Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

skkn một vài biện pháp giúp học sinh lớp 2 hoạt động nhóm đạt hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.49 KB, 3 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:…..…
1.Tên sáng kiến:
“Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 2 hoạt động nhóm đạt hiệu quả”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Giúp học sinh lớp 2 chủ động, tự tin, hoạt động nhóm đạt hiệu quả.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Giáo viên giảng dạy và tổ chức lớp học còn rập khuôn, chưa phù hợp. Khó có thể
hướng dẫn cụ thể cho tất cả các nhóm và khó bao quát được hết việc của các nhóm trong
lớp; Một số nhóm trưởng chưa phát huy đươc vai trò. Một số học sinh còn thụ động,
chưa tích cực hoạt động nhóm, còn ỷ lại bạn; Việc thảo luận nhóm đôi lúc còn ảnh hưởng
đến nhóm khác. Một số ý kiến các bạn trong nhóm đưa ra chưa được thống nhất; Một số
phụ huynh chưa hài lòng với cách ngồi học theo nhóm.
3.2. Nội dung giải pháp đề ghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1 Mục đích của giải pháp.
Giúp học sinh có cơ hội tự tin phát biểu, trao đổi và học tập lẫn nhau, phát triển kỹ
năng giải quyết vấn đề trong nhóm, có tinh thần đoàn kết cao. Học sinh có cơ hội trình
bày ý kiến và suy nghĩ của mình và biết lắng nghe, chia sẻ ý kiến của bạn.
3.2.2. Nội dung của giải pháp.
a/ Đổi mới phương pháp và hình thức dạy học:
Khi thực hiện mô hình trường học mới hơn ai hết bản thân người giáo viên phải tích
cực đổi mới cách dạy của mình với phương châm “Chuyển đổi từ dạy học truyền thụ của
giáo viên sang tổ chức hoạt động tự học của học sinh” Ngay từ đầu tiết học giáo viên
phải tạo hứng thú cho học sinh về chủ đề sẽ học và lựa chọn hình thức sao cho phù hợp,
có thể là: Đặt câu hỏi, câu đố vui hoặc sử dụng các hình thức khác…Ví dụ: Với bài ôn
tập các bảng nhân và bảng chia (tài liệu Toán 2A trang 70) có thể tổ chức cho học sinh
chơi trò chơi “Kết bạn”. Cho quản trò nêu cách chơi và khi quản trò hô “kết 20 chia 5”


thì các em sẽ biết “kết 4 bạn” mà lớp mình có 39 bạn thì sẽ kết được 9 nhóm dư 3 bạn.
Nếu “kết 21 chia 3” “ kết 7 bạn” thì sẽ kết được 5 nhóm dư 4 bạn… (bạn dư sẽ bị phạt).
Thông qua trò chơi các em được rèn luyện tư duy nhanh nhẹn, không chỉ thế nó còn kích
thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú trong học tập giúp các em muốn tiếp tục trải nghiệm
những kiến thức mới. Để hoạt động đạt hiệu quả ngay từ đầu năm giáo viên cần tìm hiểu,
phân loại học sinh theo nhóm 4, tùy theo nội dung của từng bài có những bài tập thảo
luận theo nhóm đôi. Học sinh trao đổi với bạn kế bên để không mất thời gian. Khi chia
nhóm nên chia các em trong một nhóm có trình độ khác nhau để các em giúp đỡ nhau
trong học tập. Giáo viên đưa ra những quy định, kí hiệu riêng để học sinh nắm như ghi
vào thẻ số thứ tự nhóm đã thảo luận xong để giáo viên đến kiểm tra. Giáo viên là người
theo dõi các hoạt động, công việc của từng nhóm để hỗ trợ kịp thời nhóm gặp khó khăn.
b/ Phát huy vai trò của nhóm trưởng
Tiết học thành công hay không thì phụ thuộc rất nhiều vào các nhóm trưởng và
công việc chính của nhóm trưởng là thay giáo viên điều hành các bạn trong nhóm. Nhóm
trưởng phải biết tự mình huy động được sự tham gia của mọi thành viên giải quyết nhiệm
vụ nhóm. Hướng dẫn các bạn biết cách tìm kiềm hỗ trợ và giải quyết một số khó khăn
gặp phải. Ở lớp tôi ngay đầu năm học tôi mời các nhóm trưởng ngồi lại tạo thành một
nhóm và hướng dẫn các em cụ thể từng bước một để các em biết cách điều hành. Đối với
1


những nhóm trưởng làm việc còn lúng túng giáo viên phải là người “làm mẫu” và đóng
vai là một người nhóm trưởng điều hành các hoạt động để các em học hỏi và phát huy hết
khả năng của mình. Ví dụ: Khi dạy bài 22C sách hướng dẫn học Tiếng Việt 2A trang 57.
Nhóm trưởng điều hành lần lượt: Mời tất cả các bạn tự đọc mục tiêu. Mời bạn A đọc mục
tiêu thứ nhất. mời bạn B đọc mục tiêu thứ hai…Các bạn lắng nghe mình đọc mục tiêu
của toàn bài nhé. Các bạn cần làm gì để đạt được mục tiêu này.
c/ Trách nhiệm của các thành viên trong nhóm:
Nhóm trưởng cũng là một thành viên trong nhóm giữ nhiệm vụ tổ chức, điều hành
nhóm làm việc. Các thành viên trong nhóm phải có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ

được giao. Mọi người trong nhóm đều phải đóng góp ý kiến, ưu tiên những bạn học yếu
phát biểu trước. Ví dụ: Khi học bài 30C: Thiếu nhi Việt Nam biết ơn Bác Hồ (tài liệu
Tiếng Việt 2B, bài tập 1- tranh 1, trang 37) “Nói về nội dung tranh”. Những bạn yếu nhìn
tranh có thể nói: Các bạn học sinh đang đi chơi ở lăng Bác. Với câu nói này các bạn
trong nhóm không cười nhạo ý kiến của bạn mà phải giúp bạn bổ sung hoàn thiện câu trả
lời là: Các bạn học sinh đang xếp hàng vào lăng viếng Bác.
Các thành viên trong nhóm phải tôn trọng sự tổ chức của nhóm trưởng, ghi chép
trung thực ý kiến chung, báo cáo đầy đủ toàn bộ nội dung đã ghi chép, tôn trọng ý kiến
cá nhân. Có nhận xét và rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động.
d/ Đánh giá nhận xét quá trình học nhóm:
Trong quá trình đi thẩm định các nhóm. Giáo viện cần dự kiến trước câu hỏi gợi
mở để khi học sinh gặp khó khăn giáo viên có thể đưa ra những gợi ý cần thiết. Ví dụ:
Bài 4C: Bạn bè luôn bên nhau (tài liệu Tiếng Việt 1A, bài tập 6 trang 54)
Câu hỏi: Trên đường đi, Dế Mèn và Dế Trũi nhìn thấy cảnh vật ra sao? Với câu hỏi
này học sinh khó trả lời được, giáo viên có thể gợi ý thay bằng câu hỏi:
+ Trên đường đi, Dế Mèn và Dế Trũi nhìn thấy sông nước như thế nào? hoặc
+ Trên đường đi, Dế Mèn và Dế Trũi nhìn thấy cảnh vật hai bên bờ sông ra sao?
Với cách gợi ý như vậy giúp các em phát hiện vấn đề và chủ động, tự tin chiếm
lĩnh kiến thức. Nếu thấy kết quả làm việc của một số nhóm khác đáp ứng đầy đủ yêu cầu
thì có thể sử dụng để hệ thống thành nội dung bài học. Điều này sẽ làm tăng sự thích thú
làm việc của học sinh bởi vì các em rất tự hào khi tự mình có thể hình thành được bài
học, đồng thời giảm bớt sự can thiệp của giáo viên. Việc nhận xét quá trình làm việc
nhóm cũng không nên qua loa, đại khái. Càng đưa ra nhận định cụ thể càng giúp học sinh
tích lũy nhiều kinh nghiệm cho những hoạt động sau.
g/ Định hướng cách thảo luận nhóm phù hợp:
Giáo viên hướng dẫn học sinh khi trao đổi, thảo luận chỉ nói vừa đủ cho các bạn
trong nhóm nghe. Tránh tình trạng nói to làm ảnh hưởng đến nhóm khác, gây ồn ào trong
lớp học. Để học sinh thực hiện tốt theo yêu cầu thì ngay từ đầu năm học giáo viên phải
hướng dẫn, giám sát từng hoạt động và tuyên dương kịp thời những nhóm thực hiện tốt,
đồng thời nhắc nhở những nhóm thực hiện chưa tốt để cac em sửa chữa kịp thời để hoạt

động nhóm đạt hiệu quả tốt nhất.
h/ Xây dựng tinh thần đoàn kết:
Để học sinh mạnh dạn, tự tin, hứng thú khi tham gia tất cả các hoạt động thì trước
tiên phải xây dựng được mối đoàn kết giữa các bạn trong lớp với nhau. Vào đầu mỗi giờ
học tôi thường cho các em chơi trò chơi khởi động tạo không khí lớp học vui vẻ, hứng
khởi khi vào nội dung bài học. Ví dụ: Khi dạy môn Toán Bài 72 sách Hướng dẫn học
trang 70 tập 2A. Tôi cho học sinh chơi trò chơi ‘Chuyền và tính”. Tôi ghi sẵn các phép
tính bất kỳ trong các bảng nhân chia đã học để vào hộp nhựa, chủ trò bắt nhịp cho cả lớp
hát một bài. Khi bài hát kết thúc hộp nhựa tới tay ai thì bạn đó mở hộp nhựa ra lấy một
phép tính bất kỳ và đọc kết quả. Trò chơi cứ tiếp tục trong khoảng thời gian 3 phút, nếu

2


bạn nào trả lời sai sẽ bị phạt. Ngoài ra tôi cũng đã xây dựng đôi bạn cùng tiến, phân
nhóm có trình độ khác nhau để các em giúp đỡ nhau trong học tập. Phân công các thành
viên trong nhóm có nhiệm vụ rõ ràng. Sau mỗi hoạt động các thành viên cần thay đổi vai
trò cho nhau để các em có cơ hội thể hiện mình và biết chia sẻ, lắng nghe ý kiến của bạn.
Khi trong nhóm có quan điểm bất đồng giáo viên là người kịp thời hỗ trợ, phân tích và
kết luận. Tạo bầu không khí nhẹ nhàng, cởi mở để các em tự tin hơn trong giải quyết đề.
i/ Phối hợp với phụ huynh học sinh:
Ngay từ buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm tôi đã tuyên truyền mô hình trường
học mới VNEN, tuyên truyền cách đánh giá theo thông tư 32 và tôi đã tư vấn cho phụ
huynh cách hướng dẫn, kèm căp con em ở nhà đối với từng môn học và từng phần cụ thể.
Như phần hoạt động ứng dụng, vở Tập viết trang dành cho luyện viết ở nhà, kiểm tra lại
các bảng cộng, trừ, nhân chia đã học không theo thứ tự, kể chuyện…VD: Khi dạy hoạt
động ứng dụng môn Toán bài 20: “Lít” phụ huynh cần hướng dẫn các em thực hành đong
nước vào chai rồi đổ nước từ chai đó vào các cốc như nhau, đổ đầy được khoảng mấy
cốc? Mỗi ngày em uống được mấy cốc nước như thế? Vậy mỗi ngày em uống được nhiều
hơn hay ít hơn một lít nước? Hay bài 84 môn toán 2 tập 2B cho các em thực hành đo

chiều cao của mọi người trong gia đình, chiều dài cái bàn học của em...thì chắc chắn các
em sẽ hiểu bài sâu hơn và nhớ bài lâu hơn. Phụ huynh đóng vai trò là người bạn của các
em. Không nên nóng vội khi các em chưa chăm chỉ, tự giác mà cần động viên khích lệ
các em. Tạo cho các em có thói quen tự giác trong học tập. Bên cạnh đó tôi cũng đã trình
bày quan điểm về cách sắp xếp chỗ ngồi của các em xoay vòng theo từng tháng để không
ảnh hưởng đến tư thế ngồi của các em. Tạo sự công bằng đối với học sinh và sự yên tâm
đối với phụ huynh. Từ đó phụ huynh đã hỗ trợ, kèm cặp con em rất hiệu quả. Thấy được
sự hăng hái, tự tin, học tập đạt kết quả tốt ở các em phụ huynh học sinh rất hài lòng về
kết quả học tập của con em mình và không còn bận tâm về hình thức học tập theo nhóm
nữa.

3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Báo cáo giải pháp của tôi đã áp dụng thành công ở lớp do tôi giảng dạy và mong
được áp dụng cho học sinh các khối ở trường Tiểu học dạy chương trình Vnen nói chung.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được:
Trong thời gian áp dụng kinh nghiệm tôi nhận thấy các nhóm trưởng điều hành
nhóm rất linh hoạt. Học sinh hoạt động nhóm rất hiệu quả. Tất cả các em đều làm chủ
kiến thức, biết khám phá và phát triển năng lực xã hội, năng lực hoạt động, kỹ năng sử
dụng ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp…đem lại kết quả cao trong học tập.
Qua việc tổ chức hoạt động nhóm các em đã biết hợp tác, giúp đỡ, học hỏi lẫn
nhau. Những em trước đây vốn chậm chạp, nhút nhát, ít trao đổi, ít phát biểu thì
nay đã mạnh dạn, tự tin hơn. Các em học tập một cách hứng thú, tập trung với tinh
thần tích cực, lớp học trở nên thân thiện. Kết quả hoạt động nhóm rất khả quan cụ
thể như sau:
Tổng
Hiệu quả
Kĩ năng làm Kĩ năng giao
số HS
hoạt động
việc

tiếp
Nội dung
SL
%
SL
%
SL
%
Trước khi áp dụng giải pháp
39
26
66,7
27
69,2
30
76,9
Sau khi áp dụng giải pháp
39
39
100
38
97,4
39
100
Kiên Lương, ngày 4 tháng 5 năm 2017
Người báo cáo

Nguyễn Thị Anh

3




×