Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Nhà máy sản xuất bao bì Osakavina tỉnh Bắc Ninh - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 46 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
-----------  ----------

THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

NHÀ MÁY OSAKAVINA

Chủ đầu tư:
Địa điểm: Khu công nghiệp Quế Võ 2 – Xã Ngọc Xá – Huyện Quế Võ –
Tỉnh Bắc Ninh

__ Tháng 08/2019 __


Dự án Nhà máy Osakavina.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
-----------  ----------

THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

NHÀ MÁY OSAKAVINA
CHỦ ĐẦU TƯ
Giám đốc

ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU

Giám đốc

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381



1


Dự án Nhà máy Osakavina.

MỤC LỤC
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU ....................................................................................... 5
I. Giới thiệu về chủ đầu tư................................................................................... 5
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án. ........................................................................... 5
III. Sự cần thiết xây dựng dự án. ......................................................................... 5
IV. Các căn cứ pháp lý. ....................................................................................... 6
V. Mục tiêu dự án. ............................................................................................... 7
V.1. Mục tiêu chung. ........................................................................................... 7
V.2. Mục tiêu cụ thể. ........................................................................................... 7
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................... 8
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. ........................................... 8
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án...................................................... 8
I.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án. ....................................................... 11
II. Quy mô đầu tư của dự án.............................................................................. 16
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường ...................................................................... 16
II.2. Quy mô hoạt động và sản phẩm dịch vụ của dự án................................... 18
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án. ........................................... 18
III.1. Địa điểm xây dựng. .................................................................................. 18
III.2. Hình thức đầu tư. ...................................................................................... 18
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. .............. 18
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án. ............................................................... 18
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án. ........ 19
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ................... 22

I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình. .......................................... 22
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. .................................... 22
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

2


Dự án Nhà máy Osakavina.

CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ............................. 24
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng.
........................................................................................................................... 24
I.1. Phương án giải phóng mặt bằng. ................................................................ 24
I.2. Phương án tái định cư. ................................................................................ 24
I.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. ................................... 24
II. Các phương án xây dựng công trình. ........................................................... 24
III. Phương án tổ chức thực hiện. ...................................................................... 25
III.1. Phương án quản lý, khai thác. .................................................................. 25
III.3. Phương án tổ chức tổng mặt bằng. ........................................................... 26
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án. .......... 26
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG
CHỐNG CHÁY NỔ.......................................................................................... 27
I. Đánh giá tác động môi trường. ...................................................................... 27
I.1. Giới thiệu chung.......................................................................................... 27
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường. ......................................... 27
II. Tác động tới môi trường ............................................................................... 28
II.1. Nguồn gây ra ô nhiễm ............................................................................... 28
II.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường ............................................................ 29
II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường. ........ 30
II.4. Kết luận: .................................................................................................... 34

CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ –NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU
QUẢ CỦA DỰ ÁN ........................................................................................... 35
I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án...................................................... 35
II. Khả năng thu xếp vốnvà khả năng cấp vốn theo tiến độ. ............................. 39
III. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án. ............................................. 40
III.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ...................................................... 40
III.2. Phương án vay. ......................................................................................... 41
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

3


Dự án Nhà máy Osakavina.

III.3. Các thông số tài chính của dự án. ............................................................ 42
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 44
I. Kết luận. ......................................................................................................... 44
II. Đề xuất và kiến nghị. .................................................................................... 44
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ....... 45
1. Bảng tổng mức, cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự án
2. Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án.
3. Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án.
4. Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án.
5. Bảng Mức trả nợ hàng năm theo dự án.
6. Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án.
7. Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án.
8. Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án.
9. Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án.

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381


4


Dự án Nhà máy Osakavina.

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về chủ đầu tư.
Chủ đầu tư:
Giấy phép ĐKKD số :
Đại diện pháp luật:

Chức vụ:

Địa chỉ trụ sở:
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
 Tên dự án: NHÀ MÁY OSAKAVINA
 Địa điểm xây dựng: Khu công nghiệp Quế Võ 2 – Xã Ngọc Xá – Huyện Quế
Võ – Tỉnh Bắc Ninh.
 Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý triển khai và thực hiện dự
án.
Tổng mức đầu tư của dự án
: 106.785.426.000 đồng. (Một trăm linh
sáu tỷ bảy trăm tám mươi lăm triệu bốn trăm hai mươi sáu nghìn đồng) Trong
đó:
 Vốn tự có

: 56.785.426.000 đồng.

 Vốn vay


: 50.000.000.000 đồng.

III. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Đối với các ngành nghề sản xuất, nhu cầu thị trường nắm vai trò chủ chốt
trong mọi sự phát triển thế nhưng đối với ngành bao bì nhu cầu thường chỉ có tăng
mà ít khi có sự biến động. Chính vì lí do đó mà ngành sản xuất bao bì ở nước ta
được đánh giá là một trong những ngành nghề tiềm năng nhất hiện nay. Hoà nhập
chung với nhu cầu phát triển của xã hội trong thời gian sắp tới, nhu cầu tiêu thụ
bao bì sản phẩm ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Nhu cầu bao bì chất lượng
tăng cao trong những năm sắp tới. Thời gian sắp tới chính là thời điểm lý tưởng
cho hàng loạt các mặt hàng tiêu dùng nhanh ra đời và nó sẽ góp phần đáng kể
trong việc gia tăng thêm nhu cầu sản xuất bao bì sản phẩm. Các mặt hàng cũng
đa dạng hơn nên sẽ thay đổi bao bì thường xuyên hơn để thu hút. Và đó sẽ là cơ
hội tốt cho ngành bao bì sản phẩm ở nước ta. Hiện nay mặc dù ngành bao bì nước
ta đã có những bước tiến đáng kể nhưng rất ít các công ty sản xuất bao bì đạt được
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

5


Dự án Nhà máy Osakavina.

tiêu chuẩn. Nhu cầu thì rất cao trong khi các doanh nghiệp sản xuất ở nước ta đều
là những cơ sở thủ công tư nhân là chính, do đó sản phẩm bao bì sản xuất ra khó
có thể đạt được tất cả các yếu tố cần thiết. Đây cũng là điểm yếu của ngành bao
bì hiện nay. Bao bì chất lượng cao lên ngôi. Bao bì chính là lớp vỏ bọc trực tiếp
bên ngoài giúp cho các sản phẩm có thể chống lại sự ảnh hưởng tác động từ bên
ngoài. Việc sử dụng các bao bì chất lượng sẽ giúp các doanh nghiệp tránh được
nhiều tổn thất do việc di chuyển mang lại do vậy mà có thể phân phối được đến

nhiều nơi hơn và chất lượng sản phẩm cũng được bảo vệ tốt hơn. Vấn đề sức khỏe
ngày càng được coi trong hơn trong xã hội vì thế nếu như cách doanh nghiệp
muốn có thể giữ vững và phát triển thị trường của mình thì càng lại phải đầu tư
vào bao bì sản phẩm nhiều hơn. Bao bì hiện nay có khá nhiều loại nhưng lại loại
hiện đang được đánh giá chất lượng nhất hiện nay là loại bao bì phức hợp được
từ nhiều màng nguyên liệu lại với nhau. Để có sản xuất được những bao bì tốt các
cơ sở sản xuất cần phải đầu tư hơn nữa vào máy móc thiết bị của mình và tìm
được nguồn cung ứng nguyên vật liệu tốt tinh khiết. Kinh phí và nguồn vốn là một
vấn đề không nhỏ, nó đòi hỏi cần phải có sự hỗ trợ khá lớn từ Nhà nước và các cơ
quan tập đoàn tài chính.
Nắm bắt được chủ trương và tiềm năng phát triển, chúng tôi đã phối hợp
với Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư
“Nhà máy Osakavina.”
IV. Các căn cứ pháp lý.
 Luật doanh nghiệp số 66/2014/QH13 ban hành ngày 26/11/2014;
 Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014;
 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng;
 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất
lượng và bảo trì công trình xây dựng;
 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án
đầu tư xây dựng;
 Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công
bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

6



Dự án Nhà máy Osakavina.

V. Mục tiêu dự án.
V.1. Mục tiêu chung.


Cung cấp sản phẩm bao bì phục vụ cho nhu cầu thị trường.



Giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương.

 Góp phần phát triển kinh tế địa phương và đất nước.
V.2. Mục tiêu cụ thể.
-

-

Dự án tiến hành xây dựng cơ sở sản xuất sản phẩm bao bì với hệ thống dây
chuyền hiện đại đồng bộ góp phần cung cấp cho thị trường các sản phẩm bao
bì chất lượng, phục vụ cho nhu cầu của nhiều ngành liên quan.
Công suất dự kiến: 940 tấn/năm.

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

7


Dự án Nhà máy Osakavina.


CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.
Vị trí địa lý:

Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm gọn trong châu thổ sông
Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội. Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm:
tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, khu vực có mức tăng
trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh.
- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang
- Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần Hà Nội
- Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương
- Phía Tây giáp thủ đô Hà Nội
Với vị trí như thế, xét tầm không gian lãnh thổ vĩ mô, Bắc Ninh có nhiều thuận
lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh:
- Nằm trên tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, quốc
lộ 18, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ như sông Đuống,
sông Cầu, sông Thái Bình rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và du khách giao
lưu với các tỉnh trong cả nước.
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

8


Dự án Nhà máy Osakavina.

- Gần thủ đô Hà Nội được xem như là một thị trường rộng lớn hàng thứ hai
trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá
trị lịch sử văn hoá... đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ
và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ

trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông - lâm - thuỷ sản, vật liệu xây dựng,
hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ... Bắc Ninh cũng là địa bàn mở rộng của
Hà Nội qua xây dựng các thành phố vệ tinh, là mạng lưới gia công cho các xí
nghiệp của thủ đô trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh
sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của
Bắc Ninh về mọi mặt, trong đó đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản và dịch
vụ du lịch.
- Là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà
Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trên đường bộ giao lưu chính với
Trung Quốc và có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng.
Địa hình
Với vị trí nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình của tỉnh Bắc Ninh
khá bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông,
được thể hiện qua các dòng chảy nước mặt đổ về sông Cầu, sông Đuống và sông
Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình trên toàn tỉnh không lớn. Vùng đồng bằng
chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh có độ cao phổ biến từ 3 – 7m so với mực nước
biển và một số vùng thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế
Võ. Địa hình trung du đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng (0,53%) so với tổng diện
tích tự nhiên toàn tỉnh được phân bố rải rác thuộc thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ
Sơn, huyện Quế Võ, các đỉnh núi có độ cao phổ biến từ 60 – 100m, đỉnh cao nhất
là núi Bàn Cờ (thành phố Bắc Ninh) cao 171m, tiến đến là núi Bu (huyện Quế Võ)
cao 103m, núi Phật Tích (huyện Tiên Du) cao 84m và núi Thiên Thai (huyện Gia
Bình) cao 71m.
Thủy văn
Mạng lưới sông ngòi thuộc tỉnh Bắc Ninh khá dày đặc, mật độ khá cao từ 1,0
– 1,2km/km2 (theo số liệu của Đài KTTV Bắc Bộ) với 3 hệ thống sông lớn chảy
qua gồm sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình.

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381


9


Dự án Nhà máy Osakavina.

Sông Đuống: có chiều dài 67km trong đó 42km nằm trên phạm vi tỉnh Bắc
Ninh, tổng lượng nước bình quân năm là 31,6 tỷ m3. Tại Bến Hồ, mực nước cao
nhất ghi lại là 9,7m, mực nước thấp nhất tại đây là 0,07m; Lưu lượng dòng chảy
vào mùa mưa là 3053,7m3/s và mùa khô là 728m3/s.
Sông Cầu: Có tổng chiều dài là 289km, trong đó đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh
dài khoảng 69km và đồng thời là ranh giới tỉnh giữa Bắc Ninh với Bắc Giang, có
tổng lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m3. Tại Đáp Cầu, mực nước cao nhất
ghi được là 7,84m, mực nước thấp nhất là âm 0,19m. Lưu lượng dòng chảy vào
mùa mưa là khoảng 1288,5m3/s và vào mùa khô là 52,74m3/s.
Sông Thái Bình: Thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, sông có chiều
dài khoảng 93km trong đó đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 16km, có tổng lưu
lượng nước hàng năm khoảng 35,95 tỷ m3. Do phần lớn lưu vực sông bắt nguồn
từ các vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị xói mòn nhiều nên hàm lượng phù
sa lớn. Mặt khác, với đặc điểm lòng sông rộng, độ dốc thấp và đáy nông nên sông
Thái Bình là một trong những sông có lượng phù sa bồi đắp nhiều nhất. Tại trạm
thủy văn Cát Khê, lưu lượng dòng chảy vào mùa mưa là khoảng 2224,71m 3/s và
vào mùa khô là 336,45m3/s.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có sông Cà Lồ nằm ở phía Tây của tỉnh, một
phần của sông có chiều dài 6,5km là đường ranh giới tỉnh giữa Bắc Ninh với thành
phố Hà Nội và hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ Huyện Khê, sông Dâu,
sông Bội, sông Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình.
Với hệ thống sông ngòi khá dày đặc và có lưu lượng nước mặt dồi dào, thủy
văn của tỉnh Bắc Ninh đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác tưới và tiêu
thoát nước trên địa bàn toàn tỉnh.

Khí hậu
- Nhiệt độ - độ ẩm:
Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa khá rõ rệt,
có mùa đông lạnh, mùa hè nóng nực. Trong khoảng 12 năm trở lại đây, nhiệt độ
trung bình năm là 24,0oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,4oC (tháng 7),
nhiệt độ trung bình thấp nhất là 17,4oC (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa
tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 12,0oC.

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

10


Dự án Nhà máy Osakavina.

Độ ẩm tương đối trung bình của Bắc Ninh khoảng 81%, độ chênh lệch về độ
ẩm giữa các tháng không lớn, độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất từ 72% đến
75% thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 12 trong năm.
- Lượng mưa:
Lượng mưa trung bình hàng năm tại Bắc Ninh khoảng 1500mm nhưng phân
bổ không đều trong năm. Mùa mưa chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80%
tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20%
tổng lượng mưa trong năm. Khu vực có lượng mưa trung bình lớn nhất thuộc thị
xã Từ Sơn, huyện Yên Phong, huyện Tiên Du, còn khu vực có lượng mưa trung
bình nhỏ nhất thuộc huyện Quế Võ.
- Số giờ nắng- gió:
Khoảng 12 năm trở lại đây, tổng số giờ nắng trung bình là 1417 giờ, trong đó
tháng có giờ nắng trung bình lớn nhất là tháng 7 với 168 giờ, tháng có giờ nắng
trung bình ít nhất là tháng 1 với 64 giờ. Hàng năm có hai mùa gió chính: gió mùa
Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm

trước đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió trung bình vào tháng 1 khoảng 2,6m/s; gió
mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa
rào, tốc độ trung bình vào tháng 7 khoảng 2,4m/s.
I.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án.
1. Tăng trưởng kinh tế:
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2018 (giá so sánh 2010) ước
đạt 141.980 tỷ đồng, tăng 19,12% so với năm 2017. Trong đó, khu vực công
nghiệp - xây dựng tăng 23,27% và đóng góp tới 17,03 điểm phần trăm tăng trưởng;
khu vực dịch vụ tăng 8,93% và đóng góp 2,1 điểm phần trăm; còn khu vực NLTS
giảm 0,39% và làm giảm 0,01 điểm phần trăm tăng trưởng. Khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tiếp tục bị thu hẹp, xu
hướng nông dân bỏ ruộng gia tăng. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu đã tác động rõ
rệt đến thời tiết và ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, nhất là vụ mùa, nên
diện tích gieo trồng và sản lượng sản phẩm thu hoạch của một số cây hàng năm
giảm. Chăn nuôi, do giá thịt lợn giảm sâu, giữ ở mức thấp trong thời gian dài, tổng
đàn giảm 9,1% vào cuối năm, sản lượng thịt hơi gia súc, gia cầm xuất chuồng
giảm 3,5%. Tuy nhiên, nhờ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, nhất là mở
rộng quy mô diện tích cây thực phẩm và mô hình chăn nuôi ứng dụng CNC; số
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

11


Dự án Nhà máy Osakavina.

lượng, thể tích và sản lượng nuôi thủy sản lồng bè tăng cao, đã góp phần giữ sản
xuất nông lâm nghiệp, thủy sản chỉ giảm ở mức thấp. Tính chung khu vực này,
GTSX (giá so sánh 2010) năm 2018 đạt 8.655 tỷ đồng, giảm 0,4% so với năm
2017 và giá trị tăng thêm đạt 3.929 tỷ đồng, giảm 0,39%. Ở khu vực công nghiệp
- xây dựng: Mặc dù, sản xuất công nghiệp quý I tăng trưởng âm, nhưng nhờ khu

vực FDI có thêm sản phẩm chủ lực mới từ cuối tháng 4 và có thêm nhà máy mới
quy mô lớn đi vào hoạt động từ tháng 8 đã tạo ra bước đột phá cho ngành công
nghiệp. Bên cạnh đó, công nghiệp trong nước, nhất là khu vực doanh nghiệp dân
doanh đã phục hồi hơn nhờ các chính sách hỗ trợ được thực hiện có hiệu quả,
chính quyền quyết liệt tập trung tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong sản
xuất kinh doanh; các doanh nghiệp tích cực nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo,
đẩy mạnh đổi mới công nghệ, ứng dụng CNC, công nghệ hiện đại vào sản xuất
góp phần tăng quy mô công nghiệp. Tính chung, GTSX công nghiệp (giá so sánh
2010) ước đạt 979.180 tỷ đồng, tăng 39,9% và giá trị tăng thêm đạt 102.342 tỷ
đồng, tăng 24,1%. Ngành xây dựng, tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong khu vực, nhưng
tiếp tục giữ đà tăng trưởng khá. GTSX ước đạt 20.003 tỷ đồng, tăng 9,1% so với
năm 2017. Tính chung, giá trị tăng thêm của khu vực CN-XD đạt 107.552 tỷ đồng,
tăng 23,27%. Đây là mức tăng cao kể từ năm 2013 đến nay và đóng góp đáng kể
vào tăng trưởng GDP của cả nước. Ở khu vực dịch vụ, do quy mô công nghiệp
tiếp tục mở rộng, lực lượng lao động tăng, nên nhiều ngành dịch vụ phát triển
tương ứng nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất và các nhu cầu thiết yếu
của người lao động, như dịch vụ lưu trú và ăn uống, vận tải, viễn thông, bất động
sản, siêu thị, trung tâm thương mại, dịch vụ vui chơi giải trí,... Bên cạnh đó, do
giá cả hàng hoá ổn định, thu nhập của người lao động trên địa bàn tỉnh cao hơn
mức bình quân chung cả nước, và từ tháng 7, mức lương cơ bản của các đối tượng
hưởng lương ngân sách nhà nước và người nghỉ hưu tăng thêm 7,4%, nên mức
tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh đều tăng hai con số. Một số ngành
có mức tăng cao, như: ngành bán buôn, bán lẻ và sửa chữa ô tô, mô tô xe máy
(+10%); dịch vụ vận tải (+12,9%); lưu trú và ăn uống (+16,2%); dịch vụ hành
chính và hỗ trợ (+11,1%); dịch vụ vui chơi giải trí (+11,1%); dịch vụ khác
(+14,5%). Đồng thời, do hoạt động SXKD và ngoại thương tăng cao, nên thu thuế
sản phẩm, thuế nhập khẩu đạt 6.906 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 12,1% so
với năm 2017. Tính chung, khu vực dịch vụ (kể cả thuế sản phẩm) tăng 8,93% so
năm trước và là mức tăng cao nhất trong nhiều năm gần đây.


Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

12


Dự án Nhà máy Osakavina.

2. Bảo hiểm xã hội: Công tác bảo hiểm nói chung và bảo hiểm y tế nói riêng
tiếp tục được các ngành, các địa phương triển khai rộng khắp với mục tiêu đảm
bảo an sinh cho xã hội, nhất là người lao động và các hộ gia đình chưa có bảo
hiểm y tế. Đến nay, ngành Bảo hiểm đã cơ bản lập xong danh sách hộ thuộc đối
tượng tham gia BHYT gia đình. Trên cơ sở này, đã phối hợp với các địa phương
tiếp tục vận động các gia đình tích cực tham gia BHYT gia đình. Đến cuối năm,
toàn tỉnh có 1.091,1 nghìn người tham gia đóng bảo hiểm các loại, chiếm
90,3%/tổng dân số; so cùng kỳ năm trước tăng 5% về tỷ lệ so với dân số và tăng
7,2% về số người tham gia bảo hiểm. Trong đó, có 1.087,8 nghìn người tham gia
bảo hiểm y tế, đạt 90% tổng dân số toàn tỉnh, tăng 7,2% so với năm 2017; 308,6
nghìn người đóng BHTN, chiếm 46,2%/tổng số lao động đang làm việc, tăng 23,4
nghìn người so với năm 2017. Tổng số tiền thu bảo hiểm các loại đạt 5.815,7 tỷ
đồng, tăng 11%. Công tác cấp sổ, thẻ bảo hiểm được phối hợp chặt chẽ giữa các
ngành có liên quan và theo đúng quy trình. Công tác chi bảo hiểm, lương hưu và
trợ cấp BHXH tiếp tục được thực hiện qua hệ thống bưu điện, đảm bảo kịp thời,
đầy đủ, an toàn và chính xác; đúng đối tượng và thời gian qui định. Trong năm,
toàn tỉnh đã chi 3.679 tỷ đồng tiền bảo hiểm các loại, tăng 11,2% so với năm 2017;
trong đó chi từ quỹ BHXH là 2.532 tỷ đồng, tăng 3,2%. Số tiền thu từ BHYT đạt
1.274,6 tỷ đồng, tăng 12,6% và đã chi 1.156 tỷ đồng để thanh toán cho số người
khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế trong cả nước, tăng 33,8% so với năm 2017.
3. Vốn đầu tư và xây dựng
3.1. Hoạt động đầu tư: Trong năm, thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của
Trung ương về các biện pháp khắc phục tình trạng nợ xây dựng cơ bản, UBND

tỉnh đã ban hành quy định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa
phương về quản lý đầu tư công; sửa đổi một số điều của quy định phân công, phân
cấp quản lý dự án đầu tư xây dựng, nên hoạt động đầu tư đạt hiệu quả. Các công
trình trọng điểm và có ý nghĩa lớn đối với phát triển KT-XH được khởi công, đẩy
nhanh tiến độ thi công và hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, như: khánh thành
Công viên Hồ điều hòa Văn Miếu và nút giao KCN Yên Phong với Quốc lộ 18;
khởi công các công trình đường dẫn phía Bắc và phía Nam cầu Phật Tích - Đại
Đồng Thành, khu đền thờ Lý Thường Kiệt, Nhà máy ép dầu thực vật Dabaco, các
dự án khu nhà ở công nhân tại KCN Yên Phong, tiếp nhận Dự án xây dựng Khu
CNTT tập trung tại Bắc Ninh. Ở khối DN dân doanh, trong năm có thêm gần
1.000 DN mới thành lập đi vào hoạt động, vốn tín dụng được tiếp cận dễ dàng
hơn. Đặc biệt, ở khu vực FDI, do công ty Samsung Display đẩy nhanh tiến độ giải
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

13


Dự án Nhà máy Osakavina.

ngân gói 2,5 tỷ USD tăng thêm trong năm 2018, nên vốn đầu tư tăng cao. Tính
chung, tổng vốn đầu tư phát triển cả năm 2018 ước đạt 119.273,5 tỷ đồng, tăng
52,7% so với năm 2017. Trong đó, vốn nhà nước đạt 4.403,6 tỷ đồng, chỉ chiếm
3,7% và tăng 4,8% so với năm 2017; vốn ngoài nhà nước đạt 23.204 tỷ đồng,
chiếm 19,5% và tăng 6,5%; vốn FDI đạt 91.665,8 tỷ đồng, chiếm 76,8% và tăng
76%. Chia theo khoản mục đầu tư, vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản đạt 83.982,6
tỷ đồng, chiếm 70,4% và tăng 30,9%, vốn mua sắm TSCĐ đạt 26.769,2 tỷ đồng,
chiếm 22,4% và gấp 3,1 lần (do các DN FDI nhập máy móc thiết bị dùng cho nhà
máy mới); vốn bổ sung lưu động đạt 7.833,3 tỷ đồng, chiếm 6,6% và tăng 65% so
với năm 2017.
3.2. Tình hình thu hút và thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước

ngoài: Trong năm, hoạt động ngoại giao kinh tế và xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh,
môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện, hạ tầng KCN được xây dựng đồng
bộ, nên Bắc Ninh tiếp tục thu hút được nhiều dự án đầu tư của các tập đoàn lớn
vào các KCN, như: Dự án mở rộng thêm 2,5 tỷ USD của Công ty TNHH Samsung
Display, C.ty TNHH Misumi, Nhà máy Hana Micron, Dự án Hanwa Techwin
Security; ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác thực hiện Dự án xây dựng trường đua
ngựa, tổ hợp vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng và trung tâm lưu thông hàng hóa tại
huyện Thuận Thành. Tính đến 15/12/2018, cấp mới đăng ký đầu tư 160 dự án và
cấp điều chỉnh vốn cho 115 dự án với số vốn đăng ký mới và sau điều chỉnh đạt
3,5 tỷ USD. Lũy kế đến nay, Bắc Ninh cấp đăng ký đầu tư cho 1.112 dự án FDI
(còn hiệu lực) với tổng vốn đầu tư đăng ký sau điều chỉnh là 15,92 tỷ USD. Tính
chung cả năm, các dự án FDI đã giải ngân và thực hiện vốn đầu tư đạt 91.665,8
tỷ đồng (tương đương 4,13 tỷ USD). Trong đó, riêng SDV sau khi được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt mở rộng vốn đầu tư và HĐND tỉnh nhất trí thông qua Nghị
quyết ưu đãi về thuế, đã tăng tốc giải ngân vốn đầu tư gói 2,5 tỷ ngay từ cuối quý
I và cả năm đã giải ngân hơn 65 nghìn tỷ đồng (tương đương gần 3 tỷ USD).
3.3. Xây dựng: Mặc dù, vốn đầu tư của khu vực FDI trong năm tăng cao,
nhưng chủ yếu là lắp đặt dây truyền và mua sắm TCSĐ dùng cho sản xuất, nên
giá trị xây lắp tăng không tương ứng với mức tăng tổng vốn đầu tư. GTSX xây
dựng cả năm 2018 theo giá so sánh 2010 ước đạt 20.003 tỷ đồng, tăng 9,1% so
với năm 2017; trong đó khu vực ngoài nhà nước đạt 17.662 tỷ đồng, tăng 9,4%;
khu vực FDI đạt 2.071 tỷ đồng và tăng 5,9%. Phân theo loại công trình, công trình
nhà ở đạt 8.730 tỷ đồng, chiếm 43,7% và tăng 11,5%; công trình nhà không để ở
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

14


Dự án Nhà máy Osakavina.


đạt 5.158,5 tỷ đồng, chiếm 25,8% và giảm 3,7%; công trình xây dựng chuyên
dụng chiếm 20,8% và tăng 26,7%.
3.4. Xây dựng nông thôn mới: Trong năm, cuộc vận động Toàn dân đoàn kết
xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh tiếp tục được triển khai đồng bộ với sự
vào cuộc và nỗ lực của các cấp, các ngành, các đoàn thể và chung tay của toàn
dân. Đến hết năm 2018, Bắc Ninh có 73 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 75,3%
số xã, tăng 15 xã so với năm 2017. Có 02 đơn vị là huyện Tiên Du, thị xã Từ Sơn
đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và thành phố Bắc Ninh đủ điều kiện
đề nghị Chính phủ công nhận về đích xây dựng nông thôn mới. Các tiêu chí tiếp
tục gia tăng, bình quân đạt chuẩn là 18,14 tiêu chí/xã, tăng 0,94 tiêu chí so với
năm 2017. Hệ thống nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được đẩy nhanh
tiến độ đầu tư xây dựng phục vụ nhân dân, tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng
nước hợp vệ sinh đạt 98,3%; tỷ lệ người nghèo nông thôn được sử dụng nước hợp
vệ sinh đạt 90%; tỷ lệ trường học có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 99,6%, tỷ lệ trạm y
tế có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 100%.
4. Thành lập mới và tình hình hoạt động của doanh nghiệp: Năm 2018, UBND
tỉnh đã phê duyệt Đề án Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận
lợi và nhất quán trong chính sách hỗ trợ đầu tư, khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh. Bên
cạnh đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ngành có liên quan thường xuyên đồng hành,
sát cánh cùng doanh nghiệp thông qua mô hình “Bác sỹ doanh nghiệp” và “Tổ
công tác hỗ trợ doanh nghiệp”; thực hiện có hiệu quả việc cấp đăng ký kinh doanh
qua mạng điện tử và nhận kết quả qua bưu điện, tặng phần mềm kế toán MISA
cho doanh nghiệp mới thành lập. Tính từ ngày 01/01 đến 15/12, đã cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh cho 1.950 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là
13.890 tỷ đồng; lũy kế đến hết 2018, có 10.859 doanh nghiệp đăng ký theo Luật
DN với tổng vốn 143.911 tỷ đồng. Theo số liệu tổng hợp của ngành Thuế, tính
đến ngày 15/12 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 9.059 DN độc lập và 756 chi nhánh
DN đang hoạt động. Trong đó, có 940 DN FDI, 8.038 DN ngoài Nhà nước thuộc
tỉnh quản lý và 81 chi nhánh DN FDI, 537 chi nhánh DN ngoài nhà nước. Trong
11 tháng, đã có 309 DN phải tạm ngừng KD và 625 DN bị đóng cửa mã số thuế

(trong đó có 69 DN FDI); so cùng kỳ năm trước, giảm 18 DN tạm ngừng KD,
nhưng lại tăng tới 275 DN đóng cửa mã số thuế. Lũy kế đến hết tháng 11, đã có
1.164 DN làm thủ tục giải thể, trong đó năm 2018 chỉ có 54 DN, giảm nhiều so
với các năm trước. Qua những số liệu trên cho thấy, kinh tế phát triển, chương
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

15


Dự án Nhà máy Osakavina.

trình khởi nghiệp bước đầu đạt kết quả khả quan khi có thêm nhiều DN mới thành
lập và số DN khó khăn, giải thể có xu hướng giảm.
II. Quy mô đầu tư của dự án.
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường
Ngành công nghiệp bao bì có liên hệ mật thiết với hoạt động xuất khẩu hàng
hóa, các ngành sản xuất thực phẩm, hàng tiêu dùng và nhiều nhóm ngành khác,
ngành công nghiệp bao tbì đang trên đà tăng trưởng ổn định khi nhiều ngành sản
xuất tăng trưởng tốt.
Đánh giá về sự phát triển của ngành công nghiệp bao bì Việt Nam thời gian
qua, ông Nguyễn Ngọc Sang – Chủ tịch Hiệp hội Bao bì Việt Nam (VIPAS) cho
biết, đây là một trong những ngành công nghiệp phát triển mạnh ở Việt Nam, đặc
biêt khi nhu cầu trong nước ngày càng cao đối với hàng hóa tiêu dùng, thực phẩm
và mở rộng xuất khẩu những sản phẩm cần được đóng gói. Lĩnh vực đóng gói bao
bì tăng trưởng trung bình từ 15 – 20%/năm. Hiện tại, Việt Nam có hơn 900 nhà
máy đóng gói bao bì, khoảng 70% trong số đó tập trung ở các tỉnh thành phía
Nam. Thị trường có thể được chia làm 5 lĩnh vực chính bao gồm đóng gói bao bì
nhựa, carton/giấy, đóng gói kim loại và các loại khác.

Hiện tại, có khá nhiều DN đang tham gia vào thị trường bao bì với các chủng

loại sản phẩm khác nhau như giấy, nhựa, màng kim loại, chai nhựa PET… Phân
khúc thị trường cũng có sự phân chia rõ rệt giữa các DN phục vụ cho các đối
tượng khách hàng nhỏ lẻ và các DN bao bì có thương hiệu chiếm lĩnh hầu hết
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

16


Dự án Nhà máy Osakavina.

nhóm các khách hàng lớn. Chẳng hạn, nhóm chai nhựa PET với những thương
hiệu lớn như Ngọc Nghĩa, Bảo Vân; Nhựa Tân Tiến, Nhựa Rạng Đông chiếm lĩnh
thị phần bao bì nhựa thân thiện với môi trường được dùng trong đóng gói sản
phẩm; còn nhóm bao bì giấy cho thị trường sữa, thị phần tập trung vào Tetra Pak
(Thụy Điển), Combibloc (Đức)… vì yêu cầu công nghệ cao.
Một chuyên gia trong lĩnh vực bao bì cho biết doanh nghiệp nước ngoài rất
quan tâm đến sự tinh tế của bao bì sản phẩm, cho đó là yếu tố thu hút khách hàng
giúp đem lại doanh số cao. Bên cạnh đó, bao bì giúp bảo quản chất lượng sản
phẩm, giảm mất mát, hao hụt… nên cũng là lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật ngày càng
cao. Có thể nói bao bì đóng góp một phần quan trọng trong quyết định lựa chọn
sản phẩm của người mua.
Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng hoạt động của doanh nghiệp bao bì trong
nước nhìn chung vẫn nhỏ lẻ, lạc hậu; trình độ quản lý yếu kém; vốn ít và rất khó
tiếp cận nguồn vốn vay… Xét về mọi mặt, từ điều kiện sản xuất kinh doanh đến
năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp nước ngoài đều thể hiện sự vượt trội, lấn lướt;
còn doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa đang tỏ ra đuối
sức khi phải chịu áp lực kép: vừa phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài
vừa bị lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu, kỹ thuật, máy móc nhập khẩu…

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381


17


Dự án Nhà máy Osakavina.

Từ phía Nhà nước, chính sách cho ngành bao bì cũng ít được chú ý. Cụ thể
ngành chưa được cấp mã ngành kinh doanh riêng, vẫn là những ngành con nhỏ lẻ
nằm trong các ngành khác với mã ngành ở cấp 4, cấp 5…
II.2. Quy mô hoạt động và sản phẩm dịch vụ của dự án.
STT

Nội dung

I
1
2
3
4

Xây dựng
Nhà xưởng
Trạm biến áp
Lối đi
Cây xanh, cảnh quan, hàng rào
Hệ thống tổng thể
Hệ thống cấp nước tổng thể
Hệ thống cấp điện tổng thể
Hệ thống thoát nước tổng thể
Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Hệ thống xử lý nước thải
Hệ thống thông gió
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật

1
2
3
4
5
6
7

Diện tích

ĐVT

25.409
16.000
100
4.216
5.093

m2
m2
m2
m2
Hệ thống
Hệ thống
Hệ thống
Hệ thống

Hệ thống
Hệ thống
Hệ thống

III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.
III.1. Địa điểm xây dựng.
Dự án được thực hiện tại Khu công nghiệp Quế Võ 2 – Xã Ngọc Xá – Huyện
Quế Võ – Tỉnh Bắc Ninh.
III.2. Hình thức đầu tư.
Dự án đầu tư theo hình thức xây dựng mới.
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án.
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.
Nội dung

TT
1

Nhà xưởng

2

Trạm biến áp

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

Diện tích (m²)

Tỷ lệ (%)

16.000


62,97%

100

0,39%
18


Dự án Nhà máy Osakavina.

TT
3
4

Nội dung
Lối đi
Cây xanh, cảnh quan, hàng rào
Tổng cộng

Diện tích (m²)
4.216
5.093
25.409

Tỷ lệ (%)
16,59%
20,04%
100%


IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.
1. Vốn:
Doanh nghiệp sẽ nắm vững các tri thức về các nguồn vốn để thực hiện dự án
(Vay vốn, liên doanh liên kết, thu hút vốn đầu tư bên ngoài cũng như huy động
nguồn nội lực của bản thân Công ty).
2. Công nghệ:
Trong thời đại ngày nay, những bước tiến kỳ diệu và những thành tựu to lớn
của khoa học và công nghệ tác động sâu sắc đến sự phát triển của xã hội loài
người, khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là nguồn
lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, là cứu cánh của mọi doanh nghiệp.
chính vì vậy đối với khoa học và công nghệ chúng tôi luôn nhận thức đúng và
chính xác về nó để phát triển và cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tốt nhất và
hiện đại nhất. Thông qua các khái niệm cụ thể như sau:
a. Khái niệm khoa học và công nghệ.
+ Khoa học, theo cách hiểu thông thường là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm
tập hợp các hiểu biết của con người về các quy luật tự nhiên, xã hội, tư duy,
và nó sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp khi nó được đem vào áp dụng
trong sản xuất và cuộc sống của con người.
+ Công nghệ: là tập hợp những hiểu biết (các phương pháp, các quy tắc, các kỹ
năng) hướng vào cải thiện thiên nhiên phục vụ cho các nhu cầu của con người.
Công nghệ là hiện thân của văn minh xã hội và sự phát triển của nhân loại.
b. Các yếu tố và điều kiện chi phối đến việc đưa công nghệ vào phát triển kinh
tế - xã hội.
Công nghệ như thương hiệu là tập hợp các yếu tố và điều kiện để hoạt động.
Các điều kiện và yếu tố bao gồm: công cụ lao động (thiết bị, máy móc, phương
tiện vận chuyển, phụ tùng, công cụ v.v..); đối tượng lao động (năng lượng, nguyên
vật liệu), lực lượng lao động có kỹ thuật; các phương pháp gia công chế biến và
các kiến thức, kinh nghiệm tích luỹ được; hệ thống thông tin – tư liệu cần thiết,
cơ chế tổ chức quản lý. Nói một cách khác, công nghệ cả phần cứng và phần mềm
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381


19


Dự án Nhà máy Osakavina.

trong sự liên kết với nhau quanh mục tiêu và yêu cầu của tổ chức sản xuất – kinh
doanh và quản lý (khái niệm này về cơ bản đồng nhất với cách diễn đạt công nghệ
biểu hiện biểu hiện trên 4 mặt: Thiết bị (Techno ware); Con người (Human ware);
Thông tin (Inform ware); và Tổ chức (Organ ware).
Cho nên các yếu tố và điều kiện chi phối đến việc đưa công nghệ vào phát triển
là cả một tổ hợp các vấn đề phải được giải quyết một cách đồng bộ.
c. Các bước xây dựng và thực hiện chính sách công nghệ.
e.1 Xác định mức độ đã đạt được của trình độ công nghệ quốc gia, trên tất cả
các khía cạnh:
- Tiềm lực
- Hiệu quả thực tế
- Các bế tắc cần xử lý
e.2 Dự đoán các biến động có thể có trong tương lai
- Khả năng biến đổi công nghệ trong nước
- Nhu cầu cần đáp ứng về công nghệ cho nền kinh tế trong tương lai.
- Khả năng thu hút công nghệ từ bên ngoài.
e.3 Phân tích lựa chọn mục tiêu cần đạt cho giao đoạn trước mắt và tiếp theo
- Các mục tiêu mũi nhọn
- Mục tiêu thu hút công nghệ bên ngoài
- Mục tiêu thu hút chất xám từ việt kiều
- Các mục tiêu phân chia theo lĩnh vực (ngành sản xuất, lĩnh vực quản lý)
e.4 Xây dựng các quan điểm phát triển chính sách công nghệ
- Công nghệ hàng đầu hay thích hợp ?
- Nhập mua cải tiến công nghệ ra sao ?

- Công nghệ mũi nhọn đặc thù ?
- Các nguồn vốn cho công nghệ v.v...
e.5 Xác định hiệu lực và hiệu quả của chính sách công nghệ
Đây là trách nhiệm của tất cả các cấp có sử dụng và đưa vào công nghệ hoạt
động. Các tính phải do các cơ quan cao nhất thuộc chuyên ngành nghiên cứu và
đưa vào sử dụng.
e.6 Lựa chọn hình thức thực hiện chính sách
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

20


Dự án Nhà máy Osakavina.

Đây là trách nhiệm, tài năng của các cán bộ thuộc các cơ quan tổ chức thực
hiện chính sách, căn cứ vào diều kiện và xu thế phát triển của đất nước, kinh
nghiệm và khả năng hợp tác bên ngoài v..v.. mà tìm tòi các hình thức thích hợp.
e.7 Tổng kết thực hiện
Là quá trình đánh giá mỗi chặng thực thi chính sách để chuyển sang một chặng
đường phát triển mới.
Trên đây là những chính sách lớn về khoa học công nghệ trong việc áp dụng
vào hoạt động của Nhà máy Osakavina sau này. Để chủ động nắm vững những
công nghệ hiện có và làm chủ những công nghệ mới, chúng tôi đặc biệt quan tâm
và sẽ lên kế hoạch tiếp nhận tùy từng trường hợp cụ thể trong quá trình hoạt động
sau này.
3. Vật liệu tiêu hao.
Chúng tôi sẽ ký hợp đồng dài hạn đối với đơn vị cung cấp thiết bị tiêu hao để
chủ động trong quá trình hoạt động của nhà máy. Đối với yếu tố này thì về cơ bản
là rất thuận lợi.
4. Nhân lực.

Sau khi dự án được phê duyệt Doanh nghiệp sẽ tiến hành lập kế hoạch, chính
sách đào tạo và thu hút nhân lực một cách đồng bộ và cụ thể.

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

21


Dự án Nhà máy Osakavina.

CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình.
Bảng tổng hợp quy mô xây dựng của dự án
STT

Nội dung

I
1
2
3
4

Xây dựng
Nhà xưởng
Trạm biến áp
Lối đi
Cây xanh, cảnh quan, hàng rào

Hệ thống tổng thể
Hệ thống cấp nước tổng thể
Hệ thống cấp điện tổng thể
Hệ thống thoát nước tổng thể
Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Hệ thống xử lý nước thải
Hệ thống thông gió
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật

1
2
3
4
5
6
7

Diện tích
25.409
16.000
100
4.216
5.093

ĐVT

m2
m2
m2
m2

Hệ thống
Hệ thống
Hệ thống
Hệ thống
Hệ thống
Hệ thống
Hệ thống

II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ.
Quy trình sản xuất bao bì

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

22


Dự án Nhà máy Osakavina.

Nguyên liệu
Khâu in
Kiểm tra chất
lượng in

Đạt

Không đạt

Dán tem Decan nhận dạng lỗi

Khâu kiểm cuộn sau in

Không đạt
Loại bỏ

Kiểm tra loại bỏ
lỗi in

Đạt

Khâu tráng (ghép)

Kiểm tra chất
lượng ghép

Thổi màng

Đạt

Không đạt

Dán tem Decan nhận dạng lỗi

Khâu chia cuộn

Không làm túi

Làm túi

Khâu làm túi

Thành phẩm


Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

23


Dự án Nhà máy Osakavina.

CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng.
I.1. Phương án giải phóng mặt bằng.
Chủ đầu tư sẽ thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai theo quy định hiện
hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ
quan ban ngành và luật định.
I.2. Phương án tái định cư.
Dự án được thực hiện trong phần diện tích của Khu công nghiệp Quế Võ 2 –
Xã Ngọc Xá – Huyện Quế Võ – Tỉnh Bắc Ninh nên không tính đến phương án
trên.
I.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Dự án chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến dự án như hệ thống
giao thông nội bộ trong khu vực.
II. Các phương án xây dựng công trình.
Tổng hợp các thiết bị dự kiến sử dụng trong dự án (chi tiết sẽ được thể hiện
trong báo cáo đầu tư sau này)
STT

Nội dung

I

1
2
3
4

Xây dựng
Nhà xưởng
Trạm biến áp
Lối đi
Cây xanh, cảnh quan, hàng rào
Hệ thống tổng thể
Hệ thống cấp nước tổng thể
Hệ thống cấp điện tổng thể
Hệ thống thoát nước tổng thể
Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Hệ thống xử lý nước thải

1
2
3
4
5

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

Diện tích
25.409
16.000
100
4.216

5.093

ĐVT

m2
m2
m2
m2
Hệ thống
Hệ thống
Hệ thống
Hệ thống
Hệ thống
24


×