Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết đại dịch AIDS ở châu phi hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 148 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

Nguyễn Thị Hằng

HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT
ĐẠI DỊCH AIDS Ở CHÂU PHI HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ

Hà Nội-2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------------

Nguyễn Thị Hằng

HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT
ĐẠI DỊCH AIDS Ở CHÂU PHI HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 60.31.40

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Thanh Hiền

HÀ NỘI-2010




Nguyễn Thị Hằng

Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết…

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT................................................................. 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................... 7
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 8
CHƢƠNG I: ĐẠI DỊCH AIDS Ở CHÂU PHI HIỆN NAY........................... 16
1.1. Thực trạng đại dịch AIDS ở châu Phi ...................................................... 16
1.2. Hậu quả kinh tế - xã hội của đại dịch AIDS ở châu Phi .......................... 26
1.2.1. Hao tổn tài nguyên con người ............................................................... 27
1.2.2. Chi phí xã hội lớn .................................................................................. 36
1.2.3. Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế ..................................................... 40
1.2.4. Ảnh hưởng đến việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ .. 43
Tiểu kết: ........................................................................................................... 44
CHƢƠNG 2: HỢP TÁC QUỐC TẾ GIẢI QUYẾT ĐẠI DỊCH AIDS Ở
CHÂU PHI ...................................................................................................... 46
2.1. Các quốc gia châu Phi nỗ lực giải quyết đại dịch AIDS .......................... 46
2.1.1. Các biện pháp ngăn ngừa HIV/AIDS thực hiện trên phạm vi châu lục
......................................................................................................................... 46

1


Nguyễn Thị Hằng


Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết…

2.2.2. Một số biện pháp ngăn ngừa HIV/AIDS tại một số quốc gia cụ thể..... 49
2.2.3. Nỗ lực phòng chống HIV/AIDS của một số tổ chức, chương trình, và
của một số cá nhân .......................................................................................... 54
2.2. Hợp tác quốc tế nhằm ngăn chặn đại dịch AIDS ở châu Phi ................... 59
2.2.1. Hợp tác song phương ............................................................................ 60
2.2.2. Hỗ trợ đa phương .................................................................................. 69
Tiểu kết: ........................................................................................................... 81
CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG
VIỆC GIẢI QUYẾT ĐẠI DỊCH AIDS Ở CHÂU PHI .................................. 83
HIỆN NAY VÀ TRIỂN VỌNG ..................................................................... 83
3.1. Đánh giá hiệu quả hợp tác ........................................................................ 83
3.1.1. Những thành công ................................................................................. 83
3.1.2. Những khó khăn .................................................................................... 89
3.2. Triển vọng hợp tác ................................................................................... 97
3.2.1. Triển vọng hợp tác ................................................................................ 97
3.2.2. Khả năng trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm giữa Việt Nam và châu Phi
trong việc giải quyết đại dịch AIDS ở châu Phi hiện nay ............................... 99

2


Nguyễn Thị Hằng

Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết…

3.2.3. Một số khuyến nghị nhằm chia sẻ thông tin và cách thức phòng chống
HIV/AIDS giữa Việt Nam và châu Phi trong tương lai ................................ 114
Tiểu kết: ......................................................................................................... 115

KẾT LUẬN ................................................................................................... 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 120
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 125

3


Nguyễn Thị Hằng

Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết…

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
AIDS

Tên tiếng Anh và tiếng Việt

Acquired Immunodeficiency Syndrome
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

ARVs

Antiretroviral
Liệu pháp điều trị kháng retrovirus

APEC

Asia-Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương


AU

African Union
Liên minh châu Phi

EU

European Union
Liên minh châu Âu

HIV

Human immunodeficiency virus
Virus suy giảm miễn dịch ở người

IMF

International Monetary Fund
Quỹ Tiền tệ quốc tế

HDI

Human Development Index
Chỉ số phát triển con người

IBRD

The International Bank for Reconstruction and Development
Ngân hàng Quốc tế về tái thiết và phát triển


MAP

Multi-Country HIV/AIDS Program
Chương trình chống HIV/AIDS đa quốc gia ở châu Phi

MDGs

Millennium Development Goals
Các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ

MTCT

Mother-to-child transmission
Lây truyền từ mẹ sang con

4


Nguyễn Thị Hằng

ODA

Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết…

Official Development Assistance
Viện hỗ trợ phát triển chính thức

PEPFAR


The US President's Emergency Plan for AIDS Relief
Kế hoạch Cứu trợ khẩn cấp phòng chống HIV/AIDS của Tổng
thống Mỹ

TICAD

Tokyo International Conference on African Development
Hội nghị quốc tế Tokyo về Phát triển châu Phi

TRIPs

Trade – Related Intellectual Property
Hiệp định về Quyền sở hữu trí tuệ của WTO

TS

Tiến sĩ

VCT

Dịch vụ Tư vấn và Xét nghiệm HIV Tự nguyện

G8

Nhóm 8 quốc gia dân chủ và công nghiệp hàng đầu của thế
giới (Pháp, Đức, Italy, Nhật, Anh, Mĩ (G6, 1975), Canada
(G7, 1976)) và Nga (không tham gia một số sự kiện).

SARS


Severe acute respiratory syndrome
Hội chứng Viêm đường hô hấp cấp

UN

United Nations
Liên hợp quốc

UNAIDS

Joint United Nations Programe on HIV/AIDS
Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS

UNICEF

The United Nations Children's Fund
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc

USAID

The United States Agency for International Development
Cơ quan phát triển quốc tế Mĩ

USD

Đô la Mĩ

UNDP

The United Nations Development Programme

Chương trình phát triển của Liên hợp quốc

5


Nguyễn Thị Hằng

UNFPA

Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết…

The United Nations Population Fund
Quỹ Dân số Liên hợp quốc

WB

World Bank
Ngân hàng Thế giới

WHO

The World Health Organization
Tổ chức Y tế thế giới

WTO

The World Trade Organization
Tổ chức Thương mại thế giới

6



Nguyễn Thị Hằng

Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết…

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Danh mục

Trang

Bảng 1.1: Số liệu về tình trạng HIV/AIDS hiện nay tại các khu vực

16

1. Danh mục bảng
trên thế giới
Bảng 1.2: Tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS tại châu Phi Cận Sahara

20-22

Bảng 1.3: Tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS tại miền Nam châu Phi

23

Bảng 1.4: Ƣớc lƣợng chi phí chữa bệnh và quỹ sức khoẻ ngƣời lao

37

động ở châu Phi

Bảng 1.5: Những tác động về mặt kinh tế của AIDS

42

Bảng 1.6: Các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ có liên quan trực

43

tiếp đến HIV/AIDS
2. Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 1.2: Các nƣớc vùng châu Phi Cận Sahara nơi có hơn

29

250.000 trẻ em (0-17 tuổi) bị mồ côi do HIV/AIDS năm 2003
Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ phụ nữ trên 15 tuổi sống với HIV/AIDS theo khu

30

vực
Biểu đồ 1.3: Tuổi thọ năm 2003 tại các khu vực trên thế giới
Biểu đồ 1.4: Nguồn tài chính dành cho cuộc chiến chống

32
37-38

HIV/AIDS trên toàn cầu
Biểu đồ 3.1: Tình hình lây nhiễm HIV ở châu Phi và Việt Nam

7


101


Nguyễn Thị Hằng

Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết…

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới hiện nay đang bƣớc vào thời đại toàn cầu hoá, bên cạnh những
thành tựu đã đạt đƣợc để nâng cao mức sống của loài ngƣời thì nhân loại vẫn
đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhƣ đói nghèo, dịch bệnh,
chiến tranh, thiên tai, ô nhiễm môi trƣờng,.v.v. Căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS
không chỉ ảnh hƣởng đến sức khoẻ, sự phát triển giống nòi của loài ngƣời mà
còn gây ra nhiều thách thức đối với tình hình an ninh và sự phát triển bền
vững về kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đến nay, mặc dù
nhân loại đã đạt đƣợc những thành công nhất định trong cuộc chiến chống
HIV/AIDS nhƣng loài ngƣời chƣa có khả năng ngăn chặn đƣợc tốc độ lây lan
HIV/AIDS ở cấp độ toàn cầu.
Châu Phi là một châu lục nghèo nhất thế giới, tất cả những vấn đề
mang tính toàn cầu đều là những thách thức nghiêm trọng cho một châu lục
chậm phát triển nhƣ châu Phi. Khi nói đến dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch
AIDS, nhân loại sẽ liên tƣởng ngay đến châu Phi bởi tại đây có tốc độ lây
nhiễm cao, và hàng giờ, hàng ngày, hàng năm AIDS đã cƣớp đi sinh mệnh
của hàng triệu ngƣời dân. Là một châu lục chậm phát triển nhất thế giới về
mọi mặt, việc giải quyết những hậu quả do đại dịch AIDS để lại càng trở nên
khó khăn và cấp thiết hơn bao giờ hết bởi nếu không HIV/AIDS sẽ lan tràn và
trở thành mối hiểm họa lớn đe dọa, tàn phá tài nguyên con ngƣời và kìm hãm
sự phát triển kinh tế – xã hội của châu Phi.

Mặc dù đang phải đối mặt với đại dịch AIDS nghiêm trọng nhƣng
trong cuộc chiến đấu chống lại căn bệnh thế kỷ này, châu Phi không hề đơn
độc bởi đây là một vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi các quốc gia và khu vực
trên thế giới cùng chung sức giải quyết. Đã có nhiều cá nhân, quốc gia và tổ
chức quốc tế chung sức giải quyết vấn đề HIV/AIDS tại châu Phi. Tuy nhiên,
để đi đến một cơ chế hợp tác chung trong việc giải quyết đại dịch AIDS đòi

8


Nguyễn Thị Hằng

Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết…

hỏi cộng đồng quốc tế phải cùng nhau đƣa ra những chiến lƣợc hành động
mang tính lâu dài và bền vững. Đồng thời, đại dịch AIDS là một lý do cho các
quốc gia, các tổ chức quốc tế có một cơ chế hợp tác với nhau, và hợp tác quốc
tế trong việc giải quyết đại dịch AIDS ở châu Phi có thể coi là cơ chế can
thiệp nhân đạo của thế giới đối với châu Phi.
Để hiểu rõ thực trạng và các giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế
giải quyết đại dịch AIDS ở châu Phi luận văn đã chọn vấn đề “Hợp tác quốc
tế trong việc giải quyết đại dịch AIDS ở châu Phi hiện nay” làm đề tài nghiên
cứu và sự nghiên cứu này là hết sức cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn sâu sắc. Luận văn cố gắng làm rõ bức tranh toàn cảnh về thực trạng đại
dịch AIDS ở châu Phi hiện nay thông qua những số liệu cơ bản nhất, từ đó
tiếp tục tập trung nghiên cứu cuộc đấu tranh chống lại đại dịch HIV/AIDS của
bản thân châu Phi cũng nhƣ những hỗ trợ của cộng đồng quốc tế trong việc
giúp châu Phi ngăn chặn đại dịch này đồng thời đánh giá triển vọng của công
cuộc hợp tác quốc tế kể trên, từ đó đƣa ra những kinh nghiệm cho công tác
phòng chống đại dịch AIDS ở Việt Nam hiện nay.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Kể từ khi ca bệnh đầu tiên về AIDS đƣợc phát hiện năm 1981 đến nay,
các nghiên cứu về AIDS đã và đang đƣợc sự quan tâm của nhiều học giả,
nhiều nhà khoa học và một số tổ chức quốc tế. Đã có nhiều công trình nghiên
cứu khoa học liên quan đến vấn đề này:
Ở trong nước, một số công trình nghiên cứu liên quan đến đại dịch
AIDS ở châu Phi nhƣ: 1) Một số bài thông tin và nghiên cứu trong tạp chí
Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông của tác giả Nguyễn Thị Hằng nhƣ:
“Thông tin cập nhật về tình trạng HIV/AIDS ở châu Phi”, đăng số tháng
8/200; “Nguyên nhân kinh tế - xã hội dẫn đến đại dịch HIV/AIDS ở châu
Phi”, đăng số tháng 1/2008; “Đại dịch AIDS ở châu Phi và những nỗ lực giúp
đỡ của cộng đồng quốc tế” đăng số tháng 4/2008; Những tác động của đại

9


Nguyễn Thị Hằng

Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết…

dịch AIDS đối với tình hình phát triển kinh tế ở châu Phi”, đăng số tháng
9/2008. 2) Cuốn sách “Tình hình chính trị-kinh tế cơ bản của châu Phi”, do
PGS.TS Đỗ Đức Định (chủ biên), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2006; cuốn
sách “Hợp tác quốc tế giải quyết các vấn đề toàn cầu của châu Phi” do Tiến
sĩ Nguyễn Thanh Hiền (chủ biên), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 2008. Tuy
nhiên, những công trình khoa học kể trên mới chỉ dừng lại ở việc khái quát về
thực trạng HIV/AIDS ở châu Phi, chƣa đi cụ thể vào từng vấn đề, và chƣa tập
trung nhấn mạnh về hợp tác quốc tế trong việc giải quyết đại dịch AIDS ở
châu Phi hiện nay. Chính vì vậy, đây là đề tài luận văn đầu tiên chuyên nghiên
cứu về vấn đề này.

Ở nước ngoài, một số nghiên cứu liên quan nhƣ “HIV and AIDS in
Africa”,

http://

www.avert.

Org;

“HIV

and

AIDS

Indicators

in

Africa”http://www. AfDB. Org; báo cáo hàng năm của UNAIDS, WB, WHO
về tình hình dịch AIDS trên thế giới. Một số cuốn sách viết về HIV/AIDS
đƣợc thế giới biết đến nhƣ những cuốn cẩm nang để nghiên cứu về đại dịch
AIDS ở châu Phi nhƣ: HIV & AIDS in Africa của tác giả Beyond
Epidemiology; “AIDS, Sexuality and Gender in Africa: Collective Strategies
and Struggles in Tanzania” của tác giả Carolyn Baylies, Janet Bujra; “Aids
in Africa among Women and Infants: A Human Rights Framework” của tác
giả Lawrence O. Gostin; “Inside the Pandemic: African Perspectives on the
AIDS Crisis” của tác giả Alyssa Bernstein; “Histories of Sexually
Transmitted Diseases and HIV / AIDS in Sub-Saharan Africa” của tác giả
Philip W. Setel, Milton Lewis, Maryinez Lyons. Ngoài ra, còn có nguồn tài

liệu trên một số trang Web trong nƣớc nhƣ: ;
;

;

; ; và các
bài nghiên cứu trên một số trang web nƣớc ngoài nhƣ: HIV/AIDS Regional
Update – Africa, ; Campaign to End HIV/AIDS in

10


Nguyễn Thị Hằng

Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết…

Africa, ; HIV/AIDS, A Case Study of South
Africa,

;

HIV

&

AIDS

in

Africa,


; HIV & AIDS in South Africa, ;
HIV/AIDS in Africa, http//codmanacademy.org; Living with HIV (learning
you are HIV positive); ; The Impact of HIV & AIDS on
Africa, ; The AIDS Crisis”, ; The
Data report 2007, ; The 2007 Heiligendammm
G8 Summit: Outcomes for Africa, ; The Worlds Response
to the AIDS Epidemic, ; The Crisis: Report on
HIV/AIDS in Africa, ; The Global Fund to Fight
AIDS, TB and Malaria (2006), ; HIV and AIDS
Indicators in Africa, ; HIV and AIDS in Africa
questions and answers, ; HIV & AIDS in South Africa,
. Tuy nhiên, theo những tài liệu kể trên chỉ đề cập đến
HIV/AIDS ở châu Phi mang tính chất giới thiệu thông tin hay những hợp tác
của những cá nhân, quốc gia hay tổ chức đứng đơn lẻ chứ chƣa có công trình
nghiên cứu nào trực tiếp bàn luận hợp tác quốc tế để giải quyết đại dịch AIDS
ở châu Phi một cách sâu và toàn diện, vì vậy đây là đề tài hoàn toàn mới.
3. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ sự cần thiết và tình hình nghiên cứu nhƣ trên, mục tiêu của
luận văn chú trọng vào những điểm chính sau đây:
- Khái quát về tình hình dịch AIDS tại châu Phi và các vùng của châu
lục, đồng thời phân tích những hậu quả cơ bản nhất do HIV/AIDS tác động
đến đới sống kinh tế - xã hội cảu châu Phi.
- Phân tích và tổng hợp tình hình hợp tác quốc tế trong việc giải quyết
đại dịch AIDS ở châu Phi hiện nay thông qua. Qua đó, làm rõ đƣợc những đối
tác nào là cơ bản và chủ yếu, những đối tác nào tiềm năng trong việc ngăn
chặn HIV/AIDS tại châu lục Đen.

11



Nguyễn Thị Hằng

Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết…

- Đánh giá đƣợc những hiệu quả hợp tác gồm những thành công cũng
nhƣ khó khăn mà cộng đồng quốc tế gặp phải khi cùng chung tay giải quyết
một vấn đề mang tính toàn cầu là đại dịch AIDS. Đồng thời, nói lên đƣợc
triển vọng hợp tác quốc tế trong tƣơng lai; về khả năng trao đổi, chia sẻ các
kinh nghiệm giữa Việt Nam và châu Phi trong việc giải quyết đại dịch AIIDS;
về một số khuyến nghị nhằm chia sẻ thông tin và cách phờng chống
HIV/AIDS giữa Việt Nam và châu Phi.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là toàn bộ thực trạng hợp tác quốc
tế trong việc giải quyết đại dich AIDS ở châu Phi. Hợp tác quốc tế này thông
qua các hình thức hợp tác: song phƣơng và đa phƣơng. Các quốc gia hợp tác
song phƣơng bao gồm: Mĩ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản; các đối tác đa
phƣơng bao gồm: Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới, Tổ chức y tế thế giới,
G8.
Phạm vi nghiên cứu là châu Phi nói chung và một số nƣớc điển hình
của châu lục trong công tác phòng chống đại dịch AIDS; đặc biệt là các tổ
chức quốc tế trợ giúp châu Phi chống lại AIDS. Phạm vi thời gian nghiên cứu
đƣợc giới hạn cụ thể chủ yếu từ những năm 1995 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Kế thừa thành tựu của những tài liệu, những sản phẩm nghiên cứu đã
có từ trƣớc, sắp xếp các số liệu nghiên cứu theo trình tự thời gian để ngƣời
đọc theo dõi liền mạch.
Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống cơ bản là chủ
nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các phƣơng pháp nhƣ: mô tả,
thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá để làm nổi bật lên vấn đề cần

nghiên cứu là hợp tác quốc tế trong việc giải quyết đại dịch AIDS ở châu Phi
hiện nay.

12


Nguyễn Thị Hằng

Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết…

6. Dự kiến những đóng góp mới
Với mục đích nghiên cứu nhƣ trên, luận văn sẽ tập trung đƣa ra một số
đóng góp sau:
Thứ nhất, luận văn mong muốn sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu tìm hiểu
thông tin về HIV/AIDS tại châu Phi. Đƣa ra đƣợc thực trạng và diễn biến của
tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS của châu Phi nói chung và các quốc gia, khu
vực của châu lục nói riêng.
Thứ hai, luận văn chỉ ra đƣợc những nguyên nhân vì sao dịch
HIV/AIDS lại gia tăng với tốc độ cao tại châu Phi, và vì sao dịch này lại khó
ngăn chặn tại châu Phi cũng nhƣ những thuận lợi và khó khăn mà châu lục
này đang phải đối diện trong cuộc đấu tranh với đại dịch AIDS hiện nay.
Thứ ba, phân tích, đánh giá một cách hệ thống về sự hỗ trợ của cộng
đồng quốc tế trong việc giải quyết đại dịch AIDS ở châu Phi, bao gồm những
hỗ trợ song phƣơng và đa phƣơng, đƣa ra những nhận xét ban đầu của việc
hợp tác quốc tế trong việc giải quyết đại dịch AIDS ở châu Phi hiện nay và
nêu lên một số triển vọng, đồng thời đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao
hiệu quả hợp tác quốc tế nhằm giải quyết đại dịch AIDS trong thời gian tới.
Mặt khác, luận văn nhằm cung cấp, bổ sung các thông tin và dữ liệu cần thiết
về hợp tác quốc tế trong việc giải quyết đại dịch AIDS ở châu Phi hiện nay
cho các đối tƣợng quan tâm đến vấn đề này hiện nay. Kết quả nghiên cứu sẽ

góp phần tăng cƣờng khả năng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa Việt Nam
và châu Phi trong việc giải quyết vấn nạn này trong điều kiện Việt Nam
không phải là một nƣớc lớn và hai quốc gia đều là những nƣớc, khu vực
nghèo và chậm phát triển so với thế giới.
5. Cấu trúc của Luận văn
Nội dung của Luận văn đƣợc phân bổ thành 3 chƣơng (không bao gồm
phần mở đầu, kết luận và phụ lục), cụ thể:
Chương 1: Đại dịch AIDS ở châu Phi hiện nay.

13


Nguyễn Thị Hằng

Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết…

Chương 2: Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết đại dịch AIDS ở châu
Phi hiện nay.
Chương 3: Đánh giá về hợp tác quốc tế trong việc giải quyết đại dịch
AIDS ở châu Phi hiện nay và triển vọng hợp tác.

14


Nguyễn Thị Hằng

Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết…

Lời cảm ơn!
Em xin chân thành cảm ơn Phó giáo sƣ, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hiền đã

hƣớng dẫn, theo dõi, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn, em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Quốc tế học
cũng nhƣ các Thầy, Cô giáo đã giúp đỡ, truyền tải kiến thức để em đạt đƣợc
kết quả này.
Do lĩnh vực nghiên cứu về châu Phi còn khá mới mẻ, mặc dù đã có
những bài viết và công trình nghiên cứu về HIV/AIDS tại châu Phi nhƣng
nghiên cứu về hợp tác quốc tế trong việc giải quyết đại dịch AIDS ở châu Phi
hiện nay là công trình nghiên cứu đầu tiên. Các tài liệu tham khảo chuyên
dụng vẫn rất hạn chế, đa phần chỉ là thông tin. Chính vì vậy, trong buổi bảo
vệ luận văn ngày 24 tháng 12 năm 2010 em đã đƣợc các thầy trong hội đồng
bảo vệ luận văn đóng góp những ý kiến khoa học để luận văn của em đƣợc
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Nguyễn Thị Hằng

15


Nguyễn Thị Hằng

Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết…

CHƢƠNG I: ĐẠI DỊCH AIDS Ở CHÂU PHI HIỆN NAY
1.1. Thực trạng đại dịch AIDS ở châu Phi
Để hiểu rõ hơn về đại dịch AIDS ở châu Phi thì việc tìm hiểu một vài
thông tin cơ bản nhất về đại dịch AIDS trên thế giới là điều cần thiết.
Có thể nói, kể từ khi ca bệnh AIDS đầu tiên đƣợc phát hiện vào đầu
những năm 1980, đến nay đã có khoảng 60 triệu ngƣời trên thế giới nhiễm
HIV và 25 triệu ngƣời chết do HIV/AIDS. Các số liệu dịch tễ học gần đây cho

thấy, sự lây lan của HIV trên phạm vi toàn cầu đạt "đỉnh" vào năm 1996, khi
có tới 3,5 triệu ca mới nhiễm HIV trong một năm. UNAIDS đã thông báo đến
cuối năm 2006 trên thế giới có khoảng 39,5 triệu ngƣời nhiễm HIV đang còn
sống. Đến cuối năm 2008 số ngƣời nhiễm HIV/AIDS đang sống trên thế giới
tiếp tục gia tăng và đạt con số 33,4 triệu ngƣời (dao động trong khoảng từ
31,1 triệu đến 35,8 triệu), tăng 20% so với năm 2000 và tỷ lệ hiện nhiễm
HIV/AIDS ƣớc tính cao gấp 3 lần năm 1990. Nhƣ vậy, trong 12 năm qua
(1996 - 2008) số ca mới nhiễm HIV đã giảm 30% (2,7 triệu ngƣời năm 2008
so với 3,5 triệu vào năm 1996). Theo phân tích của các chuyên gia, tổng số
ngƣời nhiễm HIV còn sống vẫn đang tiếp tục gia tăng là hệ quả của hai tác
động chủ yếu. Một là số ngƣời mới nhiễm HIV hàng năm trên toàn cầu vẫn ở
mức cao. Chỉ tính riêng trong năm 2008, thế giới vẫn có khoảng 2,7 triệu
ngƣời mới nhiễm HIV (con số này năm 2007 là 2,5 triệu). Hai là do kết quả
tích cực của các liệu pháp điều trị kháng vi rút (ARV) làm giảm số ngƣời tử
vong, kéo dài sự sống cho ngƣời bệnh.
Trong khi đó, tổng số ngƣời chết do AIDS trên toàn cầu đạt "đỉnh" vào
năm 2004, khi có tới 2,2 triệu ngƣời bị AIDS cƣớp đi sinh mạng trong năm.
Nhƣ vậy, trong 4 năm (2004-2008), nhờ chăm sóc điều trị tốt, số ngƣời chết
do AIDS đã giảm 10% (2,0 triệu năm 2008 so với 2,2 triệu năm 2004). Để

16


Nguyễn Thị Hằng

Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết…

hiểu thêm về tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS trên thế giới ta có thể tham khảo
bảng thống kê sau:
Bảng 1.1: Số liệu về tình trạng HIV/AIDS hiện nay tại các khu vực trên thế giới

vào thời điểm cuối tháng 11/2009
Ngƣời lớn và trẻ
Vùng

em sống với

Ngƣời lớn và

Tỷ lệ lây

trẻ em mới bị nhiễm phổ

Ngƣời lớn và
trẻ em đã bị

lây nhiễm

biến ở

chết do

HIV

ngƣời lớn*

HIV/AIDS

22,4 triệu ngƣời 1,9 triệu ngƣời

5,2%


1,4 triệu ngƣời

310.000 ngƣời

35.000 ngƣời

0,2%

20.000 ngƣời

3,8 triệu ngƣời

280.000 ngƣời

0.3%

270.000 ngƣời

Đông Á

850.000 ngƣời

75.000 ngƣời

<0,1%

59.000 ngƣời

Châu Đại Dƣơng


59.000 ngƣời

3.900 ngƣời

0,3%

2.000 ngƣời

Mĩ La Tinh

2,0 triệu ngƣời

170.000 ngƣời

0,6%

77.000 ngƣời

240.000

20.000 ngƣời

1,0%

12.000 ngƣời

1,5 triệu ngƣời

110.000 ngƣời


0.7%

87.000 ngƣời

Bắc Mĩ

1,4 triệu ngƣời

55.000 ngƣời

0,4%

25.000 ngƣời

Tây và Trung Âu

850.000 ngƣời

30.000 ngƣời

0,3%

13.000 ngƣời

0,8%

2,0 triệu ngƣời

HIV/AIDS

Châu Phi Cận
Zahara
Bắc Phi và Trung
Đông
Nam và Đông Nam
Á

Caribê
Đông Âu và Trung
Á

Toàn cầu

33,4 triệu ngƣời 2,7 triệu ngƣời

Nguồn: Theo báo cáo của UNAIDS
* Cân đối giữa ngƣời lớn tuổi từ 15-49, những ngƣời đang sống chung với HIV

Theo nhƣ bảng thống kê trên, khu vực châu Phi Cận Sahara với 22,4
triệu ngƣời lớn và trẻ em sống chung với HIV/AIDS (chiếm khoảng 67% tổng
số ngƣời nhiễm HIV trên toàn cầu), do vậy, đây vẫn là khu vực chịu ảnh
hƣởng nặng nề nhất từ đại dịch xuyên thế kỷ, và AIDS là nguyên nhân chính

17


Nguyễn Thị Hằng

Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết…


gây tử vong ở đây. Kế tiếp là khu vực Nam và Đông Nam Á với 3,8 triệu
ngƣời nhiễm HIV, và cuối cùng, khu vực ít chịu ảnh hƣởng nhất là Châu Đại
Dƣơng có 59.000 ngƣời nhiễm HIV.
Hiện nay, thế giới còn gặp phải những thách thức lớn đang tồn tại nhƣ:
Chƣa tới 40% thanh niên có đƣợc kiến thức cơ bản về HIV/AIDS; dƣới 40%
số ngƣời nhiễm HIV biết đƣợc tình trạng nhiễm HIV của mình; còn tới hơn
một nửa (58%) số ngƣời nhiễm HIV cần điều trị nhƣng chƣa đƣợc điều trị; Tỷ
lệ nhiễm HIV/AIDS trong trẻ em là 62%,.v.v...; số ngƣời mới nhiễm HIV vẫn
vƣợt xa số ngƣời đƣợc tiếp cận điều trị; trong năm qua, cứ 2 ngƣời đƣợc điều
trị thì có 5 ngƣời khác mới nhiễm HIV; kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan
đến nhiễm HIV vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi. Đặc biệt, trên thế giới mỗi ngày
có trên 6.800 ngƣời bị nhiễm HIV và trên 5.700 ngƣời bị tử vong vì AIDS.
Nguyên nhân chủ yếu là do số ngƣời này không đƣợc tiếp cận đầy đủ với các
dịch vụ dự phòng và điều trị HIV. Trong những năm gần đây, những nỗ lực
trên toàn cầu trong việc ứng phó với đại dịch AIDS đã có nhiều tiến triển khả
quan, trong đó bao gồm việc gia tăng tiếp cận với các phƣơng pháp điều trị và
các chƣơng trình dự phòng có hiệu quả. Tuy nhiên, cả số ngƣời sống với HIV
và số ngƣời tử vong do AIDS vẫn đang tiếp tục tăng lên từng giờ, từng ngày.
Tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS của châu Phi được cụ thể như sau:
Đầu thập kỷ 1980, tại châu Phi số ngƣời nhiễm HIV/AIDS đƣợc phát
hiện khoảng 1 triệu ngƣời nhƣng đến năm 2001 đã lên tới 28,1 triệu ngƣời.
Chỉ tính riêng năm 2004, gần 3 triệu ngƣời trên thế giới đã chết vì AIDS,
trong đó có hơn 70% là ở châu Phi. Năm 2005 tại châu Phi có 24,5 triệu
ngƣời đang sống cùng với HIV, chiếm 64% tổng số ngƣời sống cùng HIV
trên thế giới, trong đó chủ yếu là phụ nữ. Hiện nay, châu Phi có khoảng 50
triệu ngƣời bị nhiễm HIV/AIDS và đã có hơn 22 triệu ngƣời chết vì căn bệnh
này[37, ]. Có thể đƣa ra một vài con số thống kê để
minh chứng cho tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS cao tại châu Phi: hiện nay, trong

18



Nguyễn Thị Hằng

Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết…

số 13 triệu trẻ em mồ côi trên thế giới bị nhiễm HIV/AIDS thì có 12 triệu trẻ
em ở châu Phi; mỗi ngày ở châu Phi có tới 5.500 ngƣời chết vì HIV/AIDS;
7.700 ngƣời bị lây nhiễm vi rút HIV; 1.400 trẻ sơ sinh bị lây nhiễm qua quá
trình sinh đẻ hoặc qua sữa mẹ [46, http//www.data.org].
Vào thời điểm các nƣớc công nghiệp phát triển trên thế giới đã bắt đầu
cảm thấy yên tâm khi thấy tỷ lệ những ngƣời mới bị nhiễm HIV giảm xuống,
thì châu Phi lại đang trong vòng phong tỏa vì căn bệnh thế kỷ này. Ở các quốc
gia và khu vực khác nhau thì tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS cũng khác nhau.
*) Khu vực châu Phi Cận Sahara
Đây là khu vực luôn chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất từ đại dịch AIDS kể
từ khi phát hiện ra đến nay, số ngƣời chết do HIV/AIDS ở khu vực này mỗi
năm gấp nhiều lần so với số ngƣời chết trong các cuộc chiến tranh của thế
giới. Chỉ chiếm 10% dân số thế giới nhƣng châu Phi Cận Sahara lại có đến 21
nƣớc có tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS cao nhất thế giới (chiếm tới 65% trƣờng hợp
bị nhiễm HIV/AIDS trên toàn cầu). Mặc dù tỷ lệ nhiễm HIV ở nhiều quốc gia
Châu Phi Cận Sahara đang giảm nhƣng chiều hƣớng này chƣa đủ lớn và đủ
mạnh để làm thay đổi tác động toàn cảnh của đại dịch AIDS ở khu vực này.
Năm 2002, trong tổng số 36 triệu ngƣời bị nhiễm virus HIV có 70%
sống tại Châu Phi Cận Sahara [30, ]. Số trẻ em mồ
côi đã chiếm tới 15% tổng số trẻ em ở 11 nƣớc khu vực Xahara. Chỉ riêng tại
Êtiôpi có tới 5 triệu trẻ em mồ côi vì bệnh AIDS trong tổng số 46 triệu dân
của nƣớc này. Ở nhiều nƣớc, cứ năm ngƣời có hai ngƣời nhiễm HIV/AIDS.
Thanh niên độ tuổi từ 15-24 chiếm khoảng một nửa bệnh nhân nhiễm HIV.
Chỉ tính riêng năm 2007, đã có 67% dân số tại khu vực này sống chung với

HIV/AIDS, số lây nhiễm mới là 1,9 triệu ngƣời, gần 60% phụ nữ đang sống
chung với HIV/AIDS. Trẻ em dƣới 15 tuổi lây nhiễm HIV tăng từ 1,6 triệu
em năm 2001 lên 2 triệu em năm 2007, trong đó 90% thuộc về châu Phi Cận
Sahara [61, pp 33], điều này minh chứng cho nhu cầu chƣa đƣợc đáp ứng về

19


Nguyễn Thị Hằng

Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết…

điều trị ARV tại Châu Phi. Tuy nhiên, dịch ở khu vực này có mức độ rất khác
nhau, với tỷ lệ nhiễm HIV ở ngƣời lớn (15-49 tuổi) thay đổi từ dƣới 2% tại
một số nƣớc ở khu vực Sahel đến trên 15% tại hầu hết các nƣớc khu vực miền
nam châu Phi. Do vậy, nơi này đã chiếm gần một phần ba (32%) tổng số các
ca nhiễm HIV mới và ca tử vong vì AIDS trên toàn cầu trong năm 2007. Có
thể đƣa ra một vài con số để so sánh với năm 2001 nhƣ sau: Có 22,5 triệu
ngƣời sống với HIV trong khu vực trong năm 2007 so với 20,9 triệu năm
2001; tỷ lệ nhiễm HIV ở ngƣời lớn (15-49 tuổi) giảm từ 5,8% năm 2001
xuống 5,0% trong năm 2007; có thêm 1,7 triệu ngƣời tại Châu Phi Cận Sahara
đã bị nhiễm HIV trong năm so với 2,2 triệu ca nhiễm mới năm 2001. Nhƣ
vậy, tính đến cuối năm 2007, số ngƣời lớn và trẻ em sống chung với
HIV/AIDS, số ngƣời chết do AIDS, và số lƣợng trẻ em mồ côi sống tại các
quốc gia riêng lẻ tại khu vực châu Phi Cận Sahara đƣợc thể hiện trong bảng
thống kê dƣới đây:
Bảng 1.2: Tình hình lây nhiễm tại các quốc gia khu vực châu Phi Cận Sahara
năm 2007
Đơn vị: nghìn người, (%)
Quốc gia


Số ngƣời sống
với HIV/AIDS

Ngƣời
lớn (1549) %

Phụ nữ nhiễm Trẻ em nhiễm
HIV/AIDS

HIV/AIDS

Số ngƣời
chết vì
AIDS

Trẻ em mồ
côi mắc AIDS

Angola

190,000

2.1

110,000

17,000

11,000


50,000

Benin

64,000

1.2

37,000

5,400

3,300

29,000

Botswana

300,000

23.9

170,000

15,000

11,000

95,000


Burkina Faso

130,000

1.6

61,000

10,000

9,200

100,000

Burundi

110,000

2.0

53,000

15,000

11,000

120,000

Cameroon


540,000

5.1

300,000

45,000

39,000

300,000

160,000

6.3

91,000

14,000

11,000

72,000

200,000

3.5

110,000


19,000

14,000

85,000

<200

<0.1

<100

<100

<100

<100

Cộng hòa Trung
Phi
Tchad
Comoros

20


Nguyễn Thị Hằng

Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết…


Cộng hoà Congo

120,000

3.5

43,000

6,600

6,400

69,000

Côte d'Ivoire

480,000

3.9

250,000

52,000

38,000

420,000

Cộng hòa dân chủ


400,000-

1.2-

210,000-

37,000-

24,000-

270,000-

Congo

500,000

1.5

270,000

52,000

34,000

380,000

Djibouti

16,000


3.1

8,700

1,100

1,100

5,200

Guinea Xích đạo

11,000

3.4

5,900

<1,000

<1,000

4,800

Eritrea

38,000

1.3


21,000

3,100

2,600

18,000

Ethiopia

980,000

2.1

530,000

92,000

67,000

650,000

Gabô

49,000

5.9

27,000


2,300

2,300

18,000

Gambia

8,200

0.9

4,500

<1,000

<1,000

2,700

Ghana

260,000

1.9

150,000

17,000


21,000

160,000

Guinea

87,000

1.6

48,000

6,300

4,500

25,000

Guinée-Bissau

16,000

1.8

8,700

1,500

1,100


6,200

1,500,000-

7.1-

800,000-

130,000-

85,000-

990,000-

2,000,000

8.5

1,100,000

180,000

130,000

1,400,000

Lesotho

270,000


23.2

150,000

12,000

18,000

110,000

Liberia

35,000

1.7

19,000

3,100

2,300

15,000

Madagasca

14,000

0.1


3,400

<500

<1,000

3,400

Malawi

930,000

11.9

490,000

91,000

68,000

560,000

Mali

100,000

1.5

56,000


9,400

5,800

44,000

Mauritania

14,000

0.8

3,900

<500

<1,000

3,000

Mauritania

13,000

1.7

3,800

<100


<1,000

<500

1,500,000

12.5

810,000

100,000

81,000

400,000

Namibia

200,000

15.3

110,000

14,000

5,100

66,000


Niger

60,000

0.8

17,000

3,200

4,000

25,000

Nigeria

2,600,000

3.1

1,400,000

220,000

170,000

1,200,000

Rwanda


150,000

2.8

78,000

19,000

7,800

220,000

Sénégal

67,000

1.0

38,000

3,100

1,800

8,400

Xierra Leone

55,000


1.7

30,000

4,000

3,300

16,000

Somalia

24,000

0.5

6,700

<1,000

1,600

8,800

5,700,000

18.1

3,200,000


280,000

350,000

1,400,000

Kenya

Mozambique

Cộng hoà Nam Phi

21


Nguyễn Thị Hằng

Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết…

Swaziland

190,000

26.1

100,000

15,000


10,000

56,000

Togo

130,000

3.3

69,000

10,000

9,100

68,000

1,000,000

6.7

520,000

110,000

91,000

1,000,000


940,000

5.4

480,000

130,000

77,000

1,200,000

Zambia

1,100,000

15.2

560,000

95,000

56,000

600,000

Zimbabwe

1,300,000


15.3

680,000

120,000

140,000

1,000,000

22,000,000

5.0

12,000,000

1,800,000

1,500,000

11,600,000

Uganda
Cộng hoà thống
nhất Tanzania

Tổng khu vực
châu Phi Cận
Sahara


Chú ý: - Ngƣời lớn tại ở đây đƣợc định nghĩa là những ngƣời đàn ông và phụ nữ
trên 15 tuổi. Trẻ em đƣợc định nghĩa là ngƣời dƣới 15 tuổi
Nguồn: UNAIDS, 2007

Các số liệu thống kê đƣợc đƣa ra ở đây xuất phát từ hai nghiên cứu về
sự lây nhiễm phổ biến, trong đó đƣa ra ƣớc lƣợng có bao nhiêu ngƣời đang
sống với HIV ở Nam Phi, và hai báo cáo đƣợc đƣa ra về cái chết do AIDS gây
ra. Ở nghiên cứu thứ nhất xem xét các dữ liệu từ các phòng khám thai hàng
năm và sử dụng nó để ƣớc tính tỷ lệ nhiễm HIV trong phụ nữ mang thai.
Nghiên cứu thứ hai là dựa trên “Báo cáo của quốc gia Nam Phi về tỷ lệ nhiễm
HIV, tác động của HIV, cách ứng xử và sự tuyên truyền về HIV năm 2008".
Trong cuộc khảo sát này, một mẫu ngƣời đã đƣợc chọn làm đại diện cho dân
số nói chung. Trong số những ngƣời đủ điều kiện, 64% đồng ý để cho một
mẫu máu để xét nghiệm HIV nặc danh. Bản báo cáo có chứa các ƣớc tính về
tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm khác nhau của ngƣời dân, bắt nguồn từ mẫu
dân số nói chung này. Hai nghiên cứu về sự phổ biến trên đã cung cấp một
hình ảnh rõ ràng hơn về đại dịch của Nam Phi.
Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2008, tại châu Phi Cận Sahara có
22,4 triệu ngƣời lớn và trẻ em đã và đang sống chung với HIV tại châu Phi
Cận Sahara. Cũng trong năm này, đã có 1,4 triệu ngƣời châu Phi bị chết vì

22


×