Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCHTỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 112 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

QUY HOẠCH
TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030


LỜI NÓI ĐẦU
Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc Vùng Du lịch Bắc Bộ, một trong những địa phương
có nhịp độ phát triển kinh tế cao nhất trong cả nước, minh chứng cho tính đúng đắn của
đường lối chính sách mở cửa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của
Đảng và Nhà nước thời gian qua. Bên cạnh thế mạnh về phát triển công nghiệp, với lợi thế
nằm gần thủ đô Hà Nội, đặc biệt gần sân bay Nội Bài, cửa ngõ đối ngoại quan trọng nhất
của miền Bắc, du lịch cũng là một trong những thế mạnh đặc biệt có thể khai thác phát
triển tốt, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.
Vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch Vĩnh Phúc là trung tâm
kinh tế lớn của Vùng Thủ đô, tương lai sẽ phát triển một thành phố hiện đại, phát triển bền
vững, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, môi trường sống có chất lượng cao, gắn kết chặt chẽ và
hài hòa giữa đô thị Vĩnh Phúc và Thủ đô Hà Nội, vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ, tăng cường hợp tác quốc tế gắn với hành lang kinh tế Côn Minh-Hà Nội-Hải
Phòng.
Quy hoạch này được xây dựng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo
đó, diện tích khu vực nghiên cứu quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc khoảng 328,6 km2.
Quy hoạch đề cập đến việc xây dựng đô thị hạt nhân-hợp nhất gồm thành phố Vĩnh Yên,
thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên và các khu vực đô thị hóa nhanh thuộc các huyện Yên
Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo để trong tương lai từng bước hình thành một đô
thị loại I trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
Đây là những định hướng chiến lược quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mạnh
mẽ cho Vĩnh Phúc, nhưng đồng thời cũng là những thách thức vô cùng to lớn với cả tỉnh.
Trong vị thế của Đô thị loại 1, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế vùng Thủ
đô, Vĩnh Phúc cần phát triển mạnh thương mại - dịch vụ - du lịch , bên cạnh thế mạnh về


công nghiệp, đồng thời đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo.
Vĩnh Phúc, bên cạnh những thuận lợi về vị trí địa lí, hạ tầng giao thông, còn là
một địa phương giàu tiềm năng du lịch với hệ thống tài nguyên du lịch cả nhân văn và tự
nhiên phong phú, có giá trị. Đó là những lợi thế to lớn là tiền đề quan trọng cho sự phát
triển mạnh và bền vững du lịch, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ
cấu GDP và cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống người dân.
Với những tiềm năng nổi trội, cùng với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
tương đối phát triển, du lịch Vĩnh Phúc đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời
gian qua. Tuy nhiên, để có thể khai thác hiệu quả nhất nguồn tài nguyên với mục tiêu phát
triển du lịch nhanh, mạnh và bền vững trong bối cảnh biến động nhanh của nền kinh tế cả
nước và thế giới cần thiết xây dựng Quy hoạch Tổng thể Phát triển Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc
đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 nhằm xác định chiến lược phát triển lâu dài làm cơ sở
cho các định hướng, các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.


Với quan điểm trên, thời gian qua Tỉnh Uỷ, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân
dân Tỉnh đã chỉ đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với Viện Nghiên Kiến trúc
Nhiệt đới - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và một số chuyên gia của Tổng cục Du lịch
xây dựng dự án "Quy hoạch Tổng thể Phát triển Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đến năm
2020, tầm nhìn đến 2030" làm cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của
tỉnh nói chung và của ngành du lịch nói riêng.
Nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch là:
1.
2.
3.
4.
5.

6.
7.


Đánh giá các tiềm năng, hệ thống tài nguyên và hiện trạng phát triển du lịch của
tỉnh Vĩnh Phúc.
Xác định vị trí mục tiêu và chiến lược phát triển du lịch Vĩnh Phúc đến năm 2020
và định hướng đến 2030.
Quy hoạch phát triển du lịch Vĩnh Phúc đến 2020
Định hướng phát triển du lịch Vĩnh Phúc đến 2030.
Đề xuất các dự án ưu tiên làm cơ sở gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước để đầu tư
khai thác có hiệu quả, bền vững tiềm năng lợi thế phát triển du lịch của Vĩnh Phúc
nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương.
Dự báo tác động đến môi trường từ hoạt động du lịch và đề ra một số giải pháp
nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường tự nhiên, trật tự và an
toàn xã hội.
Đề xuất các biện pháp tổ chức và các giải pháp thực hiện quy hoạch

Trong quá trình xây dựng quy hoạch nhóm tác giả luôn nhận được sự quan tâm
chỉ đạo thường xuyên của các đồng chí lãnh đạo Tỉnh Uỷ, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban
Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo Tổng cục Du lịch,
Viện Kiến trúc Nhiệt đới, sự giúp đỡ có hiệu quả của các Sở, Ban, Ngành và các huyện, thị.
Chúng tôi bày tỏ lòng cám ơn chân thành nhất đối với sự giúp đỡ quý báu đó và mong
nhận được nhiều ý kiến đóng góp để dự án được hoàn thiện, mang tính khả thi cao làm tiền
đề cho các quy hoạch chi tiết, các dự án khả thi đầu tư phát triển du lịch Vĩnh Phúc xứng
với tiềm năng to lớn cũng như hướng tới mục tiêu trở thành đô thị loại 1 trong thời kỳ tới.
BAN CHỦ NHIỆM DỰ ÁN


CÁC CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN 2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030
1.


Các căn cứ pháp lý xây dựng Quy hoạch:
- Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI, năm 2011.
- Luật Du lịch được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ VII (5/5/2005 đến
14/6/2005) và có hiệu lực từ 1/1/2006.
- Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 được Chính phủ
phê duyệt ngày 22 tháng 7 năm 2002.
- Quyết định 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21
của Việt Nam)
- Thông tư 01/2005/TT-BKH ngày 9/3/2005 của Bộ KH-ĐT về việc triển khai thực
hiện quyết định 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
- Thông tư 03/2008/TT-BKH ngày 1/7/2008 của Bộ KH-ĐT hướng dẫn thực hiện
một số điều của Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006
- Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ KH-ĐT
- Nghị quyết Đại hội 15 của Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc
- Quyết định số 904/2005/QĐ-UB ngày 06/4/2005 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về
phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020
- Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (12/2010)
- Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 27/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến 2020.
- Căn cứ Quyết định số 3635/QĐ-CT ngày 09/10/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh
Vĩnh Phúc v/v Phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
2.

2.1.

Các nghiên cứu cơ sở:
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010 (Quyết
định phê duyệt số 307/TTg ngày 24/5/95 của Thủ tướng Chính phủ )
2.2.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2020 (Quyết định phê duyệt số
97/2002/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ)
2.3.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến 2010 và định
hướng đến 2020.
2.4.
Quy hoạch TT Phát triển Du lịch Vùng Du lịch Bắc Bộ
2.5.
Quy hoạch TT Phát triển Du lịch trung tâm du lịch Hà Nội và Phụ cận
2.6.
Quy hoạch Phát triển Vùng Thủ đô
2.7.
Dự thảo Quy hoạch phát triển KT-XH Vĩnh Phúc đến 2020, tầm nhìn 2030
2.8.
Định hướng Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến 2030,
tầm nhìn
đến 2050
2.9.
Dự án bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích danh thắng Tây Thiên
3.

Các căn cứ khác:



2.1.

Tình hình phát triển du lịch ở Việt Nam và trên thế giới những năm gần đây, xu thế
phát triển du lịch những năm tiếp theo.

2.2.

Các nguồn lực phát triển du lịch của Vĩnh Phúc, đồng bằng sông Hồng và nhu cầu
du lịch của người dân địa phương cũng như cả nước và quốc tế.


TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN
1.

Cơ quan phê duyệt dự án:
UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

2.

Cơ quan chủ trì dự án:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc

3.

Cơ quan lập dự án:
Viện Kiến trúc Nhiệt đới - Đại học Kiến trúc Hà Nội.

4.

Cơ quan phối hợp:

a.

Cơ quan Trung ương:
- Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch - Tổng cục Du lịch.
- Các Vụ chức năng thuộc Tổng cục Du lịch
- Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn - Bộ Xây dựng
- Viện Chiến lược Phát triển - Bộ Kế hoạch - Đầu tư

b.

Cơ quan địa phương:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Sở Công thương.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Sở Giao thông vận tải
- Sở Tài chính vật giá.
- Sở Xây dựng.
- Sở Khoa học - Công nghệ
- Sở Tài nguyên - Môi trường
- Cục Thống kê.
- UBND các thành, huyện, thị.


PHẦN I
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH TỈNH VĨNH PHÚC
I.

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÁC NGUỒN
LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH VĨNH PHÚC


Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng Du lịch Bắc Bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc, đóng vai trò quan trọng trong định hướng chiến lược phát triển kinh tế
Vùng Thủ đô. Các địa phương tiếp giáp với Vĩnh Phúc là Hà Nội, Phú Thọ, Thái Nguyên
và Tuyên Quang.
1.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch

1.1. Điều kiện và tài nguyên du lịch tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lí
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ, tiếp giáp với các tỉnh Thái
Nguyên, Tuyên Quang ở phía Bắc, Phú Thọ ở phía Tây và Hà Nội ở phía Đông và Nam,
trong khu vực chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng trọng điểm kinh tế
phía Bắc với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và xa hơn là Trung Quốc. Vĩnh Phúc có
vị trí thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế và dịch vụ, đặc biệt trong điều kiện Vĩnh
Phúc nằm trên tuyến quốc lộ 2, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai nối Hà Nội với các tỉnh
phía Bắc và nằm kề với cảng hàng không quốc tế Nội Bài đang được nâng cấp mở rộng lên
quy mô 4 triệu khách vào năm 2000 và 9 triệu khách vào năm 2010, định hướng lâu dài là
15 triệu lượt khách/năm.
Một trong những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý của Vĩnh Phúc là nằm kề với Thủ
đô Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước. Lợi thế này cho phép Vĩnh
Phúc tiếp cận với thông tin, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ phục vụ
phát triển kinh tế trong đó có du lịch. Bên cạnh đó, do nằm trong vùng ảnh hưởng kinh tế xã hội trực tiếp của Thủ đô, Vĩnh Phúc có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ
tầng hoặc sử dụng những cơ sở hạ tầng chiến lược như đường cao tốc 18 - cửa mở ra biển
để phát triển các ngành kinh tế cũng như dịch vụ du lịch.
1.1.2. Địa hình
Vĩnh Phúc là tỉnh vừa thuộc vùng trung du miền núi Bắc Bộ, vừa thuộc địa bàn
đỉnh tam giác châu thổ sông Hồng. Nhìn chung địa hình nằm trên một bán bình nguyên bóc
mòn, mang tính chất miền đồi với độ cao trung bình khoảng 500m, tuy nhiên có thể phân

ra 3 vùng : miền núi, đồng bằng và miền Trung du.
Phía Đông Bắc của tỉnh là dãy núi Tam Đảo nổi tiếng của Việt Nam, là ranh giới tự
nhiên giữa tỉnh Vĩnh Phúc với Tuyên Quang và Thái Nguyên. Dãy Tam Đảo chạy dài
khoảng 50 km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với hơn 10 đỉnh cao trên dưới 1.400m


trong đó đỉnh cao nhất là Tam Đảo (1592m), ngoài ra còn có các đỉnh cao khác như Thạch
Bàn (1388m), Thiên Thị (1376m), Phù Nghĩa (1300m) nối liền với nhau như 3 hòn đảo.
Đoạn cuối dãy núi hạ thấp đột ngột, tới đầu Sóc Sơn độ cao chỉ còn 600m. Cách Tam Đảo
khoảng 10 km về phía Tây Bắc là khu danh thắng Tây Thiên với độ cao trung bình gần như
Tam Đảo (900m). Ở phía Bắc của tỉnh, gắn vào dãy núi Tam Đảo có một dãy núi thấp trên
đất huyện Lập Thạch với đỉnh cao nhất là 663m, thường được gọi là khu vực Núi Sáng Thác Bay. Nơi đây là căn cứ địa của nghĩa quân Đề Thám trước kia.
Miền núi Vĩnh Phúc có nhiều điều kiện tổ chức hoạt động du lịch, các dạng địa
hình đặc biệt như cacxtơ hay các thác nước, suối đẹp trên núi rất thu hút du khách điển
hình là Thác Bạc với dòng suối Bạc đổ từ độ cao 40 m, suối Bát Nhã, suối Hạc, suối
Vàng...
Miền đồng bằng Vĩnh Phúc gồm lãnh thổ các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, thành
phố Vĩnh Yên và một số xã thuộc huyện Tam Đảo, huyện Bình Xuyên, là đỉnh của tam
giác châu thổ sông Hồng. Địa hình khu vực này nhìn chung bằng phẳng, đất đai khá phì
nhiêu, màu mỡ, một vài chỗ địa hình hơi võng lòng chảo, có nhiều đầm hồ và vực lớn như
đầm Vạc, đầm Rưng, đầm Cả... Chủ yếu là các kiểu đồng bằng tích tụ ngoài đê, đồng bằng
tích tụ gian sông, đồng bằng thềm tích tụ xâm thực. Hiện nay vùng đồng bằng phát triển
trồng lúa, rau xanh, các cây vụ đông và phát triển chăn nuôi.
Vùng đồi trung du chiếm gần nửa diện tích toàn tỉnh. Phần lớn địa hình cao 50 - 60
m, xen kẽ một số đồi cao 200 - 300m. Đây là vùng phù sa cổ được các vận động tạo sơn
nâng lên. Quỹ đất của vùng còn tương đối khá, đặc biệt là đất đồi, có thể phát triển cây
công nghiệp ăn quả.
1.1.3. Khí hậu
Lãnh thổ của tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong khu vực khí hậu gió mùa chí tuyến, có mùa
đông lạnh khô. Do đặc điểm địa hình phía Đông bắc là dãy núi Tam Đảo chạy dài xuống

Đông Nam tạo nên một bức tường chắn ảnh hưởng của gió mùa cực đới trong mùa đông
lạnh nên về mùa đông Vĩnh Phúc ít nhiều ấm hơn một số tỉnh cùng vĩ độ ở vùng đông bắc
và ngược lại về mùa hè lại là hướng mở đón gió nên cũng khá nhiều mưa.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 - 24 oC. Riêng vùng Tam Đảo khí hậu mát mẻ
hơn, nhiệt độ trung bình khoảng 18 oC. Tháng giêng là tháng lạnh nhất, nhiệt độ thường
dưới 18oC (Tam Đảo trên dưới 11oC). Tháng nóng nhất là tháng 7. Vào mùa hạ số tháng có
nhiệt độ trên 25oC là 6 tháng. Tuy nhiên ở Tam Đảo quanh năm không có tháng nào nhiệt
độ trung bình vượt quá 25oC và nhiệt độ tối cao tuyệt đối không vượt quá 35oC.
Khí hậu mang tính chất chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi thể hiện ở biên độ
giao động nhiệt độ ngày đêm khá lớn và có khả năng xảy ra hiện tượng sương muối.
Lượng mưa trung bình năm ở Vĩnh Phúc là 1500 - 1800 mm, thấp hơn mức bình
quân ở các tỉnh phía Bắc (1830 mm). Mưa chủ yếu vào mùa hạ, mưa thường do bão gây ra,
hay gặp dạng mưa rào và mưa dông. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, tập trung 85%
lượng mưa cả năm. Tháng 7,8 là tháng mưa nhiều nhất, khoảng 300mm/tháng.


Độ ẩm trung bình năm của toàn tỉnh là 83 - 84%, giữa các tháng độ ẩm chênh lệch
không lớn, vào các tháng đầu mùa đông độ ẩm thấp hơn cả chỉ khoảng 79 - 81%, tháng ẩm
nhất là tháng 3, 4, độ ẩm trung bình 86-87%.
* Các hiện tượng thời tiết đáng chú ý
- Dông: thường xảy ra vào mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10 trong đố nhiều hơn cả
vào tháng 7 và tháng 8. Vào các tháng từ mùa đông chuyển sang mùa hạ thỉnh thoảng có
xuất hiện mưa đá trong cơn dông.
- Sương mù: Đôi khi xảy ra hiện tượng sương mù trên địa phận Vĩnh Phúc, chủ yếu
vào mùa đông do đặc điểm địa hình là vùng chuyển tiếp giữa miền núi và vùng đồng bằng.
Ngoài ra còn có các hiện tượng úng lụt, khô hạn, lốc xoáy ảnh hưởng không tốt đến
sản xuất và đời sống sinh hoạt trong đó có hoạt động du lịch.
Nhìn chung trong toàn tỉnh, Tam Đảo là nơi có khí hậu thuận lợi nhất cho hoạt
động du lịch, phù hợp với sức khoẻ của con người, thuận tiện cho tổ chức nghỉ ngơi, giải
trí và chữa bệnh.

1.1.4. Thuỷ văn
Do tác động của điều kiện địa hình, khí hậu nên hệ thống sông ngòi của vĩnh Phúc
có lượng dòng chảy ở mức trung bình (30l/s/km2) và mật độ lưới sông cũng vào mức trung
bình (0,5 - 1 km/km2).
Trên lãnh thổ của tỉnh có 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Lô cùng rất nhiều
con sông nhỏ khác như sông Phó Đáy, sông Cà Lồ và các chi lưu cũng như hệ thống các
kênh đào là nguồn cung cấp nước cho trồng trọt cũng như giao thông đi lại.
Sông Hồng: hợp với sông Đà, sông Lô ở đoạn Việt Trì sau đó đi vào Vĩnh Phúc và
các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Sông có lưu lượng trung bình 820m/s, hàm lượng phù sa khá
lớn, bồi đắp cho đồng bằng Vĩnh Phúc.
Sông Lô: Bắt nguồn từ Trung Quốc với tổng chiều dài 470km, chảy qua các tỉnh Hà
Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ và Vĩnh Phúc rồi nhập vào sông Hồng.
Sông Phó Đáy: Bắt nguồn từ vùng núi Tuyên Quang chảy qua địa phận Vĩnh
Phúc(dài 45km) rồi nhập vào sông Lô.
Sông Cà Lồ: Là con sông chảy trong địa phận tỉnh Vĩnh Phúc, bắt nguồn từ dãy núi
Tam Đảo dài khoảng 22km.
Nhìn chung dòng chảy chia ra 2 mùa rõ rệt phù hợp với mùa khí hậu. Mùa lũ kéo
dài từ 4 - 5 tháng (thường từ tháng 6 đến hết tháng 10), cực đại vào tháng 7, 8 đạt 15 - 35%
lượng nước cả năm.


Sông Hồng và sông Lô hàng năm thường có lũ đột ngột, nước dâng nhanh chóng,
gây nhiều ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh đặc biệt ở vùng
trũng Tam Đảo - Vĩnh Lạc nếu bị mưa kéo dài vài ngày liền thì bị ngập lâu có khi lên tới
hàng chục ngày.
Ngoài hệ thống sông ngòi như đã nói ở trên Vĩnh Phúc còn có một hệ thống các hồ,
đầm, ao phong phú như đầm Đại Lải, Dị Nậu, Vân Trục, Bò Lạc, Xạ Hương, đầm Vạc,
đầm Dưng, Thanh Lanh... có thể vừa phục vụ sản xuất nông nghiệp, tưới tiêu nước cũng
như có giá trị cho du lịch.
Theo các số liệu điều tra, nước ngầm của Vĩnh Phúc có tiềm năng khá lớn có thể

đạt tới hàng triệu m3 trong một ngày đêm.
1.1.5. Tài nguyên sinh vật
Tiềm năng về tài nguyên rừng trong tỉnh không lớn, do lịch sử hình thành và phát
triển lãnh thổ, cùng với sự định cư từ rất sớm của con người, lớp phủ thực vật tự nhiên ở
đây đã bị phá huỷ nhiều. Thảm thực vật ở đây chủ yếu gặp thực vật rừng chí tuyến chân
núi có nhiều loài ưa ẩm và nhiệt, lên cao hơn nữa là đai rừng á nhiệt đới trên núi.
Vĩnh Phúc ngoài địa thế, khí hậu mát mẻ nổi tiếng, phù hợp với sức khoẻ của con
người, Vĩnh Phúc còn nổi tiếng với vườn quốc gia Tam Đảo. Vườn quốc gia Tam Đảo có
diện tích tự nhiên 36.883 ha, trong đó có trên 23.000 ha rừng. Quần hệ thực vật rừng phong
phú với 490 loài bậc cao, thuộc 334 chi và 130 họ. Rừng có nhiều loại cây quí hiếm như
Pơ Mu, Sam Bông, Kim Giao, Lát hoa, Lim xanh, Đỗ Quyên, Sến mật, Thông tre... Hệ
động vật rừng cũng rất phong phú với 281 loại động vật khác nhau trong đó có nhiều loài
quí hiếm có giá trị kinh tế cao vừa phục vụ cho nghiên cứu khoa học như voọc đen má
trắng, cheo cheo, cá lóc Tam Đảo, gà lôi trắng, gà tiền...
Ngoài động thực vật rừng ra, Vĩnh Phúc còn trồng nhiều cây ăn quả như vải nhãn,
cây lương thực như lúa, hoa màu... cũng như có nguồn cá tôm phong phú trên các sông,
đặc biệt là loài cá anh vũ rất nổi tiếng.
1.2.

Tài nguyên du lịch nhân văn

1.2.1. Các di tích lịch sử văn hoá:
Các di tích lịch sử văn hoá là một nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, giữ vai trò
chính trong việc thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế...
Toàn tỉnh hiện có gần 1000 di tích lịch sử, văn hoá; trong đó đã xếp hạng cấp Quốc
gia 228 di tích, nhiều di tích có giá trị như: Tháp Bình Sơn – Lập Thạch được xây dựng từ
thế kỷ XIII, đền thờ Trần Nguyên Hãn – Lập Thạch, cụm Đình Hương Canh, Đình Thổ
Tang (xem phụ lục Danh mục các di tích lịch sử - văn hóa Vĩnh Phúc)…Trong số đó có
những di tích có giá trị cao đối với phục vụ phát triển du lịch như Tháp Bình Sơn (xã Tam
Sơn, huyện Lập Thạch) là một công trình kiến trúc đặc sắc được xây từ đời nhà Lý, đền thờ

Trần Nguyên Hãn (ở Lập Thạch),... Đặc biệt là có nhiều di tích gắn với các khu danh thắng
có sức thu hút du khách rất lớn như đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên. Đây là một di tích gắn


với truyền thuyết về một danh tướng của Vua Hùng. Ngoài giá trị lịch sử, Tây Thiên còn là
một vùng thắng cảnh với núi rừng, thác nước và suối đá ẩn hiện thơ mộng. Hoặc di tích núi
Sáng với hang Đề Thám, thác Bay, hồ Vân Trục, tất cả đã tạo nên một quần thể di tích
thắng cảnh rất hấp dẫn.
* Một số di tích lịch sử văn hoá điển hình
- Khu danh thắng Tây Thiên, nơi thờ Quốc Mẫu Năng Thị Tiêu thời Vua Hùng, có
hiện vật từ thời Lý, Trần;
- Đền thờ Tả Tướng Quốc Trần Nguyên Hãn ở xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch;
- Chùa Hà Tiên ở xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên là một trong những trung
tâm phật giáo lớn thời Lý, Trần. Đây cũng là di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh khi
người về thăm tỉnh Vĩnh Phúc, đến thưởng ngoạn thắng cảnh chùa Hà Tiên ngày
25/1/1963;
- Cụm đình Hương Canh, với kiến trúc hoành tráng bằng gỗ với hơn 300 năm tuổi.
Đây là nơi thờ Ngô Quyền, phu nhân, con trai thứ Ngô Xương Văn và tướng của Ngô
Quyền, (lục vị đại vương);
- Di chỉ Đồng Đậu ở thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc được phát hiện lần đầu năm
1962, khai quật lần thứ 6 năm 1999. Nơi đây đã tìm được nhiều di chỉ khảo cổ học thuộc
nền văn hoá Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun. Đây là một minh chứng về sự xuất hiện
rất sớm của nghề trồng lúa nước ở nước ta. Di chỉ này là di tích văn hoá quý hiếm của quốc
gia;
- Thiền viện trúc lâm Tây Thiên.
1.2.2. Các lễ hội truyền thống:
Hiện nay các lễ hội truyền thống đang có xu hướng phục hồi phát triển trở lại. Hầu
như ở khắp các địa phương trong nước đều có tổ chức các lễ hội văn hoá truyền thống.
Nhiều lễ hội có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử văn hoá, có tác dụng tích cực trong việc giáo
dục truyền thống yêu nước và khôi phục phát triển những nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá

cổ truyền. Chính vì vậy lễ hội có sức thu hút rất lớn đối với nhân dân và khách du lịch các
nơi, nhất là khách du lịch quốc tế.
Vĩnh Phúc cũng có nhiều lễ hội truyền thống, có thể được nghiên cứu tổ chức khai
thác phục vụ mục đích phát triển du lịch.
Hàng năm ở Vĩnh Phúc có tới hàng trăm lễ hội được tổ chức. Có thể chia lễ hội
thành các loại hình sau:


+ Lễ hội tín ngưỡng: Thường là tín ngưỡng dân gian, thờ các thần thánh, như thờ
thành hoàng, thờ mẫu, thờ các thần liên quan đến các hoạt động kinh tế như nông nghiệp,
ngư nghiệp...
Những lễ hội tiêu biểu của nhóm này phải kể đến lễ hội Mậu Lâm thuộc thành phố
Vĩnh Yên với trò múa Mo nổi tiếng còn gọi là Bách nghệ khôi hài hay Tứ dân, hoặc là hội
làng Sơn Đông thuộc xã Sơn Đông, huyện Sông Lô, hay hội làng Thổ Tang... đều là những
hội trình diễn nghề mang tính tín ngưỡng dân gian độc đáo.
+ Các lễ hội lịch sử: Thường gắn với việc tưởng niệm các nhân vật lịch sử như lễ
hội Tây Thiên, lễ hội Tam Đảo; lễ hội đền Bách Trữ... Đây là các lễ hội đáng chú ý và thu
hút khá đông du khách.
* Một số lễ hội điển hình
Lễ hội Tây Thiên; lễ hội chọi trâu Hải Lựu; lễ hội kéo song Hương Canh; lễ hội leo
cầu bắt trạch Tứ Trưng; lễ hội cướp phết Bàn Giản…
Cũng như ở các địa phương các trong cả nước, phần lớn lễ hội đều diễn ra vào các
tháng Giêng và tháng Hai (xem Phụ lục Danh mục các lễ hội). Vì vậy đây có thể coi là mùa
lễ hội của Vĩnh Phúc.
1.2.3. Các sản phẩm thủ công truyền thống:
Khai thác các sản phẩm nghề thủ công truyền thống và khôi phục phát triển các
làng nghề truyền thống có vai trò lớn trong việc phát triển du lịch. Kinh nghiệm cho thấy
nhiều làng nghề truyền thống nếu được đầu tư xây dựng, khôi phục quá trình hoạt động có
thể trở thành một điểm tham quan hấp dẫn đồng thời có thể tổ chức bán được các sản phẩm
lưu niệm cho du khách. Tuy nhiên cần phải biết lựa chọn những nghề phù hợp và những

làng nghề có vị trí thuận tiện, gần các tuyến điểm du lịch để đầu tư phát triển và tổ chức
khai thác phục vụ du lịch.
Ở Vĩnh Phúc có nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo, đặc sắc như làng rắn
Vĩnh Sơn, nghề mộc ở làng Bích Chu (huyện Vĩnh Tường); nghề gốm gia dụng ở làng
Hương Canh; nghề rèn ở Lý Nhân, tơ tằm ở Thổ Tang, nghề đá Hải Lựu, mây tre đan Triệu
Xá.... Các làng nghề này đều nằm gần các tuyến điểm du lịch cho nên có thể tổ chức để du
khách đến tham quan, đồng thời nghiên cứu một cơ cấu sản phẩm lưu niệm để phục vụ du
khách.
1.2.4. Các tài nguyên du lịch nhân văn khác:
Ngoài những nguồn tài nguyên chính kể trên, Vĩnh Phúc còn có thể khai thác các
nguồn tài nguyên nhân văn khác phục vụ du lịch như ca múa nhạc dân tộc, các món ăn từ
lâm thổ sản phong phú của địa phương mình...


Vĩnh Phúc vốn là miền đất văn hiến giàu chất dân gian, là xứ xở của những làn điệu
dân ca đặc sắc như hát trống quân, hát ví giao duyên, hát Soọng Cô, hát Sịnh Ca... Các trò
chơi dân gian của Vĩnh Phúc cũng rất độc đáo, hấp dẫn du khách vào những dịp xuân về
như trò tung còn của dân tộc Cao Lan ở Lập Thạch, trò chơi đu, nhất là đu bay ở Văn
Trưng, Tứ Trung - Vĩnh Tường, chọi trâu ở Lập Thạch, leo cầu ùm ở Vĩnh Tường, bắt
chạch cầu đinh ở Thổ Tang- hát ghẹo Vĩnh Tường, bắt vịt trong ao ở Thượng Trưng, đánh
đáo đá ở Bá Văn-Yên Lạc, trò tả cáy, tục đả cầu cướp phết, bơi chải...
Về ẩm thực, Vĩnh Phúc có nhiều đặc sản hiếm có như cá anh vũ, xôi trứng kiến, đất
đồng Cốc nướng chín… cùng với nhiều món ăn đặc trưng của các dân tộc Sán Dìu, Cao
Lan và các món dân dã hấp dẫn như vó cần, cá thính, nem chua, bánh hòn Hội Hợp.... Đây
là các nét đặc trưng hấp dẫn có giá trị cao phục vụ cho phát triển du lịch Vĩnh Phúc.
Tóm lại tài nguyên du lịch nhân văn Vĩnh Phúc khá phong phú và có giá trị phục vụ
du lịch cao. Nếu đầu tư xây dựng và tổ chức quản lý khai thác tốt, nguồn tài nguyên trên có
thể đáp ứng cho du khách một chương trình tham quan phong phú, hấp dẫn.
1.3.


So sánh tài nguyên du lịch Vĩnh Phúc với các tỉnh tiếp giáp Hà Nội.

1.3.1. Về tính đa dạng của tài nguyên du lịch
Để tạo lực hút đối với khách du lịch từ Hà Nội – trung tâm phân phối khách du lịch
của miền Bắc thì các tài nguyên du lịch giữ vai trò quan trọng mang tính tiền đề. So với
các tỉnh tiếp giáp với Hà Nội, Vĩnh Phúc có nhiều lợi thế so sánh về tính đa dạng của tài
nguyên du lịch, bao gồm cả các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Các phân tích cụ
thể có thể thấy như sau:
* Vĩnh Phúc
- Có Vườn quốc gia với nhiều loài sinh vật đặc trưng.
- Có khu nghỉ dưỡng Tam Đảo quy mô lớn với đặc trưng khí hậu núi cao.
- Có nhiều hồ lớn, các điểm cảnh quan đẹp (thác nước, khe, hẻm núi…)
- Có nhiều di tích lịch sử, đình chùa, công trình kiến trúc lâu năm.
- Có nhiều lễ hội, làng nghề, đặc sản ẩm thực.
* Bắc Ninh
- Không có Vườn quốc gia.
- Không có khu nghỉ dưỡng quy mô lớn đặc trưng.
- Có không nhiều điểm cảnh quan đẹp.
- Có nhiều di tích lịch sử, đình chùa, công trình kiến trúc lâu năm.
- Có nhiều lễ hội, làng nghề, đặc sản ẩm thực.
* Hưng Yên
- Không có Vườn quốc gia.


- Không có khu nghỉ dưỡng quy mô lớn đặc trưng.
- Có không nhiều điểm cảnh quan đẹp.
- Có di tích lịch sử, đình chùa, công trình kiến trúc lâu năm.
- Có lễ hội, làng nghề, đặc sản ẩm thực.
* Hà Nam
- Không có Vườn quốc gia.

- Không có khu nghỉ dưỡng quy mô lớn đặc trưng.
- Có không nhiều điểm cảnh quan đẹp.
- Có di tích lịch sử, đình chùa, công trình kiến trúc lâu năm.
- Có lễ hội, làng nghề, đặc sản ẩm thực.
* Hòa Bình
- Có Vườn quốc gia (chỉ 1 phần của VQG Cúc Phương, khả năng tiếp cận hạn chế).
- Không có khu nghỉ dưỡng quy mô lớn đặc trưng.
- Có nhiều điểm cảnh quan đẹp (có công trình quốc gia thủy điện Hòa Bình).
- Có nhiều di tích lịch sử, đình chùa, công trình kiến trúc lâu năm.
- Có nhiều lễ hội, làng nghề, đặc sản ẩm thực.
- Văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa dân tộc Mường nổi trội
Căn cứ các phân tích so sánh sơ bộ như trên, có thể thấy Vĩnh Phúc có lợi thế so
sánh hơn về sự đa dạng của các tài nguyên du lịch, trên cơ sở đó có thể phát triển nhiều
loại hình du lịch hơn so với các địa phương khác tiếp giáp với Hà Nội. Mặt khác, sự đa
dạng về tài nguyên du lịch đó còn mang lại cho Vĩnh Phúc lợi thế trong việc xây dựng các
tour du lịch chuyên đề bổ trợ cho các tour du lịch của Hà Nội chứ không chỉ riêng các tour
du lịch của Vĩnh Phúc.
1.3.2. Về tính đặc trưng của tài nguyên du lịch
Ngoài sự phong phú và đa dạng, tài nguyên du lịch Vĩnh Phúc cũng có những nét
đặc trưng riêng có thể thấy như sau:
- Khu du lịch Tam Đảo của Vĩnh Phúc là khu nghỉ dưỡng đã được hình thành từ
lâu với nét đặc trưng là khí hậu vùng núi cao. Nét đặc trưng này không những không có
khu du lịch của địa phương nào trong khu vực Hà Nội và lân cận có được mà chỉ có rất ít
trên cả nước nói chung (Mộc Châu, Sa Pa, Mẫu Sơn, Bà Nà, Đà Lạt).
- Khu di tích - danh thắng Tây Thiên là một quần thể các chùa, miếu, am… được
xây dựng trên núi cao, trong khu cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Đây cũng là điểm tài nguyên
mang tính đặc trưng cao của du lịch Vĩnh Phúc vì cũng chỉ một vài địa phương trong cả
nước có được những điểm du lịch có nét tương đồng (Chùa Hương - Hà Nội, Yên Tử Quảng Ninh).



- Các di chỉ khảo cổ, đình, miếu… trong số các di tích lịch sử văn hóa - tài nguyên
du lịch nhân văn của Vĩnh Phúc cũng có những nét đặc trưng riêng là gắn liền với giai
đoạn đầu của sự hình thành nền văn minh sông Hồng – văn minh lúa nước và công cuộc
bảo vệ đất nước Việt Nam (thời Hùng vương, Trưng nữ vương và nhà tiền Lê…). Đây là sự
khác biệt về giai đoạn lịch sử thể hiện đặc trưng riêng so với các di tích tương tự (đình,
chùa, miếu) có nhiều ở Hà Nội và các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hòa Bình, Hà Nam…
nhưng lại ở những giai đoạn lịch sử khác.
- Các lễ hội truyền thống, các đặc sản ẩm thực do gắn liền với các dân tộc cư trú
trên địa bàn nên cũng có những nét đặc trưng riêng của khu vực chuyển tiếp giữa vùng
miền núi trung du xuống vùng đồng bằng châu thổ. Các lễ hội như cướp phết, săn cuốc, tế
trâu, chọi trâu… hay các món ăn đặc sản như cá anh vũ, đất đồng Cốc nướng chín, xôi
trứng kiến… không địa phương nào trong khu vực Hà Nội và lân cận có được.
1.3.3. So sánh về điểm du lịch “hạt nhân”.
Để xây dựng tour du lịch, thông thường các điểm du lịch được kết nối theo các đặc
trưng riêng trên từng địa bàn và trong số đó thường có điểm du lịch “hạt nhân” là nơi có
đặc điểm nổi trội và đặc trưng hơn cả, thể hiện điểm nhấn trong tour du lịch. Nếu xét cả
Vĩnh Phúc là một địa bàn xây dựng tour du lịch thì có thể xem Tam Đảo là một điểm du
lịch “hạt nhân” bởi các đặc điểm nổi trội của nó (nằm trong Vườn quốc gia, cảnh quan đẹp,
khu nghỉ dưỡng có khí hậu đặc trưng lý tưởng, có các hoạt động vui chơi giải trí, có các di
tích lịch sử văn hóa, khách du lịch được biết đến các phong tục tập quán truyền thống và
các món ăn đặc sản…). So sánh điểm du lịch “hạt nhân” này của Vĩnh Phúc với các điểm
du lịch “hạt nhân” của các tỉnh tiếp giáp với Hà Nội có thể thấy các nét chính như sau:
Tam Đảo - Vĩnh Đền, đình
Phúc
Đình Bảng
– Bắc Ninh
Tài
Vườn quốc gia, Không có
nguyên
cảnh quan vùng

tự nhiên đẹp (thác, rừng
cây…)
Tài
Đền, miếu, am,
Đền thờ Lý
nguyên
ẩm thực truyền
bát đế, đình
nhân
thống
Đình Bảng,
văn
chùa Tiêu,
đền Rồng,
lăng Thiên
Đức
Giao
Đường ô tô tốt
Đường ô tô
thông
tốt
Hoạt
- Nghỉ dưỡng
- Lễ hội
động
- Du lịch cuối
- Tham quan
chính
tuần
- Tham quan

Hoạt
- Vui chơi giải
Không có
động bổ trí

Phố Hiến –
Hưng Yên
Cây nhãn tổ;
các cây si, đa
800 tuổi
Phố Hiến,
chùa Hiến,
chùa
Chuông, đền
Mẫu
Đường ô tô
tốt
- Lễ hội
- Tham quan
Không có

Ngũ động
sơn – Hà
Nam
Quần thể
gồm 5 hang
động, nhiều
thạch nhũ
Đền Trúc thờ
Lý Thường

Kiệt

Mai Châu –
Hòa Bình
Cảnh quan
vùng thung
lũng lòng
chảo
Bản làng dân
tộc Thái,
Mường

Đường ô tô
Đường ô tô
tốt
tốt
- Tham quan Nghỉ
dân dã
Tham
quan
Không có
Sinh họat
cộng đồng


trợ
Xếp
hạng
theo quy
họach


- Ẩm thực
- Cấp vùng du
lịch
- Cấp trung tâm
Hà nội và phụ
cận

- Cấp tỉnh

- Cấp tỉnh

- Cấp tỉnh

dân tộc
- Cấp trung
tâm

Qua các phân tích so sánh trên, có thể thấy Tam Đảo – Vĩnh Phúc có nhiều lợi thế
so sánh hơn so với các điểm du lịch “hạt nhân” của các tỉnh lân cận hà nội và đây là lợi thế
cơ bản để thu hút khách du lịch từ trung tâm phân phối khách là Hà nội. Trên thực tế, điểm
du lịch Tam Đảo hiện nay được xem là “điểm nóng” thu hút khách du lịch cuối tuần từ Hà
nội, đặc biệt là vào mùa hè và các dịp nghỉ lễ.
1.4.

Đánh giá chung về tài nguyên du lịch và điều kiện tự nhiên

1.4.1. Thuận lợi
- Vĩnh Phúc có vị trí địa lý rất thuận lợi, có hệ thống giao thông tương đối phát
triển cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy và trong tương lai cả đường hàng không.

- Có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng kể cả tài nguyên thiên nhiên và
tài nguyên nhân văn (các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống, các làng nghề, ẩm
thực...).
- Về tự nhiên, Vĩnh Phúc có một tiềm năng phong phú, đa dạng bao gồm cả sông
ngòi, rừng, núi, hang động..., có nhiều nét đặc sắc với những thắng cảnh nổi tiếng. Đây là
những điều kiện lý tưởng để Vĩnh Phúc có thể khai thác phát triển đa dạng các loại hình du
lịch khác nhau như du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng, thể thao, leo
núi.... Khu du lịch Tam Đảo cùng với những điểm di tích, danh thắng như Tây Thiên, Đầm
Vạc, Vân Trục... là những điểm du lịch văn hoá sinh thái hấp dẫn.
- Các di tích lịch sử văn hóa của Vĩnh Phúc có giá trị đặc sắc về mặt du lịch, đặc
biệt là khu di tích thắng cảnh Tây Thiên, tháp Bình Sơn... Đây là những tài nguyên có
nhiều tiềm năng để phát triển du lịch tâm linh.
- Có lợi thế so sánh so với các tỉnh lân cận Hà Nội cả về sự đa dạng, tính đặc trưng
và tính nổi trội của điểm du lịch “hạt nhân” để tạo sức hút mạnh mẽ đối với nguồn khách
từ trung tâm phân phối khách Hà Nội.
1.4.2. Thách thức
- Vĩnh Phúc có điều kiện tự nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. Yếu tố này đã ảnh hưởng
sâu sắc đến tính chất mùa du lịch. Các yếu tố khí hậu bất thường như dông bão, lũ lụt, gió
mùa đông bắc... cũng ảnh hưởng lớn đến các hoạt động du lịch.
- Khoảng cách tương đối gần giữa Vĩnh Phúc và Hà Nội, nên khách tham quan các
điểm tài nguyên nhân văn của Vĩnh Phúc có thể quay lại Hà Nội trong ngày, vì vậy khả
năng lưu giữ khách qua đêm của Vĩnh Phúc không cao.


- Mâu thuân lợi ích khai thác tài nguyên, sử dụng quỹ đất, bảo vệ môi trường...
2.

Điều kiện kinh tế - xã hội

Từ khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, với lợi thế về vị trí địa lí, chính

sách thông thoáng, tích cực thu hút đầu tư nước ngoài, Vĩnh Phúc đã đạt tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao ổn định, cao hơn nhiều so với mức chung của toàn quốc và các tỉnh thuộc Vùng
KTTĐ Bắc Bộ.
Nhịp độ tăng GDP bình quân giai đoạn 1998-2000 đạt 18,12%/năm, trong đó, nông,
lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 6,03%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 72,17%/năm và
dịch vụ tăng 10,31%/năm. Giai đoạn 2001-2005 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt
15,02%/năm. Giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 15,4%/năm. Giá trị tổng
sản phẩm của tỉnh từ 1.417,3 tỷ đồng năm 1995 tăng lên 8.872 tỷ đồng vào năm 2005, và
31.275 vào năm 2010. Trong giai đoạn 2005-2010 tốc độc tăng trưởng của khối nông, lâm,
ngư nghiệp tăng 5,6%/năm, khối công nghiệp - xây dựng tăng 20%/năm và khối dịch vụ
tăng 19,5%/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục cao đã đưa chỉ số GDP bình quân đầu
người của Vĩnh Phúc tăng mạnh trong những năm qua, đạt 31 triệu vào năm 2010, gấp
3,45 lần so với năm 2005.
Tới năm 2010, Vĩnh Phúc tiếp tục đạt được những thành tựu đáng kể trong phát
triển kinh tế - xã hội. Cụ thể:
Về phát triển kinh tế: Tăng trưởng kinh tế năm 2010 của tỉnh đạt 19,1% Cơ cấu kinh
tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp (56,03%) và
dịch vụ (30,23%), tỷ trọng nông nghiệp còn trên 13,74% trong GDP. Kim ngạch xuất khẩu
2010 đạt 457 triệu USD. Thu hút đầu tư trực tiếp vào tỉnh đạt kết quả tốt, trong 5 năm đã
thu hút được 507 dự án mới trong đó có 113 dự án FDI tổng vốn đăng ký trên 20 nghìn tỷ
đồng. Đến cuối năm 2010 trên toàn tỉnh có 596 dự án, trong đó 127 dự án FDI với tổng số
vốn khoảng 2,3 tỷ USD. Thu ngân sách trên địa bàn trong 5 năm 2006-2010 đạt trên 42,2
nghìn tỷ đồng (tăng 4,3 so với 5 năm trước).
Về phát triển văn hóa xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng: kinh tế phát triển, đời
sống nhân dân tiếp tục được nâng lên. GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) năm
2010 đạt 31 triệu đồng (tương đương 1.630 USD). Tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm. Chỉ số giá
tiêu dùng đã được kiềm chế và giảm dần; an sinh xã hội được bảo đảm, các lĩnh vực giáo
dục, y tế, văn hóa, thể thao có nhiều tiến bộ. Công tác thanh tra, kiểm tra, phòng chống
tham nhũng, phòng chống tệ nạn xã hội, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; công tác tiếp
dân và giải quyết khiếu nại tố cáo được tăng cường đạt hiệu quả. Công tác cải cách hành

chính tiếp tục được đẩy mạnh, nhất là cải cách thủ tục hành chính gắn với việc thực hiện cơ
chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân và
doanh nghiệp. Tình hình an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được bảo
đảm và giữ vững, tạo môi trường ổn định cho phát triển kinh tế của tỉnh.
Về cơ cấu kinh tế, Vĩnh Phúc đã có những bước chuyển rõ nét theo hướng CÔNG
NGHIỆP - THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ - NÔNG NGHIỆP. Tỷ trọng các khối này năm 2005
là 52,7-27,9-19,4, năm 2010 là 56,3-30,23-13,74, dự kiến năm 2015 là 66-24-10 và vào
năm 2020 là 60-33-7. Nhưng chỉ số này cho thấy kinh tế Vĩnh Phúc đang phát triển và có


định hướng đúng đắn nhằm khai thác thế mạnh của tỉnh và hướng tới nền kinh tế có năng
suất, chất lượng và hàm lượng công nghệ, dịch vụ cao.
Trong giai đoạn tới, các mục tiêu phát triển của Vĩnh Phúc là tăng trưởng kinh tế
14-15%, trong đó công nghiệp 16,0 - 16,5%, dịch vụ 14 - 14,5% và nông nghiệp 3 - 3,5%;
quy mô kinh tế (giá thực tế) đến 2015 đặt khoảng 85-86 nghìn tỷ (4-4,5 tỷ USD), GDP đầu
người đạt khoảng 75 triệu đồng (3.500-4000USD), tông huy động vốn đầu tư phát triển
toàn xã hội đạt 142-145 nghìn tỷ đồng và kim ngạch xuất khẩu đạt 3-3,5 tỷ USD.
3.

Hiện trạng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội

3.1.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch

3.1.1. Cấp điện:
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh nằm trong vùng thuận lợi về cung cấp điện từ
nguồn điện lưới quốc gia với hệ thống truyền tải và phân phối được quy hoạch và đầu tư
đồng bộ, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển của tỉnh. Chất lượng cung cấp điện
luôn được cải thiện, sự cố và số lần cắt giảm rõ rệt.

Về phát triển lưới điện: Hiện tại, trên địa bàn tỉnh lưới điện truyền tải có các tuyến
220VK và 110KV vận hành tốt. Có 3 trạm biến áp 110 KV với tổng dung lượng 231MVA,
lưới trung áp có 1150 km đường dây và 870 trạm biến áp với tổng dung lượng là 330
MVA. Tình còn đang triển khai xây dựng 3 đường dây và trạm biến áp 110KV tại Thiện
Kế, Vĩnh Tường và Quang Minh và nâng cấp trạm Phúc Yên hiện có.
Về phát triển lưới điện nông thôn: Đến nay 100% số xã, phường có lưới điện quốc
gia, 100% hộ dân có điện sử dụng. Hệ thống các trạm biến áp phân phối đều trên các
huyện.
Mặc dù có rất nhiều khó khăn nhưng được sự lãnh đạo của Tỉnh Uỷ, sự chỉ đạo của
các cấp chính quyền tỉnh và sự ủng hộ của nhân dân, ngành điện đã cơ bản hoàn thành
nhiệm vụ cung cấp điện phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên,
với nhu cầu phục vụ phát triển kinh tế tỉnh, trong đó có du lịch, lưới điện của Vĩnh Phúc
cần phải được tiếp tục nâng cấp và hiện đại hóa hơn nữa.
Ngoài ra Vĩnh Phúc cũng cần nghiên cứu các giải pháp sử dụng khai thác năng
lượng thay thế, thân thiện với môi trường, đặc biệt là tại các khu dân cư, điểm du lịch nằm
xa nguồn cấp, trong khu vực bảo tồn thiên nhiên, nhạy cảm về môi trường nhằm cải thiện
chất lượng môi trường và nâng cao nhận thức xã hội về bảo vệ môi trường.
3.1.2. Giao thông:
Vĩnh Phúc có mạng lưới giao thông khá phát triển và phân bố đều khắp với 3 loại:
giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông. Mặc dù tỉnh không có sân bay, tuy nhiên
khoảng cách chỉ 25km tới cảng hàng không quốc tế Nội Bài là lợi thế vô cùng to lớn đối
với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đặc biệt sắp tới tuyến cao tốc Nội Bài Lào Cai hoàn thành thì việc kết nối các tỉnh vùng núi phía Bắc qua Vĩnh Phúc đến Nội Bài
và Hà Nội còn thuận lợi hơn nữa.


a. Giao thông đường bộ
Trên địa bàn tỉnh có 4 tuyến quốc lộ đi qua là QL2, QL2B, và QL2C với tổng chiều
dài 105,3 km, trong đó tỉnh quản lý 3 tuyến với chiều dài 89km.
Đường tỉnh có 18 tuyến với tổng chiều dài 302 km, trong đó có 52,2% mặt đường
loại tốt, 40% loại trung bình;

Đường nội thị có tổng chiều dài 103,5 km, bề rộng mặt đường từ 3-22m, rải nhựa
hoặc bê tông được gần 90%.
Đường giao thông nông thôn có tổng chiều dài 3.562km, gồm đường huyện 98
tuyến, dài 426km; đường xã, thôn xóm dài 3.136km, cứng hóa 2582/3562km, ô tô đã đến
được tất cả các xã, phường, thị trấn trong tỉnh từ năm 2000.
Đến nay tỉnh đã có 8 tuyến xe búyt đi qua tất cả các huyện lỵ trong tỉnh, hiện đang
triển khai một số tuyến ngoại tỉnh, bổ sung các tuyến nội tỉnh khác.
b. Giao thông đường sắt
Trên lãnh thổ tỉnh có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy xuyên qua tỉnh theo
hướng Đông Tây với chiều dài tuyến khoảng 40 km, khổ 1000 và 5 nhà ga, trong đó, có 2
ga chính là Phúc Yên và Vĩnh Yên. Đây là tuyến đường sắt nối thủ đô Hà Nội qua Vĩnh
Phúc tới các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc và với Vân Nam, Trung Quốc.
c. Giao thông đường thủy:
Tỉnh có hai tuyến sông chính cấp II do trung ương quản lý là sông Hồng và sông
Lô. Hai sông này chỉ thông được các phương tiện vận tải có trọng tải không quá 300 tấn.
Hai tuyến sông địa phương là sông Cà Lồ (27km) và sông Phó Đáy (32km) chỉ thông
thuyền trong mùa mưa, phục vụ các phương tiện vận tải có sức chở không quá 50 tấn.
Hệ thống cảng hiện có 2 cảng là Vĩnh Thịnh, và cảng Như Thụy trên Sông Lô.
Đánh giá chung về mạng lưới giao thông của tỉnh Vĩnh Phúc:
Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh phân bố khá hợp lý, mật độ đường giao thông
cao. Nhiều tuyến được đầu tư đã mang lại hiệu quả to lớn về kinh tế - xã hội như dự án
nâng cấp đường TL305 và xây dựng cầu Bến Gạo đã nối liền Lập Thạch với tỉnh và các
huyện, nâng cao đời sống kinh tế văn hoá cho nhân dân vùng miền núi.
Giao thông đô thị và giao thông nông thôn đã được quan tâm đầu tư nâng cấp, đảm
bảo thông thương và giao lưu kinh tế giữa các địa phương trong tỉnh và với bên ngoài.
Tuy vậy, hệ thống giao thông còn những hạn chế sau:
- Chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, các tuyến trọng yếu đều có hiện
tượng quá tải. Giao thông nối liền Vĩnh Phúc với Sơn Tây vẫn đi qua phà, chưa nối thông
được Vĩnh Phúc với Thái Nguyên. Tất cả các nút giao thông giữa đường bộ với đường bộ,



đường bộ với đường sắt đều là nút giao đồng mức (chỉ có 1 cầu vượt đường sắt Vĩnh Yên
nhưng hiệu quả giao thông kém);
- Các đường giao thông liên xã, giao thông nông thôn nhỏ hẹp, hạn chế vận tải nên
ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội nông thôn;
- Các nhà ga xe lửa đã xây dựng từ khá lâu nên đang xuống cấp cần được cải tạo,
nâng cấp;
- Các cảng sông đều là cảng tạm, phương tiện bốc xếp thủ công, công suất bốc xếp
thấp;
- Các phương tiện vận tải đường bộ hầu hết đã cũ với tuổi xe đã khai thác tới 15 20 năm, trong đó, phương tiện vận tải hành khách có tuổi xe sử dụng 5-10 năm chỉ chiếm 5
- 7%, còn lại là xe đã quá cũ;
- Mối liên kết giữa các tuyến đường bộ nối với các nhà ga đường sắt, các cảng sông
chưa tốt vì chất lượng các đường kết nối còn kém;
Giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ, có ý nghĩa quyết định đối với phát
triển kinh tế của tỉnh. Vì vậy, ưu tiên đầu tư cho mạng lưới giao thông đường bộ và quan
tâm cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật của giao thông đường thuỷ và đường sắt là
nhiệm vụ to lớn và cấp bách đối với tỉnh và nhà nước trong giai đoạn sắp tới.
3.1.3. Cấp thoát nước
a. Cấp nước: Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn về nguồn nước. Nguồn nước mặt, nước
ngầm tự nhiên dồi dào đủ để cung cấp cho hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp,
thuỷ lợi trên địa bàn.
Về cung cấp nước sạch cho sinh hoạt: Hiện nay tỉnh có một số nhà máy nước:
- Nhà máy nước Vĩnh Yên, công suất cấp nước 16.000 m 3/ngày đêm với 17 giếng
khoan và 1 nhà máy xử lý chất lượng nước;
- Nhà máy nước Phúc Yên (do Công ty cấp thoát nước môi trường số II quản lý) có
công suất 12.000 m3/ngày đêm với 5 giếng khoan, trong đó, nước cấp cho sản xuất công
nghiệp 3.174 m3 /ngày đêm. Ngoài các nhà máy nước nêu trên, tỉnh còn có các dự án nhỏ
cấp nước sạch ở thị trấn Tam Đảo (công suất 5000m 3 /ngày đêm), Yên Lạc, Lập Thạch và
xã Thổ Tang (Vĩnh Tường) với công suất 3.000m3 /ngày đêm.
Hệ thống cung cấp nước sạch của tỉnh cho đến nay vẫn chưa đáp ứng đầy đủ cho

nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và cho sản xuất công nghiệp. Cung cấp nước đô thị chưa
tốt và chất lượng nước chưa đạt yêu cầu. Mới chỉ có 57% dân đô thị được cấp nước và chất
lượng cũng chưa đạt yêu cầu.
Trong tương lai cần từng bước nâng cao chất lượng nguồn nước sạch, đảm bảo đáp
ứng các yêu cầu về hóa lí cũng như vi sinh theo các tiêu chuẩn quốc tế


b. Thoát nước: Hệ thống thoát nước mới được xây dựng ở các đô thị lớn, song nhìn
chung đều chưa đáp ứng yêu cầu. Nhiều thị trấn thường xẩy ra ngập úng vào mùa mưa,
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cho đến nay, hệ thống thoát nước thải của hầu hết
các điểm dân cư đô thị đang là vấn đề bức xúc, cần được quan tâm đầu tư thoả đáng để
đảm bảo môi trường sống không ô nhiễm cho nhân dân. Vấn đề thoát nước và xử lý nước
thải của các khu, cụm công nghiệp cũng cần được hết sức lưu ý nhằm đảm bảo phát triển
bền vững.
3.1.4. Bưu chính viễn thông
Ngành dịch vụ bưu điện có tốc độ tăng trưởng khá trong các năm qua. Cơ sở vật
chất ngành đã phát triển nhanh chóng. Đến năm 2010 tất cả các xã đã có điểm phục vụ với
tổng số 176 điểm, trong đó có 27 bưu cục và 123 điểm bưu điện văn hóa xã. Cho tới nay
100% số xã, phường đã có máy điện thoại, mật độ điện thoại đạt trên 100 máy/100 dân.
Các tổng đài cũng được thay thế bằng thiết bị mới với công nghệ hiện đại. Đường truyền
cáp quang đã được kéo tới tất cả các huyện. Qua địa bàn tỉnh có 3 tuyến cáp quang liên
tỉnh của VNPT, Viettel và EVN theo hướng Hà Nội - Vĩnh Phúc - Việt Trì. Tất cả các mạng
di động hiện có ở Việt Nam đều đã triển khai cung cấp dịch vụ tại Vĩnh Phúc.
Khai thác dịch vụ internet và phổ cập tin học trong hoạt động sản xuất, quản lý
kinh tế và trong các trường học đã phát triển khá nhanh. Ngành dịch vụ bưu điện là ngành
có tốc độ phát triển cao nhất trong nhóm ngành dịch vụ của tỉnh, đảm bảo tốt nhu cầu
thông tin trên địa bàn. So với nhiều địa phương trong cả nước, ứng dụng internet tại Vĩnh
Phúc phát triển hơn rất nhiều, và đã trở thành một kênh thông tin quan trọng của tỉnh.
Trong tương lai, internet sẽ là phương tiện quản lí, giao thương, liên lạc quan trọng,
chính vì vậy việc chú trọng phát triển internet và hệ cơ sở dữ liệu trực tuyến khi được thiết

kế, xây dựng và vận hành có hiệu quả sẽ là lợi thế cạnh tranh vô cùng to lớn của Vĩnh
Phúc. Vĩnh Phúc cũng cần quan tâm tới việc phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ kết nối
internet không dây, đặc biệt tại các trung tâm hội nghị, các đầu mối giao thông, các khách
sạn lớn...
Đánh giá chung hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch
Nhìn chung, so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng nói riêng, cũng như với đa số địa
phương trên cả nước nói chung, Vĩnh Phúc có điều kiện hạ tầng kỹ thuật tương đối thuận
lợi hơn cho phát triển du lịch. Tuy nhiên để có thể kết nối thuận tiện các tour du lịch ngoại
tỉnh, khép kín tour du lịch nội tỉnh, tỉnh cần nỗ lực hơn nữa trong việc cải tạo, nâng cao
chất lượng hệ thống đường bộ, đường sắt, đặc biệt chú trọng kết nối với sân bay Nội Bài.
Trong tương lai, tuyến đường xuyên Á chạy qua tỉnh sẽ là một thuận lợi to lớn, tuy nhiên,
trước việc hoàn thiện nhanh chóng tuyến quốc lộ 2 là hết sức bức thiết. Vấn đề cấp điện
cần được cải thiện trong tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của du lịch cũng như
các ngành kinh tế khác. Việc cải thiện khả năng cấp điện và lưới điện cần kết hợp với
nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học nhằm tăng cường sử dụng năng lượng thay thế, tiết
kiệm điện năng... Tình hình cung cấp nước sạch là vấn đề quan trọng cần được quan tâm
đầu tư nhằm phục vụ tốt, an toàn du khách, đồng thời góp phần ngăn ngừa dịch bệnh vốn
là các nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển du lịch. Trước mắt, tuy ô nhiễm
môi trường chưa là vấn đề bức xúc với Vĩnh Phúc, tuy nhiên trong tương lai gần, vấn đề


này cần được quan tâm xử lí triệt để nhằm bảo vệ môi trường của địa phương đồng thời
góp phần tăng sức hấp dẫn của môi trường du lịch Vĩnh Phúc.
3.2.

Hệ thống hạ tầng xã hội

3.2.1. Y tế - giáo dục
Mạng lưới y tế Vĩnh Phúc đã được quan tâm đầu tư và phát triển khá tốt trong mọi
lĩnh vực của hoạt động y tế: phòng bệnh, khám và chữa bệnh, đào tạo và sản xuất kinh

doanh; chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ y tế và công tác khám chữa bệnh cho nhân
dân ngày càng được củng cố.
Công tác vệ sinh phòng dịch và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân đã được
quan tâm. Trong những năm qua không để dịch lớn xẩy ra. Công tác khám chữa bệnh cho
nhân dân được coi trọng, đáp ứng cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh
với chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao. các chương trình quốc gia về y tế được
triển khai sâu rộng. Tỷ lệ trẻ em được tiêm đầy đủ 6 loại vác xin đạt trên 95%; tỷ lệ trẻ em
suy dinh dưỡng giảm từ 33,4 năm 2001 xuống còn dưới 20% năm 2007.
Đến nay tỉnh có 5 bệnh viện với 1270 giường, trong đó 1 bệnh viện đa khoa tỉnh
với 600 giường, bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên (330 giường), 1 Bệnh viện Y học cổ
truyền với 120 giường bệnh, 1 Bệnh viện PHCN gồm 120 giường bệnh; Bệnh viện Tâm
thần với quy mô 100 giường bệnh. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 3 bệnh viện/cơ sở y tế
thuộc các Bộ ngành với tổng quy mô 500 giường bệnh (dành 10% để tiếp nhận và điều trị
cho nhân dân Vĩnh Phúc).
Ngoài mạng lưới các bệnh viện chuyên khoa và đa khoa, tỉnh còn có hệ thống các
cơ sở phòng bệnh (TT Y tế dự phòng, TT phòng chống các bệnh xã hội, TT BVBMTEKHHGĐ, TT kiểm nghiệm dược phẩm - mỹ phẩm và TT truyền thông), 1 cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ y tế và 1 cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc đạt tiêu chuẩn JMP.
Tuyến huyện, thị có 6 bệnh viện đa khoa huyện (730 giường bệnh), 3 trung tâm y tế
và 8 phòng khám đa khoa khu vực với 170 giường bệnh và các đội làm nhiệm vụ phòng
bệnh tuyến huyện.
Hiện Vĩnh Phúc có 137 xã, phường, thị trấn với 138 trạm y tế cấp xã. Toàn tỉnh có
697 cán bộ định biên tại các trạm y tế cấp xã, phường, trong đó có 109 bác sỹ, tỷ lệ các
trạm có bác sỹ là 80%. 100% trạm y tế xã có y sĩ sản nhi hoặc nữ hộ sinh. 100% số thôn
bản trong tỉnh đã có cán bộ y tế hoạt động.
Đội ngũ cán bộ y tế của tỉnh đã được củng cố khá nhanh, đến nay toàn tỉnh có
2.989 cán bộ y tế (2.560 cán bộ có chuyên môn y dược), trong đó bác sỹ là 545 người.
Trong lĩnh vực giáo dục, toàn tỉnh có 2.875 nhóm trẻ (391 nhóm trẻ tập thể và
2.484 nhóm trẻ gia đình). Đến năm 2009 toàn tỉnh có 174 trường tiểu học, 146 trường
trung học cơ sở phủ kín tất cả các xã phường, 38 trường trung học phổ thông (36 trường
công lập và 2 trường dân lập).



Giáo dục phổ thông của tỉnh nhìn chung đạt chất lượng khá cao. Tỷ lệ huy động
học sinh trong độ tuổi vào học các cấp đều cao hơn mức bình quân cả nước. 99,5% trẻ 6
tuổi vào lớp 1, trong đó 98% hoàn thành chương trình tiểu học đúng đội tuổi. 99,5% học
sinh tốt nghiệp tiểu học vào học lớp 6 và trên 85% thanh thiếu niên độ tuổi 15-18 có bằng
tốt nghiệp THCS. Tỉnh được xếp thứ 16 trong cả nước về tỷ lệ học sinh thi đỗ đại học, cao
đẳng. Số học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh đều tăng; hàng năm tỉnh đều
có học sinh tham gia các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. 100% học sinh THPT và
50% học sinh THCS được học ngoại ngữ.
Ngay từ năm 2002, Vĩnh Phúc là tỉnh thứ 13 được công nhận phổ cập THCS.
Công nghệ thông tin đã được ứng dụng trong giảng dạy và học tập ở trường học.
Đến nay hầu hết các trường THPT và một số trường THCS đã được trang bị máy vi tính và
nối mạng intrnet phục vụ cho công các quản lý và giảng dạy.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, 8 trung
tâm Giáo dục thường xuyên cấp huyện và 135 trung tâm học tập cộng đồng cấp xã.
Vĩnh Phúc hiện có 78 cơ sở đào tạo gồm: 3 trường đại học, 7 trường cao đẳng, 13
trường trung cấp chuyên nghiệp và 55 cơ sở dạy nghề.
Hoạt động dạy nghề phát triển nhanh thời gian gần đây, cả về số cơ sở cũng như số
người được đào tạo. Mạng lưới dạy nghề thường tập trung tại các đô thị và các khu công
nghiệp.
Tỉnh cũng đã có các cơ sở dạy nghề cho nông dân, nhưng nhìn chung phân bố
không đều, và chưa gắn với nhu cầu học nghề của người lao động.
3.2.2. Hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng:
Hệ thống tài chính - tín dụng của tỉnh đã phát triển khá đồng bộ với mạng lưới các
chi nhánh ngân hàng công thương, ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng thương mại, ngân
hàng đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty xổ số kiến thiết và mạng lưới tín dụng nhân dân.
Các tổ chức này đã đáp ứng tốt cho nhu cầu của sản xuất kinh doanh và đời sống. Dư nợ
cho vay trong nền kinh tế của các đơn vị kinh doanh tiền tệ ngày càng tăng do sản xuất
kinh doanh trên địa bàn tỉnh phát triển khá.
Tuy nhiên để phục vụ tốt hơn khách du lịch cần tăng cường các điểm đặt ATM, các

điểm nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, và đặc biệt triển khai các chương trình
phát triển thương mại điện tử.
4.

Đánh giá chung các điều kiện và nguồn lực phát triển du lịch Vĩnh Phúc

- Vĩnh Phúc có vị trí chiến lược, đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế
xã hội nói chung và du lịch nói riêng của khu vực đồng bằng sông Hồng
- Các điều kiện tự nhiên của tỉnh nhìn chung thuận lợi cho phát triển du lịch.


- Tài nguyên du lịch tự nhiên của Vĩnh Phúc khá phong phú, đa dạng với nhiều
cảnh quan hấp dẫn, đặc biệt khu vực VQG Tam Đảo, các loài động thực vật phong phú
thuận lợi cho việc tổ chức các loại hình du lịch gắn với thiên nhiên.
- Tài nguyên du lịch nhân văn của Vĩnh Phúc khá đặc trưng cho khu vực đồng bằng
sông Hồng nói chung, thuận lợi cho tổ chức các loại hình du lịch văn hóa, tham quan di
tích lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng gắn liền với sinh thái nhân văn của cộng
đồng dân cư địa phương.
- Kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc có những bước phát triển mạnh trong những năm qua,
đặc biệt giai đoạn 2001 đến nay là một thuận lợi lớn đối với sự thu thút đầu tư cũng như
phát triển khối du lịch - dịch vụ - thương mại.
- Kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ góp phần
thúc đẩy phát triển du lịch, thu hút khách du lịch cả trong và ngoài tỉnh.
- Vĩnh Phúc có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội tương đối phát triển so với
khu vực đồng bằng sông Hồng, bước đầu các hệ thống hạ tầng này đã tạo tiền đề tốt cho
phát triển du lịch, tuy nhiên để du lịch có thể thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng
của tỉnh, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng như xã hội cần được đầu tư mạnh hơn nữa.
- Sự quan tâm của Tỉnh Uỷ, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân và các ngành
các cấp là một thuận lợi vô cùng to lớn đối với phát triển du lịch.
Tóm lại, các tài nguyên du lịch của Vĩnh Phúc khá đa dạng và phong phú, thuận

lợi cho việc tổ chức và phát triển nhiều loại hình du lịch, đặc biệt du lịch sinh thái và du
lịch văn hóa. Mặc dù có những tiềm năng thuận lợi cơ bản như trên, du lịch Vĩnh Phúc
vẫn chưa có những bước phát triển xứng với tiềm năng do hệ thống hạ tầng chưa được
đầu tư theo kịp nhu cầu của phát triển, nhận thức về du lịch nói chung, du lịch bền vững
nói riêng còn chưa được rõ nét, việc đầu tư cho các sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên thế
mạnh của địa phương chưa thực sự được đầu tư đúng mức. Đồng thời để phát huy tối đa
thuận lợi về mặt vị trí, tính chất, đặc thù của tài nguyên du lịch, quá trình lập kế hoạch và
quản lý phát triển du lịch phải luôn gắn liền với quan điểm và mục tiêu phát triển liên
ngành, liên vùng, đồng thời đảm bảo an ninh chính trị quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
II.

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH VĨNH PHÚC,
GIAI ĐOẠN ĐẾN 2010

A.

VỀ QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thái
Nguyên và Tuyên Quang, Phía Tây giáp Phú Thọ và phía phía Nam và Đông giáp thủ đô
Hà Nội. Tính đến 2010 toàn tỉnh có tổng diện tích tự nhiên là 1.230,98km2, dân số 1.012
nghìn người. Sau khi sát nhập và chia tách 1 số huyện, Vĩnh Phúc hiện nay gồm 9 đơn vị
hành chính là: Thành phố Vĩnh Yên (tỉnh lỵ), thị xã Phúc Yên và các huyện: Lập Thạch,
Sông Lô, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Đảo, Bình Xuyên. Toàn tỉnh có 137 xã,
phường, thị trấn.


Vĩnh Phúc nằm trên quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, là tỉnh
đồng bằng cầu nối giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng
hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục

đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối vùng
KTTĐ Bắc Bộ, đặc biệt đối với Thủ đô Hà Nội: kinh tế Vĩnh Phúc phát triển sẽ đảm bảo
vững chắc khu vực phòng thủ cho Hà Nội; góp phần cùng Thủ Đô Hà Nội thúc đẩy tiến
trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép về đất đai, dân số,
các nhu cầu về xã hội, du lịch, dịch vụ của thủ đô Hà Nội.
Trong bối cảnh đất nước mở cửa, du lịch trở thành một ngành kinh tế non trẻ và
từng bước khẳng định vị trí quan trọng trong tiến trình hội nhập, Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc (1998-2010) đã đề xuất bốn quan điểm phát triển cho ngành du
lịch của tỉnh, bao gồm:
- Phù hợp với chiến lược, đường lối phát triển KT-XH của Đảng và Nhà nước;
- Phát triển du lịch dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành kinh tế;
- Phát huy mọi nguồn lực, mọi ngành cùng phát triển du lịch, đẩy mạnh phát triển
du lịch nội địa, song song với việc mở rộng, gia tăng nguồn khách quốc tế;
- Phát triển du lịch gắn liền với việc mở rộng giao lưu, hợp tác khu vực.
Thực tế phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2000 - 2010 đã khẳng định rằng
các quan điểm và mục tiêu trên là phù hợp với chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã
hội nói chung và du lịch nói riêng của Đảng và Nhà nước ta, phù hợp với quan điểm phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm đầu thế kỷ XXI.
Ngành kinh tế du lịch của Tỉnh đã phát huy tổng hợp mọi nguồn lực, mọi ngành
nghề... liên tục phát triển, nhiều sản phẩm và loại hình du lịch được đưa vào khai thác kinh
doanh thu hút ngày càng đông du khách. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân làm du lịch
trên địa bàn đã ý thức nhiều hơn trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm phục
vụ du khách, tạo dựng uy tín và hình ảnh tốt của mình cho du khách.
Với những mục tiêu đề ra phù hợp với bối cảnh phát triển trong tình hình mới, du
lịch Vĩnh Phúc đã từng bước thể hiện được vai trò của một ngành kinh tế tổng hợp có tính
liên ngành liên vùng và xã hội hoá cao, và du lịch Vĩnh Phúc thực sự trở thành một bộ
phận quan trọng của Du lịch vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc và trung tâm du lịch Hà
Nội - phụ cận nói riêng và du lịch cả nước nói chung, đạt được những thành tựu đáng kể về
kinh tế và xã hội như: góp phần nâng cao đời sống vật chất của nhân dân, tăng cường cơ sở
vật chất cho Tỉnh, nâng cao trình độ dân trí và nhận thức cộng đồng đối với du lịch, giáo

dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường qua đó khả năng cạnh tranh của ngành du lịch
cũng như của từng doanh nghiệp từng bước được nâng lên, hình ảnh về du lịch Vĩnh Phúc
ngày càng được nhiều người biết đến. Với hệ thống quan điểm phát triển phù hợp, du lịch
Vĩnh Phúc đã có những bước đi ổn định và tạo được những tiền đề vững chắc cho giai
đoạn phát triển tiếp theo.
B.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH 1998 - 2010


×