Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Thuyết minh dự án đầu tư khai thác mỏ đá làm VLXD thông thường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.89 KB, 34 trang )

MỞ ĐẦU

Công ty Cổ phần Furnitmax được UBND tỉnh cho phép khai thác đá làm
vật liệu xây dựng thông thường tại xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ với diện tích
4,2 ha, thời hạn khai thác 03 năm tại Quyết định số 1185/QĐ-UBND ngày
24/6/2011. Đến nay, giấy phép hết hạn.
Để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu vật liệu
xây dựng trên địa bàn tỉnh, Công ty đã phối hợp với Công ty CP tư vấn Thăm dò
Khai thác Khoáng sản Minh Dũng đầu tư thăm dò mở rộng mỏ đá thôn Hoàn
Cát, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ. Kết thúc thăm dò, Công ty lập báo cáo thăm
dò trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định và được UBND tỉnh phê duyệt trữ
lượng tại Quyết định số 3314/QĐ-UBND ngày 27/12/2016. Qua thăm dò cho
thấy chất lượng đá đảm bảo làm vật liệu xây dựng thông thường.
Trên cơ sở đó, Công ty Cổ phần Furnitmax lập dự án đầu tư khai thác đá
làm vật liệu xây dựng thông thường tại thôn Hoàn Cát, xã Cam Nghĩa, huyện
Cam Lộ để trình UBND tỉnh và các ngành chức năng xem xét và cấp phép theo
quy định của pháp luật.

1


I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỀ ÁN
1. CHỦ ĐẦU TƯ VÀ ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC:

Tên đơn vị: Công ty Cổ phần Funitmax
Địa chỉ liên lạc: Thôn Hoàn Cát, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, tỉnh
Quảng Trị.
Điện thoại:.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3002000201 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư Quảng Trị cấp, đăng ký lần đầu ngày 23/6/2003, đăng ký thay đổi lần thứ
2 ngày 16/10/2007


2. CƠ SỞ ĐỂ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

2.1. Cơ sở pháp lý lập dự án:
- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12.
- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13.
- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều Luật khoáng sản.
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 của Chính
phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 05 năm 2015 của Chính
phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ
về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Thông tư số 33/2012/TT-BCT ngày 14 tháng 11 năm 2012 của Bộ
Công thương Quy định về lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế mỏ, dự án đầu tư
xây dựng mỏ khoáng sản rắn.
- Quyết định số 3330/QĐ-UBND ngày 27/12/2016 của UBND tỉnh phê
duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng
Trị đến năm 2020, có tính đến năm 2030;
- Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2014 của
UBND tỉnh Quảng Trị ban hành quy định quản lý tài nguyên khoáng sản và các
hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
- Quyết định số 43/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2014 của UBND
tỉnh Quảng Trị về việc quy định giá các loại tài nguyên để tính thuế tài nguyên
trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
2.2. Tài liệu cơ sở:
2


- Quyết định số 1403/QĐ-UBND ngày 24/6/2016 của UBND tỉnh cho phép

Công ty Cổ phần Furnitmax thăm dò đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại
thôn Hoàn Cát, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị;
- Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông
thường tại thôn Hoàn Cát, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị;
- Quyết định số 3314/QĐ-UBND ngày 27/12/2016 của UBND tỉnh về phê
duyệt trữ lượng đá trong “Báo cáo kết quả thăm dò đá làm vật liệu xây dựng
thông thường tại thôn Hoàn Cát, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng
Trị”.

3


CHƯƠNG 1. NHU CẦU THỊ TRƯỜNG VÀ KHẢ NĂNG TIÊU THỤ SẢN PHẤM

1.1. Nhu cầu thị trường
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chuẩn bị đầu tư xây dựng các công trình lớn
như dự án nâng cấp cửa khẩu La Lay, các công trình thủy điện, các công trình cơ
sở hạ tầng, đặc biệt là khu kinh tế Đông Nam do đó nhu cầu nguyên vật liệu xây
dựng là rất lớn. Trong khi tổng công suất các đơn vị được cấp phép khai thác đá
làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu.
1.2. Khả năng tiêu thụ sản phẩm:
Qua quá trình khai thác, chế biến đá ở khu vực mỏ đã được cấp phép trước
đây, Công ty đã tạo được uy tín trên thị trường, lượng khách hàng ngày càng
nhiều. Trong khi đó, các dự án lớn trên địa bàn huyện và cả tỉnh đang đi vào giai
đoạn thi công nên việc tiêu thụ sản phẩm dễ dàng.

CHƯƠNG 2. SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ

2.1. Sự cần thiết phải đầu tư:
Khu vực mỏ được đầu tư khai thác đảm bảm hoạt động sản xuất kinh

doanh của Coongty được liên tục, tận dụng được các nguồn lực đã đầu tư; tạo
việc làm cho một số lao động, thực hiện các nghĩa vụ về thuế và các quy định tài
chính khác theo quy định của tỉnh.
2.2. Mục tiêu đầu tư, chương trình sản xuất và yêu cầu đáp ứng:
2.2.1. Mục tiêu đầu tư:
Nhằm cung cấp đá làm vật liệu xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện và
giải quyết việc làm cho công nhân.

2.2.2. Chương trình sản xuất và các yêu cầu đáp ứng:
- Chương trình sản xuất: Công ty khai thác khoảng 100.000 m 3/năm để
cung cấp nguyên liệu xây dựng cho các công trình đang thi công trên địa bàn
tỉnh và các khu vực lân cận.
- Sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn ngành và yêu cầu của thị trường.

4


CHƯƠNG 3. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.
ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG, NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT

3.1. Hình thức đầu tư và quản lý dự án:
3.1.1. Hình thức đầu tư: Đầu tư khai thác mỏ mới với các hạng mục đầu tư
như sau:
- Phần thiết bị:
+ Máy đào Huyndai, dung tích gàu 1,2m3:
04 chiếc.
+ Mày đào Komasu, dung tích gàu 0,9m3:
02 chiếc.
+ Máy xúc lật Chanling, dung tích gàu 2,8m3:
01 chiếc.

+ Máy xúc lật Komasu, dung tích gàu 2,8m3:
01 chiếc
+ Xe Kamaz, trọng tải 10 tấn:
05 chiếc.
+ Xe Huyndai, trọng tải 10m3:
02 chiếc.
+ Xe huyndai, trọng tải 15m3:
04 chiếc.
+ Máy nén khí :
01 bộ.
+ Máy khoan đá BK5:
01 bộ.
+ Búa khoan tay IR 18
01 bộ.
+ Máy kích nổ mìn
01 bộ.
+ Máy nghiền sàng: 250T/h:
02 bộ
- Phần xây dựng:
+ Bãi tập kết vật liệu thành phẩm :
20.000 m2
+ Khu chế biến và văn phòng:
10.000 m2.
+ Kho vật liệu nổ:
2.500 m2.
- Kiến thiết cơ bản khác:
+ Thăm dò khoáng sản.
+ Lập hồ sơ xin cấp phép khai thác khoáng sản.
+ Lập bản cam kết bảo vệ môi trường; đề án cải tạo phục hồi môi trường.
+ Ký quỹ phục hồi môi trường.

3.1.2. Quản lý dự án: Công ty Cổ phần Funitmax trực tiếp quản lý dự án.
3.2. Địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất:
3.2.1. Địa điểm xây dựng công trình: Tại thôn Hoàn Cát, xã Cam Nghĩa,
huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
3.2.2. Nhu cầu sử dụng đất:
- Khu vực xin cấp phép khai thác mỏ: 10,5 ha.
- Bãi tập kết vật liệu thành phẩm :
20.000 m2
- Khu chế biến và văn phòng:
10.000 m2.
5


- Kho vật liệu nổ: 2.500 m2.

CHƯƠNG 4. CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU,
NHIÊN LIỆU VÀ CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO

- Nhu cầu về điện: điện được sử dụng cho các máy móc khai thác, chế biến,
nhà xưởng, kho tàng và nhu cầu chiếu sáng công trình mỏ. Vì vậy, Công ty hợp
đồng với Công ty Điện lực Quảng Trị để cung cấp diện phục vụ cho sản xuất,
sinh hoạt.
- Nhu cầu cung cấp nhiên liệu chính để phục vụ cho các thiết bị, máy đào,
máy xúc, xe vận tải trong mỏ, Công ty đã có các cửa hàng xăng dầu để cung
ứng.
- Nguồn nước: Trong khai thác mỏ không sử dụng nguồn nước. Nguồn
nước chủ yếu phục vụ cho nhu cầu giảm thiểu môi trường trong chế biến đá và
đường vận tải mỏ. Nước được khai thác ở các nguồn nước quanh khu vực chế
biến sau khi được cấp có thẩm quyền cho phép.
- Nguồn vật tư kỹ thuật bao gồm vật liệu xây dựng, đường sá, nhà cửa công

trình, các vật tư kỹ thuật khác dùng cho thời kỳ xây dựng cơ bản mỏ và cho thời
kỳ hoạt động bình thường được khai thác tự cấp và một số vật tư khác được
cung ứng trên thị trường.
- Nhu cầu về nguyên liệu nổ: Qua tính toán nhu cầu vật liệu nổ công nghiệp
phục vụ khai thác, Công ty sẽ ký hợp đồng với các Công ty có chức năng sản
xuất trong nước để cung ứng. Khối lượng vật liệu nổ dự kiến hàng năm:
+ Thuốc nổ:
46.200 kg
+ Kíp nổ:
83.160 cái
+ Dây nổ:
27.720 m
+ Dây điện trục:
20.000 m

6


II. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
CHƯƠNG 5. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT KHAI THÁC MỎ
CỦA PHƯƠNG ÁN ĐÃ CHỌN

5.1. Tài nguyên, biên giới và trữ lượng khai trường:
5.1.1. Đặc điểm tự nhiên:
5.1.1.1- Vị trí địa lý
Khu vực đề nghị cấp phép khai thác có diện tích 10,5ha thuộc thôn Hoàn Cát,
xã Cam Nghia, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, được giới hạn bởi các điểm góc có toạ
độ:
Toạ độ VN 2000
(Múi chiếu 3o, KTT 106º15’)

Điểm góc
X (m)
Y (m)
1
1853.628
569.017
2
1853.650
569.073
3
1853.479
569.381
4
1853.183
569.216
5
1853.099
568.972
6
1853.205
568.949
7
1853.299
569.161
8
1853.464
569.078
Thuộc tờ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000, hệ toạ độ VN 2.000, tờ E-48-82-B (Cam
Lộ).
5.1.1.2- Đặc điểm địa hình.

Khu vực mỏ nằm ở phía nam Quốc lộ 9. Từ QL9 (km27) theo tỉnh lộ số
11 đi về phía nam, tây nam đến thôn Hoàn Cát, xã Cam Nghĩa là đến khu mỏ.
Khối bazan Cùa, phân bố ở hai xã Cam Nghĩa và Cam Chính, khu mỏ nằm ở
phía tây của khối bazan thuộc xã Cam Nghĩa. Diện tích thăm dò có địa hình đồi
núi thấp, độ cao từ 100-127m, chênh lệch độ cao trong khu vực thăm dò từ 10 25m sườn vách thoải, nhiều nơi trong các moong khai thác tạo thành các vách
dốc 50 - 85o, cao 2-10m. Trên bề mặt địa hình thuộc khu mỏ, đá gốc gần như bị
phủ hoàn toàn, đá lộ khoảng 10-15%, thảm thực vật thưa thớt.
Phía bắc và phía nam khu mỏ, là đá hệ tầng Long Đại với bề mặt địa hình
thoải dạng đồi đất, một số nơi dân canh tác các loại cây hoa màu lấy củ như sắn,
khoai. Trong khu mỏ không có khe suối lớn, chỉ có các hẻm cạn là nơi tụ nước
vào những ngày trời mưa rồi chảy về Khe Gió ở phía bắc và Sông Rào Vịnh
(Vĩnh Phước) ở phía nam.

7


5.1.1.3- Đặc điểm khí hậu
Diện tích khu vực mỏ thuộc vùng đồi núi thấp, huyện Cam Lộ, tỉnh
Quảng Trị có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa và được chia làm 2 mùa: mùa
khô và mùa mưa.
- Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 7 hàng năm, thời tiết khô nóng, tháng 6-7
hay có gió mùa tây nam (gió Lào) thổi mạnh nhiệt độ có ngày lên tới 40o;
Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau, tháng 8, 9, 10 mưa nhiều, thường gây
lũ lụt. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm là 1.194÷ 1.681mm.
5.1.1.4- Giao thông
Đường vào khu vực mỏ khá thuận lợi, để đến được khu mỏ có thể đi theo
tỉnh lộ 11 (km27, QL. 9) về phía nam, tây nam khoảng 15km đến thôn Hoàn Cát
là đến khu mỏ. Tỉnh lộ 11 phần lớn đã được rãi nhựa, chỉ có khoảng 3km gần
khu mỏ mới chỉ rải đá cấp phối. Nhìn chung giao thông trong vùng thuận lợi cho
công tác thăm dò và khai thác sau này.

5.1.1.5- Kinh tế xã hội
Khu vực Cùa (Cam Nghĩa và Cam Chính) là các xã miền núi của huyện
Cam Lộ nằm ở miền trung du tỉnh Quảng Trị tuy cách Quốc lộ 9 khoảng 10km
nhưng giao thông rất thuận lợi nên kinh tế trong vùng tương đối phát triển. Dân
cư trong vùng chủ yếu là người Kinh mật độ dân cư tương đối thưa, trình độ dân
trí khá cao, an ninh chính trị khá tốt, lực lượng lao động dồi dào. Nghề nghiệp của
nông dân chủ yếu là nghề làm rẫy, trồng lúa nước, chăn nuôi tự cung, tự cấp, kinh
tế nhìn chung ở mức trung bình. Công nghiệp chưa phát triển, riêng ngành khai
thác mỏ từ năm 2011 trở lại đây Công ty Cổ phần FUNITMAX được UBND tỉnh
Quảng Trị cấp phép khai thác mỏ đá bazan thôn Hoàn Cát làm vật liệu xây dựng
thông thường phục vụ nhu cầu xây dựng nhà cửa trong vùng.
Trong vùng phần lớn đã có mạng lưới giao thông, điện lưới quốc gia, hệ
thống thông tin liên lạc, trường học cấp tiểu học, trung học cơ sở, trạm Y tế xã.
Nhìn chung khu vực thăm dò cách thị trấn Cam Lộ khoảng 15km, có tỉnh
lộ 11 đi qua nên điều kiện kinh tế nhân văn và giao thông thuận lợi cho công tác
thăm dò và khai thác mỏ sau này.
5.1.2.Lịch sử nghiên cứu địa chất – khoáng sản
Kết quả đo vẽ địa chất ở tỷ lệ 1/500.000, 1/200.000 và 1/50.000 cho thấy
khoáng sản của vùng Cam Lộ chủ yếu là khoáng sản vật liệu xây dựng, trong đó
khoáng sản trọng tâm là đá bazan, đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường.
Trong công tác đo vẽ địa chất- khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 nhóm tờ
Hướng Hoá của Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc, khối đá bazan Cùa (Cam
Nghĩa, Cam Chính) được đo vẽ chi tiêt, đã tiến hành lấy và phân tích thành
phần, thạch học và hoá học. Kết quả cho thấy đá bazan ở đây có chất lượng khá
tốt, có thể làm vật liệu xây dựng thông thường, phục vụ dân sinh và các công
trình xây dựng trên địa bàn địa phương.
Năm 2011, Công ty Cổ phần FURNITMAX đã tiến hành khai thác lộ
thiên mỏ đá bazan ở thôn Hoàn Cát, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng
Trị làm vật liệu xây dựng thông thường, theo Quyết định cấp phép khai thác số:
8



1185/QĐ-UBND ngày 29 tháng 06 năm 2011 của UBND tỉnh Quảng Trị, cho
đến nay mỏ vẫn hoạt động bình thường. Sản phẩm sau khi khai thác là đá hộc,
đá dăm các cỡ đáp ứng nhu cầu thị trường vật liệu xây dựng thông thường trong
vùng.
Tháng 4 năm 2016, được sự cho phép của UBND tỉnh Quảng Trị, Công
ty Cổ phần FUNITMAX, đã tiến hành lập đề án thăm dò đá bazan ở khu vực
thôn Hoàn Cát, xã cam Nghĩa làm vật liệu xây dựng thông thường và đã được
UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt.
5.1.3. Đặc điểm địa chất khu vực mỏ
5.1.3.1. Địa tầng
Theo các tài liệu địa chất hiện có, trong khu vực nghiên cứu có mặt các
thành tạo trầm tích lục nguyên và phun trào thuộc Hệ tâng Long Đại, Hệ tầng
Tân Lâm và bazan tuổi Đệ tứ, chúng được phân chia thành các hệ tầng như sau:
- Hệ tầng Long Đại (O1-S1lđ2): Trong diện tích nghiên cứu các đá của hệ
tầng Long Đại phân bố ở phía tây khu vực mỏ, (khu vực núi Bà Tum) chiếm
khoảng 3/5 diện tích khu vực nghiên cứu, thuộc Phân hệ tầng Long Đại giữa.
Thành phần thạch học chủ yếu là: cát kết, đá phiến sét-sericit-clorit; sét kết; sét
bột kết; cát kết bột kết ít khoáng và thấu kính phun trào andesit màu xám, xám
ghi. Chiều dày phân hệ tầng 500-600m.
- Hệ tầng Tân Lâm- phân Hệ tầng dưới (D1tl1): Trong khu vực mỏ các đá
của hệ tầng Tân Lâm chỉ tồn tại một diện tích nhỏ khoảng 2km 2, (khu vực núi
Bà Hồ). Thành phần thạch học chủ yếu là sạn kết, cát kết thạch anh dạng quarzit,
cát kết ít khoáng xen ít lớp bột kết, đá phiến sét - sericit màu xám phớt tím, tím
gụ. Chiều dày của phân hệ tầng 300-400m.
- Kainozoi- Hệ Đệ tứ (Q)
Trong công tác đo vẽ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1/50.000
nhóm tờ Hướng Hoá của Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Bắc, các trầm tích hệ
Đệ tứ có thành phần gồm: các trầm tích bỡ rời thềm I, II, trầm tích lòng, bãi bồi

và các khối đá bazan (βQIV1). Diện tích chứa đá bazan thôn Hoàn Cát chỉ là một
phần nhỏ trong khối bazan Cam Nghĩa (bazan Cùa) nêu trên, có thành phần
gồm: bazan olivin, bazan bọt màu xám đen, đá màu đen xám đen, rất cứng có
thể làm vật liệu xây dựng thông thường rất tốt. Đây là đối tượng thăm dò của đề
án.
Ngoài ra còn các trầm tích bở rời hệ Đệ tứ phân bố ở địa hình trũng, thấp
và phủ một lớp mỏng lên bề mặt các đá bị phong hoá hoàn toàn có màu đỏ nâu,
thành phần gồm cát sét lẫn sạn, sỏi, mảnh dăm vụn của đá gốc và đá bazan, màu
xám đen, nâu vàng. Chiều dày 0,5 ÷ 10,0m.
5.1.3.2- Kiến tạo
Khu vực mỏ thuộc khối bazan Cam Nghĩa (bazan Cùa) chịu ảnh hưởng
của hệ thống đứt gẫy theo phương tây nam - đông bắc và tây bắc - đông nam
nhưng do các hệ thống đứt gẫy này yếu và hoạt động ở giai đoạn trước Đệ tứ
9


nên đá bazan làm vật liệu xây dựng trong vùng chỉ chịu tác động của quá trình
phong hoá và tân kiến tạo nâng hạ là chính. Thực tế qua các moong khai thác
cho thấy đá cấu tạo khối chỉ bị nứt nẻ do tác dụng của nhiệt độ, nước mưa và
ánh nắng mặt trời tạo nên các khe nứt theo nhiều phương khác nhau và phân bố
không rõ quy luật.
5.1.4. Đặc điểm khoáng sản
Khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường trên diện tích thăm dò
là đá bazan, bao gồm bazan olivin, bazan bọt có màu đen, xám đen đặc sit, đá
chủ yếu cấu tạo khối, một số nơi có dạng phân dải không rõ ràng, kiến trúc dạng
porphyr yếu. Các dải đá bazan có chiều dày từ 3,5 - 9,0m, cấu tạo khối, đặc sit
tạo nên thân quặng là đá bazan làm vật liệu xây dựng thông thường được khống
chế bởi phần trên mặt là sản phẩm phong hoá từ đá bazan, phần dưới lót đáy
thân quặng là trầm tích bở rời phong hoá từ các đá của Hệ tầng Long Đại, một
số nơi khác chúng phủ trên các đá của Hệ tầng Tân Lâm....Phần đá lộ trên mặt bị

phong hoá mềm bở màu nâu, tạo nên dạng địa hình rộng lớn và tương đối bằng
phẳng.
Trong công tác đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50.000 nhóm tờ Hướng Hoá
của Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Bắc, mỏ đá bazan thôn Hoàn Cát thuộc
khối đá bazan Cam Nghĩa (bazan Cùa) đã được đo vẽ sơ lược và đã tiến hành
lấy, phân tích mẫu lát mỏng và thạch học. Kết quả cho thấy đá bazan ở đây có
khả năng làm vật liệu xây dựng thông thường, đá có tính chất cơ lý và màu sắc
đảm bảo chất lượng, được thị trường ưa chuộng.
Từ năm 2011 đến nay Công ty Cổ phần Furnitmax đã khai thác mỏ đá
bazan thôn Hoàn Cát làm vật liệu xây dựng thông thường. Các tính chất cơ lý và
hoá học của đá đạt tiêu chuẩn để làm vật liệu xây dựng thông thường. Sản phẩm
của mỏ gồm các loại đá hộc, đá dăm các cỡ, đá bei. Đá có màu đen, xám đen,
cứng chắc, chất lượng rất phù hợp với thị trường vật liệu xây dựng hiện nay. Cụ
thể như sau:
1. Bảng kết quả phân tích thành phần hoá học đá bazan làm vật liệu
xây dựng tại thôn Hoàn Cát, xã Cam Nghĩa
Bảng:1
Chỉ tiêu phân tích

Lớn nhất

Nhỏ nhất

Trung bình

SiO 2 (%)

63,92

62,85


63,43

Al2O3 (%)

12,03

11,36

11,72

MgO (%)

2,02

1,65

1,85

CaO (%)

3,61

2,97

3,21

T. Fe (%)
6,06
5,74

5,88
Nhìn chung đá trong khu mỏ, thành phần hoá học biến đổi khá đồng đều.
2. Tính chất cơ lý:

10


Đặc tính cơ lý của đá bazan làm vật liệu xây dựng tại thôn Hoàn Cát xã
xã Cam Nghĩa lấy trong công trình hào và khoan như sau:
- Khối lượng thể tích: 2,685 - 2,724; trung bình 2,701/cm3.
- Khối lượng riêng: 2,728 - 2,749; trung bình 2,737g/cm3.
- Cường độ kháng nén ở trạng thái khô: 911,1 - 1090,7; trung bình
993,22KG/cm2.
- Cường độ kháng nén ở trạng thái bảo hoà 801,2 - 1013,1; trung bình
885,26KG/cm2;
- Hệ số hoá mềm: 0,85-0,93; trung bình 0,89.
- Cường độ kháng kéo: 33,4 - 37,4; trung bình 35,91KG/cm2.
- Góc nội ma sát: 37o02';
- Độ nén đập: 16,45- 21,03%; trung bình: 18,47%
- Hệ số mài mòn (LA): 22,57 - 29,11; trung bình 25,89%
- Mac của đá dăm: 901,4 - 1027,3; trung bình 951,4KG/cm2.
- Độ bám dính nhựa cấp 4
Từ kết quả trên cho thấy tính chất cơ lý của đá bazan tại thôn Hoàn Cát,
xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ tương đối đồng đều, các chỉ tiêu kỹ thuật quan
trọng của đá như cường độ kháng nén, độ chống va đập, độ mài mòn, ...đều có
kết quả đạt trung bình cao so với yêu cầu của đá bazan dùng trong xây dựng.
5.1.5. Trữ lượng tài nguyên khoáng sản:
Theo báo cáo kết quả thăm dò đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số
3314/QĐ-UBND ngày 27/12/2016, trữ lượng đá làm vật liệu xây dựng thông thường
tại thôn Hoàn Cát, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ (với diện tích thăm dò 10,5ha) là:

499.955m3, trong đó, cấp 121: 183.812m3, cấp 122: 316.143m3
5.2. Điều kiện kỹ thuật khai thác:
5.2.1. Chế độ làm việc, công suất và tuổi thọ mỏ:
5.2.1.1. Chế độ làm việc:
Chế độ làm việc của mỏ được xác định dựa trên số ngày làm việc của tháng
và số tháng làm việc trong năm.
Căn cứ vào đặc điểm khí hậu khu vực khai thác nên chỉ khai thác vào mùa
khô là chủ yếu, mùa mưa không khai thác được.
- Số ngày làm việc trong năm :
250 ngày
- Số tháng làm việc trong năm :
10 tháng
- Số ngày làm việc trong tháng:
25 ngày
- Số ca làm việc trong ngày:
1 ca
- Số giờ làm việc trong ca:
8 giờ
5.2.1.2. Công suất và tuổi thọ mỏ:
11


- Công suất mỏ: Công suất mỏ được tính toán và lựa chọn là 100.000 m 3 đá
nguyên khai/năm.
- Tuổi thọ mỏ:
Theo báo cáo kết quả thăm dò đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số
3314/QĐ-UBND ngày 27/12/2016, trữ lượng đá làm vật liệu xây dựng thông thường
tại thôn Hoàn Cát, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ (với diện tích thăm dò 10,5ha) là:
499.955m3, trong đó, cấp 121: 183.812m3, cấp 122: 316.143m3
Thời gian tồn tại của mỏ là khoảng thời gian tính từ khi bắt đầu thi công mở

vỉa cho đến khi kết thúc giai đoạn cải tạo phục hồi môi trường, đóng cửa mỏ.
Do đó, tuổi mỏ được xác định theo công thức:
T= Txdcb+ Tkt + Tđcm
Txdcb= 02 tháng (Thời gian xây dựng cơ bản)
Tkt : Thời gian khai thác mỏ.
Q
Tkt = Am = 499.955/100.000 = 05 năm = 60 tháng

Tđcm= 02 tháng: Thời gian cải tạo phục hồi, môi trường đóng cửa mỏ.
Vậy tuổi thọ của mỏ là:
T = Txdcb +Tkt+ Tđcm= 2 + 60 + 2 = 64 tháng = 5,3 năm
5.2.2. Mở vỉa và trình tự hệ thống khai thác:
5.2.2.1. Mở vỉa:
Do mỏ mở rộng nằm tiếp giáp khu mỏ đã khai thác, vì vậy việc khai thác có
thể tận dụng hiện trạng moong khai thác của mỏ củ để tiếp tục khai thác. Vì vật
việc mở vĩa khai thác của mỏ đơn giản là bốc lớp phủ tạo mặt bằng khai thác
đầu tiên
5.2.2.2. Trình tự hệ thống khai thác:
* Trình tự khai thác:
Trên cơ sở hiện trạng khu vực mỏ và phơng án mở mỏ đã đợc chọn, tiến
hành khai thác lần lợt nh sau:
Tiến hành khai thác bằng khoan búa khoan hơi ép cầm tay, tạo vị trí đặt
máy khoan BK5. Sử dụng máy khoan khoan sâu từ 3-4m thành hàng, nổ mìn vi
sai cho bục ra, sử dụng máy múc gắn búa đập để cạy cho đá lăn xuống sân công
tác, gia công đá theo đúng yêu cầu và bốc lên ô tô vận chuyển về trạm nghiền
chế biến đá dăm các loại.
Trình tự khai thác đợc tiến hành từ trên xuống dới, từ ngoài vào trong, hết
lớp này đến lớp khác.

12



* Hệ thống khai thác:
- Các thông số cơ bản của khai trường: Biên giới khai thác đá làm vật liệu
xây dựng thông thường tại thôn Hoàn Cát, xã Cam Nghĩa, huyện Đakrông, tỉnh
Quảng Trị: xác định dựa trên những nguyên tắc và cơ sở sau đây:
+ Biên giới trên mặt của khai trường có diện tích: 10,5 ha nằm trong ranh
giới diện tích đã được UBND tỉnh cấp phép.
+ Kết quả đã thăm dò: Chất lượng đá đảm bảo đạt yêu cầu làm vật liệu xây
dựng.
+ Đảm bảo khoảng cách an toàn cho sản xuất, sinh hoạt của dân trong vùng
và các công trình lân cận.
- Các thông số cơ bản của hệ thống khai thác:
+ Chiều cao tầng H ϕ 105:
3m.
+ Hệ số khoan thêm:
Lk/1,1
+ Chiều rông mặt tầng công tác min ϕ 105: 5m
+ Mạng lưới lỗ khoan ϕ 105:
4m x 4m
3
+ Chỉ tiêu thuốc nổ: 0,44kg/m .
+ Mật độ nạp thuốc nổ AD1 với lỗ khoan φ 105: 8kg/m; 1/3.lk.P
+ Bán kính an toàn nổ mìn:
* Bán kính an toàn đối với người:
500m
* Bán kính an toàn đối với thiết bị:
200m
+ Chiều cao chân tầng khi kết thúc khai thác: bằng chiều cao địa hình cos
105m.

+ Góc dốc tầng khi khai thác:
* Góc nghiêng sườn tầng khai thác: 400
* Góc dốc tầng phủ: 300
+ Góc dốc sườn tầng khi kết thúc khai thác: 450.
+ Góc dốc bờ mỏ: Chủ yếu phụ thuộc vào phương pháp khai thác đảm bảo
sao cho các tầng trên bờ đủ chiều rộng để thiết bị khai thác hoạt động được dể
dàng và thoát nước. Đối với mỏ đá Cam Nghĩa góc dốc bờ công tác được lựa
chọn là 130.
5.2.3.Vận tải, bãi thải và thoát nước mỏ:
- Vận tải mỏ: Do mỏ đá mở rộng nằm liền kề mỏ đã khai thác, vì vậy cơ
sở hạ tầng đã có sẵn đường vận chuyển từ mỏ đến khu vực chế biến với chiều
dài khoảng 500m, vận tải mỏ sẽ lựa chọn phương án vận chuyển đá bằng ô tô từ
khai trường đến trạm nghiền sàng
- Công tác đổ thải:
13


Theo kết quả thăm dò trữ lượng, tầng đất phủ trong khu vực có chiều dày
3,3m – 12m, khối lượng đất cần bốc phủ là: Qđp = 426.166m3.
Hệ số thu hồi cấp 121: 0,9, cấp 122: 0,8, trung bình 0,85, như vậy, đất đá
thải của mỏ chiếm 25%. Khối lượng tính toán như sau:
Qđđ = 499.955 x 25% = 124.989m3
Như vậy, lượng đất đá thải hàng năm:
Qđpnăm = 426.166m3/5năm = 85.233 m3/năm
Qđđnăm = 124.989m3/5năm = 24.998 m3/năm
Khối lượng đất đá thải hàng năm được sử dụng để tu bổ đường giao thông
trong mỏ, sử dụng để hoàn thổ, san lấp mặt bằng khu vực đã khai thác. Phần còn
lại tập kết bãi chứa đất đá thải.
- Thoát nước mỏ: Mỏ đá Ba Ngào là khu mỏ lộ thiên có cos khai thác là
105m, cao hơn địa hình, sông suối nên nước mưa trong mỏ tự chảy thoát hết

khỏi bề mặt vào khe suối ở phía Nam khu mỏ.
5.2.4. Kỹ thuật an toàn, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy:
5.2.4.1. Kỹ thuật an toàn:
a. Đối với máy xúc:
- Chỉ bố trí những thợ lái máy có đủ sức khỏe, đã được đào tạo máy đang
sử dụng và kiểm tra đạt yêu cầu về kỹ thuật an toàn.
- Máy xúc phải được trang bị đầy đủ hệ thống tín hiệu (còi, đèn chiếu
sáng). Trước khi bắt đầu làm việc, người điều khiển phải phát tín hiệu báo cho
người xung quanh biết. Cấm để cho người đứng trong phạm vi hoạt động của
máy.
- Công nhân điều khiển máy xúc phải chú ý đến vách đất đá đang xúc,
trước khi xúc phải có đường để máy có thể di chuyển tới vị trí an toàn. Nếu có
hiện tượng sụt lở thì di chuyển đến nơi an toàn.
- Khi bốc đất đá lên xe ô tô:
+ Không được đưa gàu qua buồng lái ô tô, để gàu va đập vào thùng xe.
+ Khi đổ đất đá vào thùng xe, khoảng cách từ gàu đến thùng xe hay mặt đất
trên xe không quá 1m.
- Cấm đứng xúc dưới dây tải điện.
- Cấm di chuyển máy vào ban đêm nếu không đủ ánh sáng, hoặc dùng máy
ở những nơi dốc quá tiêu chuẩn mà nhà sáng chế đã quy định.
- Cấm sửa chữa, bảo dưỡng máy khi máy đang làm việc.
- Khi ngừng làm việc phải đưa máy vào vị trí an toàn, hạ gàu xuống.
b. Đối với ô tô vận tải:
14


- Lái xe phải thường xuyên bảo dưỡng xe máy theo quy định kỹ thuật.
- Khi bốc xúc đất đá lên xe, lái xe phải ra khỏi buồng lái và đứng ở vị trí an
toàn.
- Trong khi chờ nhận đất đá, xe phải đứng ngoài phạm vi hoạt động của gàu

xúc. Khi nhận hàng xong người lái máy phát tín hiệu thì lái xe mới được rời vị
trí nhận hàng.
- Lái xe không được:
+ Chở người trên thùng xe, cho người ngồi trên mui xe hoặc đứng bám
ngoài thành xe, đứng ở bậc lên xuống lúc xe đang chạy.
+ Chở người và vật liệu nổ trên cùng một xe.
c. Đối với máy gạt.
Khi máy gạt làm việc, cấm:
- Sửa chữa điều chinh lưỡi gạt, người ngồi trên lưỡi gạt.
- Dừng máy trên nền không ổn định, dừng máy khi chưa nhả hết đất đá ở
lưỡi gạt.
- Lái máy ra mép tầng khi không có người cảnh giới. Nếu có hiện tượng sụt
lở thì khẩn trương đưa máy vào vị trí an toàn.
d. Đối với công nhân sử dụng búa khoan hơi ép cầm tay:
- Công nhân trước khi khoan phải sử dụng đầy đủ, gọn gàng trang thiết bị
bảo vệ cá nhân. Dây an toàn phải được buộc chặt vào người, cạy bẩy hết những
tảng đá treo phía trên có khả năng sụt lở, có biện pháp chống bụi tích cực.
- Công nhân điều khiển búa khoan hơi ép cầm tay phải đứng trên bề mặt
tầng ổn định, cấm đứng khoan ở sườn núi cheo leo. Trường hợp khi khoan để
mở rông tầng phải chổ rộng ít nhất là 1m.
- Khi mở lỗ khoan phải cho máy chạy chậm và nhanh dần đến khi máy
khoan ổn định. Búa khoan phải được giữ bằng tay khi đang hoạt động. Cấm
dùng tay để giữ chòng khoan khi mở lỗ. Cấm hai người cùng khoan tại vị trí
thẳng đứng trên các tầng khác nhau trong cùng một thời gian.
- Mỗi búa khoan khi làm việc phải bố trí người phục vụ phù hợp. Chiều cao
của búa khoan đang hoạt động tối đa không quá tầm ngực của người sử dụng.
- Không đặt đường ống dẫn hơi khoan từ trên xuống theo tuyến đang
khoan. Khi di chuyển búa khoan và ống dẫn hơi phải đề phòng đá rơi vào người.
e. Đối với công nhận vận hành máy ép khí.
Khi sử dụng máy ép khí phải tuận thủ theo quy phạm ký thuật sử dụng các

bình áp lực hiện hành. Công nhân vận hành máy phải theo dõi thường xuyên về:
15


Nhiệt độ của nước làm lạnh, áp suất, tiếng kêu, độ rung của máy và phải cho
máy dừng lại khi:
- Áp suất tăng quá mức cho phép.
- Van an toàn không làm việc.
- Nhiệt độ của máy tăng quá nhiệt độ cho phép.
- Có tiếng kêu của máy không bình thường.
g. Đối với công nhân khoan nổ mìn
Việc khoan nổ mìn phải tiến hành theo thiết kế hay hộ chiếu cho từng đợt
nổ mìn được lập và được phê duyệt, cụ thể:
- Lao động có kỹ thuật, kỹ luật.
- Tuyệt đối tuân thủ nội quy của Công ty, nhất là nội quy khoan nổ mìn và
các tiêu chuẩn, quy phạm: TCVN 5326:2008 kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên;
QCVN 04: 2009/BCT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong khai thác
mỏ lộ thiên và QCVN 02:2008/BCT tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn
trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp; TCVN
4586:2004 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác và chế biến đá lộ thiên;
QCVN 02:2012/BLĐTBXH quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động trong khai thác
và chế biến đá.
- Nổ mìn lỗ khoan, nổ mìn đắp phải tuân thủ theo hộ chiếu khoan nổ mìn
hàng ngày đã được duyệt của cán bộ được Giám đốc Công ty bổ nhiệm.
- Trang bị đầy đủ các dụng cụ phòng hộ bảo vệ cá nhận để đảm bảo an toàn
cho công nhân khi lao động. Thường xuyên giáo dục ý thức giữ gìn, bảo quản
tốt các trang thiết bị bảo hộ lao động, chăm lo sức khỏe cho công nhân khi sản
xuất, bảo vệ môi trường, tránh các bệnh nghề nghiệp và bệnh tật phát sinh.
- Tại các ngã đường vào khu vực mỏ bố trí biển báo tín hiệu khu vực nổ
mìn, cấm người không phận sự vào khu vực mỏ, biển báo giờ nổ mìn và bố trí

người canh gác khi nổ mìn để đảm bảo an toàn cho người, súc vật và phương
tiện.
- Việc cấp phát vật liệu nổ phải tuân thủ theo lệnh xuất kho hàng ngày của
cán bộ được bổ nhiệm ký duyệt và lệnh xuất kho chỉ có hiệu lực trong thời gian
quy định đã ghi trong hộ chiếu nổ mìn hàng ngày. Nếu sau đợt nổ mìn mà sử
dụng không hết thì làm phiếu trả kho theo quy định của quy phạm và quy chế
của Công ty. Cấm quản lý vật liệu nổ qua đêm ở bất cứ các vị trí nào khác (trừ
trường hợp trả kho).
5.2.4.2. Vệ sinh công nghiệp:
16


- Các biện pháp bảo đảm môi trường khu đập nghiền: Tổ chức tốt việc
phun tưới nước vào các vị trí gây bụi và đường vận chuyển đá về trạm đập
nghiên nhất là các đường qua vùng dân cư.
- Các biện pháp phòng ngừa khác, mặc dầu qua nhiều khảo sát đã kết luận
đất đá thải không chứa các hóa chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường nhưng
trong sản xuất phải đảm bảo vệ sinh công nghiệp tốt nhất.
5.2.4.3. Phòng chống cháy:
- Về kho và sắp xếp bảo quản vật liệu nổ công nghiệp trong kho: Phải tuân
thủ đúng quy định tại phụ lục H của QCVN 02:2008/BCT. Có cam kết đầy đủ
các điều kiện về an toàn phòng cháy, chửa cháy.
- Về chống sét kho vật liệu nổ công nghiệp: Phải tuân thủ quy định tại phụ
lục I của QCVN 02:2008/BCT. Định kỳ hàng năm phải đo đạc điểm tra điện trở
tiếp đất của công trình chống sét bằng máy đo chuyên dùng, ghi chép đầy đủ các
số liệu của bảng thống kê tình trạng chống sét kho VLNCN.
- Về vận chuyển thuốc nổ: Tuân thủ quy định tại Điều 8, Điều 10, Điều 12,
Điều 13 Mục 2 và phụ lục K của QCVN 02:2008/BCT.
- Về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp: Tuân thủ đúng quy định tại Điều 17,
Điều 18, Điều 19, Điều 22 Mục 4 của QCVN 02:2008/BCT.

- Về thủ kho: Được đào tạo các nghiệp vụ kho tàng đúng theo quy định của
nhà nước đảm bảo không bị thiếu, thừa kho, trong kho được sắp xếp ngăn nắp
đúng theo trình tự sắp xếp kho vật liệu nổ quy định. Sổ sách ghi chép được mở
theo dõi xuất, nhập, tồn kho rõ ràng, chính xác, được các cơ quan nhà nước
thường xuyên kiểm tra, giám sát.
- Bảo vệ kho: Kho tàng được xây dựng đúng theo tiêu chuẩn quy định,
tường rào được xây cao, kiên cố, trong khu vực kho được bố trí nôi quy rõ ràng,
phương án phòng cháy, chữa cháy được lập và hàng năm tổ chức luyện tập
phòng cháy, chữa cháy theo quy định. Thành lập 01 đội phòng cháy, chữa cháy
cơ sở, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy đầy đủ.
Ngoài ra, đối với tất cả cán bộ, công nhân lao động có làm việc tiếp xúc với
vật liệu nổ phải được huấn luyện định kỳ, sát hạch đạt yêu cầu, được cấp giấy
chứng nhận mới được tiến hành các công việc liên quan đến vật liệu nổ công
nghiệp.

17


CHƯƠNG 6
CÁC GIẢI PHÁP CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN, SỬA CHỮA CƠ ĐIỆN
VÀ KHO TÀNG, MẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT

6.1. Công tác chế biến khoáng sản
Đá sau khi nổ mìn rơi xuống chân tầng được nổ mìn phá đá quá cở lần 2,
khi đó sản phẩm xô bồ có đường kính từ 500mm trở xuống được dùng máy xúc
xúc lên phương tiện vận chuyển về trạm nghiên đập 250 tấn/h có độ mở hàm
1.100mm và trạm nghiền 739 – 740 để chế biến đá dăm các loại như 1 x 2, 2 x 4,
4 x 6 (cm); đá 0 – 5,5 mm... phục vụ xây dựng công trình giao thông, thủy lợi và
xây dựng dân dụng.
Sơ đồ bố trí máy ngiền sàng.

Tẹc chứa nước
Hệ thống
dẫn nước
tưới giảm ô
nhiễm

Đập hàm
1.100

Băng tải hồi đá

Sàng lắc

Nghiền côn

Nghiền côn

Đá 0,5 - 1
Đá 0 – 0,5

Đá 1 - 2

18

Đá 0 - 5


6.1.1. Công tác xúc bốc
a. Xúc bốc đá khai thác
Khối lượng cần bốc xúc hàng năm là 100.000m 3 đá nguyên khai, tương

đương 180.000m3 đá rời.
Dùng máy xúc Komasu, dung tích gàu 0,9m3. Năng suất thực tế của máy
xúc là 612m3/ngày, 183.600m3/năm. Số lượng 01 máy.
b. Xúc bốc đất đá phong hoá và về sinh công nghiệp.
Khối lượng đất phủ và đất đá thải hàng năm cần phải xúc bốc là
110.231m3.
Dùng máy xúc lật Komasu, dung tích gàu 2,8m3. Số lượng 01 máy.
c. Xúc bốc đá thành phẩm
Khối lượng cần bốc xúc hàng năm là 100.000m 3 đá nguyên khai, tương
đương 180.000m3 đá thành phẩm.
Dùng máy xúc Komasu, dung tích gàu 0,9m3. Năng suất thực tế của máy
xúc là 612m3/ngày, 183.600m3/năm. Số lượng 01 máy
6.1.2. Công tác vận chuyển
a. Vận chuyển khối lượng đá khai thác.
Khối lượng đá khai thác cần vận chuyển là 100.000m3/năm
Tính ra tấn:
272.100 tấn/năm.
Trọng tải ô tô bình quân 10 tấn/chuyến.
Số chuyến ô tô cần có: 27.101 chuyến/năm; 90 chuyến/ngày
Cự ly vận chuyến bình quân: 500m.
Số ô tô cần thiết: 05 chiếc.
b. Vận tải chuyển bãi dự trữ.
Khối lượng đá sau khi chế biến cần vận chuyển ra bãi dự trữ hàng năm
chiếm 70% khối lượng thành phẩm: 180.000 x 60% x 70% = 75.600m3/năm
Tính ra tấn: 171.688 tấn/năm
Tải trong ô tôt bình quân: 12 tấn/chuyến
Số chuyến ô tô cần có: 14.307 chuyến/năm, 32 chuyến/ngày
Số ô tô cần thiết: 02 chiếc.
6.1.3. Công tác san gạt
Để phục vụ công tác làm đường, sân bải, gom vật liệu... có thể kết hợp

dùng máy xúc Huyndai.
6.2. Sữa chữa cơ điện và kho tàng:
6.2.3. Sửa chữa cơ khí:
19


Công ty không tổ chức xưởng cơ điện. Trong quá trình hoạt động sản xuất
các máy móc, thiết bị hoạt động cần bảo dưỡng sửa chữa thì:
- Sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng máy móc, thiết bị: do công nhân đảm nhiệm.
- Trung tu, đại tu: đưa về các gara ở huyện Cam Lộ hoặc thuê thợ về sửa
chữa, phục hồi.
6.2.2. Kho tàng:
Kho tàng chứa sản phẩm sau chế biến trong công nghệ khai thác và chế
biến đá chủ yếu là kho ngoài trời. Khu vực kho thường năm chung gần khu chế
biến. Các sản phẩm được chứa và bảo quản theo kích thước của loại đá được sản
xuất.
6.3. Mạng hạ tầng kỹ thuật:
6.3.1. Cung cấp điện:
- Yêu cầu cung cấp điện chiếu sáng:
+ Khu nhà ở của CBCNV.
+ Khu hành chính phụ trợ.
+ Yêu cầu cung cấp điện chiếu sáng, sửa chữa cơ khí và trạm đập nghiền cơ
giới, hạ trạm biến áp 560KVA.
- Công ty sẽ hợp đồng với Công ty Điện lực Quảng Trị để cung cấp điện.
6.3.2. Cung cấp nước:
Trong khai thác đá làm vật liệu xây dựng không dùng nước. Nước chỉ sử
dụng cho công tác tưới giảm thiểu môi trường, bụi trong nghiền sàng. Vì vậy,
Công ty sử dụng nguồn nước từ các khe tự nhiên bơm lên các bể chứa để để sữ
dụng và tưới đường
6.3.3. Thông tin liên lạc:

Dùng điện thoại di động.
CHƯƠNG 7. TỔNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG,
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT

7.1. Tổng mặt bằng, vận tải ngoài và tổ chức xây dựng:
7.1.1. Tổng mặt bằng:
Tổng diện tích mặt bằng của khu vực khai thác là 135.120 m2, trong đó:
- Khu vực khai thác mỏ: 10,5 ha
- Khu vực chế biến và văn phòng: 10.000 m2
- Bãi chứa sản phẩm:
20.000 m2.
- Kho vật liệu nổ: 120 m2.
20


- Khu vực hành chính, văn phòng và nhà ở công nhân: 130 m2 .
7.1.2. Vận tải ngoài mỏ:
Việc vận tải ngoài mỏ đến các công trình chủ yếu là trong tỉnh và các tỉnh
lân cận bằng xe ô tô tự đổ.
7.1.3. Tổ chức xây dựng:
Do khu vực mỏ nằm liên kề khu vực mỏ đã được cấp phép khai thác. Vì
vậy, có thể tận dụng cơ sở hạ tầng để phục vụ khai thác mỏ mới.
7.2. Bảo vệ môi trường và phục hồi môi sinh:
7.2.1. Giải pháp bảo vệ môi trường
7.2.1.1. Các giải pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn mở mỏ và xây
dựng.
Trong giai đoạn mở mỏ, các nguồn gây ô nhiễm là các nguồn phân
tán, không liên tục tạo nên. Các biện pháp khống chế mang tính chất cục bộ
và chủ yếu là các biện pháp phòng hộ đối với người lao động trực tiếp.
Do đặc điểm khí hậu khu vực nắng mưa nhiều. Để đảm bảo sức khoẻ của

người lao động, tuổi thọ của máy móc, thiết bị, tại khu vực mở mỏ sẽ xây dựng
lán trại tạm thời phục vụ cho công nhân xây dựng. Các biện pháp khống chế ô
nhiễm trong quá trình mở mỏ như sau:
- Phun nước thường xuyên bằng xe phun nước trên khu vực mở mỏ và các
đoạn đường đang xây dựng. Trong danh mục các thiết bị của mỏ, dự án trang bị
cho mỏ một xe phun nước chống bụi, hoạt động liên tục 16h/ngày, lượng nước
phun khoảng 60m3/ng-đ (8-9 xe/ca).
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho người công nhân.
- Có kế hoạch thi công hợp lý, biện pháp thi công tiên tiến để đảm bảo vệ
sinh môi trường, an toàn lao động.
- Khi tổ chức thi công, yêu cầu công nhân tuân thủ các quy định về an
toàn lao động, chú ý vấn đề bố trí máy móc thiết bị, các biện pháp phòng ngừa
tai nạn.
- Tại mặt bằng thi công, phải đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho
công nhân thi công xây dựng. Bố trí hợp lý đường vận chuyển, đường đi lại, kho
bãi...
- Xây dựng hệ thống chiếu sáng cho những nơi cần làm việc ban đêm.
- Máy móc thiết bị phải có đầy đủ lý lịch kèm theo và được kiểm tra theo
dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật.
- Trong giai đoạn xây dựng và mở mỏ, việc cấp điện được thực hiện bằng
trạm điện ở địa phương.
21


- Xây dựng xong hệ thống thu nước thải, bể lắng, bể tự hoại và hồ lắng xử
lí nước thải sinh hoạt, nước thải của trạm đập và khai trường khai thác.
- Khi nổ mìn: phải lập hộ chiếu khoan nổ mìn chính xác, các phương pháp
thi công và nổ mìn phải thực hiện đúng hộ chiếu. Công ty sẽ tuân thủ đầy đủ các
quy định và quy phạm sử dụng, bảo quản, vận chuyển thuốc nổ và vật liệu nổ;
khai thác chế biến đá, kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên:

- Tiêu chuẩn thiết kế mỏ lộ thiên TCVN 5326-2008.
- Quy phạm an toàn trong khai thác và chế biến đá lộ thiên TCVN 51782004.
- Qui chuẩn Kỹ thuật Quốc gia QCVN 04: 2009/ BCT về an toàn trong
khai thác mỏ lộ thiên.
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử
dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp QCVN 02:2008/BCT.
Bán kính vùng nguy hiểm khi nổ mìn ở khu mở mỏ và khai thác được xác
định cụ thể ở giai đoạn khai thác bình thường. Khi tiến hành công tác nổ phải áp
dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến để điều khiển nổ nhằm thu được hiệu quả
nổ tốt nhất đồng thời giảm chiều dài văng xa của những hòn đá và đề phòng đá
lăn xuống tuyến đường trong khu vực mở mỏ.
Hệ thống đường vận tải trong mỏ phải có đai an toàn phòng hộ, các cọc
tiêu và biển báo được xây dựng bằng bê tông cốt thép.
7.2.1.2. Các giải pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn khai thác
a. Bụi đất trong giai đoạn khai thác
Hoàn chỉnh và nâng cấp đường từ mỏ về trạm nghiền đập và trong khu
mỏ để giảm bụi do gió cuốn và xe chạy tạo ra. ở các đoạn đường này phải
thường xuyên được tu sửa bảo dưỡng.
Thường xuyên tưới nước khu vực xưởng chế biến và khu vực từ đường
9 vào mỏ.
b. Khí thải của các phương tiện vận tải và phương pháp phòng chống
Khí thải của phương tiện giao thông vận tải và nổ mìn chứa các chất ô
nhiễm bao gồm: bụi, khói, khí độc: SO2, NO2. CO, VOC.
Để giảm thiểu sự ô nhiễm gây ra do khí thải các phương tiện vận tải, áp
dụng các biện pháp sau:
- Thay đổi nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao bằng nhiên liệu có hàm
lượng lưu huỳnh thấp. Thay nhiên liệu có chỉ số octane, cetane thấp bằng nhiên
liệu có chỉ số octane, cetane cao phù hợp với thiết kế của xe.
- Không chở quá trọng tải quy định, nhằm bảo vệ môi trường chung.
22



- Thường xuyên bảo dưỡng thiết bị vận tải, điều chỉnh sửa chữa kịp thời
xe máy nhằm đảm bảo để chúng làm việc ở điều kiện thiết bị tốt nhất, an toàn có
năng suất và sinh ra khí thải độc hại ít nhất.
- Khi xe chở đá về trạm đạp, thùng xe phải được phủ kín bạt, thùng xe
phải chắc chắn, kín, tuyệt đối không để đá rơi vãi dọc đường.
c. Công tác nổ mìn
* Khoảng cách an toàn do đá văng
Lập các hộ chiếu nổ mìn cụ thể của từng đợt nổ, để đạt được hiệu quả tốt
nhất trong công tác nổ mìn khai thác mỏ.
Trong tất cả các trường hợp, khoảng cách an toàn do đá văng, theo điểm
D.8 phụ lục D của QCVN 02:2008/BCT, được tính cho từng đợt nổ cụ thể,
nhưng phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu :
- Đối với người: không nhỏ hơn 300m
- Đối với thiết bị: không nhỏ hơn 150m.
* Khoảng cách an toàn về chấn động đối với nhà và công trình
* Khoảng cách an toàn về sóng không khí
Nguy hiểm đối với người do áp lực lớn, đối với người không có chỗ ẩn nấp
chọn K1 = 5, xác định như phần công nghệ nổ mìn có: Ra lớn hơn 300m
Cần phải tuyệt đối tuân thủ các qui phạm về sử dụng, bảo quản, vận
chuyển vật liệu nổ theo QCVN 02:2008/BCT.
d. Lựa chọn công nghệ nổ mìn bảo vệ môi trường
Để đạt được yêu cầu về hiệu qủa nổ và bảo vệ môi trường, trên cơ sở
những chủng loại thuốc nổ và các phụ kiện nổ hiện có, ta hoàn toàn có thể lựa
chọn các loại thuốc nổ và phụ kiện nổ thoả mãn điều kiện phá vỡ đất đá, đem
lại hiệu quả cao trong khai thác: đảm bảo kĩ thuật, hạ giá thành, an toàn cũng
như bảo vệ tốt môi trường.
Như vậy để bảo vệ tốt môi trường khi nổ mìn ở mỏ đá vôi, mỏ đá có
độ cứng trung bình, lỗ khoan không có nước, để đảm bảo nổ có chế độ cân

bằng oxy tốt, ta có thể lựa chọn các loại thuốc nổ thông dụng sau:
- Thuốc nổ Anfo.
- Thuốc nổ Zernô 79/21.
- Thuốc nổ nhũ tương NT-13.
- Thuốc nổ AD1
Dự án chọn thuốc nổ AD1, là loại thuốc nổ thông dụng được các đơn vị
khai thác đá trên địa bàn lựa chọn.
e. Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, rung động
23


Tiếng ồn và rung chủ yếu do khâu khoan nổ mìn, thiết bị gây ra, để giảm
thiểu tác động ta nên nổ mìn vào giờ nhất định và được sự cho phép của chính
quyền địa phương để nhân dân trong vùng nắm được thời gian nổ mìn cuả mỏ.
Sử dụng các loại thuốc nổ không gây ô nhiễm (thuốc nổ có cân bằng ôxy
bằng không) và phương pháp nổ hợp lý để giảm độ rung địa chấn.
Hạn chế nổ khối lượng lớn, nổ mìn khi trời lặng gió (vào 11h-12h và từ
16h30-17h30).
Các thiết bị phải bảo dưởng định kỳ, tránh vận chuyển vào giờ cao điểm,
ban đêm.
g. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường nước
Nước thải khu vực khai thác chủ yếu là nước sinh hoạt của công nhân, nước
tưới rửa chống bụi, nước rửa các phương tiện. Do vậy nguồn nước bị ô nhiễm bởi
một số chất bẩn như váng dầu, cặn lắng... Tại mặt bằng công trường, nước chảy
tràn từ trên cao xuống, tràn trên bề mặt được thu lại bởi rãnh thu nước phía ngoài,
tại các rãnh thoát có các hố ga cách nhau 30-50m để lắng đọng tiếp, không để
nước mưa chảy tràn tự do sẽ cuốn theo nhiều đất đá và chất thải khác ra suối. Từ
mương thu nước, sau đó được đưa tới ao lắng để giữ lại các chất lơ lửng trước khi
thải ra ngoài.
h .Các biện pháp giảm thiểu tai nạn lao động

Nhằm ngăn chặn và giảm tối thiểu ảnh hưởng đến sức khỏe và rủi ro cho công
nhân, trang bị đủ các phương tiện bảo hộ lao động như: mũ cứng bảo hiểm trên
công trường, khẩu trang, đèn tín hiệu, cờ báo, phòng hộ cá nhân trong các công
việc xây dựng nguy hiểm dễ gây thương tích. Quan tâm vấn đề cấp nước sạch cho
sinh hoạt trong quá trình thi công nhà xưởng, khai trường.
i. Giảm thiểu tác động đối với môi trường kinh tế xó hội
Quản lý chặt chẽ cán bộ và công nhân trong quá trình lao động cũng như
ngoài giờ lao động, chấp hành đúng các quy định của pháp luật cũng như các quy
định của địa phương nơi khai thác, tôn trọng phong tục tập quán của người dân địa
phương, đoàn kết chặt chẽ với nhân dân và có mối quan hệ tốt với chính quyền.
Khi xảy ra các xung đột về xã hội phải bình tĩnh giải quyết, nếu không giải quyết
được cần kết hợp với chính quyền địa phương giải quyết ổn thoả, không để sự việc
kéo dài gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội khu vực.
Tăng cường kiểm tra việc chấp hành chế độ nề nếp sinh hoạt của cán bộ công
nhân viên không để các tệ nạn như trộm cắp, cờ bạc, ma tuý, mại dâm phát sinh.
24


Khi phát hiện được có biện pháp kịp thời ngăn chặn và báo cáo cơ quan chức năng
để xử lý.
7.2.2. Khôi phục môi sinh.
Khi mỏ đi vào hoạt động công suất lớn sẽ gây ra các hiện tượng ô nhiễm
đến môi trường xung quanh bởi nhiều yếu tố khác nhau, điều này không thể
tránh khỏi đối với công tác khai thác mỏ. Tuy nhiên để làm giảm thiểu sự ảnh
hưởng, khắc phục những tác động xấu tới môi trường, mỏ sẽ thực hiện nghiêm
chỉnh các biện pháp giảm thiểu, khống chế ô nhiễm môi trường đã đề ra cho các
hoạt động khai thác nguyên liệu để đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường hiện
hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bao gồm:
- Thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường trong toàn khu vực trong cả giai

đoạn thi công hạ tầng cơ sở, giai đoạn khai thác và sau khi đóng cửa mỏ;
- Đầu tư kinh phí và thực hiện các biện pháp khống chế ô nhiễm do tiếng
ồn, khí thải và bụi;
- Thực hiện các biện pháp an toàn bảo hộ lao động trong thi công hạ tầng
cơ sở và trong quá trình khai thác;
- Thực hiện nghiêm túc pháp lệnh về nộp thuế tài nguyên;
- Thực hiện ký quỹ phục hồi môi trường và hoàn thổ cũng như các biện
pháp giảm thiểu khác sau khi các công trình đã khai thác xong;
- Có biện pháp phòng chống sự cố cháy, nổ.
7.2.3. Ký quỹ phục hồi môi trường:
Công ty sẽ thực hiện ký quỹ phục hồi môi trường theo đề án cải tạo, phục
hồi môi trường đã được UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt.
7.3.1. Tổ chức quản lý sản xuất và bố trí lao động:
7.3.1. Tổ chức quản lý sản xuất:
Sơ đồ tổ chức:
BAN LÃNH ĐẠO CÔNG TY

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH MỎ

KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH

ĐỘI CHẾ BIẾN,
VẬN CHUYỂN

25

ĐỘI KHAI THÁC



×