Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi bằng chứng thực nghiệm tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (849.9 KB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------

NGUYỄN PHÚC HẬU

ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN TỶ
SUẤT SINH LỢI: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------

NGUYỄN PHÚC HẬU

ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN TỶ
SUẤT SINH LỢI: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Trương Thị Hồng

TP.Hồ Chí Minh - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các thông tin, dữ liệu và
kết quả được sử dụng trong luận văn là trung thực và không có nghiên cứu nào của
người khác được sử dụng trong luận văn mà không được trích dẫn theo đúng quy
định.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng
Người cam đoan

Nguyễn Phúc Hậu

năm


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT
ABSTRACT
MỤC LỤC ..................................................................................................................4
Chương 1. Giới thiệu đề tài ......................................................................................1
1.1.


Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu: ..............................................................1

1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu: ...................................................................1

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................2

1.4.

Phương pháp nghiên cứu: ..............................................................................2

1.5.

Ý nghĩa, đóng góp của đề tài: ........................................................................3

1.6.

Kết cấu của đề tài: .........................................................................................3

Chương 2: Tổng quan hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam và biểu hiện tác
động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi ..........................................................5
2.1.

Tổng quan hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam .........................................5

2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng và kết quả kinh doanh của các ngân hàng TMCP

Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 – 2018 .................................................................6
2.2.1.

Tình hình cho vay khách hàng ................................................................6

2.2.2.

Tình hình nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu: ...........................................................9

2.2.3.

Quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu: ..............................................13

2.2.4.

Tỷ suất sinh lợi: ....................................................................................15

2.3. Biểu hiện về tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân
hàng TMCP Việt Nam: ..........................................................................................18
2.3.1.

Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi trên yếu tố tỷ lệ nợ xấu
...............................................................................................................18


2.3.2. Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi trên yếu tố tỷ lệ chi
phí dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cho vay .......................................19
Kết luận chương 2 ...................................................................................................20
Chương 3: Cơ sơ lý thuyết về rủi ro tín dụng, tỷ suất sinh lợi và tổng quan các
nghiên cứu trước đây ..............................................................................................22

3.1.

Rủi ro tín dụng của ngân hàng .....................................................................22

3.1.1.

Khái niệm rủi ro ....................................................................................22

3.1.2.

Khái niệm rủi ro tín dụng......................................................................22

3.1.3.

Phân loại rủi ro tín dụng : .....................................................................24

3.1.4.

Nguyên nhân rủi ro tín dụng: ................................................................26

3.1.5.

Hậu quả của rủi ro tín dụng: .................................................................28

3.1.6.

Các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng.....................................................30

3.2.


Tỷ suất sinh lợi của ngân hàng: ...................................................................32

3.2.1.

Khái niệm ..............................................................................................32

3.2.2.

Các chỉ tiêu đo lường tỷ suất sinh lợi: ..................................................33

3.3.

Tổng quan tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng ...
.....................................................................................................................34

3.3.1.

Rủi ro tín dụng có tác động ngược chiều đến tỷ suất sinh lợi ..............35

3.3.2.

Rủi ro tín dụng có tác động cùng chiều đến tỷ suất sinh lợi .................35

3.4.

Tổng quan các bài nghiên cứu trước đây: ...................................................36

3.4.1. Các công trình nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng tác động ngược
chiều đến tỷ suất sinh lợi: ...................................................................................36
3.4.2. Các công trình nghiên cứu cho rủi ro tín dụng tác động cùng chiều đến

tỷ suất sinh lợi: ...................................................................................................39
Kết luận chương 3 ...................................................................................................40
Chương 4: Kết quả nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh
lợi ..............................................................................................................................41
4.1.

Xây dựng giả thuyết ....................................................................................41

4.1.1.

Mô hình nghiên cứu ..............................................................................41

4.1.2.

Mô tả biến và giả thuyết nghiên cứu.....................................................41

4.2.

Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................47

4.3.

Trình tự tiến hành và phương pháp nghiên cứu ..........................................47


4.4.

Kết quả nghiên cứu ......................................................................................48

4.4.1.


Thống kê mô tả .....................................................................................48

4.4.2.

Sự tương quan giữa các biến.................................................................49

4.4.3.

Kết quả phân tích hồi quy .....................................................................49

Kết luận chương 4 ...................................................................................................57
Chương 5. Giải pháp nâng cao tỷ suất sinh lợi và kiểm soát rủi ro tín dụng ....58
5.1.

Giải pháp đề xuất .........................................................................................58

5.1.1.

Kiểm soát và giảm thiểu rủi ro tín dụng ...............................................58

5.1.2.

Nâng cao tỷ suất sinh lợi.......................................................................59

5.2.

Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................60

Kết luận chương 5 ...................................................................................................61

KẾT LUẬN ..............................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCTC

Báo cáo tài chính

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

CTI

Hiệu quả quản lý chi phí

FEM

Mô hình hồi quy tác động cố định

GDP

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

GLS

Phương pháp bình phương bé nhất dạng tổng quát


IMF

Quỹ Tiền tệ quốc tế

LLPR

Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

LTA

Tỷ lệ dư nợ/Tổng tài sản

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng Thương mại

NHTMCP

Ngân hàng Thương mại cổ phần

NPL


Tỷ lệ nợ xấu

POOLED OLS

Mô hình hồi quy gộp

REM

Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên

ROA

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

ROE

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

RRTD

Rủi ro tín dụng

TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần


UBCKNN

Ủy ban Chứng khoán nhà nước

VAMC

Công ty Quản lý tài sản các Tổ chức tín dụng Việt Nam

VNR500

Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp dư nợ cho vay khách hàng của 25 NHTMCP trong giai đoạn từ
2008-2018....................................................................................................................6
Bảng 2.2. Tổng hợp nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của 25 NHTMCP trong giai
đoạn 2008-2018 ...........................................................................................................9
Bảng 2.3. Quy mô Tổng tài sản và Vốn chủ sở hữu của 25 NHTMCP Việt Nam ...13
Bảng 2.4. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở
hữu (ROE) của 25 NHTMCP Việt Nam ...................................................................15
Bảng 4.1. Mô tả biến phụ thuộc và biến độc lập .......................................................42
Bảng 4.3. Tương quan Pearson và Spearman ...........................................................49
Bảng 4.4. Kết quả hồi quy mô hình 1 theo phương pháp POOLED OLS, FEM, REM
và kết quả kiểm định Hausman, kiểm định Breusch-Pagan Lagrangian ..................50
Bảng 4.5. Kết quả hồi quy mô hình 2 theo phương pháp POOLED OLS, FEM, REM
và kết quả kiểm định Hausman, kiểm định Breusch-Pagan Lagrangian ..................51
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định tự tương quan của mô hình ........................................52
Bảng 4.7. Hệ số nhân sử phóng đại phương sai (VIF) ..............................................52

Bảng 4.8. Kết quả hồi quy mô hình 1, 2 theo phương pháp GLS .............................53
Bảng 4.9. Kết quả tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc ROE/ROA ...54


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 2.1. Tình hình cho vay khách hàng và tỷ lệ tăng trưởng cho vay khách hàng
qua các năm từ 2008-2018 ..........................................................................................7
Biểu đồ 2.2. Tổng hợp nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của 25 NHTMCP trong giai
đoạn 2008-2018 ........................................................................................................10
Biểu đồ 2.3. Kết quả mua bán nợ xấu của các TCTD bằng trái phiếu đặc biệt của
VAMC .......................................................................................................................12
Biểu đồ 2.4. Quy mô Tổng tài sản của 25 NHTMCP Việt Nam ..............................13
Biểu đồ 2.5. Quy mô Vốn chủ sở hữu của 25 NHTMCP Việt Nam.........................14
Biểu đồ 2.6. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ
sở hữu (ROE) bình quân của 25 NHTMCP Việt Nam .............................................16
Biểu đồ 2.7. Tỷ suất sinh lợi trên Vốn chủ sở hữu (ROE) và Tỷ lệ nợ xấu (NPL) ..18
Biểu đồ 2.8. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và Tỷ lệ nợ xấu (NPL) .........18
Biểu đồ 2.9. Tỷ suất sinh lợi trên Vốn chủ sở hữu (ROE) và Tỷ lệ chi phí dự phòng
rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cho vay (LLPR) .......................................................19
Biểu đồ 2.10. Tỷ suất sinh lợi trên Tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ chi phí dự phòng rủi
ro tín dụng trên tổng dư nợ cho vay (LLPR).............................................................20
Biều đồ 4.1.Rủi ro tín dụng và tỷ suất sinh lợi .........................................................56


TÓM TẮT
1. Tiêu đề:
Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi: Bằng chứng thực nghiệm
tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam.
2. Tóm tắt
Trong hoạt động của một doanh nghiệp thì yếu tố lợi nhuận luôn được đặt lên

hàng đầu, trong đó ngân hàng cũng không ngoại lệ. Do đó, việc tăng lợi nhuận, nâng
cao tỷ suất sinh lợi là kim chỉ nam trong hoạt động của các ngân hàng. Ngày nay,
cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế, các ngân hàng phải có những cải tiến
và hướng đi phù hợp để tăng trưởng tín dụng mang lại lợi nhuận mặt khác phải kiểm
soát rủi ro trong quá trình vận hành tín dụng một cách hiệu quả. Bài nghiên cứu nhằm
khái quát tình hình rủi ro tín dụng, tỷ suất sinh lợi và đánh giá ảnh hưởng của rủi ro
tín dụng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng TMCP Việt Nam. Tác giả kỳ vọng sẽ
xác định được mối quan hệ giữa hai chủ thể này đồng thời đề xuất một số giải pháp
nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng và nâng cao tỷ suất sinh lợi. Bài nghiên cứu sử dụng
phương pháp định tính và định lượng qua mô hình hồi quy theo các phương pháp như
POOLED OLS, FEM, REM và GLS với dữ liệu mẫu trong giai đoạn từ năm 2008 –
2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa rủi ro tín dụng và
tỷ suất sinh lợi. Qua đó, bài nghiên cứu đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao tỷ
suất sinh lợi và kiểm soát rủi ro một cách hiệu quả.
3. Từ khóa: Rủi ro tín dụng, tỷ suất sinh lợi, Ngân hàng TMCP Việt Nam


ABSTRACT
1. Title:
Impact of credit risk on profitability ratio: Empirical evidence at Vietnam Joint Stock
Commercial Banks.
2. Summary
In the operation of a business, profit is always the top priority, of which the bank is
no exception. Therefore, increasing profits and improving profitability ratios are a
guideline in the operation of banks. Today, along with the development trend of the
economy, banks must make appropriate improvements and directions for profitable
credit growth on the other hand to control risks during credit operation. effectively.
The study aims to generalize the situation of credit risk, profitability ratio and
evaluate impact of credit risk on profitability ratio at joint stock commercial banks in
Vietnam. The author expects to identify the relationship between these two entities

and propose some solutions to control credit risk and improve profitability. The study
uses qualitative and quantitative methods through the regression model according to
methods such as POOLED OLS, FEM, REM and GLS with sample data from 2008 2018. The negative relationship between credit risk and profitability ratio. Thereby,
the paper offers a number of solutions to improve profitability and effectively control
risks.
3. Keywords: Credit risk, profitability ratio, Vietnam Joint Stock Commercial Bank


1

Chương 1. Giới thiệu đề tài
1.1.

Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu:
Sau những tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, ngành

Ngân hàng đã hứng chịu nhiều tác động tiêu cực, một số phải thực hiện cải tổ, khắc
phục những hậu quả từ tác động của cuộc khủng hoảng. Trong tiến trình khắc phục,
củng cố và định hướng lại chiến lược, phát triển tín dụng là một trong các giải pháp,
cũng như nguồn thu chính của ngân hàng. Đi song song với vấn đề tăng trưởng tín
dụng thì kiểm soát rủi ro tín dụng luôn là một trong những vấn đề được các ngân hàng
đề cao. Các nghiên cứu và những giải pháp thực tế được các ngân hàng đặt ra và áp
dụng nhằm mang đến sự hiệu quả cho việc phòng ngừa, kiểm soát rủi ro tín dụng, hạn
chế tối đa những hậu quả tổn thất mà rủi ro tín dụng gây ra.
Ngày nay, cũng với xu thế phát triển mới của nền kinh tế thế giới, đòi hỏi
ngành ngân hàng phải có những cải tiến và có hướng đi phù hợp không chỉ ở việc
tăng trưởng tổng tài sản, tăng trưởng dư nợ tín dụng, huy động mang lại thu nhập
nhằm gia tăng tỷ suất sinh lợi cho ngân hàng mà còn tập trung hướng đến khách hàng
thông qua việc phát triển các sản phẩm và cải tiến dịch vụ mang lại tiện ích cho khách
hàng; một mặt tăng trưởng mang lại tỷ suất sinh lợi cao mặt khác phải kiểm soát rủi

ro nhằm hướng đến các mục tiêu phát triển.
Nhằm khái quát về tình hình rủi ro tín dụng tại các ngân hàng cũng như đánh
giá ảnh hưởng rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi qua đó tìm các giải pháp kiểm soát
rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP Việt Nam, tôi
chọn đề tài: “Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi: bằng chứng
thực nghiệm tại các ngân hàng TMCP Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. Kết quả
nghiên cứu hi vọng có những đóng góp quan trọng cho các ngân hàng trong hoạt động
kinh doanh, vận hành của mình.
1.2.
-

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu:
Mục tiêu chung: xác định và đánh giá ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến tỷ

suất sinh lợi của các ngân hàng TMCP Việt Nam
-

Mục tiêu cụ thể:


2

o

Khái quát thực trạng rủi ro tín dụng và tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng

TMCP Việt Nam
o

Xác định tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân


hàng TMCP Việt Nam
o

Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi và kiểm soát rủi ro tín

dụng
Từ các mục tiêu nghiên cứu trên, bài nghiên cứu xây dựng các câu hỏi nghiên cứu cụ
thể bao gồm:
- Có hay không ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân
hàng TMCP Việt Nam?
- Có tồn tại mối quan hệ này thì rủi ro tín dụng tác động đến tỷ suất sinh lợi như
thế nào?
- Các đề xuất nào đối với các ngân hàng để kiểm soát rủi ro tín dụng và nâng
cao tỷ suất sinh lợi?
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi

của các ngân hàng TMCP Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu về không gian: là 25 ngân hàng TMCP Việt Nam được
chọn trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500) được công bố
năm 2018 theo nhóm ngành Tài chính – Ngân hàng (phụ lục 01).
Phạm vi nghiên cứu về thời gian là 11 năm từ năm 2008 đến năm 2018.
1.4.

Phương pháp nghiên cứu:
Bài nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp định tính và phương pháp định


lượng để phân tích ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân
hàng TMCP Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu định tính: dùng các phương pháp phân tích so sánh,
thống kê mô tả. Trong đó, thống kê mô tả để phân tích thực trạng tình hình rủi ro tín
dụng và tỷ suất sinh lợi còn phân tích so sánh nhằm đánh giá mối quan hệ định tính


3

giữa rủi ro tín dụng và tỷ suất sinh lợi, đánh giá mức độ thay đổi của rủi ro tín dụng
và tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: xây dựng mô hình hồi quy nhằm thiết kế

-

các tham số để xác định mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và tỷ suất sinh lợi của các
ngân hàng. Trong đó, mô hình hồi quy tiếp cận theo phương pháp dữ liệu bảng theo
3 cách là hồi quy POOLED OLS, mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác
động ngẫu nhiên (REM). Sau đó, tiếp tục tiến hành một số kiểm định cần thiết để
đánh giá độ phù hợp của mô hình.
1.5.

Ý nghĩa, đóng góp của đề tài:
Đóng góp về mặt lý thuyết:

-

Bài nghiên cứu đã khái quát được khung cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng và
tỷ suất sinh lợi nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa hai phạm trù
này.

Đóng góp về mặt thực tiễn:



Kết quả của bài nghiên cứu giúp các nhà quản lý, điều hành ngân hàng xác

định được các phương pháp quản lý phù hợp, xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý
đối với ngân hàng của mình để từng bước đưa ngân hàng đi lên.


Ngoài ra, bài nghiên cứu còn đưa ra một số giải pháp, hướng tiếp cận mới

để gia tăng tỷ suất sinh lợi và kiểm soát rủi ro tín dụng tại các ngân hàng TMCP Việt
Nam.
1.6.

Kết cấu của đề tài:

Chương 1: Giới thiệu đề tài
1.1.

Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu

1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
1.3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu


4

1.4.

Phương pháp nghiên cứu

1.5.

Ý nghĩa, đóng góp của đề tài

Chương 2: Tổng quan hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam và biểu hiện tác
động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi
2.1. Tổng quan hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng và kết quả kinh doanh của các ngân hàng TMCP Việt
Nam giai đoạn từ năm 2008 – 2018
2.3. Biểu hiện về tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng
TMCP Việt Nam
Kết luận chương 2
Chương 3: Cơ sơ lý thuyết về rủi ro tín dụng, tỷ suất sinh lợi và tổng quan các
nghiên cứu trước đây
3.1. Khái quát về rủi ro tín dụng của ngân hàng
3.2. Khái quát về tỷ suất sinh lợi của ngân hàng
3.3. Tổng quan tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàn

3.4. Tổng quan các nghiên cứu trước đây
Kết luận chương 3
Chương 4: Kết quả nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh
lợi
4.1. Xây dựng giả thuyết
4.2. Dữ liệu nghiên cứu
4.3. Trình tự tiến hành và phương pháp nghiên cứu
4.4. Kết quả nghiên cứu
Kết luận chương 4
Chương 5: Giải pháp nâng cao tỷ suất sinh lợi và kiểm soát rủi ro tín dụng
5.1. Giải pháp đề xuất
5.2. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
Kết luận chương 5
Kết luận


5

Chương 2: Tổng quan hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam và biểu hiện tác
động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi
2.1. Tổng quan hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam
Trong nền kinh tế, ngân hàng đóng vai trò là kênh trung gian tài chính giữa
người thừa vốn và người thiếu vốn, là kênh tuần hoàn vốn cho nền kinh tế, hoạt động
của ngân hàng gắn liền với hoạt động của mọi ngành nghề, mọi hoạt động của nền
kinh tế. Do đó mọi hoạt động của ngân hàng đều ảnh hưởng đến nền kinh tế cũng như
tình hình kinh tế tác động đến tình hình hoạt động của ngân hàng. Cho nên hoạt động
của ngân hàng được xem như kênh điều tiết hữu hiệu cho sự vận hành và phát triển
của nền kinh tế, là động lực thúc đầy cho sự phát triển
Hệ thống ngân hàng Việt Nam trước năm 1990 là hệ thống ngân hàng một cấp,
Ngân hàng nhà nước vừa đóng vai trò là Ngân hàng Trung ương vừa đóng vai trò là

Ngân hàng thương mại, vì vậy không có sự tách bạch giữa chức năng quản lý và chức
danh kinh doanh. Từ năm 1990 với sự ra đời của pháp lệnh NHNN Việt Nam và pháp
lệnh ngân hàng hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính, hệ thống ngân hàng Việt
Nam có sự thay đổi trong cơ chế hoạt động từ một cấp thành hai cấp bao gồm cơ quan
với vai trò quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng thanh toán và
quản lý ngoại hối là NHNN, còn cấp còn lại là các ngân hàng, tổ chức tín dụng giữ
vai trò kinh doanh.
Năm 1997 là cột mốc quan trọng của hệ thống ngân hàng khi nhà nước đã ban
hành Luật các tổ chức tín dụng mà cơ sở của nó làm nền tảng cho sự phát triển của
hệ thống luật ngân hàng cũng như tạo khung pháp lý cơ bản cho quá trình hình thành,
ổn định và phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam đến nay. Khi đó, hệ thống
NHTM Việt Nam được phân chia thành 5 nhóm theo hình thức vốn chủ sở hữu, cụ
thể: NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn
nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Tính đến 30/06/2019, hệ thống NHTM hoạt động tại Việt Nam bao gồm: 4
NHTM nhà nước, 31 NHTM cồ phần, 9 NH 100% vốn nước ngoài và 2 NH liên
doanh.


6

Đến cuối tháng 04/2019, với số lượng 31 NHTMCP có tổng tài sản 4.629.867
tỳ đồng, vốn tự có 352.305 tỷ đồng và tổng vốn điều lệ 268.872 tỷ đồng. Với xu thế
thế giới hiện tại cùng với quá trình phát triển của đất nước, khối NHTMCP cho thấy
tiềm lực phát triển lớn mạnh trở thành đầu tàu cho sự phát triền của ngành ngân hàng
nói riêng và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước nói chung.
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng và kết quả kinh doanh của các ngân
hàng TMCP Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 – 2018
2.2.1. Tình hình cho vay khách hàng
Trong giai đoạn từ năm 2008-2018, hoạt động cấp tín dụng cho vay khách

hàng đã trải qua nhiều giai đoạn với nhiều biến động theo tình hình diễn biến của thị
trường và nền kinh tế trong nước, quốc tế.
Tổng dư nợ cho

Tỷ lệ tăng

vay khách hàng

trưởng cho vay

(tỷ đồng)

khách hàng

2008

632.311

21%

5,66%

2009

919.710

45%

5,40%


2010

1.257.128

37%

6,42%

2011

1.480.646

18%

6,24%

2012

1.681.822

14%

5,25%

2013

1.946.376

16%


5,42%

2014

2.265.224

16%

5,98%

2015

2.864.354

26%

6,68%

2016

3.489.278

22%

6,21%

2017

4.181.006


20%

6,81%

2018

4.634.785

11%

7,08%

Năm

GDP

Bảng 2.1. Tổng hợp dư nợ cho vay khách hàng của 25 NHTMCP trong giai đoạn từ
2008-2018 (Nguồn: BCTC thường niên của các NHTMCP)


7

5.000.000

50%
45%

4.500.000

45%


4.000.000

40%
37%

3.500.000

35%

3.000.000

30%
26%

2.500.000
2.000.000
1.500.000

21%

25%

22%
20%

18%
14%

20%


16% 16%

1.000.000

15%
11% 10%
5%

500.000
-

0%
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Cho vay khách hàng
Tỷ lệ tăng trưởng cho vay khách hàng

Biểu đồ 2.1. Tình hình cho vay khách hàng và tỷ lệ tăng trưởng cho vay khách hàng
qua các năm từ 2008-2018 (Nguồn: BCTC thường niên của các NHTMCP)
Dư nợ cho vay khách hàng của các NHTMCP gia tăng qua các năm, cụ thể từ
năm 2008-2018 dư nợ cho vay khách hàng tăng hơn 4.000 tỷ đồng, tăng hơn 6 lần so
với năm 2008. Trong đó, giai đoạn 2008-2010 là giai đoạn tăng trưởng nóng nhất,
với mức độ tăng trường rất cao, mà đỉnh điểm là năm 2009 với mức tăng 45%. Sự gia
tăng cho vay khách hàng của các tổ chức tín dụng đến từ việc Ngân hàng nhà nước
nới lỏng cung tiền để kích thích nền kinh tế phát triển nhưng cũng tiềm ẩn khá nhiều
rủi ro. Trong năm 2009, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng
nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng đồng thời tạo điều kiện mở rộng
tín dụng hiệu quả. Trong khi những tháng đầu năm 2009, tốc độ tăng trưởng tín dụng
là thấp thì từ cuối quý II trở đi, tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng cao. Cho đến cuối
năm 2009, tăng trưởng tín dụng đã vượt quá mức 25% theo kế hoạch vào khoảng

45% so với cuối năm 2008. Trong năm 2009, tăng trưởng tín dụng đã tăng gấp 9 lần
tăng trưởng GDP lượng tiền đưa vào lưu thông cao hơn rất nhiều so với lượng hàng
hóa sản xuất ra là một nguy cơ đối với lạm phát trong tương lai.
Sang năm 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm so với tốc độ năm 2009, đạt
khoảng 37%. Tình hình lạm phát trong năm 2010 có xu hướng gia tăng, cùng với mục
tiêu chính sách tiền tệ do NHNN đặt ra khá thận trọng, linh hoạt theo thị trường, điều


8

hành lãi suất cho vay theo cơ chế thỏa thuận nhằm ổn định nền kinh tế. Tuy nhiên,
tăng trưởng tín dụng thực tế đã lên tới con số 37% (đó là đã loại trừ biến động do tỷ
giá và giá vàng tăng)
Năm 2011, tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp theo chiều hướng tiêu
cực như khủng hoảng nợ công châu Âu, tài chính thế giới bị ảnh hưởng. Tình hình
lạm phát trong nước tăng cao xấp xỉ 18,7%. Với tình hình diễn biến lạm phát tăng
cao như vậy, NHNN đã dùng nhiều biện pháp để ổn định nền kinh tế. Trong năm này,
dưới áp lực của lạm phát cao, lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng tăng cao, có
thời điểm đến 26% dẫn đến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận
vốn do phải chịu chi phí lãi vay cao trong tình thế khó khăn. Dưới ảnh hưởng các
chính sách của NHNN nhằm giảm tốc độ tăng giá tiêu dùng, mục tiêu tăng trưởng tín
dụng được điều chỉnh giảm so với kế hoạch ban đầu trong Nghị quyết 11 của Chính
phủ; đồng thời, với việc NHNN đưa ra Chỉ thị 01/CT-NHNN về việc thực hiện giải
pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
và bảo đảm an sinh xã hội, theo đó NHNN các tỉnh thành có trách nhiệm giám sát
NHTM đảm bảo tăng trưởng tín dụng đạt kế hoạch đồng thời giữ mức lãi suất cho
vay phù hợp đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Ngoài ra việc NHNN siết lãi suất
huy động cao nhất không quá 14%/năm và những thay đổi lãi suất liên tục ảnh hưởng
đến tốc độ tăng trưởng huy động vốn khiến cho các NHTM phải có kế hoạch sử dụng
vốn thận trọng do lo sợ vấn đề an toàn thanh khoản.

Kể từ năm 2013 - 2014, NHNN tập trung hướng nguồn vốn tín dụng vào các
ngành kinh tế trọng điểm ưu tiên phát triển như nông nghiệp, xuất nhập khẩu, ngành
công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kết quả
đạt được tăng trưởng dư nợ cho vay là 16%. Năm 2015, NHNN tiếp tục định hướng
tín dụng theo các ngành kinh tế trọng điểm, đồng thời mở rộng tín dụng đảm bảo
nguồn vốn được sử dụng hiệu quả trong quá trình cung ứng vốn cho nền kinh tế, mặt
khác phải đạt yếu tố an toàn vốn và chất lượng tín dụng lên hàng đầu.
Từ năm 2015-2018, cùng chính sách ổn định kinh tế vĩ mô bằng cách kiểm
soát lạm phát, điều hành tỷ giá phù hợp, linh hoạt nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.


9

Dư nợ tín dụng cho vay của nền kinh tế tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng ở mức vừa
phải góp phần quan trọng trong việc duy trì và phát triển các ngành kinh tế có hiệu
quả.Điều hành chính sách lãi suất cho vay phù hợp: hỗ trợ lãi suất cho người vay vốn,
áp dụng trần lãi suất hay giảm lãi suất cho các ngành kinh tế ưu tiên phát triển. Kết
quả tăng trưởng tín dụng trong những năm 2015-2015 ở mức tương đối ổn định, dao
động từ 10-25%.
2.2.2. Tình hình nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu:
Cùng với sự tăng trưởng tín dụng cho vay từ năm 2008-2018 tồn tại rủi ro tín
dụng do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả dẫn nến nợ xấu phát sinh.
Trong giai đoạn này, tình hình nợ xấu đối với các ngân hàng cũng là vấn đề nhức
nhối và nan giải trong quá trình kiểm soát và xử lý nợ xấu.
Năm

Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu (tỷ đồng)


2008

2,06%

16.204.071

2009

1,68%

15.494.848

2010

1,66%

20.637.223

2011

2,24%

27.254.440

2012

3,26%

43.478.043


2013

3,23%

47.576.780

2014

2,37%

45.663.873

2015

1,93%

53.271.597

2016

2,08%

69.177.192

2017

1,98%

73.622.293


2018

1,90%

81.675.637

Bảng 2.2. Tổng hợp nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của 25 NHTMCP trong giai
đoạn 2008-2018 (Nguồn: BCTC thường niên của các NHTMCP)


10

3,26%3,23%

90.000.000

3,50%

80.000.000

3,00%

70.000.000
60.000.000
50.000.000

2,06%

2,24%


2,37%
2,08%1,98%
1,93%
1,90%

1,68%1,66%

40.000.000

2,50%
2,00%
1,50%

30.000.000

1,00%

20.000.000
0,50%

10.000.000
-

0,00%
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Nợ xấu (tỷ đồng)

Tỷ lệ nợ xấu

Biểu đồ 2.2. Tổng hợp nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của 25 NHTMCP trong

giai đoạn 2008-2018 (Nguồn: BCTC thường niên của các NHTMCP)
Năm 2008, cuộc khủng hoàng tài chính thế giới bắt nguồn từ khủng hoảng tín
dụng dưới chuẩn của Mỹ năm 2007 bắt đầu lan rộng và ảnh hưởng đến các nền kinh
tế trên khắp thế giới. Nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hướng bời những tác động
tiêu cực từ cuộc khủng hoảng này. Các tác động tiêu cực bắt đầu từ thị trường chứng
khoán với hàng loạt cổ phiếu bị mất giá, thanh khoản sụt giảm tác động trực tiếp đến
các nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp niêm yết trên sàn. Thị trường bất động sản
cũng chịu nhiều tác động khi giá bất động sản sụt giảm nhanh chóng, thị trường đóng
băng, thị giá của bất động sản giảm ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng vay của ngân
hàng mà khoản vay được đảm bảo bằng các bất động sản này. Sự suy thoái của nền
kinh tế còn ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp, cá nhân, thị trường tài chính, thị trường hàng hóa bị tác động trực tiếp và
đáng kể. Nhìn chung, năm 2008 chịu ảnh hưởng rất nhiều từ khủng hoảng tài chính
thế giới do đó làm cho nợ xấu gia tăng, tỷ lệ nợ xấu (2,06%) tăng so với năm 2007.
Năm 2009, cùng với việc các ngân hàng đẩy mạnh phát triển tín dụng qua việc
dư nợ tín dụng cho vay tăng mạnh (tăng 45% so với năm 2008) và áp dụng nhiều biện
pháp quản lý rủi ro tín dụng, tỷ lệ nợ xấu có giảm đáng kể so với năm 2008 là 1,68%.


11

Từ năm 2010, tỷ lệ nợ xấu bắt đầu gia tăng mà đỉnh điểm là năm 2012- tỷ lệ
nợ xấu đến 3,26%. Trong giai đoạn này, các ngân hàng chạy đua phát triển tín dụng
nhằm gia tăng thị phần và tăng cường nguồn thu từ tín dụng dẫn đến dư nợ tín dụng
tăng nhưng không kiểm soát được chất lượng tín dụng làm cho nợ xấu gia tăng, tỷ lệ
nợ xấu gia tăng. Mặt khác, lãi suất cho vay trong giai đoạn này cũng khá cao làm cho
tình hình trả nợ của khách hàng gặp nhiều khó khăn, thị trường kinh doanh gặp trở
ngại kèm chi phí tài chính từ lãi vay gia tăng làm khả năng trả nợ của khách hàng suy
giảm dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng.
Năm 2013, tỷ lệ nợ xấu bắt đầu giảm (tỷ lệ nợ xấu 2013: 3,23%) cũng là năm

đánh dấu biện pháp hạn chế và kiểm soát của NHNN trong quản lý nợ xấu. Công ty
quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) được thành lập tháng 07/2013 nhằm
đáp ứng nhu cầu mua bán nợ. Các chính sách về quản trị rủi ro, tăng cường hệ thống
kiểm soát nội bộ được NHNN ban hàng cùng quyết định 780/QĐ-NHNN ngày
23/4/2012 nhằm tái cơ cấu nợ đã phát huy hiệu quả khi giảm được tỷ lệ nợ xấu của
hệ thống. Trước tình hình nợ xấu gia tăng, gây bất ổn đối với an toàn hoạt động hệ
thống ngân hàng, cũng như các hoạt động kinh tế, NHNN đã thực hiện đánh giá thực
trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng và chủ trì xây dựng và trình Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quyết định 843/2013/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 về phê duyệt Đề án Xử
lý nợ xấu của hệ thống các TCTD và Đề án Thành lập Công ty Quản lý Tài sản của
các TCTD Việt Nam (VAMC). Đây là giải pháp nằm trong kế hoạch hành động của
ngành Ngân hàng khi ban hành Quyết định số 734/QĐ-NHNN ngày 18/04/2012 nhằm
góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Đề án Cơ cấu lại hệ thống TCTD giai
đoạn 2011-2015 ban hành theo Quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ. Theo đó, NHNN đã chỉ đạo hệ thống các TCTD tích cực triển khai đồng bộ các
biện pháp điều hành cũng như chấn chỉnh hoạt động của các TCTD như: (1) Kiểm
soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm
soát và giảm tín dụng trong những lĩnh vực rủi ro để chủ động kiểm soát nợ xấu phát
sinh; (2) Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý hỗ trợ cho quá trình đánh giá, kiểm soát, xử
lý nợ xấu như các chuẩn mực mới về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi


12

ro, các tỷ lệ, giới hạn an toàn hoạt động của TCTD, quy định về ủy thác, nhận ủy thác
theo hướng phù hợp hơn với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế, từ đó, tạo nền tảng cho
các TCTD hoạt động an toàn hơn và thúc đẩy xử lý nợ xấu, cơ cấu lại theo các mục
tiêu, định hướng đề ra. Theo đó, khuôn khổ pháp lý về mua bán, xử lý nợ xấu thuộc
phạm vi quản lý của NHNN gồm: (i) Ban hành các văn bản quy định về thành lập, cơ
cấu tổ chức và hoạt động của VAMC; (ii) Ban hành quy định mới về mua, bán nợ của

các TCTD; (iii) Phối hợp với các Bộ, ngành ban hành các văn bản quy định về hoạt
động xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của TCTD và VAMC; (3) Các NHTM tăng cường
công tác xử lý nợ xấu chủ yếu thông qua giảm lợi nhuận, giảm chia cổ tức cho các cổ
đông để tăng cường trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro xử lý các khoản nợ xấu phát
sinh, tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý tài sản bảo đảm, bán
nợ xấu cho VAMC, bán nợ xấu cho các cá nhân và tổ chức khác.

Biểu đồ 2.3. Kết quả mua bán nợ xấu của các TCTD bằng trái phiếu đặc biệt của
VAMC (Nguồn:VAMC)
Trong quá trình cơ cấu và xử lý nợ xấu đã ghi nhận được nhiều chuyển biến
tích cực khi đến năm 2017-2018 tỷ lệ nợ xấu đã giảm đáng kể chỉ còn khoảng 1,9%
trong đó ghi nhận nhiều trường hợp các ngân hàng đã thực hiện mua lại các khoản nợ
xấu đã bán cho VAMC để thực hiện xử lý nợ hoàn tất.


13

2.2.3. Quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu:
Năm

Tổng tài sản
(tỷ đồng)

Tốc độ tăng

Vốn chủ sở

trưởng Tổng tài

hữu (tỷ


sản

đồng)

Tốc độ tăng trưởng
Vốn chủ sở hữu

2008

1.188.035

23,0%

105.997

36,87%

2009

1.655.028

39,3%

134.003

26,42%

2010


2.405.033

45,3%

181.241

35,25%

2011

2.950.546

22,7%

226.116

24,76%

2012

3.087.987

4,7%

257.234

13,76%

2013


3.435.014

11,2%

295.363

14,82%

2014

3.956.294

15,2%

303.795

2,85%

2015

4.621.585

16,8%

337.550

11,11%

2016


5.478.464

18,5%

362.286

7,33%

2017

6.574.296

20,0%

416.004

14,83%

2018

7.030.033

6,9%

475.098

14,21%

Bảng 2.3. Quy mô Tổng tài sản và Vốn chủ sở hữu của 25 NHTMCP Việt Nam
(Nguồn: BCTC thường niên của các NHTMCP)

8.000.000
7.000.000

45,3%
39,3%

6.000.000
5.000.000
4.000.000

23,0%

22,7%

18,5%20,0%
16,8%
15,2%
11,2%

3.000.000
2.000.000

6,9%

4,7%

1.000.000
-

50,0%

45,0%
40,0%
35,0%
30,0%
25,0%
20,0%
15,0%
10,0%
5,0%
0,0%

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Tổng tài sản (tỷ đồng)

Tốc độ tăng trưởng Tổng tài sản

Biểu đồ 2.4. Quy mô Tổng tài sản của 25 NHTMCP Việt Nam (Nguồn: BCTC
thường niên của các NHTMCP)


14

500.000
450.000
400.000
350.000
300.000
250.000
200.000
150.000

100.000
50.000
-

40,00%
36,87%

35,25%

35,00%
30,00%

26,42%

25,00%

24,76%

20,00%
15,00%
14,83%
14,21%

14,82%
13,76%

11,11%
7,33%
2,85%


10,00%
5,00%
0,00%

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng)

Tốc độ tăng trưởng Vốn chủ sở hữu

Biểu đồ 2.5. Quy mô Vốn chủ sở hữu của 25 NHTMCP Việt Nam
(Nguồn: BCTC thường niên của các NHTMCP)
Trong giai đoạn từ 2008-2018, quy mô tổng tài sản của 25 NHTMCP tăng qua
các năm, cụ thể cho đến cuối năm 2018 tổng tài sản của các NHTMCP đã tăng 5,8
triệu tỷ đồng (gấp 7 lần so với mức tổng tài sản năm 2008). Về tốc độ tăng trưởng
tổng tài sản có sự thay đổi qua các năm cùng với đó mức độ thay đổi cũng khá cao
không theo chiều hướng rõ rệt, trong đó tăng cao nhất là vào năm 2010 tốc độ tăng
tổng tài sản đạt 45,3%; sau thời điểm năm 2010 tốc độ tăng trưởng có phần giảm đáng
kể khi cuối năm 2012 đạt 4,7%. Sở dĩ năm 2012 có sự sụt giảm này đến từ việc thị
trường chung gặp nhiều khó khăn, tình hình huy động giảm dẫn đến nhiều ngân hàng
hoạt động kém hiệu quả, một số phải thực hiện tái cơ cấu, sáp nhập.
Tổng quy mô vốn chủ sở hữu của 25 NHTMCP tăng qua các năm, cụ thể từ
năm 2008-2018 tổng vốn chủ sở hữu đã tăng gấp 5 lần lên đến 475 nghìn tỷ đồng. Về
tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng không đều qua các năm. Dưới
áp lực tăng vốn chủ sở hữu để đáp ứng các yêu cầu của Basel II đồng thời theo Quyết
định của Thủ tướng chính phủ số 1058/QĐ-TT ngày 19/7/2017 yêu cầu các ngân hàng
phải củng cố và cơ cấu lại nhằm mục đích xử lý nợ xấu và đến năm 2020 các ngân
hàng phải có vốn tự có đáp ứng tiêu chuẩn của Basel II.



×