùng
được áp dụng chính sách chung.
Cộng đồng chức năng gồm những người có thể cư trú
gần nhau hoặc không gần nhau nhưng có lợi ích chung. Họ
liên kết với nhau trên cơ sở nghề nghiệp, sở thích, hợp tác hay
hiệp hội có tổ chức.
Như vậy, cộng đồng có thể ở quy mô các cấp khác nhau
từ lớn đến nhỏ, từ chung chung đến cụ thể. Cộng đồng người
sống chung trong cùng một môi trường thường là có cùng các
mối quan tâm chung như kế hoạch, niềm tin, các mối ưu tiên,
nhu cầu, nguy cơ và một số điều kiện khác có thể có và cùng
ảnh hưởng đến đặc trưng và sự thống nhất của các thành viên
trong cộng đồng. Trong cộng đồng thường có những quy tắc
chung được mọi người thống nhất thực hiện.
Trong luận văn này, cộng đồng được dùng để chỉ cả hai
loại cộng đồng đã nêu ở trên, bao gồm cả cộng đồng địa lý và
cộng đồng chức năng.”
- Giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho học
sinh THCS


- Sức khỏe sinh sản vị thành niên
Theo từ điển bách khoa tiếng việt 2017 thì: “Sức khỏe
sinh sản vị thành niên là tình trạng khỏe mạnh về thể chất,
tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan đến cấu tạo
và hoạt động của bộ máy sinh sản ở tuổi VTN, chứ không chỉ
là không có bệnh hay khuyết tật của bộ máy đó”.[1]
Vị thành niên (người sắp đến tuổi trưởng thành) là
những em kể cả trai và gái, thuộc lớp người từ 10 đến 19 tuổi.
Lớp tuổi vị thành niên này được chia ra ba nhóm: Từ 10 đến

13 tuổi là nhóm vị thành niên sớm; Từ 14 đến 16 tuổi là nhóm
vị thành niên giữa; Từ 17 đến 19 tuổi là nhóm vị thành niên
muộn.[27]
Sự phân chia này dựa theo đặc điểm ít nhiều khác nhau
về phát triển cơ thể và tâm sinh lý của lứa tuổi vị thành niên,
để việc chăm sóc sức khoẻ cho phù hợp với từng nhóm đối
tượng. Tuy vậy cách phân chia này cũng chỉ có tính tương
đối..
Do sự phát triển cơ thể chưa hoàn chỉnh, vì vậy hành vi
tình dục ở độ tuổi vị thành niên thường không kiểm soát và
thường dẫn đến thai nghén ngoài ý muốn. Nếu mang thai ở


tuổi vị thành niên sẽ liên quan đến một số hậu quả nghiêm
trọng cho sức khoẻ tình dục như nạo phá thai, sẩy thai, sinh
thiếu cân, đẻ non, thai nhỏ so với tuổi thai, tử vong mẹ. Đây
thực sự là một thảm họa, là gánh nặng cho bản thân, cho gia
đình và xã hội.
Như vậy, có thể hiểu sức khỏe sinh sản vị thành niên là
sức khỏe ở một giai đoạn phát triển đặc biệt và mạnh mẽ
trong đời của mỗi con người. Đây chính là giai đoạn chuyển
tiếp từ trẻ con thành người lớn và được đặc trưng bởi sự phát
triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tinh thần, tình cảm và khả
năng hòa nhập cộng đồng . Điều này thường đi cùng với
những thay đổi xúc cảm đối với ban bè khác giới và được coi
là những hiện tượng sinh lý, tâm lý bình thường. Về mặt sinh
lý nó thể hiện sự trưởng thành về sinh dục và báo hiệu khả
năng có con: buồng trứng của em gái bắt đầu có trứng rụng và
tiết hoóc-môn, tinh hoàn của em trai bắt đầu sản sinh tinh
trùng và tiết hoóc-môn.

- Một vài nét đặc điểm tâm lý của học sinh THCS
Tuổi VTN trong giai đoạn học sinh THCS là giai đoạn
xảy ra những biến đổi lớn của cơ thể, rất nhiều những thay đổi


diễn ra trong giai đoạn này. Cùng với những biến đổi về thể
chất diễn ra ở tuổi vị thành niên, đời sống tâm lý và tình cảm
của tuổi vị thành niên cũng trải qua những biến đổi sâu
sắc.Khi bước vào giai đoạn học sinh THCS nghĩa là các em
đang bước vào ngưỡng cửa của người bắt đầu lớn. Các em thường có những cảm giác sâu sắc rằng mình không còn là trẻ
con nữa, nhưng thực chất các em cũng chưa phải là người lớn.
Do đó trong các em chứa đựng nhiều mâu thuẫn về mặt tâm
lý. Các em muốn được đối xử như người lớn, muốn thoát ra
khỏi những ràng buộc của cha mẹ và gia đình. Ở giai đoạn
này, thường xảy ra những xung đột giữa giai đoạn học sinh
THCS và cha mẹ vì họ vẫn coi các em là trẻ em, trong khi các
em lại tự cho rằng mình đã lớn.
Các em muốn được lập trong suy nghĩ và hành động,
muốn thử sức mình và khám phá những cái mới để khẳng
định mình là nguời lớn. Các em thích giao lưu với bạn bè
cùng lứa tuổi hay với người lớn tuổi hơn và dễ dàng bộc bạch
tâm sự với bạn bè. Đây là những đặc điểm mà người lớn cần
biết để hiểu rõ những nhu cầu, những mối quan tâm, những
vướng mắc và những khát khao trong các em để có thể cho
những lời khuyên và phương hướng giải quyết một cách kịp


thời. Cũng chính trong giai đoạn này, giai đoạn học sinh
THCS bắt đầu quan tâm rất nhiều đến bạn khác giới và xuất
hiện những cảm xúc giới tính mới lạ. Điều này khiến các em

rất có ý thức về cơ thể và về giới của mình, các em bắt đầu có
những rung cảm khi nghĩ tới một người bạn khác giới. Có lúc
những lúc rung cảm này trở nên quá mãnh liệt và khi lý trí
chưa đủ giúp các em làm chủ được những cảm xúc mới mẻ
này, các em có thể có những hành vi sai trái trong quan hệ với
bạn khác giới khó lường trước.
Với những đặc điểm sinh lý riêng biệt, đoạn học sinh
THCS là giai đoạn trẻ muốn khẳng định mình nên dễ thay đổi
tính cách, hành vi ứng xử được thể hiện như sau:
Tính độc lập: Bắt đầu có xu hướng tách ra, ít phụ thuộc
vào cha mẹ. Chuyển từ sinh hoạt gia đình sang sinh hoạt bạn
bè, tín ngưỡng để đạt được sự độc lập. Đôi khi chống đối lại
bố mẹ, vì vậy các bậc phụ huynh cần quan tâm uốn nắn,
nhưng phải kiên trì, mềm dẻo, linh hoạt để tránh chạm tự ái
đến tổn thương tinh thần.
Về nhân cách: Cố gắng khẳng định mình như một
người lớn vì vậy có những hành vi bắt chước người lớn.


Về tình cảm: Chuẩn bị cho mối quan hệ yêu đương
(xuất hiện tình yêu bạn bè, khó phân biệt đâu là tình yêu, đâu
là bạn bè, dễ mơ mộng, khi đổ vỡ niềm tin dễ chán nản), học
cách biểu lộ tình cảm và điều khiển cảm xúc, phát triển khả
năng yêu và được yêu, tỏ thái độ thân mật trong quan hệ với
người khác.
Tính tích hợp: Những thông tin thu thập được từ cha
mẹ, nhà trường, xã hội, bạn bè, người trung gian, các hoạt
động văn hóa là cơ sở để tạo ra giá trị của bản thân tạo niềm
tự tin và cách ứng xử.
Về trí tuệ: Giai đoạn học sinh THCS thường thích lập

luận, suy diễn nhìn sự vật theo quan điểm lý tưởng hóa. Giai
đoạn phát triển đặc biệt này chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ của
các điều kiện văn hóa, giáo dục, kinh tế của môi trường gia
đình và xã hội đồng thời cũng là giai đoạn gây nhiều lo ngại
cho các bậc cha mẹ và cho cộng đồng. Tuổi vị thành niên ở
mỗi nền văn hóa có những đặc điểm riêng nhưng nói chung
còn bộc lộ tính phụ thuộc, sự khủng hoảng về nhân cách và
hoang mang về tâm lý mà như nhiều người đã nhận xét, các
em đang muốn khám phá chính mình. Tuy trưởng thành về
mặt cơ thể nhưng vị thành niên vẫn cần phải được giúp đỡ,


giáo dục của nhà trường, gia đình để hình thành nhân cách
phát triển đúng hướng.[8]
Như vậy trong giai đoạn học sinh THCS yêu cầu gia
đình, trường học và xã hội, đóng vai trò quan trọng trong quá
trình tạo nhân cách của tuổi VTN. Một mặt cha mẹ, gia đình
và nhà trường cần hiểu và cảm thông với tuổi mới lớn nhưng
mặt khác cũng cần có những chỉ bảo, hỗ trợ khuyến khích các
em phát triển đúng hướng, tránh những hậu quả đáng tiếc
trong các mối quan hệ nhất là quan hệ giới tính ở lứa tuổi này.
- Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học
sinh THCS
- Khái niệm
“Nếu hiểu, giáo dục là “Tác động có hệ thống đến sự
phát triển tinh thần, thể chất của con người, để họ dần dần có
được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra” thì
giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh THCS
là một bộ phận của quá trình giáo dục chung đó.[3]
Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh

THCS là hoạt động tác động vào nhận thức của học sinh


THCS nhằm làm cho học sinh THCS hiểu về mối quan hệ
giữa sức khỏe, giới tính, sinh sản . Để thực hiện tốt giáo dục
sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh THCS, các
chuẩn mực phải hướng con người đến những giá trị đích thực
của cuộc sống, nghĩa là nó phải gắn với thực tiễn sinh động,
đồng thời xã hội phải tạo nên môi trường và phương thức giáo
dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh THCS phù
hợp với lứa tuổi để mỗi người tự rèn luyện mình trong thực
tiễn.
Kết quả của giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên
cho học sinh THCS phải đánh giá bằng hoạt động tự giác thực
hiện nghĩa vụ, trách nhiệm với nhận thức về sinh sản, giới
tính và sức khỏe cao nhất. Như vậy, giáo dục sức khỏe sinh
sản vị thành niên cho học sinh THCS là nhiệm vụ của nhà
trường, gia đình, cơ sở ý tế, của Đảng, Nhà nước và của toàn
xã hội.
“Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh
THCSphải bằng nhiều hình thức khác nhau (ở trong nhà
trường, ở gia đình, ở xã hội); phải tác động đếnnhận thức của
trẻ.


×