Tải bản đầy đủ (.docx) (168 trang)

Đối chiếu đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của hiện tượng phóng chiếu trong tiếng anh và tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.04 KB, 168 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU

1

1. Lí do chọn đề tài

1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3

3. Đối tượng, phạm vi nguồn dữ liệu, phạm vi nghiên cứu, qui trình thu thập 4
dữ liệu
4. Phương pháp nghiên cứu

7

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

8

6. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án 8
7. Bố cục luận án 9
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ 10
LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phóng chiếu dưới ánh sáng của

10

lí thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống


1.1.1. Tình hình nghiên cứu về một số khái niệm tương đương với phóng
chiếu trước Ngữ pháp chức năng hệ thống

10

1.1.1.1. Câu trong ngữ pháp truyền

thống 11
1.1.1.2. Một số khái niệm tương đương trong ngữ pháp truyền thống về 13
phóng chiếu
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về phóng chiếu dưới ánh sáng của lí thuyết ngữ

20

pháp chức năng hệ thống
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu về phóng chiếu trên thế giới 22
1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu về hiện tượng phóng chiếu ở Việt Nam
23
1.2. Cơ sở lý luận
27
1.2.1.

Lí thuyết nghiên cứu đối chiếu 27

1.2.2.

Ngôn ngữ học chức năng hệ thống

1.2.3.


Phóng chiếu trong ngữ pháp chức năng hệ thống

28
30

1.2.3.1. Khái niệm tương đương câu trong ngữ pháp chức năng hệ
thống
30
1.2.3.2. Phóng chiếu trong ngữ pháp chức năng hệ thống

33


1.2.4. Các cấp độ phóng chiếu

41

1.2.4.1. Phóng chiếu trong cú

41

1.2.4.2. Phóng chiếu trên cú

56

1.3. Tiểu kết

65

Chương 2. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP, NGỮ NGHĨA CỦA

PHÓNG CHIẾU TRÊN CÚ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
2.1. Phân tích đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của phóng chiếu trên cú 66 trong
tiếng Anh
2.1.1. Cú phóng chiếu

67

2.1.1.1. Đặc điểm ngữ pháp

67

2.1.1.2. Đặc điểm ngữ nghĩa

71

2.1.2. Cú bị phóng chiếu

80

2.1.2.1. Đặc điểm ngữ pháp

80

2.1.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa

82

2.2. Phân tích đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của phóng chiếu trên cú 85 trong
tiếng Việt
2.2.1. Cú phóng chiếu


85

2.2.1.1. Đặc điểm ngữ pháp

85

2.2.1.2. Đặc điểm ngữ nghĩa

88

2.2.2. Cú bị phóng chiếu
2.2.2.1. Đặc điểm ngữ pháp
2.2.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa

96
96
98

2.3. Đối chiếu đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa phóng chiếu trên cú trong 100
tiếng Anh và tiếng Việt
2.3.1. Những điểm tương đồng

100

2.3.1.1. Những điểm tương đồng về đặc điểm ngữ pháp

100

2.3.1.2. Những điểm tương đồng về đặc điểm ngữ nghĩa


101

2.3.2. Những nét khác biệt
2.3.2.1. Những nét khác biệt về đặc điểm ngữ pháp 104

104


2.3.2.2. Những nét khác biệt về đặc điểm ngữ nghĩa 105
2.4. Tiểu kết

108

Chương 3. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP, NGỮ NGHĨA CỦA
PHÓNG CHIẾU TRONG CÚ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
3.1. Phân tích đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của phóng chiếu trong cú 110
trong tiếng Anh
3.1.1. Phóng chiếu ngang cú: cụm giới từ phóng chiếu
3.1.1.1. Đặc điểm ngữ pháp

111

3.1.1.2. Đặc điểm ngữ nghĩa

114

3.1.2. Phóng chiếu dưới cú: cụm danh từ phóng chiếu bị bao
3.1.2.1. Đặc điểm ngữ pháp


115

3.1.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa

118

3.1.3. Phóng chiếu dưới cú: cụm danh từ phóng chiếu thực tế
3.1.3.1. Đặc điểm ngữ pháp

120

3.1.3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa

121

3.1.4. Phóng chiếu dưới cú: cụm động từ phóng chiếu
3.1.4.1. Đặc điểm ngữ pháp

122

3.1.4.2. Đặc điểm ngữ nghĩa

123

110

114

119


122

3.2. Phân tích đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của phóng chiếu trong cú 124 trong
tiếng Việt
3.2.1. Phóng chiếu ngang cú: cụm giới từ phóng chiếu
3.2.1.1. Đặc điểm ngữ pháp

125

3.2.1.2. Đặc điểm ngữ nghĩa

127

3.2.2. Phóng chiếu dưới cú: cụm danh từ phóng chiếu bị bao
3.2.2.1. Đặc điểm ngữ pháp

129

3.2.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa

131

3.2.3. Phóng chiếu dưới cú: cụm danh từ phóng chiếu thực tế
3.2.3.1. Đặc điểm ngữ pháp

132

3.2.3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa

134


124

128

131


3.2.4. Phóng chiếu dưới cú: cụm động từ phóng chiếu
3.2.4.1. Đặc điểm ngữ pháp

135

3.2.4.2. Đặc điểm ngữ nghĩa

136

135

3.3. Đối chiếu đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa phóng chiếu trong cú 137
trong tiếng Anh và tiếng Việt

3.3.1. Những điểm tương đồng

3.3.1.1. Đặc điểm ngữ pháp

137

3.3.1.2. Đặc điểm ngữ nghĩa


139

3.3.2. Những nét khác biệt

137

143

3.3.2.1. Đặc điểm ngữ pháp

143

3.3.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa

144

3.4. Tiểu kết

145

KẾT LUẬN

146

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ

151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


152

HỆ THỐNG CÁC KÝ HIỆU QUY ƯỚC
|

ranh giới cụm từ/nhóm từ

||

ranh giới cú

|||

ranh giới cú phức

[…]

ranh giới cụm từ bị bao

[[…]] ranh giới cú bị bao
*

chỉ cú không có tính ngữ pháp hay không được chấp nhận α,

β, γ,…. các cú có quan hệ phụ thuộc
1, 2, 3,…. các cú có quan hệ đồng đẳng
"

lời


'

ý tưởng


^

chỉ trình tự cấu trúc

.

phán đoán

!

khiến nghị

QUY ƯỚC VIẾT TẮT
CC: Chu cảnh
CN: Chủ ngữ
CT: Cảm thể
HĐ: Hữu định
HT: Hành thể
KT: Khởi thể
QT: Quá trình
QT: hv: Quá trình hành vi
QT: pn: Quá trình phát ngôn
QT: tt:

Quá trình tinh thần


QT: vc: Quá trình vật chất
VN: Vị ngữ

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ


Hình 1.1

Các tầng trong ngôn ngữ học hệ thống

29

Hình 1.2

Vị trí của cú và cụm từ trong ngôn ngữ học hệ thống

30

Hình 1.3

Hai tầng phóng chiếu

37

Hình 1.4

Cú phức/cụm động từ phức phóng chiếu (bậc ngang cú)

45


Hình 1.5

Cụm danh từ có thành phần phóng chiếu bị bao

48

Hình 1.6

Cú phức/cụm động từ phức phóng chiếu (bậc dưới cú)

55

Hình 2.1

Tỉ lệ quá trình phát ngôn (QTPN) và quá trình tinh thần

100

(QTTT) trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Hình 2.2

Tỉ lệ các quá trình tham gia phóng chiếu trong tiếng Anh

102

Hình 2.3

Tỉ lệ các quá trình tham gia phóng chiếu trong tiếng Việt


102

Hình 2.4

Vị trí cú phóng chiếu (QTPN) trong tiếng Anh

104

Hình 2.5

Vị trí cú phóng chiếu (QTPN) trong tiếng Việt

104

Hình 2.6

Mức độ sử dụng động từ say (nói) trong tiếng Anh và

107

động từ nói trong tiếng Việt
Hình 3.1

Chu cảnh chỉ quan điểm và chu cảnh chỉ vấn đề trong

137

tiếng Anh và tiếng Việt
Hình 3.2


Cụm danh từ phóng chiếu bị bao trong tiếng Anh

140

Hình 3.3

Cụm danh từ phóng chiếu bị bao trong tiếng Việt

140

Hình 3.4

Cụm danh từ phóng chiếu thực tế trong tiếng Anh

141

Hình 3.5

Cụm danh từ phóng chiếu thực tế trong tiếng Việt

141

Hình 3.6

Cụm động từ phóng chiếu trong tiếng Anh

142

Hình 3.7


Cụm động từ phóng chiếu trong tiếng Việt

142

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1

Lời nói trực tiếp và lời nói gián tiếp: một số quan niệm

14


Bảng 1.2

Thang cấp độ của các tầng ngôn ngữ nội tại

31

Bảng 1.3

Phóng chiếu trong cú và tổ hợp cú

35

Bảng 1.4

Bốn kiểu quan hệ phóng chiếu

39


Bảng 1.5

Chức năng lời nói phóng chiếu: khiến nghị và phán đoán

40

được phóng chiếu
Bảng 1.6

Các kiểu thành phần chu cảnh phóng chiếu

42

Bảng 1.7

Phóng chiếu ở cấp độ cụm từ

46

Bảng 1.8

Danh từ phóng chiếu

48

Bảng 1.9

Phóng chiếu bị bao

49


Bảng 1.10 Phóng chiếu thực tế

51

Bảng 1.11 Danh từ phóng chiếu thực tế

52

Bảng 1.12 Tóm tắt các kiểu cụm danh từ phóng chiếu

52

Bảng 1.13 Một số kiểu phóng chiếu trong cụm động từ phức phụ

54

thuộc
Bảng 1.14 Cú chính và cú thứ

56

Bảng 1.15 Vị trí của cú phóng chiếu

56

Bảng 1.16 Các động từ dùng để trích dẫn trong các cú phát ngôn

58


Bảng 1.17 Các động từ dùng để thông báo lại trong các cú tinh thần

59

Bảng 1.18 Tóm tắt các kiểu phóng chiếu

64

Bảng 2.1

67

Số lượng tổ hợp cú phóng chiếu phát ngôn và tinh thần

trong tiếng Anh
Bảng 2.2

Vị trí và tần suất cú phóng chiếu trong tổ hợp cú trong

68

Bảng 2.3

Số lượng và chức năng cú phóng chiếu trong tiếng Anh

70

Bảng 2.4

Tần suất các quá trình tham gia phóng chiếu đối với từng


77

tiếng Anh

thể loại tiểu thuyết và báo chí trong tiếng Anh
Bảng 2.5

Số lượng và chức năng ngữ nghĩa của cú bị phóng chiếu

83


trong tiếng Anh
Bảng 2.6

Số lượng tổ hợp cú phóng chiếu phát ngôn và tinh thần

85

trong tiếng Việt
Bảng 2.7

Vị trí và tần suất cú phóng chiếu trong tổ hợp cú trong

86

Bảng 2.8

Số lượng và chức năng cú phóng chiếu trong tiếng Việt


88

Bảng 2.9

Tần suất các quá trình tham gia phóng chiếu đối với từng

94

tiếng Việt

thể loại tiểu thuyết và báo chí trong tiếng Việt
Bảng 2.10 Số lượng và chức năng cú được phóng chiếu trong tiếng

98

Việt
Bảng 2.11 Tần suất các quá trình tham gia phóng chiếu đối với từng

106

thể loại tiểu thuyết và báo chí
Bảng 3.1

Số lượng chu cảnh chỉ quan điểm và chu cảnh chỉ vấn đề

111

trong tiếng Anh
Bảng 3.2


Số lượng cụm danh từ phóng chiếu bị bao trong tiếng

114

Số lượng cụm danh từ phóng chiếu thực tế trong tiếng

119

Anh
Bảng 3.3
Anh
Bảng 3.4

Số lượng cụm động từ phóng chiếu trong tiếng Anh

122

Bảng 3.5

Số lượng chu cảnh chỉ quan điểm và chu cảnh chỉ vấn đề

125

trong tiếng Việt
Bảng 3.6

Số lượng cụm danh từ phóng chiếu bị bao trong tiếng

129


Số lượng cụm danh từ phóng chiếu thực tế trong tiếng

132

Việt
Bảng 3.7
Việt
Bảng 3.8

Số lượng cụm động từ phóng chiếu trong tiếng Việt

135


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cuối thế kỉ XX, ngôn ngữ học đón nhận sự ra đời của nhiều trào lưu
mới như ngữ pháp văn bản, lí thuyết hành động ngôn từ, ngôn ngữ học tri
nhận, ngôn ngữ học chức năng, v.v. Mỗi lí thuyết ngôn ngữ mới ra đời đều là
sự đóng góp to lớn cho việc nghiên cứu và phát triển ngôn ngữ của con người.
Khuynh hướng đi sâu vào nghiên cứu bình diện chức năng và nội dung của
ngôn ngữ đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế
giới (Robins [33]). Các nghiên cứu truyền thống phần lớn đều xem ngôn ngữ
như một tập hợp các quy tắc chứ không phải là một “nguồn lực để tạo nghĩa”
(Halliday [74]; Halliday & Hasan [77]; Halliday & Matthiessen [75]; Martin
[834]; Hoàng Văn Vân [47], [48], [103]).
Trên thực tế, ngữ pháp truyền thống vẫn giữ vai trò chủ đạo trong quá
trình tiếp cận cả ngôn ngữ tiếng Việt (tiếng mẹ đẻ) và tiếng Anh (ngoại ngữ)
trong quá trình dạy học trong các nhà trường tại Việt Nam. Được dạy và học

theo ngữ pháp truyền thống, phần lớn giáo viên dạy ngoại ngữ tập trung vào
giải thích các quy tắc ngữ pháp một cách trừu tượng, độc lập với ngôn cảnh
hay hoàn cảnh giao tiếp. Điều đó có nghĩa là dạng thức hay cấu trúc bề mặt
của ngôn ngữ được quan tâm nhiều hơn ý nghĩa hay chức năng giao tiếp của
ngôn ngữ (Cao Xuân Hạo [17], [18]; Nguyễn Văn Hiệp [23]). Chính điều này
đã hạn chế người học hiểu được bản chất và nghĩa của cấu trúc ngữ pháp cần
dạy. Trong khi đó, Halliday [74], [13], Halliday & Matthiessen [75], [76] đã
cho thấy ngữ pháp chức năng có nhiều tiềm năng ứng dụng, đặc biệt là ứng
dụng vào lĩnh vực giáo dục ngoại ngữ.
Trong quá trình giao tiếp trao đổi thông tin, phóng chiếu là một hiện
tượng lý thú của ngôn ngữ. Nó xuất hiện nhiều trong báo chí và trong các tiểu
thuyết viết theo thể loại văn trần thuật. Tuy nhiên, đây lại là một khoảng trống
vì chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu vào lĩnh vực này, đặc biệt là phóng chiếu
9
9


trong cú. Chính vì hiện tượng phóng chiếu chưa được quan tâm thỏa đáng nên
xuất hiện những khó khăn khi giải thích và sử dụng phóng chiếu trong lĩnh
vực dịch thuật và giảng dạy. Trong quá trình giảng dạy tiếng Anh thực tế,
chúng tôi nhận thấy học viên thường gặp rất nhiều khó khăn và thường mắc
lỗi trong cách sử dụng, cách diễn đạt, cách sử dụng các động từ tường thuật,
đặc biệt là cách phối hợp về thì (tense) trong các cú được các nhà ngôn ngữ
học chức năng hệ thống (Halliday [74], [13], Matthiessen [85]; Hoàng Văn
Vân [103]; Halliday & Matthiessen [75]) gọi là cú “phóng chiếu” (projecting
clause) và cú bị phóng chiếu (projected clause). Ngoài ra các bài tập truyền
thống về chuyển đổi song song giữa lời nói gián tiếp và trực tiếp đã tạo cho
người học chỉ nhận thức về mặt ngữ pháp-từ vựng rằng hai hiện tượng này
thường song song và tương đương với nhau. Như Halliday [74] đã chỉ ra, “Về
góc độ ngữ nghĩa, lời nói trực tiếp và lời nói gián tiếp không hoàn toàn sóng

đôi với nhau, và có nhiều trường hợp trong đó việc thay thế hiện tượng này
bằng hiện tượng kia là không có nghĩa”. Người học không phân biệt được
mục đích của phát ngôn, dẫn tới cách chuyển từ lối nói trực tiếp sang lối nói
gián tiếp không phù hợp.
Nguyên nhân thường xuất phát từ hai phía: thứ nhất, giáo viên còn thiếu
hiểu biết về bản chất của hiện tượng phóng chiếu; thứ hai học sinh bị ảnh
hưởng bởi tiếng Việt mà trong dạy ngoại ngữ thường được gọi là “chuyển di
tiêu cực” (negative transference). Vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu là tìm ra
bản chất của hiện tượng phóng chiếu trong hai ngôn ngữ nhằm thiết lập những
điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ để từ đó đề xuất những
phương thức và biện pháp giúp người Việt học tiếng Anh cũng như người Anh
học tiếng Việt khắc phục được những khó khăn trên. Tìm hiểu bản chất của
phóng chiếu từ bình diện lí thuyết để giúp người dạy và người học có cái nhìn
toàn diện về vấn đề này từ nhiều góc độ và từ đó khắc phục được những khó
khăn trong khi sử dụng phóng chiếu trong giao tiếp chính là hai lý do thực tiễn
10
10


thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài “Đối chiếu đặc điểm ngữ pháp và ngữ
nghĩa của hiện tượng phóng chiếu trong tiếng Anh và tiếng Việt”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận án là nghiên cứu đặc điểm các thành phần phóng
chiếu trên cú và trong cú trong tiếng Anh và tiếng Việt dưới ánh sáng của lý
thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống. Trên cơ sở chỉ ra những điểm tương
đồng và khác biệt về đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của hiện tượng phóng
chiếu trong tiếng Anh với các đơn vị tương đương trong tiếng Việt, luận án
giúp cho người học hiểu được logic của ngôn ngữ trong hệ thống các siêu
chức năng (kinh nghiệm, liên nhân, ngôn bản và logic) từ đó biết cách chuyển
dịch giữa hai ngôn ngữ và nâng cao hiệu quả giao tiếp.

Luận án của chúng tôi đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Hệ thống hoá cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu, cụ thể là hệ thống lí thuyết
liên quan đến phóng chiếu trong ngữ pháp truyền thống và ngữ pháp chức
năng.
- Nghiên cứu những đặc trưng của phóng chiếu ở các cấp độ: cụm từ, cú đơn và
cú phức trong tiếng Anh và tiếng Việt.
- Trên cơ sở của hai nội dung đã đề cập ở trên, luận án sẽ đối chiếu những đặc
trưng phóng chiếu trong tiếng Anh với tiếng Việt để thiết lập những điểm
tương đồng và khác biệt trong hai ngôn ngữ. Trong quá trình đối chiếu, luận
án sẽ cố gắng giải thích những điểm tương đồng và khác biệt đó.
Để thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu này, luận án cần trả lời được các
câu hỏi nghiên cứu sau:
1. Phóng chiếu là gì?
2. Phóng chiếu được thể hiện như thế nào ở cấp độ trên cú (cú phức [câu
phức và câu ghép trong ngữ pháp truyền thống]) và trong cú (bao gồm
ngang cú [câu đơn trong ngữ pháp truyền thống] và dưới cú [từ và cụm
từ]) trong tiếng Anh?
11
11


3. Phóng chiếu được thể hiện như thế nào ở cấp độ trên cú và trong cú (ngang
cú và dưới cú) trong tiếng Việt?
4. Phóng chiếu trong tiếng Anh và tiếng Việt có những điểm tương đồng và
khác biệt gì?
Trên cơ sở các nhiệm vụ nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu mà luận án
đặt ra, cái mà chúng ta cần trước hết là một mô hình lí thuyết nghiên cứu hiện
tượng phóng chiếu toàn diện hơn, thâu tóm được cả hai bình diện ngữ pháp và
ngữ nghĩa, nghiên cứu hiện tượng này không những từ bình diện trên cú hay
cú phức (tương ứng với câu phức và câu ghép trong ngữ pháp truyền thống),

trong cú (tương ứng với câu đơn trong ngữ pháp truyền thống và các cụm từ)
và ý nghĩa mà chúng thể hiện.
3. Đối tượng, phạm vi nguồn ngữ liệu, phạm vi nghiên cứu, qui trình thu thập
dữ liệu
• Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các thành phần phóng chiếu trên
cú và trong cú trong tiếng Anh và tiếng Việt.
• Phạm vi nguồn ngữ liệu:
Trong tiếng Anh, các hiện tượng phóng chiếu được nghiên cứu thông
qua các cứ liệu là 15 bài báo trong tờ New York Times, 15 bài báo trong tờ
USA Today (tập trung vào các bài báo là phóng sự về các sự kiện chính trị,
đời sống xã hội) và tiểu thuyết Harry Porter and the Sorcerer's Stone (Harry
Porter và hòn đá phù thủy) của nhà văn J.K. Rowling. Tác phẩm được
Bloomsbury xuất bản lần đầu tại Anh vào năm 1997 với nhan đề Harry Potter
and the Philosopher's Stone (Harry Potter và Hòn đá Giả kim). Năm 1998,
Scholastic Corporation xuất bản tác phẩm tại Hoa Kì với nhan đề Harry Potter
and the Sorcerer's Stone (Harry Potter và Hòn đá Phù thủy) và có chút thay
đổi về văn phong để phù hợp với độc giả Mĩ; bản dịch tiếng Việt của nhà xuất
bản Trẻ cũng dựa trên ấn bản này. Đây là tác phẩm đầu tiên trong bộ truyện
12
12


Harry Potter gồm 7 tập. Tiểu thuyết Harry Porter and the Sorcerer's Stone
(Harry Porter và hòn đá phù thủy) có độ dài 17 chương và là một tập truyện
quan trọng, bởi nó đặt nền tảng cho 6 tập tiếp theo.
Trong tiếng Việt, chúng tôi chọn cứ liệu nghiên cứu thông qua 15 bài
báo trong tờ Nhân Dân, 15 bài báo trong trang Vietnamnet (tập trung vào các
bài báo là phóng sự về các sự kiện chính trị, đời sống xã hội) và hai tiểu
thuyết Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Cô gái đến từ hôm qua của nhà văn

Nguyễn Nhật Ánh. Tiểu thuyết Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh kể về tuổi thơ
của hai anh em Thiều và Tường ở một miền quê nghèo qua 81 chương ngắn.
Tác phẩm Cô gái đến từ hôm qua gồm 10 chương, là chuyến du hành đầy hoài
niệm về một thời tuổi trẻ và những rung động đầu đời rất đỗi chân thành, ngọt
ngào của chàng trai tên Thư.
Lí do chọn các tác phẩm Harry Porter and the Sorcerer's Stone của J.K.
Rowling, và Cô gái đến từ hôm qua và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của nhà
văn Nguyễn Nhật Ánh là vì chúng cùng thể loại văn học dành cho thiếu nhi và
ở cùng thời kì đương đại nên cập nhật được cách sử dụng ngôn ngữ hiện đại.
Ngoài ra, bên cạnh tính phổ thông được nhiều người biết đến, đây là các tiểu
thuyết thuộc thể loại văn trần thuật (narrative) cho nên ngoài mối quan hệ giữa
nhà văn và độc giả còn có nhiều mối quan hệ giữa các nhân vật trong tiểu
thuyết nên chúng tôi chờ đợi có nhiều hội thoại giữa họ thuộc nhiều kiểu khác
nhau, và do đó, chúng tôi hi vọng sẽ có đủ các kiểu phóng chiếu giúp chúng
tôi khảo sát để hình thành một khối liệu minh họa phong phú cho luận án.
Lí do chọn các tờ báo New York Times, USA Today, Vietnamnet và
Nhân Dân để lấy cứ liệu nghiên cứu là vì đây là các tờ báo lớn có uy tín và là
cơ quan ngôn luận của quốc gia nên có tính cập nhật và chính xác cao. Đặc
biệt, đặc thù của thể loại báo chí (các phóng sự) là trần thuật, nên sẽ là kho tư
liệu phong phú cho chúng tôi khai thác các hiện tượng phóng chiếu.
 Phạm vi nghiên cứu
13
13


Việc khảo sát đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của khối liệu ở bình diện
phóng chiếu trong mối quan hệ lôgic-ngữ nghĩa cần được giới hạn vào các
khía cạnh sau:
1. Phân tích để lấy số lượng, tỉ lệ phần trăm và đặc điểm ngữ pháp, ngữ
nghĩa của phóng chiếu trên cú: các kiểu quá trình phóng chiếu và có tiềm

năng phóng chiếu, phương thức trích nguyên và thông báo lại trong khối
liệu.
2. Phân tích để lấy số lượng, tỉ lệ phần trăm và đặc điểm ngữ pháp, ngữ
nghĩa của phóng chiếu trong cú: cụm động từ phóng chiếu, cụm giới từ
phóng chiếu và cụm danh từ phóng chiếu trong khối liệu.
 Qui trình thu thập dữ liệu:
Như đã đề cập ở trên, cứ liệu nghiên cứu là 15 bài báo trong tờ New York
Times, 15 bài báo trong tờ USA Today, 15 bài báo trong Vietnamnet và 15 bài
báo trong tờ Nhân Dân. Ngoài ra đối với thể loại tiểu thuyết, khối cứ liệu
được lấy từ ba tiểu thuyết Harry Porter and the Sorcerer's Stone của J.K.
Rowling và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh cùng với Cô gái đến từ hôm qua
của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, với độ dài văn bản của khối liệu nghiên cứu
của mỗi ngôn ngữ khoảng 80.000 từ. Trên cơ sở khối liệu này chúng tôi tiến
hành khảo sát hiện tượng phóng chiếu trên cú và trong cú. Do chưa có phần
mềm kiểm đếm câu (cú) có xuất hiện phóng chiếu nên công việc này phải
được thực hiện chủ yếu thông qua hình thức đếm thủ công.
Các dữ liệu về phóng chiếu được thu thập theo các nhóm: trên cú và dưới
cú. Trong mỗi nhóm lại chia ra hai tiểu nhóm tiếng Anh và tiếng Việt, theo
từng thể loại văn bản, tiểu thuyết và báo. Các hiện tượng phóng chiếu được
mã hóa, mỗi mã gồm 3 kí tự: kí tự thứ nhất là mã ngôn ngữ, A cho tiếng Anh
và V cho tiếng Việt; kí tự thứ hai là mã thể loại, 1 cho tiểu thuyết và 2 cho
báo; kí tự thứ 3 là số thứ tự của phóng chiếu trong các tiểu nhóm.
4. Phương pháp nghiên cứu
14
14


Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong luận án bao gồm:
4.1.


Phương pháp mô tả

Phương pháp này dùng để mô tả các thành phần phóng chiếu trên cú và
trong cú (ngang cú và dưới cú). Từ đó có thể chỉ ra được đặc điểm riêng của
các hiện tượng phóng chiếu được khảo sát.
4.2.

Phương pháp so sánh - đối chiếu:

Đây là phương pháp chủ đạo, được sử dụng để chỉ ra những điểm tương
đồng và khác biệt của hiện tượng phóng chiếu trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Luận án nghiên cứu áp dụng nguyên tắc đối chiếu hai chiều, có nghĩa là cả
ngôn ngữ Anh và ngôn ngữ Việt đều được coi là ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ
đích để mô tả và đối chiếu hiện tượng phóng chiếu.
4.3.

Các thủ pháp nghiên cứu hỗ trợ khác

Trong quá trình khảo sát tư liệu, bên cạnh phương pháp chủ yếu vừa nêu
trên, đề tài nghiên cứu còn sử dụng một số thủ pháp nghiên cứu khác như
thống kê, phân loại, mô hình hóa,…
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống
chuyên sâu về phóng chiếu trong tiếng Anh và tiếng Việt, cả ở cấp độ trên cú
và trong cú dựa trên khung lí thuyết chức năng hệ thống.
Luận án đi sâu nghiên cứu đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của phóng chiếu
nhằm làm rõ các điểm tương đồng và khác biệt của phóng chiếu trong mối
quan hệ logic-ngữ nghĩa trong cú và trong tổ hợp cú trong tiếng Anh và tiếng
Việt.
6. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án

6.1.

Ý nghĩa lí luận

Luận án nghiên cứu lí luận về phóng chiếu trong mối quan hệ logic-ngữ
nghĩa trong cú và trong tổ hợp cú dưới ánh sáng của lí thuyết ngữ pháp chức
năng hệ thống, do đó luận án góp phần làm sáng tỏ các luận điểm lí thuyết, lí
15
15


luận và bổ sung tư liệu cho việc nghiên cứu về phóng chiếu theo quan điểm
của ngữ pháp chức năng hệ thống.
Luận án cũng đi sâu vào nghiên cứu các đặc trưng của phóng chiếu bậc
trong cú cả và bậc trên cú trong tiếng Anh so sánh đối chiếu với tiếng Việt,
các kết quả khảo sát về phóng chiếu này góp phần giúp cho các nhà nghiên
cứu có thêm luận chứng để đi sâu nghiên cứu thêm về ngữ pháp và ngữ nghĩa
của chúng.
6.2.

Ý nghĩa thực tiễn

Những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp những người làm công tác
giảng dạy ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt cũng như các những người làm
công tác dịch thuật hiểu rõ hơn về đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ pháp của phóng
chiếu bậc trong cú và trên cú. Từ đó có thể kiến tạo các văn bản cũng như
chuyển dịch các văn bản giữa hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt có sử
dụng phóng chiếu hiệu quả hơn. Ngoài ra, đối với những người làm công tác
giảng dạy, việc hiểu rõ các đặc trưng của phóng chiếu trong từng ngôn ngữ sẽ
giúp họ có những chiến lược phù hợp, hiệu quả trong việc giảng dạy vấn đề

này với người học. Đặc biệt đối với chương trình đào tạo báo chí tại các cơ sở
đào, đây là một trong những vấn đề thực tế rất hữu ích cần được quan tâm.
7. Bố cục luận án
Luận án được trình bày trong 3 chương, ngoài phần mở đầu, kết luận và
phụ lục:
Chương 1: Tổng quan những vấn đề nghiên cứu và cơ sở lí luận.
Chương này cho biết sơ lược vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, cũng trong chương
này, chúng tôi trình bày các bước tiến hành nghiên cứu vấn đề đang nêu đồng
thời chúng tôi phân tích và hệ thống một số lí luận có liên quan như khái niệm
lời nói gián tiếp và lời nói trực tiếp, phóng chiếu, thành phần phóng chiếu, các
cấp độ phóng chiếu, tóm tắt trình bày các quan niệm về phóng chiếu trong
ngôn ngữ học chức năng hệ thống và khái niệm tương đương trong ngữ pháp
16
16


truyền thống. Chúng tôi cũng chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa
các khái niệm này trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống.
Chương 2: Đối chiếu đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của phóng chiếu trên
cú trong tiếng Anh và tiếng Việt. Chương này trình bày kết quả khảo sát và chỉ
ra những đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa của các thành phần phóng chiếu
trên cú trong tiếng Anh và tiếng Việt. Trên cơ sở kết quả khảo sát, luận án đối
chiếu, thảo luận các điểm tương đồng và khác biệt của phóng chiếu giữa hai
ngôn ngữ Anh và Việt.
Chương 3: Đối chiếu đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của phóng chiếu
trong cú trong tiếng Anh và tiếng Việt. Chương này trình bày kết quả khảo sát
và chỉ ra những đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa của các thành phần phóng
chiếu trong cú (ngang cú và dưới cú) trong tiếng Anh và tiếng Việt. Trên cơ sở
kết quả khảo sát, luận án đối chiếu, thảo luận các điểm tương đồng và khác
biệt của phóng chiếu giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
Dẫn nhập
Trong chương này chúng tôi trình bày các cơ sở lí thuyết của luận án và
tổng quan các nghiên cứu về phóng chiếu trong tiếng Anh và tiếng Việt dưới
ánh sáng của lí thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống. Đó là những quan niệm
về lí thuyết có liên quan đến phóng chiếu trong ngữ pháp truyền thống và
trong ngữ pháp chức năng hệ thống. Khái niệm phóng chiếu trên cú và trong
cú cũng được thảo luận chi tiết để tìm ra khung lí thuyết phục vụ cho mục tiêu
của luận án. Chương một cũng tập trung giới thiệu tổng quan các nghiên cứu
về phóng chiếu trong tiếng Anh và tiếng Việt của các tác giả theo đường
hướng ngữ pháp chức năng hệ thống nhằm mục đích làm tiền đề và cơ sở lí
thuyết cho việc phân tích dữ liệu cho những chương tiếp theo của luận án.
17
17


Trên cơ sở lí thuyết này, luận án có nhiệm vụ tìm ra điểm tương đồng và dị
biệt của hiện tượng phóng chiếu trong tiếng Anh và tiếng Việt.
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phóng chiếu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về một số khái niệm tương đương với phóng
chiếu trước Ngữ pháp chức năng hệ thống
Phóng chiếu trong ngữ pháp chức năng là một hiện tượng phức ở cả cấp
độ từ/cụm từ và cấp độ cú (cú phức). Cú là đơn vị trung tâm của ngữ pháp
chức năng và ở nhiều khía cạnh tương ứng với đơn vị câu của ngữ pháp
truyền thống. Halliday [13, tr.44] cho rằng “cú ở bất kì chỗ nào cũng đều là
một đơn vị giống nhau, cho dù nó đóng chức năng một mình (như một câu
đơn), hay là một phần của cú phức (câu phức/câu ghép)”. Diệp Quang Ban
[5,tr.15] cũng nhận xét rằng nhìn chung, “cú” tương đương với cái được gọi là
câu đơn của ngữ pháp truyền thống và tác giả tổng kết rằng một số nhà nghiên

cứu phân biệt “câu” theo hướng cho rằng “câu” gắn với chữ viết như một đơn
vị chính tả có dấu chấm ở hai đầu, còn “cú” không bị ràng buộc vào chữ viết.
Chính vì vậy để thảo luận khái niệm phóng chiếu trong ngôn ngữ học chức
năng, chúng tôi thấy cần thiết phải nghiên cứu những đơn vị tương ứng trong
ngôn ngữ học truyền thống. Chúng tôi sẽ bắt đầu nghiên cứu này với sự thảo
luận sơ lược về đơn vị câu trong ngữ pháp truyền thống.
1.1.1.1. Câu trong ngữ pháp truyền thống
Câu là một đơn vị ngôn ngữ phức tạp với hàng trăm định nghĩa được các
nhà ngôn ngữ đưa ra (xin xem Fries [70]). Cuối thế kỉ XIX, một nhà ngôn ngữ
học đã cho biết rằng tới lúc đó đã có 150 định nghĩa khác nhau về câu
(Nguyễn Kim Thản [37]). Rất nhiều định nghĩa về câu có ảnh hưởng từ định
nghĩa của nhà ngôn ngữ học nổi tiếng người Nga Vinagradov:
Câu là một đơn vị hoàn chỉnh của lời nói được hình thành về mặt ngữ pháp theo các
qui luật của một ngôn ngữ nhất định, làm công cụ quan trọng nhất để cấu tạo, biểu
hiện và truyền đạt tư tưởng. Trong câu không phải chỉ có sự truyền đạt về hiện thực
18
18


mà còn có cả mối quan hệ của người nói và hiện thực. (Vinagradov 1954, dẫn theo
Nguyễn Kim Thản [37, tr.140])

Khi nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, nhiều nhà ngôn ngữ học cũng đã kế
thừa tư tưởng trên (Hoàng Trọng Phiến [30]; Diệp Quang Ban [4]). Nói
chung, trong các định nghĩa được đề cập đến, chúng ta đều tìm thấy ba yếu tố
đặc trưng của câu: (1) về nội dung: câu có tư tưởng, ngữ nghĩa trọn vẹn và có
thể kèm theo thái độ của người nói với đối với hiện thực được nói tới trong
câu, (2) về hình thức: câu có cấu trúc ngữ pháp và có ngữ điệu kết thúc và (3)
về chức năng: câu có chức năng hình thành, biểu hiện và truyền đạt tư tưởng,
tình cảm.

Câu có nhiều định nghĩa khác nhau nên việc phân loại câu cũng được dựa
trên các tiêu chí khác nhau và về nhiều phương diện khác nhau. Hai tiêu chí
phổ biến nhất là phân loại câu theo mục đích phát ngôn và phân loại câu theo
cấu trúc ngữ pháp. Với tiêu chí dựa trên mục đích phát ngôn, ngôn ngữ có bốn
loại câu là: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán
(Nguyễn Kim Thản [37]; Nguyễn Văn Hiệp [23]); còn dựa trên tiêu chí về cấu
trúc ngữ pháp, chúng ta có câu đơn, câu phức và câu ghép; câu ghép được
chia ra hai loại: câu ghép chính phụ và câu ghép đẳng lập. Tuy nhiên, việc
phân định giữa câu đơn, câu phức và câu ghép còn nhiều tranh cãi do có
những tiêu chuẩn khác nhau.
Ngữ pháp truyền thống thường dựa vào số lượng cụm chủ - vị để xác
định câu đơn và câu không thuộc loại đơn. Bùi Minh Toán và Nguyễn Thị
Lương [34] cho rằng câu đơn được cấu tạo bằng một kết cấu chủ vị (cụm chủ
vị), câu ghép là câu có từ hai kết cấu chủ - vị nòng cốt trở lên nhưng không có
kết cấu chủ vị nào bị bao bởi một kết cấu chủ - vị khác; còn câu phức thành
phần là kiểu câu gồm hai kết cấu chủ - vị trở lên, trong đó chỉ có một kết cấu
chủ - vị nòng cốt. Hãy xét hai ví dụ sau:
(1) Cách mạng tháng Tám thành công đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.
19
19


(2) Lý Kiến khai tên ấy thuộc hạng dân lưu tán không về làng.

(1) và (2) vừa được phân tích như kiểu câu phức thành phần (có chủ ngữ
hoặc bổ ngữ là một cụm chủ vị) (Bùi Minh Toán & Nguyễn Thị Lương [34])
vừa được phân tích như câu đơn hai thành phần (Diệp Quang Ban [4]; Nguyễn
Văn Hiệp [23]). Thậm chí Nguyễn Văn Hiệp [23, tr. 354] còn khẳng định
những câu được coi là câu phức mở rộng chủ ngữ hoặc bổ ngữ thực chất chỉ là
“biến thể của câu đơn song phần đơn giản”. Các ví dụ trên của chúng tôi đã

minh họa phần nào sự phức tạp trong việc phân loại câu trong tiếng Việt trong
ngữ pháp truyền thống.
Khi phân loại câu trong tiếng Anh theo tiêu chí cấu tạo ngữ pháp, Quirk
và các cộng sự [94] phân chia làm ba loại: câu đơn (simple sentence), câu
ghép (compound sentence) và câu phức (complex sentence). Theo Quirk và
các cộng sự [93], câu đơn bao gồm một mệnh đề độc lập; câu ghép bao gồm
hai hoặc nhiều hơn hai mệnh đề độc lập; còn câu phức bao gồm duy nhất một
mệnh đề độc lập và một hoặc lớn hơn một mệnh đề phụ thuộc. Ngoài ba loại
câu cơ bản này, Oshima & Hogue [91] bổ sung thêm một loại câu được gọi là
câu phức-ghép kết hợp (compound-complex sentence), loại câu này bao gồm
ít nhất ba mệnh đề, trong đó có hai hoặc nhiều hơn hai mệnh đề độc lập và
một hoặc nhiều hơn một mệnh đề phụ thuộc.
Như vậy, khái niệm về câu đơn, câu phức và câu ghép trong tiếng Anh và
tiếng Việt không hoàn toàn trùng nhau nên việc phân tích thành phần câu cũng
có những điểm khác nhau.
1.1.1.2. Một số khái niệm tương đương trong ngữ pháp truyền thống về phóng
chiếu
Trong Ngữ Pháp Tiếng Việt, Diệp Quang Ban [5] khi bàn đến câu ghép
đã đề cập đến khái niệm được ông gọi là xạ ảnh. Theo ông, xạ ảnh là việc
chuyển một sự việc nào đó vào một lời nói hay ý nghĩ khác và được hiểu là
“bắn” hay “phóng” hình ảnh của sự việc đó vào một lời hay ý nghĩ. Hiện
20
20


tượng này trước đây trong ngữ pháp truyền thống được gọi là dẫn lời, về sau
thêm phần dẫn ý.
Lời nói gián tiếp và lời nói trực tiếp trong tiếng Anh là vấn đề được rất
nhiều nhà nghiên cứu ngữ pháp truyền thống quan tâm. Một số nghiên cứu
dưới đây được cho là tiêu biểu.

Trong một chuyên khảo ngôn ngữ về lời nói trực tiếp và lời nói gián tiếp
có nhan đề là Reported Speech: Some General Isues (Lời nói được tường
thuật lại: một số vấn đề đại cương), Coulmas [51] đã nghiên cứu các vấn đề
chung về lời tường thuật lại trong các ngôn ngữ. Tác giả thảo luận về các đặc
điểm giống và khác nhau trong lời nói trực tiếp và lời nói gián tiếp thông qua
hệ thống từ vựng và ngữ pháp. Theo dòng lịch sử, tác giả còn thảo luận thêm
về loại hình thứ ba với các đặc điểm của cả lời nói trực tiếp và lời nói gián
tiếp và thống kê những khái niệm không đồng nhất về loại hình thứ ba này
trong Bảng 1.1. dưới đây:
Bảng 1.1. Lời nói trực tiếp và lời nói gián tiếp: một số quan niệm
(Nguồn: Florian Coulmas [51])
1894

Tobler

Lời nói trực tiếp
Kết hợp

cả hai: lời nói trực
nói gián tiếp

1899

Kalepky

Lời nói trực tiếp

1912

Bally


Lời nói trực tiếp

1919

Lerch

Lời nói gián tiếp
tiếp và lời

Lời nói gián tiếp
Lời nói
gián tiếp
Lời nói
gián tiếp tự do
Lời nói gián tiếp

Lời nói trực tiếp

Lời nói gần
giống lời nói
trực
tiếp
(Quasi-direct
speech)
21
21

Lời nói
ẩn

(Veiled speech)


1921

1924

Lorck

Jespersen

Lời nhắc lại
(Repeated speech)

Lời nói trực tiếp

Lời nói được trải
nghiệm
(Experienced
speech)

lời tường thuật
lại (Reported
speech)

Lời nói gián tiếp

Lời nói phụ thuộc Lời trình bày lại
(Dependent speech) (Represented
speech)

1929
Voloshinov
Phát ngôn thay thế
Phát ngôn gần giống Phát ngôn gián
phát ngôn trực tiếp
(Subsituted discourse)
tiếp (Indirect
(Quasi-direct
discourse)
discourse )
Theo Coulmas [51], ngay từ rất sớm, Tobler (1894) đã đề cập đến loại thứ

ba như là một sự kết hợp pha trộn đặc biệt của phát ngôn trực tiếp và phát
ngôn gián tiếp. Theo quan điểm của Tobler, đây là một biến thể của lời nói
trực tiếp. Tiếp sau đó, Kalepky (1899) đối xử với loại thứ ba này như một loại
hoàn toàn độc lập chứ không phải loại kết hợp pha trộn và tác giả sử dụng
thuật ngữ “lời nói ẩn” (veiled speech) cho đối tượng này. Bally (1912) giới
thiệu loại hình thứ ba là hình thức lời nói gián tiếp tự do (free indirect speech)
và coi đó là một loại của lời nói gián tiếp. Tuy nhiên, ngay từ năm 1921,
Lorck (1921) đã tranh luận rằng khái niệm “indirect” (lời nói gián tiếp) là sự
dùng sai thuật ngữ của khái niệm này trong lời tường thuật lại (reported
speech). Tác giả đã đưa ra khái niệm lời dẫn được trải nghiệm (experienced
speech) nhưng khái niệm này bị Jespersen phê phán vì cho rằng người viết
không có kinh nghiệm hay không sống với những suy nghĩ hay lời nói đó mà
chỉ là nhắc lại chúng mà thôi. Do vậy Jespersen đã phát triển loại lời tường
thuật này với thuật ngữ “represented speech” (lời nó được tái hiện lại). Cùng
22
22



quan điểm với Bally, Jespersen (1924) đồng nhất lời nói được tái hiện lại
(represented speech) là một loại của lời nói gián tiếp. Lerch (1919) lại chú ý
đến lời nói trực tiếp và đưa ra loại thứ ba là lời nói gần giống lời nói trực tiếp
(Quasi-direct speech) và sau này Voloshinov (1929) cũng sử dụng khái niệm
này và gọi đây là loại trung lập nhất trong các thuật ngữ đã được sử dụng và
đòi hỏi ít lí thuyết nhất. Voloshinov không chỉ tập trung vào mô tả ngữ pháp
trừu tượng mà còn xem xét lời nói gián tiếp từ quan điểm lịch sử để thấy được
sự phản ánh của ngôn ngữ về phát triển xã hội.
Fillmore [65], [66]cho rằng cả lời nói trực tiếp và gián tiếp đều là bổ ngữ
của động từ nói năng. Ông xem tất cả các tham tố có thể xuất hiện trực tiếp
sau động từ nói năng là thông điệp (message) và phân chia thành bốn loại:
thông điệp-nội dung (message-content), thông điệp-hình thức (messageform),
thông điệp phạm-trù và thông điệp loại (message-type). Trong đó, ông xếp lời
nói trực tiếp thuộc thông điệp nội dung và lời nói gián tiếp thuộc thông điệp
hình thức.
Trong A Comprehensive Grammar of English (Ngữ pháp toàn diện của
tiếng Anh), Quirk và các cộng sự [94] đã thảo luận các nội dung tương tự như
phóng chiếu mà họ gọi là “lời nói trực tiếp” (direct speech) và “lời nói gián
tiếp” (indirect speech). Theo Quirk và các cộng sự [94], hai hiện tượng lời nói
trực tiếp và lời nói gián tiếp nằm trong khu vực ngữ pháp của câu phức (the
complex sentence). Tuy nhiên, đi theo cách phân tích thành phần câu của ngữ
pháp truyền thống, Quirk và các cộng sự [94] coi lời nói trực tiếp hoặc lời nói
gián tiếp là một thành phần có chức năng bổ ngữ hay tân ngữ trong câu. Ngoài
ra, dạng trung gian giữa lời nói trực tiếp và lời nói gián tiếp mà các tác giả gọi
là lời nói gián tiếp tự do và lời nói trực tiếp tự do cũng được đề cập đến. Các
tác giả cũng có đóng góp quan trọng là bổ sung thêm khái niệm lời nói gián
tiếp và lời nói trực tiếp trong ngữ pháp truyền thống. Các tác giả đã chú giải
“speech” (lời nói) phải bao hàm cả những hoạt động tinh thần không được
23
23



diễn tả bằng lời khi các động từ thông báo có thể là think (suy nghĩ), believe
(tin tưởng), feel (cảm thấy), v.v… . Trong khi bàn về câu phức (Chương 14),
Quirk và các cộng sự [94] dành một lượng đáng kể (13 trang) để thảo luận về
hình thức thông báo lại ngôn ngữ của người khác. Các đặc điểm nhận dạng và
phân biệt lời nói trực tiếp và lời nói gián tiếp được mô tả chi tiết. Về nội dung,
lời nói trực tiếp chuyển tải chính xác ngôn từ của phát ngôn gốc; còn lời nói
gián tiếp chuyển tải phát ngôn gốc qua ngôn từ của người thông báo lại tiếp
sau đó. Lời nói gián tiếp thường được thể hiện thông qua việc diễn giải lại
hoặc tóm tắt lại nên người nghe hoặc người đọc không thể khôi phục lại hoàn
toàn phát ngôn gốc. Về hình thức, các tác giả cũng đã cho thấy sự phong phú
về vị trí của mệnh đề thông báo và mệnh đề được thông báo trong lời nói trực
tiếp so với lời nói gián tiếp. Đặc biệt là hiện tượng đảo ngữ giữa động từ
thông báo và chủ ngữ không phải là đại từ mà trong ngữ pháp tiếng Việt
không tồn tại hiện tượng này. Để chuyển từ lời nói trực tiếp sang lời nói gián
tiếp có hàng loạt sự thay đổi: lùi thì (backshift), chuyển đổi đại từ nhân xưng
(pronoun shift) và tính từ sở hữu, chuyển đổi các tham chiếu thời gian, địa
điểm, các từ chỉ định. Hình thức chuyển đổi từ trực tiếp sang gián tiếp đối với
các loại câu theo mục đích phát ngôn: câu tường thuật, câu hỏi, câu cảm thán,
câu mệnh lệnh cũng như thức giả định và các động từ tình thái được xem xét
thấu đáo. Bên cạnh đó, Quirk và các cộng sự [94] đã đưa ra hai hình thức
trung gian là lời nói gián tiếp tự do và lời nói trực tiếp tự do. Loại thứ nhất
được sử dụng rộng rãi để thông báo lại lời nói hoặc ý tưởng. Bởi vì nếu chỉ có
sự lùi thì và thay đổi các tham chiếu ngôi, thời gian, địa điểm và từ chỉ định
thì thực chất đó chỉ là tường thuật lại các từ hơn là lời nói gián tiếp. Loại thứ
hai thường được thể hiện trong việc viết các dòng suy nghĩ của ai đó trong
tưởng tượng.
Các công trình nghiên cứu về “lời nói trực tiếp” và “lời nói gián tiếp” chủ
yếu là trong tiếng Anh, còn trong tiếng Việt thì dường như đây không phải vấn

24
24


đề trọng tâm của nghiên cứu. Nguyễn Vân Phổ [31], trong công trình nghiên
cứu về ngữ pháp, ngữ nghĩa vị từ nói năng tiếng Việt đã bàn về “lời dẫn trực
tiếp” và “lời dẫn gián tiếp” vận dụng cả lí thuyết ngữ pháp cách của Fillmore
và ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday. Tác giả đã tập trung vào các
vấn đề như hình thức của lời dẫn, quan hệ ngữ pháp và ngữ nghĩa của lời dẫn
với động từ nói năng hoặc các tham tố khác, cương vị ngữ pháp của lời dẫn,
v.v. Theo tác giả, lời dẫn là “các thực thể âm thanh (hay chữ viết) mà người
phát ngôn tiếp nhận có thể được phản ánh dưới hình thức ít nhiều nguyên vẹn
của nó”. Tác giả chia lời dẫn trực tiếp thành hai loại: (1) lời dẫn đóng vai trò
bổ ngữ (của động từ) hoặc định ngữ (của danh từ) và (2) lời dẫn là một cú độc
lập (cấu trúc đề - thuyết hay cấu trúc chủ - vị). Còn đối với lời dẫn gián tiếp,
hai cú có quan hệ phụ kết. Tác giả cũng hướng tới việc phân biệt lời dẫn trực
tiếp và lời dẫn gián tiếp trên phương diện ngữ pháp và ngữ nghĩa. Lời dẫn trực
tiếp được thể hiện chính xác, đầy đủ trong khi lời dẫn gián tiếp hướng đến nội
dung và ý nghĩa của nói và được biên soạn lại. Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra
rằng hai dấu hiệu hay yếu tố “rằng”, “là” trong tiếng Việt đánh dấu lời dẫn
gián tiếp và có sự thay đổi quy chiếu ở lời dẫn gián tiếp trong tiếng Việt. Trên
bình diện ngữ dụng học, tác giả đã bàn đến vai trò của quan hệ giữa người
phát ngôn và người thụ ngôn cũng như ngữ cảnh trực tiếp. Tuy nhiên, tác giả
chưa đưa ra được các đặc điểm chức năng của lời dẫn gián tiếp và lời dẫn trực
tiếp.
Khác với quan niệm của Quirk và các cộng sự [94] trong mối quan hệ với
tiếng Anh, Diệp Quang Ban [4] và Nguyễn Văn Hiệp [23], trong mối quan hệ
với tiếng Việt, đã xếp các câu được gọi là câu phức thành phần trong đó có lời
dẫn gián tiếp và lời dẫn trực tiếp vào nhóm câu đơn hai thành phần (câu đơn
song phần) thể hiện trong ví dụ (3) và (4) dưới đây.

(3) Anh ấy hẹn anh ấy đến trong ngày mai.
(4) Nó nói nó không muốn đi học nữa.
25
25


×