Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Kế toán Tài Sản Cố Định tại Bệnh viện E (luận văn thạc sĩ kinh tế ngành kế toán)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.63 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------------------------

HOÀNG THỊ THANH TÂM

KẾ TOÁN TSCĐ TẠI BỆNH VIỆN E

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------------------------

HOÀNG THỊ THANH TÂM

KẾ TOÁN TSCĐ TẠI BỆNH VIỆN E
CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN
MÃ SỐ

: 60 34 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS,TS. LÊ THỊ THANH HẢI

HÀ NỘI, NĂM 2018




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là quá trình lao động thực sự của tôi, số
liệu, tài liệu trong luận văn là trung thực và do đơn vị thực tế cung cấp. Nếu sai sót,
tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả thực hiện

Hoàng Thị Thanh Tâm


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới giáo viên hướng
dẫn - PGS, TS. Lê Thị Thanh Hải, cô đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành bài luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa sau đại học, cùng các thầy cô
trường Đại học Thương mại đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu để giúp tôi
hoàn thành khóa học.
Tôi cũng xin cảm ơn tới các cấp Lãnh đạo, cán bộ, nhân viên phòng Tài chính
Kế toán, Phòng vật tư Trang thiết bị y tế, Phòng Hành chính quản trị, Phòng Công
nghệ Thông tin, cùng các cán bộ phòng, ban khác trong Bệnh viện E đã tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu để
viết luận văn này.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do khả năng, kiến thức, thời gian nghiên cứu có
hạn nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được

sự góp ý quý báu của thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i
1.2.2. Phân loại tài sản cố định..................................................................................8
1.2.2.1. Phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản.....................................................8
1.2.2.2. Phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản...............................................10
1.2.2.3. Phân loại theo mục đích sử dụng................................................................10
2.1.2.1. Mô hình và hình thức tổ chức công tác kế toán......................................................................36
Kế toán quản trị nói chung, kế toán quản trị TSCĐ nói riêng trong các đơn vị HCSN được thực hiện ở nhiều nội
dung, phạm vi và mức độ khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu thông tin của quản lý. Trên thực tế, cũng
như nhiều đơn vị HCSN khác, việc cung cấp thông tin phục vụ quản trị do từng phần hành kế toán hoặc
kế toán tổng hợp trong bộ máy kế toán tài chính đảm nhiệm mà chưa thực hiện quản trị TSCĐ nói
riêng và kế toán quản tri nói chung...................................................................................................... 60
Các thông tin được nhà quản trị khai thác là tình trạng sử dụng của tài sản và nhu cầu sử dụng tài sản.............61
+ Tình trạng sử dụng tài sản sẽ được căn cứ từ các thông tin do kế toán cung cấp như nguyên giá TSCĐ, giá trị
còn lại của TSCĐ,... và giá trị thực tế của tài sản do đơn vị sử dụng tài sản trực tiếp và các phòng ban có
trách nhiệm quản lý tài sản đánh già.................................................................................................... 61
Căn cứ và tình trạng sử dụng của tài sản: Nếu đã hết hao mòn mà vẫn còn sử dụng được thì tiếp tục sử dụng.
Nếu tài sản chưa hết hao mòn nhưng không sử dụng được thì sẽ tiến hành thanh lý và lên phương án
thay thế bằng tài sản mới..................................................................................................................... 61
+ Phân tích nhu cầu sử dụng tài sản là việc xem xét mua mới tài sản ( theo nhu cầu thực tế tại khoa phòng) thì
sẽ dựa vào các thông tin như: tình tràng sử dụng tài sản, giá cả, nhà cung cấp, nguồn vốn, .... thì phòng
Quản lý TTB và phòng TCKT sẽ tham mưu cho Giám đốc lựa chọn phương án đầu tư cho phù hợp.....61
2.5. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu TSCĐ tại Bệnh viện E..................................................................61



iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình tại....................................................38
Bệnh viện E............................................................................................................................................... 38
Hình 1: Màn hình giao diện ghi tăng tài sản cố định................................................................................... 46


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TT

Ký hiệu

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15

BCTC
GTGT
HCSN
HSDT
HSMT
NSNN
PTSN
SXKD
TMCP
TNHH
TSCĐ
TSCĐHH
TSCĐVH
TTB
XDCB

Chú thích
Báo cáo tài chính
Giá trị gia tăng
Hành chính sự nghiệp
Hồ sơ dự thầu
Hồ sơ mời thầu
Ngân sách Nhà nước
Phát triển sự nghiệp
Sản xuất kinh doanh
Thương mại cổ phần
Trách nhiệm hữu hạn

Tài sản cố định
Tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định vô hình
Trang thiết bị
Xây dựng cơ bản


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kế toán tài sản cố định luôn luôn là nội dung rất quan trọng trong việc theo
dõi, quản lý, giám sát, tư vấn trong bất kỳ một tổ chức nào. Nó ảnh hưởng gần như
là trực tiếp, ngay lập tức đến quá trình hoạt động của tổ chức đó. Đặc biệt là tại các
đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và Bệnh viện E nói riêng - nơi có tài sản cố
định có giá trị rất lớn, phong phú về chủng loại và số lượng. Để quản lý TSCĐ tại
Bệnh viện E được hiệu quả và tiết kiệm đòi hỏi công tác quản lý và kế toán TSCĐ
phải được chú trọng, quan tâm hơn nữa.
Mặt khác, việc quản lý Tài sản cố định tại Bệnh viện E cũng phải liên tục thay
đổi, phát triển theo xu thế đổi mới của chính sách nhà nước, của Bộ y tế hay thậm
chí là theo cơ chế thị trường. Cụ thể nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Bệnh viện
E trong những năm gần đây ngày càng bị cắt giảm, năm sau ít hơn năm trước. Và
theo chủ trương của Nhà nước, của Bộ Y tế thì đến năm 2019 Bệnh viện E sẽ phải
tự chủ hoàn toàn về tài chính, đồng nghĩa với việc các ưu đãi, các nguồn ngân sách
gần như là không có. Để các hoạt động của đơn vị vừa thực hiện theo đúng các quy
định của Nhà nước, vừa tuân theo sự vận hành theo cơ chế thị trường thì đòi hỏi
đơn vị phải có những định hướng phát triển phù hợp. Để thực hiện được điều đó thì
hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện nói chung, công tác kế toán tài
sản cố định nói riêng là cấp thiết.
Nhìn lại, có thể thấy công tác kế toán Tài sản cố định tại Bệnh viện E đã đạt
được những kết quả nhất định như cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ

trong việc ra quyết định mua sắm, sửa chữa, nâng cấp TSCĐ… Tuy nhiên, vẫn còn
những tồn tại, những hạn chế cần các giải pháp để khắc phục trong công tác kế toán
TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại bệnh viện E.
Từ những phân tích trên, tác giả nhận thức được tầm quan trọng của công tác
kế toán TSCĐ cũng như vai trò của TSCĐ đối với đơn vị, tác giả đã lựa chọn đề tài:
“`Kế toán TSCĐ tại Bệnh viện E” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Trong quá trình thực hiện bài luận văn này, tác giả đã tìm hiểu một số luận văn
về Kế toán Tài sản cố định của một số tác giả, có thể kể cụ thể như sau:


2
Luận văn thạc sĩ “Kế toán TSCĐ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam – CN Quảng Ngãi ” của tác giả Lê Thị Duyên – Trường Đại học Thương mại –
năm 2016.
Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam – CN Quảng Ngãi trên phương diện kế toán tài chính , tác
giả đưa ra việc vận dụng chứng từ, tài khoản, sổ kế toán tại đơn vị nghiên cứu và
quy trình hạch toán TSCĐ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN
Quảng Ngãi, trên phương diện kế toán quản trị tác giả mới chỉ nói lên rằng tại Ngân
hàng chưa thực hiện kế toán quản trị mà chưa đưa ra được thực trạng của vấn đề đó.
Đề tài đã đưa ra được một số vấn đề về thực trạng chế độ kế toán TSCĐ như:
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ, kiểm kê TSCĐ, đánh giá lại TSCĐ, thanh lý
nhượng bán TSCĐ…Từ thực trạng đó, đề tài đã đưa ra những giải pháp nhằm hoàn
thiện kế toán TSCĐ trên phương diện kế toán tài chính và phương diện kế toán quản
trị.
Luận văn Thạc sĩ “Kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH MTV Lọc Hóa
dầu Bình Sơn” của tác giả Thới Thị Kim Tuyến – Trường Đại học Thương mại –
năm 2016.
Đề tài đưa ra được thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán

TSCĐ như: hệ thống chứng từ, kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình, hoàn thiện về khấu
hao, kế toán sửa chữa,… của Công ty. Có thể thấy tác giả đã cố gắng đưa ra được
các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ. Tuy nhiên, Công ty TNHH MTV
Lọc Hóa dầu Bình Sơn có phần giá trị của TSCĐ vô hình là khá lớn nhưng tác giả
vẫn chưa nêu được thực trạng và giải pháp để hoàn thiện TSCĐ vô hình tại công ty.
Luận văn thạc sĩ “Kế toán TSCĐ tại Viện Hàn lâm Khoa học và xã hội Việt
Nam” của tác giả Vũ Thị Chiên – Trường Đại học Thương mại – năm 2016.
Đề tài đã đi sâu nghiên cứu thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại Viện Hàn
lâm Khoa học và xã hội Việt Nam trên phương diện kế toán tài chính, tác giả đề cập
đến chứng từ kế toán, tài khoản sử dụng, vận dụng tài khoản kế toán trong các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, sổ kế toán và trình bày thông tin TSCĐ trên báo cáo tài
chính tại đơn vị nghiên cứu. Từ những cơ sở lý luận vận dụng vào thực tiễn, đề tài
đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ như: sổ kế toán,
việc áp dụng tài khoản kế toán, tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ, công tác quản lý, sửa


3
chữa TSCĐ … Các giải pháp của tác giả đưa ra đã phần nào giải đáp về thực trạng
TSCĐ cần giải quyết tại đơn vị nghiên cứu. Tuy nhiên, tác giả mới đề cập đến
TSCĐ trên phương diện kế toán tài chính chứ chưa đề cập trên phương diện kế toán
quản trị.
Qua những bài luận văn trên có thể thấy các tác giả tập trung hệ thống hóa
những vấn đề lý luận cơ bản của kế toán TSCĐ, phân tích thực trạng và đưa ra giải
pháp hoàn thiện tại những đơn vị, nhưng chưa thật cụ thể, sát với thực tế kế toán tại
đơn vị, nhiều giải pháp chưa đầy đủ, chưa hệ thống giúp người đọc dễ hiểu và vận
dụng phù hợp. Vấn đề nghiên cứu về TSCĐ của luận văn không còn mới. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu TSCĐ tại đơn vị HCSN có rất ít tác giả để cập tới. Từ thực
tế tại đơn vị cùng với việc thay đổi chế độ kế toán HCSN từ năm 2018, việc nghiên
cứu đề tài kế toán TSCĐ tại Bệnh viện E vừa là cơ hội cũng là thách thức cho tác
giả, cũng là để cho tác giả có cơ hội tìm hiểu, học hỏi trong quá trình áp dụng chế

độ kế toán mới vào thực tế công việc.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
+Về lý luận
Hệ thống cơ sở lý thuyết về Kế toán Tài sản cố định tại các đơn vị hành chính
sự nghiệp.
+ Về thực tiễn
Phân tích đánh giá thực trạng Kế toán tài sản cố định tại Bệnh viện E. Từ đó,
đưa ra những đánh giá ưu, nhược điểm những tồn tại và nguyên nhân để đề xuất
những giải pháp cụ thể có tính khả thi nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng kế
toán TSCĐ tại Bệnh viện E.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kế toán tài sản cố định bao gồm TSCĐ hữu
hình và TSCĐ vô hình tại Bệnh viện E.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là kế toán TSCĐ theo quan điểm kế toán tài chính
và kế toán quản trị tại Bệnh viện E, dựa trên số liệu khảo sát năm 2017 và 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu


4
Trong bài luận văn, tác giả sử dung các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:
Việc thu thập thông tin chính xác luôn có vai trò rất quan trọng trong việc
hình thành luận cứ để chứng minh luận điểm khoa học. Độ tin cậy của toàn bộ
công trình nghiên cứu phụ thuộc vào thông tin mà người nghiên cứu thu thập
được. Có nhiều phương pháp thu thập thông tin: phương pháp quan sát, phương
pháp nghiên cứu tài liệu. Trong luận văn của mình, để thu thập dữ liệu tôi đã sử
dụng các phương pháp như:
+ Phương pháp quan sát:

Đây là phương pháp thu thập thông tin thông qua việc sử dụng các giác quan
và các thiết bị hỗ trợ để ghi nhận các hiện tượng hoặc hành vi của con người phục
vụ cho công tác nghiên cứu một vấn đề khoa học. Phương pháp này thích hợp cho
các tình huống khi các phương pháp khác không thu thập được các thông tin chính
xác hoặc không lấy được đầy đủ thông tin. Mục đích của việc quan sát này là khảo
sát trực tiếp thực trạng kế toán TSCĐ tại Bệnh viện E và so sánh với các kết quả của
các phương pháp khác. Từ đó thu thập các thông tin, dữ liệu chính xác cần thiết.
Tác giả tiến hành quan sát các hoạt động kế toán nói chung và kế toán TSCĐ
nói riêng tại đơn vị như: Các quá trình luân chuyển chứng từ, việc sử dụng hệ thống
tài khoản, xem xét các báo cáo kế toán, sổ kế toán có liên quan tới TSCĐ tại đơn vị.
Kết quả của phương pháp là các biểu mẫu chứng từ và sổ sách kế toán có liên quan
đến kế toán TSCĐ tại Bệnh viện E.
+ Phương pháp phỏng vấn:
Phương pháp phỏng vấn được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp nhà
quản lý cùng những người trực tiếp thực hiện công tác kế toán TSCĐ tại Bệnh viện
E và một số bộ phận liên quan.
Để thực hiện phương pháp này, tác giả đã thiết lập các câu hỏi phỏng vấn và
tiến hành phỏng vấn các đối tượng đã định rồi ghi lại các câu trả lời của người được
phỏng vấn. Nội dung các cuộc phỏng vấn được tác giả chuẩn bị trước và nội dụng
không hoàn toàn giống nhau giữa những người được phỏng vấn và xoay quanh
những nội dung chính của kế toán TSCĐ như: phương pháp hạch toán về tăng giảm


5
TSCĐ, khấu hao TSCĐ, sửa chữa nâng cấp và xây dựng cơ bản TSCĐ, tình hình
quản lý và sử dụng TSCĐ trong đơn vị.
Qua các cuộc phỏng vấn tác giả có cái nhìn tổng quan, đầy đủ hơn về nhận
thức của các đối tượng được phỏng vấn và thực trạng kế toán TSCĐ tại bệnh viện E
5.2 Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu:
Sau khi thu thập dữ liệu bằng các phương pháp nêu trên cùng với kiến thức đã

có được từ nghiên cứu tài liệu, tác giả tiến hành hệ thống hóa, xử lý và cung cấp
thông tin bằng phương pháp phân tích dữ liệu. Từ thực trạng đó tác giả đưa ra
những kết luận và nghiên cứu đề xuất hoàn thiện kế toán TSCĐ tại Bệnh viện E.
6. Ý nghĩa của nghiên cứu
- Về mặt lý luận
Đề tài đã phần nào hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán
TSCĐ trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.
- Về mặt thực tiễn
Từ lý luận đi vào thực tiễn nghiên cứu TSCĐ tại Bệnh viện E, đề tài đã chỉ ra
mặt tích cực và các vấn đề còn tồn tại, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục
những bất cập trong công tác kế toán TSCĐ tại Bệnh viện E, nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả của công tác kế toán TSCĐ từ đó cung cấp thông tin kịp thời, đầy
đủ, tin cậy cho nhà quản lý trong việc ra quyết định mua sắm, quản lý, sửa chữa
TSCĐ tại đơn vị.
7. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tài sản cố định trong đơn vị sự nghiệp
công lập
Chương 2: Thực trạng kế toán tài sản cố định tại bệnh viện E
Chương 3: Các đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại Bệnh viện E.


6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.1.Đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập chi phối đến kế
toán tài sản cố định
- Khái niệm: Đơn vị sự nghiệp công là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền
của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định
của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà
nước trong các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa,

thể dục thể thao, du lịch, lao động - thương binh và xã hội, thông tin truyền thông
và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định. Theo nghị định số
16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị
sự nghiệp công lập đã chia đơn vị sự nghiệp công lập thành 4 loại:


Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;



Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên;



Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;



Đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.

Việc tự chủ của các đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy nhân sự
và tài chính được quy định tương ứng với từng loại hình đơn vị sự nghiệp công lập,
trên nguyên tắc các đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động càng nhiều thì mức độ tự
chủ càng cao để khuyến khích các đơn vị tăng thu, giảm dần bao cấp từ ngân sách
nhà nước, trong đó có bao cấp tiền lương tăng thêm để dần chuyển sang các loại
hình đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên, đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và
chi đầu tư.
Do tính chất, đặc điểm hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập rất đa
dạng, phức tạp, phạm vi rộng và nguồn thu chủ yếu là từ nguồn kinh phí do nhà
nước cấp phát. Xuất phát từ đặc điểm nguồn kinh phí bảo đảm sự hoạt động theo

chức năng của các đơn vị sự nghiệp công lập và yêu cầu tăng cường quản lý kinh tế
tài chính của bản thân đơn vị, cơ quan chủ quản mà chế độ kế toán tài sản cố định
đơn vị sự nghiệp công lập có những đặc điểm riêng.


7
- Các đơn vị sự nghiệp công lập tuỳ theo từng lĩnh vực và khả năng của đơn
vị được:
+ Quyết định mua sắm tài sản, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất từ quỹ phát triển
hoạt động sự nghiệp, vốn huy động, theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Tham gia đấu thầu các hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn
của đơn vị.
+ Sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh với các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị
phục vụ hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo quy
định hiện hành của Nhà nước và phải thực hiện trích khấu hao thu hồi vốn theo quy
định áp dụng cho các DNNN. Số tiền trích khấu hao TSCĐ và tiền thu từ thanh lý
tài sản thuộc nguồn vốn NSNN đơn vị được để lại bổ sung Quỹ phát triển hoạt động
sự nghiệp.
1.2. Một số lý luận chung về tài sản cố định
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của tài sản cố định
1.2.1.1. Khái niệm về tài sản cố định
Để đảm bảo hoạt động của các đơn vị HCSN bình thường, hoàn thành các
nhiệm vụ do nhà nước giao, các đơn vị HCSN phải có cơ sở vật chất kỹ thuật cần
thiết. Phần lớn các tư liệu lao động tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật trong đơn vị
HCSN là TSCĐ. Như vậy, tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu và
những tài sản khác có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài.
Theo quy định tại Thông tư 162/2014/TT-BTC ngày 06/11/2014 của Bộ Tài
chính, tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định phải thỏa mãn đồng thời cả 2 tiêu chuẩn
dưới đây:

a) Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;
b) Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng.
1.2.1.2. Đặc điểm của tài sản cố định
Tài sản cố định trong các đơn vị hành chính sự nghiệp là cơ sở vật chất, kỹ thuật
cần thiết để đảm bảo cho hoạt động của các đơn vị được tiến hành bình thường.


8
Riêng đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu là những đơn vị tự đảm
bảo hoặc đảm bảo một phần chi thường xuyên, cũng giống như các đơn vị sản xuất
kinh doanh, TSCĐ là những tư liệu lao động phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn ghi nhận
TSCĐ theo chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban hành:
- Chắc chắn thu lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
- Thời gian sử dụng ước tính trên 01 năm
- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
Trong quá trình tham gia hoạt động sự nghiệp cũng như hoạt động SXKD, tài
sản cố định có những đặc điểm sau:
- TSCĐ tham gia vào nhiều năm hoạt động hành chính sự nghiệp, cũng
như vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mà không thay đổi hình thái vật chất
ban đầu.
- Trong quá trình tham gia vào các hoạt động, TSCĐ bị hao mòn dần, giá trị
hao mòn TSCĐ được tính vào chi phí hoạt động (đối với TSCĐ dùng vào hoạt động
sự nghiệp), hoặc được trích khấu hao TSCĐ và tính vào chi phí SXKD (đối với chi
dùng vào hoạt động SXKD).
1.2.2. Phân loại tài sản cố định
1.2.2.1. Phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản
Theo tiêu thức phân loại này, TSCĐ được chia thành
a) Tài sản cố định hữu hình
- Loại 1: Nhà, gồm: Nhà làm việc, nhà kho, nhà hội trường, nhà câu lạc bộ,

nhà văn hóa, nhà tập luyện và thi đấu thể thao, nhà bảo tồn bảo tàng, nhà trẻ, nhà
mẫu giáo, nhà xưởng, phòng học, nhà giảng đường, nhà ký túc xá, nhà khám bệnh,
nhà an dưỡng, nhà khách, nhà ở, nhà công vụ, nhà khác.
- Loại 2: Vật kiến trúc, gồm: Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi,
sân chơi thể thao, sân vận động, bể bơi, trường bắn, kè, đập, đê, cống, kênh, mương
máng, bến cảng, ụ tàu, giếng khoan, giếng đào, tường rào, vật kiến trúc khác.
- Loại 3: Phương tiện vận tải, gồm:


9
+ Phương tiện vận tải đường bộ (xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện
vận tải đường bộ khác);
+ Phương tiện vận tải đường thủy, gồm: Tàu biển chở hàng hóa; tàu biển chở
khách; tàu tuần tra, cứu hộ, cứu nạn đường thủy; tàu chở hàng đường thủy nội địa;
tàu chở khách đường thủy nội địa; phà đường thủy các loại; ca nô, xuồng máy
các loại; ghe, thuyền các loại; phương tiện vận tải đường thủy khác.
+ Phương tiện vận tải đường không (máy bay);
+ Phương tiện vận tải đường sắt;
+ Phương tiện vận tải khác.
- Loại 4: Máy móc, thiết bị văn phòng, gồm: Máy vi tính để bàn; máy vi tính
xách tay; máy in các loại; máy chiếu các loại; máy fax; máy hủy tài liệu; máy
Photocopy; thiết bị lọc nước các loại; máy hút ẩm, hút bụi các loại; ti vi, đầu Video,
các loại đầu thu phát tín hiệu kỹ thuật số khác; máy ghi âm; máy ảnh; thiết bị âm
thanh các loại; tổng đài điện thoại, điện thoại cố định, máy bộ đàm, điện thoại di
động; thiết bị thông tin liên lạc khác; tủ lạnh, máy làm mát; máy giặt; máy điều hòa
không khí; máy bơm nước; két sắt các loại; bộ bàn ghế ngồi làm việc; bộ bàn ghế
tiếp khách; bàn ghế phòng họp, hội trường, lớp học; tủ, giá kệ đựng tài liệu hoặc
trưng bày hiện vật; thiết bị mạng, truyền thông; thiết bị điện văn phòng các loại;
thiết bị điện tử phục vụ quản lý, lưu trữ dữ liệu; các loại thiết bị văn phòng khác.
- Loại 5: Thiết bị truyền dẫn, gồm: phương tiện truyền dẫn khí đốt, phương

tiện truyền dẫn điện, phương tiện truyền dẫn nước, phương tiện truyền dẫn
các loại khác.
- Loại 6: Máy móc, thiết bị động lực.
- Loại 7: Máy móc, thiết bị chuyên dùng.
- Loại 8: Thiết bị đo lường, thí nghiệm.
- Loại 9: Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm.
- Loại 10: Tài sản cố định hữu hình khác.
b) Tài sản cố định vô hình
- Loại 1: Quyền sử dụng đất.


10
- Loại 2: Quyền tác giả.
- Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp.
- Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng.
- Loại 5: Phần mềm ứng dụng.
- Loại 6: Tài sản cố định vô hình khác.
Việc phân loại theo tính chất và đặc điểm của TSCĐ nhằm mục đích xác định
tỷ trọng các loại TSCĐ ở từng đơn vị. Đây là một căn cứ quan trọng để lựa chọn các
quyết định đầu tư hoặc cơ cấu đầu tư cho phù hợp và hiệu quả. Mặt khác phương
pháp này cũng giúp cho việc quản lý và thực hiện khấu hao TSCĐ được chính xác
1.2.2.2. Phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản
Theo tiêu thức phân loại này TSCĐ được phân loại thành
a) Tài sản cố định hình thành do mua sắm;
b) Tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng;
c) Tài sản cố định được điều chuyển đến;
d) Tài sản cố định được tặng cho;
đ) Tài sản cố định được hình thành từ nguồn khác.
Phương pháp phân loại này giúp người quản lý biết được nguồn hình thành
của từng TSCĐ để có phương hướng sử dụng và trích khấu hao đúng đắn, đồng thời

xác định được tỉ trọng của từng nguồn vốn trong tổng số để có biện pháp tổ chức khai
thác tốt nhất các nguồn vốn nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý của đơn vị.
1.2.2.3. Phân loại theo mục đích sử dụng
Theo cách phân loại này tài sản cố định của đơn vị được chia thành:
- Tài sản cố định dùng cho hoạt động HCSN.
- Tài sản cố định dùng cho hoạt động chương trình, dự án, đề tài.
- Tài sản cố định chuyên dùng cho hoạt động SXKD, dịch vụ.
- Tài sản cố định dùng vào mục đích phúc lợi.
- Tài sản cố định chờ xử lý (không còn sử dụng được, hoặc không cần dùng)
Cách phân loại này nhằm xác định tình trạng thực tế Tài sản cố định sử dụng
vào các mục đích hoạt động của đơn vị.


11
1.2.3. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán tài sản cố định
* Yêu cầu quản lý tài sản cố định:
- Mọi tài sản cố định hiện có tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được quản lý chặt
chẽ về hiện vật và giá trị theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài
sản nhà nước.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm lập thẻ tài sản cố định, hạch toán kế
toán đối với toàn bộ tài sản cố định hiện có của đơn vị theo đúng quy định của chế
độ kế toán hiện hành; thực hiện kiểm kê định kỳ hàng năm về tài sản cố
định hiện có thực tế; báo cáo cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp để thống nhất hạch
toán điều chỉnh số liệu giữa kết quả kiểm kê và sổ kế toán (nếu có); thực hiện báo
cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử
dụng tài sản nhà nước.
- Tài sản cố định đã tính hao mòn đủ nhưng vẫn còn sử dụng được thì cơ
quan, tổ chức, đơn vị vẫn phải tiếp tục quản lý theo quy định của pháp luật
* Nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định:
- Tổ chức ghi chép phản ánh đầy đủ chính xác, kịp thời số lượng, giá trị, hiện

trạng TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm trong kỳ, việc sử dụng TSCĐ trong đơn
vị. Thông qua đó giám đốc chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, sử dụng TSCĐ ở đơn vị.
- Tham gia nghiệm thu và xác định nguyên giá TSCĐ trong các trường hợp:
hoàn thành việc mua sắm, xây dựng, bàn giao, đưa vào sử dụng, tài sản được cơ
quan quản lý cấp phát trừ vào kinh phí, tài sản tiếp nhận của các đơn vị khác bàn
giao hoặc biếu tăng, viện trợ.
- Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường TSCĐ trong đơn vị, lập
kế hoạch và theo dõi việc sửa chữa, thanh lý, khôi phục, đổi mới TSCĐ.
- Phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ, phân tích tình hình sử dụng TSCĐ tại đơn vị.
1.3. Kế toán tài sản cố định trên phương diện kế toán tài chính
1.3.1. Nguyên tắc kế toán tài sản cố định
Giá trị tài sản được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, kế toán TSCĐ phải tôn
trọng nguyên tắc ghi nhận theo nguyên giá ( giá thực tế hình thành TSCĐ) và giá trị
còn lại của TSCĐ.


12
Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị
biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại
một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập
báo cáo tài chính.
Tài sản cố định hữu hình và vô hình phải được phản ánh đầy đủ, chính xác,
kịp thời cả về số lượng, giá trị và hiện trạng của những TSCĐ hiện có; tình hình
tăng, giảm và việc quản lý, sử dụng tài sản. Thông qua đó giám sát chặt chẽ việc
đầu tư, mua sắm, sử dụng TSCĐ của đơn vị.
Việc hạch toán khấu hao TSCĐ hàng năm sẽ được tính vào chi phí trong kỳ,
ghi nhận tài sản đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu.
Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán
trong kỳ kế toán năm; trường hợp thay đổi các quy định và phương pháp kế toán đã
chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo tài chính.

1.3.2. Kế toán tài sản cố định
1.3.2.1. Chứng từ kế toán
Để hạch toán tài sản cố định, kế toán căn cứ vào:
- Biên bản bàn giao tài sản cố định
Biên bản giao nhận TSCĐ nhằm xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau khi hoàn
thành xây dựng, mua sắm, được cấp trên cấp phát, được tặng biếu, viện trợ, nhận
góp vốn, TSCĐ thuê ngoài... đưa vào sử dụng tại đơn vị hoặc tài sản của đơn vị bàn
giao cho đơn vị khác theo lệnh của cấp trên, theo hợp đồng góp vốn,... Biên bản
giao nhận TSCĐ là căn cứ để giao nhận TSCĐ và kế toán ghi sổ TSCĐ, sổ kế toán
có liên quan.
Khi có tài sản cố định mới đưa vào sử dụng hoặc điều TSCĐ cho đơn vị khác,
đơn vị phải lập Hội đồng bàn giao gồm: Đại diện bên giao, đại diện bên nhận và 1
số uỷ viên. Biên bản giao nhận TSCĐ lập cho từng TSCĐ. Đối với trường hợp giao
nhận cùng một lúc nhiều tài sản cùng loại, cùng giá trị và do cùng 1 đơn vị giao 1
đơn vị nhận có thể lập chung 1 Biên bản giao nhận TSCĐ.
Biên bản giao nhận TSCĐ được lập thành 2 bản, mỗi bên (giao, nhận) giữ 1
bản chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán và lưu.


13
- Thẻ tài sản cố định
Thẻ TSCĐ dùng để theo dõi chi tiết từng TSCĐ của đơn vị. Mỗi đối tượng ghi
TSCĐ được mở riêng.
Căn cứ để lập thẻ TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ; Các tài liệu kỹ thuật có
liên quan. Thẻ TSCĐ bao gồm 7 nội dung chính sau: Tên tài sản, Thông số kỹ thuật,
Năm sản xuất và nước sản xuất, Thời gian đưa vào sử dụng, Thời gian mua sắm,
Nguyên giá, Tên người hoặc bộ phận trực tiếp sử dụng
- Biên bản thanh lý tài sản cố định
Biên bản thanh lý TSCĐ nhằm xác nhận việc thanh lý TSCĐ và làm căn cứ để
ghi giảm TSCĐ trên sổ kế toán.

Biên bản thanh lý phải do Ban thanh lý TSCĐ lập và có đầy đủ chữ ký, ghi rõ
họ tên của Trưởng ban thanh lý, kế toán trưởng và Thủ trưởng đơn vị.
- Biên bản đánh giá lại tài sản cố định
Biên bản đánh giá lại TSCĐ nhằm xác nhận việc đánh giá lại TSCĐ và làm
căn cứ để ghi sổ kế toán và các tài liệu liên quan đến số chênh lệch (tăng, giảm) do
đánh giá lại TSCĐ.
Khi có quyết định đánh giá lại TSCĐ, đơn vị phải thành lập Hội đồng đánh giá
lại TSCĐ, ghi rõ số và ngày, tháng, năm của Quyết định, họ và tên từng thành viên
của Hội đồng đánh giá.
Sau khi đánh giá xong, Hội đồng có trách nhiệm lập biên bản ghi đầy đủ các
nội dung và các thành viên trong Hội đồng ký, ghi rõ họ tên vào Biên bản đánh giá
lại TSCĐ.
Biên bản đánh giá lại TSCĐ được lập thành 2 bản, 1 bản lưu tại phòng kế toán
để ghi sổ kế toán và 1 bản lưu cùng với hồ sơ kỹ thuật của TSCĐ.
- Biên bản kiểm kê tài sản cố định
Biên bản kiểm kê tài sản cố định nhằm xác nhận số lượng, giá trị tài sản cố
định hiện có, thừa thiếu của đơn vị so với sổ kế toán trên cơ sở đó tăng cường quản
lý tài sản cố định, làm cơ sở quy trách nhiệm vật chất và ghi sổ kế toán.


14
Khi tiến hành kiểm kê phải thành lập Ban kiểm kê, trong đó kế toán theo dõi
tài sản cố định là thành viên, ghi rõ thời điểm kiểm kê (...giờ.... ngày… tháng…
năm…), họ và tên từng thành viên của Ban kiểm kê. Khi tiến hành kiểm kê phải tiến
hành kiểm kê theo từng đối tượng ghi tài sản cố định
Trên Biên bản kiểm kê TSCĐ cần phải xác định và ghi rõ nguyên nhân gây ra
thừa hoặc thiếu TSCĐ, có ý kiến nhận xét và kiến nghị của Ban kiểm kê. Biên bản
kiểm kê TSCĐ phải có chữ ký (ghi rõ họ tên) của Trưởng ban kiểm kê, kế toán
trưởng và thủ trưởng đơn vị. Mọi khoản chênh lệch về TSCĐ của đơn vị đều phải
báo cáo Thủ trưởng đơn vị xem xét.

- Bảng tính hao mòn tài sản cố định
Bảng tính hao mòn TSCĐ dùng để phản ánh số hao mòn đã tính của từng loại
TSCĐ cho các đối tượng TSCĐ. Bảng tính này áp dụng cho các đơn vị hành chính
sự nghiệp phải tính hao mòn TSCĐ vào cuối năm để có cơ sở ghi giảm nguyên giá
TSCĐ; là cơ sở để tính giá trị còn lại của TSCĐ và ghi sổ kế toán.
- Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ dùng để phản ánh số khấu hao TSCĐ
phải trích và phân bổ số khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng TSCĐ trong kỳ.
Bảng này áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh
doanh phải trích khấu hao TSCĐ tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh sản phẩm,
dịch vụ,...
Số khấu hao phải trích kỳ này trên Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ được
sử dụng để ghi vào các sổ kế toán có liên quan, đồng thời được sử dụng để tính giá
thành thực tế sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.
- Các chứng từ khác có liên quan, gồm: đề nghị thanh toán, đề nghị mua sắm,
sửa chữa, báo giá của nhà cung cấp, quyết định, hợp đồng, hóa đơn, thanh lý …
1.3.2.2. Kế toán chi tiết tài sản cố định
Kế toán tài sản cố định căn cứ vào hồ sơ nhận được, với mỗi tài sản cố định
lập một Thẻ tài sản cố định theo dõi riêng trong suốt quá trình sử dụng tài sản cố
định. Các Thẻ tài sản cố định sau khi lập phải được đăng ký vào Sổ tài sản cố định


15
(lập chung cho toàn đơn vị hoặc chi tiết cho từng bộ phận sử dụng). Bên cạnh đó,
các bộ phận sử dụng tài sản trong đơn vị cũng cần mở sổ theo dõi tài sản cố định
riêng, làm căn cứ đối chiếu với sổ sách của kế toán.
Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính, hoặc bất thường (các trường hợp bàn
giao, chia tách, sáp nhập, giải thể đơn vị hoặc tổng kiểm kê đánh giá lại tài sản cố
định theo chủ trương của Nhà nước) đơn vị hành chính sự nghiệp phải tiến hành
kiểm kê tài sản cố định, mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu tài sản cố định đều

phải ghi rõ trong Biên bản kiểm kê, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm, đề xuất
biện pháp xử lý và ghi chép đầy đủ, kịp thời vào các sổ kế toán liên quan theo qui
định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành.
1.3.2.3. Kế toán biến động tài sản cố định
a. Tài khoản sử dụng: Việc hạch toán TSCĐ được sử dụng trên các tài khoản
chủ yếu sau:
* TK 211 – TSCĐ hữu hình: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có
và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ hữu hình của đơn vị theo nguyên giá.
TK 211 được chia thành 7 tài khoản cấp 2, tương ứng với cách phân loại tài
sản theo Thông tư số 162/2014/TT-BTC quy định về quản lý, tính hao mòn TSCĐ
trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng
ngân sách nhà nước. Theo đó, các tài khoản được phân chia như sau:
- TK 2111 – Nhà cửa, vật kiến trúc: Phản ánh giá trị của các TSCĐ là nhà cửa,
vật kiến trúc.
Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 3:
+ Tài khoản 21111- Nhà cửa, gồm: Nhà làm việc, nhà kho, nhà hội trường, nhà
câu lạc bộ, nhà văn hóa, nhà tập luyện và thi đấu thể thao, nhà bảo tồn bảo tàng, nhà
trẻ, nhà mẫu giáo, nhà xưởng, phòng học, nhà giảng đường, nhà ký túc xá, nhà
khám bệnh, nhà an dưỡng, nhà khách, nhà ở, nhà công vụ, nhà công thự, nhà
khác,...
+ Tài khoản 21112- Vật kiến trúc, gồm: Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi,
sân chơi, sân chơi thể thao, sân vận động, bể bơi, trường bắn, kè, đập, đê, cống,


16
kênh, mương máng, bến cảng, ụ tàu, giếng khoan, giếng đào, tường rào, vật kiến
trúc khác.
- TK 2112 – Phương tiện vận tải: Phản ánh giá trị của các TSCĐ là phương
tiện vận tải.
Tài khoản này có 5 tài khoản cấp 3:

+ Tài khoản 21121- Phương tiện vận tải đường bộ: Phản ánh giá trị các loại
phương tiện vận tải đường bộ như xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy và các phương tiện
đường bộ khác.
+ Tài khoản 21122- Phương tiện vận tải đường thủy: Phản ánh giá trị các loại
phương tiện vận tải đường thủy như: Tàu biển chở hàng hóa; tàu biển chở khách;
tàu tuần tra, cứu hộ, cứu nạn đường thủy; tàu chở hàng đường thủy nội địa; tàu chở
khách đường thủy nội địa; phà đường thủy các loại; ca nô, xuồng máy các loại; ghe,
thuyền các loại; phương tiện vận tải đường thủy khác.
+ Tài khoản 21123- Phương tiện vận tải đường không: Phản ánh giá trị các
loại phương tiện vận tải đường không như máy bay.
+ Tài khoản 21124- Phương tiện vận tải đường sắt: Phản ánh giá trị các loại
phương tiện vận tải đường sắt.
+ Tài khoản 21128- Phương tiện vận tải khác: Phản ánh giá trị các loại phương
tiện vận tải khác không thuộc các phương tiện nêu trên.
- TK 2113 – Máy móc, thiết bị: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ là máy móc,
thiết bị dùng cho văn phòng, máy móc, thiết bị động lực, máy móc thiết bị chuyên
dùng và máy móc thiết bị khác.
Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 3:
+ Tài khoản 21131- Máy móc, thiết bị văn phòng: Phản ánh giá trị các loại
TSCĐ là máy móc, thiết bị văn phòng.
+ Tài khoản 21132- Máy móc, thiết bị động lực: Phản ánh giá trị các loại
TSCĐ là máy móc, thiết bị động lực.
+ Tài khoản 21133- Máy móc, thiết bị chuyên dùng: Phản ánh giá trị các loại
TSCĐ là máy móc, thiết bị chuyên dùng.


17
- TK 2114 – Thiết bị truyền dẫn: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ là thiết bị
truyền dẫn như phương tiện truyền dẫn khí đốt, phương tiện truyền dẫn điện,
phương tiện truyền dẫn nước, phương tiện truyền dẫn các loại khác.

- TK 2115 – Thiết bị đo lường, thí nghiệm: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ là
thiết bị đo lường, thí nghiệm.
- TK 2116 – Cây lâu năm, súc vật làm việc: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ là
cơ thể sống, cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, vườn cây cảnh,
súc vật cảnh...
- TK 2118 – TSCĐ hữu hình khác: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ hữu hình
khác chưa phản ánh ở các tài khoản nêu trên (chủ yếu là TSCĐ mang tính đặc
thù) như: Tác phẩm nghệ thuật, sách báo khoa học, kỹ thuật trong các thư viện
và sách báo phục vụ cho công tác chuyên môn, các vật phẩm trưng bày trong các
nhà bảo tàng...
* TK 213 – TSCĐ vô hình: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình
hình biến động giá trị toàn bộ TSCĐ vô hình của đơn vị.
TK 213 chia thành 6 tài khoản cấp 2, bao gồm:
- TK 2131 – Quyền sử dụng đất: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có
và tình hình biến động giá trị quyền sử dụng đất của đơn vị.
- TK 2132 – Quyền tác quyền: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và
tình hình biến động giá trị quyền tác quyền của đơn vị.
- TK 2133 – Quyền sở hữu công nghiệp: Tài khoản này dùng để phản ánh số
hiện có và tình hình biến động giá trị quyền sở hữu công nghiệp của đơn vị.
- TK 2134 – Quyền đối với giống cây trồng: Tài khoản này dùng để phản ánh
số hiện có và tình hình biến động giá trị quyền đối với giống cây trồng của đơn vị.
- TK 2135 – Phần mềm ứng dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có
và tình hình biến động giá trị phần mềm ứng dụng của đơn vị.
- TK 2138 – TSCĐ vô hình khác: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có
và tình hình biến động giá trị tài sản vô hình khác chưa được phản ánh ở các TK
trên của đơn vị.
Các tài khoản liên quan:


18

* TK 214 – Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ: Tài khoản này dùng để phản
ánh số hiện có và tình hình biến động giá trị khấu hao và hao mòn lũy kế của TSCĐ
hữu hình và TSCĐ vô hình trong quá trình sử dụng và những nguyên nhân khác làm
tăng, giảm giá trị hao mòn của TSCĐ
Tài khoản 214 - Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ, có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 2141- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ hữu hình: Phản ánh số
hiện có và sự tăng, giảm giá trị khấu hao và hao mòn của các TSCĐ hữu hình trong
quá trình sử dụng và do những nguyên nhân khác.
- Tài khoản 2142- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ vô hình: Phản ánh số
hiện có và sự tăng, giảm giá trị khấu hao và hao mòn của các TSCĐ vô hình trong
quá trình sử dụng và do những nguyên nhân khác.
* TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu: Tài khoản này dùng để phản
ánh các khoản thu từ nguồn NSNN cấp; nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài; nguồn
phí được khấu trừ, để lại đơn vị nhưng chưa được ghi thu vào các TK thu tương ứng
ngay do các khoản thu này được phân bổ cho nhiều năm tiếp theo mặc dù đơn vị đã
quyết toán với NSNN toàn bộ số đã sử dụng.
Tài khoản 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu, có 4 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 3661- Ngân sách nhà nước cấp: Tài khoản này dùng để phản ánh
giá trị còn lại của TSCĐ; giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ còn tồn kho
hình thành bằng nguồn NSNN cấp hoặc bằng nguồn kinh phí hoạt động khác.
Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 3:
+ Tài khoản 36611- Giá trị còn lại của TSCĐ: Tài khoản này dùng để phản
ánh giá trị còn lại của TSCĐ hình thành bằng nguồn NSNN cấp.
+ Tài khoản 36612- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho: Tài
khoản này dùng để phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ hình
thành bằng nguồn NSNN cấp còn tồn kho.
- Tài khoản 3662- Viện trợ, vay nợ nước ngoài: Tài khoản này dùng để phản
ánh giá trị còn lại của TSCĐ; giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ hình
thành bằng nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài còn tồn kho.
Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 3:



×