PHẦN I : MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Phương tiện dạy học là những dụng cụ là điều kiện hổ trợ góp phần nâng
cao hiệu quả giờ lên lớp ở trường phổ biến nói chung , đặc biệt là ở bậc tiểu học
nói riêng .
Phương tiện dạy học có tầm quan trọng đặc biệt mà không thể thiếu trong
giờ học toán , nhằm giúp học sinh lónh hội được kiến thức nhanh hơn và hứng thú
học tập hơn .
Thực tiển đã chứng minh : Nếu trong dạy học mà giáo viên không sử dụng
phương tiện dạy học mà chỉ dạy chạy thì hiệu quả học tập của học sinh không
cao . Ngược lại , nếu giáo viên sử dụng và phát huy tốt tác dụng phương tiện dạy
học thì kết quả mang lại sẻ khả quan hơn , đặc biệt là chương trình sách giáo khoa
mới
Thực trang nghiên cứu cả giáo viên và học sinh qua thời gian dài đã điều tra
và nghiên cứu , tôi thấy rằng hầu hết giáo viên điều có ý thức và thái độ đúng
trong việc giảng dạy có kết hợp sử dụng phương tiện dạy học . Bên cạnh đó một
phần do điều kiện khách quan và năng lực sử dụng phương tiện dạy học của giáo
viên còn hạn chế , nên hầu hết giáo viên có sử dụng nhưng hiệu quả đạt chưa
cao . Ngược lại , học sinh thì rất hứng thú khi được quan sát các phương tiện dạy
học vì chính các em đã được mắt thấy , tai nghe nên càng tin tưởng hơn vào những
điều mình đã học .
Đối chiếu những lý do trên , với góc độ bản thân là cán bộ quản lý phụ
trách công tác chuyên môn của trường nên có nhiều bức xúc . Vì vậy tôi quyết
đònh chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm tìm ra được những giải pháp , những
cách thức sử dụng một cách tốt hơn trong dạy học toán để ứng dụng đại trà ở
Trường Tiểu Học Vónh Hưng .
2. Mục đích nghiên cứu :
Mục đích nghiên cứu cho đề tài này là : Tìm một số biện pháp phát huy tác
dụng của phương tiện dạy học trong việc tạo ra hiệu quả dạy học môn toán ở
Trường Tiểu Học Vónh Hưng nhằm nâng cao chất lượng của bộ môn .
3. Đối tượng và khách thể :
- Đối tượng nghiên cứu : Một số biện pháp phát huy tác dụng của phương
tiện trong việc tạo nên hiệu quả dạy học môn toán ở trường Tiểu Học Vónh Hưng .
- Khách thể nghiên cứu : Quá trình sử dụng phương tiện dạy học của giáo
viên và học sinh .
4. Giả thiết khoa học :
Nếu chúng ta tìm được những biện pháp hữu hiệu thì phương tiện sẽ phát
huy tốt tác dụng góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn toán .
5. Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
- Làm rõ thực trạng việc sử dụng phương tiện dạy học môn toán .
- Tìm một số biện pháp phát huy tác dụng của phương tiện dạy học trong
việc tạo nên hiệu quả dạy học môn toán .
- Thực nghiệm để ứng dụng vào thực tế trong việc sử dụng phương tiện dạy
học môn toán .
6. Phương pháp nghiên cứu :
Khi nghiên cứu đề tài này tôi dựa vào phương pháp luận và các quan điểm
nghiên cứu khoa học , tôi đã sử dụng các phương pháp sau :
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết gồm :
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết .
- Phương pháp giả thuyết .
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiển .
- Phương pháp quan sát sư phạm .
- Phương pháp điều tra giáo dục .
- Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm giáo dục .
- Phương pháp thực nghiện sư phạm .
PHẦN II : NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Khái niệm :
Phương tiện dạy học là những loại dụng cụ , những đồ dùng , là những điều
kiện cần thiết hổ trợ cho tiết học , nhằm giúp giáo viên dể khai thác nội dung tiết
học và giúp học sinh chiếm lónh được kiến thức một cách nhanh và đạt hiệu quả
cao nhất .
2. Các loại phương tiện dạy học toán gồm :
1- Que tính
2- Bàn tính
3- Bộ hạt tròn
4- Bộ tấm viết số
5- Bộ số từ 0 đến 10
6- Thước đo độ dài 10 cm
7- Mét ( mét cuộn , mét thẳng )
8- Mét vuông
9- Mét khối
10- Bộ hình lập phương và phụ kiện
11- Bộ hình tam giác , hình vuông , hình tròn lớp 3
12- Bộ hình hộp chử nhật và phụ kiện
13- Bộ nhận biết hình lớp 1, 2
14- Bộ hình học lớp 4, 5
15- Bộ dạy phân số
16- Bộ dụng cụ lít
17- Cân đóa 1kg và bộ quả cân
18- Mặt đồng hồ
19- Bảng sắt
20- Bộ hình lập phương ( 2,5 cm )
21- Bộ êke
22- Bảng sắt 40 x 70
23- Nam châm viên
24- Tranh toán
3. Những yêu cầu khi sử dụng phương tiện dạy học :
Khi sử dụng phương tiện dạy học cần đạt những yêu cầu sau :
- Hợp lý , phù hợp với nội dung bài dạy .
- Khi sử dụng xong cần phải giữ gìn cẩn thận để sử dụng được lâu dài
- Phải biết phát huy tác dụng phương tiện dạy học và đạt hiệu quả cao
4. Mỗi quan hệ giữa phương tiện dạy học với các thành tố khác của quá trình
dạy học môn toán :
Phương tiện dạy học có quan hệ mật thiết với nội dung bài dạy , thời gian
và quá trình lên lớp của giáo viên và sự tiếp nhận của học sinh .
5. Vai trò và tác dụng của phương tiện trong việc tạo nên hiệu quả của quá trình
dạy học , đặc biệt là môn toán :
Phương tiện dạy học đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình lên lớp , nó
giúp giáo viên minh hoạ thực tế những nội dung kiến thức vừa truyền đạt nhằm
chứng minh thực tế , kích thích gây hứng thú học tập cho học sinh , từ đó giúp học
sinh hiểu nhanh , hiểu sâu và nhớ lâu hơn những kiến thức vừa lónh hội .
6. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh :
Đối với học sinh tiểu học , lứa tuổi của các em từ 6 – 14 tuổi , đây là lứa
tuổi rất hiếu động thích nhìn , thích xem , thích sờ mó và phải mắt thấy tai nghe
thì các em mới tin tưởng . Ở lứa tuổi này , tư duy của các em hầu hết là tư duy cụ
thể , ít trừu tượng , vì vậy cần có những trực quan sinh động tác động đến quá
trình nhận thức để các em tin tưởng vào khoa học và tránh đi những tư tưởng xa
vời không có thật xảy ra trong cuộc sống hàng ngày .
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC PHÁP HUY TÁC DỤNG
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC MÔN TOÁN
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH HƯNG
1. Thực trạng của việc trang bò phương tiện dạy học môn toán ở Trường Tiểu
Học Vónh Hưng :
Trong chiến lược phát triển giáo dục đào tạo từ nay đến năm 2020 , Bộ giáo
dục – Đào tạo đã thay sách giáo khoa xong cho lớp 1, 2, 3,4 và lớp 5 học theo
sách đã chỉnh lý . Bộ đã trang bò phương tiện dạy học cho các Trường đến nay
tương đối đầy đủ , riêng Trường Tiểu Học Vónh Hưng đã nhận được các loại
phương tiện sau :
- Các bộ toán số học lớp 1, 2, 3 ,4
- Cân đóa , quả cân
- Mô hình đồng hồ
- Thước kẻ
- Bảng sắt
- Mét cuộn
- Mét vuông
- Mét khối
- Ê ke
- Bộ hình tròn , hình vuông , hình tam giác
- Bộ hình lập phương và phụ kiện
- Bảng sắt 40 x 70
- Nam châm viên
- Que tính
- Bộ dụng cụ lít . . .
Và một số phương tiện khác .
Nhìn chung các loại phương tiện trên được cấp phát tương đối đầy đủ nhưng
cũng không thể áp dụng hết cho tất cả các bài học trong chương trình . Vì vậy
trong quá trình dạy học giáo viên còn phải có sáng kiến , tự tạo thêm những loại
phương tiện khác để phục vụ tốt cho những bài còn thiếu nhằm nâng cao hiệu quả
giờ dạy , nhất là những tuyết luyện tập .
2. Nhận thức và thái độ của giáo viên :
Đối với đội ngũ giáo viên , hầu hết anh , chò em đều có nhận thức và thái độ
đúng trong quá trình sử dụng phương tiện dạy học . Qua điều tra khảo sát , tất cả
đều có chung suy nghỉ :
- Sử dụng phương tiện dạy học là điều cần thiết và hiệu quả dạy học sẽ
được nâng cao , 100 % giáo viên đều tán thành như vậy .
3. Thực trạng của việc sử dụng phương tiện dạy học môn toán :
Hiện nay Trường Tiểu Học Vónh Hưng có 15 lớp / 19 giáo viên , trong đó 18
giáo viên chủ nhiệm và 2 giáo viên dạy bộ môn . Tất cả các giáo viên đã nhận và
đang sử dụng phương tiện khi lên lớp đạt hiệu quả .
4. Nguyên nhân dẫn đến :
Có được những nguyên nhân , thực trang trên là nhờ lãnh đạo nhà trường
quán triệt tốt văn bản chỉ đạo của lãnh đạo ngành . Đồng thời nhà trường có kế
hoạch cấp phát kòp thời ngay từ đầu năm học và động viên giáo viên cần phải sử
dụng phương tiện khi lên lớp . Tổ chuyên môn cùng lãnh đạo nhà trường thường
xuyên kiểm tra đột xuất để nắm bắt tình hình sử dụng phương tiện của giáo viên ,
từ đó có hướng chỉ đạo sâu sát và đạt hiệu quả , nghiêm khắc kiểm điểm , phê
bình những giáo viên lên lớp mà chỉ dạy chay .
5. Biện pháp thực hiện :
Trước ngày khai giảng , thư viện cấp phát đầy đủ phương tiện cho từng giáo
viên để sử dụng ngay từ đầu năm học . Nhà trường đã đề ra những biện pháp vừa
mang tính vận động , vừa mang tính bắt buột .