Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Ha loi village, me linh commune, me linh district, hanoi = làng hạ lôi, xã mê linh, huyện mê linh, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 151 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
-----------

NGUYỄN THỊ THANH LAN

LÀNG HẠ LÔI, XÃ MÊ LINH,
HUYỆN MÊ LINH, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ VIỆT NAM HỌC

5 quyển – XB 16 – 140 trang

Hà Nội, 2011


LỜI CAM ĐOAN
-

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học “Làng Hạ Lôi, xã Mê Linh,

huyện Mê Linh, Hà Nội” dưới sự hướng dẫn của PGS,TS. Lâm Thị Mỹ Dung là hoàn toàn
mới, không có sự trùng lặp với các công trình nghiên cứu khác.
-

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số

liệu, các kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn
chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2011
TÁC GIẢ



Nguyễn Thị Thanh Lan

1


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS, TS. Lâm Thị Mỹ
Dung. Vì vậy, người viết xin gửi đến Cô lời tri ân sâu sắc nhất!
Qua đây, người viết cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các Thầy, Cô đã giảng dạy
các chuyên đề cao học cho lớp Việt Nam học khóa 4 niên khóa 2008-2010, cùng toàn thể
các cán bộ, giảng viên viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển đã tận tình giảng dạy,
giúp đỡ người viết hoàn thành khóa học thạc sỹ này trong suốt quá trình học tập vừa qua.
Trong thời gian làm luận văn, người viết cũng đã nhận được sự giúp đỡ của các cán
bộ trong Ủy ban nhân dân xã Mê Linh, Ban quản lý đền Hai Bà Trưng, đình Hạ Lôi và
chùa Đại Bi tại xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội. Đồng thời, người viết cũng luôn nhận
được sự giúp đỡ và tin tưởng rất lớn của người thân, gia đình, đồng nghiệp và bè bạn. Đó
là những sự giúp đỡ và nguồn cổ vũ quý giá giúp tôi vượt qua khó khăn và hoàn thành
khóa học ngày hôm nay. Xin gửi đến mọi người lời cảm ơn và biết ơn chân thành nhất!
Mặc dù, người viết đã cố gắng hết sức, tuy nhiên do hạn chế về khả năng, trình độ,
thời gian…khiến luận văn không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Người viết kính mong sự góp
ý của các Quý thầy cô, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè giúp người viết khắc phục những
hạn chế, tiếp tục phát triển đề tài của mình trong những công trình nghiên cứu tiếp theo.
Một lần nữa, xin gửi đến Cô, Thầy, các cơ quan đoàn thể, gia đình, đồng nghiệp và
bạn bè lời cảm ơn chân thành nhất!
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Lan

2



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CNH- HĐH

Công nghiệp hóa- hiện đại hóa

GTVT

Giao thông vận tải

Nxb

Nhà xuất bản

UBND

Ủy ban nhân dân

VH- TT

Văn hóa thông tin

TT TDTT

Trung tâm thể dục thể thao

VHXH


Văn hóa xã hội

3


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu: ................................................................................. 4
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 4
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ...................................... 5
6. Đóng góp của luận văn................................................................................ 7
7. Bố cục của luận văn: ................................................................................... 8
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 10
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ LÀNG HẠ LÔI .......................................... 10
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 10
1.1.1. Khái niệm văn hóa ............................................................................... 10
1.1.2. Di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể: ........................ 16
1.1.2.1. Di sản văn hóa vật thể........................................................................ 16
1.1.2.2. Di sản văn hóa phi vật thể: ................................................................ 16
1.1.3. Lý luận về làng văn hóa và văn hóa làng ........................................... 19
1.1.3.1. Khái niệm làng và làng văn hóa ........................................................ 19
1.1.3.2. Văn hóa làng ...................................................................................... 21
1.2. Tổng quan về làng Hạ Lôi ..................................................................... 23
1.2.1. Nền tảng tự nhiên làng Hạ Lôi ........................................................... 23
1.2.1.1.Vị trí địa lý: ......................................................................................... 23
1.2.1.2.Điều kiện địa hình ............................................................................... 25
1.2.1.3. Khí hậu và thời tiết ............................................................................. 25
1.2.1.4. Các nguồn tài nguyên ........................................................................ 26

1.2.2. Lịch sử địa chí làng Hạ Lôi ................................................................. 26
1.2.3. Lịch sử về tên gọi làng Hạ Lôi ............................................................ 32

4


1.2.4. Tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội làng Hạ Lôi .............................. 33
1.2.4.1. Diện tích ............................................................................................. 33
1.2.4.2. Dân số ................................................................................................ 33
1.2.4.3. Tình hình kinh tế................................................................................. 34
1.2.4.4. Tình hình văn hóa- xã hội ................................................................. 38
1.3. Tiểu kết .................................................................................................... 39
Chƣơng 2: MỘT SỐ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ VÀ PHI VẬT THỂ
LÀNG HẠ LÔI .............................................................................................. 40
2.1. Một số di sản văn hóa vật thể của làng Hạ Lôi ................................... 40
2.1.1. Đền thờ Hai Bà Trƣng ........................................................................ 40
2.1.1.1. Lịch sử và truyền thuyết về Hai Bà Trưng:........................................ 40
2.1.1.2. Đền Hai Bà Trưng .............................................................................. 44
2.1.2.2.1. Về vị trí địa lý .................................................................................. 44
2.1.2.2.2. Về lịch sử xây dựng đền Hai Bà Trưng ........................................... 45
2.1.2. Đền thờ thánh Cốt Tung:..................................................................... 58
2.1.3. Đình làng Hạ Lôi ................................................................................. 60
2.1.4. Chùa Đoài (Đại Bi Tự) ........................................................................ 63
2.2. Một số di sản văn hóa phi vật thể ......................................................... 65
2.2.1. Lễ hội đền Hai Bà Trưng..................................................................... 65
2.2.1.1. Về thời gian tổ chức, .......................................................................... 65
2.2.1.2. Về không gian tổ chức lễ hội .............................................................. 66
2.2.1.3. Nội dung lễ hội ................................................................................... 66
2.2.1.4. Ý nghĩa lễ hội đền Hai Bà Trưng ....................................................... 86
2.2.2. Phong tục, tôn giáo và tín ngưỡng ...................................................... 87

2.2.2.1. Tục Kết chạ ........................................................................................ 87
2.2.2.2. Tôn giáo và tín ngưỡng ...................................................................... 88
2.2.3.Các truyền thuyết cổ.............................................................................. 90

5


2.2.3.1. Truyền thuyết về thánh Cốt Tung ....................................................... 90
2.2.3.2. Truyền thuyết về cánh đồng Dai ........................................................ 92
2.2.3.3. Truyền thuyết về cánh đồng Đống ..................................................... 93
2.2.3.4. Truyền thuyết về cánh đồng Vỡ.......................................................... 93
2.2.3.5. Truyền thuyết về cánh đồng Đỗi ........................................................ 94
2.2.3.6.Truyền thuyết về Hai Cây Muỗm ........................................................ 94
2.3. Tiểu kết .................................................................................................... 95
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ
HÓA ĐẾN ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA HIỆN NAY CỦA
LÀNG HẠ LÔI................................................................................................ 96
3.1. Thực trạng sự tác động của quá trình đô thị hóa đền đời sống kinh
tế xã hội và văn hóa hiện nay của làng Hạ Lôi ........................................... 96
3.1.1. Thực trạng và những tác động của quá trình đô thị hóa đến kinh tế xã hội hiện nay của làng Hạ Lôi ................................................................... 96
3.1.1.1. Thực trạng kinh tế - xã hội ................................................................. 96
3.1.1.2. Tác động của quá trình đô thị hóa đến đời sống của người dân làng
Hạ Lôi, xã Mê Linh ....................................................................................... 102
3.1.2. Thực trạng và những biến đổi trong đời sống văn hóa và lễ hội hiện
nay của làng Hạ Lôi dưới sự tác động của quá trình đô thị hóa............... 108
3.1.2.1. Sự biến đổi trong đời sống văn hóa ................................................. 108
3.1.2.2. Sự biến đổi trong hoạt động lễ hội tại đền Hai Bà Trưng ............... 110
3.2. Nguyên nhân ......................................................................................... 113
3.2.1. Về khách quan .................................................................................... 113
3.2.2. Về chủ quan ........................................................................................ 114

3.3. Giải pháp và gợi ý định hƣớng phát triển làng Hạ Lôi .................... 115
3.3.1. Xây dựng làng nghề trồng hoa theo hướng phát triển bền vững............ 115
3.3.2. Khôi phục một số di tích và những truyền thuyết đã mất ................ 118

6


3.3.3. Điều chỉnh hoạt động lễ hội .............................................................. 119
3.3.4. Phát triển dịch vụ du lịch – văn hóa ................................................. 120
3.3.5. Gợi ý định hướng phát triển làng ...................................................... 122
3.4. Tiểu kết .................................................................................................. 124
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................... 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 128
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 134

7


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Bản đồ hành chính huyện Mê Linh ................................................. 24
Hình 1.2: Xã Mê Linh qua ảnh vệ tinh Google Earth..................................... 24
Hình 2.1: Tranh vẽ ghi lại cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng .............................. 41

8


DANH MỤC ẢNH
Ảnh 2.1: Đền Hai Bà Trưng năm 2009 .......................................................... 44
Ảnh 2.2: Sơ đồ Bình diện thành Mê Linh tại nhà Trưng bày, đền Hai Bà Trưng .... 44

Ảnh 2.3: Một đoạn được coi là bờ thành Mê Linh bằng đất xưa còn xót lại.. 45
sau đền Hai Bà Trưng .................................................................................... 45
Ảnh 2.4: Văn bia ghi đổi hướng đền .............................................................. 46
Ảnh 2.5: Tượng Hai Bà Trưng ở gian chính điện trong đền .......................... 47
Ảnh 2.6 : Cảnh nhà tiền tế .............................................................................. 50
Ảnh 2.7: Hình ảnh lục bộ nữ tướng ở đền Hai Bà Trưng .............................. 51
Ảnh 2.8: Một trong tám sắc phòng còn lưu giữ tại nhà Trưng bày đền Hai Bà Trưng .. 55
Ảnh 2.9: Đền thờ thân phụ ông Thi Sách........................................................ 55
Ảnh 2.10: Nhà bia ghi dấu tích hoạt động cách mạng của Tổng bí thư Trường Chinh . 56
Ảnh 2.11: Cảnh sân đền trước tam môn ngoại (tác giả chụp năm 2011) ....... 57
Ảnh 2.12: Tấm bằng công nhận đền Hai Bà Trưng là di tích lịch sử - văn hóa quốc
gia năm 1980 .................................................................................................. 57
Ảnh 2.13. Nhà thờ Thiên chúa giáo tại xóm Bàng, làng Hạ Lôi ................... 64
Ảnh 2.14. Đoàn rước kiệu bắt đầu xuất phát .................................................. 69
Ảnh 2.15: Dân làng chọn những bô lão có đức độ, uy tín để đánh trống trong
ngày hội ........................................................................................................... 70
Ảnh 2.16. Lễ rước tượng voi chiến cùng các lễ vật từ Đình Hạ Lôi đến đền
thờ Hai Bà ....................................................................................................... 71
Ảnh 2.17: Thiếu nữ Mê Linh trong vai quân lính vua Bà năm xưa ............... 71
Ảnh 2.18: Những lễ vật được người dân thành kính dâng lên vua Bà .................. 72
Ảnh 2.19. Đoàn rước hội đền Hai Bà Trưng trên đường Kéo Quân

73

Ảnh 2.20: Đại tế ngày mồng 6 tháng Giêng năm 2005 ................................. 76

9


Ảnh 2.21: Chơi cờ người tại hội đền Hai Bà Trưng ...................................... 81

Ảnh 2.22: Hội vật đền Hai Bà Trưng ............................................................. 83
Ảnh 2.23: Hát quan họ trên hồ Tắm voi tại đền Hai Bà Trưng ...................... 85
Ảnh 3.1: Những ruộng hoa màu mỡ tại xã Mê Linh .................................... 100
Ảnh 3.2. Một cảnh mua bán hoa tại Chợ Hoa Mê Linh ............................... 101
Ảnh 3.3: Những ruộng hoa sau khi bị thu hồi và bị bỏ hoang lãng phí ....... 107
Ảnh 3.4. Một cảnh đường làng trên địa bàn xóm Chợ, xã Mê Linh ............ 108
Ảnh 3.5. Cảnh một số nhà dân trên địa bàn xóm Đình, xã Mê Linh ............ 110
Ảnh3.6: “Xới” tôm, cua, cá thu hút cả học sinh tham gia ........................... 112

10


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Các hạng mục được trùng tu, xây dựng mới tại đền Hai Bà Trưng
(2004-2008) ..................................................................................................... 48
Bảng 3.1. Bảng thống kê tổng thu nhập từ các ngành kinh tế của xã Mê Linh (giai
đoạn 2006 – 2010) ........................................................................................... 97
Bảng 3.2: Diện tích gieo trồng nông nghiệp trong xã Mê Linh năm 2008 ..... 99
Bảng 3.3. Danh sách các dự án được cấp phép trên địa bàn xã Mê Linh ..... 104
Bảng 3.4. Bảng thống kê một số tệ nạn xã hội điển hình ở xã Mê Linh (giai
đoạn 2006 – 2010) ......................................................................................... 105

11


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, làng Hạ Lôi thuộc xã Mê Linh,
huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội không chỉ là vùng đất cổ lưu giữ những

truyền thống và bản sắc văn hóa của nền văn hiến Văn Lang - Âu Lạc mà còn
là quê hương, là kinh đô của hai vị nữ tướng anh hùng Trưng Trắc và Trưng
Nhị - người có công dấy lên phòng trào chống giặc ngoại xâm, lật đổ ách đô
hộ tàn bạo của quân xâm lược Đông Hán trên vùng đất châu thổ Bắc Bộ Việt
Nam trong những năm 40 - 43 đầu Công nguyên, giành độc lập lần đầu tiên
trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Tinh thần anh dũng quật cường “Giặc đến
nhà, đàn bà cũng đánh” của cuộc khởi nghĩa đã trở thành biểu tượng cho dân
tộc ta và cho phụ nữ Việt Nam. Từ triết lý “sinh vi danh tướng, tử vi thần” và
lòng kính trọng, biết ơn công lao to lớn của Hai Bà Trưng cùng các tướng lĩnh
thời đó, người dân nơi đây đã lập đền thờ và tổ chức lễ hội hàng năm. Thông
qua các hoạt động sinh hoạt văn hóa dân gian phong phú và đặc sắc, lễ hội
này đã trở thành hạt nhân cố kết nhiều thành tố văn hóa, thu hút sự tham gia
đông đảo của hàng ngàn khách địa phương và du khách thập phương. Và đền
Hai Bà Trưng tại làng Hạ Lôi đã được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử
cấp quốc gia đánh dấu:
“Đô kỳ đóng cõi Mê Linh,
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.”
(Đại Nam quốc sử diễn ca)

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, từ thời Hai Bà Trưng, rồi những năm
Bắc thuộc, qua các đời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ ... cho đến hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Hạ Lôi vẫn đứng vững, phát triển
mạnh mẽ. Nơi đây không chỉ là vùng đất của văn hóa dân gian, của lễ hội văn
hóa tâm linh và lưu giữ kho tàng văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần hết sức

1


giá trị mà còn là “mảnh đất năng động” luôn vươn mình hòa nhập cùng quá
trình đô thị hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt, kể từ khi tỉnh Vĩnh Phúc bàn

giao huyện Mê Linh về thủ đô Hà Nội, làng cổ Hạ Lôi (còn gọi là làng hoa
Mê Linh), xã Mê Linh đang biến đổi rõ nét trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa,
chính trị và xã hội.
Mặc dù, từ xưa đến nay, nghiên cứu về công lao sự nghiệp dựng nước
và giữ nước của Hai Bà Trưng đã trở thành đề tài hấp dẫn của nhiều nhà sử
học, văn hóa, văn học và kinh tế- xã hội…nhưng việc nghiên cứu một cách
toàn diện về làng cổ Hạ Lôi - quê hương của hai vị nữ tướng anh hùng này thì
chưa có một công trình tổng hợp nào.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện
Mê Linh, Hà Nội” làm đề tài luận văn cao học của mình. Luận văn nghiên
cứu về làng cổ Hạ Lôi hoàn thành vào thời gian thủ đô Hà Nội vừa tròn 1000
năm tuổi sẽ góp phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu lịch sử - văn hóa của thủ đô.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, các tác phẩm nghiên cứu, ghi chép về làng cổ Hạ Lôi còn rất
ít. Các tài liệu chủ yếu nghiên cứu lịch sử và các truyền thuyết về Hai Bà
Trưng và chỉ dừng ở việc sưu tầm, ghi chép, phân tích những giá trị mà chưa
đi sâu vào khai thác truyền thuyết trong đời sống lễ hội đền Hai Bà Trưng và
giới thiệu về làng cổ Hạ Lôi, quê hương của Hai Bà.
Trong những thư tịch cổ nhất còn lưu trữ tại viện Hán Nôm Việt Nam
có cuốn “Phúc Yên tỉnh Yên Lãng phủ Hạ Lôi tổng Hạ Lôi xã thần sắc”, đây
là cuốn sách in bằng chữ Hán chủ yếu đề cập và lưu lại những thần sắc tại
làng Hạ Lôi xưa “Thần sắc xã Hạ Lôi thuộc tổng Hạ Lôi, phủ Yên Lãng, tỉnh
Phúc Yên, phong cấp vào các năm Vĩnh Thịnh (2 đạo), Cảnh Hưng (2 đạo),
Chiêu Thống (4 đạo), Cảnh Thịnh (3 đạo)” với những thần sắc về “Phong cho

2


Bàn Thái Hầu Nội Giám Dương Hữu Sủng; Đặng Công Đại Vương; Trưng
Thị Chi Thần; Cốt Tung Đại Vương” [68, tr13].

Năm 1572, Nguyễn Bính biên soạn cuốn “Phúc Yên tỉnh Yên Lãng phủ
Hạ Lôi tổng các xã thần tích” được viết bằng chữ Hán có tới 39 trang cũng có
đề cập đến các thần tích về Cốt Tung Uy Linh thượng Đẳng thần, và xã Hạ
Lôi với gồm sự tích Trưng Trắc Hoàng Đế, Trưng Nhị Hoàng Đế, có bài hịch
về việc đánh Tô Định [48, tr30].
Năm 1975, Chi hội văn nghệ dân gian Vĩnh Phúc đã xuất bản cuốn
“Truyền thuyết Trưng Vương”, giới thiệu 12 truyền thuyết về Hai Bà Trưng
và các nữ tướng của Hai Bà thời đó. Năm 1978, tác giả Bùi Thiết khi viết
cuốn “Trẩy hội non sông” và năm 1979, nhiều tác giả đã cho ra đời cuốn
“Một số truyền thuyết về các tướng lĩnh của Hai Bà” đã giới thiệu các tướng
lĩnh, những vị anh hùng giúp Hai Bà đánh giặc.
Gần đây nhất, với việc xuất bản cuốn “Tuyển tập văn học dân gian Việt
Nam”, nhà xuất bản Giáo dục cũng đã giới thiệu đầy đủ 10 truyền thuyết về
Hai Bà cùng các nữ tướng. Một số cuốn sách khác như “Các nữ thần Việt
Nam”, “Những vì sao đất nước”... cũng chỉ đề cập đến các truyền thuyết về
Hai Bà Trưng.
Trong những sách viết về làng Hạ Lôi, chúng ta không thể bỏ qua tác
phẩm “Mê Linh một vùng đất cổ” của tác giả Trần Duy Phương, xuất bản
năm 2004. Có thể nói, so với các tác phẩm trên, đây là cuốn sách duy nhất
giới thiệu khái quát về thân thế, sự nghiệp, cuộc đời Hai Bà Trưng, về sư phụ
và sư mẫu của Hai Bà và một số huyền thoai, hoành phi, câu đối về cuộc khởi
nghĩa và công lao của Hai Bà Trưng,..., đồng thời, thống kê môt số di tích lịch
sử hiện có ở Mê Linh.
Gần đây nhất, hai tác giả Đặng Anh Ninh và Nguyễn Huy Canh đã cho
ra đời hai cuốn sách “Hai Bà Trưng nhìn từ góc nhìn lịch sử” và cuốn “Lục bộ

3


nữ tướng thời Hai Bà Trưng” (Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, 2005). Trong

hai cuốn sách này, các tác giả đã giới thiệu những nhận định, những tác phẩm
thơ, lời bàn của các sử gia về Hai Bà Trưng và các sáu nữ tướng thời đại Hai Bà.
Như vậy, các công trình nghiên cứu về làng cổ Hạ Lôi chưa nhiều.
Thực tế, đến bây giờ, chưa có một công trình nào đề cập một cách có hệ
thống, toàn vẹn về các mặt địa lý, lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị và xã hội
của làng. Đây cũng là một lý do để người viết chọn làng Hạ Lôi làm đề tài
cho luận văn của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Làm rõ một số khía cạnh văn hóa làng cổ Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện
Mê Linh, Thành phố Hà Nội.
- Phân tích làm nổi lên những đặc trưng riêng và những đóng góp của
làng Hạ Lôi với thủ đô nói riêng và cả nước nói chung,
- Đưa ra những biện pháp khoa học góp phần vào quá trình phát triển
kinh tế bền vững, bảo vệ, làm giàu và phát huy những giá trị văn hóa đặc
trưng đã có tại làng Hạ Lôi; từ đó, giúp người đọc có thể hiểu sâu sắc hơn và
có cái nhìn vừa cụ thể, vừa toàn cảnh về làng Hạ Lôi.
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
4.1. Giới hạn nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những giá trị văn
hóa vật thể và phi vật thể; tiềm năng, thực trạng kinh tế - xã hội trong quá
trình đô thi hóa; phát triển du du lịch làng xã thông qua lễ hội đền Hai Bà
Trưng từ năm 2005 -2010 và các giải pháp khoa học góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế, văn hóa - xã hội làng Hạ Lôi theo hướng nhanh, mạnh, bền
vững.
4.2. Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi
làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, thành phố Hà Nội.

4



5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Mỗi ngµnh khoa học có thể sử dụng c¸c phương pháp nghiên cứu khác
nhau víi những ưu thế và hạn chế nhất định. Trong quá trình nghiên cứu đề
tài này, người viết dựa trên những phương pháp và quan điểm sau:
5.1. Quan điểm lịch sử
Mỗi sự vật trong đời sống và trong tự nhiên luôn luôn vận động theo
trình tự thời gian. Đặc điểm của đối tượng vào một thời điểm nào đó là kết
quả của quá trình chuyển hoá lâu dài, và ở một mức độ nào đó cũng cho biết
được tương lai của nó. Hoạt động nghiên cứu về làng xã cũng không nằm
ngoài quy luật vận động đó, vì vậy muốn rút ra bài học kinh nghiệm, dự đoán
được xu hướng phát triển, đề ra giải pháp hữu hiệu áp dụng quan điểm lịch sử
để phân tích tình hình hoạt động kinh tế, văn hóa và du lịch trước đó.
5.2. Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp: thu thập
thông tin, tài liệu, số liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu, bao gồm
 Các tài liệu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của địa phương.
 Bản quy hoạch các dự án đã được cấp phép tiến hành tại xã.
 Các nghị định, định hướng phát triển của xã đến năm 2020.
Những tài liệu thứ cấp này là cơ sở, nền tảng cho việc tiến hành nghiên
cứu thực địa tại địa phương, đồng thời giúp sàng lọc thông tin, tập trung vào
những vấn đề chính, từ đó giúp tiết kiệm thời gian nghiên cứu.
 Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng.
Sử dụng hình thức phỏng vấn bán chính thức dựa trên cơ sở bảng hỏi
để phát hiện vấn đề cần quan tâm, trong đó chú trọng điều tra mong muốn của
người dân trong việc lựa chọn phướng án phát triển của làng xã.
5.3. Phương pháp biểu đồ, thống kê
Các số liệu thống kê trong nghiên cứu kinh tế, văn hóa - xã hội là rất
phổ biến: thực trạng và những biến đổi kinh tế, xã hội diễn ra tại làng Hạ Lôi

5



trong những năm gần đây với phương pháp phân tích biểu đồ, phân tích các
bảng thống kê cho phép rút ra nhiều kết luận quan trọng về sự biến đổi toàn
diện của làng. Các loại bảng biểu, biểu đồ là những hình thức biểu hiện sự vật
trực quan sinh động.
5.4. Phương pháp thực địa
Phương pháp này được tiến hành để có cái nhìn tổng thể về địa phương
nghiên cứu, tìm hiểu thêm các số liệu cần thiết mà chưa được đề cập đến
trong các tài liệu thứ cấp có liên quan dến nội dung nghiên cứu, chúng tôi đã
tiến hành khảo sát, điền dã thực tế, điều tra xã hội học (phát phiếu điều tra
kinh tế, văn hóa, xã hội cho 300 hộ đại diện của các xóm khác nhau trong làng
Hạ Lôi) để thu thập các thông tin cần thiết, nhằm rút ra những kết luận chính
xác, nâng cao ý nghĩa thực tiễn của luận văn.
5.5. Phương pháp nghiên cứu liên ngành và khu vực học
Khác với khoa học chuyên ngành lấy lĩnh vực hoạt động của con người
làm đối tượng nghiên cứu (ngôn ngữ, chính trị, văn học, lịch sử…). Phương
pháp liên ngành lấy không gian văn hóa làm đối tượng tìm hiểu với mục đích
đạt tới những nhận thức tổng hợp về không gian, trong đó mối liên hệ mật
thiết giữa các lĩnh vực hoạt động của con người và quan hệ tương tác giữa con
người với điều kiện tự nhiên được nghiên cứu một cách đầy đủ. Áp dụng
phương pháp liên ngành vào nghiên cứu làng Hạ Lôi có nghĩa là không đơn
thuần nghiên cứu dưới góc độ địa lý, văn hóa hay kinh tế mà kết hợp nhiều
ngành khoa học khác nhau (địa lý, du lịch, kinh tế, văn học, lịch sử…) nhằm
tìm hiểu một cách đầy đủ, toàn diện nhất về làng Hạ Lôi trong quá khứ và đặc
biệt trong giai đoạn hiện nay. Áp dụng phương pháp liên ngành vào liên
nghiên cứu làng, thấy được mối quan hệ giữa con người và các yếu tố văn
hóa,

6



6. Đóng góp của luận văn
Luận văn giới thiệu một cách khái quát và khá toàn diện về lịch sử, văn
hóa, kinh tế, xã hội làng Hạ Lôi, một làng cổ có lịch sử hàng nghìn năm trong
lịch sử dựng nước, giữ nước, và phát triển đi lên quá trình đô thị hóa. Trong
đó, người viết đi sâu giới thiệu về một số di sản văn hóa vật thể và phi vật thể,
đặc biệt là lễ hội đền Hai Bà Trưng – một lễ hội lớn không chỉ có giá trị với
người dân địa phương mà còn với cả nhân dân cả nước với những nét đặc
trưng riêng biệt và độc đáo. Từ đó, người viết cũng đưa ra những biến đổi
trong hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt trong hoạt động lễ hội nơi
đây. Đồng thời, người viết cũng thử đưa ra những giải pháp để phát huy
những mặt tích cực và khắc phục những tồn tại đã có trong những hoạt động
trên tại làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Ngoài ra, làng cổ Hạ Lôi cũng chính là “vựa hoa” của thủ đô Hà Nội
hiện nay. Tuy nhiên, việc đô thị hóa đã tác động quá nhiều vào đời sống mọi
mặt của người dân Hạ Lôi, Mê Linh và có nguy cơ “xóa sổ” một làng nghề
trồng hoa của những người nông dân cần mẫn và giàu kinh nghiệm… Luận
văn sẽ đưa ra thực trạng của quá trình đô thị hóa làng hoa Hạ Lôi, Mê Linh và
giải pháp để giúp Hạ Lôi không chỉ lưu giữ được những giá trị văn hóa dân
gian mà còn lưu giữ và phát huy nghề trồng hoa, môi trường cảnh quan một
vùng quê giàu đẹp.
Là công trình nghiên cứu làng xã theo hướng liên ngành, lần đầu tiên
luận văn đã kết hợp phương pháp và kiến thức của nhiều ngành khoa học: văn
hóa, lịch sử, du lịch, kinh tế, địa lý, văn học,...áp dụng vào nghiên cứu làng
Hạ Lôi. Vì vậy, những kết luận về các giá trị văn hóa và kinh tế, xã hội được
nhìn nhận tổng hợp, không đơn thuần là số liệu kinh tế mà dựa trên cả cơ sở
phân tích những giá trị nhân văn và biến đổi xã hội, biến đổi thiên nhiên trước
ảnh hưởng của hoạt động du lịch và quá trình đô thị hóa. Các giải pháp mà

7



luận văn đưa ra cũng chủ yếu nhấn mạnh đến việc kết hợp giải pháp cần thiết
trước mắt là xây dựng văn hóa du lịch với giải pháp lâu dài là đầu tư nâng cấp
cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đào tạo du lao động du lịch có chiều
sâu, phát triển du lịch văn hóa lịch sử theo hướng bền vững; đồng thời phát
triển làng nghề bền vững trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa hiện
nay.
7. Bố cục của luận văn:
Ngoài các phần Mở đầu, phần Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
luận văn được cấu trúc thành 3 chương như sau:
Chƣơng 1. Tổng quan làng Hạ Lôi
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm văn hóa
1.2. Khái niệm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể
1.3. Lý luận về làng văn hóa và văn hóa làng
2. Tổng quan về làng Hạ Lôi
1.1. Nền tảng tự nhiên
1.2. Lịch sử hình thành làng Hạ Lôi
1.3. Tình hình kinh tế, văn hóa – xã hội làng Hạ Lôi
3. Tiểu kết
Chƣơng 2. Một số di sản văn hóa vật thể và phi vật thể làng Hạ Lôi
2.1. Một số di sản văn hóa vật thể của làng Hạ Lôi
2.1.1. Đền thờ Hai Bà Trưng
2.1.2. Đền thờ thánh Cốt Tung
2.1.3. Đình làng Hạ Lôi
2.1.4. Chùa Đoài ( Đại Bi Tự)
2.2. Một số di sản văn hóa phi vật thể của làng Hạ Lôi
2.2.1. Lễ hội đền Hai Bà Trưng


8


2.2.2. Phong tục, tôn giáo và tín ngưỡng
2.2.3. Các truyền thuyết cổ
2.3. Tiểu kết
Chƣơng 3. Thự trạng và sự tác động của quá trình đô thị hóa đến
nền kinh tế - xã hội và văn hóa hiện nay của làng Hạ Lôi
3.1. Thực trạng và những biến đổi trong đời sống kinh tế văn hóa xã
hội hiện nay của làng Hạ Lôi
3.1.1. Thực trạng và những tác động của quá trình đô thị hóa đến kinh
tế - xã hội hiện nay của làng Hạ Lôi
3.1.2. Thực trạng và những biến đổi trong đời sống văn hóa và lễ hội
hiện nay của làng Hạ Lôi
3.1.2.1. Sự biến đổi trong đời sống văn hóa
3.1.2.2. Sự biến đổi trong hoạt động lễ hội tại đền Hai Bà Trưng
3.2. Biện pháp và gơi ý định hướng phát triển làng Hạ Lôi
3.2.1. Xây dựng làng nghề trồng hoa theo hướng phát triển bền vững
3.2.2. Khôi phục một số di tích và những truyền thuyết đã mất
3.2.3. Điều chỉnh hoạt động lễ hội
3.2.4. Phát triển dịch vụ du lịch – văn hóa
3.2.5. Gợi ý định hướng phát triển làng Hạ Lôi.
3.3. Tiểu kết.

9


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ LÀNG HẠ LÔI

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Như chúng ta đều viết, bàn về văn hóa đã có hàng trăm bài viết, công
trình nghiên cứu về khái niệm này, nhưng cho đến nay, giới nghiên cứu khoa
học, giảng dạy về văn hoá trong nước cũng như trên thế giới vẫn chưa thống
nhất được một khái niệm chung nhất. Ở mỗi lĩnh vực khác nhau, các nhà khoa
học lại đặt ra một khái niệm riêng cho mình để nghiên cứu. Mỗi thể chế chính
trị, mỗi quốc gia, mỗi ngành khoa học xã hội nhân văn cũng có một khái niệm
về văn hoá riêng biệt. Nhiều nhà khoa học đi thống kê các khái niệm văn hoá
và có thể tìm thấy hàng vài trăm khái niệm.
Vào năm 1952, hai nhà nhân học người Mỹ là A. L. Kreber và
K.Klaxon đã thu thập được 164 cách định nghĩa khác nhau về thuật ngữ văn
hoá. Trong cuốn “Triết học văn hoá” M.S.Kagan thu thập được hơn 70 cách
định nghĩa khác nhau. Tại Hội nghị về văn hoá UNESCO tại Mêhicô năm
1982, người ta cũng đã đưa ra 200 định nghĩa về văn hoá. Hiện nay thì số
lượng khái niệm về văn hoá ngày càng tăng thêm và khó mà thống kê hết
được.
Qua quá trình tìm hiểu về văn hoá, có thể định vị một số dạng tiêu biểu
của các khái niệm về văn hoá và quy các dạng khái niệm về văn hoá như sau:
Văn hoá theo nghĩa rộng nhất là khái niệm văn hoá bao gồm tất cả
những sản phẩm vật thể và phi vật thể do con người sáng tạo ra và mang tính
giá trị. Theo khái niệm này, có thể thấy văn hoá bao gồm cả vật chất và tinh

10


thần, cả kinh tế lẫn xã hội. Có lẽ đây là những khái niệm theo nghĩa rộng nhất
về văn hoá.
Một số khái niệm dù không theo nghĩa rộng như trên nhưng vẫn theo
nghĩa rộng kiểu như: Văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội, văn hoá là tất cả

đời sống tinh thần của con người v.v…
Đa số các nhà nghiên cứu, giảng dạy về văn hoá ở Việt Nam là những
người được đào tạo trong khối các nước Xã Hội Chủ Nghĩa trước đây. Vì vậy,
khái niệm được sử dụng nhiều nhất và gây ảnh hưởng nhiều nhất trong lý
thuyết và áp dụng thực tiễn ở Việt Nam là khái niệm văn hoá của Liên Xô
(cũ). “Văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần, được nhân loại sáng
tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội; Các giá trị ấy nói
lên trình độ phát triển của lịch sử loài người”[72, tr62]
Đây là một khái niệm văn hoá theo nghĩa rộng, mang tính triết học, có
phần nghiêng về hoạt động sáng tạo trong lịch sử xã hội loài người, thiên về
tính giá trị, được hình thành trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lê nin. Trong cuốn
“Cơ sở văn hoá Việt Nam”, GS Viện sĩ Trần Ngọc Thêm (cũng học tập ở Liên
Xô) đưa ra khái niệm:
“Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự
tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội ”. [50, tr10]
Có thể thấy hai khái niệm nêu trên có sự tương đồng. Theo đó, văn hoá
được hình thành từ khi con người biết sáng tạo (có nghĩa là văn hoá hình
thành cùng với sự hình thành loài người). Văn hoá là tất thảy những sản phẩm
vật chất (văn hoá vật thể) và tinh thần (văn hoá phi vật thể) do con người sáng
tạo ra trong quá khứ, hiện tại. Cả hai khái niệm nêu trên đều gắn với chữ “giá
trị”. Có nghĩa rằng, không phải tất cả những sản phẩm con người sáng tạo ra
đều là văn hoá mà chỉ những sản phẩm có chứa đựng giá trị (là cái có ích cho

11


con người). Cũng có nghĩa, những sản phẩm do con người làm ra (sáng tạo ra)
nhưng không mang tính giá trị thì không phải là văn hoá (ví dụ: bom hạt nhân,
heroin, chất độc hoá học, vũ khí giết người v.v…). Những danh lam thắng

cảnh như vịnh Hạ Long, động Phong Nha - Kẻ Bảng v.v… tuy không phải do
con người làm ra nhưng con người tìm ra và thưởng thức vẻ đẹp của nó
(thưởng thức là một sáng tạo) cũng là văn hoá.
Năm 1940, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục
đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ
viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công
cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn
bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp
của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã
sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh
tồn". [33, tr19]
Ở khái niệm trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên một số những sản
phẩm do con người sáng tạo ra, trong đó có văn hoá vật thể (những công cụ
cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở…), có văn hoá phi vật thể (ngôn ngữ,
đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật). Chữ “giá trị”
được ẩn dưới câu “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống… nhu cầu
đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Những sản phẩm do con người phát
minh ra mà Chủ tịch Hồ Chí Minh liệt kê nêu trên phải là những sản phẩm
nhằm phục vụ cho con người, có nghĩa là chứa đựng những giá trị. Như vậy,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra một khái niệm văn hoá theo nghĩa rộng.
Trong Hội nghị liên Chính phủ về các chính sách văn hoá họp năm
1970 tại Venise, ông Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO đưa ra khái niệm:
"Đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong
các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hóa bao gồm

12


tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản
phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống

và lao động". [73, tr21]
Đây là khái niệm được đưa ra trong bối cảnh thế giới còn có sự phân
biệt văn hoá dân tộc lớn, dân tộc nhỏ, văn hoá dân tộc này cao, dân tộc kia
thấp, văn hoá dân tộc này văn minh, văn hoá dân tộc kia lạc hậu. Khái niệm
nêu trên có ý nghĩa chính trị rất lớn về việc khẳng định mỗi dân tộc có bản sắc
riêng. Quan điểm này càng được khẳng định tại Tại Hội nghị quốc tế về văn
hóa ở Mêhicô để bắt đầu thập kỷ văn hoá UNESCO. Hội nghị này có hơn một
nghìn đại biểu đại diện cho hơn một trăm quốc gia tham gia từ ngày 26/7 đến
6/8 năm 1982, người ta đã đưa ra trên 200 định nghĩa. Cuối cùng Hội nghị
chấp nhận một định nghĩa như sau:
“Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về
tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội
hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn
chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống
các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng”. [72, tr8]
Khái niệm trên vừa nói đến văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, vừa
nói đến hệ giá trị và đặc biệt là nêu lên “những nét riêng biệt về văn hoá của
một xã hội hay một nhóm người trong xã hội”. Như vậy, khái niệm trên cũng
là khái niệm văn hoá theo nghĩa rộng, kèm theo đó là quan điểm công nhận
mỗi dân tộc dù lớn hay nhỏ đều có bản sắc văn hoá riêng biệt.
Văn hoá theo nghĩa hẹp gồm những khái niệm gắn từ “văn hoá” với
một chuyên ngành nào đó. Ví dụ: văn hoá dân gian, văn hoá bác học, văn hoá
tôn giáo, văn hoá giao tiếp, văn hoá xã hội. văn hoá chính trị, văn hoá ứng xử
(giao tiếp), văn hoá nghệ thuật, văn hoá giáo dục (học vấn), văn hoá kinh

13


×