Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên quan điểm tài nguyên môi trường tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên tiền hải huyện tiền hải thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742.17 KB, 26 trang )

I HC QUC GIA H NI
TRUNG TM NGHIấN CU TI NGUYấN V MễI TRNG
--------------------------------------

Nguyn Xuõn Hũa

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái
cộng đồng trên quan điểm Tài Nguyên Môi tr-ờng
tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
huyện Tiền Hải - Thái Bình

LUN VN THC S KHOA HC MễI TRNG

Hà Nội, 2009


I HC QUC GIA H NI
TRUNG TM NGHIấN CU TI NGUYấN V MễI TRNG
--------------------------------------

Nguyn Xuõn Ho

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái cộng đồng
trên quan điểm Tài Nguyên Môi tr-ờng
tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
huyện Tiền Hải - Thái Bình

Chuyên ngành: Môi tr-ờng trong Phát triển Bền vững
(Ch-ơng trình đào tạo thí điểm)

luận văn thc sĩ khoa học môi tr-ờng



NgI HNG dẫn khoa học
PGS. TS. Phm Trung Lng

Hà Nội, 2009


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vi
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................. 3
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 4
5. Cơ sở dữ liệu được sử dụng ....................................................................................... 4
6. Các kết quả đạt được ................................................................................................. 4
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài........................................................ 5
8. Cấu trúc của luận văn ................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 6
1.1. Quan điểm nghiên cứu ............................................................................................ 6
1.1.1. Quan điểm nghiên cứu ......................................................................................... 6
1.1.2. Các bước nghiên cứu ........................................................................................... 7
1.2. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái và du lịch sinh thái cộng đồng trên quan điểm tài
nguyên và môi trường. ................................................................................................... 8
1.2.1. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái. ........................................................................ 8
1.2.2. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái cộng đồng trên quan điểm tài nguyên và môi trường. ..... 16

1.3. Phương pháp nghiên cứu. ...................................................................................... 22
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ
HỘI TẠI VÙNG ĐỆM KHU BTTN TIỀN HẢI – THÁI BÌNH. ........................ 24
2.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................... 24
2.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ................................................................................. 24
2.2.1. Đặc điểm địa chất .............................................................................................. 24
2.2.2. Đặc điểm khí hậu ............................................................................................... 25
2.2.3. Đặc điểm thủy văn, hải văn ................................................................................ 29
2.2.4. Thổ nhưỡng ....................................................................................................... 31
2.3. Dân cư và nguồn lao động .................................................................................... 33

iii


2.3.1. Dân cư ............................................................................................................... 33
2.3.2. Nguồn lao động và việc làm .............................................................................. 35
2.4. Điều kiện kinh tế – xã hội ..................................................................................... 36
2.4.1. Cơ cấu kinh tế, thực trạng phát triển của các ngành ............................................ 36
2.4.2. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ................................................ 38
CHƯƠNG 3. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VÀ HIỆN TRẠNG
MÔI TRƯỜNG TẠI VÙNG ĐỆM KHU BTTN TIỀN HẢI - HUYỆN TIỀN HẢI,
TỈNH THÁI BÌNH...................................................................................... 45
3.1. Tiềm năng phát triển du lịch................................................................................. 45
3.1.1. Đặc điểm tài nguyên du lịch tự nhiên ................................................................. 45
3.1.2. Đặc điểm tài nguyên du lịch nhân văn................................................................ 51
Đánh giá chung về Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại vùng đệm Khu
BTTN Tiền Hải - huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình ......................................................... 59
3.2. Hiện trạng môi trường tại vùng đệm khu BTTN Tiền Hải – Thái Bình. ................... 62
3.2.1. Môi trường không khí. ....................................................................................... 62
3.2.2. Môi trường nước................................................................................................ 63

3.2.3. Chất thải và rác thải. .......................................................................................... 66
3.2.4. Hiện trạng sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và các chất bảo vệ thực vật. ................... 66
CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG TẠI
VÙNG ĐỆM – KHU BTTN TIỀN HẢI ........................................................ 68
4.1. Tổng quan về định hướng phát triển kinh tế – xã hội ............................................. 68
4.2. Mô hình tổ chức hoạt động du lịch ........................................................................ 71
4.3. Mô hình tổ chức không gian DLSTCĐ trong mối liên kết du lịch .......................... 81
4.4. Mô hình quản lý du lịch sinh thái cộng đồng ............................................................. 87
4.5. Dự báo các vấn đề nảy sinh sau khi triển khai mô hình phát triển du lịch ........................ 90
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 92
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 96

iv


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
KBTTN Tiền Hải là khu vực rất phong phú về các kiểu sinh cảnh, trong đó quan trọng nhất là các bãi cát
ngập triều, trảng sậy và rừng ngập mặn. Ngoài ra, trên cồn Vành và dọc đê còn có Phi lao được trồng với mục
tiêu chắn cát, chắn gió.
Tiền Hải là nơi dừng chân và trú đông quan trọng của các loài Vịt trời, Mòng bể và chim ven biển.
Trong số này có các loài bị đe doạ toàn cầu như: Mòng bể mỏ ngắn, Cò thìa. Ở đây còn là nơi trú ngụ của
một số loài chim khác với số lượng lớn.
Tuy nhiên, Ngày nay trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đang nổi lên các vấn đề về khai thác triệt để
tài nguyên và ô nhiễm môi trường, tạo ra các sức ép đối với KBTTN Tiền Hải. Do vậy, đề tài đã chọn 3 xã
vùng đệm của KBTTN Tiền Hải là điểm nghiên cứu.
Đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên quan điểm Tài Nguyên Môi trường
tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải - huyện Tiền Hải - Thái Bình” sẽ là một bước đi tiên
phong trong việc khơi dậy tiềm năng du lịch của vùng và đồng thời đạt được mục đính bảo tồn bền vững

đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái thuỷ sinh ven biển.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu ngắn hạn
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên quan điểm Tài Nguyên Môi trường. Đề xuất áp
dụng tại 3 xã vùng đệm của KBTTN Tiền Hải.
Bảo tồn đa dạng sinh học, cải tạo điều kiện môi trường, bảo vệ cảnh quan rừng ngập mặn và hệ sinh
thái ven biển.
Mục tiêu lâu dài
Thiết lập mối quan hệ lâu dài giữa các bên liên quan
Là mô hình điểm học tập, giáo dục cộng đồng về đa dạng sinh học rừng ngập mặn và hệ sinh thái ven
biển, giáo dục môi trường.
3. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của khoá luận được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Điều kiện tự nhiên, hiện trạng, phát triển kinh tế – xã hội và Môi trường tại vùng đệm Khu BTTN
Tiền Hải – Thái Bình.
Chương 3: Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng và thực trạng môi trường tại vùng đệm Khu
BTTN Tiền Hải - huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
Chương 4: Định hướng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại vùng đệm khu BTTN Tiền Hải – Thái Bình.

2


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm nghiên cứu
1.1.1. Quan điểm nghiên cứu
Quan điểm tổng hợp : Vùng ven biển với sự đa dạng về tài nguyên là sản phẩm của hoạt động tương tác
Lục địa - Biển - Khí quyển và hoạt động của con người. Các dạng tài nguyên chủ yếu được khai thác để phát
triển kinh tế ở vùng ven biển.
Quan điểm hệ thống: Theo quan điểm này, khai thác, sử dụng hợp lý lãnh thổ các xã ven biển vùng

đệm của Khu BTTN Tiền Hải - huyện Tiền Hải phải đặt trong hệ thống phát triển với các mối quan hệ
liên ngành, liên vùng, trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của xã, huyện.
Quan điểm phát triển bền vững: sử dụng hợp lý lãnh thổ ở các xã vùng đệm của Khu BTTN Tiền Hải
theo quan điểm phát triển bền vững là vừa đáp ứng được các mục tiêu về phát triển kinh tế song hạn chế
tác động đến tài nguyên và môi trường, đảm bảo sự phát triển cộng đồng.
1.2. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái và du lịch sinh thái cộng đồng trên quan điểm tài
nguyên và môi trường.
1.2.1. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái.
Các khái niệm về du lịch sinh thái.
Khái niệm du lịch sinh thái được Cebllos-Lascurain đưa ra năm 1987 với nội dung như sau:
“DLST là du lịch đến những khu tự nhiên hầu như không bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với mục tiêu
đặc biệt: nghiên cứu, thưởng ngoạn, trân trọng khung cảnh và muông thú hoang dã và các biểu thị văn
hóa được khám phá trong các khu vực này”.
Tiếp sau đó Tổ chức Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới (IUCN) đã đưa ra khái niệm của mình:
“DLST là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá
để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua
đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo
ra ích lợi cho những người dân địa phương tham gia tích cực”.
Theo Tổ chức du lịch sinh thái quốc tế cũng đưa ra quan điểm về du lịch sinh thái như sau:
“Du lịch sinh thái là chuyến du hành có trách nhiệm, đến những khu vực tự nhiên, gìn giữ bảo vệ môi
trường và góp phần cải thiện phúc lợi xã hội cho người dân địa phương”.
Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực mới được đặt ra nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 song đã thu hút được
sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch và môi trường. Tuy nhiên cũng chưa đưa ra được
quan điểm chung nhất về Du lịch sinh thái do có những góc độ nhìn nhận khác nhau.
Định nghĩa về DLST ở Việt Nam, theo đó:
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục
môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng
đồng địa phương”.
Đây được coi là sự mở đầu thuận lợi cho các bước tiếp theo trong quá trình phát triển của DLST ở
Việt Nam.


3


du lịch
thiên nhiên

DU LịCH
DU LCH H TR BO
TN V PHT TRIN
CNG NG

Định nghĩa
Du lịch
sinh thái

du lịch có

du lịch đ-ợc

giáo dục

quản lý

môi tr-ờng

bền vững

Hỡnh 1: S cu trỳc du lch sinh thỏi (theo Phm Trung Lng)
1.2.2. C s lý lun v du lch sinh thỏi cng ng trờn quan im ti nguyờn v mụii trng.

- Khỏi nim v du lch sinh thỏi cng ng
Du lch sinh thỏi cng ng c hiu l loi hỡnh du lch sinh thỏi cú s tham gia tớch cc ca cng
ng, trong ú cng ng a phng l ch s hu, da trờn s nh hng ca chớnh quyn a phng.
Trong cng ng ú tt c cỏc loi hỡnh du lch, sn phm du lch u chu s chi phi v k hoch hoỏ
ca cng ng a phng. T ú du lch cú th da vo cng ng cú th phỏt huy c ht kh nng
ca mỡnh v mang li ngun li cng nh s phỏt trin bn vng cho cng ng a phng.
Vai trũ ca cng ng trong vic trc tip tham gia v qun lý vo hot ng phỏt trin du lch v
DLST cỏc VQG, khu BTTN, bao gm:
+ Tham gia vo quỏ trỡnh quy hoch phỏt trin du lch: õy l yu t rt quan trng m bo cho quy
hoch du lch i vo cuc sng vi s ng h, giỏm sỏt ca cng ng a phng.
+ Cng ng cú th tham gia hot ng l hnh vi t cỏch l hng dn viờn/thuyt minh viờn a
phng. cỏc VQG, khu BTTN, s hiu bit v kinh nghim ca cng ng s giỳp du khỏch hiu rừ hn
v cỏc giỏ tr cnh quan, DSH khu vc.
+ Tham gia ng h vic bo v ti nguyờn v mụi trng du lch khi cng ng cú c hng li ớch
t hot ng du lch. Vic bo v ti nguyờn DSH v mụi trng du lch s khụng th cú hiu qu nu
thiu s tham gia tớch cc ca cng ng a phng.
+ Cung cp cỏc dch v n du khỏch: cng ng cú kh nng t t chc cung cp cỏc dch v ỏp
ng nhu cu khỏch du lch nh lu trỳ ti nh, vn chuyn khỏch, dch v n ung, bỏn hng th cụng m
ngh... Tuy nhiờn, cú th thc hin c cỏc dch v ny, cng ng cn c hun luyn vi nhng
hiu bit ti thiu v giao tip, v cỏc quy nh nghip v
- C s lý lun v du lch sinh thỏi cng ng trờn quan im ti nguyờn v mụi trng
Ni dung bo v ti nguyờn, mụi trng cng ng bao gm:

4


+ Cộng đồng xác lập các vấn đề ưu tiên cho phát triển cộng đồng.
+ Cộng đồng tìm ra cách để giải quyết các vấn đề ưu tiên, lập dự án, chương trình và kế hoạch thực hiện.
+ Cộng đồng tìm kiếm sự liên kết, hỗ trợ cho mình để thực hiện dự án, chương trình đã lập ra.
+ Đánh giá từng công đoạn, hiệu chỉnh trong quá trình thực hiện nếu thấy cần thiết.

+ Kết thúc đánh giá tổng thể.
1.3. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA-Participatory Rural Appraisal)
- Phương pháp khảo sát thực địa
- Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống
- Phương pháp sơ đồ, bản đồ
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn
- Phương pháp phân tích mạng lưới

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI TẠI
VÙNG ĐỆM KHU BTTN TIỀN HẢI – THÁI BÌNH.
2.1. Vị trí địa lý
KBTTN Tiền Hải nằm ở phía Nam của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình có diện tích là 12.000 ha. Ranh
giới phía Bắc của KBTTN Tiền Hải là sông Lân, ranh giới phía Nam là cửa Ba Lạt, nơi sông Hồng đổ ra biển,
ranh giới phía Đông là Vịnh Bắc Bộ và ranh giới phía Tây là dải đê biển chính. Nam Thịnh, Nam Hưng và
Nam phú là ba xã vùng đệm ven biển của KBTTN Tiền Hải, nằm ở phía Đông Nam của huyện Tiền Hải
và ở phía Tây của KBTTN, cách thị trấn Tiền Hải khoảng 5,5 km, và cách thành phố Thái Bình 25,5 km
về phía Đông. Phía Bắc của 3 xã có ranh giới là cửa sông Lân và xã Đông Minh, Nam Cường, về phía
Tây giáp với các xã Nam Thắng, Nam Thanh, phía Nam giáp với xã Nam Hồng và sông Hồng về phía
Đông là KBTTN Tiền Hải.
2.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.2.1. Đặc điểm địa chất
Nền móng cứng của khu vực nằm sâu dưới 4 - 6000m, được phủ bởi các lớp trầm tích bên trên. Phía trên
cùng là trầm tích phù sa hiện đại đang hình thành lớp phủ thổ nhưỡng dày 1 - 2m, màu đỏ mịn, luôn luôn bị biến
đổi do được bồi đắp. Tuy quá trình đó bị chậm lại do hệ thống đê, làm tăng độ cao của lòng sông, nhưng lại thúc
đẩy quá trình tiến ra biển nhanh hơn. Những vùng trũng ở độ sâu 1 - 2 m hay gặp xác thực vật.
2.2.2. Đặc điểm khí hậu
- Số giờ nắng.
Trung bình hàng năm ở Tiền Hải có khoảng 1653 giờ nắng, thời kỳ từ tháng V đến tháng XII có khá

nhiều nắng, đạt trên 100 giờ nắng/tháng. Tháng VII có nhiều nắng nhất, có tới 215, 9 giờ, có nghĩa là mỗi

5


ngày có khoảng gần 7 giờ nắng. Các tháng nhiều nắng khác như tháng V, VI, IX mỗi ngày có tới 6,1 - 6,3
giờ nắng. Các tháng ít nắng nhất là tháng II, III, 39,4 - 42, 8 giờ/tháng, đây là thời kỳ có kiểu thời tiết
mưa phùn ẩm ướt, trời đầy mây, mỗi ngày chỉ có khoảng 1,4 giờ nắng.
- Chế độ gió.
Mùa hè các tháng từ tháng IV đến tháng VII là thời kỳ thống trị của hướng gió Đông Nam và gió
Nam thổi từ biển vào đất liền đem lại thời tiết nóng ẩm, tần suất tổng cộng của hai hướng này lên đến 50
– 60%, trong đó gió Nam chiếm ưu thế. Vào mùa đông gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng X đến tháng I,
trong đó các hướng Đông Bắc và Bắc chiếm ưu thế, các tháng đầu mùa gió mùa Đông Bắc thường mang
lại thời tiết hanh khô; tốc độ gió ở đây thuộc loại vừa phải, vận tốc gió trung bình năm là 2,1 m/s.
- Chế độ mưa ẩm.
Mùa mưa ở khu vực này khá đồng đều, thường bắt đầu vào tháng V và kết thúc vào cuối tháng X. Hệ quả
là của hoạt động gió mùa và các tác nhân gây mưa dạng nhiễu động bão, hội tụ nhiệt đới... 3 tháng có lượng
mưa lớn liên tục thường đạt từ 200 – 300 mm và rơi vào thời kỳ cuối mùa mưa: Tháng VIII – X. Mùa khô ở
đây phải gọi là mùa ít mưa từ tháng VII của năm trước đến tháng III năm sau.
- Các hiện tượng thời tiết đặc biệt.
Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của bão và áp thấp nhiệt đới, theo số liệu thống kê thời
kỳ từ 1960 – 1997, ở Tiền Hải có khoảng 88 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ trực tiếp hoặc tiếp cận
vào vùng bờ biển khu vực này. Tính trung bình mỗi năm có khoảng 2 lần bão hoặc áp thấp nhiệt đới đổ
bộ vào đây. Bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện vào thời kỳ từ tháng V đến tháng XI hàng năm, thường
xuyên hơn là tháng VI đến tháng IX và nhiều nhất là các tháng từ VII – IX.
Bão là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra những thay đổi về mặt môi trường, đặc biệt là gây biến
động địa hình bãi và bờ biển. Bão còn làm sạt lở bờ, kênh mương... ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nuôi trồng
thuỷ sản và đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình phát triển du lịch ở đây, điều này phải được xem xét
và tính tới trong định hướng phát triển ngành du lịch của địa phương.
2.2.3. Đặc điểm thủy văn, hải văn

Các sông chảy trên địa phận nghiên cứu đều là đoạn hạ du và là cửa sông của các sông thuộc hệ thống
sông Hồng. Vì vậy, ngoài tài nguyên nước nội tại (nước mưa rơi trên bề mặt, lượng nước trữ trong mạng
lưới sông, suối, ao hồ của khu vực) còn một lượng nước lớn từ thượng nguồn qua vùng đổ ra biển.
Chế độ sóng biển
Chế độ sóng biển vùng nghiên cứu thay đổi theo mùa. Vào mùa đông, hướng sóng chính ngoài khơi là đông –
bắc (61%), đông (15%), còn ở ven bờ là hướng đông (34%), đông – bắc (13%) và đông – nam (18%). Vào
mùa hè các hướng sóng thịnh hành ngoài khơi là nam, tây – nam và đông với tần suất dao động từ 40 – 75%,
trong đó sóng hướng nam chiếm tới 37%. Còn ở vùng ven bờ, sóng có hướng chính là đông – nam với tần suất
24%. Độ cao sóng trung bình ngoài khơi là 1,2 – 1,4 m, ở ven bờ là 0,6 – 0,8 m.
Chế độ thuỷ triều
Vùng ven biển cửa sông đồng bằng sông Hồng có chế độ nhật triều khá thuần nhất, tính nhật triều
thuần nhất giảm từ bắc xuống nam. Mực nước triều lớn nhất nhiều năm có thể đạt 4,0 m và thấp nhất
khoảng 0,08 m. Số ngày triều cường từ 3 m trở lên có từ 152 – 176 ngày.

6


2.2.4. Thổ nhưỡng
Bờ biển Tiền Hải thoải, do lượng phù sa của hai con sông: sông Hồng và sông Trà Lý hàng năm đổ ra
biển khoảng 55 triệu tấn/năm, nhờ thế hàng năm đất được bồi tụ, tiến ra biển từ 50-100m. Cách đất liền 3
- 5 km từ cửa Ba Lạt đến cửa Trà Lý có hệ thống cồn cát tạo thành một vòng cung phía ngoài che chắn
toàn bộ bãi bồi phía trong sát chân đê biển, tạo thành khoảng 45 ngàn ha đất ngập nước ngoài đê rất thuận
lợi cho việc khai thác, nuôi trồng thuỷ hải sản.
2.3. Dân cư và nguồn lao động
2.3.1. Dân cư
Năm 2008, dân số trung bình của 3 xã vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải là 16.014 người,
chiếm 7,8% so với dân số toàn huyện Tiền Hải và chiếm 0,9% dân số tỉnh Thái bình. Trong đó dân số
của xã Nam Thịnh là 6.620 người (1.588 hộ), xã Nam Hưng là 5.372 người (1.420 hộ) và xã Nam Phú là
4635 nhân khẩu (1.246 hộ).
Mật độ dân số trung bình ở đây là 364 người/km2, trong đó mật độ dân số của xã Nam Thịnh là 792

người/km2, xã Nam Hưng là 423 người/km2 và xã Nam Phú là 188 người/km2.
2.3.2. Nguồn lao động và việc làm
Cơ cấu lao động trong các ngành cũng có sự chuyển dịch rõ rệt. Số lao động làm trong ngành nông,
lâm, ngư nghiệp là 6.733 người chiếm 74,5% trong đó xã Nam Thịnh có 2.256 người chiếm 64,4%, xã
Nam Hưng 2.113 người chiếm 70,4% và đặc biệt ở xã Nam Phú số hộ lao động trong ngành nông, lâm,
ngư nghiệp chiếm tới 93,5% (2364 người). Số lao động làm việc trong ngành công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp là 420 người chiếm 4,7%, số lao động làm việc trong ngành xây dựng là 207 người, chiếm
2,3%, số lao động làm trong ngành thương mại, dịch vụ là 1243 người chiếm 13,8% và số người là cán bộ
công nhân viên nhà nước là 429 người chiếm 4,7%.
2.4. Điều kiện kinh tế – xã hội
Trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của huyện Tiền Hải và sự lãnh đạo trực tiếp của chính
quyền nhân dân các xã vùng đệm khu BTTN Tiền Hải, tình hình kinh tế – xã hội trong vùng đã có những
chuyển biến tích cực, kinh tế tăng trưởng ở mức khả quan, cơ cấu kinh tế đã có những bước chuyển biến
quan trọng, đời sống của người dân từng bước được cải thiện, nâng cao, mạng lưới kết cấu cơ sở hạ tầng
trong khu vực được xây dựng và nâng cấp...
2.4.1. Cơ cấu kinh tế, thực trạng phát triển của các ngành
Tăng trưởng kinh tế – xã hội ở đây có thể thấy được ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong
tăng trưởng kinh tế của các xã. Trong giai đoạn 2005 – 2006 ngành thuỷ sản ở Nam Thịnh đóng 66% thu
nhập trong giá trị sản xuất của xã năm 2005 và đã tăng lên 74% vào năm 2006. Tương tự xã Nam Phú
đóng 63% năm 2005 và đã tăng lên 64% năm 2006. Như vậy, xã Nam Thịnh và xã Nam Phú người dân
chủ yếu là nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, riêng xã Nam Hưng thì người dân lại làm nông nghiệp là chủ
yếu, năm 2005, riêng về nông nghiệp xã Nam Hưng đã đóng góp 37% vào giá trị sản xuất của xã, và năm
2006 cũng đóng góp 37%. Ngành thuỷ sản thì chỉ đóng góp một phần nhỏ vào giá trị sản xuất của xã
trong các năm 2005 và 2006 lần lượt là 12 và 14%.
2.4.2. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
- Mạng lưới đường giao thông

7



+ Mạng lưới đường giao thông trong khu vực hiện tại còn khá tốt, đường tỉnh lộ 221A là đường giao
thông huyết mạch liên kết với các xã trong vùng. Đoạn qua xã Nam Phú dài 1,2km, xã Nam Hưng 1,5km.
Đường tỉnh lộ 221A thuộc đường cấp IV đồng bằng với chiều rộng nền 9m, kể cả hành lang mỗi bên thì
lên tới 10m. Mặt đường hiện được trải nhựa, chất lượng tốt, đáp ứng tốt khả năng đi lại của nhân dân
trong và ngoài vùng.
+ Đường thuỷ: hệ thống đường thuỷ trong khu vực đáng kể nhất chỉ có trên địa bàn xã Nam Phú với
sông Hồng và sông Sáu chảy qua, thuận tiện cho việc giao thương buôn bán bằng đường thuỷ. Hiện tại có
một chuyến phà chở khách thông thương qua Sông Hồng, nối Nam Phú (Thái Bình) và Giao Thuỷ (Nam Định).
- Mạng lưới thông tin liên lạc
Mạng lưới thông tin liên lạc trong vùng khá phát triển, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt cả trong
nước và quốc tế. Hiện tại ở mỗi xã trong vùng đều có 01 điểm bưu điện văn hoá xã, là nơi cung cấp các
dịch vụ về bưu chính, viễn thông, internet, báo chí các loại. ở mỗi xã cũng có 3 trạm thu phát sóng đảm
bảo điện thoại được liên lạc thông suốt giữa các vùng và kể cả ở ngoài các cồn cát cũng có sóng điện
thoại di động.
- Mạng lưới điện, cấp, thoát nước
Hệ thống mạng lưới điện ở đây phát triển khá đồng bộ, hiện tại trong khu vực đã có hệ thống gồm
25,48km đường dây 110kv thuộc xã Nam Phú, 4,5km đường dây 10kv xuống đến xã Nam Thịnh và
25,5km đường dây điện hạ thế 400v về đến tận các thôn xóm. Hiện tại 100% các hộ gia đình trong khu
vực đều có điện để sử dụng.
Hệ thống mạng lưới cấp nước sạch ở đây vẫn chưa được đầu tư hoàn chỉnh, hiện tại chỉ có xã Nam Thịnh đã
có hệ thống cấp nước sạch cho 200 hộ dân với một nhà máy xử lý nước sạch và 12.000 km đường ống nước, xã
Nam Hưng và xã Nam Phú thì người dân vẫn phải xây các bể chứa nước mưa để sử dụng cho việc ăn, uống, còn
việc tắm rửa, giặt giũ thì vẫn sử dụng nước giếng khoan hoặc giếng khơi. Hệ thống thoát nước thải thì chủ yếu
vẫn được các hộ xây hố xử lý trong vườn nhà mình hoặc thải xuống các ao, hồ xung quanh nhà.
- Các cơ sở y tế
Hiện tại trong vùng không có bệnh viện tuy nhiên có một bệnh viện đa khoa đặt tại trị trấn Tiền Hải
và ở các xã đều có một cơ sở y tế với số lượng y bác sĩ ở Nam Thịnh là 5 người, Nam Hưng là 3 người
và Nam Phú là 4 người.
-


Các cơ sở lưu trú

Hiện tại ở các xã đều không có dịch vụ lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ) tại chỗ, tuy nhiên để đáp ứng
được loại hình du lịch nông thôn, homestay thì hiện tại Trung tâm Bảo Tồn Sinh Vật Biển và Phát Triển
Cộng Đồng (MCD) có tập huấn cho người dân ở xã Nam Phú về nghiệp vụ buồng, phòng để họ có thể
đón khách du lịch về nghỉ tại nhà dân ở đây.
CHƯƠNG 3. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI
TRƯỜNG TẠI VÙNG ĐỆM KHU BTTN TIỀN HẢI - HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH
3.1. Tiềm năng phát triển du lịch.
3.1.1. Đặc điểm tài nguyên du lịch tự nhiên
3.1.1.1 Hệ sinh thái rừng ngập mặn.

8


Có thể nhận định rằng, dấu tích rừng ngập mặn nguyên thuỷ trước kia, khi chưa có tác động của con
người, chiếm hầu hết diện tích canh tác còn nhiễm mặn ít nhiều hiện nay, kể cả những diện tích trong đê.
Những tác động có định hướng của con người trải qua bao thế kỷ, đã đẩy lùi diện tích rừng ngập mặn ra biển,
trên những dải đất cát bùn mới được hình thành bởi hệ thống sông ngòi tương đối dày của đồng bằng sông
Hồng. Ngày nay dải rừng này cũng đang bị ngày càng thu hẹp do việc mở đất canh tác nuôi trồng thuỷ sản.
Các cấu trúc nguyên sinh bị phá vỡ hoàn toàn, những mảnh rừng còn sót lại phân bố rải rác dưới dạng khảm
và ngày càng thưa thớt.
3.1.1.2 Hệ sinh thái rừng phi lao chắn cát
Hệ sinh thái rừng phi lao chắn cát trên cồn Vành tạo thành một cảnh quan đẹp, biển xanh, cát trắng
cộng với một rừng cây phi lao ngút ngàn, chắc chắn, hiên ngang trước gió và cát biển. Đây cũng là nơi cư
trú của nhiều loại chim rừng như: Chèo bẻo, Bách xanh, Cu gáy.... Vào mùa hè sau khi tắm biển ở cồn
Vành, du khách có thể nghỉ ngơi trong rừng phi lao, nghe tiếng sóng biển và tiếng hót líu lo của các loài
chim. Tại hệ sinh thái rừng phi lao này có thể khai thác phát triển các loại hình du lịch dưới tán cây như:
nghỉ dưỡng, thăm quan, cắm trại...
3.1.1.3 Hệ sinh thái thuỷ sinh

Nói đến hệ sinh thái đất ngập nước, thường có rất nhiều tài nguyên trong hệ sinh thái này, các loài
thực vật, động vật nổi, thực vật, động vật đáy, các loài sinh vật phù du... đặc biệt là nơi cho các loài có giá
trị kinh tế như các loài cá, tôm, ngao sinh sôi, phát triển.
3.1.1.4 Hệ sinh thái vùng cửa sông, ven biển.
- Trảng cỏ thấp trên đất phù sa
Thường phân bố trên diện tích chăn thả nhỏ, chân đê, bờ ruộng, chịu dẫm đạp mạnh bởi người và gia
súc. Đại diện cho loại này là quần xã Cỏ May - Cỏ Gà (Chrysopogon aciculatus - Cynodon dactylon).
Tồn tại thành thảm dày, mật độ che phủ 60%, thân bò, rễ chùm, bám rộng vào bề mặt đất, khả năng tái
sinh và xâm nhập mạnh, biên độ sinh thái rộng, nhưng phát triển tốt trên đất phù sa, thịt nhẹ, pha cát. Khả
năng chịu hạn và chịu dẫm đạp cao, hàm lượng dinh dưỡng thấp, thường sử dụng làm bãi chăn thả cho gia
súc (Trâu, Bò)
- Quần xã cây trồng quanh khu dân cư
Các cây trồng lâu năm thường là Xoan (Melia azedarach). Mít (artocarpus hetẻophylla), Bưởi (Citrus
grandis), Chanh (Citrus chinensis), Hồng xiêm ( Sapota sp.), Tre (Brambusa spp.) với mục đích tạo bóng mát,
lấy nguyên liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu cung cấp tại chỗ, chưa có quy mô lớn cho xây dựng mô hình cây ăn
quả, cây đa dụng chuyên canh.
- Quần xã cây công nghiệp lâu năm
Chủ yếu là Dâu tằm (Morus alba) trồng thành đám nhỏ, trên bãi bồi trong đê và dải cát xen với rừng
Phi lao. Hiện tại, các quần xã này ngày càng thu hẹp do cơ cấu kinh tế và giá trị sử dụng.
- Quần xã cây trồng hàng năm
Tỷ trọng quần xã lúa nước chiếm tới 95% diện tích đất canh tác khu vực. Trên những diện tích đất
phù sa nước ngọt trong đê, lúa nước được canh tác lâu đời, với nhiều diện tích trồng các giống lúa khác
nhau, có năng xuất ổn định. Đây được xem là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước đồng

9


bằng Bắc Bộ. Ngoài một số rất ít diện tích trồng Rau màu cạn, còn lại tuyệt đại bộ phận trồng các giống
Lúa nước khác nhau thuộc hai vụ Mùa và chiêm Xuân.
3.1.1.5 Hệ sinh thái vùng cửa sông – ven biển

- Quần xã Cói trồng (Cyperus malaecemsis):
Quần xã đơn ưu, thuần loại, hiện trồng chủ yếu là giống Cói trắng, phục vụ cho các ngành kinh tế
nhỏ, thủ công của địa phương. Trước đây vùng Tiền Hải – Thái Bình là một nơi cung cấp nguyên liệu cói
lớn cho nghề dệt chiếu và nghề này hiện vẫn còn được lưu truyền ở làng dệt chiếu nổi tiếng ở làng Hới
(xã Tân Lễ – huyện Hưng Hà - Thái Bình) với câu ca dao “ăn cơm hom, nằm giường hòm, đắp chiếu
Hới”. Tuy nhiên, hiện nay diện tích đất trồng cói ngày càng bị thu hẹp do các mặt hàng sản xuất từ
nguyên liệu cói không được ưa chuộng.
- Trạm Hải Đăng cồn Vành
Trạm hải đăng Cồn Vành cũng là một địa điểm du lịch độc đáo, lý thú. Trạm nằm ngay trên cồn
Vành, ở sát cửa Ba Lạt – cửa sông Hồng và trạm thuộc Cục an toàn hàng hải quản lý, trên trạm hải đăng
hiện có 7 người làm việc, trông nom, buổi tối họ bật cây đèn biển lên để hướng dẫn tàu, thuyền ra vào
vùng cửa sông Hồng. ở đây, toàn bộ hệ thống điện của trạm hải đăng sử dụng nguồn năng lượng vĩnh cửu
là năng lượng mặt trời, vừa đảm bảo sạch sẽ, không tiêu hao nhiều nhiên liệu và giúp cho việc bảo vệ môi
trường. Trạm hải đăng cồn Vành đã được xây dựng lại vào năm 1996, trạm cao 40m và để lên được tới
đỉnh trạm phải đi hết 120 bậc thang. Trước kia trạm hải đăng được xây dựng từ thời Pháp và đặt ở vị trí
trụ sở UBND xã Nam Phú bây giờ, sau nhiều lần biển tiến, hiện tại trạm đã được xây dựng tại cồn Vành
và cách vị trí cũ khoảng chừng 2km theo đường chim bay.
3.1.1.6 Khu hệ chim trong rừng ngập mặn
Trong rừng ngập mặn ở khu BTTN Tiền Hải còn là nơi trú ngụ của các loài chim nước và chim di cư,
bước đầu ghi nhận có khoảng 149 loài, trong đó có 64 loài chim nước và chim nhỏ di cư. Vào mùa hè, thu
có thể quan sát thấy các loài chim như: Bồ nông chân xám, Giang sen (Cò lạo Ấn Độ)... vào mùa thu,
đông có thể quan sát được các loài chim bay về đây kiếm ăn như: chim Rẽ, Chuắt, Mòng bể. đặc biệt có 4
loài chim trong số 11 loài đang có nguy cơ bị đe doạ toàn cầu là: Cò mỏ thìa mặt đen, Mòng bể mỏ ngắn,
Bồ nông chân xám, Quắm đầu đen.
3.1.1.7 Bãi biển ở Cồn Thủ, Cồn Vành
Ở khu BTTN Tiền Hải, còn có các dạng địa hình cồn cát ven biển, đáng chú ý có hai cồn cát lớn là
cồn Thủ thuộc xã Nam Thịnh với diện tích 150 ha và nằm cách đất liền 4km. Hiện tại, phải đi lại bằng
thuyền mới ra được cồn thủ, trên cồn cũng có bãi cát mịn, bờ biển thoải có thể khai thác làm bãi tắm biển.
Cồn cát thứ hai là Cồn Vành, cồn được nối với đất liền bằng đường tỉnh lộ 221, cồn Vành là một cồn cát
lớn nhất so với các cồn cát khác ở cửa sông Hồng với diện tích 2.000 ha và thuộc xã Nam Phú quản lý.

Trên cồn Vành có nhiều dạng cảnh quan đẹp, hệ thống đường giao thông thuận tiện, có trạm hải đăng cồn
Vành, rừng phi lao chắn cát, và bãi tắm biển hình vòng cung chạy dài khoảng 1km, bờ biển thoải, nước
biển trong, xanh. Hiện tại, đã có nhiều khách du lịch tới đây để tắm biển, nghỉ ngơi và thư giãn.
3.1.2. Đặc điểm tài nguyên du lịch nhân văn
3.1.2.1 Đặc điểm con người
Xã thành lập lâu nhất cũng chỉ mới hơn 100 năm, mặc dù để tồn tại được ở nơi đây, người dân đã bỏ
ra rất nhiều công sức để quai đê lấn biển, thau chua, rửa mặn... để được mảnh đất trù phú như ngày nay.

10


Trải qua rất nhiều gian nan vất vả, đã hun đúc lên tính cách con người nơi đây, những con người quả cảm,
nhiệt tình, vượt qua mọi gian khó.
3.1.2.2 Hệ thống di tích lịch sử văn hoá
- Chùa Phú Đức – xã Nam Phú.
- Đình Thuý Lạc - xã Nam Phú.
- Chùa Phúc Thành - xã Nam Phú.
- Đình, đền Trung Thành - xã Nam Phú.
- Thánh đường giáo họ Biên Hải - xã Nam Phú.
- Đình làng Thiện Tường – xã Nam Thịnh.
- Đình làng Hợp Châu – xã Nam Thịnh.
- Đình làng Đồng Lạc – xã Nam Thịnh
Các nhà thờ họ giáo – xã Nam Thịnh.
- Chùa Thiện Tường – xã Nam Thịnh
- Chùa Long Hưng – xã Nam Hưng.
- Đền Lộc Trung – xã Nam Hưng.
- Nhà thờ họ giáo Lộc Trung – xã Nam Hưng.
- Đền Lộc Ninh – xã Nam Hưng.
- Đình Thiện Thành – xã Nam Hưng.
- Đình Doãn Đồng – xã Nam Hưng.

3.1.2.3 Lễ hội
- Lễ hội đình, đền làng Trung Thành.
- Lễ hội chùa Phú Đức – xã Nam Phú.
- Lễ hội chùa Long Hưng – xã Nam Hưng.
- Lễ hội đền Lộc Trung – xã Nam Hưng.
- Lễ hội đình Thiện Tường – xã Nam Thịnh.
3.1.2.4 Kiến trúc nghệ thuật cổ.
Ở thôn Hợp Phố – xã Nam Phú có nhà của ông Mậm là một nhà gỗ cổ duy nhất còn sót lại đến ngày
nay với diện tích khoảng 40m2. Ở xã Nam Thịnh hiện còn có 2 nhà gỗ với kiến trúc nghệ thuật cổ đó là
nhà của ông Trần Văn Đoán và ông Trần Trọng Vĩ. Cả hai ngôi nhà trên đã có tuổi đời khoảng 100 năm
với kiến trúc bằng gỗ lim, mái nhà bằng bổi (một loại mái được lợp bằng sợi cói).
3.1.2.5 Nghệ thuật truyền thống

11


Các hoạt động văn nghệ truyền thống nghiệp dư là hát chèo và hát trầu văn, như đội văn nghệ của
thôn Trung Thành – xã Nam Phú, câu lạc bộ múa hát chèo của xã Nam Thịnh do hội phụ nữ xã đứng ra tổ
chức, đội múa tế lễ của xã Nam Hưng, đội kèn đồng của xứ Hợp Châu – xã Nam Thịnh.
3.1.2.6 Nghệ thuật ẩm thực
Nổi tiếng nhất là món gỏi Nhệch của xã Nam Thịnh, con Nhệch có màu sắc và hình dáng tự như lươn
nước ngọt, chỉ có điều dài hơn một chút. Nhệch được làm sạch nhớt bằng tro và lá nhái, sau đó mổ bụng vứt
ruột đi, bỏ đầu đuôi, chỉ dùng thân. Ngoài ra ở Nam Hưng còn có các đặc sản khác là mắm tôm, mắm cáy,
gạo Bắc Thơm và gạo Nếp Lý. Ở xã Nam Phú, thì du khách còn có thể thưởng thức các loại thuỷ sản như
tôm, cua, ngao.
3.1.2.7 Các trò chơi dân gian
- Phong tục thi thả đèn trời.
- Thi cầu ngô.
- Ngoài ra ở trong các lễ hội cũng có các trò chơi mang tính trí óc như cờ vua, cờ tướng, cờ người...
các trò chơi thể hiện sức khoẻ dẻo dai như đấu vật, các trò chơi gắn với các công việc phải làm thường

ngày như trò bơi thuyền cồng cồng, đi cà kheo, múa rối nước... các trò vui chơi giải trí như : chọi gà, cầu
lông, bóng chuyền...
3.2. Hiện trạng môi trường tại vùng đệm khu BTTN Tiền Hải – Thái Bình.
3.2.1. Môi trường không khí.
Trên thực tế, chất lượng môi trường không khí địa bàn các xã ven biển chưa bị ô nhiễm, song từng
chỗ từng nơi, đặc biệt tại các khu vực làng nghề thì đã xuất hiện các dấu hiệu ô nhiễm.
3.2.2. Môi trường nước
- Nước lục địa
+ Nước hồ, ao ở vùng nông thôn
Hiện tại, các vùng nông thôn Thái Bình vẫn còn tới 30% số hộ sử dụng nguồn nước mặt chưa qua xử
lý (chủ yếu từ các ao hồ quanh nhà). Hệ thống ao hồ ở khu vực này có dung tích bé nên khả năng điều tiết
của hệ thống ao hồ thường không đồng bộ, ở mức độ nào đó chỉ giải quyết được những yêu cầu tạm thời,
ao hồ ít được lưu thông làm sạch chính là nơi tích tụ các nguồn ô nhiễm, là trung tâm phát tán các mầm
mống bệnh cho động vật nuôi, cây trồng và cả con người.
+ Nước ngầm ở các vùng nông thôn
Kết quả khảo sát, lấy mẫu ở 3 giếng khoan cho thấy hầu hết các giếng khoan có hàm lượng sắt cao,
vượt TCCP nhiều lần. Nhìn chung, nước giếng khoan đã có biểu hiện ô nhiễm bởi vật chất hữu cơ, (hàm
lượng NH4+, NO2-, PO43-) khá cao (theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Bình năm 2003). Bên
cạnh đó, nguồn nước ngầm tầng nông trên cùng ở các xã ven biển Tiền Hải hầu như bị nhiễm mặn.
Nguồn nước dùng cho sinh hoạt ở đây chủ yếu lấy từ nguồn nước mưa, nước lấy từ các giếng khoan ở độ
sâu trên 65 m, trong lớp cát lẫn sạn, sỏi. Phía trên cùng của tầng là một lớp sét khá dày có vai trò là lớp
cách nước, nâng cao khả năng của sự xâm nhập mặn từ tầng trên xuống. Các chỉ tiêu lý, hoá của nước
sinh hoạt đều cho phép so với các chỉ tiêu trong quyết định 02/2003/QĐ-BTNMT về qui chế bảo vệ môi
trường trong lĩnh vực du lịch.

12


Bảng 1. Chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt đối với một số hoạt động du lịch
Yếu tố môi trường


Đơn vị

Du lịch tham quan

Du lịch nghỉ dưỡng Du lịch thể thao-mạo hiểm Du lịch sinh thái

Chất lượng nước sinh hoạt

PH
6.5 - 8.5
6.5 - 8.5
6.5 - 8.5
Độ trong
Cm
>30
>30
>30
Mùi vị
0
0
0
Muối mặn vùng nội địa mg/l
250
250
250
Muối mặn vùng ven biển mg/l
400
400
400

Đồng
mg/l
0,2
0,2
0,2
Sắt
mg/l
0,3
0,3
0,3
Mangan
mg/l
0,1
0,1
0,1
Kẽm
mg/l
5,0
5,0
5,0
Asen
mg/l
0,05
0,05
0,05
Chì
mg/l
0,05
0,05
0,05

Thủy ngân
mg/l
0,001
0,001
0,001
Chất tẩy rửa
mg/l
0
0
0
Coliform
MPN/100ml 0
0
0
Nguồn. Quyết định 02/2003/QĐ-BTNMT về qui chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch

6.5 - 8.5
>30
0
250
400
0,2
0,3
0,1
5,0
0,05
0,05
0,001
0
0


- Nước biển ven bờ.
Ở đây có hai hướng dòng chảy biển chính là hướng Đông Bắc vào mùa hè và hướng Tây Nam vào
mùa đông. Các dòng chảy này hoạt động kết hợp với nước của các con sông lớn đổ ra biển nên tạo ra sự
lưu thông của nước biển ở đây, chất lượng nước biển khá tốt, các chỉ số lý, hóa đều thích hợp với quy
chế bảo vệ môi trường đối với hoạt động du lịch trong quyết định 02/2003/QĐ - BTNMT.
+ Nồng độ oxy hoà tan (DO): Hàm lượng ôxy hoà tan trung bình trong khoảng 4,14 - 4,3mg/l, nằm
trong giới hạn cho phép phát triển các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch tham quan, du lịch
nghỉ dưỡng biển.
+ Giá trị pH: Nhìn chung giá trị pH vùng ven biển Thái Bình nằm trong khoảng 8,06 – 8,45; trong
sông là 7,3 và trong kênh là 6,9. Giá trị pH này vẫn nằm trong giới hạn cho phép trong quyết định 02 về
bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, giá trị này cũng đạt gần tới mức tối đa cho phép.
Bảng 2 Chỉ tiêu chất lượng nước biển đối với một số hoạt động du lịch
Yếu tố môi trường

Đơn vị

Du lịch tham quan

Du lịch nghỉ dưỡng Du lịch thể thao-mạo hiểm

Du lịch sinh thái

BOD

mg/l

-

-


20<

20<

COD

mg/l

-

-

25<

25<

Hàm lượng vật chất lơ lửng

mg/l

-

-

50<

50<

pH


-

-

6,5 - 8,5

6,5 - 8,5

Mùi

-

-

Chất lượng nước biển

Không khó chịu

Không khó chịu

Chì

mg/l

-

-

0,1<


0,1<

Kẽm

mg/l

-

-

0,1<

0,1<

Đồng

mg/l

-

-

0,02<

0,02<

Váng dầu

mg/l


-

-

Không

Không

Nhũ dầu

mg/l

-

-

0,3<

0,3<

Coliform

PN/100ml

-

-

1.000<


1.000<

Tổng chất BVTV (trừ DDT )

mg/l

-

-

Tiêu chuẩn nước uống

Nguồn. Quyết định 02/2003/QĐ-BTNMT về qui chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch

13

Tiêu chuẩn nước uống


+ Nhu cầu oxy sinh hoá vùng ven biển (BOD5): Nồng độ BOD5 nhìn chung có giá trị nhỏ, phần lớn từ 1 3,64 mg/l. Giá trị này còn thấp so với chỉ tiêu chất lượng nước biển đối với một số hoạt động du lịch ở bảng 2.
+ Tương tự như vậy, nhu cầu ô xy hoá học (COD) thường < 10 mg/l, nằm trong giới hạn cho phép,
một số nơi có hàm lượng COD > 10 mg/l như ở cửa Ba Lạt.
3.2.3. Chất thải và rác thải.
Một trong những vấn đề nan giải khác của vệ sinh nông thôn là vấn đề rác thải tại các chợ quê. Chợ là nơi
người tập trung đông đúc, rau cỏ, thịt cá, gia súc, gia cầm, phân gia súc, túi ni lông... vương vãi khắp nơi,
thông thường ở các khu vực này cũng chỉ có những người làm công tác vệ sinh quét chợ do dân tự cử, ăn
lương trực tiếp từ dân, chưa có các biện pháp xử lý rác hợp vệ sinh, phần nhiều chỉ mới dừng lại ở khâu quét,
thu gom và đổ vào một chỗ, chưa có công đoạn chôn lấp hay rắc vôi bột làm vệ sinh môi trường.
3.2.4. Hiện trạng sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và các chất bảo vệ thực vật.

Trong tổng số lượng thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng, thuốc trừ sâu chiếm tỷ lệ 68,33% - 82,20%.
Thuốc trừ bệnh chiếm từ 12,60% - 15,50% so với tổng số thuốc BVTV đã được sử dụng. Thuốc trừ cỏ có
tỷ lệ 3,30% - 11,9%. Các nhóm thuốc trừ cỏ, thuốc diệt chuột và các thuốc khác hiện được sử dụng với số
lượng ngày càng tăng.
Như vậy, có thể thấy hiện trạng môi trường tự nhiên ở đây còn rất tốt, các chỉ tiêu hoá, lý của chất
lượng không khí, chất lượng nước đều phù hợp và cho phép phát triển một số loại hình du lịch như: du
lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái, du lịch tham quan... theo như các chỉ tiêu về chất lượng môi
trường trong quy định của quyết định 02/2003/QĐ-BTNMT về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.

CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG
TẠI VÙNG ĐỆM – KHU BTTN TIỀN HẢI
4.1. Tổng quan về định hướng phát triển kinh tế – xã hội
Căn cứ vào báo cáo định hướng các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 3 xã Nam Thịnh,
Nam Hưng, Nam phú đến 2010 như sau: về lĩnh vực phát triển kinh tế, do điều kiện là vùng ven biển với
ngành thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn do vậy các xã vẫn tập trung phát huy thế mạnh này, đảm bảo
ngành thuỷ sản phát triển chiếm tới 52% trong cơ cấu phát triển kinh tế, các xã trong vùng cũng xác định
giảm giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, tăng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp, thương mại,
dịch vụ và du lịch lên 30% theo qui hoạch chung của cả nước theo hướng phát triển công nghiệp hoá và
hiện đại hoá. Chuyển đổi diện tích cấy lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản, khuyến khích các hộ
dân phát triển chăn nuôi xa khu dân cư tập trung, chăn nuôi công nghiệp, tăng cường phát triển nuôi trồng
thủy sản nước ngọt.
Về ngành thương mại, dịch vụ, du lịch: mở rộng dịch vụ nhất là dịch vụ cho nghề khai thác và nuôi
trồng. Những dịch vụ này nhu cầu rất lớn mỗi năm thu nhập nhiều tỷ đồng như vật tư nuôi ngao, dịch vụ
tiêu thụ sản phẩm ngao cho nông dân. Nghề chế biến hải sản có tác động tích cực cho sản xuất. Sản phẩm
khai thác đầu ra ngư dân đang bị ép giá do tư thương tỉnh ngoài khống chế, lĩnh vực này mở ra sẽ thu hút
được nhiều lao động và có việc làm ổn định, các cơ sở chế biến sứa nên củng cố cơ sở sản xuất duy trì sản
xuất chế biến liên tục. Phát triển các ngành nghề phục vụ du lịch, các ngành dịch vụ ăn uống... nhằm tạo ra
công ăn việc làm mới trong những tháng nông nhàn và giảm sự khai thác thuỷ hải sản trong rừng ngập mặn.

14



Về công tác môi trường: tổ chức quán triệt cho nhân dân thực hiện nghiêm luật môi trường, thực hiện qui chế
môi trường đã ban hành, xây dựng các điểm thu gom, tập kết rác thải, mua các xe gom rác cho các thôn đã thành
lập hợp tác xã vệ sinh môi trường.
4.2. Định hướng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng
4.2.1 Định hướng thị trường khách du lịch
- Khách du lịch trong nước.
Số lượng khách du lịch nội địa đến Thái Bình đã tăng lên rất nhanh trong những năm qua. Tuy nhiên về giá trị
tuyệt đối số lượng khách không nhiều so với một số tỉnh bạn. Năm 2001 Thái Bình đón được 86.200 khách, đến
năm 2004 đón được 147.000 lượt, năm 2005 đón được 176.500 lượt khách, năm 2007 là 269.500 lượt khách.
- Khách du lịch quốc tế.
Thái Bình là tỉnh nghèo về các điểm du lịch tự nhiên, đặc biệt là thiếu các điểm du lịch nổi tiếng, vì
vậy hàng năm khách quốc tế đến với Thái Bình không nhiều. Năm 2001 Thái Bình chỉ đón được 1.800
khách quốc tế, đến năm 2004 đón được 2.870 khách, năm 2005 đón được 3.500 khách và năm 2007 đón
được 5.500 lượt khách.
Nhìn chung, khách du lịch quốc tế đến Thái Bình còn quá ít, đã vậy, lượng khách du lịch đến ba xã
vùng đệm khu BTTN Tiền Hải hầu như không đáng kể, họ chủ yếu đến khảo sát một số dự án đầu tư và
các tổ chức phi chính phủ đến giúp người dân ven biển thực hiện các chương trình về trồng rừng ngập
mặn, phát triển một số sinh kế dựa vào rừng ngập mặn, lượng khách này thường không nhiều và chỉ
chiếm một phần nhỏ (khoảng 10%) lượng khách quốc tế đến Thái Bình.
4.2.2 Định hướng phát triển nguồn nhân lực du lịch
Từ khi đất nước thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa, được sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh uỷ,
UBND Tỉnh, Huyện uỷ, UBND huyện Tiền Hải, ngành du lịch Thái Bình cũng như huyện Tiền Hải đã có
những bước phát triển rõ rệt. Hoạt động kinh doanh du lịch từng bước được mở rộng, cơ sở vật chất kỹ
thuật được tăng cường, các chỉ tiêu cơ bản về khách du lịch đến Thái Bình tăng trung bình 18,6%/năm,
doanh thu du lịch tăng bình quân 21%/năm, trình độ của đội ngũ cán bộ, nhân viên du lịch từng bước
được cải thiện, những năm qua ngành du lịch đã trực tiếp và gián tiếp tạo việc làm cho hàng ngàn lao
động, làm khởi sắc bộ mặt kinh tế xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của tỉnh cũng như của

huyện Tiền Hải như:
+ Nhận thức về du lịch chưa đầy đủ và nhất quán, khả năng nắm bắt thời cơ, xoay chuyển tình thế của các
cấp lãnh đạo, quản lý du lịch ở tỉnh còn lúng túng và bị động trong việc định hướng và triển khai công tác qui
hoạch, kế hoạch phát triển quá chậm.
+ Sự đầu tư của nhà nước và sự huy động các nguồn vốn phục vụ phát triển du lịch chưa tương xứng
với tiềm năng và yêu cầu phát triển.
+ Đội ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ trong ngành còn nhiều hạn chế về năng lực chuyên môn, nghiệp
vụ, kinh nghiệm, năng lực giao tiếp và trình độ ngoại ngữ. Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch chưa
được quan tâm đầy đủ và đầu tư đúng mức để phát huy hết thế mạnh, tiềm năng thu hút khách du lịch.
Do phát triển nhanh các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà hàng nên đến nay
ngành du lịch đã thu hút được một lực lượng lao động trực tiếp khoảng 1.600 người bao gồm: lao động
trong các cơ sở lưu trú du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, nhà hàng ăn uống, vận chuyển
khách du lịch, cán bộ quản lý nhà nước, ban quản lý các khu du lịch... trong đó lao động nữ chiếm 57,6%.

15


Theo dự báo đến năm 2015 ngành du lịch Thái Bình cần một lực lượng lao động trực tiếp khoảng
5.000 người và trên 10.000 lao động gián tiếp, tức là gấp hơn 3 lần hiện nay, trong đó khu vực Tiền Hải
cần một lực lượng lao động du lịch vào khoảng 40% số lao động kể trên.
Hiện tại, tổ chức Bảo tồn Sinh vật Biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) đã đứng ra tổ chức một khoá học
về tiếp đón khách du lịch, kỹ thuật buồng phòng, nghệ thuật nấu ăn, uống do trường trung cấp du lịch Hoa Sữa
– Hà Nội về giảng dạy cho một số chị em của xã Nam Phú – huyện Tiền Hải – Thái Bình. Các chị em sau khi
kết thúc khoá học đều được cấp giấy chứng nhận về việc đủ năng lực trong việc tiếp đón khách du lịch. Đây sẽ
là nền tảng để các chị em có thể truyền dạy cho những người khác không tham dự vào lớp học.
4.2.3 Định hướng về maketing, tuyên truyền, quảng bá.
- Định vị thị trường

- Sách giới thiệu


- Chiến lược quảng cáo tổng thể

- Video

- Các dòng sản phẩm

- Hội chợ

- Các công cụ xúc tiến

- Đoàn báo chí/lữ hành

4.3. Đề xuất mô hình phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại vùng đệm khu BTTN Tiền hải
4.3.1. Mô hình phát triển du lịch sinh thái cộng đồng.
4.3.1.1 Khu du lịch
a. Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải.
Là khu du lịch trung tâm, giữ vị trí quan trọng nhất của vùng, là khu du lịch sinh thái chủ yếu với hệ
thống rừng ngập mặn và nơi cư trú của các loài chim nước.
- Các sản phẩm du lịch chủ yếu
Xem các giới thiệu về khu BTTN Tiền Hải, rừng ngập mặn, các loài chim ở phòng trình diễn của khu
BTTN Tiền Hải. Đi dạo tham quan rừng ngập mặn, quan sát đời sống sinh hoạt của các loài chim, chèo
thuyền bằng tay trên các kênh rạch trong rừng ngập mặn.
b. Khu du lịch phố biển Đồng Châu
- Trên cơ sở tuyến đường hiện có, nâng cấp mở rộng tuyến đường Đông - Tây tạo thành trục chính khu
trung tâm với cổng đón tiếp hoành tráng phía Tây và kết thúc bằng quảng trường nổi trên biển phía Đông.
- Dọc bờ biển phía ngoài đê PAM được xây dựng một số cụm nhà nổi để khai thác triệt để thiên nhiên
khí hậu biển, tạo ra nét đặc trưng của phố biển Đồng Châu.
- Khu nhà nghỉ dạng biệt thự được bố trí phía Bắc và phía Nam khu vực quy hoạch.
- Khu dân cư hiện có cơ bản được giữ lại chỉnh trang.
- Tại các lô đất trung tâm phía Bắc và phía Nam khu vực quy hoạch bố trí 02 công viên cây xanh, thể

dục thể thao kết hợp với hồ nước để tổ chức dịch vụ câu cá và tạo cảnh quan sinh thái.
- Các sản phẩm du lịch chủ yếu
xây dựng khu nghỉ dưỡng thưởng ngoạn khí hậu biển, tắm biển; Khu nghỉ dưỡng tắm nước khoáng;
Du lịch sinh thái biển; Trung tâm hội nghị, hội thảo, lễ hội và các hoạt động dịch vụ thương mại đặc trưng
khác của phố biển.

16


Khu BTTN Tiền Hải
- Phòng trình diễn, giới thiệu về
KBTTN, rừng NM, các loài chim
- Đi dạo, thăm rừng NM
- Quan sát đời sống sinh hoạt của các
loài chim
- Bơi thuyền theo các kênh, rạch trong
rừng NM

Khu DL Sinh thái Cồn Vành
(đã được phê duyệt đề án qui
hoạch chung)

Khu DL phố biển Đồng Châu
(đã được phê duyệt đề án)
- Nghỉ dưỡng, thưởng ngoạn khí
hậu biển
- Tắm biển
- Khu thể thao, câu cá
- TT thương mại, mua sắm
- Cơ sở lưu trú (hệ thống Khách

sạn, khu nghỉ, biệt thự…)

Khu DL Văn hoá cộng đồng
(3 xã vùng đệm)
- Phong cảnh làng quê
- Home stay
- ẩm thực
- Văn hoá nghệ thuật truyền thống
- Tuyến đạp xe vãn cảnh, thăm đồng
- Trò chơi dân gian
- Chợ quê
- Văn hoá tín ngưỡng

Khu DL Nước khoáng Tiền Hải

- Nghỉ dưỡng, tắm biển
- Khu thể thao, sân Golf
- Khu Chăm sóc sắc đẹp, spa
- Khu vui chơi giải trí
- ẩm thực
- Cơ sở lưu trú

Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm

- Nghỉ dưỡng, tắm nước khoáng
- Tắm biển
- Chăm sóc sắc đẹp, spa

- Thăm các xưởng sản xuất
- Tự thiết kế, sản xuất sản phẩm

- Hàng lưu niệm

Hình 2. Mô hình phát triển DLSTCĐ vùng đệm khu BTTN Tiền Hải
c. Khu du lịch sinh thái cộng đồng
Là khu du lịch văn hoá nhân văn và sinh hoạt cộng đồng
- Các sản phẩm du lịch chủ yếu
Tham quan thưởng ngoạn phong cảnh yên bình của làng quê, du lịch homestay, thưởng thức văn hoá
nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật ẩm thực, tham gia các lễ hội, trò chơi dân gian, đạp xe vãn cảnh, thăm
đồng ruộng, chợ quê... tham gia các hoạt động sinh hoạt thường ngày của người dây nơi đây.
d. Khu du lịch sinh thái Cồn Vành
Ranh giới quy hoạch chung khu du lịch sinh thái Cồn Vành có quy mô 1.721 ha; được phân thành
nhiều khu chức năng như: trung tâm quản lý 22,9 ha, khu du lịch nghỉ dưỡng 147,37 ha, khu ở kết hợp

17


dịch vụ 38, 4 ha, khu vui chơi giải trí 109,8 ha, khu thể thao – sân golf 181,2 ha, khu văn hóa tổng hợp
87,8 ha, khu bãi tắm 53,7 ha, khu rừng trồng kết hợp nuôi thủy sản 489,7 ha; diện tích còn lại là cảng du
lịch, đất cây xanh công cộng, đất giao thông, đất đường bộ và mặt nước.
- Các sản phẩm du lịch chủ yếu
khu du lịch Cồn Vành sẽ cung cấp các sản phẩm du lịch độc đáo như: dịch vụ du lịch lưu trú, nghỉ
dưỡng, chăm sóc sức khỏe, ăn uống ẩm thực, văn hóa nghệ thuật, thể thao, hội nghị, hội thảo, tắm biển,
tham quan nghiên cứu hệ sinh thái biển…; đồng thời kết hợp các tuyến du lịch từ Cồn Vành đi các điểm
du lịch làng nghề, di tích lịch sử khác trong toàn tỉnh bằng cả đường bộ và đường thủy.
4.3.1.2 Các điểm du lịch bổ trợ
a. Điểm du lịch nước khoáng thiên nhiên Tiền Hải
b. Điểm du lịch làng nghề chạm bạc Đồng Xâm
c. Điểm du lịch làng nghề dệt đũi Nam Cao
4.3.1.3 Tuyến du lịch
1. Tuyến khu du lịch văn hoá cộng đồng – Khu BTTN Tiền Hải

Thời gian: 3 ngày
Lưu trú: Nghỉ homestay tại nhà của người dân địa phương
2. Tuyến khu du lịch văn hoá cộng đồng – Khu du lịch sinh thái cồn Vành
Thời gian: 2 ngày
Lưu trú: Nghỉ homestay tại nhà của người dân địa phương
3. Tuyến khu du lịch phố biển Đồng Châu – Khu BTTN Tiền Hải
Thời gian: 1 ngày
Lưu trú: Nghỉ lại tại khu du lịch Đồng Châu.
4. Tuyến khu du lịch văn hoá cộng đồng – Điểm nước khoáng thiên nhiên Tiền Hải – Làng nghề chạm
bạc Đồng Xâm – Làng nghề dệt đũi Nam Cao.
Thời gian: 2 ngày
Lưu trú: Nghỉ homestay tại nhà của người dân địa phương

18


Xã Nam Thịnh
- Xây dựmg nhà VH truyền thống (các
điệu múa truyền thống…)
- Thăm làng nghề: Dệt chiếu cói
- Lưu trú tại nhà dân ( home stay)
- Đi cào Ngao buổi sớm cùng người
dân địa phương

Xã Nam Phú
- Xây dựmg nhà VH truyền
thống (Biểu diễn VHNT dân
gian ĐBSHồng…)
- Thăm làng nghề: Sành sứ,
thuỷ tinh

- ẩm thực ven sông Hồng, câu

- Lưu trú tại nhà dân ( home
stay)
- Tham gia các trò chơi dân
gian: Đánh đu, bắt vịt, đua
thuyền…
- Thăm các điểm tín ngưỡng:
Nhà thờ, chùa, đình…

Xã Nam Hưng
- Xây dựmg nhà VH truyền
thống (Hát chèo…)
- Thăm làng nghề: Mây tre đan
- Thiết kế các tuyến đạp xe đạp
thăm cảnh đồng quê
- Lưu trú tại nhà dân (home
stay)
- Thăm đồng, tham gia các hoạt
động canh tác, sản xuất lúa
nước, đồng màu, đánh bắt cá
- Thăm chợ quê

Hình 3. Mô hình phát triển du lịch cụm khu du lịch sinh thái cộng đồng

Phòng Văn hoá - Thể thao và Du
lịch huyện Tiền Hải
Nhiệm vụ.

BQL KDL Đồng Châu

Nhiệm vụ

Ban Quản lý khu dự trữ sinh quyển
đồng bằng sông Hồng
MCD và các tổ chức phát triển du lịch

BQL Cụm DLST cộng đồng
(6 người)
Nhiệm vụ

BQL KDLST Cồn Vành
Nhiệm vụ

Bầu
lên

BQL DL xã Nam Thịnh
- Đại diện Hội Nông dân
TT
- Hội phụ nữ
- Đoàn TN
- Hội cựu chiến binh
- Hội tôn giáo
Nhiệm vụ

BQL DL xã Nam Hưng
- Đại diện Hội Nông dân
TT
- Hội phụ nữ
- Đoàn TN

- Hội cựu chiến binh
- Hội tôn giáo
Nhiệm vụ

BQL DL xã Nam Phú
- Đại diện Hội Nông dân
TT
- Hội phụ nữ
- Đoàn TN
- Hội cựu chiến binh
- Hội tôn giáo
Nhiệm vụ

Hình 4. Mô hình quản lý DLSTCĐ tại vùng đệm khu BTTN Tiền Hải

19


4.3.2. Mô hình quản lý du lịch sinh thái cộng đồng
Chịu trách nhiệm quản lý chung về chuyên môn là phòng Thương mại – Du lịch của huyện Tiền Hải.
Phòng có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và xử lý các công việc do các ban quản lý du lịch đưa lên như: Ban
quản lý du lịch Đồng Châu, ban quản lý du lịch sinh thái cộng đồng và ban quản lý du lịch Cồn Vành.
Ở đây, để phát triển du lịch sinh thái tại cộng đồng 3 xã vùng đệm khu BTTN Tiền Hải thì cần phải có một
ban quản lý du lịch do người dân của 3 xã bầu lên. Ban quản lý này gồm có 6 người và chia đều cho 3 xã, như
vậy mỗi xã sẽ có hai đại diện của các hiệp hội, đoàn thể, cộng đồng... do dân cư địa phương bầu ra. Ban quản
lý cụm du lịch sinh thái cộng đồng này sẽ chịu trách nhiệm quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến du lịch,
đến khách du lịch và doanh thu du lịch tại 3 xã vùng đệm. Ban quản lý này sẽ lên kế hoạch, phân công nhiệm
vụ cụ thể cho từng xã để tiếp đón du khách được chu đáo và theo đúng kế hoạch đã đề ra.
4.3.3. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới môi trường xã hội
Tác động đầu tiên của du lịch hiện nay là vấn đề cơ cấu sử dụng đất. Một phần lớn diện tích đất trồng

lúa năng suất thấp được chuyển sang đất dành cho phát triển các dự án du lịch, như vậy, đồng nghĩa với
việc diện tích nông nghiệp, NTTS đang dần bị thu hẹp. Những xung đột giữa ngành bắt đầu có những
mâu thuẫn nảy sinh như ngành nông nghiệp và ngư nghiệp phải xây dựng các kênh cấp, thoát nước riêng
biệt, qui hoạch phát triển của các ngành có sự đan xen, chồng lấn lẫn nhau.
Đối với ngành du lịch thì một số công việc mà người lao động có thể làm như: hướng dẫn viên du lịch địa
phương, lễ tân, làm bàn, buồng, phục vụ quầy bar, bếp, chặt cây, tỉa cành, nâng cao sức khoẻ của khách du
lịch, biểu diễn văn hoá, văn nghệ cộng đồng... Những công việc này đều đòi hỏi người lao động phải có kinh
nghiệm, hiểu biết về công việc và phải qua đào tạo. Vì vậy, khi thu hồi các diện tích đất nông nghiệp hay
NTTS sang phát triển các dự án về du lịch thì việc đào tạo nghề cho người lao động ở đây sẽ như thế nào, họ
có được chuyển đổi nghề nghiệp và được nhận vào làm trong các dự án phát triển du lịch ở địa phương hay
không? đây cũng là những việc phải được tính toán đầy đủ khi phát triển ngành du lịch ở địa phương.
Khi phát triển về du lịch thì cũng sẽ có nhiều sự thay đổi về nếp sống, tập tục văn hoá của địa
phương. Nhiều nét văn hoá của các vùng, miền khác nhau tụ họp ở đây tạo ra sự đang dạng về văn hoá.
Vì vậy, việc giữ gìn lối sống, các bản sắc văn hoá truyền thống của địa phương, các quan hệ xã hội, duy
trì một cộng đồng gắn kết, không bị lai tạp với các sắc thái văn hoá khác, đồng thời tẩy chay các loại văn
hoá không lành mạnh, các thói hư tật xấu du nhập vào địa phương.

KẾT LUẬN
1. Du lịch Thái Bình cũng như du lịch sinh thái và du lịch sinh thái cộng đồng tại 3 xã vùng đệm khu
BTTN Tiền Hải có một vị trí quan trọng trong vùng đồng bằng sông Hồng do nằm gần 2 trung tâm du
lịch lớn là Hà Nội và Phụ cận, Trung tâm du lịch Quảng Ninh – Hải Phòng.
2. Ở 3 xã vùng đệm của khu BTTN Tiền Hải còn nhiều hạn chế tồn tại để phát triển du lịch. Nhận thức về
vị trí, vai trò của du lịch, cũng như của rừng ngập mặn của cộng đồng còn chưa đúng mức, chưa biết cách khai
thác tiềm năng của các tài nguyên du lịch, chưa nhận thức được giá trị của các tài nguyên do đó công tác bảo
vệ, tôn tạo cả tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn hầu như được đề cập tới. Nhiều di tích lịch sử
văn hoá bị bỏ quên, bị xuống cấp nhanh chóng, nhiều tập tục, lễ hội, trò chơi... không được duy trì, phát huy
đang bị mai một. Nhiều nhà cổ, nhà có kiến trúc độc đáo không được duy tu, bảo trì cũng như không có ý thức
giữ gìn, bảo quản đang dần bị biến mất hoặc thay thế dạng nhà hiện đại hơn.
3. Nguồn nhân lực lao động trong ngành du lịch còn thiếu và yếu về nhiều mặt. Chưa có nhiều nhân
lực có trình độ trong ngành du lịch về tỉnh làm việc, nhiều lao động không được đào tạo chuyên nghiệp,

trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ còn yếu kém, không có nhiều lao động được công nhận là hướng dẫn
viên du lịch.

20


4. Cơ sở vật chất hạ tầng, kỹ thuật phục vụ du lịch ở đây hầu như chưa có, không có một cơ sở lưu trú
và ăn uống nào chuyên nghiệp như hệ thống các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng... cơ sở hạ tầng về đường
sá giao thông đi lại còn chưa được tốt, vẫn còn có nhiều đường đất, đường cấp phối... còn nhiều gia súc,
gia cầm thả rông, hệ thống trạm y tế xuống cấp với trang thiết bị sơ sài và hầu hết đều đã bị hoen gỉ, còn
thiếu đội ngũ cán bộ y tế.
5. 3 xã ven biển của khu BTTN Tiền Hải được xác định là nơi nghỉ ngơi thư giãn cuối tuần của thủ
đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Định hướng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở đây là nền tảng vững
chắc trong việc bảo tồn các loại tài nguyên du lịch và đặc biệt là bảo tồn và giảm sức ép lên khu BTTN
Tiền Hải và tạo ra cho khu vực một lĩnh vực sinh kế mới tạo thêm thu nhập và việc làm.
KIẾN NGHỊ
1. Kiến nghị Tổng cục du lịch
- Xây dựng chiến lược phát triển loại hình du lịch biển, du lịch sinh thái tại đồng bằng sông Hồng và
cụ thể là Cồn Vành và khu BTTN Tiền Hải.
- Giúp đỡ tỉnh trong việc lập các dự án trình Chính Phủ phê duyệt đặc biệt là các dự án về phát triển du lịch.
2. Kiến nghị UBND tỉnh Thái Bình.
- Thành lập ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở các
huyện, các ban quản lý cụm, khu du lịch.
- Có ý kiến với các đơn vị đóng trên địa bàn cần có trách nhiệm hơn nữa trong việc thực hiện phát triển
kinh tế – xã hội nói chung và du lịch nói riêng trong việc chuyển đổi của các nhà khách, nhà nghỉ sang kinh
doanh và thành lập doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện phát triển nguồn lực du lịch của tỉnh Thái Bình.
- Khẩn trương xây dựng quy hoạch và có kế hoạch thực hiện quy hoạch, nhanh chóng triển khai các
dự án đầu tư liên quan đến phát triển du lịch.
3. Kiến nghị Sở Văn hoá - Thể thao và Du Lịch tỉnh Thái Bình
- Quản lý, thực thi, triển khai nhanh chóng các dự án liên quan đến du lịch mà tỉnh đã đồng ý phê duyệt.

- Chỉ đạo các phòng, ban ngành, các cấp chính quyền tổ chức thực hiện chương trình hành động về du
lịch, xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển du lịch để ngành du lịch tỉnh phát huy tốt các nhiệm vụ được giao.
4. Kiến nghị Phòng Văn hoá - Thể thao và Du Lịch huyện Tiền Hải.
- Có các biện pháp tích cực trong việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy hệ thống rừng ngập mặn ven biển,
các tài nguyên du lịch tự nhiên, các danh thắng, bảo tồn và tôn tạo giá trị các di tích lịch sử văn hoá, du tu
các nhà cổ, các nhà có kiến trúc độc đáo.
- Mạnh dạn sáng tạo khai thác các nguồn vốn, thúc đẩy nhanh việc đầu tư phát triển du lịch, trước mắt
là xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật phục vụ du lịch tại các khu du lịch, điểm du lịch.
5. Kiến nghị UBND 3 xã vùng đệm khu BTTN Tiền Hải.
- Tuyên truyền, quảng bá cho mọi tầng lớp nhân dân hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển du
lịch, làm cho người dân hiểu rõ các tác dụng, các tính năng trong việc bảo vệ và giữ gìn rừng ngập mặn.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường phong quang, sạch sẽ, có quy định chặt chẽ cho việc thả rông gia súc gia
cầm, ngăn chặn triệt để các hành vi nhũng nhiễu, quấy rầy, tăng giá cả không hợp lý cho khách du lịch.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Bình năm 2003.
2. Bộ Thuỷ sản (2005):
Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản, Kỷ yếu hội thảo toàn quốc, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.
3. Niên giám thống kê huyện Tiền Hải.
4. Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình.
5. Sở Kế hoạch & Đầu tư Thái Bình, Viện Địa Lý (2005), Những vấn đề môi trường trong nuôi trồng
thuỷ sản khu vực dải ven biển tỉnh Thái Bình và giải pháp cho phát triển bền vững, Hà Nội.
6. Sở kế hoạch và đầu tư Thái Bình:
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế –xã hội vùng ven biển tỉnh Thái Bình giai đoạn đến 2020.
7. Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Bình:
Tư liệu quản lý dải ven biển Thái Bình
8. Tổng cục du lịch:

Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch đến 2015.
9. Tổng cục du lịch, cơ quan hợp tác phát triển Tây Ban Nha:
Kế hoạch marketing du lịch Việt Nam.
10. Tổng cục du lịch:
Báo cáo tổng kết công tác năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009 của ngành du lịch.
11. Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD):
Định hướng kế hoạch kinh doanh du lịch sinh thái
12. Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD):
Qui ước hoạt động du lịch cộng đồng tại xã Giao Xuân – Giao Thuỷ – Nam Định.
13. Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD):
Nam Phú PRA – Technical report VN.
14. UBND xã Nam Hưng:
Báo cáo tình hình phát triển kinh tế – xã hội các năm 2005, 2006, 2007, 2008 và định hướng mục
tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2009, 2010.
15. UBND xã Nam Phú:
Báo cáo tình hình phát triển kinh tế – xã hội các năm 2005, 2006, 2007, 2008 và định hướng mục
tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2009, 2010.
16. UBND xã Nam Thịnh:
Báo cáo tình hình phát triển kinh tế – xã hội các năm 2005, 2006, 2007, 2008 và định hướng mục
tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2009, 2010.
17. UBND xã Nam Phú:
lịch sử đảng bộ xã Nam Phú.
18. UBND xã Nam Hưng:
Lịch sử đảng bộ xã Nam Hưng.

22


×