Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Nghiên cứu thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trong các chương trình giảm nghèo vùng tây bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.2 MB, 212 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

NGUYỄN THỊ THIÊM

NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG CÁC
CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO VÙNG TÂY BẮC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2020


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

NGUYỄN THỊ THIÊM

NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG CÁC
CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO VÙNG TÂY BẮC

Chuyên ngà nh : Kinh tế nông nghiệp
Mã số
: 9.62.01.15

Người hướng dẫ n khoa họ c: PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê

HÀ NỘI - 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2020
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thiêm

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên
của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc PGS. TS Nguyễn Phượng Lê đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều
công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực
hiện đề tài và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức ở các xã, các
huyện, các Sở ngành của hai tỉnh Sơn La và Lào Cai đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi

điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn
thành luận án./.
Hà Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2020
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Thiêm

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng .............................................................................................................. viii
Danh mục biểu đồ ........................................................................................................... xii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................. xiii
Danh mục hộp ................................................................................................................ xiv
Trích yếu luận án ............................................................................................................ xv
Thesis abstract............................................................................................................... xvii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................. 3


1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 4
1.4.

Những đóng góp mới của luận án ......................................................................... 5

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 6

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển
nông nghiệp trong giảm nghèo .......................................................................... 7
2.1.

Tổng quan các nghiên cứu có liên quan................................................................ 7

2.2.

Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trong
giảm nghèo .......................................................................................................... 10

2.2.1. Khái niệm ............................................................................................................ 10
2.2.2. Vai trò của chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trong giảm nghèo ................ 15
2.2.3. Đặc điểm của chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trong giảm nghèo........ 17

2.2.4. Mối quan hệ giữa thực hiện hỗ trợ phát triển nông nghiệp và giảm nghèo .......... 18
2.2.5. Nội dung nghiên cứu thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp
trong giảm nghèo ................................................................................................ 19

iii


2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông
nghiệp trong giảm nghèo .................................................................................... 22
2.3.

Cơ sở thực tiễn về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp
trong giảm nghèo ................................................................................................ 25

2.3.1. Kinh nghiệm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trong
giảm nghèo trên thế giới ..................................................................................... 25
2.3.2. Tổng quan những hỗ trợ phát triển nông nghiệp và Kinh nghiệm thực
hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trong giảm nghèo ở Việt
Nam ..................................................................................................................... 27
2.3.3. Bài học kinh nghiệm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp
trong giảm nghèo cho vùng Tây Bắc .................................................................. 32
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 35
3.1.

Khung phân tích nghiên cứu thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông
nghiệp trong giảm nghèo .................................................................................... 35

3.2.

Phương pháp tiếp cận.......................................................................................... 36


3.2.1. Tiếp cận theo chu trình chính sách ..................................................................... 36
3.2.2. Tiếp cận theo lĩnh vực hỗ trợ .............................................................................. 38
3.2.3. Tiếp cận theo các cấp thực hiện chính sách ........................................................ 38
3.2.4. Tiếp cận theo tiểu vùng ....................................................................................... 38
3.2.5. Tiếp cận đánh giá tác động tổng thể (Cumulative Impact Assessment – CIA) ......... 39
3.3.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................... 39

3.3.1. Lý do chọn điểm nghiên cứu .............................................................................. 39
3.3.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của vùng Tây Bắc......................................... 40
3.4.

Phương pháp thu thập thông tin .......................................................................... 44

3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ............................................................. 44
3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ............................................................... 45
3.5.

Phương pháp xử lý và phân tích thông tin .......................................................... 47

3.5.1. Phương pháp xử lý thông tin............................................................................... 47
3.5.2. Phương pháp phân tích thông tin ........................................................................ 47
3.6.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................. 49

iv



Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 53
4.1.

Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trong các
chương trình giảm nghèo vùng Tây Bắc............................................................. 53

4.1.1. Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trong các chương
trình giảm nghèo vùng Tây Bắc .......................................................................... 53
4.1.2. Quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trong các
chương trình giảm nghèo ở vùng Tây Bắc ......................................................... 60
4.1.3. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trong các
chương trình giảm nghèo vùng Tây Bắc............................................................. 80
4.1.4. Ảnh hưởng của thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trong
các chương trình giảm nghèo .............................................................................. 89
4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển
nông nghiệp trong các chương trình giảm nghèo vùng Tây Bắc ...................... 100

4.2.1. Nhóm yếu tố thuộc về chính sách ..................................................................... 100
4.2.2. Nhóm yếu tố về quá trình tổ chức thực hiện chính sách ................................... 109
4.2.3. Yếu tố thuộc về đặc điểm của đối tượng chính sách và địa phương ................ 114
4.3.

Giải pháp chủ yếu tăng cường thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông
nghiệp trong giảm nghèo vùng Tây Bắc ............................................................. 127

4.3.1. Quan điểm cho đề xuất chính sách và giải pháp hỗ trợ phát triển nông
nghiệp trong các chương trình giảm nghèo ở vùng Tây Bắc ............................ 127

4.3.2. Giải pháp chủ yếu tăng cường thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông
nghiệp trong các chương trình giảm nghèo vùng Tây Bắc ............................... 131
Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 147
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 147

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................... 149

Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án .................................... 151
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 152
Phụ lục .......................................................................................................................... 159

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ADB

Ngân hàng Phát triển Châu Á

BQ

Bình quân


BTC

Bộ Tài chính

CC

Cơ cấu

CP

Chính phủ

CS

Chính sách

CSHT

Cơ sở hạ tầng

CT

Chương trình

CTGN

Chương trình giảm nghèo

CTMTQG GNBV


Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

DA

Dự án

DN

Doanh nghiệp

DFID

Bộ Hợp tác và Phát triển của Anh

DTTS

Dân tộc thiểu số

ĐBKK

Đặc biệt khó khăn

ĐVT

Đơn vị tính

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội


HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

ILO

Tổ chức Lao động Quốc tế

IFAD

Quỹ Quốc tế về Phát triển nông nghiệp

KHĐT

Kế hoạch đầu tư

KHCN

Khoa học công nghệ

KN

Khuyến nông

KTXH


Kinh tế xã hội

LĐTB&XH

Lao động Thương binh và Xã hội

MTQG

Mục tiêu Quốc gia



Nghị định

NGO

Tổ chức phi chính phủ

vi


Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

NN

Nông nghiệp


NMPRP

Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi Phía Bắc

NQ

Nghị quyết

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

OECD

Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế

PSE

Ước tính hỗ trợ người sản xuất

PTNN

Phát triển nông nghiệp

PTNT

Phát triển nông thôn

PTSX


Phát triển sản xuất



Quyết định

QL

Quản lý

QLDA

Quản lý dự án

SCJ

Tổ chức Cứu trợ trẻ em của Nhật Bản

SD

Sử dụng

SIDA

Cơ quan hợp tác và Phát triển Thụy Điển

SPSS

Phần mềm xử lý thông tin kinh tế xã hội


SXNN

Sản xuất nông nghiệp

SL

Số lượng

THCS

Trung học cơ sở

TNBQ

Thu nhập bình quân

TSE

Ước tính tổng hỗ trợ

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TT

Thông tư

TTLT


Thông tư liên tịch

TTg

Thủ tướng

TW

Trung ương

UBDT

Ủy ban Dân tộc

UBND

Ủy ban nhân dân

UNDP

Tổ chức Liên hiệp quốc

WB

Ngân hàng thế giới

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


vii


DANH MỤC BẢNG
TT
2.1.

Tên bảng

Trang

Các nội dung và chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trong các
chương trình giảm nghèo (1998-2020) .............................................................. 29

3.1.

Điều kiện đất đai của vùng Tây Bắc năm 2018 ................................................. 42

3.2.

Dân số và thành phần dân tộc của vùng Tây Bắc năm 2018 ............................. 42

3.3.

Cơ cấu kinh tế của vùng năm 2018 ................................................................... 43

3.4.

Biến động tỷ lệ nghèo đói của các tỉnh vùng Tây Bắc ...................................... 43


3.5.

Thông tin/số liệu thứ cấp và địa chỉ thu thập .................................................... 44

3.6.

Số mẫu nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 46

3.7.

Các biến độc lập và kì vọng ảnh hưởng đến biến độc lập thoát nghèo ............. 48

3.8.

Một số chỉ tiêu sử dụng thang đo likert 5 lựa chọn ........................................... 50

3.9.

Chỉ tiêu đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp
trong các chương trình giảm nghèo vùng Tây Bắc............................................ 50

4.1.

Văn bản chính sách liên quan đến giảm nghèo cho vùng Tây Bắc ................... 53

4.2.

Chính sách và nội dung hỗ trợ phát triển nông nghiệp trong các chương
trình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 .............................................................. 56


4.3.

Mối liên quan và tầm quan trọng của các bên trong thực hiện chính sách
hỗ trợ phát triển nông nghiệp trong các chương trình giảm nghèo ................... 63

4.4.

Nhận định về hệ thống chỉ đạo và triển khai chính sách của cán bộ thực
hiện chính sách các cấp xã, huyện, tỉnh ............................................................. 66

4.5.

Nhận định về năng lực phân công, phối hợp các bên liên quan trong tổ
chức triển khai chính sách ................................................................................. 67

4.6.

Nhận định đánh giá về lập kế hoạch của cán bộ các cấp ................................... 71

4.7.

Một số chỉ tiêu kết quả về truyền thông và giảm nghèo về thông tin (giai
đoạn 2016-2018) ................................................................................................ 73

4.8.

Nhận định của cán bộ các cấp về truyền thông chính sách hỗ trợ phát
triển nông nghiệp ............................................................................................... 74

4.9.


Kinh phí huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững cả nước giai đoạn 2012-2018 .................................................. 75

4.10.

Kinh phí huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững vùng Tây Bắc 2016-2018 ........................................................ 76

viii


4.11.

Một số chính sách không được thực hiện do không huy động được
nguồn lực ........................................................................................................... 77

4.12.

Nhận định về công tác bố trí và huy động nguồn lực ........................................ 77

4.13.

Kết quả kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện chính sách (giai
đoạn 2016-2018) ................................................................................................ 79

4.14.

Kết quả thực hiện hỗ trợ thủy lợi tại tỉnh Lào Cai và Sơn La (2016-2018) ........... 81


4.15.

Kết quả thực hiện hỗ trợ đất sản xuất tại Lào Cai và Sơn La (2016-2018) ................ 83

4.16.

Kết quả thực hiện hỗ trợ đầu vào tại Lào Cai và Sơn La (2016-2018)............. 85

4.17.

Kết quả hỗ trợ theo lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ........................................... 86

4.18.

Kết quả thực hiện hỗ trợ kiến thức và mô hình sản xuất tại Lào Cai và
Sơn La (2016-2018) ........................................................................................... 86

4.19.

Kết quả thực hiện tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản phẩm tại
Lào Cai và Sơn La (2016-2018) ........................................................................ 87

4.20.

Số lượng các tổ chức kinh tế đang hoạt động Tây Bắc (2005-2018) ................ 88

4.21.

Diện tích, sản lượng lúa và ngô của Vùng Tây Bắc (2010-2018) ..................... 90


4.22.

Thu nhập từ nông nghiệp vùng Tây Bắc và cả nước 2018 ................................ 92

4.23.

Sản lượng lương thực bình quân đầu người vùng Tây Bắc ............................... 92

4.24.

Tổng diện tích rừng và diện tích rừng tự nhiên của vùng Tây Bắc giai
đoạn 2010-2018 ................................................................................................. 93

4.25.

Tỷ lệ che phủ rừng của các tỉnh vùng Tây Bắc (2010-2018) ............................ 93

4.26.

Thu nhập bình quân/người/tháng vùng Tây Bắc (2010-2018) .......................... 94

4.27.

Số hỗ trợ nông nghiệp trong giảm nghèo các hộ nhận được ............................. 94

4.28.

Những nội dung phát triển nông nghiệp hộ nhận hỗ trợ.................................... 95

4.29.


Các hộ được điều tra ở Tây Bắc theo ngành nghề chính năm 2018 .................. 95

4.30.

Số lượng và tỷ lệ hộ thoát nghèo vùng Tây Bắc và cả nước (2016-2018) ............... 96

4.31.

Lý do thoát nghèo của hộ ở các tỉnh vùng Tây Bắc .......................................... 96

4.32.

Mô hình logistic ước lượng thực nghiệm mối tương quan giữa các nội
dung hỗ trợ phát triển nông nghiệp và khả năng thoát nghèo của hộ ................ 97

4.33.

Ảnh hưởng biến của mô hình logistics xác định yếu tố ảnh hưởng đến
xác suất thoát nghèo của hộ vùng Tây Bắc ....................................................... 98

4.34.

Đánh giá ảnh hưởng của các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp
đến giảm nghèo giai đoạn 2015-2020 của cán bộ các cấp................................. 99

ix


4.35.


Nhận định của hộ về sự ảnh hưởng của các chính sách hỗ trợ phát triển
nông nghiệp đến hộ............................................................................................ 99

4.36.

Nhận định về sự chồng chéo của các chính sách hỗ trợ phát triển nông
nghiệp .............................................................................................................. 101

4.37.

Nhận định về đối tượng, nội dung, và định mức hỗ trợ phát triển nông
nghiệp .............................................................................................................. 102

4.38.

Đánh giá về đối tượng và hình thức/phương thức áp dụng của chính sách
của hộ ............................................................................................................... 102

4.39.

Đánh giá về trình tự và thủ tục nhận hỗ trợ của hộ ......................................... 102

4.40.

Hỗ trợ không đúng đối tượng hưởng lợi tại Lào Cai ....................................... 103

4.41.

So sánh nội dung, phương thức, hỗ trợ phát triển nông nghiệp trong các

chương trình giảm nghèo qua các giai đoạn .................................................... 104

4.42.

Độ trễ giữa thời gian ban hành chính sách/ban hành văn bản hướng dẫn
và triển khai chính sách ................................................................................... 107

4.43.

Nhận định đánh giá về văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách của cán
bộ thực thi chính sách các cấp ......................................................................... 108

4.44.

Kế hoạch và thực hiện một số nội dung chính sách ở Sơn La và
Lào Cai giai đoạn 2016-2018 .......................................................................... 109

4.45.

Ước tính hỗ trợ phát triển nông nghiệp cả nước .............................................. 111

4.46.

Mức hỗ trợ cho nông nghiệp ở Lào Cai và Sơn La năm 2018 ........................ 111

4.47.

Kết quả phân tích ảnh hưởng của các yếu tố xã hội của hộ đến tình trạng
thoát nghèo ...................................................................................................... 115


4.48.

Một số đặc điểm kinh tế và xã hội của hộ năm 2019 ...................................... 115

4.49.

Các lĩnh vực và các khâu trong các hoạt động giảm nghèo được cộng
đồng tham gia .................................................................................................. 116

4.50.

Tỷ lệ người nghèo tham gia công trình thủy lợi .............................................. 116

4.51.

Tỉ lệ người dân tham gia các khâu trong tập huấn khuyến nông ..................... 117

4.52.

Tỉ lệ người dân tham gia hoạt động hỗ trợ vốn tín dụng ................................. 117

4.53.

Chuẩn nghèo Việt Nam qua các giai đoạn (1993-2020) ................................. 118

4.54.

Các chỉ tiêu nghèo của vùng Tây Bắc (2011-2020) ........................................ 118

4.55.


Diện tích đất tự nhiên, dân số, số huyện nghèo và tỷ lệ hộ nghèo của các
tiểu vùng ở Tây Bắc năm 2018 ........................................................................ 119

x


4.56.

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc năm 2018 ......................................... 119

4.57.

Quan hệ giữa tỷ lệ nghèo, mật độ dân số, tỷ lệ che phủ rừng và tỷ lệ hộ
dân tộc thiểu số của các tỉnh vùng Tây Bắc .................................................... 119

4.58.

Sự tham gia của doanh nghiệp vào các hoạt động hỗ trợ phát triển nông
nghiệp ở Tây Bắc ............................................................................................. 121

4.59.

Đóng góp của trang trại đối với phát triển nông nghiệp trong giảm nghèo .............. 123

4.60.

Những đóng góp của hợp tác xã đối với phát triển nông nghiệp trong
giảm nghèo ...................................................................................................... 124


4.61.

Sự tham gia của các tổ chức xã hội trong thực hiện chính sách hỗ trợ
phát triển nông nghiệp cho giảm nghèo ở vùng Tây Bắc ................................ 126

4.62.

Đề xuất một số nội dung chuyển từ bao cấp sang hỗ trợ ................................. 128

4.63.

Đề nghị phân cấp thực hiện cho các cấp ......................................................... 135

4.64.

Lĩnh vực, nội dung nên phân cấp cho xã ......................................................... 136

xi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TT

Tên Biểu đồ

Trang

4.1. Nguyên nhân hoạt động giám sát, đánh giá chưa đáp ứng yêu cầu ......................... 80
4.2. Thay đổi về năng suất cây trồng 5 năm gần đây ...................................................... 90
4.3. Thay đổi về thu nhập nông nghiệp 5 năm gần đây .................................................. 90

4.4. Mức độ phù hợp của chính sách ............................................................................ 103
4.5. Mức độ kịp thời của chính sách ............................................................................. 103
4.6. Mức độ chất lượng tổ chức thực hiện chính sách .................................................. 103
4.7. Mức độ hiệu quả của chính sách ............................................................................ 103

xii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
TT

Tên Sơ đồ

Trang

2.1.

Chu trình chính sách .......................................................................................... 14

2.2.

Chuỗi tác động của chính sách .......................................................................... 14

2.3.

Khung khái niệm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp
trong giảm nghèo ............................................................................................... 18

3.1.


Khung phân tích của đề tài ................................................................................ 35

3.2.

Chu trình chính sách .......................................................................................... 37

3.3.

Quy trình thực hiện chính sách .......................................................................... 37

3.4.

Bản đồ vùng Tây Bắ c và các điể m nghiên cứu sâu của đề tài ........................... 40

4.1.

Hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trong các chương
trình giảm nghèo (2016-2020) ........................................................................... 54

4.2.

Tổ chức bộ máy thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trong
các chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 .......................................... 61

4.3.

Mối liên quan giữa các tổ chức trong thực hiện chính sách .............................. 65

4.4.


Tầm quan trọng của các tổ chức trong thực hiện chính sách............................. 65

4.5.

Quy trình thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất do xã và huyện làm
chủ đầu tư .......................................................................................................... 69

4.6.

Quy trình thực hiện dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo ............................... 70

4.7.

Đề xuất lồng ghép và phối hợp nguồn lực ....................................................... 134

xiii


DANH MỤC HỘP
TT

Tên Hộp

Trang

4.1.

Hộ nông dân điển hình giúp hộ nghèo vươn lên ............................................... 59

4.2.


Câu chuyện dự án gà ở tỉnh Sơn La................................................................... 71

4.3.

Câu chuyện dự án hỗ trợ bò giống ở Sơn La ................................................... 105

4.4.

Cán bộ đi sâu, đi sát, nắm bắt tình hình và gương mẫu ................................... 114

4.5.

Doanh nghiệp tham gia hỗ trợ phát triển nông nghiệp trong giảm nghèo
vùng Tây Bắc ................................................................................................... 122

4.6.

Hợp tác xã ở Lào Cai góp phần phát triển nông nghiệp cho giảm nghèo ....... 124

4.7.

Các điển hình về đóng góp của các tổ chức xã hội trong thực hiện chính
sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp cho giảm nghèo vùng Tây Bắc ................ 127

xiv


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thiêm

Tên Luận án: Nghiên cứu thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trong
các chương trình giảm nghèo vùng Tây Bắc
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 9.62.01.15

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trong
các chương trình giảm nghèo vùng Tây Bắc và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
thực hiện chính sách, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường thực hiện chính sách hỗ trợ
phát triển nông nghiệp trong các chương trình giảm nghèo vùng Tây Bắc.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiếp cận theo các hướng bao gồm: chu trình chính sách, lĩnh vực
hỗ trợ, các cấp thực hiện và tiểu vùng. Nghiên cứu sâu tại 4 xã và 4 huyện ở Lào Cai
và Sơn La với 1.740 hộ, 85 doanh nghiệp, 40 hợp tác xã, 50 trang trại và 52 cán bộ
thực hiện chính sách từ cấp tỉnh đến thôn bản. Thông tin và số liệu được nhập và xử
lý bằng phần mềm SPSS, Excel, STATA và UCINET 6.0. Phương pháp thống kê
mô tả, thống kê so sánh, phân tích mạng lưới xã hội và mô hình logit nhị phân được
sử dụng để phân tích và đánh giá.
Kết quả chính và kết luận
Về lý luận: Đề tài đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ lý luận về đánh giá thực
hiện chính sách hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo, bao gồm: khái niệm; đặc điểm, vai
trò của thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo; mối quan hệ giữa nông
nghiệp và giảm nghèo; Nội dung nghiên cứu và yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện
chính sách hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo.
Về thực tiễn:
Nghiên cứu chỉ ra sự phức tạp, chồng chéo trong bộ máy thực hiện chính
sách hỗ trợ PTNN trong các chương trình giảm nghèo ở vùng Tây Bắc. Phòng Nông
nghiệp các huyện là cơ quan phải thực hiện đến 20 đầu mối liên kết, trong khi đó

UBND tỉnh là nút thắt, có vai trò quyết định đến tiến độ thực hiện chính sách hỗ trợ
PTNN tại địa phương. Tuy nhiên, tại các địa bàn khảo sát, giai đoạn 2016-2018 các
nội dung hỗ trợ PTSX đều bị chậm tiến độ, không kịp giải ngân, hoặc giải ngân sai
đối tượng nguyên nhân do khâu chậm ban hành văn bản hướng dẫn ở cấp tỉnh. Lập

xv


kế hoạch thực hiện về bản chất vẫn từ trên xuống, chưa có sự tham gia của người
nghèo và cán bộ thực hiện cấp cơ sở. Phổ biến, tuyên truyền chính sách mới đạt kết
quả ở cấp tỉnh, cấp huyện, tại cấp xã, đặc biệt là cấp thôn bản còn hạn chế, hiện phụ
thuộc chủ yếu vào người trưởng thôn. Huy động nguồn lực thiếu và chậm từ cấp
trung ương đến địa phương và có xu hướng giảm các nguồn khác. Giám sát thực
hiện, thiếu sự giám sát sau hỗ trợ, dẫn đến sai đối tượng và sử dụng hỗ trợ sai mục
đích phát triển nông nghiệp và giảm nghèo.
Mô hình logit nhị phân đã chỉ ra nếu hộ được nhận những hỗ trợ là nhận khoán
và chăm sóc rừng, đất nông nghiệp, giống cây trồng vật nuôi, phân bón, thức ăn
chăn nuôi, tín dụng ảnh hưởng tiêu cực đến thoát nghèo của hộ. Ở chiều ngược lại,
chỉ có hỗ trợ tập huấn khuyến nông, tham gia mô hình giảm nghèo và tiêu thụ sản
phẩm ảnh hưởng tích cực đến thoát nghèo của hộ khi họ được nhận hỗ trợ tương
ứng. Như vậy, có thể nhìn nhận rằng những hỗ trợ từ phía nhà nước không chắc
chắn giúp hộ dân có thể thoát nghèo. Điều này cho thấy những nỗ lực giảm nghèo
bằng cách trợ cấp vật chất trực tiếp không còn phù hợp với thực tế. Những nhà
hoạch định chính sách cần phải tư vấn cho chính phủ các chương trình thực tế hơn,
phù hợp hơn, bớt sự ỷ lại của hộ dân vào chính phủ để giúp họ thoát nghèo thành
công, đặc biệt là những can thiệp nhằm nâng cao chất lượng nhân lực và thay đổi
phương thức sản xuất kinh doanh.
Các yếu tố ảnh hưởng được chỉ ra những hạn chế, bất cập trên các phương
diện: ban hành, cụ thể hóa văn bản chính sách, huy động nguồn lực, sự tham gia của
các tổ chức KTXH địa phương, đặc điểm của địa phương và đối tượng hưởng lợi.

Từ các kết quả và căn cứ thực trạng, luận án đề xuất các quan điểm về thực
hiện chính sách hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo vùng Tây Bắc đó là: Chuyển từ bao
cấp sang hỗ trợ, từ hỗ trợ vất chất sang con người, từ hỗ trợ phần cứng sang phần
mềm, Phát triển vùng chuyên canh tập trung, sản xuất theo chuỗi, gắn thị trường,
Tập trung đầu tư mạnh cho phát triển kinh tế lâm nghiệp, sản xuất nguyên liệu gắn
với chế biến sản phẩm gỗ rừng trồng, Đảm bảo phát triển nông nghiệp hiệu quả và
bền vững. Các giải pháp bao gồm: Hoàn thiện công tác ban hành văn bản hướng dẫn
thực hiện chính sách; Kiện toàn bộ máy tổ chức thực hiện chính sách; Đổi mới công
tác kế hoạch; Huy động nguồn lực thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN trong giảm
nghèo; Tăng cường phân cấp, phân công phối hợp thực hiện; Tăng cường truyền
thông cho thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo; Tăng cường giám
sát, đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN; Đổi mới nội dung chính sách.

xvi


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Nguyen Thi Thiem
Thesis title: Implementation of policies to support agricultural development in the
Northwestern poverty reduction programs
Major: Agricultural Economics

Code: 9.62.01.15

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
To assess the implementation of policies to support agricultural development in
the Northwestern poverty reduction programs and to analyze the factors affecting policy
implementation, thereby proposing solutions to effective policy implementation in the
Northwest region.

Materials and Methods:
Research applies different approaches including policy cycle, agricultural
supporting items, implementation levels and sub-regions. In-depth study in 4 communes
and 4 districts in Lao Cai and Son La provinces with 1,740 households, 85 enterprises,
40 cooperatives, 50 farms and 52 policy implementation staff from provincial to village
levels. Information and data are entered and processed by SPSS, Excel, STATA and
UCINET 6.0 software. Descriptive statistical methods, comparative statistics, social
network analysis and binary logit models are used for analysis and evaluation.
Main findings and conclusions
The thesis has systematized and supplemented theories on evaluating the
implementation of policies to support agricultural development for poverty reduction,
including: concepts; characteristics and role of policy implementation to support
agricultural development for poverty reduction; the relationship between agriculture and
poverty reduction; Research content and factors affecting the implementation of policies
to support agricultural development for poverty reduction.
The study shows the complexity and overlap in the mechanism of implementing
policies to support agricultural development in poverty reduction programs in the
Northwest. The District Dept. of Agriculture is the agency that has to implement up to
20 focal points, while the Provincial People's Committee is the bottleneck, playing a
decisive role to the implementation progress of policies to support agricultural
development in the locality. However, in the surveyed sites, in the period of 2016-2018,
the contents of supporting production development were delayed, could not disburse or
disbursed to the wrong subjects due to the delayed issuance of documents and
guidelines at the provincial level. Implementation planning is still top-down without the

xvii


participation of the poor and grassroots officials. Dissemination and propaganda of
policies have achieved results at the provincial, district and commune levels, especially

at the village level are still largely dependent on the village head. Mobilization of
resources is low and slow from central to local levels and tends to reduce from other
sources. Monitoring the implementation, lack of post-subsidized supervision, leading to
the wrong benefitciaries and agricultural development and poverty reduction purposes.
The binary logit model has shown that if households receive supporting items
such as forests supporting money, agricultural land, seeds, fertilizers, animal feed,
credit, reducing the probability of escaping poverty of the household. Thus, it can be
seen that the direct support from the government is not certain to help households
escape poverty. In the opposite direction, only support for agricultural extension
training, participation in the model of poverty reduction and product consumption will
increase the probability of a household to escape poverty when they receive
corresponding support. This result shows that the efforts to reduce poverty by majority
subsidies are no longer relevant to reality. Policymakers need to advise the government
on more realistic, relevant programs that reduce the reliance of households on
government to help them successfully escape poverty.
Influenced factors have identified limitations and shortcomings in the following
aspects: promulgating, concretizing policy documents, mobilizing resources, and
participation of local socio-economic organizations, local characteristics and
beneficiaries.
From the results, the thesis proposes the future direction on the implementation
of policies to support agricultural development in poverty reduction in the Northwest
region including: Switching from subsidy to support, from hard support to people, from
hardware support to software; Development of intensive farming areas, chain
production, market integration; Strong investment in forestry economic development,
production of raw materials associated with processing plantation timber products;
Ensuring efficient and sustainable agricultural development. The proposed solutions
such as Improving the promulgation of guiding documents for policy implementation;
Strengthening the organizational structure for implementing policies; Renewing
planning; Mobilizing resources to implement policies to support agricultural
development in poverty reduction; Strengthening decentralization and coordination of

implementation; Strengthening communication for the implementation of policies to
support agricultural development in poverty reduction; Strengthening monitoring and
evaluation of the implementation of policies to support agricultural development;
Reform policy content.

xviii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một trong số rất ít các nước có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất thế
giới. Có được thành tựu này do Chính phủ đã rất nỗ lực thực hiện giảm nghèo, đặc
biệt ưu tiên vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi. Tây Bắc là địa bàn có vị trí
chiến lược quan trọng về an ninh - quốc phòng, kinh tế và môi trường sinh thái. Đây
là khu vực đồi núi hiểm trở, gặp nhiều khó khăn về giao thông, thường xuyên phải
chịu nhiều tác động của thiên tai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân
và hoạt động sản xuất nông nghiệp (SXNN). Vùng là địa bàn sinh sống của khoảng
hơn 5 triệu người, chủ yếu là DTTS.
Thời gian qua, kinh tế - xã hội nói chung và nông nghiệp - nông thôn nói riêng
của vùng Tây Bắc được Đảng và Nhà nước quan tâm và đã có bước phát triển nhất
định, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của cả nước. Tuy nhiên, kết quả
giảm nghèo chưa vững chắc, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư
chưa được thu hẹp. Chênh lệch thu nhập nhóm cao nhất so với nhóm thấp nhất năm
2018 ở các tỉnh vùng Tây Bắc là 7,8 đến 8,7 lần (Tổng cục Thống kê, 2019). Số hộ
DTTS chiếm 14% dân số cả nước nhưng số hộ nghèo là DTTS chiếm 55,15% tổng
số hộ nghèo. Thu nhập bình quân của hộ DTTS chỉ bằng 1/6 mức thu nhập bình
quân (TNBQ) của cả nước (Chính phủ, 2019). Tỷ lệ nghèo của vùng Tây Bắc hiện
tại là 31,24%, cao hơn 3 lần tỷ lệ nghèo bình quân chung và cao nhất trên cả nước
theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 (Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội (LĐTB&XH), 2017). Tây Bắc được coi là “lõi nghèo” của cả nước. Vì thế, Tây

Bắc trở thành mối quan tâm chiến lược của Chính phủ, của các cấp các ngành trong
phát triển kinh tế xã hội (KTXH), giữ vững an ninh, chính trị của quốc gia.
Nghiên cứu rà soát các chương trình giảm nghèo (CTGN) ở Việt Nam do
UNDP thực hiện chỉ ra hiện có 41 dự án và chính sách hướng vào giảm nghèo. Hầu
hết các chương trình này đã và đang được thực hiện ở vùng Tây Bắc. Trong các
CTGN thì nông nghiệp được hỗ trợ nhiều nhất (UNDP, 2009) như Chương trình
135, Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo (MTQGGN); Nghị quyết 30a. Ở
vùng Tây Bắc, hỗ trợ phát triển nông nghiệp (PTNN) được đặt lên hàng đầu với
nhiều hạng mục, lĩnh vực được hỗ trợ như cơ sở hạ tầng, đất nông lâm nghiệp, hỗ
trợ sản xuất, khuyến nông, và dịch vụ nông nghiệp. Tuy nhiên, PTNN của vùng còn
chậm, chưa tương xứng với tiềm năng. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng chậm. Sản

1


xuất nông nghiệp thiếu bền vững, ở nhiều nơi chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất
nhỏ, tự cấp, tự túc. Rừng còn bị tàn phá, đe dọa tính bền vững trong PTNN, nông
thôn. Trong khi đó, nông nghiệp vẫn là sinh kế chính của người dân vùng Tây Bắc,
với tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 50% tổng số lao động. Thu nhập bình quân
người từ nông nghiệp chiếm gần hơn 20% tổng thu nhập trong khi cả nước tỷ lệ này
là 13,31% (Tổng cục Thống kê, 2018). Do đó, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng
trong phát triển KTXH và giảm nghèo vùng Tây Bắc trong thời gian tới.
Các nghiên cứu trước đây chỉ ra có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế của
các chính sách hỗ trợ phát triển trong giảm nghèo. Trong đó, nguyên nhân cơ bản
nhất là hạn chế trong thực hiện chính sách còn nhiều bất cập, do chồng chéo về đối
tượng, nguồn lực phân tán; công tác lập kế hoạch còn yếu (Nguyễn Ngọc Sơn,
2012). Các hạn chế trong đánh giá chính sách về phương pháp đánh giá và quy trình
thực hiện. Các chỉ số đo lường kết quả chính sách cũng như mục tiêu chính sách
không được xây dựng, cụ thể hóa sự can thiệp. Nghiên cứu đánh giá chính sách chủ
yếu thực hiện một chiều từ người thực hiện, phản hồi từ người hưởng lợi chưa được

quan tâm. Hạn chế trong đánh giá chính sách còn thể hiện ở sự phối hợp giữa các cơ
quan trong thực hiện (Đỗ Phú Hải, 2014).
Vì các nguyên nhân trên đây dẫn đến hiệu quả của các chính sách hỗ trợ
giảm nghèo nói chung và hỗ trợ cho PTNN trong các CTGN nói riêng của vùng Tây
Bắc hạn chế. Để thực thi có hiệu quả các chính sách hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo
đang và sẽ được thực hiện ở Tây Bắc trong tương lai rất cần thiết nghiên cứu để chỉ
ra: (i) Thực trạng thực hiện các chính sách hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo; (ii) Kết
quả, yếu tố tích cực và bất cập trong triển khai các chương trình đó; (iii) Các nhân
tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách; (iv) Căn cứ điều chỉnh và đề xuất giải pháp
thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo. Bên cạnh đó,
thông qua kết quả rà soát các chính sách hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo ở Việt
Nam, các nghiên cứu trước đây chỉ ra sự chồng chéo của các chính sách giảm nghèo
và trùng lặp trong các hoạt động can thiệp (UNDP, 2009). Vì vậy, trong nghiên
đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN cần phân tích và tìm ra sự chồng chéo
giữa các hạng mục, các hợp phần, đối tượng hưởng lợi và giữa các chính sách hỗ
trợ để có những khuyến nghị thiết thực hơn.
Bên cạnh đó, câu hỏi lớn đặt ra là thế giới bỏ ra hàng tỷ đô-la bỏ ra mỗi năm
để hỗ trợ các chương trình phát triển nhưng thu được ít thông tin về tác động đối
với tình trạng nghèo và những đối tượng mục tiêu của các chính sách phát triển

2


(Baker, Judy L, 2000; Jean-Pierre Cling & cs., 2008, Phùng Đức Tùng & cs., 2013).
Do đó, nhu cầu đánh giá thực hiện chính sách và những ảnh hưởng của chính sách,
đặc biệt là chính sách giảm nghèo ngày càng lớn. Tương tự như vậy, hàng tỷ đồng
mỗi năm bỏ ra cho hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo ở vùng Tây Bắc nhưng chưa có
câu trả lời về mối tương quan giữa nông nghiệp và giảm nghèo. Nghiên cứu này cần
thiết để chỉ ra mối tương quan, ảnh hưởng giữa những hỗ trợ PTNN và giảm nghèo
ở vùng Tây Bắc.

Cho tới nay, trên thế giới, trong nước và đặc biệt ở Tây Bắc cũng có các
nghiên cứu đánh giá thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nói chung: Nghiên
cứu của Nguyễn Ngọc Sơn (2012), UNDP (2009), nghiên cứu của Ngân hàng Phát
triển châu Á (2002), Bhuyan et al. (2010), Đỗ Phú Hải (2014). Tuy nhiên, các
nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc rà soát các chính sách đã và đang thực hiện ở
Việt Nam và vùng Tây Bắc, những kết quả đạt được và các tác động chủ yếu. Về
những nguyên nhân hạn chế của thực hiện chính sách mới được chỉ ra một cách chung
chung về sự chồng chéo và sự phối hợp giữa các cơ quan, vai trò của giám sát còn hạn
chế. Gần đây nhất, có nghiên cứu đánh giá tác động tổng thể của các CTMTQG về
giảm nghèo vùng Tây Bắc (Đỗ Kim Chung & cs., 2015) đã thực hiện. Tuy nhiên,
nghiên cứu đánh giá thực trạng và tác động của các CTGN nói chung chưa chuyên
sâu về những chính sách hỗ trợ PTNN. Vì vậy, hiện vẫn thiếu vắng các nghiên cứu
tập trung đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo một cách
trình tự, đánh giá tất cả các nội dung, các bước trong thực hiện chính sách để cung
cấp luận cứ khoa học và căn cứ thực tiễn cho việc đề xuất giải pháp thực hiện có
hiệu quả chính sách hỗ trợ trong giảm nghèo vùng Tây Bắc. Vì thế, nghiên cứu có ý
nghĩa thực tiễn và mang tính thời sự cao.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trong
các chương trình giảm nghèo vùng Tây Bắc, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
thực hiện chính sách, từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu tăng cường thực hiện chính
sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính
sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trong giảm nghèo;

3



- Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trong
các chương trình giảm nghèo vùng Tây Bắc;
- Đề xuất giải pháp chủ yếu tăng cường thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển
nông nghiệp trong các chương trình giảm nghèo vùng Tây Bắc trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện
chính sách hỗ trợ PTNN trong các chương trình giảm nghèo vùng Tây Bắc.
Đối tượng tiếp cận, thu thập thông tin bao gồm: các cán bộ thực hiện chính
sách từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã, thôn bản và các đối tượng hưởng lợi của
chính sách là các tổ chức kinh tế như hộ, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi nội dung
Đề tài nghiên cứu thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN trong các CTGN giai
đoạn 2000 – 2020. Trong đó, giai đoạn 2011-2015, các nội dung hỗ trợ PTNN được
nghiên cứu theo từng CTGN: Chương trình 135; Nghị quyết 30a; CTMTQG GNBV
giai đoạn 2006 – 2010 và Định hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 – 2020
theo Nghị quyết 80. Giai đoạn 2016-2020, các nội dung hỗ trợ PTNN trong giảm
nghèo được nghiên cứu theo Chương trình MTQGGNBV giai đoạn 2016-2020.
Hỗ trợ PTNT ở Tây Bắc có nhiều chương trình khác ngoài các CTGN được
thực hiện, như chương trình nông thôn mới, chương trình phát triển KTXH miền
núi, vùng DTTS. Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các chính sách hỗ trợ
PTNN trong các CTGN. Nghiên cứu đánh giá 6 nhóm nội dung hỗ trợ PTNN bao
gồm: (i) Thủy lợi, (ii) Đất sản xuất, (iii) Đầu vào sản xuất (vốn, giống cây trồng vật
nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, máy móc, công cụ phục vụ sản xuất, thú y), (iv)
Kiến thức và mô hình, (v) Tiếp cận thị trường-tiêu thụ sản phẩm, (vi) Phát triển
hình thức tổ chức. Ở các nội dung chính sách, nghiên cứu đánh giá định mức hỗ trợ,
đối tượng thụ hưởng, hình thức, phương thức hỗ trợ, những khó khăn, bất cập trong
quá trình thực hiện và các nhân tố ảnh hưởng đến thực thi; kết quả đạt được và ảnh
hưởng của các chính sách hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo.

Về tổ chức thực hiện chính sách tập trung vào đánh giá các nội dung: (i) Phân
cấp, phân công, (ii) Lập kế hoạch, (iii) Tuyên truyền, (iv) Huy động nguồn lực, (v)
Giám sát. Ở các nội dung nghiên cứu đánh giá cách thức triển khai, phối hợp giữa

4


các bên liên quan trong thực hiện; những khó khăn, bất cập trong quá trình thực
hiện, các nhân tố ảnh hưởng và kiến nghị đề xuất.
1.3.2.2. Phạm vi thời gian
Nghiên cứu chính sách từ khi được ban hành và đưa vào thực hiện theo các nội
dung hỗ trợ PTNN trong các CTGN giai đoạn 2000 đến 2020 đối với các số liệu thứ
cấp. Đối với số liệu điều tra, nghiên cứu sâu ở vùng Tây Bắc, nghiên cứu đánh giá hai
giai đoạn thực hiện chính sách, 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020.
Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 12 năm 2019.
1.3.2.3. Phạm vi không gian
Vùng Tây Bắc được xác định theo phạm vi của Ban chỉ đạo Chương trình Tây
Bắc với 14 tỉnh, cụ thể là 12 tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện
Biên, Sơn La, Hòa Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang và
21 huyện phía Tây của hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Nghiên cứu này tập trung
tại vùng Tây Bắc theo phân vùng địa lý gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Sơn La, Điện Biên,
Hòa Bình, Lai Châu, Yên Bái. Trong đó, 4 tỉnh phía Tây Bắc bao gồm Sơn La, Hòa
Bình, Điện Biên, Lai Châu và 2 tỉnh phía Đông Bắc là Lào Cai và Yên Bái để có
được những phân tích, so sánh tương đồng về tình trạng nghèo và những hỗ trợ
PTNN trong giảm nghèo. Hai tỉnh được chọn điều tra khảo sát bao gồm Sơn La và
Lào Cai để có sự so sánh về PTNN và giảm nghèo.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Về lý luận: Đề tài đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ lý luận về thực hiện chính
sách hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo, bao gồm các khái niệm và phân biệt chính
sách, chính sách hỗ trợ PTNN trong các CTGN; thực hiện và thực thi chính sách.

Từ đó, đề tài đã làm rõ lý luận về: (i) Mối quan hệ giữa nông nghiệp và giảm
nghèo; (ii) Vai trò của chính sách hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo; (iii) Phân biệt
phương thức can thiệp bằng hỗ trợ và bao cấp. Nội dung nghiên thực hiện chính
sách hỗ trợ PTNN được tiếp cận theo hướng truyền thống đánh giá từ khâu nội
dung chính sách, phân công phân cấp thực hiện đến lập kế hoạch, giám sát đánh
giá và theo các lĩnh vực của chính sách, các cấp thực hiện chính sách là hướng đi
mới. Đặc biệt, đề tài đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu định tính và định
lượng, khung phân tích phù hợp với một số phương pháp mới như phân tích mạng
lưới xã hội, chưa được thực hiện trong các nghiên cứu đánh giá thực hiện chính
sách trước đây.

5


×