Tải bản đầy đủ (.pdf) (213 trang)

(Luận án tiến sĩ) Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.99 MB, 213 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐÀM THỊ TẤM

TỔ CHỨC BẢN CỦA NGƢỜI NÙNG PHÀN SLÌNH
Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

Hà Nội, 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐÀM THỊ TẤM

TỔ CHỨC BẢN CỦA NGƢỜI NÙNG PHÀN SLÌNH
Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Nhân học
Mã số: 9 31 03 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC THANH
PGS.TS. LÂM BÁ NAM

Hà Nội, 2020




LỜI CAM ĐOAN
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những tư liệu và số liệu trong luận án là
trung thực do tôi thực hiện. Đề tài nghiên cứu và các kết luận chưa được ai công bố.
Tác giả luận án

Đàm Thị Tấm

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án tiến sĩ “Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban lãnh đạo trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, Viện Hàn
lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện về thời gian, lịch công tác để tôi
hoàn thành luận án.
Khoa Dân tộc học/Nhân học thuộc Học viện Khoa học Xã hội đã giúp tôi
trong quá trình học tập và hoàn thành các thủ tục của khóa đào tạo.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới UBND huyện Đồng Hỷ và UBND các xã
(Hòa Bình, Tân Long, Văn Hán và Văn Lăng), cán bộ và nhân dân các bản thuộc
các xã khảo sát của luận án, đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tận tình cho tôi trong
suốt thời gian điền dã để lấy tư liệu viết luận án từ năm 2013 đến hết 2019.
Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã khích lệ, động viên, tạo điều kiện
tốt nhất cho tôi khi thực hiện luận án.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Ngọc
Thanh và PGS.TS. Lâm Bá Nam, đã tận tình chỉ bảo tôi trong việc định hướng
nghiên cứu, tiếp cận lý thuyết và phương pháp nghiên cứu, thu thập tư liệu và hiện
thực hóa các ý tưởng khoa học, để tôi hoàn thành luận án này./.

Xin trân trọng cám ơn!
Tác giả luận án

Đàm Thị Tấm

ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DTTS

Dân tộc thiểu số

NCS

Nghiên cứu sinh

Nxb

Nhà xuất bản

PGS

Phó giáo sư

PL

Pháp luật

PVS


Phỏng vấn sâu



Quyết định

TDĐKXDĐSVH

Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

TP

Thành phố

Tr

Trang

TS

Tiến sĩ

TTg

Thủ tướng

UBND

Uỷ ban nhân dân


UBTVQH

Uỷ ban thường vụ Quốc hội

iii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT VÀ TỘC NGƢỜI NGHIÊN CỨU.......................................................... 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 8
1.2. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................. 16
1.3. Khái quát về huyện Đồng Hỷ và người Nùng Phàn Slình .......................... 24
1.4. Khái quát về các điểm nghiên cứu............................................................... 39
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM, CẤU TRÖC BẢN CỦA NGƢỜI NÙNG PHÀN
SLÌNH ...................................................................................................................... 44
2.1. Một số tiêu chí phân loại bản ...................................................................... 44
2.2. Tên gọi của bản ............................................................................................ 45
2.3. Nguyên tắc lập bản ...................................................................................... 48
2.4. Tổ chức không gian của bản ........................................................................ 50
2.5. Thành phần dân cư trong bản ...................................................................... 58
Chƣơng 3: CÁC THIẾT CHẾ VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BẢN............. 73
3.1. Sở hữu và sử dụng đất đai ........................................................................... 73
3.2. Hình thức quản lý bản ................................................................................. 84
3.3. Quan hệ cộng đồng trong bản .................................................................... 105
3.4. Mối quan hệ giữa bản người Nùng Phàn Slình với bản của dân tộc
khác .................................................................................................................. 112
Chƣơng 4: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI CỦA

BẢN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ................................................................ 116
4.1. Những yếu tố tác động đến biến đổi bản ................................................... 116
4.2. Xu hướng biến đổi ..................................................................................... 128
4.3. Một số vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay .......................................... 135
4.4. Một số khuyến nghị và giải pháp .............................................................. 143
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 148
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ........................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 152

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng nhà sàn ở các điểm nghiên cứu năm 2018 ................................57
Bảng 2.2. Số hộ, số người và quy mô gia đình ở 11 bản người Nùng Phàn
Slình năm 2018...............................................................................................60
Bảng 3.1: Tình hình địa chủ và phú nông các dân tộc thiểu số các huyện Đại
Từ, Định Hóa, Phú Lương, Đồng Hỷ và Võ Nhai .........................................76
Bảng 3.2: Diện tích ruộng đất thuộc quyền sử dụng của một số hộ người Nùng
Phàn Slình ở bản Cầu Mai, xã Văn Hán năm 1993........................................80
Bảng 3.3: Diện tích ruộng đất thuộc quyền sử dụng của một số hộ người Nùng
Phàn Slình ở bản La Đùm, xã Văn Hán năm 1993 ........................................81
Bảng 3.4: Diện tích ruộng đất thuộc quyền sử dụng của một số hộ người Nùng
Phàn Slình ở bản Ba Đình xã Tân Long năm 1993 ........................................82
Bảng 3.5. Diện tích ruộng đất thuộc quyền sử dụng của một số hộ người Nùng
Phàn Slình ở bản Đồng Mẫu, xã Tân Long năm 1993 ...................................82
Bảng 3.6: Diện tích ruộng đất thuộc quyền sử dụng của một số hộ người Nùng
Phàn Slình ở bản Làng Mới, xã Tân Long năm 1993 ....................................83

v



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ % các dòng họ ở bản Tân Đô .......................................................67
Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ % các dòng họ ở bản Đồng Vung.................................................67
Biểu đồ 2.3: Tỉ lệ % các dòng họ ở bản Ba Đình ......................................................68
Biểu đồ 2.4: Tỉ lệ % các dòng họ ở bản Đồng Mẫu ..................................................68
Biểu đồ 2.5: Tỉ lệ % các dòng họ ở bản Đồng Mây ..................................................69
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ % các dòng họ ở bản Làng Mới ..................................................69
Biểu đồ 2.7: Tỉ lệ % các dòng họ ở bản La Đùm ......................................................70
Biểu đồ 2.8: Tỉ lệ % các dòng họ ở bản Khe Quân ...................................................70

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tổ chức bản (làng) đóng một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa - xã
hội của các tộc người thiểu số ở trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam. Đó là
chiếc nôi mà mỗi con người được sinh ra, lớn lên và hòa nhập cùng cộng đồng; nơi
họ được bao bọc, chở che, nuôi dưỡng và gắn bó qua bao năm tháng cuộc đời. Bản
thể hiện tính cộng đồng và tính tự quản, hàm chứa các giá trị nhân văn sâu sắc, góp
phần gìn giữ những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của tộc người thông qua
việc duy trì phong tục tập quán, hương ước, quy ước và những quy định bất thành
văn. Bản có vai trò gắn kết các thành viên trong cộng đồng lại với nhau thành một
khối thống nhất, bền chặt trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển; là không
gian văn hóa chứa đựng tinh thần cộng cảm, cộng mệnh giữa con người với nhau.
Nhà nối tiếp nhà, bản nối tiếp bản tạo thành một tổng thể không gian hài hòa giữa
thiên nhiên - đất trời - con người.
Trải qua một quá trình lịch sử và văn hóa lâu dài, tổ chức bản của các tộc

người thiểu số nhìn chung đã trải qua nhiều thay đổi, đặc biệt là trong thế kỷ XX thời đại của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước, và thế kỷ XXI
- thời đại của toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển. Trong bối cảnh giao lưu, giao
thoa, tiếp biến văn hóa được đẩy mạnh, cùng với sự tác động của các chủ trương,
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tổ chức bản đang ngày càng chuyển
dịch theo hướng hiện đại, từ tên gọi, quy mô, cấu trúc cho đến các quan hệ xã hội,
phong tục tập quán xoay quanh nó. Những thay đổi này phần nào đã phù hợp với sự
vận động tất yếu của lịch sử, với yêu cầu của công cuộc Đổi mới; mặt khác cũng
tiềm ẩn nhiều vấn đề cần phải suy nghĩ về quản trị xã hội và công tác văn hóa.
Tỉnh Thái Nguyên có nhiều nhóm Nùng có nguồn gốc từ các tỉnh lân cận như
Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang... Riêng nhóm Nùng Phàn Slình chủ yếu có
nguồn gốc từ vùng Bình Gia, Văn Quan, Cao Lộc (Lạng Sơn), hiện nay cư trú ở Võ
Nhai, Đồng Hỷ và Đại Từ [105, tr.527 - 528]. Theo Kết quả sơ bộ của cuộc Tổng
điều tra dân số và nhà ở tháng 7/2019, dân số toàn tỉnh Thái Nguyên là 1.286.751

1


người, các dân tộc khác là 384.379 người. Dân số toàn huyện Đồng Hỷ là 90.709
người, trong đó dân tộc Nùng có 17.178 người chiếm 18,93% dân số.
Trước những thuận lợi và khó khăn của thời cuộc, bản của người Nùng Phàn
Slình ở Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cũng có những vấn đề cần phải xem xét trong
xu thế phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội hiện nay của đất nước. Bản truyền thống
không đơn thuần chỉ chứa những yếu tố cũ, lạc hậu, mà còn có những yếu tố văn
hóa tích cực góp phần quan trọng vào việc xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Làm thế nào để đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào phát triển đi lên mà vẫn giữ
được những nét văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa riêng vốn có của dân tộc mình
là một điều rất cấp thiết trong thời điểm hiện nay. Chính vì vậy, nghiên cứu về bản
của người Nùng, cụ thể là bản của người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ tỉnh
Thái Nguyên là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Bên cạnh đó, tính cho đến thời điểm này, vấn đề bản của người Nùng Phàn

Slình ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu
nào, các công trình nghiên cứu về người Nùng trước đó chủ yếu về các lĩnh vực: nhà
cửa, trang phục, ẩm thực, tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội… Việc đi sâu tìm hiểu tổ chức
bản của người Nùng Phàn Slình sẽ góp phần bổ sung khoảng trống học thuật đó.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Từ nguồn tài liệu điền dã Dân tộc học - Nhân học, luận án chỉ rõ đặc điểm và
vai trò của bản người Nùng Phàn Slình truyền thống và biến đổi.
- Phân tích vai trò, vị trí của bản trong xây dựng nông thôn mới và phát triển
kinh tế của địa phương.
- Chỉ ra những yếu tố tác động đến sự biến đổi của tổ chức bản truyền thống
của người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Giới thiệu tổng quan tình hình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước và
trong nước về làng/bản; vận dụng một số lý thuyết và các khái niệm liên quan đến
nội dung luận án.

2


- Chỉ rõ nguồn gốc tộc người, lịch sử cư trú của người Nùng Phàn Slình,
những đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội và khái quát địa bàn nghiên cứu.
- Nghiên cứu hình thức cư trú, cấu trúc và các mối quan hệ xã hội của bản
truyền thống và biến đổi.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là tổ chức bản của người Nùng Phàn
Slình, bao gồm các nội dung: đặc điểm cư trú, cấu trúc bản và các mối quan hệ xã
hội truyền thống và biến đổi.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: luận án tập trung nghiên cứu sâu tại các xã Hòa Bình,
Tân Long, Văn Hán và Văn Lăng, đây là những địa phương có nhiều người Nùng
Phàn Slình sinh sống trên địa bàn huyện Đồng Hỷ. Sau khi di cư đến Thái Nguyên,
về cơ bản họ đã định cư ổn định ở những nơi này, không có nhiều sự dịch chuyển
dân cư đáng chú ý.
Phạm vi thời gian: Trước năm 1945 và từ sau năm 1945 đến nay (2019). NCS
chọn mốc thời điểm này để xem xét sự biến đổi của bản người Nùng Phàn Slình. Bởi
vì sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (sau
này là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã xóa bỏ hệ thống quản lý hành chính
của Nhà nước phong kiến Việt Nam và của chính quyền thực dân Pháp, từng bước
thay thế bằng hệ thống quản lý hành chính và dân cư mới, đồng thời đặt tổ chức bản theo một cách nửa chính thức - dưới sự quản lý của hệ thống đó cùng với những tên
gọi và phương thức tự quản mới.
Thực ra thì tổ chức bản cũng chứng kiến sự thay đổi khá lớn qua một số mốc
lịch sử của đất nước. Nhìn chung, thời điểm năm 1945 tổ chức bản chịu sự chi phối
rất lớn của các tổ chức chính trị - xã hội như Đảng, chính quyền, mặt trận. Bản trở
nên mờ nhạt trong thời kỳ tổ chức hợp tác xã bậc cao và mở rộng hợp tác xã trên
phạm vi cả nước (1960 - 1986). Từ Đổi mới đến nay, đặc biệt là từ năm 1995, tính
tự quản của bản lại được đề cao với sự nổi lên của vai trò trưởng xóm thay thế cho
chủ nhiệm hợp tác xã.

3


Hơn nữa, trong các tài liệu lịch sử và dân tộc học, bản của người Nùng (và
thiết chế làng bản của các tộc người ở Việt Nam nói chung) thường được mô tả dưới
góc nhìn truyền thống. Điều này ít nhiều tạo sự thuận tiện cho NCS khi liên hệ so
sánh giữa bản truyền thống với bản hiện đại.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án được trình bày và biện giải theo quan điểm duy vật biện chứng và

duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin trong khảo tả, phân tích về vấn đề cấu
trúc bản, tổ chức xã hội của bản.
Bên cạnh đó, Luận án còn dựa trên những quan điểm của Đảng và Nhà nước
thể hiện qua việc xây dựng thiết chế mới, trên cơ sở kế thừa những giá trị trong thời
kì cách mạng và xây dựng nông thôn mới.
Ngoài ra, luận án còn kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các nhà dân
tộc học trên thế giới và của Việt Nam về nghiên cứu làng, bản của các dân tộc thiểu
số nói chung và người Nùng nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, NCS vận dụng một số
phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như: phương pháp điền dã Dân tộc học,
phương pháp so sánh, phương pháp biểu đồ, phương pháp thu thập, tổng hợp và
khai thác tài liệu thứ cấp. Trong đó, phương pháp điền dã Dân tộc học là chủ yếu
với các hình thức sau:
- Quan sát, quan sát tham dự: NCS đã quan sát trực tiếp nguồn tài nguyên,

nguồn nước, khu vực sản xuất, nơi chăn thả gia súc, nghĩa địa, rừng ma... Đồng
thời tham gia vào các hoạt động của người dân ở địa bàn nghiên cứu như: lễ tết, hội
hè, đám cưới, sinh nhật, tang ma, họp bản, họp phường…
- Phỏng vấn sâu: NCS cũng thực hiện phỏng vấn sâu các đối tượng là cán bộ
cấp xã, thầy cúng, già làng, trưởng bản, nghệ nhân, cán bộ hưu trí và người dân về
các mối quan hệ gia đình, gia tộc và liên bản. Tuỳ từng đối tượng mà NCS phỏng
vấn những chủ đề liên quan đến luận án. Với những người già, cán bộ hưu trí, NCS
phỏng vấn sâu về nguồn gốc và quá trình di cư của các dòng họ khi đến mảnh đất

4


này sinh sống; các quy ước trong bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, an ninh trật
tự; sử dụng nước và bảo vệ rừng đầu nguồn; tên bản, cách đặt tên cho bản, ranh giới

bản, liên bản; Những vấn đề nảy sinh sau khi người Nùng Phàn Slình đến lập
nghiệp. Ngoài ra, nguồn gốc về ruộng đất, sở hữu ruộng đất và một số vấn đề khác
cũng được NCS tham khảo ý kiến của những đối tượng này.
Để tìm hiểu về các Chương trình, Dự án đã và đang được thực hiện tại địa
bàn nghiên cứu, NCS phỏng vấn cán bộ các cấp và người dân địa phương với nhiều
câu hỏi mở. Trong đó, Chương trình xây dựng nông thôn mới được NCS tập trung
hỏi kỹ hơn, vì đây là chính sách có tác động trực tiếp đến đời sống của người dân,
làm cho bản hoàn toàn thay đổi so với truyền thống. Mỗi cuộc phỏng vấn sâu
thường kéo dài khoảng một giờ.
- Thảo luận nhóm: trong quá trình điền dã một số buổi thảo luận nhóm đã
được NCS thực hiện. Để có được thông tin đa chiều, NCS chia đối tượng phỏng vấn
thành 4 nhóm khác nhau: nhóm nam giới; nhóm phụ nữ; nhóm hỗn hợp nam, nữ;
nhóm cán bộ các cấp, mỗi nhóm có từ 6 đến 8 người. Nội dung thảo luận nhóm
hướng vào từng chủ đề cụ thể liên quan đến lịch sử cư trú, hình thức quản lý bản,
quy ước bản, tổ chức hàng phường, sự biến đổi của bản và những vấn đề đặt ra...
Mỗi cuộc thảo luận nhóm thường kéo dài khoảng hai giờ. Qua trao đổi, nhiều ý kiến
của người dân đã gợi mở để NCS đưa ra các đánh giá, đề xuất biện pháp nhằm phát
huy các yếu tố tích cực cũng như hạn chế các yếu tố tiêu cực trong tổ chức bản của
người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Phương pháp biểu đồ: NCS sử dụng biểu đồ dạng hình cột nhằm biểu thị tỉ
lệ để thấy được sự khác nhau giữa các dòng họ ở các điểm nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập, tổng hợp và khai thác tài liệu thứ cấp: NCS thu
thập số liệu, tài liệu thứ cấp ở UBND các xã, UBND huyện Đồng Hỷ, Trung tâm
lưu trữ, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Tỉnh uỷ, tỉnh Thái Nguyên và Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên… Nhờ
những nguồn tài liệu này, NCS có được sự nhìn nhận và đánh giá về bức tranh đời
sống kinh tế - văn hóa - xã hội qua từng năm, từng thời kì lịch sử.

5



Bên cạnh đó, tác giả cũng có tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong
ngành Nhân học nhằm bổ sung, hoàn thiện các kiến thức còn thiếu trong quá trình
hoàn thiện luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án có những đóng góp chủ yếu sau:
- Trên cơ sở nghiên cứu về bản của người Nùng Phàn Slình, luận án trình bày
một cách toàn diện về tổ chức bản truyền thống và hiện đại ở một huyện miền núi
của tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới hiện nay.
- Góp phần làm rõ cấu trúc, vai trò và chức năng của tổ chức bản trong cộng
đồng người Nùng Phàn Slình và mối quan hệ của họ với một số dân tộc khác sống
trên cùng một địa bàn cư trú.
- Chỉ ra một số yếu tố tác động và xu hướng biến đổi trong tổ chức bản của
người Nùng Phàn Slình, huyện Đồng Hỷ, góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc trong quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận án đã phân tích tổ chức bản - một loại hình thiết chế xã hội ở vùng
trung du miền núi Việt Nam từ truyền thống đến biến đổi.
- Xác định các Lý thuyết Không gian xã hội, Lý thuyết Biến đổi xã hội để
làm nổi bật những luận điểm nghiên cứu về tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình
ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái nguyên.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của luận án, góp phần bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống tốt
đẹp cho quá trình xây dựng nông thôn mới, đồng thời nâng cao đời sống văn hóa ở
người Nùng Phàn Slình trong bối cảnh công nghiệp hóa, toàn cầu hóa hiện nay.
- Cung cấp các luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc hoạch định những chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần bảo tồn và phát huy những
yếu tố văn hóa tích cực của bản trong quá trình phát triển kinh tế - văn hóa - xã
hội ở địa phương.


6


7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần nội dung
chính của Luận án được trình bày trong 4 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và tộc ngƣời
nghiên cứu
Chƣơng 2: Đặc điểm, cấu trúc bản của ngƣời Nùng Phàn Slình
Chƣơng 3: Các thiết chế và quan hệ xã hội trong bản
Chương 4: Những yếu tố tác động, xu hướng biến đổi của bản và một số
vấn đề đặt ra

7


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỘC NGƢỜI NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu về làng/bản là vấn đề được quan tâm của giới khoa học từ rất
sớm, trong đó có sự tham gia của các nhà khoa học Dân tộc học/Nhân học, Xã hội
học, Chính trị học, Sử học… Từ thế kỷ XVII, XVIII đề tài làng ở Việt Nam đã
được các học giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu, trong các kho tư liệu của công
ty Đông Ấn, Anh, Hà Lan, Pháp... còn lưu giữ khá nhiều tư liệu về làng ở Việt Nam
do các thương nhân phương Tây biên soạn như Mô tả vương quốc Đàng ngoài của
S.Baron [85], Lịch sử Đàng ngoài của Richard [41], Vương quốc Đàng ngoài, hành
trình và truyền giáo của A.de Rhodes [1], Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ của

Pierre Gourou [73]. Nhìn chung, các cuốn sách này mới chỉ tập trung ghi chép một
số vấn đề về làng xã Việt Nam.
Với chủ đề làng/bản hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ở nước
ngoài như Katherine D. Blair có Four Villages: Architecture in Nepal (Kiến trúc ở
Nepal, nghiên cứu đời sống của 4 làng) với 67 trang, tác giả đã giới thiệu về địa lí,
khí hậu, các hình thức định cư, sự đa dạng dân tộc và các chủ đề liên quan [128].
Tìm hiểu về đời sống của những người dân trong làng có công trình Studies of
Okinawan Village Life (Nghiên cứu về đời sống làng Okinawan) của Clarence J.
Glacken. Trong đó, tác giả đã mô tả, phân tích sâu về làng ở Okinawa với nhiều tư
liệu sinh động giúp cho người đọc có được những thông tin hữu ích về đời sống của
những người dân địa phương. Clarence đã giới thiệu ba loại hình cư trú đại diện cho
làng Okinawan là: cư trú theo cụm, mật tập và cư trú rải rác. Hàng loạt các chủ đề
được tác giả giới thiệu: công nghệ, hệ thống gia đình, các ảnh hưởng thời chiến tranh,
các hoạt động trợ cấp, vòng đời và tôn giáo [131].
Cũng hướng nghiên cứu trên, năm 1973, Lemoine Jacques xuất bản Một làng
Hmông Xanh ở Thượng Lào. Tác phẩm này đã mô tả chi tiết và cụ thể tổ chức xã

8


hội của người Hmông Xanh. Theo đó, các nóc nhà được coi là tế bào kinh tế, việc
trao đổi buôn bán, tích lũy vốn và phân hóa xã hội, cho vay và nợ nần thông qua
đồng Kíp - đồng tiền Lào hiện hành được phân tích rõ ràng, cụ thể. Vai trò xã hội
của các thành viên trong gia đình, dòng họ được nghiên cứu một cách sâu sắc [42].
Về không gian làng/bản, trong Không gian xã hội vùng Đông Nam Á, năm
1997, Georges Condominas đã mô tả từng chi tiết nhỏ nhất của làng Sar Luk, từ sản
xuất cho đến sinh hoạt tín ngưỡng được mô tả như một chu kì khép kín, tuần tự.
Nghiên cứu của ông mang cả chiều cạnh không gian và thời gian. Tuỳ thuộc vào đặc
điểm lịch sử, đặc điểm kinh tế và xã hội mà nó có những biên độ khác nhau [32].
Nghiên cứu về xu hướng phát triển của làng có Developing village India: Studies

in village problems (Làng đang phát triển ở Ấn Độ: Nghiên cứu các vấn đề về làng xã)
của Mohinder Singh Randhawa. Theo tác giả, hai lĩnh vực kinh tế và văn hóa có sự tác
động hỗ trợ nhau trong quá trình phát triển của làng. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu khá
rộng, mang tính khái quát, không đi sâu cụ thể từng làng riêng biệt [133].
Ngoài ra, còn có The Village Concept in the Transformation of Rural
Southeast Asia (Khái niệm làng trong quá trình chuyển đổi ở vùng nông thôn Đông
Nam Á) do Christer Gunnarsson và Mason C. Hoadley đồng tác giả trình bày sự
phát triển nhanh chóng của làng tại các nước Indonesia, Malaysia và Thái Lan, gồm
4 phần: Phần một, tác giả cho rằng, làng là một sự sáng tạo của nhà nước thuộc địa.
Phần hai, chỉ ra nguyên nhân làm suy yếu các ngôi làng và giải pháp khắc phục.
Phần ba, tập trung nghiên cứu các ngôi làng ở Thái Lan và phần cuối đề cập các
chính sách của nhà nước tác động tới đời sống của những người dân sống trong
những ngôi làng ấy [129].
Nhìn chung, các công trình kể trên đều nghiên cứu về làng với cách tiếp cận Sử
học, Dân tộc học/Nhân học. Nét nổi bật là sự đa dạng về hình thức tổ chức, không gian
xã hội và sự phát triển của mỗi làng phụ thuộc vào điều kiện địa lý, hoàn cảnh lịch sử,
văn hóa, xã hội của mỗi đất nước. Qua đó, cũng thấy được những đặc trưng văn hóa
riêng của mỗi dân tộc ở mỗi quốc gia. Điều này góp phần định hướng cho NCS tìm
hiểu về tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

9


1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.2.1. Các công trình nghiên cứu về làng người Việt và làng/ bản ở các dân
tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Nghiên cứu về làng Việt xuất hiện từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, đó là các
công trình của Phan Kế Bính với Việt Nam phong tục [14]; Ngô Tất Tố với Việc
làng [106]; các bài báo của Hoàng Đạo đăng trong tập Bùn lầy nước đọng trên tạp
chí Phong hóa [25]. Trong khoảng vài chục năm trở lại đây, hàng loạt các tác phẩm

của các học giả Việt Nam nghiên cứu tổng quan về làng xã đã được công bố, tiêu
biểu là các cuốn sách: Xã thôn Việt Nam của Nguyễn Hồng Phon[74], các bộ Nông
thôn Việt Nam trong lịch sử (1977, 1978) [121], Nông dân và nông thôn Việt Nam
thời cận đại do Viện Sử học biên soạn (1990, 1991) [122], Cơ cấu tổ chức của làng
Việt cổ truyền ở Bắc Bộ của Trần Từ [110], cùng rất nhiều sách, bài, tạp chí theo các
chuyên đề, như Hương ước và quản lý làng xã của Bùi Xuân Đính [28], Làng Việt
Nam, một số vấn đề kinh tế, xã hội và văn hoá của Phan Đại Doãn (1992, 2000)
[20], Một số làng buôn ở đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ XVII – XIX của Nguyễn Quang
Ngọc, [64], Hành trình về làng Việt cổ [29], Làng nghề thủ công huyện Thanh Oai truyền thống và biến đổi của Bùi Xuân Đính [30]; Phan Đại Doãn, Làng Việt Nam
đa nguyên và chặt [21]; Diệp Đình Hoa, Nguyễn Văn Bàng, Nguyễn Quang Nghị,
Nguyễn Cao Sơn, Làng Nguyễn: Tìm hiểu làng Việt [35]; Nguyễn Quang Ngọc, Một
số vấn đề làng xã Việt Nam [65].
Nghiên cứu về bản của các dân tộc thiểu số, có thể đề cập tới một số công
trình sau đây:
Năm 1993, Cầm Trọng và Nguyễn Ngọc Thanh giới thiệu Làng bản của các
dân tộc thiểu số miền núi miền Bắc Việt Nam trên Tạp chí Dân tộc học số 2. Các tác
giả cho rằng, làng bản là một khái niệm mới biểu thị nhận thức của người Việt Nam
về đất nước và con người. Đồng thời đưa ra cách phân loại làng bản theo vùng địa lí
cư dân và loại hình kinh tế - xã hội truyền thống [94].
Bàn về sự hình thành và điều kiện thành lập bản có Báo cáo điền dã dân tộc
học Bản Tày của Phương Bằng. Trong nghiên cứu này, tác giả đưa ra điều kiện cần

10


và đủ để đi đến kết định thành lập bản, đất ruộng và nước tưới là điều kiện tiên
quyết. Chính điều kiện cư trú và canh tác là nguyên nhân tạo ra những bản Tày có
cá tính riêng, như: nền kinh tế nhỏ mang nặng tính tự cấp tự túc và quan hệ giữa các
bản và hệ thống chợ tạo nên sự trao đổi mua bán giữa các cư dân trong vùng [9].
Nghiên cứu về bản và các thiết chế xã hội của các dân tộc thiểu số ở miền

núi phía Bắc, tác giả Nguyễn Ngọc Thanh đã có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí
chuyên ngành như: Làng bản và nghi lễ của người Dao Đỏ ở một xã miền núi [80];
Làng của người Hmông ở Việt Nam [96]; Làng bản của người Dao Quần Chẹt ở
Phú Thọ [97]; Một số đặc điểm về thiết chế làng bản của người Hà Nhì ở miền núi
phía Bắc Việt Nam [98]; Một số đặc điểm làng bản của người Cao Lan ở Vĩnh Phúc
[99]; Thiết chế bản của người Dao [101]. Nhìn chung, các bài viết này đã chỉ ra một
số đặc điểm cơ bản của tổ chức bản truyền thống trên các khía cạnh: ý nghĩa của tên
bản, không gian sinh tồn, bộ máy tự quản, quy ước… Tuy nhiên, những yếu tố tác
động và nguyên nhân biến đổi còn chưa được tác giả quan tâm đúng mức.
Nghiên cứu về đặc điểm làng bản, Hoàng Bé và Hoàng Minh Lợi có bài
Làng bản của người Tày đăng trên Tạp chí Dân tộc học số 4 đề cập tới nhà cửa, việc
thờ cúng thần Cốc bản và Thổ công, tổ chức gia đình, tổ chức xã hội, sinh hoạt lễ
nghi, và các quan hệ đạo đức xã hội, đồng thời nêu ra những vấn đề cấp bách cần
được giải quyết trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, xây dựng nông thôn mới đối
với các làng bản người Tày ở Bắc Kạn [12].
Cũng theo hướng nghiên cứu trên, trong cuốn Hôn nhân và gia đình các dân
tộc Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam, Đỗ Thúy Bình cho rằng bản người Tày, Nùng,
Thái đều nằm dưới các chân núi, sườn đồi. Số lượng nhà cửa trong một bản khá lớn,
đôi khi đạt và vượt quá trăm nóc. Người Tày, Thái sống ở nhà sàn, còn người Nùng
tùy từng nơi vừa sống ở nhà sàn, vừa sống ở nhà nền đất. Tuy nhiên, tác giả chưa đi
sâu phân tích chi tiết đặc điểm bản của tộc người nghiên cứu [13].
Nghiên cứu về không gian cư trú làng bản có thể đề cập đến hai luận văn
thạc sĩ lịch sử của Trần Văn Quyền Làng bản cổ truyền của dân tộc Tày ở huyện Võ
Nhai Thái Nguyên [97] và Triệu Quỳnh Châu Làng bản của người Tày ở huyện

11


Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng [16]. Ở cả hai công trình đã tập trung giới thiệu không
gian sinh tồn, cơ cấu tổ chức, những đặc trưng và vai trò của bản trong lịch sử,

những thay đổi của làng/bản người Tày từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Bàn về sự biến đổi của làng/bản cũng có một số bài viết như Làng Dao ở Ba
Bể Cao Bằng [87]; Thôn làng người Dao ở nước ta hiện nay: những biến đổi và vấn
đề đặt ra [88] của Lý Hành Sơn. Hai bài viết này bước đầu chỉ rõ đặc trưng văn hóa
của thôn làng người Dao, đại diện cho hình thức cư trú vùng rẻo cao.
Nhìn chung, nghiên cứu về tổ chức bản của các dân tộc thiểu số ở miền núi
phía Bắc từ sau Đổi mới 1986 đến nay đã có một số công trình được công bố,
nhưng tập trung chủ yếu ở các dân tộc Tày, Thái, Mường, Dao, Hà Nhì... Bên cạnh
những ưu điểm, các công trình nêu trên bộc lộ một số hạn chế sau:
- Chủ yếu trình bày truyền thống, ít chú ý đến quá trình biến đổi bản và sự
thay đổi của mô hình quản lý bản qua từng giai đoạn lịch sử, nhất là từ sau Đổi mới
(1986) đến nay.
- Chưa chú ý đến vai trò, vị trí của bản trong công cuộc xây dựng nông thôn
mới ở vùng miền núi, dân tộc thiểu số.
1.2.2.2. Các công trình nghiên cứu về người Nùng và người Nùng Phàn Slình
Cho đến nay đã có rất nhiều công trình về người Nùng: Lã Văn Lô, Đặng
Nghiêm Vạn, Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam [48];
Viện Dân tộc học, Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Bắc) [120]; Lã
Văn Lô, Hà Văn Thư, Văn hóa Tày, Nùng [49]; Hoàng Hoa Toàn, Nguồn gốc lịch sử
các tộc người Tày, Nùng ở Việt Nam, Tạp chí Dân tộc học số 2 [93].
Từ năm 1986 đến nay, đất nước có nhiều biến đổi về lĩnh vực kinh tế - xã
hội, đã làm cho nhiều yếu tố văn hóa truyền thống dần mất đi thay vào đó xuất hiện
nhiều yếu tố văn hóa mới tác động đến cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số trên
khắp cả nước. Năm 1992, Viện Dân tộc học xuất bản công trình Các dân tộc Tày,
Nùng ở Việt Nam, trong đó các lĩnh vực kinh tế, văn hóa vật chất, tổ chức xã hội, tín
ngưỡng - tôn giáo, ngôn ngữ và văn học dân gian của hai dân tộc Tày, Nùng được
trình bày tỉ mỉ, cụ thể [117].

12



Cùng thời gian trên, sách Dân tộc Nùng ở Việt Nam của Hoàng Nam được
xuất bản. Đây là chuyên khảo đầu tiên mô tả về hoạt động kinh tế, vật chất, sinh
hoạt tinh thần và tập quán của người Nùng. Bàn về bản, tác giả nhấn mạnh bản là
một đơn vị xã hội cơ sở. Bao trùm các mối quan hệ của bản là quan hệ địa vực,
quan hệ dân tộc, quan hệ kinh tế, quan hệ văn hoá [59].
Tìm hiểu về đặc trưng của làng bản, Đàm Thị Uyên có bài Văn hóa dân tộc
Nùng ở Cao Bằng. Tác giả cho rằng: “Làng bản thường được lập trên những nơi đất
chạy quanh chân đồi, chân núi, ven sông suối, trên những gò đất hay mô đất thấp...
ở những nơi quang đãng dựa vào lưng núi vào đồi, đằng trước là bồn địa đất đai
màu mỡ từ lâu và được khai khẩn thành ruộng đồng” [111, tr.94]. Với nhận xét này,
NCS cũng có thêm được nguồn tư liệu để so sánh trong quá trình thực hiện đề tài.
Nghiên cứu về nhà ở, Hoàng Minh Lợi với Nhà cửa và trang phục của người
Tày và Nùng ở Cao Bằng, Lạng Sơn [46], Một số phong tục - tập quán liên quan
đến nhà cửa của người Tày, Nùng trên Tạp chí Dân tộc học số 3, giới thiệu về nét
văn hóa đặc trưng nhưng chủ yếu viết về người Tày, những đặc điểm văn hóa của
Nùng không được thể hiện rõ nét trong bài nghiên cứu này [47]. Cũng vẫn chủ đề
trên, Phan Đình Thuận có luận văn Nhà của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ - tỉnh
Thái Nguyên từ 1945 đến nay. Đề tài giới thiệu hình ảnh ngôi nhà, kỹ thuật làm nhà
của người Nùng ở ba xã Hòa Bình, Quang Sơn và Tân Long, huyện Đồng Hỷ [104].
Về chủ đề trang phục, Lê Văn Bé với Trang phục cổ truyền của người Nùng
ở Đông Bắc Việt Nam, luận án tiến sĩ Lịch sử chuyên ngành Dân tộc học, giới thiệu
về các loại hình y phục và trang sức của các nhóm Nùng; nêu lên những đặc trưng
trang phục và xu hướng phát triển của trang phục Nùng trước đây và hiện nay. Công
trình này góp phần khẳng định bản sắc văn hóa của tộc người Nùng ở vùng Đông
Bắc Việt Nam [11].
Phong tục tập quán cũng là một đề tài có rất nhiều các công trình nổi bật.
Hai tác giả Vương Xuân Tình và Nguyễn Ngọc Thanh có Tập quán bảo vệ rừng và
nguồn tài nguyên của các dân tộc Tày, Nùng, Kinh ở 2 tỉnh Lạng Sơn và Hà Bắc
(nay là Bắc Ninh, Bắc Giang) [91]. Năm 2000, Vương Xuân Tình tiếp tục công bố:


13


Luật tục của các dân tộc Tày, Nùng với vấn đề quản lý xã hội và nguồn tài nguyên,
in trong sách “Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam”. Đây là những
nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống và tương đối đầy đủ về luật tục của dân tộc Tày,
Nùng ở các địa phương được nghiên cứu [92].
Năm 1999, công trình Các dân tộc Tày, Nùng với tiến bộ kỹ thuật trong nông
nghiệp của Trần Văn Hà là một nghiên cứu thuộc lĩnh vực xã hội học - tộc người đi
sâu tìm hiểu về quá trình phổ biến và tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật cũng như biểu hiện
của sắc thái văn hóa sản xuất của hai dân tộc Tày, Nùng trong giai đoạn đổi mới kể
từ sau Khoán 10 (1989 - 1995). Theo quan điểm bản là cộng đồng hạt nhân nhỏ nhất
ở nông thôn vùng Tày, Nùng. Nó ít bị thay đổi nhất qua từng thời kì lịch sử. Tuy
nhiên, vai trò của bản cũng chịu không ít biến động. Đến nay vị trí đó đã được xác
định đúng đắn hơn. Không chỉ ở vùng Tày, Nùng mà ở các bản chức danh trưởng
bản có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết các quan hệ xã hội của cộng đồng.
Trong công trình này tác giả chỉ đưa ra một số đặc điểm cơ bản của cộng đồng thôn,
bản chung của hai dân tộc Tày, Nùng [33].
Nghiên cứu về dân tộc Tày, Nùng, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Yên đã công
bố một số bài: Văn hóa làng nghề người Nùng [124]; Tín ngưỡng dân gian Tày, Nùng
[125], Sự biến đổi của người thầy cúng ở người Tày và người Nùng ở Việt Nam trên
Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 2 [126]. Trong các công trình này, tác giả chủ yếu
trình bày sự hình thành và biến đổi của tín ngưỡng và vai trò của nó trong đời sống
của hai tộc người Tày, Nùng nói chung.
Trong những năm trở lại đây, các nhóm Nùng cư trú ở vùng Đông Bắc được
quan tâm nghiên cứu nhiều như Phong tục tập quán của người Nùng Dín ở Tùng
Lâu [18]; Phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người Nùng huyện Đồng Hỷ tỉnh
Thái Nguyên [116]; Nghi lễ vòng đời của người Nùng An ở Cao Bằng [53]; Nghi lễ
cưới xin của người Nùng Giang ở tỉnh Cao Bằng truyền thống và biến đổi [57];

Người Nùng Vẻn ở bản Cja Tjeng, xã Nội Thôn, huyện Hà Quảng, Cao Bằng - Nét
tương đồng và sự khác biệt với người Tày và các nhóm Nùng khác [123]; Lễ cầu tự
của người Nùng Phàn Slình ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên [4]; Văn hóa truyền

14


thống của người Nùng Khen Lài ở Cao Bằng [56], Tang lễ của người Nùng Giang ở
Cao Bằng [57]; Người Nùng An ở Cao Bằng [69]. Nhìn chung, các công trình kể
trên đã làm nổi bật văn hóa phi vật thể mang sắc thái văn hóa địa phương rõ nét
Tiếp cận theo hướng Nhân học, Nguyễn Anh Tuấn có bài “Sổ nợ đời” - Vốn
xã hội: Định đề giới hạn và trao đổi xã hội hay những mối liên hệ liên chủ thể
[109]. Thông qua nghi lễ tang ma tác giả đã cho thấy các mối quan hệ xã hội của người
Nùng Phàn Slình ở xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Đây cũng là một
nguồn tài liệu để NCS tham khảo trong quá trình thực hiện luận án.
Cũng tiếp cận theo hướng trên, luận án tiến sĩ Tang ma của người Nùng Phàn
Slình ở tỉnh Thái Nguyên của Nguyễn Thị Ngân đã nêu các vấn đề bất cập và các
giải pháp khắc phục, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tộc người. Trong luận án
có giới thiệu về tổ chức hàng phường là một tổ chức phi quan phương nằm trong
bản của người Nùng Phàn Slình, thể hiện tính tương trợ cộng đồng gắn kết, bền
chặt. Nghiên cứu này là một phần tham khảo cho NCS trong việc tìm hiểu về cách
thức tổ chức hoạt động của bản truyền thống [63].
Luận án Quan hệ dòng họ của người Nùng Phàn Slình (nghiên cứu ở huyện
Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) của tác giả Lê Minh Anh cũng đã đưa ra nhận xét đặc điểm
chung nhất của người Nùng Phàn Slình là cư trú riêng biệt, ít có sự đan xen với các
tộc người khác. Mỗi bản thường có vài dòng họ cùng tụ cư, trong đó, thường có một
dòng họ có dân số lớn và đến đầu tiên. Sự tương trợ cộng đồng được tác giả đề cập
chi tiết trong đám cưới và tang ma. Cùng với đó mạng lưới quan hệ các cá nhân
dòng tộc của người Nùng Phàn Slình chủ yếu vẫn chưa vượt ra ngoài ranh giới của
cộng đồng bản [3].

Nhìn chung lại, những công trình nghiên cứu về người Nùng và người Nùng
Phàn Slình tập trung chủ yếu ở một số chủ đề như nguồn gốc lịch sử, văn hóa vật
chất, nghi lễ trong chu kỳ đời người, thiết chế xã hội (dòng họ). Địa bàn nghiên cứu
chủ yếu tập trung ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, ít công trình nghiên
cứu về người Nùng Phàn Slình ở Thái Nguyên. Đến nay, chưa có nghiên cứu nào về
tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở một địa phương cụ thể. Do vậy, NCS lựa

15


chọn chủ đề tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
làm đề tài luận án của mình.
1.2. Cơ sở lý thuyết
1.2.1. Một số khái niệm
Bản: là một thuật ngữ gần gũi đối với các tộc người thiểu số ở vùng trung du
và miền núi phía Bắc. Khác với làng là từ thuần Việt, song ý nghĩa cũng tương tự
nhau, bản là một cách gọi mang tính phổ thông mà các tộc người thiểu số dùng để
gọi chính quê hương mình. Cụ thể, người Việt có từ làng, người Mường gọi là quêl,
người Thái, người Tày, người Nùng gọi là bản, các dân tộc thiểu số Trường Sơn Tây Nguyên gọi là bon, buôn hay theo tiếng gọi Chăm là plây, plê, palây, blê, hlây
tùy theo cách phát âm của từng địa phương [115, tr.543 - 544].
Tổ chức xã hội (Social organization) Nhìn chung, nghiên cứu về tổ chức xã
hội là nghiên cứu các khế ước kết nối các cá thể lại với nhau thành nhóm xã hội.
Trong các xã hội đơn giản, các kết nối này bao gồm hậu duệ, tình dục, tuổi tác, tôn
giáo, trao đổi kinh tế và liên kết hôn nhân; trong các xã hội phân tầng, các mối liên
kết này liên quan đến nghề nghiệp, nhóm tộc người, chủng tộc và giai cấp. Dù tất cả
các yếu tố này ngụ ý trong một nghiên cứu về tổ chức xã hội, trong thực tế các nhà
nhân học đã tập trung vào nhiều vai trò của thuật ngữ thân tộc, dòng họ và cấu trúc
bộ lạc, cư trú sau hôn nhân và hôn nhân giữa anh em với nhau trong cấu trúc các
mối quan hệ xã hội [7, tr.780].
Tổ chức hội (association) bao gồm sự nhận diện, tương tác và sự thừa nhận

những cái chung giữa con người, những sự vật và những tư tưởng; hoặc một tổ chức
dựa trên các nguyên tắc như vậy. Con người kết giao với con người và đồng thời với
những bản thể phi con người và phi thực tế như các thánh, các thần và các biểu
tượng tô tem. Những mối liên kết giữa con người chồng chéo lên nhau theo những
cách rất phức tạp và hầu hết con người đều đồng thời thuộc về các loại khác nhau.
Những quan niệm về các hội biến thể nhiều theo các văn hoá, nhưng cách sử
dụng nhân học thường chú trọng tới ba loại hình:
1. Nhóm: một nhóm người có giới hạn, thường có tên gọi mà các thành viên

16


của nó đều ý thức cùng thuộc về nhóm và có thể thừa nhận một người lãnh đạo hay
một người tổ chức thống nhất. Ví dụ như các hộ gia đình, các dòng họ, các nhà thờ,
các hội đồng, các công ty, các liên đoàn, các câu lạc bộ và các nhà nước - dân tộc.
2. Mạng lưới: Một loạt hay một mạng các mối liên hệ giữa các cá nhân
không thống nhất thiết bị giới hạn hay phải có tên mà mỗi thành viên có thể liên hệ
trực tiếp chỉ với một hoặc hai thành viên khác ngoài ra không biết hoặc không liên
hệ tiếp xúc với các thành viên khác hoặc chia sẻ bất cứ tình cảm nào về mối quan hệ
thành viên chung. Ví dụ như các mạng lưới bạn bè, người quen kết hợp với các loại
mối liên hệ khác nhau như vậy.
3. Loại: Mọi nhóm người (giới hạn hay không giới hạn) với một hoặc nhiều
hơn những đặc điểm chung, mối quan tâm chung hoặc những mục đích chung; ví dụ
gồm giới phụ nữ, những người lĩnh canh, giới những người sưu tập tem, những
người di cư và những trẻ em nam theo đạo Bà la môn.
Các nhóm, các mạng lưới và các loại có thể nổi lên và chồng chéo và các
thuật ngữ đầu và thứ ba đôi khi có thể chuyển hoán [8, tr.70 - 71].
Truyền thống: là những thói quen hay có tính chất quen thuộc đã được hình
thành từ lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác [108, tr. 135].

Biến đổi: là thay đổi thành khác trước. Đây là một khái niệm rất rộng, trong
luận án chỉ bàn về vấn đề biến đổi văn hóa tộc người cụ thể ở đây là biến đổi của tổ
chức bản [60, tr.61].
Biến đổi xã hội (social change): nhiều nhà nhân học có thể cho rằng các tình
huống của đời sống xã hội và chính trị thường xuyên thay đổi và ý nghĩa văn hoá
mới tiếp tục được tạo ra. Marx Gluckham, một nhà nhân học chức năng - cấu trúc
luận đã bị ảnh hưởng nhiều bởi các tiếp cận Marxist và tiếp cận lịch sử khác nhau
cho rằng biến đổi là một thói quen và không khó hiểu hơn khả năng các hệ thống
văn hoá và xã hội để duy trì các sắp xếp thể chế trong các giai đoạn lịch sử tương
đối dài. Gluckham phân biệt các biến đổi lặp lại hay các biến đổi trong một hệ
thống với các biến đổi cách mạng hoặc biến đổi của một hệ thống. Trong tình huống

17


×