Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của đảng ở tỉnh cao bằng tu nam 2001 den nam 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.76 KB, 150 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
            

MA THỊ TUYỀN

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI
GIẢM NGHÈO CỦA ĐẢNG Ở TỈNH CAO BẰNG
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
            

MA THỊ TUYỀN

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI
GIẢM NGHÈO CỦA ĐẢNG Ở TỈNH CAO BẰNG
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60.22.56

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. HOÀNG HỒNG



Hà Nội - 2013


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
Chương 1. ĐẢNG BỘ TỈNH CAO BẰNG LÃNH ĐẠO XÓA ĐÓI
GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2001 - 2005.............................................. 8
1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình xóa đói
giảm nghèo ở tỉnh Cao Bằng trước năm 2001 ....................................... 8
1.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Cao Bằng ..... 8
1.1.2. Tình hình xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Cao Bằng trước năm 2001 .. 16
1.2. Chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo
của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2001 - 2005 .............................. 34
1.2.1. Chủ trương xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng giai
đoạn 2001 - 2005 ..................................................................................... 34
1.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh
Cao Bằng giai đoạn 2001 - 2005.............................................................. 47
Chương 2. ĐẢNG BỘ TỈNH CAO BẰNG LÃNH ĐẠO XÓA ĐÓI
GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2006 - 2010............................................ 68
2.1. Chủ trương xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng giai
đoạn 2006 - 2010..................................................................................... 68
2.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm
nghèo giai đoạn 2006 - 2010.................................................................... 68
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng ........................................ 74
2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh
Cao Bằng giai đoạn 2006 - 2010 ............................................................ 81
2.2.1.Chỉ đạo thành lập ban chỉ đạo điều hành các chương trình giảm
nghèo giai đoạn 2006 - 2010.................................................................... 81



2.2.2. Chỉ đạo thực hiện các chính sách, dự án xóa đói giảm nghèo ........ 84
2.2.3. Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể tham gia hoạt động xóa đói giảm
nghèo ....................................................................................................... 95
Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ................... 109
3.1. Một số nhận xét ............................................................................. 109
3.1.1. Ưu điểm của Đảng bộ Cao Bằng trong quá trình lãnh đạo thực hiện
xóa đói giảm nghèo ................................................................................ 109
3.1.2. Hạn chế của Đảng bộ Cao Bằng trong quá trình lãnh đạo thực hiện
xóa đói giảm nghèo ................................................................................ 114
3.2. Một số kinh nghiệm ...................................................................... 118
KẾT LUẬN........................................................................................... 130
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................ 133


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.2: Kết quả giảm nghèo qua các năm theo chuẩn nghèo giai đoạn
2001-2005…………………………………………………………………65
Bảng 2.2: Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu của chương trình 135
giai đoạn II tỉnh Cao Bằng……………………………………………...106


NHỮNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BCĐ:

Ban chỉ đạo

BCH:

Ban chấp hành


BHYT:

Bảo hiểm y tế

CT/TU:

Chỉ thị của Tỉnh ủy

ĐBKK:

Đặc biệt khó khăn

HĐND:

Hội đồng nhân dân

NQ - CP:

Nghị quyết của Chính phủ

NQ/TU:

Nghị quyết của Tỉnh ủy

NXB:

Nhà xuất bản

LĐTB&XH:


Lao động thương binh và xã hội

QĐ - TTg:

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

QĐ - UBND:

Quyết định của ủy ban nhân dân

UBND:

Ủy ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghèo đói là vấn đề được quan tâm ở tất cả các quốc gia trên thế
giới. Xóa đói giảm nghèo và tiến tới đẩy lùi nghèo đói là mục tiêu chung
của nhân loại hướng tới tương lai. Ở Việt Nam, ngay từ những ngày đầu
dựng nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi đói nghèo như một thứ “giặc”,
cùng với “giặc dốt” và “giặc ngoại xâm” đều cần phải diệt nhằm mang lại
hạnh phúc, cơm no, áo ấm cho nhân dân. Sự nghiệp đổi mới của Đảng ta
khởi xướng cũng không có mục đích nào khác hơn điều mong ước giản dị
đó của Bác Hồ.
Trong quá trình lãnh đạo công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
Đảng và Nhà nước ta luôn nhận thức rõ vị trí và tầm quan trọng của nhiệm
vụ xóa đói giảm nghèo. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng đã
đề ra chủ trương xóa đói, giảm nghèo. Chủ trương của Đảng đã trở thành

phong trào quần chúng sôi nổi trong thực tiễn. Từ khi xóa đói giảm nghèo
được Đảng xác định là một chương trình quốc gia tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VIII (1996) và Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm
nghèo chính thức được Chính phủ phê duyệt năm 1998, xóa đói giảm
nghèo ở Việt Nam được bắt đầu bằng những mục tiêu, phương pháp và lộ
trình cụ thể với sự tham gia của toàn xã hội. Xóa đói giảm nghèo ở Việt
Nam đã đạt được những thành công nhất định. Xóa đói giảm nghèo đã góp
phần thay đổi diện mạo kinh tế của vùng nông thôn, đời sống vật chất, tinh
thần của người nhân dân được cải thiện.
Cao Bằng là tỉnh nằm ở Đông Bắc của tổ quốc, có điều kiện kinh tế
xã hội đặc biệt khó khăn và luôn xếp trong danh mục những tỉnh nghèo
nhất cả nước. Vì vậy, xóa đói giảm nghèo được Đảng bộ Cao Bằng xác
định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của tỉnh. Đảng bộ

1


Cao Bằng đã xác định mục tiêu, phương hướng xóa đói giảm nghèo và chỉ
đạo các cấp, các ngành các đoàn thể xây dựng chương trình, kế hoạch hành
động triển khai trên phạm vi toàn tỉnh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Cao
Bằng, xóa đói giảm nghèo đã được triển khai rộng khắp và đạt được thành
tựu quan trọng, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, đời sống vật chất tinh thần của
người dân được nâng cao; nhưng xóa đói giảm nghèo vẫn còn tồn tại nhiều
hạn chế cần được khắc phục để công tác xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả
cao hơn.
Nghiên cứu quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của
đảng ở tỉnh Cao Bằng từ năm 2001 đến năm 2010 nhằm tổng kết lại sự lãnh
đạo của Đảng bộ Cao Bằng trong việc vận dụng chủ trương, chính sách xóa
đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn địa phương. Qua đó
đánh giá những thành tựu, hạn chế trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ;

đồng thời đúc kết những kinh nghiệm để vận dụng vào giai đoạn mới. Do
đó, tôi chọn “Quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng ở
tỉnh Cao Bằng từ năm 2001 đến năm 2010” làm đề tài nghiên cứu cho luận
văn thạc sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đói nghèo và xóa đói giảm nghèo ở nước ta là vấn đề được Đảng,
Nhà nước và nhiều cơ quan, cán bộ nghiên cứu ở các cấp, các ngành cũng
như toàn xã hội quan tâm. Nhất là từ năm 1998 khi Chính phủ phê duyệt
mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, nhiều hội thảo đã được tiến hành,
nhiều công trình nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo ở nước ta đã được xuất
bản như: Hội thảo nghiên cứu giảm nghèo ở nông thôn, từ cách tiếp cận vĩ
mô do viện Dân tộc học, Chương trình nghiên cứu Việt Nam - Ba Lan tổ
chức tại Đà Nẵng (tháng 5/2002); Xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu

2


số nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp của tác giả Hà Quế Lâm,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Kỷ yếu hội thảo xóa đói giảm nghèo - vấn
đề và giải pháp ở vùng dân tộc thiểu số phía bắc Việt Nam (2004), NXB
Nông nghiệp; Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam (2001) của tác
giả Chu Tiến Quang, NXB Nông nghiệp; Một số chính sách quốc gia về
việc làm và xóa đói giảm nghèo (2002) của tác giả Lê Quyết, NXB Lao
động; Báo cáo: Nghèo của Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam năm
2003; Đánh giá Chương trình Mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và
Chương trình 135 (2004) của Bộ LĐTB&XH và UNDP; Một số vấn đề
giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số Việt Nam (2003), của tác giả Bùi Minh
Đạo, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội; Chính sách xóa đói giảm nghèo thực trạng và giải pháp (2012) của PGS.TS. Lê Quốc Lý, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội…

Một số bài viết về xóa đói giảm nghèo của các tác giả đăng trên các
báo, tạp chí: Phạm Gia Khiêm (2006), Xóa đói giảm nghèo ở nước ta thành tựu, thách thức và giải pháp, tạp chí cộng sản (tháng 2 - 3/2006);
Chu Tiến Quang (2001), Nghèo đói ở Việt Nam và tiếp tục tấn công nghèo
đói, tạp chí Lao động và xã hội, số chuyên đề IV/2001; Trần Văn Chử
(2007), Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam - 60 năm nhìn lại, tạp
chí lao động và xã hội, số 302 (tháng 1/2007); Hoàng Chí Bảo (2008), Xóa
đói giảm nghèo nhìn từ phương diện xã hội và văn hóa, tạp chí lao động xã
hội, số chuyên đề II/1998; Đàm Hữu Đắc (2007), Một số vấn đề về chỉ đạo
và tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đến năm
2010, Tạp chí Lao động và xã hội, Số 318 tháng 9/2007; Nguyễn Hải Hữu
(2005), Chuẩn nghèo nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn, Tạp chí Lao động
và xã hội, Số 262 tháng 5/2005….

3


Nhiều học viên cao học, nghiên cứu sinh đã chọn xóa đói giảm
nghèo làm đê tài nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau: Trần Đình Đàn
(2001), Những giải pháp kinh tế - xã hội chủ yếu nhằm xóa đói giảm nghèo
ở Hà Tĩnh (luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh); Nguyễn Trọng Xuân(2004), Quân đội tham gia xóa đói giảm nghèo
trong giai đoạn hiện nay (luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện chính trị quân
sự); Nguyễn Anh Dũng (2009), Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói
giảm nghèo với đời sống kinh tế, xã hội của người Mường tỉnh Phú Thọ
(Luận án tiến sĩ lịch sử,Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn);
Lương Thị Thuần (2011), Quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm
nghèo của Đảng ở tỉnh Yên Bái từ năm 1996 đến năm 2010 (Luận văn thạc
sĩ khoa học lịch sử, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn)....
Về tỉnh Cao Bằng đã có những bài báo viết về công tác xóa đói giảm
nghèo của tỉnh như: Nguyễn Thục Bình (2002), Cao Bằng bền bỉ chiến đấu

với đói nghèo, tạp chí lao động và xã hội, số tháng 6B/2002; Nguyễn Mạnh
Tuấn (2006), Cao Bằng hướng tới mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững,
tạp chí lao động và xã hội, số tháng 11B/2007. Bên cạnh đó còn có các báo
cáo tổng kết về công tác xóa đói giảm nghèo của Ủy ban nhân dân tỉnh, các
ban ngành đoàn thể như: Sở lao động thương binh và xã hội, Ban dân tộc
và tôn giáo, Mặt trận tổ quốc tỉnh Cao Bằng… tuy nhiên đến nay chưa có
một công trình chuyên khảo nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về công tác
xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Cao Bằng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
- Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Cao Bằng quán triệt và vận dụng
những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào lãnh đạo, chỉ đạo

4


thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo trên thực tiễn của tỉnh Cao Bằng từ
năm 2001 đến năm 2010.
- Chỉ ra các thành tựu, hạn chế và rút ra các bài học kinh nghiệm về
quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ
tỉnh Cao Bằng từ năm 2001 đến năm 2010.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh
tế-xã hội đối với sự phát triển của tỉnh Cao Bằng, khái quát tình hình thực
hiện xóa đói giảm nghèo của tỉnh Cao Bằng trước năm 2001.
- Trình bày khái quát các quan điểm, chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Cao Bằng về xóa đói giảm
nghèo.
- Mô tả quá trình lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo của Đảng
bộ tỉnh Cao Bằng và đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm

nghèo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng từ năm 2001 đến năm 2010.
- Rút ra một số kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng trong lãnh
đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2010.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
- Các chủ trương, biện pháp của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng về xóa đói
giảm nghèo.
- Các hoạt động ở tỉnh Cao Bằng nhằm thực hiện xóa đói giảm
nghèo.
* Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung:
- Các thuận lợi và khó khăn của tỉnh Cao Bằng trong thực hiện xóa
đói giảm nghèo.

5


- Các hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng đối với công
cuộc xóa đói giảm nghèo.
- Thực tiễn xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Cao Bằng.
Thời gian và không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng từ
năm 2001 đến năm 2010.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu chủ yếu là các văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam, các văn kiện Đại hội đại
biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XIII, XIV, XV, XVI, XVII; các Nghị
quyết, Chương trình của Nhà nước; các thông tư, hướng dẫn, báo cáo của
các Bộ LĐTB&XH, Ủy Ban Dân tộc; các Nghị quyết, Chỉ thị, Chương
trình, kết luận Hội nghị, báo cáo tổng kết hàng năm của Tỉnh ủy Cao Bằng
về kinh tế xã hội, về xóa đói giảm nghèo; các hướng dẫn, báo cáo triển khai

và kết quả thực hiện xóa đói giảm nghèo các năm, giai đoạn của Sở
LĐTB&XH tỉnh Cao Bằng và các ban, ngành, đoàn thể có liên quan; các
công trình nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo…Những tư liệu này được
khai thác từ phòng lưu trữ của Tỉnh ủy Cao Bằng, Trung tâm lưu trữ thuộc
Sở nội vụ Cao Bằng, thư viện tỉnh Cao Bằng, UBND tỉnh Cao Bằng, Sở
LĐTB&XH, Ban Dân tộc và tôn giáo tỉnh Cao Bằng, thư viện trường Đại
học khoa học xã hội và nhân văn…
Ngoài ra luận văn còn sử dụng các công trình nghiên cứu khoa học,
các chuyên luận, luận văn, luận án, các bài báo của các nhà khoa học có
liên quan đến đề tài luận văn.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp
lịch sử, phương pháp logic kết hợp với phương pháp thống kê, tổng hợp,
phương pháp phân tích. Đồng thời tác giả tiến hành phương pháp khảo sát

6


thực tế việc thực hiện các dự án, chính sách xóa đói giảm nghèo ở một số
xã trên địa bàn tỉnh.
6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng
Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ Cao Bằng về xóa đói giảm nghèo.
- Phục dựng một cách có hệ thống quá trình Đảng bộ Cao Bằng lãnh
đạo, tổ chức thực hiện xóa đói giảm nghèo từ năm 1996 đến năm 2010.
- Luận văn là nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập
Lịch sử Đảng địa phương.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1. Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lãnh đạo xóa đói giảm nghèo giai

đoạn 2001 - 2005
Chương 2. Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lãnh đạo xóa đói giảm nghèo giai
đoạn 2006 - 2010
Chương 3. Một số nhận xét và kinh nghiệm

7


Chương 1. ĐẢNG BỘ TỈNH CAO BẰNG LÃNH ĐẠO XÓA
ĐÓI GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2001 - 2005
1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình xóa
đói giảm nghèo ở tỉnh Cao Bằng trước năm 2001
1.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Cao Bằng
Điều kiện tự nhiên
Cao Bằng là tỉnh miền núi phía đông bắc Bắc Bộ có diện tích đất tự
nhiên 6.690,72 km2, được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 23 007’12” đến
22021’21” vĩ độ Bắc và từ 105016’15” đến 106050’25” kinh độ đông. Phía
bắc và phía đông giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 322 km, phía
tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang; phía nam giáp tỉnh Bắc Kạn và
Lạng Sơn. Trung tâm tỉnh lỵ là thị xã Cao Bằng cách thủ đô Hà Nội 286
km về phía Bắc theo quốc lộ 3. Cao Bằng có vị trí chiến lược đối với việc
phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt quan trọng đối với an ninh - quốc
phòng.
Địa hình Cao Bằng bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đá xen kẽ núi
đất, tạo thành những vùng sinh thái khác nhau. Tiểu vùng núi đá vôi chiếm
32% diện tích đấ tự nhiên, có độ cao trung bình 700 - 1.000 m, phân bố chủ
yếu ở phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh. Địa hình miền này rất phức tạp, gồm
các hệ thống dãy núi đá vôi phân cách nhau, có phương kéo dài theo hướng
tây bắc - đông nam. Xen kẽ các dãy núi là thung lũng hẹp. Tiểu vùng núi
đất nằm ở phía tây và phía tây nam ở độ cao trung bình 700 - 1.000 m,

chiếm 18% diện tích đất tự nhiên. Địa bàn này bị chia cắt mạnh, có độ dốc
lớn và bị xói mòn cao. Tiểu vùng đồi núi thấp là vùng chuyển tiếp giữa
vùng núi cao với vùng đất bằng, ở độ cao trung bình 200 - 600 m và chiếm
38% đất tự nhiên. Đặc trưng của vùng đất này là thung lũng hẹp nằm xen
kẽ giữa các dãy núi cao và có độ dốc lớn. Tiểu vùng bồn địa bao gồm thị

8


xã Cao Bằng và huyện Hòa An chay dọc sông Bằng, chiếm 12% diện tích
đất tự nhiên, đây là vùng lúa lớn nhất của tỉnh.
Khí hậu của Cao Bằng thuộc đới khí hậu gió mùa chí tuyến á nhiệt
đới. Ngoài ra Cao Bằng còn là cửa ngõ đón gió mùa Đông Bắc vào mùa
đông và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam vào mùa hè. Khí hậu
Cao Bằng chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt
đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 9 hàng năm. Mùa này thường có gió
mùa Đông Nam và chịu ảnh hưởng một phần nhỏ của gió mùa Tây Nam và
gió mùa Đông Bắc. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3
năm sau, khí hậu ôn đới mát mẻ, giá lạnh, hay có sương mù, có vùng còn
xuất hiện sương muối. Gió mùa Đông Bắc thường xuyên thổi đến gây khô
và rét. Cao Bằng có lượng mưa tương đối thấp, trung bình hàng năm dao
động trong khoảng 1.500 - 2.000 mm và phân bổ không đều. Lượng mưa
có chiều hướng tăng theo độ cao, giảm ở các thung lũng bị chắn gió. Nhiệt
độ trung bình 28 - 29 độ C, tháng cao nhất lên đến 40 độ C.
Cao Bằng có mạng lưới sông, suối, hồ tương đối phong phú và đa
dạng, hướng dòng chảy chủ yếu theo hai hướng: tây bắc - đông nam hoặc
bắc - nam. Mật độ sông, suối thường tập trung ở các vùng lòng máng, các
thung lũng lớn. Các dòng sông đều bắc nguồn từ Trung Quốc và các vùng
núi cao như dãy núi Phja Dạ (huyện Bảo Lạc), Phja Oắc (huyện Nguyên
Bình). Lưu lượng nước của các con sông, suối không ổn định, thường thay

đổi theo mùa. Hệ thống sông gồm hệ thống sông Bằng (sông Bằng và các
nhánh là sông Nguyên Bình, sông Dẻ Rào, sông Hiến); hệ thống sông Gâm
(sông gâm và các nhánh sông Nho Quế và sông Neo); sông Bắc Vọng, sông
Quây Sơn. Nguồn nước mặt với trữ lượng tương đối lớn và chất lượng
nước tốt, phân bổ đều trên các sông, suối, ao, hồ, đầm đủ khả năng đáp ứng
về nước cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra Cao Bằng có 47

9


hồ lớn nhỏ trong đó đáng chú ý là hồ Thang Hen. Ngoài cung cấp nước cho
sinh hoạt và phục vụ sản xuất nông nghiệp, hồ còn là điểm tham quan du
lịch lý tưởng.
Thiên nhiên đã ban tặng cho Cao Bằng nhiều tài nguyên thiên nhiên
phong phú trong đó có tài nguyên đất, tài nguyên rừng, khoáng sản có trữ
lương tương đối lớn.
Tài nguyên đất: Cao Bằng có 598.735,1 ha đất nông - lâm nghiệp.
Trong đó đất nông nghiệp truyền thống có diện tích trên 83,5 nghìn ha
(chiếm 12,5 % ), đất lâm nghiệp gần 514,9 nghìn ha (chiếm 76,6%), đất
nuôi trồng thủy sản là 313,33 ha (chiếm 0,05%). Hệ số sử dụng đất đạt 1,3
lần. Đất phi nông nghiệp chiếm 3,18% diện tích đất tự nhiên (khoảng
21.340,7 ha) bao gồm đất thổ cư, đất dành cho xây dựng công trình hạ
tầng và quốc phòng - an ninh. Ngoài ra Cao Bằng còn có 51.880 ha đất
chưa sử dụng, chủ yếu là đất trống, đồi núi trọc.
Tài nguyên rừng: diện tích rừng Cao Bằng khoảng 312.200 ha, trong
đó chủ yếu là rừng tự nhiên. Rừng trồng hiện có 14.743 ha bao gồm các
loại trúc thông, bạch đàn, keo, sa mộc và một số cây công nghiệp ăn quả
khác như: hồi, trám, dẻ,.. Rừng tự nhiên bao gồm rừng giàu (1.526 ha),
rừng trung bình (4.514 ha), rừng nghèo và rừng non (13.540 ha), rừng
trúc, nứa…Rừng Cao Bằng hiện có một số lọa gỗ quý như: nghiến, trai,

sến, tô mộc, lát… và các cây đặc sản như sa nhân, cây dược liệu quý
(bạch truật, ba kích, hà thủ ô…) cùng nhiều động vật như gấu, hươu, nai
và các loài chim. Đặc biệt, tài nguyên rừng ở Phja Oắc (huyện Nguyên
Bình) có thể hình thành và phát triển khu du lịch sinh thái.
Tài nguyên khoáng sản: thiên nhiên ưu đãi cho Cao Bằng nguồn tài
nguyên khoáng sản tương đối phong phú và đa dạng. Nơi đây quy tụ 142
mỏ vàng và điểm quặng với 22 loại khoáng sản như: quặng sắt, quặng

10


mangan, quặng thiếc, vàng,.. có trữ lượng tương đối lớn và chất lượng tốt.
Trong đó có những khoáng sản mang tầm chiến lược trong nền kinh tế
quốc dân bao gồm thiếc, vàng, chì, kẽm, uran, mangan, vonfram, atimon,
các loại nguyên liệu phục vụ cho ngành sản xuất phân bón, gốm sứ và vật
liệu xây dựng…
Điều kiện xã hội
Cao bằng có 13 huyện, thị xã với 194 xã, phường, thị trấn. Trong đó
tỉnh lị là thị xã Cao Bằng. Đến năm 2005 dân số Cao Bằng có khoảng
512,5 nghìn người, mật độ dân số 75 người/km2. Tỉnh Cao Bằng có 9 dân
tộc sinh sống. Trong đó Tày chiếm 43%, Nùng chiếm 32%, Dao chiếm
10,6 %, Mông chiếm 6,8%, kinh chiếm 4,2%, một số dân tộc ít người khác
chiếm 3,4% trong cơ cấu dân số của tỉnh. Dân số Cao Bằng tương đối trẻ,
số người trong độ tuổi lao động khoảng 324,1 nghìn người chiếm 63% dân
số. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm khoảng 17%. Lực lượng lao động
tham gia sản xuất nông nghiệp chiếm trên 85%, trong khi lĩnh vực dịch vụ
chỉ chiếm 4% dân số.
Giao thông - vận tải: hệ thống giao thông còn nhiều hạn chế về tuyến
và chất lượng giao thông. Hệ thống giao thông duy nhất chỉ có đường bộ,
gồm 4 tuyến quốc lộ (quốc lộ 3, 4A, 34 và 4C) với chiều dài 360 km và các

tuyến tỉnh lộ, đường giao thông liên tuyến, liên xã. Mật độ đường 0,5
km/km2, tỷ lệ rải nhựa trên 20%. Quốc lộ 3 và quốc lộ 4A là hai tuyến
đường giao thông quan trọng nhất cho việc mở rộng giao lưu giữa tỉnh với
bên ngoài. Bên cạnh đó từ tháng 12/2003 tuyến vận tải quốc tế từ Cao Bằng
sang Long Châu (Trung Quốc) đã được khai thông.
Về giáo dục: Tuy còn nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống nhân dân nhưng Cao Bằng đã coi trọng công
tác giáo dục - đào tạo. Về giáo dục mầm non, năm 2000 cả tỉnh có 37

11


trường với 568 lớp, 600 giáo viên và 12.500 cháu. So với năm 1995 tăng
117 giáo viên và 1.626 cháu. Đối với giáo dục phổ thông, năm 2000 - 2001
cả tỉnh có 328 trường (tăng 19 trường so với năm 1995) bao gồm 180
trường tiểu học, 73 trường cho cả tiểu học và trung học cơ sở, 48 trường
trung học cơ sở, 15 trường chung cả trung học cơ sở và trung học phổ
thông, 6 trường trung học phổ thông. Tổng số giáo viên các cấp là 5.820
người (so với năm 1995 tăng 1.330 người). Cao Bằng có hệ thống các
trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, trung tâm giáo dục thường
xuyên với gần 2.000 học sinh và 150 giáo viên. Với các hình thức đào tạo
dài hạn, tại chức, nhiều ngành học phục vụ nhu cầu học tập của học sinh,
cán bộ công chức. Ngoài ra còn có các trường dạy nghề, công nhân kỹ
thuật, nâng cao tay nghề, tạo nguồn nhân lực có trình độ góp phần cho công
cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội.
Song song với công tác giáo dục - đào tạo, Cao Bằng đã chú ý tới
việc chăm sóc sức khỏe cho đồng bào các dân tộc. Tính đến năm 2000, cả
tỉnh có 33 bệnh viện, phòng khám khu vực và 189 trạm y tế xã, phường. Số
giường bệnh của bệnh viện đa khoa và bệnh viện khu vực là 958 giường;
các trạm y tế xã, phường có 567 giường. Cán bộ ngành y tế Cao Bằng có có
1.670 người. Tuy nhiên tuyến y tế cơ sở chưa được trang bị cơ sở vật chất

thiết yếu, đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh tại chỗ
cho nhân dân.
Điều kiện kinh tế
Dựa trên cơ sở nguồn lực của địa phương Cao Bằng xác định cơ cấu
kinh tế của tỉnh là: nông - lâm - công nghiệp, thương mại và du lịch.
Nông nghiệp: Cao Bằng có 85% dân số hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiêp, do đó vấn đề phát triển nông nghiệp được chú trọng. Sản
lượng lương thực bình quân đầu người đạt 340 kg/năm (năm 2001). Vấn đề

12


gắn sản xuất với chế biến được tỉnh quan tâm và bước đầu có hiệu quả. Các
mô hình sản xuất vườn - rừng, trại - rừng đã được chú ý nhân rộng. Trong
cơ cấu ngành nông nghiệp, ngành trồng trọt vẫn giữ vai trò quan trọng,
chăn nuôi chiếm tỷ lệ khá nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.
Trong ngành trồng trọt chủ yếu trồng các loại cây lương thực như lúa, ngô,
khoai sắn, trồng các cây ăn quả như mít, bưởi dứa, mận… bên cạnh đó đặc
biệt chú trọng phát triển các cây công nghiệp hàng năm như cây mía, cây
thuốc lá, đậu tương, lạc, bông. Trong chăn nuôi chủ yếu là nuôi bò, trâu,
lợn, gia cầm, ngoài vấn đề phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn hướng tới
cung cấp thực phẩm và hàng hóa.
Lâm nghiệp: Lâm nghiệp được coi là một thế mạnh của tỉnh Cao
Bằng, so với năm 1991, giá trị sản xuất của ngành năm 2000 đã tăng gấp
5,8 lần, nhưng lâm nghiệp vấn giữ vị trí khiêm tốn trong cơ cấu kinh tế của
tỉnh. Diện tích rừng trồng tập trung từ 476 ha năm 1996 đã tăng lên 3.966
ha năm 2000. Diện tích trồng cây phân tán cũng tăng tương ứng từ 594 ha
lên 685 ha. Rừng được khoanh nuôi và bảo vệ , diện tích rừng bị thiệt hại
giảm từ 1.977 ha năm 1998 đến năm 2000 xuống chỉ còn 47 ha. Từ chương
trình 327, dự án PAM, do diện tích trồng rừng, bảo vệ rừng, độ che phủ

rừng đã tăng từ 18,5% năm 1995 lên 43% năm 2001.
Công nghiệp: Công nghiệp của tỉnh Cao Bằng đã có bước chuyển
biến đáng kể, số cơ sở sản xuất công nghiệp đã tăng lên rõ rệt. Với sự có
mặt của các ngành công nghiệp trực thuộc trung ương và địa phương bước
đầu đã tạo “bức tranh” công nghiệp khá hoàn chỉnh ở địa phương. Nếu năm
1991, cả tỉnh mới có 567 cơ sở thì năm 2000 đã tăng lên 4.721 cơ sở. Sản
xuất công nghiệp đã bước đầu tạo việc làm cho một bộ phận lao động của
xã hội. Tống số lao động công nghiệp ở địa phương năm 2000 gồm 1.449
người thuộc cơ sở quốc doanh và 6.225 người thuộc các cơ sở ngoài quốc

13


doanh. Công nghiệp gồm các ngành khai thác khoáng sản, luyện kim, năng
lượng, lương thực - thực phẩm, vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, cơ khí
- sửa chữa…Các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống như rèn, dệt.
Công nghiệp Cao Bằng nhìn chung phát triển nhưng chưa tương xứng với
tiềm năng hiện có. Năm 2000 tỷ trọng của công nghiệp và xây dựng Cao
Bằng mới chỉ chiếm 15,64% GDP của tỉnh.
Thương mại: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên
địa bàn của tỉnh liên tục tăng từ 221.459 triệu đồng năm 1995 lên 565.590
triệu đồng năm 2000. Dựa trên thế mạnh sẵn có, Cao Bằng đẩy mạnh việc
xuất khẩu các mặt hàng gồm: quặng sắt, thiếc thỏi, quặng mangan, chiếu
trúc… Ở khu vực nông thôn hình thành mạng lưới cửa hàng thu mua nông,
lâm sản và các mặt hàng thiết yếu. Cao Bằng có ba cửa khẩu (Tà Lùng, Trà
Lĩnh, Sóc Giang) tạo điều kiện thuận lợi cho xuất - nhập khẩu hàng hóa với
nước ngoài.
Du lịch: Cao Bằng là tỉnh có nhiều tiềm năng du lịch với nhiều danh
lam thắng cảnh, di tích lịch sử, lễ hội và làng nghề truyền thống. Tiêu biểu
là cụm di tích Pác Bó gắn liền với hoạt động cách mạng của Bác Hồ: hang

Pác Bó, suối Lênin, núi Các Mác, lán Khuổi Nặm… Khu rừng Trần Hưng
Đạo - nơi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân...Thắng
cảnh Thác Bản Giốc và động Ngườm Ngao, hồ Thang Hen có sức hấp dẫn
du khách. Những thắng cảnh này không chỉ là cảnh đẹp tự nhiên mà còn là
tiềm năng lớn cho phát triển du lịch sinh thái.
* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Cao
Bằng
Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng là
những nhân tố quan trọng tác động đến phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế
việc đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế, khó khăn mà các yếu tố này mang lại

14


có ý nghĩa quan trọng, tạo tiền đề cơ bản để các cấp, các ngành tỉnh Cao
Bằng có thể hoạch định quy hoạch phát triển trước mắt và lâu dài. Trên cơ
sở phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng tỉnh Cao
Bằng có thể khái quát những lợi thế cơ bản trên các lĩnh vực sau:
Là tỉnh biên giới Cao Bằng có 3 cửa khẩu lớn (Tà Lùng, Hùng Quốc,
Sóc Giang). Đây là lợi thế nổi bật nhất của tỉnh Cao Bằng trong hiện tại và
tương lai, tạo điều kiện cho tỉnh phát triển thương mại và mở rộng thị
trường.
Là một tỉnh miền núi vùng cao có vị trí quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng, Cao Bằng là địa bàn
được Chính phủ ưu tiên về vốn và chính sách nhằm đẩy mạnh quá trình
phát triển kinh tế -xã hội. Đặc biệt việc cải tạo nâng cấp quốc lộ 3, quốc lộ
4A với quy mô cấp IV miền núi sẽ tạo điều kiện cho kinh tế Cao Bằng phát
triển, thế mạnh về khai thác chế biến khoáng sản, du lịch sẽ được khai thác
tốt hơn.
Với tiềm năng khoáng sản phong phú về chủng loại, trữ lượng và

hàm lượng các loại khoáng sản đã được xem xét, đánh giá, Cao Bằng có
điều kiện phát triển mạnh các ngành công nghiệp khai thác và chế biến
khoáng sản.
Tiềm năng đất đai rất thuận lợi cho phát triển kinh tế lâm nghiệp với
các sản phẩm từ rừng như: hồi, quế, dẻ… Đặc biệt khí hậu nhiệt đới gió
mùa mang tính chất lục địa núi cao có nhiều vùng khí hậu á nhiệt đới đã tạo
cho Cao Bằng lợi thế trong việc hình thành các vùng sản xuất cây phong
phú, đa dạng với những cây đặc sản như: thuốc lá, chè đắng, dẻ hạt… Bên
cạnh đó được thiên nhiên trao tặng nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, có
nhiều di tích lịch sử, Cao Bằng có thế mạnh về phát triển du lịch. Dân số

15


Cao Bằng tương đối trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm 63% dân
số, đây là một nguồn lực lao động lớn trong phát triển kinh tế của tỉnh.
Khó khăn: Nền kinh tế Cao Bằng đi lên với điểm xuất phát thấp, nhiều
mặt còn mất cân đối, tỷ trọng nông - lâm nghiệp còn cao trong cơ cấu kinh tế
của tỉnh. Công nghiệp Cao Bằng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng
hiện có. Vấn đề sản xuất hàng hóa chưa được chú trọng. Kết cấu hạ tầng vẫn
còn kém, hạn chế sự phát triển kinh tế - xã hội. Địa hình núi non phức tạp
nhiều đèo nhiều suối, đường sá chất lượng chưa cao nên mối liên hệ giữa các
địa phương khó khăn. Việc giao lưu chỉ được thực hiện duy nhất bằng đường
bộ nên có ít nhiều ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội của Cao
Bằng. Trình độ dân trí còn thấp, nền kinh tế thiếu lực lượng lao động có
trình độ kỹ thuật và đội ngũ công nhân lành nghề. Cao Bằng có diện tích đất
khá rộng nhưng đất sử dụng được trong phát triển nông nghiệp thì rất hạn
chế, chỉ chiếm 12,5 %. Bên cạnh đó khí hậu phức tạp thất thường (sương
muối, mưa đá, rét…) gây khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất.
1.1.2. Tình hình xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Cao Bằng trước năm 2001

1.1.2.1. Quan niệm chung về nghèo đói và tình hình nghèo đói ở Việt
Nam
Để tìm hiểu thực trạng nghèo đói và tìm ra các nguyên nhân đói
nghèo của mỗi người, mỗi cộng đồng cư dân, cần thiết phải có quan niệm
chung về đói nghèo từ đó hình thành các chủ trương, chính sách nhằm xóa
đói giảm nghèo phù hợp với từng nhóm người, từng vùng, từng địa
phương.
Tại Hội nghị chống nghèo đói do Ủy ban kinh tế xã hội khu vực Châu
Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức vào tháng 9.1993 tại Bangkok
(Thái Lan) lần đầu tiên bàn đến khái niệm thế nào là nghèo đói và phương
pháp tiếp cận giải quyết vấn đề nghèo đói sao cho có hiệu quả. Hội nghị đã

16


thống nhất khái niệm nghèo đói: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân
cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà
nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập
quán của từng vùng và phong tục ấy được xã hội thừa nhận” [7, tr.20]. Các
nhu cầu tối thiểu của cuộc sống bao gồm nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại, giao
tiếp, vệ sinh, y tế, giáo dục đào tạo, giải trí, văn hóa tinh thần. Khái niệm
nghèo đói của ESCAP được đông đảo các nước trên thế giới thừa nhận và
sử dụng làm tiêu chí đáng giá, nhận diện nghèo đói.
Khái niệm nghèo khổ nêu trên cũng nói lên rằng sẽ không có chuẩn
nghèo chung cho tất cả các quốc gia và khu vực vì nó phụ thuộc vào trình
độ phát triển kinh tế, xã hội của mỗi nước và phong tục tập quán của từng
vùng, đó là sự thay đổi theo không gian. Mặt khác chuẩn nghèo cũng sẽ
thay đổi theo thời gian chứ không phải là một đại lượng bất biến.
Chuẩn nghèo đói (ngưỡng nghèo) là thước đo mức độ nghèo đói để
làm căn cứ xác định mục tiêu phát triển xã hội hoặc là xác định kế hoạch,

mục tiêu cho các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công
bằng xã hội. Đối tượng cần thiết để đo lường mức độ nghèo đói có thể là ở
quy mô một quốc gia, một vùng, một khu vực, một địa phương, một hộ gia
đình hoặc một cá nhân. Vì thế tùy theo phạm vi cần thiết để đo lường mà
người ta cũng có các chuẩn khác nhau là cơ sở cho việc xác định hộ nào
nghèo, xã nào nghèo, số lượng và địa chỉ cụ thể, tức là cuối cùng lập được
danh sách hộ nghèo từ cấp thôn, xã…
Việt Nam lấy hộ gia đình làm đơn vị để xác định mức độ nghèo đói.
Chuẩn nghèo đói được xác định bằng thu nhập bình quân của từng người
trong gia đình. Vậy hộ nghèo là những hộ đang phải sống với mức sống vật
chất và tinh thần dưới mức tối thiểu của xã hội tính cho một đơn vị xã hội
chứ không phải cho một cá nhân. Mức sống này bao gồm các tiêu chí khác

17


nhau với mức chuẩn cụ thể khác nhau theo từng thời kỳ, điều kiện và trình
độ phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, quy mô của nghèo khổ sẽ được tính
theo tỷ lệ số hộ nghèo đói trong tổng số hộ của địa phương hay toàn quốc
gia.
Chuẩn đói nghèo là giá trị tương đối, có sự thay đổi theo thời gian,
phù hợp với không gian cụ thể để hình dung một bức tranh tổng quan về
đói nghèo và đưa ra giải pháp xóa đói giảm nghèo trong phạm vi cả nước
nói chung và từng vùng, từng địa phương nói riêng. Chuẩn nghèo của Bộ
LĐTB&XH đóng vai là mức thu nhập tham khảo mà qua đó liên quan chặt
chẽ với hỗ trợ nhà nước. Những ai sống dưới mức thu nhập thì sẽ nhận
được hỗ trợ từ chương trình xóa đói giảm nghèo và các chương trình khác
của Chính phủ. Tuy nhiên ngưỡng nghèo đã đặt ra đi kèm với nó là các
hàm ý tài khóa nhiều hơn, được quyết định chủ yếu bởi nguồn lực ngân
sách hiện có hơn là nhu cầu của người dân về xóa đói giảm nghèo.

Căn cứ vào điều kiện riêng của đất nước, Việt Nam đã đưa ra chuẩn
để xác định nghèo, có điều chỉnh theo từng vùng miền và từng thời điểm.
Giai đoạn 1998 - 2000
Theo quy định tại Thông tư số 1751/LĐTB&XH ngày 22 tháng 5
năm 1997 của Bộ LĐTB&XH. Hộ đói là hộ không dủ cơm ăn, không đủ áo
mặc, con cái thất học, không có tiền để chữa bệnh, nhà ở rách nát; qui đổi
bằng gạo thì hộ này có mức thu bình quân đầu người dưới 13kg/tháng, qui
thành tiền là 45.000 đồng. Hộ nghèo là hộ thiếu ăn nhưng không đứt bữa,
không đủ áo lành và áo ấm, không có khả năng phát triển sản xuất; tính
theo thu nhập thì ở vùng nông thôn miền núi và hải đảo bằng dưới 15kg
gạo/người/tháng, tương đương 55.000 đồng; đối với vùng nông thôn, đồng
bằng và trung du là dưới 20 kg gạo/người/tháng, tương đương 70.000 đồng;
đối với thành thị là dưới 25 kg gạo/người/tháng, tương đương 90.000 đồng.
Giai đoạn 2001 - 2005

18


Theo Quyết định 1134 - 2000/QĐ - LĐTB&XH ngày 01 tháng 11
năm 2000 của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH, hộ nghèo ở vùng nông thôn miền
núi, hải đảo có thu nhập 80.000 đồng/người/tháng; tương tự, ở vùng đồng
bằng là 100.000 đồng/người/tháng và ở thành thị là 150.000
đồng/người/tháng.
Giai đoạn 2006 - 2010
Theo Quyết định 170 - 2005/QĐ - Ttg ngày 8 tháng 7 năm 2005 của
Thủ tướng Chính phủ quy định hộ nghèo ở khu vực nông thôn có thu nhập
đầu người một tháng từ 200.000 đồng trở xuống; ở khu vực thành thị là
260.000 đồng trở xuống.
Các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo của
Bộ LĐTB&XH cũng đưa ra các khái niệm “xã nghèo”, “vùng nghèo”.

Quyết định của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH số 587/2002/QĐ - LĐTBXH
ngày 22/5/2002 về việc ban hành tiêu chí xã nghèo giai đoạn 2001 - 2005
thì xã nghèo là các xã có tỷ lệ số hộ đói nghèo chiếm từ 25% trở lên, thiếu
cơ sở hạ tầng chưa đủ 3 trong 6 hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu, bao gồm
đường giao thông, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt, điện sinh hoạt và
chợ. Xã ĐBKK là xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên, thiếu 6 hạng mục cơ
sở hạ tầng thiết yếu. Vùng nghèo là một vùng liên hoàn của nhiều làng, xã,
huyện có yếu tố khó khăn, bất lợi cho phát triển của cộng đồng, như địa
hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, thiếu ruộng đất canh tác, đất đai
suy kiệt, không đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất, không có đủ các công
trình hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất, đời sống, trình độ dân trí thấp, sản
xuất tự cung tự cấp, mức sống thấp so với mức sống chung của cả nước
song trong từng thời điểm.
Trong các văn bản hướng dẫn của Bộ LĐTB&XH phương pháp xác
định hộ nghèo là kết hợp giữa phương pháp khảo sát mức sống hộ gia đình

19


×