Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Đề cương giám sát công trình hạ tầng kỹ thuật cấp III

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.59 KB, 92 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG
KỸ THUẬT GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH

CÔNG TRÌNH: XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU TÁI ĐỊNH
CƯ PHỤC VỤ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG KCN SÔNG CÔNG II GIAI ĐOẠN II (DIỆN TÍCH 4,5HA)
ĐỊA ĐIỂM: XÃ TÂN QUANG, TP SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI
NGUYÊN

CHƯƠNG I
1


GIỚI THIỆU CHUNG.

Mục đích của văn bản này là chi tiết hóa các hoạt động của Tư vấn giám sát (TVGS)
trong công tác TVGS thi công công trình: Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư phục
vụ giải phóng mặt bằng KCN Sông Công II - Giai đoạn II (diện tích 4,5ha) do Ban Quản lý
các Dự án đầu tư xây dựng Khu công nghiệp làm Chủ đầu tư, tại địa điểm xã Tân Quang –
thành phố Sông Công – tỉnh Thái Nguyên, nhằm làm cho công trình được thi công đảm bảo
chất lượng, tiến độ, giá thành theo quy định.
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TRÌNH:
1. Tên công trình Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt
bằng KCN Sông Công II - Giai đoạn II (diện tích 4,5ha);
2. Cấp công trình: Công trình hạ tầng kỹ thuật, cấp IV;
3. Tên Chủ đầu tư: Ban Quản lý các Dự án đầu tư xây dựng Khu công nghiệp;
4. Mục tiêu đầu tư xây dựng: Giải quyết nhu cầu tái định cư tại chỗ cho nhân dân
nhường đất cho dự án khu công nghiệp Sông Công II, ổn định phát triển kinh tế - xã hội;


5. Nhà thầu lập thiết kế và dự toán xây dựng: Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế kiến
trúc và đầu tư xây dựng Việt Nam;
6. Địa điểm xây dựng: Xã Tân Quang, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên;
7. Quy mô xây dựng:
- Khu đất có diện tích 4,5ha bao gồm các hạng mục chính: San nền; nền, mặt đường,
hè đường, an toàn giao thông; hệ thống thoát nước mưa, nước thải; hệ thống đèn chiếu sáng.
7.1. San nền:
- Dọn dẹp mặt bằng, chặt cây trước khi tiến hành san nền.
- Tiến hành bóc bỏ lớp đất hữu cơ với chiều dày 0,50m (tính theo các hố khoan địa
chất HK5).
- Khối lượng san nền tính theo phương pháp lưới ô vuông, kích thước cạnh ô lưới
10x10m.
- Đất đắp nền là đất đồi hoàn thiện công trình với hệ số đầm chặt K = 0,85, phần nền
đường K = 0,95÷0,98.
- Thi công và nghiệm thu theo Quy trình Thi công và nghiệm thu công tác đất
TCVN4447-2012.
7.2. Hạng mục giao thông:
- Hệ thống giao thông trong khu dân cư gồm 2 loại mặt cắt cụ thể như sau:
- Mặt cắt 2-2:
+ Chỉ giới đường đỏ: 16,50m.
+ Mặt đường: 3,75mx2 = 7,50m.
+ Hè: 4,5mx2 = 9,00m.
+ Độ dốc ngang mặt đường: in = 2%.
2


+ Độ dốc ngang vỉa hè: ih = 1,5%.
+ Hệ thống cống thoát nước mưa nằm dưới lòng đường.
- Mặt cắt 2A-2A:
+ Chỉ giới đường đỏ: 16,50m.

+ Mặt đường: 3,75mx2 = 7,50m.
+ Hè: 4,5mx2 = 9,00m.
+ Độ dốc ngang mặt đường: in = 2%.
+ Độ dốc ngang vỉa hè: ih = 1,5%.
+ Hệ thống cống thoát nước mưa nằm trên vỉa hè.
- Thiết kế áo đường: Kết cấu áo đường từ trên xuống như sau:
+ BTN rải nóng hạt thô: h = 7cm.
+ Tưới nhựa thấm bám tiêu chuẩn: 1,0 kg/m2.
+ Cấp phối đá dăm loại I: h = 15cm.
+ Cấp phối đá dăm loại II: h = 35cm.
+ Nền đất đầm chặt K98: h = 40cm.
- Kết cấu vỉa hè:
+ Lát gạch Block tự chèn dày 5,5 cm.
+ Cát đệm dày 5cm.
+ Đất nền đầm chặt K = 0,95.
- Kết cấu bó vỉa: Sử dụng bó vỉa cho hè đường có đan, kích thước 23x26x100cm và
23x26x50cm BTXM M250#.
- Kết cấu rãnh đan: Rãnh đan bằng bê tông M200#, kích thước 5x30x50cm, dốc
rãnh 10%.
- Kết cấu bó gáy hè: Gạch chỉ xây vữa xi măng M100#.
7.3. Hạng mục cấp thoát nước:
a. Hệ thống cấp nước:
- Nguồn cấp nước cho khu tái định cư khu công nghiệp Sông Công II lấy từ đường
ống D150 nằm trên quốc lộ 3 cũ, cách khu vực quy hoạch khoảng 300m. Đơn vị cấp nước
cung cấp nước sạch đến hàng rào dự án.
- Nước từ đường ống D110 được dẫn vào mạng lưới đường ống của dự án. Mạng
lưới đường ống được thiết kế mạng nhánh chạy dọc theo các tuyến đường giao thông chính
của khu vực quy hoạch. Ống cấp nước chính D110 sử dụng ống uPVC class 3, còn đối với
các tuyến ống dịch vụ D63 sử dụng ống HDPE PN10.
- Đường ống đặt trên vỉa hè độ sâu đặt ống từ 0,4 -> 0,7m tính từ đỉnh ống;

- Họng cứu hỏa được bố trí trên các đường ống có Ø ≥ 100mm lấy nước từ đường
ống D110. Khoảng cách giữa các họng cứu hỏa khoảng 150m. Đặt tại các ngã 3, ngã 4 để
tiện cho xe đi lại lấy nước khi có cháy.
3


b. Thoát nước mưa:
- Căn cứ tiêu chuẩn thoát nước TCVN 7957-2008, thiết kế các tuyến cống thu gom
toàn bộ nước mưa từ các hộ trong phạm vi dự án xả ra. Các tuyến cống thoát nước mưa đi
trên vỉa hè có đường kính D600, D800, D1000, D1500.
- Các tuyến cống đều có độ dốc đặt theo tiêu chuẩn thiết kế, cụ thể độ dốc nhỏ nhất
của cống được lấy như sau: D600, i min = 0.002; D800, imin = 0.015; D1000, imin = 0.001;
Cống ngang đường D300, imin = 0.02.
- Để bảo đảm khả năng thu nước mưa tốt, tại các vị trí tụ thủy (các ngã 3, ngã tư) và
theo khoảng cách cố định trung bình không quá 60m sẽ bố trí các hố ga thu nước mặt
đường.
- Các hố thăm cũng được bố trí tại các vị trí nối cống, các góc ngoặt hoặc tại vị trí nối
giữa hố ga thu nước mặt đường và tuyến cống chính. Đáy các hố ga bố trí các hố lắng để
lắng cặn (H ≥ 300mm). Sau một thời gian nhất định (định kỳ từ 3 đến 6 tháng) cần nạo vét.
- Các hố ga thu nước mặt đường được xây bằng gạch đặc vữa xi măng mác 75, đáy
ga, tấm đan, giằng tường làm bằng BTCT. Nắp đậy bằng gang dẻo. Nắp hố ga chịu tải trọng
250KN.
- Hố ga thăm được xây bằng gạch đặc vữa xi măng mác 75, đáy ga, tấm đan, giằng
tường làm BTCT. Tùy theo vị trí và chiều sâu hố ga mà lựa chọn các loại hố ga có chiều dày
thành khác nhau. Nắp hố ga đậy bằng nắp gang dẻo hoặc nhựa Composite chống mất cắp.
- Hố ga được đặt trên lớp nền được gia cố tối thiểu đạt K90. Xung quanh chèn bằng
cát hoặc đất san nền có độ chặt tối thiểu K90.
c. Thoát nước thải:
- Hệ thống thoát nước thải được thiết kế độc lập và xây mới hoàn toàn.
- Nước thải từ các hộ gia đình, các công trình trong khu vực dự án được xử lý sơ bộ

qua bể tự hoại trước khi thoát vào các tuyến cống D300 được xây dựng ở các tiểu khu sau
đó đổ vào các tuyến cống chính.
- Khu dự án sử dụng cống tròn thoát nước BTCT D300mm. Các tuyến cống chạy dọc
các đường trong khu dự án.
- Đường cống thoát nước thải dùng cống tròn D300 bê tông cốt thép (cốt thép kéo
nguội) sản xuất bằng công nghệ rung lõi, có miệng bát tại mối nối phải dùng đai cao su.
Toàn bộ tuyến cống đặt trên gối đỡ bằng BTCT có khoảng cách 3cái/2m.
- Hố ga thăm được xây bằng gạch đặc vữa xi măng mác 75, đáy ga, tấm đan, giằng
tường làm bằng BTCT. Tùy theo vị trí và chiều sâu hố ga mà lựa chọn các loại hố ga có
chiều dày thành khác nhau. Nắp hố ga đậy bằng bê tông cốt thép.
- Hố ga được đặt trên lớp nền được gia cố tối thiểu đạt K90. Xung quanh chèn bằng
cát hoặc đất san nền có độ chặt tối thiểu K90.
7.4. Hệ thống đèn chiếu sáng:
4


- Bố trí 01 trạm biến áp cấp nguồn sinh hoạt và chiếu sáng các khu chức năng của khu
tái định cư khu công nghiệp Sông Công II.
- Nguồn điện cung cấp cho dự án lấy từ đường dây 22KV gần dự án, hiện đang cấp
cho khu tái định cư đường Quốc lộ 3. Đường dây 22KV này đang cấp điện cho Trạm biến
áp Tân Quang 180KVA.
7.5. Hạng mục cây xanh:
- Chọn các loại cây bóng mát, chiều cao cây 2,5 + 3m, loại rễ cọc như Bằng lăng, Hoa
sữa, Phượng vĩ, Muồng vàng,… khoảng cách ~ 9m/cây.
- Bố trí cây bóng mát ở hai bên hè phố, cự ly dọc tuyến 9m/cây. Tại nút giao thông
không bố trí cây xanh để tránh làm cản tầm nhìn. Kích thước ô trồng cây 1,2x1,2m, đắp đất
mày các ô trồng cây dày khoảng 50cm. Bó gốc cây bằng gạch xây vữa xi măng M75#, mặt
ống gạch thẻ.
8. Tổng mức đầu tư xây dựng công trình: 37.190.388.000 đồng
Bằng chữ: Ba mươi bảy tỷ, một trăm chín mươi triệu, ba trăm tám mươi tám nghìn

đồng./.
Trong đó:
-

Chi phí xây dựng:

29.078.293.619 đồng

-

Chi phí thiết bị:

-

Chi phí quản lý dự án:

-

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:

1.432.722.162 đồng

-

Chi phí khác:

1.891.694.370 đồng

-


Chi phí dự phòng

3.385.018.132 đồng

1.041.700.000 đồng
360.959.873 đồng

9. Nguồn vốn đầu tư: Vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.
10. Thời gian thực hiện: 2019 - 2020.
Nguyên tắc giám sát:
“ ĐỘC LẬP - CHÍNH XÁC - CHẤT LƯỢNG - ĐÚNG PHÁP LUẬT “
Công tác giám sát thi công trong quá trình xây lắp công trình nhằm mục đích đảm
bảo tránh các sai phạm kỹ thuật, đảm bảo việc thi công đúng hồ sơ thiết kế được duyệt,
đúng theo các quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng, các quy định an toàn
lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình;
Việc giám sát được tiến hành một cách có hệ thống, thường xuyên liên tục, đảm bảo
công tác đúng ngay từ đầu.
Công việc giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị trên công trường phải đạt các
mục đích sau:
Đảm bảo công trình được xây dựng và lắp đặt chất lượng cao và đúng với Thiết kế kỹ
thuật thi công đã được phê duyệt;
5


Đảm bảo để Nhà thầu thi công tuân thủ một cách chặt chẽ với các tiêu chuẩn kỹ thuật,
quy trình quy phạm đã được ghi trong hợp đồng;
Tăng hiệu quả vốn đầu tư, tiết kiệm một cách hợp lý trong xây lắp. Công tác giám sát
phải được thực hiện với tất cả các hạng mục công trình và cho từng phần việc cụ thể của
từng hạng mục đó.
II. CÁC CĂN CỨ THỰC HIỆN CÔNG TÁC TVGS:

1. Căn cứ pháp lý:
Căn cứ Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 05 năm 2015 của Chính phủ về
quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về Quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư số 26/2016/TT-BXD, ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng về việc Quy
định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ xây dựng về việc
hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư 05/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 03 năm 2016 của Bộ Xây dựng về
việc hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ các Quyết định của UBND tỉnh số 39/2014/QĐ-UBND ngày 15/9/2014 về việc
ban hành quy định về trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên; Số 04/2010/QĐ-UBND ngày 03/2/2010 về việc quy định công tác quản lý dự
án đầu tư xây dựng, quản lý đấu thầu sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
Căn cứ Quyết định số

/QĐ-UBND ngày

tháng

năm 20 của Ủy ban nhân dân

tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công
trình: Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng KCN Sông
Công II - Giai đoạn II (diện tích 4,5ha);

Căn cứ Hợp đồng tư vấn giám sát số 62/2019/HĐTVGS ngày 01/3/2019 giữa Ban
Quản lý các Dự án đầu tư xây dựng Khu công nghiệp với Công ty cổ phần tư vấn xây dựng
Bắc Thái về việc thực hiện gói thầu: Tư vấn giám sát thi công xây lắp công trình Xây dựng
hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng KCN Sông Công II - Giai
đoạn II (diện tích 4,5ha);
2. Hồ sơ phục vụ cho công tác tư vấn giám sát, phục vụ cho công tác nghiệm thu
chất lượng công trình:
a. Hồ sơ phục vụ công tác Tư vấn Giám sát tại công trình:
6


- Hồ sơ nghiệm thu kết quả khảo sát địa chất xây dựng.
- Hồ sơ nghiệm thu chất lượng thiết kế xây dựng.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công đã được cơ quan có đủ điều kiện năng lực thẩm định
và được Chủ đầu tư phê duyệt.
- Báo cáo về việc thẩm định thiết kế cơ sở, kết hợp với thiết kế kỹ thuật để tìm hiểu và
phát hiện kịp thời những sai sót trong quá trình thiết kế kỹ thuật, khuyến cáo các tổ chức
thực hiện Dự án trước lúc thi công.
- Danh sách bộ phận điều hành quản lý và các cán bộ tham gia thực hiện dự án của
Chủ đầu tư, tư vấn Giám sát xây dựng và Nhà thầu thi công xây lắp.
- Hồ sơ dự thầu: Xem xét và tìm hiểu điều kiện công trình, biện pháp thi công, năng
lực và kinh nghiệm của Nhà thầu Xây lắp.
- Dự toán trúng thầu: Để theo dõi quản lý khối lượng và chất lượng thi công từng hạng
mục, từng công việc cụ thể toàn Dự án.
- Tiến độ, vệ sinh môi trường và biện pháp an toàn lao động trong thi công: Mục đích
theo dõi tiến độ thực hiện Dự án, tiến độ chi tiết thi công từng hạng mục công việc và giám
sát an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
- Hệ thống quản lý và kiểm tra chất lượng thi công của Nhà thầu Xây lắp, Tư vấn
Giám sát.
b. Hồ sơ phục vụ công tác nghiệm thu hoàn thành công trình:

- Quyết định phê duyệt đầu tư xây dựng của cấp có thẩm quyền.
- Văn bản của cấp có thẩm quyền về:
o Quy hoạch kiến trúc.
o Thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán.
o Biên bản thỏa thuận thiết kế và thiết bị PCCC.
o Biên bản thỏa thuận đánh giá về tác động môi trường.
o Biên bản thỏa thuận đấu nối kỹ thuật hạ tầng (cấp điện, cấp thoát nước, giao
thông..vv).
- Giấy phép kinh doanh của đơn vị Tư vấn xây dựng và chứng chỉ hành nghề của cá
nhân phù hợp với công việc thực hiện:
- Tư vấn xây dựng (Khảo sát, thiết kế kiến trúc, kết cấu, hệ thống hạ tầng kỹ thuật
công trình, công nghệ…).
- Giám sát thi công xây lắp.
- Chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình.
- Giấy phép kinh doanh của Nhà thầu xây lắp trong nước.
- Hợp đồng thi công xây dựng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu chính xây lắp.
- Biên bản bàn giao mốc chuẩn quốc gia.
- Hồ sơ thiết kế, tổng dự toán và dự toán.
7


- Báo cáo khảo sát địa chất công trình.
- Tài liệu quản lý chất lượng công trình:(Kèm theo chỉ dẫn hồ sơ quản lý chất lượng
trang phụ lục).
- Biên bản nghiệm thu công việc, nghiệm thu bộ phận, giai đoạn thi công xây dựng,
nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình và bản vẽ hoàn công, bản tính khối lượng…
- Phiếu kiểm tra chất lượng, thí nghiệm vật tư, nhật ký thi công cũng như giám sát
công trình...
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành, giấy phép của cấp có thẩm quyền về:
- Thực hiện giấy phép xây dựng (đối với các trường hợp phải có giấy phép xây dựng).

- Chỉ giới đất xây dựng.
- Văn bản nghiệm thu môi trường, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Biên bản kiểm định, giấy phép sử dụng cho các công nghệ thiết bị xử lý nước thải.
- Nghiệm thu đấu nối với công trình kỹ thuật hạ tầng (cấp điện, cấp thoát nước, giao
thông…).
- An toàn giao thông, hệ thống PCCC, chống sét, thông tin liên lạc…

8


CHƯƠNG II
NỘI DUNG TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
I. KHÁI NIỆM TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Đơn vị Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình là đơn vị được Chủ đầu tư lựa
chọn để quản lý thi công xây dựng công trình, có đủ năng lực và kinh nghiệm trong công tác
giám sát thi công công trình, chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, Chủ đầu tư về sản
phẩm xây dựng. Đơn vị tư vấn giám sát có trách nhiệm thay mặt Chủ đầu tư quản lý xây
dựng một cách có hệ thống, liên tục toàn bộ quá trình thi công xây lắp công trình từ khi khởi
công xây dựng đến khi hoàn thành nghiệm thu và bàn giao toàn bộ công trình dưa vào sử
dụng bao gồm quản lý chất lượng xây dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng
thi công xây dựng công trình, quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng, quản lý
môi trường xây dựng, quản lý hồ sơ pháp lý, quản lý quá trình thanh quyết toán công trình
xây dựng do nhà thầu thực hiện theo hợp đồng kinh tế, theo hồ sơ thiết kế và hồ sơ trúng
thầu đã được phê duyệt và các quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật được phép áp dụng,
theo đúng Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP
18/06/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định Nghị
định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 05 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng
và bảo trì công trình xây dựng và các quy định của Nhà nước đã ban hành về đầu tư xây
dựng.

II. NHIỆM VỤ CỦA TƯ VẤN GIÁM SÁT.
- Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 107 của
Luật Xây dựng;
- Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ
dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm
chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công
trình;
- Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế biện pháp thi công
đã được phê duyệt;
- Xem xét và chấp thuận các nội dung do nhà thầu trình quy định tại Khoản 3 Điều 25
Nghị định này và yêu cầu nhà thầu thi công chỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi
công xây dựng công trình cho phù hợp với thực tế và quy định của hợp đồng. Trường hợp
cần thiết, chủ đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu về việc giao nhà
thầu giám sát thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đối với
các nội dung nêu trên;
- Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào
công trình;
9


- Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác triển
khai công việc tại hiện trường theo yêu cầu về tiến độ thi công của công trình;
- Giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các công trình
xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; giám sát các biện pháp đảm
bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình;
- Giám sát việc đảm bảo an toàn lao động theo quy định của quy chuẩn, quy định của
hợp đồng và quy định của pháp luật về an toàn lao động;
- Đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về
thiết kế;
- Tạm dừng thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất lượng thi

công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn;
chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá
trình thi công xây dựng công trình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố theo quy định của
Nghị định này;
- Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công;
- Thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công, nghiệm thu giai
đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng
mục công trình, công trình xây dựng theo quy định; kiểm tra và xác nhận khối lượng thi
công xây dựng hoàn thành;
- Tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng;
- Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.
1. Quản lý chất lượng là nhiệm vụ hàng đầu, chủ yếu, đồng thời là trách nhiệm
cao nhất của TVGS.
- Kiểm tra, soát xét lại các hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, các chỉ dẫn kỹ thuật, các điều
khoản hợp đồng, đề xuất với chủ đầu tư và thường trực thiết kế về phương án giải quyết
những tồn tại hoặc điều chỉnh cần thiết trong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công cho phù hợp
thực tế;
- Căn cứ vào hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, các chỉ dẫn kỹ thuật đã được duyệt trong
hồ sơ mời thầu, các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành
được áp dụng cho dự án để triển khai công tác giám sát chất lượng trong quá trình thi công;
- Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công đưa vào công trường.
Xác nhận số lượng, chất lượng máy móc, thiết bị (đặc biệt những thiết bị chủ yếu phải có
đầy đủ);
- Kiểm tra, lập biên bản không cho phép sử dụng các loại vật liệu, cấu kiện, thiết bị và
sản phẩm không đảm bảo chất lượng do nhà thầu đưa đến hiện trường;

10


- Phát hiện các sai sót, khuyết tật, hư hỏng, sự cố các bộ phận công trình, lập biên bản

hoặc lập hồ sơ sự cố theo quy định hiện hành của nhà nước, trình cấp có thẩm quyền giải
quyết hoặc xử lý theo uỷ quyền;
- Xác nhận bằng văn bản kết quả thi công của nhà thầu đạt yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật
theo chỉ dẫn kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu;
- Kiên quyết không cho thi công khi nhà thầu không tuân thủ thiết kế, công nghệ thi
công.
- Nghiệm thu xác nhận khi công trình đã thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo Quy
chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng xây dựng công trình.
- Kiểm tra xác nhận khối lượng (khối lượng phát sinh nếu có), đơn giá, bản vẽ hoàn
công, biên bản nghiệm thu cho Nhà thầu theo từng giai đoạn.
- Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu về chất lượng xây dựng.
- Lập báo cáo sự cố công trình, các công việc chưa đảm bảo chất lượng gửi Chủ đầu tư
đồng thời đề xuất ý kiến kỹ thuật của mình để đưa ra biện pháp xử lý.
- Lập báo cáo quý, năm gửi cơ quan quản lý chức năng Nhà nước.
- Giữ bí mật, không được tiết lộ thông tin về dự án khi chưa được sự cho phép của Chủ
đầu tư.
2. Quản lý khối lượng thi công:
Giám sát khối lượng thi công xây lắp bao gồm những công việc chính sau đây;
- Theo dõi cập nhật danh mục và khối lượng các công việc hoàn thành theo thời gian
quy định.
- Thực hiện việc đo đạc thực tế, kết hợp với bản vẽ hoàn công, tính toán xác định khối
lượng công việc đã thi công xong.
- Xác nhận những khối lượng thực tế nhà thầu đã thi công trong đó gồm cả khối lượng
phát sinh (có ghi rõ nguyên nhân) để chủ đầu tư giải quyết khi thanh toán với nhà thầu.
d) Định kỳ báo cáo Chủ đầu tư về khối lượng xây lắp chính đã hoàn thành.
3. Quản lý tiến độ thi công:
- Kiểm tra xác nhận tiến độ thi công chi tiết và tổng thể, điều chỉnh tiến độ thi công
cho phù hợp với thực tế.
- Giám sát đảm bảo thi công theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật (thiết kế 1 bước, thiết kế kỹ
thuật thi công, thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước). Đảm bảo an toàn giao thông, an

toàn lao động, không gây ô nhiễm môi trường công cộng.
- Giải quyết các sự cố liên quan đến công trình xây dựng (nếu có) đề xuất giải pháp
hợp lý, lập lại tiến độ thi công chi tiết và tổng thể nhằm đảm bảo dự án thực hiện đúng tiến
độ.
- Đảm bảo có báo cáo định kỳ hàng tháng cho Chủ đầu tư theo dõi.
11


- Đề xuất các giải pháp rút ngắn tiến độ thi công chi tiết và tổng thể trên cơ sở đảm bảo
kỹ thuật và chất lượng trong trường hợp có sự cố, điểm nóng, lệnh thay đổi hợp đồng (nếu
có). Tư vấn giám sát phải lập báo cáo hàng ngày và đề xuất hướng xử lý phù hợp nhằm
đảm bảo tiến độ thi công chung.
- Xem xét đề xuất cho chủ đầu tư các phương án giải quyết tranh chấp hợp đồng,
vướng mắc giữa các Nhà thầu, đảm bảo thi công liên tục không dứt đoạn.
- Hướng dẫn Nhà thầu, giúp chủ đầu tư trong việc nghiệm thu và lập hồ sơ hoàn công
theo quy định của Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về việc quản
lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
4. Quản lý giá thành:
- Xác nhận những khối lượng đạt chất lượng được thanh toán vào chứng chỉ gốc chứng chỉ gốc là chứng chỉ nghiệm thu khối lượng phải đảm bảo sự chuẩn xác, có chữ ký
của các TVGS trên cơ sở khối lượng thiết kế được duyệt. Đối với khối lượng phát sinh
ngoài đơn thầu, đề xuất giải pháp và báo cáo kịp thời cho chủ đầu tư.
- Đề xuất các giải pháp nhằm giảm giá thành cho chủ đầu tư.
- Kiểm tra, xác nhận đơn giá, định mức trong biểu thanh toán theo hợp đồng để chủ
đầu tư thanh toán cho nhà thầu. Đối với khối lượng phát sinh ngoài khối lượng thiết kế được
duyệt phải có sự thống nhất của chủ đầu tư trên cơ sở thiết kế tính toán khối lượng thi công,
trình cấp có thẩm quyền chấp thuận.
5. Quản lý an toàn lao động, vệ sinh môi trường:
Giám sát an toàn thi công xây lắp gồm những công việc chính sau đây:
a) Kiểm tra, thống nhất nội quy đảm bảo an toàn trong quá trình thi công xây lắp của
nhà thầu, trong đó bao gồm:

- An toàn khi vận chuyển vật tư, thiết bị, máy móc ở trong và ngoài công trường.
- An toàn cho người tiến hành hoạt động xây lắp tại các vị trí, môi trường, điều kiện,
địa hình khác nhau.
- An toàn phòng chống cháy, nổ.
- An toàn cho máy móc thiết bị.
- An toàn cho bản thân công trình và các công trình lân cận.
- Việc bố trí cán bộ giám sát an toàn của nhà thầu hiện trường.
- Trang bị phòng hộ lao động.
b) Kiểm tra việc thực hiện nội quy an toàn của nhà thầu tại tất cả các khâu công tác
trên hiện trường xây lắp.
c) Thông báo, nhắc nhở nhà thầu khi phát hiện những trường hợp vi phạm nội quy an
toàn. Được - quyền đình chỉ thi công và thông báo cho Chủ đầu tư biết nếu phát hiện nhà
thầu có những vi phạm nghiêm trọng về an toàn lao động hoặc khi xét thấy những vi phạm
đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Giám sát việc khắc phục của nhà thầu.
12


d) Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu trong việc bố trí cán bộ giám sát an toàn, bảo đảm đúng
nội quy an toàn quy định.
e) Cùng các bên liên quan nghiên cứu, xác định nguyên nhân của các vụ tai nạn lao
động hoặc máy móc, thiết bị, thống kê tổn thất và lập hồ sơ theo quy định hiện hành.
f) Tham dự các cuộc họp rút kinh nghiệm về thực hiện nội quy an toàn với các bên liên
quan trên công trường. Đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn với Chủ đầu tư và nhà thầu.
6. Những vấn đề khác:
- Hồ sơ hoàn công: TVGS sẽ hướng dẫn Nhà thầu hoàn thành các hồ sơ hoàn công trên
cơ sở các công việc, hạng mục xây lắp đã hoàn thành. Công tác hoàn chỉnh hồ sơ hoàn công
được thực hiện liên tục và khẩn trương ngay sau khi đã tiến hành nghiệm thu, đặc biệt là các
công việc sẽ bị che khuất trong giai đoạn thi công tiếp theo.
- Xác nhận khối lượng: Sau khi nghiệm thu, có hồ sơ hoàn công, TVGS sẽ xác nhận
khối lượng xây lắp mà Nhà thầu đã thực hiện. Trong quá trình thi công xây lắp, do nhiều

yếu tố khác nhau, khối lượng công việc có thể tăng lên hoặc giảm đi so với dự toán của Cơ
quan thiết kế và hồ sơ dự thầu của Nhà thầu. Việc giám sát quản lý khối lượng sẽ cho phép
xác định cụ thể được các khối lượng tăng (giảm) cùng với các lý do của phát sinh đó.
- Tham gia giải quyết các sự cố có liên quan đến công trình xây dựng và báo cáo lên
Chủ đầu tư.
- Lập báo cáo định kỳ (tháng, quý, năm) và đột xuất (khi có yêu cầu hoặc thấy cần
thiết) gửi Chủ đầu tư. Các nội dung chính cần báo cáo: tình hình thực hiện dự án; tình hình
hoạt động của tư vấn (huy động và bố trí lực lượng, kết quả thực hiện hợp đồng tư vấn); các
đề xuất, kiến nghị.
III. TỔ CHỨC BỘ MÁY TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH.
1. Bố trí nhân sự:
Trong kế hoạch triển khai công tác tư vấn quản lý giám sát thi công xây dựng công
trình, Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Bắc Thái sẽ thành lập Tổ tư vấn giám sát thi công
xây dựng công trình trực tiếp điều hành công việc tại hiện trường.
- Giám đốc Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Bắc Thái cử ông Hoàng Minh Tiến, Phụ
trách tổ Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình chịu trách nhiệm trước Công ty về
mọi hoạt động của đơn vị tư vấn giám sát các Nhà thầu xây lắp; thực hiện các nhiệm vụ ghi
trong hợp đồng và đề cương nhiệm vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình từ khi
khởi công cho tới khi công trình được hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng.
- Công ty cử cán bộ tham gia tổ tư vấn quản lý giám sát thi công xây dựng công trình
là những người có đủ chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình phù hợp
với công việc, loại, cấp công trình và những cán bộ có đủ năng lực, kinh nghiệm, phẩm chất
đối với công việc tư vấn giám sát thi công xây dựng.
13


Danh sách Tổ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình dự kiến như sau:
1. KS. Hoàng Minh Tiến


Tư vấn giám sát trưởng

2. KS. Nguyễn Minh Trọng

Kỹ sư giám sát chuyên ngành

3. KS. Nguyễn Văn Tuân

Kỹ sư giám sát chuyên ngành

4. KS. Dương Thành Trung
5. KS. Lý Ngọc Dũng

Kỹ sư giám sát chuyên ngành
Kỹ sư giám sát chuyên ngành

Văn bằng, chứng chỉ các thành viên Tổ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình
của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Bắc Thái sẽ gửi Chủ đầu tư với danh sách kèm theo.
Ngoài ra, tuỳ từng trường hợp cụ thể phát sinh trong quá trình thực hiện dự án, đơn vị
Tư vấn giám sát sẽ đề cử hay thay đổi các nhân sự cho phù hợp với quy mô kỹ thuật thực tế
của công việc, việc thay đổi này sẽ được báo trước cho các bên ít nhất 15 ngày kèm theo
công văn hoặc quyết định của Giám đốc công ty.
2. Chế độ hội họp:
Để đạt được mục đích hoàn thành công trình đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và các
yêu cầu khác. Cần đảm bảo sự phối hợp liên tục và hiệu quả giữa các đơn vị có liên quan
chủ yếu đến quá trình thực hiện xây dựng công trình, Tư vấn giám sát đề xuất áp dụng kế
hoạch làm việc dự kiến như sau:
Đơn vị Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình thay mặt Chủ đầu tư duy trì chế
độ hội họp định kỳ của các bên trong dự án ở 2 mức: Theo tuần (giao ban tuần) và theo
tháng (giao ban tháng) ngoại trừ những cuộc họp bất thường do chủ đầu tư triệu tập tuỳ

thuộc vào tình hình cụ thể triển khai thực hiện của Dự án.
- Thành phần tham dự:
+ Trong trường hợp thông thường chỉ bao gồm 3 bên: Chủ đầu tư, đơn vị thi công và
đơn vị Tư vấn giám sát.
+ Trong những trường hợp cần có sự tham dự của các đơn vị liên quan khác (thiết kế,
khảo sát, thí nghiệm, cơ quan quản lý liên quan) đơn vị Tư vấn giám sát sẽ dự kiến trước và
thông báo trước đến Chủ đầu tư để gửi thông báo mời họp đến các đơn vị đó.
- Nội dung họp giao ban:
+ Kiểm điểm lại nội dung các công tác đã và đang thực hiện.
+ Giải quyết các vấn đề vướng mắc, phát sinh.
+ Xây dựng kế hoạch và kiểm tra công tác chuẩn bị của các công việc sẽ thực hiện tiếp
theo.
+ Các vấn đề liên quan đến thực hiện dự án.
2.1 Giao ban tuần: (định kỳ 3 lần/tháng, dự kiến vào chiều thứ 3 hàng tuần)
+ Chủ trì Tư vấn giám sát và các Kỹ sư Tư vấn giám sát hiện trường
+ Cán bộ kỹ thuật của Chủ đầu tư
+ Chỉ huy trưởng công trình của các nhà thầu
14


Địa điểm: Tại Văn phòng điều hành công trường thi công của Nhà thầu.
- Chủ trì: Do Tư vấn trưởng của của Tổ Tư vấn giám sát thay mặt Chủ đầu tư xếp lịch,
thông báo và điều hành.
- Nội dung: Giải quyết các công tác kỹ thuật cụ thể trong quản lý về chất lượng, khối
lượng, tiến độ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, hồ sơ và kế hoạch thực hiện trong tuần
kế tiếp. Toàn bộ những nội dung cuộc họp được thể hiện trong nhật ký giám sát thi công xây
dựng công trình
2.2 Giao ban tháng: (định kỳ 1 lần/tháng, vào tuần đầu tiên của tháng)
- Thành phần: gồm có
+ Đại diện Ban Quản lý dự án và Cán bộ kỹ thuật của Chủ đầu tư

+ Chủ trì Tư vấn giám sát và các Kỹ sư Tư vấn giám sát hiện trường
+ Lãnh đạo các nhà thầu và chỉ huy trưởng của các nhà thầu.
+ Chủ nhiệm thiết kế của đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng công trình.
+ Các đơn vị liên quan (nếu cần thiết)
- Chủ trì: Đại diện Ban Quản lý dự án thông báo và điều hành.
Tại: Tại Văn phòng điều hành công trường thi công của Nhà thầu.
- Nội dung:
+ Tư vấn trưởng báo cáo tình hình công việc trong tháng, kế họach thực hiện công tác
tháng tiếp theo và toàn bộ dự án, những đề xuất và kiến nghị.
+ Giải quyết các công tác trong quản lý về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao
động, vệ sinh môi trường, hồ sơ mà cấp Kỹ thuật chưa đủ thẩm quyền thực hiện.
+ Những công tác liên quan.
+ Thông báo kết luận cuộc họp tháng do Tư vấn giám sát soạn thảo trình chủ đầu tư
phê duyệt và thông báo tới các đơn vị là cơ sở để thực hiện.
3. Chế độ báo cáo:
Đơn vị tư vấn quản lý giám sát thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng với Chủ
đầu tư. Thời gian nộp báo cáo 03 ngày trước lịch giao ban công tác tháng.
- Nội dung báo cáo công tác định kỳ của Tư vấn quản lý giám sát thể hiện các nội
dung chính sau:
+ Chất lượng, khối lượng thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị.
+ Tiến độ thi công.
+ An toàn lao động.
+ Vệ sinh môi trường.
+ Các Hồ sơ pháp lý về quản lý công trình xây dựng.
+ Hồ sơ thanh toán.
+ Các công việc khác có liên quan.
15


- Trong trường hợp có các vấn đề phát sinh đột xuất, Tư vấn giám sát sẽ chủ động báo

cáo trực tiếp kịp thời đến Chủ đầu tư đồng thời với việc gửi đến Chủ đầu tư báo cáo công
tác đột xuất trong đó thể hiện :
+ Vấn đề phát sinh.
+ Nguyên nhân và trách nhiệm của các bên.
+ Đề xuất với Chủ đầu tư biện pháp giải quyết.
- Để phục vụ công tác nghiệm thu và hoàn tất hồ sơ pháp lý của Công trình, Tư vấn
quản lý giám sát sẽ thực hiện lập và gửi đến Chủ đầu tư các báo cáo giai đoạn hoàn thành và
hoàn thành công trình theo đúng các Quy định trong Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày
12/05/2015 về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Báo cáo được lập thành
07 bộ và được thường xuyên liên tục cập nhật trong quá trình thực hiện dự án.
4. Mối quan hệ giữa các bên liên quan.
Mối quan hệ giữa các bên dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng, phối hợp chặt chẽ
và có hiệu quả, tuân thủ Pháp luật. Các bên thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ đã được
Nhà nước ban hành trong Luật Xây dựng, các Nghị định và thông tư hướng dẫn liên quan.
Sơ đồ quan hệ giữa các bên liên quan trong công tác giám sát thi công xây dựng
công trình
CHỦ ĐẦU TƯ
BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ
ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
KHU CÔNG NGHIỆP

T vÊn thiÕt kÕ

TƯ VẤN GIÁM SÁT

CÔNG TY CP TƯ VẤN
XÂY DỰNG BẮC
THÁI

NHÀ THẦU XÂY LẮP


a. Quan hệ giữa Tổ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình với Chủ đầu tư:
- Đợn vị tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình có quan hệ công việc thường
xuyên, chặt chẽ với Chủ đầu tư thực hiện công tác giám sát thi công xây dựng công trình
trong suốt quá trình thi công xây dựng để sản phẩm xây dựng đạt chất lượng tốt, đảm bảo
các yêu cầu và tiêu chí đã đề ra.
16


b. Quan hệ giữa Tổ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình với Nhà thầu thi
công xây dựng.
- Đoàn Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình thực hiện chức năng tư vấn
giám sát thi công xây dựng công trình cho Chủ đầu tư, thay mặt Chủ đầu tư giám sát và yêu
cầu Nhà thầu thi công xây dựng tuân thủ chặt chẽ mọi quy định về kỹ thuật, tiến độ và quản
lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường công trình..., đảm
bảo thi công đúng thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật đã được phê duyệt.
- Tổ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình theo dõi nắm vững tình hình thi
công của các nhà thầu thi công xây dựng tại hiện trường, các vướng mắc và phát sinh để kịp
thời phản ảnh với Chủ đầu tư và phối hợp với nhà thầu thi công xây dựng để có biện pháp
kịp thời giải quyết.
- Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện chế độ thông tin, báo cáo với Tổ Tư vấn
giám sát thi công xây dựng công trình như sau:
+ Hàng ngày Nhà thầu thi công xây dựng phải thông tin, báo cáo kế hoạch làm việc
cho Tổ Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, kiến nghị biện pháp khắc phục các
vấn đề tồn tại cần phải xử lý.
+ Cuối ngày Nhà thầu thi công xây dựng phải ghi nhật ký công trình các công việc
thực hiện trong ngày, tình hình thi công của Nhà thầu thi công xây dựng để ký xác nhận và
nhận thông báo yêu cầu thí nghiệm các vật liệu sẽ dùng hoặc thử nghiệm các công việc đã
hoàn thành từ trước. Hai bên xác nhận các yêu cầu này.
- Tổ Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình xác định kịp thời khối lượng, chất

lượng, tiến độ các công việc Nhà thầu thi công xây dựng đã thực hiện là cơ sở để Chủ đầu
tư thanh toán cho nhà thầu xây lắp.
- Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các sai phạm của Nhà thầu tránh hư hỏng, thất thoát
cho công trình.
c. Quan hệ giữa Tổ Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình với Tư vấn thiết
kế xây dựng công trình.
- Tổ Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ với
đơn vị thiết kế xây dựng công trình, cùng nhau phát hiện kịp thời những thiếu sót trong hồ
sơ thiết kế. Bổ sung, hoàn thiện, đưa ra giải pháp tháo gỡ nhằm đảm bảo chất lượng hồ sơ
thiết kế và chất lượng công trình.
- Cùng phối hợp với nhau khi có những thay đổi về thiết kế, kỹ thuật giải quyết theo
quy định hiện hành của Pháp luật.
d. Quan hệ giữa Tổ Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình với chính
quyền địa phương và các ngành liên quan khác:

17


-Đoàn Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình thường xuyên phối hợp với chính
quyền địa phương và các ngành liên quan cùng nhau giải quyết các vấn đề về vướng mắc,
phát sinh trong quá trình thi công.
IV. QUYỀN HẠN CỦA TỔ CHỨC TƯ VẤN GIÁM SÁT:
-Tham mưu cho chủ đầu tư khi thay đổi về BVTC và các vấn đề khác theo quy định
hiện hành.
-Đình chỉ thi công khi thiết bị thi công không đúng chủng loại, không đủ số lượng theo
hồ sơ thầu.
-Đình chỉ vật liệu, cấu kiện không đúng tiêu chuẩn, không đảm bảo chất lượng.
-Đình chỉ thi công không đúng quy trình, quy phạm và chỉ dẫn kỹ thuật đã duyệt trong
hồ sơ thầu.
-Đình chỉ thi công không đúng thiết kế được duyệt, không đảm bảo trình tự công nghệ

quy trình, ảnh hưởng đến công trình lân cận, gây biến dạng công trình, gây ô nhiễm môi
trường, không đảm bảo an toàn lao động và an toàn giao thông.
V. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC TƯ VẤN GIÁM SÁT:
-Sau khi đình chỉ thi công công trình phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư để
có quyết định trong 4 tiếng đồng hồ.
-Chịu trách nhiệm toàn diện trước chủ đầu tư và trước pháp luật về việc đảm bảo kỹ
thuật chất lượng của toàn bộ dự án.
-Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật về việc đảm bảo tiến độ, giá
thành theo điều kiện hợp đồng.
-Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chủ đầu tư do lỗi của TVGS gây ra trong
việc thực hiện Hợp đồng dẫn đến sự cố công trình.
VI. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA TVGS TRƯỞNG:
Tư vấn giám sát trưởng là người đại diện hợp pháp cao nhất tại hiện trường của tổ
chức tư vấn, được ủy quyền trực tiếp lãnh đạo, tổ chức điều hành đơn vị TVGS thực hiện
các nhiệm vụ theo quyền hạn và trách nhiệm ghi trong Quy chế này và theo các điều khoản
của hợp đồng ký kết giữa tổ chức TVGS với chủ đầu tư.
1. Nhiệm vụ của Tư vấn giám sát trưởng
-Tổ chức và phân công công việc cho các nhóm, các thành viên của tổ chức tư vấn
giám sát tại công trường, thông qua tổ chức tư vấn để báo cáo hoặc báo cáo trực tiếp tới chủ
đầu tư và thông báo cho các đơn vị liên quan;
-Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện tư vấn giám sát của các nhóm, các thành viên tư vấn
giám sát theo hợp đồng đã ký;
-Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình
thi công xây dựng công trình;
18


-Tổng hợp và lập báo cáo định kỳ (tháng, quý, năm) hoặc đột xuất theo quy định hoặc
theo yêu cầu của chủ đầu tư.
2. Quyền hạn của tư vấn giám sát trưởng

Tư vấn giám sát trưởng có quyền phủ quyết các ý kiến, kết quả làm việc không đúng
với các quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật, quy chuẩn, quy trình xây dựng, hồ sơ thầu của các
thành viên trong tổ chức tư vấn giám sát của mình.
3. Nghĩa vụ của tư vấn giám sát trưởng
Tư vấn giám sát trưởng là người chịu trách nhiệm chính trước tổ chức tư vấn giám sát
và chủ đầu tư về quản lý điều hành đơn vị tư vấn giám sát tại hiện trường, thực hiện công
tác tư vấn giám sát theo đúng hợp đồng đã được ký kết.
VI. NHIỆM VỤ, TRÁCH NHIỆM CỦA GIÁM SÁT VIÊN:
Các giám sát viên dưới quyền của TVGS trưởng bao gồm: giám sát viên khối lượng,
giám sát viên chất lượng công trình, giám sát viên vật liệu và các giám sát viên khác.
-Kỹ sư tư vấn giám sát chuyên ngành là người giúp tư vấn giám sát trưởng; thực hiện
kiểm tra bản vẽ thi công, biện pháp thi công của nhà thầu; xử lý những vướng mắc về kỹ
thuật trong quá trình thi công: nghiệm thu chất lượng, khối lượng và ký xác nhận theo phân
công của tư vấn giám sát trưởng khi nhà thầu có thư yêu cầu; báo cáo tư vấn giám sát
trưởng về những công việc thực hiện, những vướng mắc cần giải quyết trước khi ra quyết
định; các nhiệm vụ khác do tư vấn giám sát trưởng phân công.
-Giám sát viên là người giám sát và trực tiếp kiểm tra theo dõi quá trình thi công của
nhà thầu tại hiện trường về việc thực hiện đúng bản vẽ thi công, biện pháp thi công được
duyệt và tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án, công trình; giám sát viên phải báo ngay cho kỹ sư tư
vấn giám sát chuyên ngành và nhắc nhở nhà thầu về những sai khác hoặc có nguy cơ sai sót
khi thi công so với thiết kế; hoặc biện pháp thi công được duyệt; giám sát viên phải thường
xuyên có mặt tại hiện trường hướng dẫn, nhắc nhở, theo dõi và ghi lại các chi tiết có liên
quan đến các hạng mục thi công của nhà thầu theo sự phân công của tư vấn giám sát trưởng;
chịu trách nhiệm trước kỹ sư thường trú, tư vấn giám sát trưởng và pháp luật về những thiếu
sót do mình gây ra.
- Các giám sát viên phải thường xụyên bám sát hiện trường để giải quyết kịp thời
những vướng mắc, phối hợp chặt chẽ các khâu, các việc của từng thành viên với nhau theo
sự điều hành của TVGS trưởng để không ảnh hưởng đến thi công của nhà thầu và thực hiện
Hợp đồng đã ký giữa tổ chức TVGS với chủ đầu tư.


19


CHƯƠNG III:

NỘI DUNG GIÁM SÁT THI CÔNG
I.CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT, QUY PHẠM ÁP DỤNG:
1 - Tổ chức thi công

TCVN 4055 - 2012

2 - Nghiệm thu các công trình xây dựng

TCVN 4091 - 85

3 - Kết cấu gạch đá, quy phạm thi công và nghiệm thu

TCVN 4085 - 85

4 - Kết cấu BTCT toàn khối – quy phạm thi công và nghiệm thu

TCVN 4453 - 95

5 - Kết cấu BTCT lắp ghép – quy phạm thi công và nghiệm thu

TCVN 9115-2012

6 – Gạch Block tự chèn

TCVN 6476-1999


7 - Xi măng PoocLăng

TCVN 2682 - 92

8 - Cát xây dựng - yêu cầu kỹ thuật

TCVN 1770 - 86

9 - Đá dăm, sỏi dăm, sỏi dùng trong xây dựng – yêu cầu kỹ thuật

TCVN 1771 - 87

10 - Bê tông - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên

TCVN 8828-2011

11- Vữa xây dựng - yêu cầu kỹ thuật

TCVN 5674 - 92

12 - Kiểm tra chất lượng lớp trát

TCVN 5674 - 92

13 - Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa xây dựng

TCVN 4459 - 87

14- Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng


TCVN 5308 -91

15 - Nước cho bê tông và vữa – yêu cầu kỹ thuật

TCVN 4506 - 87

16 - Bê tông nặng – lấy mẫu chế tạo và bảo dưỡng mẫu

TCVN 3105- 93

17- Bê tông nặng – phương pháp thử độ sụt

TCVN 3106 - 93

19 - Cốt thép trong bê tông

TCVN 1651 - 85

20 - Hệ thống cấp thoát nước

TCVN 4519 - 88

22 - Quản lý chất lượng xây lắp công trình XD. Nguyên tắc cơ
bản

TCVN 5637-91

23 - Công tác trắc địa trong xây dựng công trình. Yêu cầu chung


TCVN 9398:2012

24 - Công tác đất - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

TCVN 4447- 2012

25 - Móng CPDD - vật liệu, thi công và nghiệm thu

TCVN 8859-2011

26 - Mặt đường bê tông nhựa nóng - Yêu cầu thi công và nghiệm
thu
27 - Quy trình thí nghiệm xác định độ chặt nền, móng đường
bằng phương pháp phễu rót cát
28 - Mặt đường ô tô - Xác định độ bằng phẳng bằng thước dài 3,0
mét
29 - Tiêu chuẩn thiết kế thoát nước

TCVN 8819:2011
22 TCN 346-06
TCVN 8864-2011
TCVN 7957-2008

20


30 - Quy phạm thiết kế đường ôtô

TCVN 4054-2005


31 - Áo đường mềm - Yêu cầu thiết kế

22 TCN 211-06

32 - Quy trình thiết kế đường phố, đường quảng trường đô thị

TCXDVN 104-2007

33 - Các mối nối tiếp xúc điện. Quy tắc nghiệm thu và phương
pháp thử

TCVN 3624:1981

34- Cáp điện lực đi ngầm trong đất. Phương pháp lắp đặt

TCVN 7997:2009

35- An toàn cháy. Yêu cầu chung

TCVN 3254:1989

36- An toàn nổ. Yêu cầu chung

TCVN 3255:1986

37- Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng

TCVN 5308:1991

38- Tiêu chuẩn thiết kế cầu cống


22 TCN 272:2005

39- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ

QCVN
41:2016/BGTVT

40- Môi trường lắp đặt thiết bị điện – Định nghĩa chung

TCVN 2328:1978

41- Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện

TCVN 4756:1989

42- Quy phạm trang bị điện – Phần 1

11 TCN 18:2006

43- Quy phạm trang bị điện – Phần 2

11 TCN 19:2006

44- Quy phạm trang bị điện – Phần 3

11 TCN 20:2006

45- Quy phạm trang bị điện – Phần 4


11 TCN 21:2006

46- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ
thuật
47- Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và
kỹ thuật hạ tầng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế
48- Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường phố, quảng
trường đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế

QCVN 07:2010
TCXDVN 333:2005
TCXDVN 259:2001

49- Tải trọng và tác động. Tiêu chuẩn thiết kế

TCVN 2737:1995

50- Kết cấu bê tông cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế.

TCXDVN 5574:2012

51- Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế

TCVN 5573:1991

52- Kết cấu thép. Tiêu chuẩn thiết kế.

TCXDVN 5575:2012

53- Tiêu chuẩn xi măng pooc lăng hỗn hợp


TCVN 6260:2009

54- Phòng cháy chữa cháy cho nhà ở và công trình - Yêu cầu
thiết kế
55- Hệ thống chữa cháy. Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử
dụng
56- Quy hoạch sử dụng cây xanh trong đô thị
II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:

1. Kiểm tra điều kiện khởi công công trình:
21

TCVN 2622:1995
TCVN 5760:1993
TCVN 9257:2012


- Mục đích của việc kiểm tra, giám sát các công việc chuẩn bị của nhà thầu có liên
quan đến thi công xây lắp nhằm đảm bảo toàn bộ vật liệu, thiết bị máy móc,nhân lực và các
điều kiện cần thiết khác phục vụ cho thi công đã được nhà thầu thực hiện đầy đủ, nghiêm
túc, đáp ứng được các yêu cầu của thiết kế, quy phạm xây dựng, lắp đặt thiết bị có liên
quan, phù hợp với điều kiện, mặt bằng thi công thực tế và các yêu cầu đảm bảo chất lượng,
an toàn trong quá trình thi công.
-Các bước kiểm tra bao gồm :
-Kiểm tra hồ sơ pháp lý, hồ sơ kỹ thuật, tài liệu, số liệu kỹ thuật.
-Kiểm tra năng lực các nhà thầu phụ xây lắp, cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị và
phòng thí nghiệm.
-Chất lượng vật tư kỹ thuật, danh mục vật liệu, cấu kiện xây dựng sẽ sử dụng.
-Kiểm tra biện pháp thi công xây lắp, đảm bảo an toàn cho các hạng mục công việc.

-Kiểm tra kế hoạch bảo đảm chất lượng của nhà thầu.
-Kiểm tra danh mục máy móc thiết bị thi công. Kiểm tra việc chuẩn bị các phương
tiện, trang thiết bị phục vụ thi công xây lắp, kể cả việc kiểm tra việc tuân thủ các quy định
của nhà thầu về an toàn các thiết bị nâng, kiểm định các thiết bị kiểm tra, đo đạc.
-Kiểm tra việc chuẩn bị nhân lực thi công trên công trường.
-Kiểm tra các điều kiện khác để khởi công công trình.
-Việc hoàn thành các công việc chuẩn bị trên là một trong các điều kiện đảm bảo việc
thi công được thực hiện theo đúng tiến độ và chất lượng.
2. Chuẩn bị mặt bằng:
-Khi cấp đất xây dựng công trình phải tính cả những diện tích bãi lấy đất, bãi trữ đất,
bãi thải, đường vận chuyển tạm thời, nơi đặt đường ống và đường dây điện...
-Trong phạm vi xây dựng nếu có những cây ảnh hưởng đến an toàn cho công trình và
gây khó khăn cho thi công thì phải chặt hoặc di dời đi nơi khác. Phải di chuyển các loại
công trình, mồ mả, nhà cửa...ra khỏi khu vực thi công.
-Phải đào hết gốc, rễ cây vận chuyển đến nơi quy định trên cơ sở thống nhất giữa Chủ
đầu tư, đơn vị thi công và đơn vị tư vấn giám sát.
-Nên dùng các phương tiện cơ giới để đào gốc cây. Sau khi nhổ lên phải vận chuyển
ngay ra khỏi phạm vi thi công để không ảnh hưởng tới hoạt động xây dựng.
-Phải bóc bỏ lớp hữu cơ dày 50cm theo hồ sơ thiết kế được duyệt.
-Xác định cự ly vận chuyển các loại đất đưa vào để đắp.
3. Tiêu thoát nước:
-Trước khi thi công phải tiến hành xây dựng hệ thống tiêu thoát nước như đào mương,
khơi rãnh, đắp bờ, con trạch...tuỳ theo điều kiện địa hình và tính chất công trình.

22


-Tiết diện và độ dốc tất cả những mương rãnh tiêu nước phải đảm bảo thoát nhanh lưu
lượng nước mưa và các nguồn nước khác, bờ mương rãnh và bờ con trạch phải cao hơn mức
nước tính toán là 0,1 m trở lên.

-Tốc độ nước chảy trong hệ thống mương rãnh tiêu nước không được vượt quá tốc độ
gây xói lở đối với từng loại đất.
-Độ dốc theo chiều nước chảy của mương rãnh tiêu nước không được nhỏ hơn 0,003
(trường hợp đặc biệt 0,002 ở thềm sông và vùng đầm lầy, độ dốc có thể giảm xuống 0,001).
-Nước từ hệ thống tiêu nước, từ bãi trữ đất và mỏ vật liệu thoát ra phải bảo đảm thoát
nhanh, nhưng phải tránh xa những công trình sẵn có hoặc đang xây dựng. Cấm không được
làm ngập úng, xói lở đất và công trình.
-Nếu không có điều kiện dẫn nước tự chảy thì phải đặt trạm bơm tiêu nước.
-Tất cả hệ thống tiêu nước trong thời gian thi công công trình phải được bảo quản tốt
đảm bảo hoạt động bình thường.
4. Đường vận chuyển đất, bùn, đất hữu cơ, cây, gốc rễ, bãi đổ:
-Chỉ cho phép làm đường thi công tạm thời khi không thể tận dụng được mạng lưới
đường sẵn có và không thể kết hợp sử dụng được những tuyến đường vĩnh cửu có trong
thiết kế.
-Đường tạm vận chuyển đất nên làm hai chiều. Chỉ làm đường một chiều khi vận
chuyển theo đường khép kín.
-Bề rộng của lề đường không được nhỏ hơn 1mét. Riêng những nơi địa hình chật hẹp,
đường vòng, đường dốc, bề rộng lề đường có thể giảm xuống 0,5 mét. Đường trong khoang
đào, trên bãi thải và những đường không có gia cố mặt thì không cần để lề đường.
-Bán kính cong tối thiểu của đường tạm thi công đối với ô tô phải xác định theo tiêu
chuẩn, tuỳ theo cường độ vận chuyển và tốc độ ô tô đi trên đường.
-Độ dốc thông thường của đường ô tô vận chuyển đất là 5%. Độ dốc lớn nhất bằng
8%. Trong những trường hợp đặc biệt ( địa hình phức tạp, đường lên dốc từ hố móng vào
mỏ vật liệu, đường vào bãi đắp đất...) độ dốc của đường có thể nâng lên tới 10% và cá biệt
tới 15%.
-Nếu đường vận chuyển đất có độ dốc quá dài và lớn hơn 8% thì từng đoạn một cứ
600 mét đường dốc phải có một đoạn nghỉ với độ dốc không quá 3% dài không dưới 50 mét.
-Phải đảm bảo thoát nước theo rãnh dọc đường. Độ dốc của rãnh lớn hơn 0.3%, cá biệt
cho phép độ dốc của rãnh nhỏ hơn 0.3% nhưng không được nhỏ hơn 0,2%.
-Khi đường vận chuyển đi qua vùng đất cát ở trạng thái ướt thì chỉ cần gạt phẳng và

đầm chặt mặt đường. Nếu ở trạng thái khô xe đi lại khó khăn thì phải làm lớp phủ mặt
đường.

23


-Khi đường thi công đi qua vùng đất yếu mà cường độ vận chuyển dưới 200 xe trong
ngày đêm, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế có thể lát dưới hai vệt bánh xe bằng những
tấm bê tông cốt thép lắp ghép.
-Đường thi công phải được bảo dưỡng, duy tu thường xuyên, bảo đảm xe máy đi lại
bình thường trong suốt quá trình thi công. Phải tưới nước chống bụi và không được để bùn
nước đọng lại trên mặt đường.
III. CÔNG TÁC ĐO ĐẠC VÀ ĐỊNH VỊ TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG:

Giám sát, kiểm tra công tác đo đạc và định vị trong quá trình thi công :
- Các thiết bị dụng cụ đo đạc phải bảo đảm độ tin cậy, phải được kiểm tra thường
xuyên trong quá trình sử dụng.
- Yêu cầu về độ chính xác khi đo cơ tuyến và đo góc:
+ Độ chính xác cần thiết khi đo dài : 1/50.000
+ Độ chính xác cần thiết khi đo góc :  3”
+ Độ khớp cho phép trong các tam giác :  5”
Thiết bị, dụng cụ đo là thước thép hoặc thước cuộn, máy kinh vĩ và máy thủy bình có
độ chính xác theo yêu cầu.
IV. CÔNG TÁC THI CÔNG ĐÀO ĐẮP NỀN SAN LẤP:

1. Công tác bóc đất hữu cơ, chặt cây, đào gốc rễ, vị trí bãi đổ:
-Công tác làm đất hữu cơ được thực hiện trên toàn bộ mặt bằng công tác đất. Đất hữu
cơ sau khi san gạt lớp cỏ trên mặt được bóc với chiều dày trung bình là 50cm. Đất được dồn
đống và phải vận chuyển đến nơi đổ theo quy định.
-Do địa hình thực tế thi công tại công trường việc bóc đất hữu cơ gặp nhiều khó khăn.

Đơn vị giám sát đồng ý phương án thi công để nạo vét bùn do nhà thầu và đơn vị tư vấn
thiết kế đưa ra như sau: Đối với phần ruộng khô thì cho xe ủi tải trọng nhỏ vào để nạo vét
bùn còn đối với những khu vực sình lầy thì dùng ô tô, máy cạp đào bóc hết phần sình, bùn
lầy.
-Tư vấn giám sát viên phải cập nhật khối lượng phần nạo vét hữu cơ hàng ngày vào sổ
nhật ký công trường.
-Vị trí đổ bùn, gốc rễ cây sẽ được Tư vấn thiết kế xác định và được Chủ Đầu Tư thông
qua.
2. Định vị dựng khuôn thi công công trình:
-Trước khi thi công phải tiến hành bàn giao cọc mốc, cọc tim và cao độ chuẩn khống
chế. Sau khi nhận bàn giao nhà thầu phải đóng thêm những cọc phụ cần thiết cho việc thi
công, nhất là ở những chỗ đặc biệt như thay đổi độ dốc, chỗ đường vòng nơi tiếp giáp đào
và đắp... Những cọc mốc phải được dẫn ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của xe máy thi công,
phải cố định bằng những cọc, mốc phụ và được bảo vệ chu đáo để có thể nhanh chóng khôi
phục những cọc mốc chính đúng vị trí thiết kế khi kiểm tra.
24


-Yêu cầu của công tác định vị, dựng khuôn là phải xác định được các vị trí: tim, trục
công trình, chân mái đất đắp, mép... Đối với đường, khuôn có thể dựng ngay tại thực địa
theo mặt cắt ngang tại những cọc mốc đã đóng.
-Phải sử dụng máy trắc đạc để định vị công trình và phải có bộ phận trắc đạc công
trình thường trực ở công trường để theo dõi kiểm tra tim cọc mốc công trình trong quá trình
thi công. Lưu ý phải tính thêm chiều cao phòng lún của công trình theo tỷ lệ quy định trong
thiết kế.
3. Nội dung giám sát công trình san lấp mặt bằng:
-Chỉ bắt đầu tiến hành san khi đào vét hữu cơ, chặt cây, đào gốc rễ, vận chuyển đổ
đúng nơi quy định.
-Khi san mặt bằng phải có biện pháp tiêu nước. Không để nước chảy tràn qua mặt
bằng và không để hình thành vũng đọng trong quá trình thi công.

-Phải đổ đổ đất chọn lọc theo từng lớp, bề dày mỗi lớp đắp và số lần đầm cho mỗi lớp
phụ thuộc vào loại máy đầm sử dụng, hệ số đầm yêu cầu và loại vật liệu sử dụng để đắp.
-Độ dốc mái taluy: sai số cho phép không quá 2% độ dốc thiết kế.
4. Nội dung công tác giám sát thi công đầm nén đất đắp:
-Độ chặt yêu cầu của đất được biểu thị bằng khối lượng thể tích khô của đất hay hệ số
đầm chặt. Độ chặt yêu cầu của đất chọn lọc được quy định trong hồ sơ thiết kế công trình
trên cơ sở kết quả khảo sát, nghiên cứu đất chọn lọc theo phương pháp đầm nén tiêu chuẩn,
để xác định độ chặt lớn nhất và độ ẩm tốt nhất của đất chọn lọc đắp nền.
-Muốn đạt được khối lượng thể tích khô lớn nhất, đất chọn lọc đắp phải có độ ẩm tốt
nhất.
-Việc đầm nén phải tiến hành theo dây chuyền từng lớp với trình tự đổ, san và đầm sao
cho thi công có hiệu suất cao nhất, chiều dày của lớp đầm phải được quy định tuỳ thuộc vào
điệu kiện thi công loại đất, loại máy đầm sử dụng và độ chặt yêu cầu. Cần phải xác định
chính xác chiều dày lớp rải và số lượt đầm theo kết quả đầm thí nghiệm
-Trước khi đầm chính thức, cần tổ chức đầm thí nghiệm để xác định các thông số và
phương pháp đầm hợp lý nhất (áp suất đầm, tốc độ chạy máy, chiều dày lớp đất rải, số lần
đầm, độ ẩm tốt nhất, độ ẩm khống chế...).
-Đường đi của máy đầm phải theo hướng dọc trục của công trình đắp từ ngoài mép vào
tim công trình. Khoảng cách từ vệt đầm cuối cùng của máy đầm đến mép công trình không
được nhỏ hơn 0,5 m.
-Trong thân khối đắp không cho phép có hiện tượng bùng nhùng. Nếu có diện tích
bùng nhùng nhỏ hơn 5m2 và chiều dày không quá một lớp đầm thì tuỳ theo vị trí đối với
công trình có thể cân nhắc quyết định không cần xử lý và phải có sự thoả thuận của tư vấn
giám sát.
25


×