Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của đảng ở tỉnh yên bái từ năm 1996 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 140 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------

LƢƠNG THỊ THUẦN

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XOÁ ĐÓI
GIẢM NGHÈO CỦA ĐẢNG Ở TỈNH YÊNBÁI
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------

LƢƠNG THỊ THUẦN

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XOÁ ĐÓI
GIẢM NGHÈO CỦA ĐẢNG Ở TỈNH YÊN BÁI TỪ NĂM
1996 ĐẾN NĂM 2010
Chuyên ngành
Mã số

: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
: 60 22 56

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ



Người hướng dẫn khoa học: PSG.TS. TRẦN NGỌC LONG

HÀ NỘI – 2011


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Trần Ngọc Long.
Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều
trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2011
Tác giả luận văn

LƯƠNG THỊ THUẦN


NHỮNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BHYT:

Bảo hiểm y tế

CT/TU:

Chỉ thị của Tỉnh uỷ

CNH-HĐH:


Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Bộ LĐ-TB và XH :

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

DTTS:

Dân tộc thiểu số

ĐBKK:

Đặc biệt khó khăn

HĐND:

Hội đồng nhân dân

NQ-CP:

Nghị quyết của Chính phủ

QĐ - UB (QĐ/UB):

Quyết định của Uỷ ban nhân dân

QĐ- TTg:

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ


Sở LĐ – TB và XH :

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

UBND:

Uỷ ban nhân dân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. ĐẢNG BỘ TỈNH YÊN BÁI LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2000 ..................... 7
1.1. Khái quát về tỉnh hình xoá đói giảm nghèo ...................................................... 7
1.1.1. Xoá đói giảm nghèo trên thế giới ...................................................................... 7
1.1.2. Xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam ....................................................................... 11
1.2. Đảng bộ tỉnh Yên Bái với việc xoá đói giảm nghèo từ năm 1996 đến năm
2000 ............................................................................................................................... 14
1.2.1.Những điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tác động đến quá trình thực hiện
chính sách xoá đói giảm nghèo ở Yên Bái:................................................................... 14
1.2.2. Công tác xóa đói giảm nghèo ở Yên Bái trước năm 1996 .................................. 19
1.2.3. Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo xoá đói giảm nghèo từ năm 1996 đến năm
2000 ............................................................................................................................... 24
CHƢƠNG 2. ĐẢNG BỘ TỈNH YÊN BÁI LÃNH ĐẠO XOÁ ĐÓI GIẢM
NGHÈO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 ................................................................ 45
2.1.Giai đoạn 2001- 2005 ............................................................................................. 45
2.1.1.Chủ trương, chính sách xoá đói giảm nghèo của Đảng, Nhà nước và tình hình
thực hiện xoá đói giảm nghèo của Việt Nam ............................................................... 45
2.1.2.Đảng bộ Yên Bái lãnh đạo thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo từ năm

2001 đến năm 2005 . ..................................................................................................... 49
2.2. Giai đoạn 2006-2010 ............................................................................................. 67
2.2.1.Chủ trương, chính sách xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước từ năm
2006 đến năm 2010 ....................................................................................................... 67
2.2.2.Đảng bộ Yên Bái lãnh đạo thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo từ năm
2006 đến năm 2010,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,


CHƢƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM..............91
3.1. Một số nhận xét...............................................................................................91
3.1.1. Thành tựu:.....................................................................................................91
3.1.2. Hạn chế..........................................................................................................95
3.2. Một số kinh nghiệm rút ra từ quá trình Đảng bộ Yên Bái lãnh đạo công
tác xóa đói giảm nghèo...........................................................................................99
KẾT LUẬN............................................................................................................109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................113
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI, thế kỷ của những thành tựu khoa học
kỹ thuật kỳ diệu, của nền kinh tế phát triển cao giúp giải phóng sức sản xuất của con
người và mang lại cho con người những tiện nghi vật chất ưu việt nhất. Thế nhưng
trên hành tinh của chúng ta vẫn còn không ít nơi mà con người phải đánh vật với
miếng cơm manh áo và những nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Họ đang phải sống
trong tình cảnh đói nghèo, khốn cùng.
Chính vì thế mà trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay thì đói, nghèo đã trở
thành vấn đề nhức nhối và xoá đói giảm nghèo không chỉ là mục tiêu phấn đấu của
một quốc gia, mà đã trở thành mục tiêu phấn đấu của cả nhân loại. Đấu tranh xoá

đói giảm nghèo trên thế giới, là một cuộc đấu tranh lâu dài và đầy gian khổ vì sự
phồn vinh và tiến bộ của nhân loại. Liên hợp quốc coi 10 năm từ năm 1997 đến năm
2006 là thập kỷ chống đói, nghèo; coi chống đói, nghèo là một cuộc chiến cần có sự
chung tay, góp sức của toàn nhân loại.
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm tới vấn đề đói
nghèo, Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi đói nghèo là một thứ “giặc” cần phải diệt nhằm
mang lại cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho nhân dân. Hơn nữa đói nghèo cũng không
phải là vấn đề đơn thuần về kinh tế mà còn liên quan đến chính trị, xã hội, văn hoá,
nhân văn. Trong thời kỳ đổi mới đất nước, để phấn đấu đạt mục tiêu dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng văn minh, thì cùng với công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, xoá đói giảm nghèo đã trở thành một chiến lược quốc gia. Tại Đại hội đại
biểu lần thứ VIII (1996) Đảng xác định xoá đói giảm nghèo là một chương trình
quốc gia, và đến năm 1998 thì Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo
chính thức được Chính phủ phê duyêt.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chương trình xoá đói giảm nghèo được triển
khai trên toàn quốc với nhiều, chủ trương, chính sách khác nhau và đã thu hút được
đông đảo sự tham gia của các ngành, các cấp, các tổ chức, các địa phương. Việt
Nam đã đạt được những thành công rất lớn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo.
Điều này được thể hiện khá rõ trong việc cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của


nhân dân, nhất là nhóm hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời là thay đổi
đáng kể bộ mặt nông thôn, đặc biệt là các xã nghèo, xã ĐBKK. Việt Nam là một
trong những quốc gia được cộng đồng quốc tế coi là điểm sáng về xoá đói giảm
nghèo.
Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc mới được tái lập tỉnh từ năm 1991, có
nhiều dân tộc, kinh tế chậm phát triển, có một số xã, huyện thuộc vùng cao. Tuy có
nhiều tiềm lực nhưng cũng có nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội. Xoá
đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu là một chủ trương lớn, quyết sách lớn của Đảng
ta, chính vì thế mà Đảng bộ Yên Bái đã lãnh đạo, xây dựng Chương trình xoá đói

giảm nghèo và tích cực chỉ đạo triển khai trên phạm vi toàn tỉnh. Thành tựu xoá đói
giảm nghèo của Yên Bái đạt được là rất lớn, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống
nhân dân; song bên cạnh đó cũng còn tồn tại nhiều hạn chế cần được tiếp tục khắc
phục để công tác xoá đói giảm nghèo đạt kết quả cao và bền vững hơn.
Nghiên cứu quá trình thực hiện chính sách Xoá đói giảm nghèo của Đảng ở
tỉnh Yên Bái từ năm 1996 đến năm 2010 nhằm khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn,
sáng tạo của Đảng bộ Yên Bái trong việc vận dụng chủ trương, chính sách xoá đói
giảm nghèo của Đảng và Nhà nước. Qua đó đánh giá một cách khách quan những
thành tựu, hạn chế; đồng thời đúc kết những kinh nghiệm để vận dụng vào giai đoạn
mới.
Với ý nghĩa đó, tôi chọn “Quá trình thực hiện chính sách Xoá đói giảm
nghèo của Đảng ở tỉnh Yên Bái từ năm 1996 đến năm 2010” làm đề tài nghiên
cứu cho luận văn thạc sỹ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Vấn đề đói, nghèo; công tác xoá đói giảm nghèo luôn thu hút sự quan tâm
của nhiều người, các tổ chức, cơ quan và những nhà nghiên cứu.
Nhiều tác phẩm chuyên khảo, chuyên luận viết về vấn đề xoá đói giảm nghèo
ở nước ta đã được công bố; trong đó có thể kể đến như:
-

“Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay” (1997) của Nguyễn
Thị Hằng, Bùi Trọng Thanh, Trần Đình Hoan - Nxb Bộ LĐ - TB và xã hội, Hà


Nội. Nội dung trình bày thực trạng đói nghèo ở nông thôn Việt Nam, nguyên
nhân và những vấn đề cần được giải quyết.
-

“Nghèo đói và xoá đói giảm nghèo Việt Nam” (2001) của Chu Tiến Quang, nxb

Nông Nghiệp. Nội dung trình bài khái quát về nghèo đói và công tác xoá đói
giảm nghèo ở Việt Nam, thực trạng, những khó khăn thử thách gặp phải trong
công cuộc xoá đói, giảm nghèo.

-

“Công tác khoa giáo của các cấp uỷ đảng trong xoá đói giảm nghèo ở Tây
Nguyên” (2009) của Lê Thị Phú Hương, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nội
dung trình bày chủ trương, chính sách xoá đói giảm nghèo của Đảng. Thực
trạng công tác khoa giáo trong xoá đói giảm nghèo ở Tây Nguyên và đề ra một
số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác khoa giáo trong xoá đói giảm
nghèo ở Tây Nguyên.

-

“Xoá đói giảm nghèo ở Malaixia và Thái lan bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam” (2010) của Võ Thị Thu Nguyệt, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nội
dung trình bày tình hình xoá đói giảm nghèo ở Maliaxia và Thái lan, thực trạng,
giải pháp thực hiện. Đồng thời qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
trong việc tiến hành xoá đói giảm nghèo.
Các bài báo, bài viết về công tác xoá đói giảm nghèo đăng trên các báo, tạp

chí: “Phương hướng, mục tiêu và các biện pháp xoá đói, giảm nghèo 1996- 1997 và
tới 2000” của Nguyễn Văn Hội trên tạp chí LĐ-TB và XH số 6.1996. “Những giải
pháp cơ bản phát triển kinh tế - xã hội góp phần xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh
miền núi phía bắc” của Đàm Hữu Đắc trên tạp chí LĐ-TB và XH số 2.1999. “Đói
nghèo ở miền núi Nghệ An- nguyên nhân và biện pháp khắc phục” của Bạch Đình
Ninh trên tạp chí Cộng sản số 10.1999. “Xoá đói giảm nghèo từ hoạt động phong
trào đến một chương trình mục tiêu quốc gia toàn diện, bền vững, công bằng và hội
nhập” của Nguyễn Hải Hữu trên tạp chí LĐ-TB và XH số 8.2005. “Hồ Chí Minh

người khởi xướng sự nghiệp xoá đói, giảm nghèo, dân giàu, nước mạnh” của Bùi
Đình Phong trên tạp chí LĐ-TB và XH số 5.2010,….
Những luận văn, luận án của các học viên cao học, nghiên cứu sinh lấy xoá
đói giảm nghèo làm đề tài nghiên cứu như: “Quân đội tham gia xoá đói giảm nghèo


ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”(2004)- Luận án Tiến sỹ kinh tế của Nguyễn
Trọng Xuân ở Học viện chính trị quân sự; “Đảng bộ Thái Bình lãnh đạo thực hiện
công tác xoá đói giảm nghèo trong những năm 1991-2005” (2007)- Luận văn Thạc
sỹ lịch sử của Đỗ Thị Diệu ở trường Đại học lâm nghịêp; “Vấn đề xoá đói giảm
nghèo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” Luận văn Thạc sỹ của Vũ Thị
Thanh Thuỷ - Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội;…..
Ngoài ra xoá đói giảm nghèo còn là đề tài, nội dung của các cuộc hội thảo
trên cả nước. Hội thảo do Bộ LĐ-TB và XH tổ chức năm 1999 tại Hà Nội “Những
giải pháp tăng cường nguồn lực thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo”; Tại Hà
Nội năm 2000, Bộ LĐ-TB và XH tổ chức tọa đàm về “Chuẩn nghèo đói ở Việt
Nam”; Năm 2008, tại Khánh Hoà Ban tư tưởng văn hoá Trung ương tổ chức hội
thảo lí luận lần thứ tư giữa Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Trung Quốc
với chủ đề “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn- kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc”;…
Trên địa bàn tỉnh Yên Bái, nhiều năm gần đây đã có những báo cáo, tổng kết
về xoá đói giảm nghèo của các cơ quan nhà nước và đoàn thể như: Ban chỉ đạo xoá
đói giảm nghèo của tỉnh, huyện thị; Sở LĐ-TB và XH tỉnh, Cục Thống kê; Uỷ ban
Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Tỉnh đoàn,…
Có thể khẳng định, từ nhiều năm qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu
về xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. Đây chính là nguồn tư liệu giá trị, cơ sở để tác
giả nghiên cứu về vấn đề xoá đói giảm nghèo. Tuy vậy, cho đến nay chưa có công
trình khoa học nào nghiên cứu sâu, toàn diện về xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Yên Bái,
nhất là dưới góc độ của khoa học Lịch sử Đảng, trong khi công tác xoá đói giảm
nghèo ở Yên Bái dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong những năm qua đã được

triển khai rộng rãi và đạt được những thành tựu to lớn; cho phép rút ra được những
bài học kinh nghiệm bổ ích.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ Yên Bái lãnh đạo thực hiện xoá đói giảm
nghèo từ năm 1996 đến năm 2010; Góp phần tổng kết sự lãnh đạo của Đảng bộ Yên


Bái trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, khẳng định những thành tựu, chỉ ra những
hạn chế của quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn, qua đó rút ra những kinh nghiệm
để vận dụng vào giai đoạn mới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng đói nghèo của Yên Bái sau khi tái lập tỉnh.
- Trình bày một cách khái quát các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng
cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Yên Bái về xoá đói giảm nghèo.
- Làm rõ quá trình lãnh đạo thực hiện xoá đói giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Yên
Bái và đánh giá kết quả thực hiện xoá đói giảm nghèo của Yên Bái từ năm 1996
đến năm 2010.
- Rút ra một số kinh nghiệm của Đảng bộ Yên Bái trong lãnh đạo thực hiện xoá đói
giảm nghèo.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Yên Bái vận dụng và tổ chức
thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xoá đói giảm nghèo trên
địa bàn tỉnh Yên Bái từ năm 1996 đến năm 2010.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn này tôi đã sử dụng nguồn tư liệu chủ yếu là các tác
phẩm kinh điển, tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập, các văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc của Đảng cộng sản Việt Nam và văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần
thứ XIV (1996), lần thứ XV (2001) và lần thứ XVI (2006); các Chỉ thị, Nghị quyết,
Nghị định thông tư của Đảng, Nhà nước và Đảng bộ tỉnh Yên Bái về xoá đói giảm

nghèo trong thời kỳ 1996-2010; các báo cáo tổng kết hàng năm của Tỉnh uỷ,
UBND, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh Yên Bái; các công trình nghiên cứu về xoá
đói giảm nghèo; các số liệu các kết quả điều tra khảo sát từ thực tiễn địa phương
Yên Bái; …..Những nguồn tư liệu này được khai thác từ Trung tâm lưu trữ của Tỉnh
uỷ Yên Bái, Thư viện tỉnh Yên Bái, UBND tỉnh Yên Bái và các huyện thị, Sở lao
động thương và xã hội tỉnh Yên Bái, Thư viện quốc gia Hà Nội,….


Ngoài ra luận văn còn sử dụng các công trình nghiên cứu khoa học, các
chuyên luận, luận văn, luận án, các bài báo của các nhà khoa học liên quan đến đề
tài của luận văn. .
Để hoàn thành luận văn học viên đã vận dụng và kết hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu như: Phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc, phương pháp phân tích
tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, sử dụng các kết quả của các
cuộc điều tra, khảo sát thực tiễn ở tỉnh Yên Bái,…
6. Đóng góp của luận văn
-Hệ thống hoá các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng cộng sản Việt
Nam và Đảng bộ Yên Bái về xoá đói giảm nghèo.
- Phục dựng một cách có hệ thống quá trình Đảng bộ Yên Bái lãnh đạo, tổ
chức thực hiện xoá đói giảm nghèo từ năm 1996 đến năm 2010.
-Tổng kết, đúc rút những kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Yên Bái
lãnh đạo thực hiện xoá đói giảm nghèo.
- Luận văn là nguồn tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập
Lịch sử Đảng trong nhà trường.
- Góp phần khoả lấp “khoảng trống” trong lịch sử Đảng bộ Yên Bái.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo thì luận văn gồm
có:
- Chương 1: Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo thực hiện chính sách xóa đói
giảm từ năm 1996 đến năm 2000.

- Chương 2: Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo thực hiện chính sách xóa đói
giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2010.
- Chương 3: Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm


CHƢƠNG 1
ĐẢNG BỘ TỈNH YÊN BÁI LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XOÁ
ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2000
1.1. Khái quát về tình hình xoá đói giảm nghèo
1.1.1. Xoá đói giảm nghèo trên thế giới
Tại hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP
(United Nations Economic and Social Commission for Asia and the Pacific) tổ chức
tại Băng Cốc, Thái Lan vào tháng 1/1993, đưa ra định nghĩa về nghèo đói như sau:
“Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu
cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo
trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương” [26, tr.6].
Đây được coi là định nghĩa chung nhất về đói nghèo. Nó làm cơ sở để đánh giá, nhận
diện nét chính yếu của sự nghèo đói.
Khái niệm về đói nghèo nêu trên cũng cho chúng ta thấy, không có một chuẩn
nghèo chung cho tất cả các quốc gia và các khu vực, vì nó phụ thuộc vào trình độ phát
triển, xã hội của mỗi nước và phong tục tập quán của từng vùng. Mặt khác chuẩn
nghèo cũng sẽ thay đổi theo thời gian.
Đói và nghèo là hai vấn đề khác nhau, người Việt Nam sử dụng thuật ngữ đói
và nghèo để chỉ chung tình trạng đói và tình trạng nghèo.
Đói là một khái niệm biểu đạt tình trạng con người ăn không đủ no, không đủ
năng lượng tối thiểu cần thiết để duy trì sự sống hàng ngày, do đó không đủ sức để lao
động và tái sản xuất sức lao động.
Nghèo là khái niệm chỉ tình trạng mà thu nhập thực tế của người dân hầu như
chỉ chi đủ cho nhu cầu ăn, thậm chí không chi đủ cho nhu cầu ăn, phần tích luỹ hầu
như không có. Ngoài ra các nhu cầu khác như ở, mặc, y tế, văn hoá, giáo dục, đi lại,

giao tiếp chỉ được đáp ứng một phần rất ít ỏi.
Về mặt kinh tế thì nghèo được phân thành hai dạng: Nghèo tuyệt đối và nghèo
tương đối.
Nghèo tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của sự tồn tại. Những người
nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn với những điều kiện thiếu
thốn tồi tệ, trong tình trạng bị lãng quên và nhiều khi mất phẩm cách. Ngân hàng thế
giới xem thu nhập 1đôla/ ngày theo sức mua tương đương của địa phương để thoả mãn


nhu cầu sống như là chuẩn tổng quát cho nghèo tuyệt đối. Trong những bước sau đó
các giá trị ranh giới nghèo tuyệt đối (chuẩn) cho từng địa phương hay từng vùng được
xác định. Ví dụ ở các nước nghèo, một người bị coi là nghèo đói khi thu nhập của họ
là 0,5 đô la/ngày/ người; các nước đang phát triển là 1 đô la/ngày/người; Ở Mĩ La –
tinh và Ca-ri-bê là 2 đô la/ ngày/người; những nước Đông Âu là 4 đô la/ngày/người và
14,4 đô la/ ngày/ người là ở những nước công nghiệp.
Nghèo tương đối có thể xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực
vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so
với sự sung túc của xã hội đó. Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất, việc thiếu
thốn tài nguyên phi vật chất ngày càng quan trọng hơn. Việc nghèo đi về văn hoá - xã
hội, thiếu tham gia vào cuộc sống xã hội do thiếu hụt tài chính một phần được các nhà
xã hội học xem như là một thách thức xã hội nghiêm trọng.
Đói và nghèo lại vừa có quan hệ mật thiết lại vừa có sự khác biệt về cấp độ và
mức độ. Đã lâm vào tình trạng đói thì đương nhiên là nghèo. Nghèo là một kiểu đói
tiềm tàng và đói là tình trạng hiển nhiên của nghèo.
Vấn đề đói nghèo đang là một trong những thử thách to lớn đối với nhân loại
hiện nay. Theo số liệu của ngân hàng thế giới thì năm 1981 dân số toàn cầu có thu
nhập ít hơn 1USD tính theo sức mua địa phương là 1,5 tỷ người (chiếm 40% dân số
thế giới). Con số này năm 1987 là 1,227 tỷ người (chiếm 30% dân số thế giới). Năm
1993 là 1,314 tỷ người (chiếm 29 % dân số thế giới). Năm 2006 có 1 tỷ người (chiếm
18% dân số thế giới). Hiện nay trong số 6 tỷ người của trái đất thì có 2,8 tỷ người sống

dưới mức 2 USD/ ngày và 1,2 tỷ người sống dưới mức 1USD/ngày, trong đó 44% ở
Nam Á.
Tình trạng đói nghèo giữa các nước, khu vực trên thế giới không giống nhau.
Phần lớn những người nghèo sinh sống tại Châu Á và Châu Phi. Tại nhiều vùng của
Châu Á nhờ vào tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ người nghèo giảm xuống rõ rệt. Tuy nhiên
theo Liên hợp quốc, dù đã đạt được những tiến bộ đáng kể về giảm đói nghèo trong
khu vực song số người đang trong cảnh thiếu đói mới chỉ giảm nhẹ. Ở Tajikistan là
một trong những quốc gia yếu kém nhất với 61% dân số vẫn bị đói mỗi ngày, tiếp theo
là Triều Tiên với 31%.
Hiện ở Đông Á có khoảng 170 triệu người còn phải sống trong cảnh nghèo đói.
Còn ở Nam Á là khoảng 560 triệu người đói nghèo, 600 triệu dân đang trong tình trạng


suy dinh dưỡng, 250 triệu người không được sống trong những điều kiện vệ sinh cơ
bản, 48 triệu trẻ không được tới trường,…
Tại Châu Phi xua đi cái đói nghèo đang vây quanh đời sống người dân là điều
mà bất kỳ người đứng đầu quốc gia nào cũng kỳ vọng. Với diện tích 30,3 triệu km2,
chiếm 22% diện tích toàn cầu với số dân 830 triệu người (năm 1997) chiếm 13% dân
số thế giới nhưng Châu Phi chỉ chiếm 1% lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài, 1% GDP
toàn cầu và 2% thương mại thế giới. Hơn nữa trong tổng số 35/48 quốc gia nghèo nhất
trên thế giới lại rơi vào lục địa này. Có đến hơn 40% dân số chỉ có mức thu nhập dưới
1USD/ngày. Khu vực Nam Phi và cận Sahara còn 215 triệu người thuộc diện đói
nghèo, 120 triệu người lớn mù chữ, 170 triệu người không đủ ăn, hơn 80 triệu trẻ em
không tới trường học.
Ở các quốc gia công nghiệp phát triển, đói nghèo vẫn xuất hiện. Tại Áo theo số
liệu 2003-2004 thì có khoảng 1 triệu người (13,2% dân số) có nguy cơ nghèo. Tại Đức
năm 2003 thì 13,5% dân số là nghèo. Tại Mỹ năm 2005 có 37 triệu người nghèo
(chiếm 12,7% dân số cả nước).
Sự chênh lệch về giàu nghèo trên thế giới cũng khiến người ta kinh ngạc. Ở
những nước giàu trung bình 100 đứa trẻ thì chưa đến 1 đứa trẻ không sống được đến

tuổi thứ 5, trong khi ở những nước nghèo tỷ lệ này là 1/5. Ở nước giàu chưa đến 5% số
trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn ở các nước nghèo tỷ lệ này là 50%. Tại Mỹ năm
2007 khoảng 20% số gia đình giàu nhất chiếm 85% tổng mức của cải của toàn xã hội
Mỹ trong khi 80% số gia đình còn lại chỉ chiếm giữ 15% của cải toàn xã hội Mỹ.
Khoảng cách giàu nghèo đang doãng ra rộng, nghèo đói còn phải đẩy một bộ phận
nhân dân trên thế giới vào con đường bề tắc, các vấn đề xã hội không dễ giải quyết
một sớm một chiều.
Huỷ diệt tài nguyên thiên nhiên, xung đột chủng tộc, bùng nổ dân số không
kiểm soát nổi, …. Là những nguyên nhân chủ yếu gây nên sự đói nghèo. Đói nghèo
đang là trở ngại lớn trên con đường đi lên của các nước đang phát triển, đồng thời
cũng là một trong những thách thức của Liên hợp quốc trong thiên niên kỷ mới.
Đói nghèo là một nguy cơ không có tiếng ồn nhưng lại là nguyên nhân chủ yếu
gây nên tội phạm, bạo lực, gây mất an ninh xã hội. Nó không chỉ kéo theo hậu quả
kinh tế - xã hội nghiêm trọng cho các nước đang phát triển mà còn là nguyên nhân
quan trọng của xung đột, mất ổn định và tàn phá môi trường. Vì vậy giảm bớt và đi


đến xoá bỏ đói nghèo đã trở thành chủ đề quan tâm của toàn nhân loại, và đã là mục
tiêu và nhiệm vụ nặng nề của nhiều tổ chức quốc tế. Tất cả đã và đang áp dụng những
biện pháp nhằm xoay chuyển sự gia tăng đói nghèo ở khắp nơi trên thế giới.
Cuộc đấu tranh chống đói nghèo đang là vấn đề toàn cầu rất cấp bách của xã
hội loài người, là nhiệm vụ của tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay. Chính vì thế
xoá đói giảm nghèo không những là trách nhiệm của các chính phủ từng nước mà bên
cạnh đó còn có sự tham gia của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB),
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA), chương trình phát triển
của Liên hợp quốc (UNDP),..
Các tổ chức này có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, chu cấp các khoản vay
gắn với các điều kiện giải ngân theo các chương trình xoá đói giảm nghèo. Tác động
đến các nước công nghiệp phát triển tăng viện trợ cho các nước nghèo. Hội nghị
thượng đỉnh tại Rio de Janeiro năm 1992 đã mở ra một công ước chung, theo đó các

nước công nghiệp phát triển phải dành 7% tổng sản phẩm xã hội để viện trợ cho các
nước thế giới thứ ba để giảm đói nghèo trên thế giới. Các tổ chức này còn giúp giãn
nợ, giảm nợ đối với các quốc gia rơi vào cảnh nghèo đói.
Ngoài ra còn có các hoạt động của các tổ chức nhân đạo như Hội chữ thập đỏ
quốc tế, UNICEF,…với các hình thức hỗ trợ như: hỗ trợ nhân đạo, cung cấp nước
sạch, tiêm chủng, các dự án hỗ trợ và giúp đỡ người nghèo,..
Chiến dịch toàn cầu chống nghèo đói GCAP (Global Call To Action Against
Poverty) là một liên minh gồm các tổ chức, mạng lưới và các chiến dịch quốc gia trên
toàn thế giới nhằm mục tiêu loại bỏ hoàn toàn nghèo đói. Các tổ chức rời rạc bắt đầu
làm việc cùng nhau với mục tiêu chung là tổ chức các hoạt động trên phạm vi toàn cầu
để loại bỏ các nguyên nhân gốc rễ của đói nghèo và hướng tới hoàn thành Mục Tiêu
Thiên Nhiên Kỷ (MDG). Mà mục tiêu thiên niên kỷ mới đó là giảm số người sống
trong cảnh nghèo khổ cùng cực; Bảo đảm phổ cập tiểu học; Xóa bỏ sự phân biệt giới
trong giáo dục tiểu học và trung học; Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh xuống còn ¼ ; và
bảo đảm cho tất cả mọi người đều được chăm sóc sức khỏe sinh sản; Thực hiện phát
triển bền vững về môi trường ở tất cả các quốc gia; Phòng chống HIV/AIDS và các
dịch bệnh khác; Xây dựng quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển.


1.1.2. Xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam
Việt Nam nhìn chung là một nước nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp,
đầu những năm 1990 chỉ đạt khoảng 200 USD đầu người/năm. Chính vì vậy mà qua
nhiều cuộc khảo sát, nghiên cứu, các nhà nghiên cứu và quản lý ở các bộ, ngành đã đi
đến thống nhất cần có khái niệm riêng cho đói và nghèo. Theo đó thì đói là tình trạng
một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu, không bảo đảm nhu cầu
vật chất để duy trì cuộc sống. Còn nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có khả
năng thoả mãn một phần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống tối thiểu
của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
“Hộ nghèo” là một khái niệm xuất hiện trong quá trình xoá đói giảm nghèo ở
nông thôn Việt Nam - một thuộc tính rất đặc trưng gắn với đối tượng giảm nghèo ở

nước ta. Việt Nam lấy hộ gia đình làm đơn vị để xác định mức độ nghèo. Bởi vì tỷ lệ
hộ nghèo là phần trăm số hộ sống dưới mức nghèo. Trong hộ gia đình, người lao động
được phân công theo điều kiện cụ thể của gia đình. Tuy nhiên, chuẩn nghèo lại được
xác định bằng thu nhập bình quân của từng người trong gia đình.
Vậy hộ nghèo là những hộ đang phải sống với mức sống vật chất và tinh thần
dưới mức tối thiểu của xã hội tính cho một đơn vị xã hội chứ không phải cho một cá
nhân. Mức sống này bao gồm các tiêu chí khác nhau với các mức chuẩn cụ thể khác
nhau theo từng thời kỳ, điều kiện và trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Theo các
chuyên gia nghiên cứu về xoá đói giảm nghèo thì đây cũng là “ cái bẫy” khi xem xét
vấn đề đói nghèo ở Việt Nam và càng dễ dàng tạo nên một tình trạng thoát nghèo ảo
nếu chỉ tính đến việc xoá đói giảm nghèo theo đơn vị hộ gia đình.
Trong quá trình xoá đói giảm nghèo, nhà nước ta còn phân loại hộ nghèo, trong
đó có hộ nghèo ĐBKK, thuộc vùng sâu, vùng xa, mức thu nhập thấp, tập quán sản
xuất còn mang nặng tính tự nhiên, giá trị tài sản trong nhà không đáng kể (không kể
giá trị đất đai, nương rẫy,…).
Nghèo và hộ nghèo là những khái niệm có tính chất lịch sử, có thể thay đổi theo
thời gian, đặc điểm và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng, khu vực và
phụ thuộc nhiều vào đặc điểm tâm lý, truyền thống của từng vùng miền khác nhau.
Chuẩn mực nghèo đói phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện kinh tế, xã hội, phong
tục tập quán của từng quốc gia, từng địa phương, song trong đó có một phần của yếu
tố chủ quan của các nhà nghiên cứu và những nhà hoạch định chính sách. Chuẩn mực


nghèo đói phụ thuộc vào các yếu tố khách quan trong đó có một phần yếu tố chủ quan.
Khi nói đến nghèo, đó là nói đến cá nhân con người. Nhưng khi xây dựng chuẩn mực
nghèo đói thì lại phải đặt con người trong khuôn khổ hộ gia đình để xem xét vì vậy
chuẩn mực nghèo đói đưa ra là chuẩn mực nghèo đói cho hộ gia đình chứ không có
chuẩn mức nghèo đói cho cá nhân.
Chuẩn nghèo là thước đo sống của dân cư để phân biệt trong xã hội ai thuộc
diện nghèo và ai không nghèo để từ đó có chính sách trợ giúp cho những người nghèo

tiếp cận với thành quả của sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm công bằng xã hội
giữa các nhóm dân cư. Vì thực tiễn và lý luận đều cho thấy: hậu quả của thiên tai, lũ
lụt và khủng hoảng kinh tế người nghèo là người chịu trước, còn thành quả của phát
triển kinh tế - xã hội người nghèo lại là người hưởng sau.
Chuẩn nghèo là một thước đo để phân biệt ai nghèo, ai không nghèo từ đó có
chính sách biện pháp trợ giúp phù hợp và đúng đối tượng. Ở Việt Nam chuẩn nghèo
được điều chỉnh qua nhiều giai đoạn:
Giai đoạn 1993-1995: Quy định hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu
người quy theo gạo/tháng dưới 20 kg đối với thành thị, dưới 15 kg đối với khu vực
nông thôn.
Giai đoạn 1996-1997: Quy định ở vùng nông thôn, miền núi, hải đảo là dưới 15
kg; vùng nông thôn, đồng bằng, trung du là dưới 20 kg; vùng thành thị là dưới 25 kg.
Giai đoạn 1998-2000: Quy định hộ nghèo ở vùng nông thôn, miền núi, hải đảo
dưới 15 kg (tương đương với 55 ngàn đồng); vùng nông thôn, đồng bằng trung du:
dưới 20 kg (tương đương với 70 ngàn đồng); vùng thành thị là dưới 25 kg (tương
đương với 90 ngàn đồng).
Giai đoạn 2001- 2005: Quy định ở vùng nông thôn miền núi, hải đảo là 80.000
đồng/người/tháng; vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng; vùng thành
thị là 150.000 đồng/người/tháng.
Giai đoạn 2006-2010: Theo quyết định 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 của
Thủ tướng Chính phủ thì chuẩn nghèo giai đoạn này đã được nâng lên. Đối với nông
thôn, những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người từ 200.000 đồng/tháng trở
xuống là hộ nghèo; đối với thành thị, những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người
từ 260.000 đồng/tháng trở xuống là hộ nghèo.


Một chuẩn nghèo tốt là một chuẩn nghèo mà thông qua đó đánh giá đúng thực
trạng nghèo của một quốc gia và từng khu vực, từng vùng để có giải pháp hỗ trợ phù
hợp, bảo đảm công bằng xã hội và thu hẹp tốc độ gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Do
đó xây dựng chuẩn mực nghèo phải có những căn cứ riêng, đặc thù. Đầu tiên chuẩn

nghèo xác định được phải tạo cơ sở để hoạch định các chính sách, giải pháp xoá đói
giảm nghèo phù hợp với khả năng kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ. Vì như vậy
thì Nhà nước mới có thể đề ra những giải pháp trợ giúp có hiệu quả nhóm dân cư sống
dưới chuẩn nghèo. Chuẩn nghèo được thống nhất sử dụng trong phạm vi cả nước, tạo
điều kiện thuận lợi trong quan hệ quốc tế và thu hút sự hỗ trợ của chính phủ các nước,
các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ vào xoá đói giảm nghèo. Thứ hai chuẩn
nghèo được xác định phải phù hợp với điều kiện kinh tế ở từng thời kỳ, để bảo đảm
điều kiện hỗ trợ vật chất, các nguồn lực cho xoá đói giảm nghèo, biểu hiện thông qua
tăng trưởng kinh tế. Thứ ba là chuẩn nghèo cần phải được tính toán để thoả mãn những
nhu cầu cơ bản của con người như ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục, văn hoá, đi lại, giao
tiếp,… cũng như cơ sở hạ tầng của các xã khó khăn ít nhất là ở mức tối thiếu phù hợp
với khả năng nguồn lực để xoá đói giảm nghèo trong từng thời kỳ. Thứ tư là chuẩn
nghèo phải được lượng hoá để dễ dàng đo đếm, thống kê để thuận lợi cho việc lập
danh sách hộ nghèo, xã nghèo của từng địa phương.
Chuẩn nghèo, đói là thước đo mức độ nghèo, đói để làm căn cứ xác định mục
tiêu phát triển xã hội hoặc là xác định kế hoạch mục tiêu cho các chương trình, dự án
xoá đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội. Chuẩn nghèo, đói là giá trị tương đối,
phải thay đổi theo thời gian, phù hợp với không gian cụ thể để hình dung một bức
tranh tổng quan về đói nghèo và Nhà nước có thể đưa ra những giải pháp vĩ mô xoá
đói giảm nghèo trong phạm vi cả nước.
Năm 1986, Việt Nam bắt đầu con đường đổi mới đất nước, phát triển kinh tế thị
trường thì vấn đề xoá đói giảm nghèo đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.
Năm 1998,Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo đã được Chính phủ
phê duyệt và triển khai trong phạm vi cả nước. Sau đó từ năm 2000 đến năm 2010 các
chương trình xoá đói giảm nghèo đã đựơc thực hiện một cách bài bản và có hệ thống.
Cụ thể:
- Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo giai đoạn 20012010 được Thủ tưởng Chính phủ thông qua 5/2002. Chiến lược này đã căn cứ vào


Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001-2010), chiến lược 10 năm về giáo

dục, y tế và các lĩnh vực khác để xác định nhiệm vụ giảm nghèo cho từng giai đoạn cụ
thể, trong đó đặc biệt chú trọng nhiệm vụ nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào
dân tộc thiểu số.
- Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn
2001-2005 đã xác định mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí mới) xuống dưới
10%, bình quân mỗi năm giảm từ 1,5% - 2% (khoảng 28 vạn đến 30 vạn hộ/năm),
không để tái đói kinh niên; các xã nghèo có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu (thuỷ lợi nhỏ,
trường học, trạm y tế, đường dân sinh, điện, nước sinh hoạt, chợ); mỗi năm tạo việc
làm cho1,4-1,5 triệu lao động,…
- Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010. Xác định
nhiệm vụ trên cơ sở mục tiêu của Chiến lược 10 năm và kinh nghiệm của Chương
trình 135 giai đoạn I, trong đó chú trọng đến các nhiệm vụ và giải pháp nhằm : Đẩy
nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tốc độ tái nghèo, tạo cơ hội cho hộ thoát nghèo
vươn lên khá giả, cải thiện một bước điều kiện sống và sản xuất ở các xã nghèo, hạn
chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa thành thị và
nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo; phấn
đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) xuống còn 10 - 11%,…
Kết quả của chương trình xoá đói giảm nghèo mà chúng ta đạt được rất lớn.
Theo đánh giá của Chính phủ đến nay tình trạng đói kinh niên cơ bản đã không còn
đến cuối năm 2010 tỷ lệ nghèo của cả nước giảm xuống còn 10% (theo chuẩn mới),
nhiều xã nghèo, xã ĐBKK đã có sự thay đổi đáng kể về hệ thống cơ sở hạ tầng thiết
yếu phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh; phương thức sản xuất theo kiểu tự cung tự
cấp đang chuyển dần sang sản xuất hàng hoá; đời sống nhân dân được cải thiện, nhất
là nhóm hộ nghèo, DTTS và các gia đình mà chủ hộ là phụ nữ, hàng nghìn hộ nghèo
được hỗ trợ xoá nhà tạm; người nghèo đựơc tiếp cận với các dịch vụ sản xuất và dịch
vụ xã hội nhiều hơn.
1.2. Đảng bộ tỉnh Yên Bái với việc xoá đói giảm nghèo từ năm 1996 đến năm 2000
1.2.1.Những điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tác động đến quá trình thực hiện
chính sách xoá đói giảm nghèo ở Yên Bái
Ngày 11-4-1900 toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Yên Bái

bao gồm các vùng đất thuộc phủ Trấn Yên, hai châu Văn Bàn. Năm 1910 Pháp chuyển


châu Lục Yên (thuộc Tuyên Quang), năm 1920 chuyển châu Than Uyên (thuộc Lai
Châu) sát nhập vào Yên Bái. Từ sau cách mạng tháng Tám 1945 thành công thì địa dư
và các đơn vị hành chính của Yên Bái có nhiều thay đổi.
Ngày 3-1-1976 ba tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Nghĩa lộ được sáp nhập thành tỉnh
Hoàng Liên Sơn. Ngày 1-10-1991, tỉnh Hoàng Liên Sơn chia thành hai tỉnh Yên Bái
và Lào Cai.
Hiện nay, Yên Bái là một trong 13 tỉnh vùng núi phía Bắc, có vị trí địa lý
21018‟ – 22018‟ Vĩ Bắc; 1030 56‟-1050 05‟ Kinh Đông, trải dọc theo hai bờ sông Hồng.
Yên Bái nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa miền Tây Bắc và trung du Bắc Bộ. Phía
Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp Phú Thọ, phía Đông giáp Hà Giang và Tuyên
Quang, phía Tây giáp Sơn La và Lai Châu. Tổng diện tích tự nhiên 6.899,49 km,
chiếm 2,1% diện tích cả nước và bằng 10% diện tích vùng Đông Bắc.
Yên Bái có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện)
với tổng số 180 xã, phường, thị trấn. Toàn tỉnh có 70 xã vùng cao và 63 xã ĐBKK,
trong đó có 50 xã vừa là xã vùng cao vừa là xã ĐBKK. Tuy nằm sâu trong nội địa
nhưng Yên Bái có đường sắt và quốc lộ 70 nối Hà Nội với cửa khẩu quốc tế Lào Cai
chạy qua nên tương đối thuận lợi về giao thông liên kết với các tỉnh bạn.
Yên Bái có cấu tạo địa hình khá đa dạng, phức tạp, độ dốc lớn, bị chia cắt bởi
các dãy núi cao, sông suối, khe ngòi, theo hướng cao dần từ Đông sang tây. Có thể
chia thành 2 vùng lớn: Vùng cao gồm 70 xã chiếm 67,56% diện tích toàn tỉnh, cao
trung bình so với mặt nước biển từ 600 mét trở lên. Đây là vùng có địa hình chia cắt,
nhiều núi cao, giao thông đi lại khó khăn, các tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng
sản còn chưa được khai thác hết để phát triển kinh tế - xã hội. Vùng thấp: chiếm
32,44% diện tích toàn tỉnh, có độ cao trung bình so với mặt biển dưới 600 mét, chủ
yếu là đồi núi thấp và thung lũng bồn địa, giao thông đi lại thuận tiện, hệ thống kết cấu
hạ tầng được đầu tư xây dựng, nhất là ở các đô thị.
Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 22230c, tổng nhiệt cả năm 7.500-8.0000c, lượng mưa trung bình 1.500 - 2.200 mm/năm,

độ ẩm trung bình 83-87% rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. Yên
Bái nằm sâu trong nội địa cho nên ít ảnh hưởng của gió bão nhưng vào mùa mưa có
một số nơi có lốc xoáy, mưa đá, lở đất và lũ quét.


Hệ thống sông ngòi ở Yên Bái khá dày đặc trong đó có hai con sông lớn chảy
qua: sông Hồng bắt nguồn từ dãy núi Ngụy Sơn thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc cao
trên 2.000 m. Đoạn chảy qua Yên Bái dài khoảng 100 km. Từ Yên Bái đến Việt Trì
còn được gọi là sông Thao. Sông chảy là con sông lớn thứ hai qua địa bàn Yên Bái
cùng với sông Lô là phụ lưu của sông Hồng, còn gọi là Trôi Hà hay Đạo Ngạn, bắt
nguồn từ vùng núi Tây Côn Lĩnh, một dãy núi có độ cao nhất khu vực Đông Bắc.
Nguồn nước và hệ thống sông hồ của Yên Bái rất lớn, riêng hồ Thác Bà có diện tích
23.400 ha trong đó diện tích mặt nước chiếm 19.000 ha, với trên 1300 hòn đảo lớn
nhỏ, chiều dài 80km rộng từ 5 - 15km, độ sâu từ 15-34 m. Hồ Thác Bà có sức chứa từ
3 - 3,9 tỷ m3 nước. Tại hồ có 130 loài cá tự nhiên có giá trị kinh tế cao, nguồn nước đã
cung cấp cho nhà máy thuỷ điện Thác Bà có công suất 108 Mw và nước sinh hoạt của
thành phố Yên Bái, thị trấn Yên Bình.
Đất đai Yên Bái khá màu mỡ, có nhiều nhóm đất khác nhau như đất phù sa, đất
đen, đất xám, đất glây, đất đỏ,… thích hợp với nhiều loại cây trồng. Kết hợp với khí
hậu thuận lợi tạo điều kiện cho nhiều loại cây trồng nhiệt đới phát triển như: lúa, ngô,
chè, quế, cam, nhãn, bưởi,…. đồng thời tạo ra những đặc sản không chỉ nổi tiếng trong
nước mà còn nổi tiếng ở quốc tế như: chè Suối Giàng, gạo nếp Tú Lệ, quế Văn Yên,…
Yên Bái là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản rất đa dạng. Hiện tại có 257
mỏ và điểm mỏ thuộc các nhóm năng lượng, vật liệu xây dựng, khoáng chất công
nghiệp, kim loại và nước khoáng. Có than ở Hồng Quang (Lục Yên), sắt ở Mỵ (Văn
Chấn), vàng ở Xuân Ái (Văn Yên), bạc ở Tú Lệ (Văn Chấn),… Cao lanh ở thành phố
Yên Bái cùng các mỏ đá trắng, đá quý phân bố trên diện rộng ở hai huyện Lục Yên và
Yên Bình.
Rừng Yên Bái có nhiều loại động, thực vật quý. Năm 2009 tổng diện tích rừng
đạt 402.721 ha, tỷ lệ che phủ đạt 58,37 %. Có nhiều loài động vật và các loại gỗ quý.

Hiện nay rừng nguyên sinh đã được bảo vệ, rừng khoanh nuôi và rừng trồng mới đang
phát triển mạnh mẽ, trở thành thế mạnh kinh tế lớn của tỉnh.
Hệ thống giao thông vận tải: Yên Bái là cửa ngõ vùng Tây Bắc. Mạng lưới giao
thông khá thuận lợi cả về đường sắt, đường bộ, đường thuỷ. Tuyến đường sắt từ Hà
Nội – Hà Khẩu (Vân Nam - Trung Quốc) chiều dài 300km có 87,8 km qua địa bàn
Yên Bái, tuyến đường thuỷ sông Hồng từ thành phố Yên Bái xuôi Hà Nội gần 200 km
rồi đi tiếp tới cảng Hải Phòng, tuyến ngược đến tỉnh Lào Cai cập bến cửa khẩu Hồ


Kiều (Trung Quốc). Ngoài ra với đường quốc lộ 70, 32, 37 đã nối liền Yên Bái với các
tỉnh trong khu vực. Hơn nữa Yên Bái còn có 144 km đường liên tỉnh, 1247 km đường
liên huyện, liên xã. Toàn tỉnh có 144 cây cầu nhỏ, 8 cây cầu lớn qua sông Hồng, sông
Chảy, ngòi Thia.
Yên Bái là một tỉnh miền núi, phong cảnh thiên nhiên đa dạng và đẹp, có nhiều
di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh như: động Xuân Long, Thuỷ Tiên (Yên
Bình), hồ Thác Bà, khu du lịch sinh thái Suối Giàng, cánh đồng Mường Lò, khu bảo
tồn thiên nhiên Nà Khẩu (Văn Yên), ruộng bậc thang Mù Cang Chải, Chiến khu
Vần,… tỉnh Yên Bái còn có nhiều dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc mang một bản sắc
riêng là điều kiện để kết hợp phát triển du lịch sinh thái.
Truyền thống văn hoá: Tại Yên Bái đã phát hiện những di cốt động vật hoá
thạch ở hang Hùm (Tân Lập - Lục Yên), và các công cụ bằng đá ở hang Thẩm Thoóng
(Văn Chấn). Đặc biệt là cụm di tích Hắc Y - Đại Kại với hàng chục công trình chùa
tháp bằng đất nung thuộc hai xã Tân Lĩnh, Tân Lập (Lục Yên). Thạp đồng Đào Thịnh
(TrấnYên), trống đồng Phù Nham (Văn Chấn), Mông Sơn (Yên Bình), và nhiều công
cụ bằng đá, bằng đồng đã khẳng định một điều là mảnh đất Yên Bái là địa bàn sinh tụ
của người Việt Cổ có nền văn hoá phát triển lâu đời.
Theo số liệu thống kê năm 2009 dân số toàn tỉnh là 743.880 người, tỷ lệ tăng
dân số tự nhiên là 1,281%. Dân cư phân bố không đồng đều giữa các huyện, thị xã,
thành phố. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh 2009 là 108 người/km, cao nhất là thị xã
Nghĩa Lộ 918 người/km, thấp nhất là huyện Trạm Tấu 35 người/km. Toàn tỉnh có tới

30 dân tộc với nhiều phong tục tập quán phong phú và đa dạng, trong đó có 7 dân tộc
có số dân trên 10.000 người, 2 dân tộc có từ 2000-5000 người, 3 dân tộc có từ 5002000 người, còn lại các dân tộc khác có số dân dưới 500 người. Cơ cấu dân tộc: Kinh
chiếm 49,6%, Tày chiếm 18,6%, Dao chiếm 10,3%, Mông chiếm 8,9%, Thái chiếm
6,7 %, Cao Lan chiếm 1,0% còn lại là các dân tộc khác. Người Kinh chiếm tỷ lệ cao
nhất trong cơ cấu dân tộc của tỉnh, ngoài một bộ phận là dân bản địa thì đa số đều là
mới chuyển cư từ các tỉnh đồng bằng lên từ đầu thế kỷ XX. Họ sống tập trung ở vùng
thấp, vùng đồng bằng, thị trấn, thị xã, những khu vực giao thông thuận lợi. Họ làm
nghề buôn bán, thợ thủ công, làm ruộng, công nhân viên chức trong các xí nghiệp, cơ
quan nhà nước.


Về nguồn lao động, theo số liệu điều tra năm 2009 là 422.345 người (chiếm
56,78 % dân số cả nước) trong đó lao động theo độ tuổi là 407.475 người chiếm
54,78%. Số lao động trong các ngành kinh tế quốc dân năm 2009 là 390.034 người
chiếm 52,43 % dân số, cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao
động trong khu vực nông lâm ngư nghiệp, tăng tỷ lệ lao động trong khu vực công
nghiệp và dịch vụ, tăng tỷ lệ lao động thành thị, giảm tỷ lệ lao động nông thôn.
Yên Bái là cửa ngõ phía Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước,
trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, hàng vạn người con
thân yêu của nhân dân các dân tộc Yên Bái đã cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp cách
mạng vẻ vang của dân tộc. Do có những đóng góp to lớn đó mà trong toàn tỉnh đã có
31 tập thể và 6 cá nhân được Đảng và Nhà nước phong tặng danhh hiệu “Anh hùng lực
lượng vũ tranh nhân dân‟‟; 7 tập thể và 7 cá nhân được phong tặng danh hiệu “Anh
hùng lao động‟‟. Nhân dân và các lực lượng vũ trang Yên Bái được phong tặng danh
hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân‟‟.
Tóm lại Yên Bái là một tỉnh giàu tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội. Trên
địa bàn của tỉnh cũng đã hình thành các vùng nguyên liệu tập trung để phục vụ cho các
ngành công nghiệp chế biến; giấy, bột giấy, ván nhân tạo, tinh dầu quế, chè, cà phê,
tinh bột sắn, hoa quả,… Hơn nữa diện tích đất đồi núi chưa sử dụng còn lớn, chiếm
94% diện tích đất chưa sử dụng, đấy chính là tiềm năng để phát triển kinh tế đồi rừng.

Diện tích mặt nước lớn thuận lợi cho phát triển ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.
Yên Bái còn có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng phục vụ cho
công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng; đá quý, cao lanh,
fenspat, đá xẻ ốp lát, đá mỹ nghệ, sắt, xi măng, gạch, sứ kỹ thuật, sứ dân dụng,..
Hệ thống khe, suối với độ dốc lớn thuộc các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù
Cang Chải là tiềm năng để phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ. Yên Bái còn có tiềm năng
về du lịch rất lớn nếu biết đầu tư khai thác, kết hợp với các nguồn tài nguyên nhân văn
phong phú của 30 dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh. Đồng bào các dân tộc Yên Bái có
truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, cần cù chịu khó, tin tưởng tuyệt đối vào
sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Đó là những thuận lợi to lớn của Đảng bộ và nhân
dân Yên Bái trong công cuộc phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Song bên cạnh
những thuận lợi đó thì những khó khăn, thách thức mà Yên Bái gặp phải là rất lớn. Dù
Yên Bái có vị trí địa lý quan trọng là cửa ngõ vùng Tây bắc, nhưng lại ở xa các trung


tâm kinh tế và công nghiệp của cả nước, không thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã
hội. Có hệ thống giao thông đa dạng, phong phú nhưng còn lạc hậu, yếu kém, địa hình
miền núi phức tạp, không hấp dẫn các nhà đầu tư. Chưa đầu tư khai thác được các tiềm
năng để phát triển du lịch. Trình độ dân trí không đồng đều, phong tục tập quán của
các đồng bào một số vùng còn lạc hậu. Đồng bào DTTS chiếm một nửa dân số của
tỉnh, đời sống còn nhiều khó khăn, đặc biệt là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
Những đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên cũng như về kinh tế xã hội như
trên đã tác động rất lớn đến quá trình hoạch định, thực hiện những chính sách xoá đói
giảm nghèo của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Yên Bái.
1.2.2. Công tác xóa đói giảm nghèo ở Yên Bái trước năm 1996
Trước khi tách tỉnh (1991) thì Yên Bái được hợp nhất với tỉnh Nghĩa Lộ và Lào
Cai thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Đại hội đảng bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn đã đề ra phương
hướng nhiệm vụ chung của tỉnh là xây dựng một tỉnh có nền kinh tế, văn hoá phát triển
toàn diện, có công – nông – lâm nghiệp phát triển theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ
nghĩa. Trên cơ sở đó từng bước cải thiện đời sống nhân dân và góp phần tích luỹ cho

công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của cả nước. Tỉnh đã chủ trương hình thành 5
vùng chuyên canh cây nông lâm nghiệp là: Vùng cây lương thực và cây công nghiệp
dài ngày, vùng sản xuất thực phẩm, vùng nguyên liệu giấy, vùng chăn nuôi trâu, bò
thịt, bò sữa, chè,… Các vùng chuyên canh nông lâm nghiệp ra đời là cơ sở để phát huy
được thế mạnh của từng vùng, hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển ở mỗi vùng khác nhau
trong tỉnh, đồng thời cũng có cơ hội lớn cho nông dân nghèo có được công ăn việc
làm, có thu nhập để ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.
Với những mục tiêu đặt ra, tỉnh vừa nỗ lực sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất,
kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh, vừa tích cực vận động sự giúp đỡ của các
tỉnh đỡ khó khăn hơn. Riêng năm 1988, là năm trên địa bàn tỉnh có nhiều xã đói gay
gắt (như huyện Bảo Thắng có 16 xã thiếu đói, trong đó có tới 6 xã đói gay gắt), sản
lượng lương thực sụt giảm nhiều so với kế hoạch, nhiều gia đình phải đi đào củ mài và
cây báng mang về chống đói. Trước tình hình đó thì UBND tỉnh nhanh chóng khảo sát
tình hình thiếu đói và đề ra phương án xin gạo cứu tế cho nhân dân trong tỉnh. Kết quả
tỉnh đã được Trung ương hỗ trợ 600 tấn lương thực để cứu đói, số lượng thực này gấp
rút được phân bổ cứu đói cho đồng bào thiếu đói trong tỉnh, quan tâm đến việc cứu đói
cho những vùng đặc biệt như huyện Mù Cang Chải. Trước đây thì Mù Cang Chải có


×