Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Xuất khẩu bạt nhựa tại Nhà máy sản xuất bao bì bạt nhựa Tú Phương giai đoạn 2007-2014 và định hướng đến 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.26 KB, 64 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hóa toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ thì xuất khẩu đóng vai trò quan
trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.Việt Nam là nước đang trên đà phát
triển.Vì vậy, xuất khẩu góp phần thực hiện mục tiêu hiện mục tiêu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Sau 7 năm là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đang tiếp tục
đàm phán tiến tới ký kết Hiệp định thương mại tự do với các nước lớn, môi trường
thương mại đang và sẽ có nhiều cơ hội cùng những thách thức mới đối với xuất khẩu.
Trong những năm qua, bạt nhựa đang đứng đầu sản phẩm nhựa về tăng trưởng kim
ngạch xuất khẩu.
Tuy nhiên, xuất khẩu của Nhà máy sản xuất bao bì bạt nhựa Tú Phương bị ngưng
trệ như là do thị trường thiếu ổn định, năng lực cạnh tranh chưa cao, còn thiếu các kĩ
năng đàm phán cần thiết, trình độ chuyên môn thấp và thiếu tính chuyên nghiệp của
đội ngũ bên cạnh đó hàng xuất khẩu của nhà máy vẫn còn manh mún, chất lượng chưa
cao, giá cả còn cao so với các hàng hóa cùng loại, vì vậy tăng trưởng xuất khẩu chưa
bền vững.Mặc dù nhiều cơ hội mở ra thuận lợi cho việc xuất khẩu bạt nhựa trong
những năm tới về thị trường, giảm bớt các rào cản thương mại…
Từ vấn đề trên, việc đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu bạt nhựa tại
Nhà máy sản xuất bao bì bạt nhựa Tú Phương định hướng đến năm 2016 là thực sự
cần thiết. Do đó, đề tài: "Xuất khẩu bạt nhựa tại nhà Nhà máy sản xuất bao bì bạt
nhựa Tú Phương giai đoạn 2007-2014 và định hướng đến 2016" được chọn để
nghiên cứu.
1
SV: Đinh Anh Đức Lớp: Kinh tế Quốc tế 52E
1
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích và đánh giá tình hình xuất khẩu bạt nhựa của Nhà máy sản
xuất bao bì bạt nhựa Tú Phương giai đoạn 2007-2014,chuyên đề đề xuất giải pháp


nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng bạt nhựa đến năm 2016
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Xuất khẩu mặt hàng bạt nhựa tại Nhà máy sản xuất bao bì bạt nhựa Tú Phương.
3.2. Phạm vi
Xuất khẩu bạt nhựa tại Nhà máy sản xuất bao bì bạt nhựa Tú Phương giai đoạn
năm 2007-2014 và định hướng đến năm 2016
4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng phương pháp: phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh.
Nguồn dữ liệu, thông tin được thu thập từ Nhà máy sản xuất bao bì bạt nhựa Tú
Phương, Bộ Công Thương, Tổng cục Thống Kê, Tổng cục Hải Quan
5. Kết cấu chuyên đề
Tên đề tài thực tập: " Xuất khẩu bạt nhựa tại Nhà máy sản xuất bao bì bạt
nhựa Tú Phương giai đoạn 2007-2014 và định hướng đến 2016"
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, chuyên đề được trình bày
trong ba chương:
Chương 1: Giới thiệu cơ sở thực tập và kinh nghiệm
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu bạt nhựa của Nhà máy sản xuất bao bì bạt
nhựa Tú Phương giai đoạn 2007-2014
Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu bạt nhựa tại Nhà máy
sản xuất bao bì bạt nhựa Tú Phương đến năm 2016
2
SV: Đinh Anh Đức Lớp: Kinh tế Quốc tế 52E
2
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CƠ SỞ THỰC TẬP VÀ KINH NGHIỆM
1.1. GIỚI THIỆU CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1.1. Các thông tin cơ bản
- Tên gọi Nhà máy: Nhà máy sản xuất bao bì bạt nhựa Tú Phương

- Giám đốc: Bùi Tố Minh
- Website:
- Email:
- Điện thoại : 04.38723566/67
- Địa chỉ trụ sở kinh doanh: xã Phú Thị - huyện Gia Lâm - Hà Nội - Việt Nam
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân Công ty cổ phần Hóa chất Nhựa trước đây là Công ty Thương mại và
Dịch vụ (TRASERCO) thuộc Bộ Thương mại (nay thuộc Bộ Công Thương) chuyên
kinh doanh các mặt hàng hạt nhựa. Căn cứ vào giấy phép kinh doanh số: 055619 được
cấp ngày 04 tháng 10 năm 1999 và mã số thuế: 0100942205 Công ty cổ phần Hóa chất
Nhựa được ra đời.
Công ty cổ phần Hóa chất Nhựa bắt đầu kinh doanh từ ngày 04 tháng 10 năm
1999.
Công ty cổ phần Hóa chất Nhựa là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của
Việt Nam trong sản xuất bạt nhựa, bao bì, vải địa kỹ thuật Với dây chuyền hiện đại
nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài và công nghệ sản xuất tiên tiến các sản phẩm của
công ty có chỗ đứng vững chắc và được tín nhiệm của khách hàng trong thị trường cả
nước.
3
SV: Đinh Anh Đức Lớp: Kinh tế Quốc tế 52E
3
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng
Năm 2002: Xây dựng Nhà máy sản xuất bao bì bạt nhựa Tú Phương là đơn vị
trực thuộc của Công ty cổ phần Hóa chất Nhựa với dây chuyền hiện đại mới nhất hoàn
toàn được nhập khẩu từ Cộng hòa Áo có công suất 1000 tấn/tháng.
Tháng 8 - 2002, Nhà máy sản xuất bao bì bạt nhựa Tú Phương bắt đầu đi vào
sản xuất 1 dây chuyền sản xuất vải Tarpaulin, vải bao đạt công suất trên 300
tấn/tháng.
Năm 2003, Nhà máy bắt đầu tư lắp thêm 01 dây chuyền mới nâng tổng công
suất lên 600 tấn/ tháng.

Năm 2005, Nhà máy thực hiện đầu tư mở rộng thêm 01 dây chuyền nữa để
nâng tổng công suất lên 1000 tấn/ tháng.
Đặc biệt là Nhà máy chính thức công nhận việc áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng ISO 9001:2000 vào quy trình sản xuất kinh doanh kể từ 2005.
Năm 2006, trong kế hoạch từng bước mở rộng sản xuất và tăng sản lượng nhằm
đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.Nhà máy đầu tư
mở rộng thêm 02 dây chuyền sản xuất nữa với tổng công suất 3000 tấn/ tháng.
Năm 2013, Nhà máy đã khởi công xây dựng thêm 01 trụ sở tại Lô 18+19
đường số 6, Cụm Công nghiệp Lợi Bình Nhơn, xã Lợi Bình Nhơn, thành phố Tân An,
tỉnh Long An với công suất 7000 tấn/ tháng.
Trong quá trình phát triển Nhà máy luôn xác định rõ mục tiêu, chính sách, chất
lượng, coi chất lượng sản phẩm là điều quan trọng nhất, đáp ứng thỏa mãn mọi yêu
cầu của khách hàng, đối tác nước ngoài.
Với đội ngũ các cán bộ quản lý nhiều năm kinh nghiệm sản xuất bao bì, bạt
nhựa, các kỹ sư trẻ, năng động, sản phẩm của Nhà máy luôn đạt chất lượng cao nhất
với sự kiểm soát tốt về chất lượng đầu vào từ nguyên liệu đến đầu ra cuối cùng sản
phẩm và các dịch vụ sau bán hàng, đáp ứng được mọi nhu cầu về xuất khẩu.
4
SV: Đinh Anh Đức Lớp: Kinh tế Quốc tế 52E
4
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng
1.1.3. Cơ cấu Nhà máy
1.1.3.1. Chức năng và nhiệm vụ
- Điều nghiên rõ thị trường xuất khẩu, thị trường mục tiêu để xây dựng và tổ
chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, sản xuất và kế hoạch khác có liên quan, đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ của Nhà máy và khả năng tiêu thụ của các đơn vị sản xuất và đối tác
nước ngoài.
- Lập chiến lược kinh doanh để tạo ra một chiến lược hoàn hảo để cạnh tranh và
đối phó được với đối thủ cạnh tranh đồng thời tổ chức nghiên cứu khoa học, công nghệ
và nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến công nghệ,

nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu khách hàng đưa ra sản phẩm phù hợp với
thị hiếu của khách hàng.
- Quản lý, sử dụng và tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh dịch vụ của Nhà
máy có hiệu quả. Đảm bảo đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh dịch vụ, thực hiện
nghiêm túc nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.
- Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và
cách quy định về giao dịch đối ngoại.
- Thực hiện mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế ký kết với các tổ chức trong
nước và ngoài nước khác đúng với thời gian, tiến độ và hợp lý.
- Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chế độ quản lý tài sản, lao động tiền lương,
sử dụng phân công lao động hợp lý, luôn chú trọng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công
nhân viên của Nhà máy để không ngừng nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ chuyên
môn.
- Làm tròn công tác bảo hộ an toàn lao động, trật tự về an ninh xã hội, tuyên
truyền bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc phòng.
1.1.3.2. Cơ cấu tổ chức
Bộ máy cơ cấu tổ chức Nhà máy sản xuất bao bì bạt nhựa Tú Phương khá đơn
giản được mô tả qua sơ đồ 1.1:
5
SV: Đinh Anh Đức Lớp: Kinh tế Quốc tế 52E
5
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Nhà máy
(Nguồn: Nhà máy)
 Giám đốc: là người đứng đầu Nhà máy, Giám đốc Nhà máy có chức năng chính và
nhiệm vụ như sau:
- Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển doanh nghiệp cũng như các kế
hoạch ngắn hạn và dài hạn. Hàng năm tổ chức thực hiện kế hoạch, các phương án kinh
doanh.
- Tổ chứcđiều hành mọi hoạt động của Nhà máy và chịu trách nhiệm về toàn bộ

kết quả kinh doanh của toàn Nhà máy.
 Phó giám đốc Kinh doanh: trợ lý Giám đốc, giúp Giám đốc điều hành hoạt động của
Nhà máy trong mảng kinh doanh. Phó giám đốc kinh doanh có nhiệm vụ như sau:
- Quản lý và điều phối mọi công việc liên quan đến khách hàng và hoạt động
tiêu thụ sản phẩm theo chiến lược kinh doanh của Nhà máy, bao gồm: Tiếp thị -
Marketing, bán hàng và hệ thống phân phối, đại lý
6
SV: Đinh Anh Đức Lớp: Kinh tế Quốc tế 52E
Giám đốc
PGĐ. Kỹ thuật
PGĐ. Kinh doanh
Quản đốc P. Kỹ thuậtP. Hành chínhP. Kế toánP. Kinh doanh
Khách hàng Phân xưởng sản xuất
6
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng
- Thiết lập mục tiêu, kế hoạch và phân bổ nguồn nhân lực cho phù hợp nhằm
đáp ứng tối đa nhu cầu công việc.
- Xây dựng và đề xuất các chiến lược về kinh doanh, marketing, bán hàng và
các chương trình hậu mãi.
- Thực hiện các công việc phát sinh theo chỉ đạo từ Giám đốc.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Nhà máy.
Chịu trách nhiệm xem xét, ký duyệt kế hoạch về doanh số, lợi nhuận, hướng phát triển
và tăng trưởng của Nhà máy.
- Phó giám đốc kinh doanh phải có trách nhiệm chỉ đạo các phòng ban cấp dưới
hoàn thành công việc đã đề ra:
o Phòng Kinh doanh
o Phòng Kế toán
o Phòng Hành chính
 Phòng Kinh Doanh có chức năng:
- Lập các kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện các kế hoạch đó.

- Thiết lập, giao dịch trực tiếp với hệ thống khách hàng, hệ thống nhà phân
phối, thực hiện hoạt động bán hàng tói các khách hàng nhằm mang lại doanh thu cho
Doanh nghiệp.
- Phối hợp với các bộ phận liên quan như Kế toán, Sản xuất, nhằm mang đến
các dịch vụ đầy đủ nhất cho khách hàng.
 Phòng Kế toán có chức năng:
- Quản lý, tổ chức và hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ kế toán trong toàn
công ty.
- Giám sát các hoạt động tài chính diễn ra trong các đơn vị trạm, cửa hàng,
phòng kinh doanh.
- Xây dựng các hình thức bán buôn, đại lý mà Giám đốc đã phê duyệt.
 Phòng Hành chính có chức năng:
- Xây dựng, theo dõi việc thực hiện kế hoạch tài chính.
7
SV: Đinh Anh Đức Lớp: Kinh tế Quốc tế 52E
7
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng
- Tham mưu về công tác tổ chức cán bộ. Bên cạnh đó còn đảm bảo kinh phí,
quản lý tài sản, cung ứng vật tư và cơ sở vật chất cho mọi hoạt động của Nhà máy.
 Phó giám đốc Kỹ thuật là:
- Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Nhà máy trong việc tổ chức, triển khai,
điều hành và quản lý toàn bộ các hoạt động về kỹ thuật của Nhà máy.
- Chủ trì, điều hành và quản lý hoạt động sản xuất, nghiệm thu và nhận bàn giao
các loại máy móc thiết bị và linh phụ kiện của Nhà máy nhập về.
- Tham mưu cho Giám đốc Nhà máy về tổ chức hệ thống chất lượng, kỹ thuật,
nghiên cứu sản phẩm/dịch vụ và kiểm tra chất lượng sản phẩm/dịch vụ của Nhà máy.
- Phó giám đốc kỹ thuật chịu trách nhiệm điều hành phòng ban cấp dưới hoàn
thành tốt công việc:
o Phòng kỹ thuật
o Quản đốc

 Phòng kỹ thuật có chức năng xây dựng các kế hoạch định kỳ lắp ráp và các hoạt động
vận hành, bảo trì, bảo dưỡng máy móc của Nhà máy. Bên cạnh đó phải theo dõi kiểm
tra kỹ thuật, tiến độ và chất lượng máy móc thiết bị đạt chất lượng cao nhất, phù hợp
với các yêu cầu chung, tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành. Chủ trì xét
duyệt các phương án giải quyết vướng mắc, thay đổi, xử lý kỹ thuật, các phát sinh
trong quá trình sản xuất của Nhà máy.
 Quản đốc là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý và điều hành các hoạt động sản
xuất của Phân xưởng theo nhiệm vụ, kế hoạch được giao, đảm bảo đúng tiến độ, quy
trình kỹ thuật - công nghệ.
8
SV: Đinh Anh Đức Lớp: Kinh tế Quốc tế 52E
8
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng
1.1.4. Tình hình kinh doanh
Trong những năm qua, Nhà máy sản xuất bao bì bạt nhựa Tú Phương đã nỗ lực
mở rộng thị trường đồng thời cũng mở rộng mặt hàng tiêu thụ, luôn luôn đổi mới công
nghệ sản xuất, trang thiết bị hiện đại Đến nay sau hơn 12 năm thành lập và hoạt
động, Nhà máy sản xuất bao bì bạt nhựa Tú Phương luôn là một thương hiệu có uy tín
trong nước và ngoài nước về mặt hàng bạt nhựa với những kết quả kinh doanh ngày
càng được nâng cao, năm sau cao hơn năm trước.
9
SV: Đinh Anh Đức Lớp: Kinh tế Quốc tế 52E
9
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà máygiai đoạn 2007-2014
Đơn vị: Chục triệu đồng
Các chỉ tiêu
2007 2009 2010 2012 2013
1. Tổng doanh thu
1.567.536 1.361.621 1.567.002 2.787.606 2.900.000

2. Các khoản giảm trừ
155 131 1.598 23.737 25.638
3. Doanh thu thuÇn (1 - 2)
567.381 1.361.490 1.565.404 2.763.869 2.874.362
4.Gi¸ vèn hµng b¸n
552.290 1.323.037 1.522.381 2.652.744 2.678.584
5. Lîi nhuËn gép
15.089 38.450 43.023 111.125 195.778
6. Chi phÝ b¸n hµng
12.312 27.736 27.003 72.740 74.230
7. Chi phÝ QL doanh nghiÖp
2.549 6.650 10.429 11.906 12.710
8. Lîi nhuËn thuÇn tõ ho¹t
®éng kinh doanh (5 - 6 -7)
228 4.065 5.590 26.477 108.838
9. Lîi nhuËn thuÇn tõ ho¹t
®éng tµi chÝnh (Dthu- CphÝ)
- 477 - 2.729 - 5.318 - 14.018 - 15.305
10. Lîi nhuËn bÊt thêng
(Dthu - Chi phÝ bÊt thêng)
2.050 1.002 2.178 - 9.185 1.102
11. Tæng lîi nhuËn tríc
thuÕ(8 + 9 + 10)
1.801 2.339 2.450 3.274 94.635
12. ThuÕ thu nhËp DN
576 748 515 915 30.283
13. Lîi nhuËn sau thuÕ
1.224 787 1231 1.707 64.352
(Nguồn: Nhà máy)
Qua bảng 1.1 cho thấy tổng doanh thu của Nhà máy tăng dần qua các năm.

Năm 2007 tổng doanh thu đạt 567.536 trăm triệu đồng. Đến năm 2014 tổng doanh thu
đạt 2.900.000 trăm triệu đồng tăng gấp 5,1 lần. Trong năm 2010 nhiều mặt hàng sản
phẩm nhựa bị rớt giá nhưng Nhà máy vẫn đạt tổng doanh thu 1.567.002 trăm triệu
đồng tăng 13,1% so với năm 2009, tăng ít hơn năm 2012 (năm 2013 tăng 72.9% so với
năm 2010). Cùng với tổng doanh thu thì tổng chi phí của Nhà máy cũng tăng nhưng
với một tỷ lệ thấp hơn so với năm 2007. Đến năm 2013 thì mức chênh lệch giữa doanh
thu và chi phí ngày càng lớn, năm 2007 mức chênh lệch này cao nhất từ trước đến nay
10
SV: Đinh Anh Đức Lớp: Kinh tế Quốc tế 52E
10
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng
là 134.476 trăm triệu đồng. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Nhà máy
ngày càng có hiệu quản hơn thể hiện sự nỗ lực rất lớn của Nhà máy trong cơ chế thị
trường.
Biểu đồ1.1: Lợi nhuận của Nhà máygiai đoạn 2007-2013
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Phòng kế toán)
11
SV: Đinh Anh Đức Lớp: Kinh tế Quốc tế 52E
11
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng
1.2. KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC
1.2.1. Kinh nghiệm
1.2.1.1. Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh
Năm 1977, Công ty Ống nhựa hóa chất Việt Nam (Kepivi) và Công ty nhựa
Kiều Tinh được sáp nhập lấy tên là Nhà máy Công tư hợp doanh Nhựa Bình Minh trực
thuộc Tổng công ty Công nghệ phẩm - Bộ Công nghiệp nhẹ. Công ty Cổ phần Nhựa
Bình Minh là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về ngành nhựa với nền tảng 35
năm hoạt động và phát triển. Thị phần chính của Công ty vẫn là các tỉnh phía Nam
nhưng hiện nay Doanh nghiệp tiến hành thâm nhập thị trường Miền Bắc và Miền

Trung
Hiện nay, có rất nhiều Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Nhựa, tuy nhiên
trong lĩnh vực ống nhựa xây dựng Bình Minh là Doanh nghiệp đứng thứ hai tại Việt
Nam.Công ty sản xuất ống nhựa xây dựng lớn nhất và cũng là đối thủ cạnh tranh lớn
nhất của Bình Minh là công ty cổ phần nhựa Thiếu Niên Tiền Phong.
Công ty cổ phần nhựa Bình Minh là doanh nghiệp có sức ảnh hưởng và uy tính
rất lớn trong công nghiệp Nhựa Việt Nam. Nguồn tài chính của công ty rất hùng mạnh
và dồi dào, có tốc độ tăng trưởng tốt, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao.
Công ty cổ phần nhựa Bình Minh đạt được sự tín nhiệm cao của khách hàng trong và
ngoài nước với hệ thống phân phối có 260 cửa hàng trên cả nước.
Để luôn duy trì vị trí dẫn đầu trong ngành nhựa, Công ty dựa vào ba chân kiềng
là chiến lược và phát triển sản phẩm mới để tận dụng mọi cơ hội kinh doanh; xây dựng
hệ thống kinh doanh bền vững và quản lý hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí.
• Nghiên cứu thị trường xuất khẩu
Khi thị trường có nhiều người mua, nhiều người bán và nhiều hàng hóa tương
tự về chất lượng giá cả tất yếu nảy sinh cạnh tranh, cạnh tranh về chất lượng sản phẩm,
phương thức giao dịch mua bán và giữa những người mua. Cạnh tranh là cơ chế điều
chỉnh trật tự thị trường, yếu tố quan trọng kích thích tích cực tính đa dạng và nâng cao
12
SV: Đinh Anh Đức Lớp: Kinh tế Quốc tế 52E
12
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng
chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển thị
trường.
Từ khi thành lập và kinh doanh Công ty cổ phần nhựa Bình Minh chú trọng đến
nghiên cứu và phát triển thị trường.Phát triển thị trường là mục tiêu, phương thức quan
trọng để tồn tại và chiến thắng trong cạnh tranh. Những năm qua Công ty tích cực mở
rộng và phát triển thị trường để tăng nhanh doanh số bán, duy trì mối quan hệ thường
xuyên với khách hàng, đối tác nước ngoài. Đồng thời củng cố vững mạnh uy tín của
Công ty, nâng cao hiệu quả kinh doanh.Công ty nắm vững được các yếu tố của thị

trường, hiểu biết về quy luật vận động của chúng nhằm ứng xử kịp thời để tạo hiệu quả
cao nhất khi tổ chức xuất khẩu.
Nghiên cứu thị trường hàng hóa có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển và
nâng cao hiệu quả, đặc biệt là trong xuất khẩu hàng hóa tạo tiền đề quan trọng đảm
bảo Công ty hoạt động có hiệu quả cao nhất. Qua nghiên cứu thị trường Công ty hình
thành nên các ý tưởng cho sản phẩm mới và lựa chọn chiến lược định vị đúng đắn cho
các loại sản phẩm theo từng thị trường xuất khẩu cụ thể. Các nhà lãnh đạo Công ty
nhận thức được vai trò nghiên cứu thị trường là nội dung không thể thiếu trong chiến
lược marketing xuất khẩu. Nghiên cứu thị trường không chỉ đơn thuần là việc sưu tập
các dữ liệu và con số thống kê. Mọi dữ liệu thu nhập cần được phân tích và chuyển
hóa thành các thông tin liên quan. Những thông tin này là cơ sở cho việc hình thành
chiến lược và công cụ marketing của Công ty.
• Quảng cáo hàng xuất khẩu nước ngoài
Trong nền kinh tế thị trường việc nắm bắt thông tin nhanh nhạy, chính xác là
yếu tố rất quan trọng. Vì vậy để nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường nhất là thị
hiếu cụ thể của từng thị trường thì Công ty cổ phần nhựa Bình Minh tăng cường công
tác tiếp thị, chủ động tìm kiếm khách hàng, xây dựng quan hệ làm ăn lâu dài. Bên cạnh
đó Công ty giới thiệu các sản phẩm có khả năng sản xuất tới khách hàng, gửi mẫu
hàng chào bán để thăm dò thị trường, trong đó giới thiệu rõ những tiêu chuẩn chất
lượng sản phẩm được đảm bảo và khách hàng thường quan tâm.
13
SV: Đinh Anh Đức Lớp: Kinh tế Quốc tế 52E
13
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng
Công ty thường xuyên tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước để
trưng bày mẫu hàng (chủ yếu là các sản phẩm bạt nhựa) giới thiệu chào bán để tạo cơ
hội tìm kiếm khách hàng.Công ty trưng bày các sản phẩm trong triển lãm, hội chợ để
giới thiệu một cách trực tiếp tới khách hàng. Công ty cũng có chương trình khuyến
mãi và dùng sản phẩm mới làm quà tặng cho khách đến xem hoặc mua hàng, giới
thiệu cho họ dùng thử những sản phẩm mới qua đó họ sẽ đưa tin và quảng cáo cho

sản phẩm của công ty và công ty có cơ hội trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, thông
qua đó nắm bắt được thị hiếu, sở thích người tiêu dùng. Công ty cũng thường xuyên
gửi các catalogue sản phẩm hình ảnh ba chiều đến các nhà cung cấp và khách hàng
nước ngoài.
Bảng 1.2: Một số hoạt động xúc tiến bán hàng của Công ty Nhựa Bình
Minh
Các hoạt động xúc tiến
bán hàng
Đơn vị 2009 2010 2011 2012 2013
Tham gia các hội chợ triển
lãm
Lần 15 18 24 29 33
Tổ chức hội nghị khách
hàng
Lần 1 2 4 3 4
(Nguồn: Công ty cổ phần nhựa Bình Minh)
• Khai thác hỗ trợ của chính sách nhà nước
Việc hỗ trợ của Nhà nước đối với các hoạt động thương mại, tìm kiếm và mở
rộng thị trường tiêu thụ là rất cần thiết và đối với Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh.
Công ty nhờ tới sự hỗ trợ từ phía Nhà nước để tiết kiệm chi phí thuê gian hàng giới
thiệu sản phẩm tại các hội chợ triển lãm tổ chức ở trong nước, các chi phí liên quan
đến trưng bày sản phẩm, một phần chi phí thuê gian hàng hội chợ triển lãm tổ chức ở
nước ngoài, chi phí về thông tin thị trường do các cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xúc
tiến thương mại cung cấp. Chính sách thuế cũng có tác động tích cực đến xuất khẩu
của công ty khi công ty cắt giảm thuế xuất khẩu để khuyến khích trao đổi buôn bán
giữa công ty với các đối tác nước ngoài.
14
SV: Đinh Anh Đức Lớp: Kinh tế Quốc tế 52E
14
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng

Về phát triển sản phẩm và công nghệ, sau 35 năm có mặt trên thị trường, nhựa
Bình Minh hiện sở hữu hơn 100 dàn máy đùn, ép thế hệ mới, sử dụng quy trình công
nghệ tiên tiến của Đức, Ý, Áo, Canada và hàng chục thiết bị phụ trợ có tổng công suất
lên đến 70.000 tấn sản phẩm/năm tại 3 Nhà máy ở cả hai miền Nam và Bắc.
Để đảm bảo phát triển bền vững những năm về sau, Công ty nhựa Bình Minh
luôn nâng cấp, đầu tư và xây mới thêm nhiều Nhà máy đặt ở các Khu công nghiệp với
tổng công suất cao hơn nhiều lần để đáp ứng cơ bản về nhu cầu ống nhựa của cả
nước.Hệ thống kinh doanh của Công ty này cũng được hoàn thiện. Từ ba cửa hàng vào
thập niên 1980, đến nay Bình Minh có hơn 700 cửa hàng trong hệ thống và hàng nghìn
cửa hàng ngoài hệ thống, phủ kín hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Doanh thu
bán hàng qua hệ thống chiếm tới 90% doanh thu của công ty. Bên cạnh đó, điều đáng
nói nhất là cùng lúc với việc gia tăng sản phẩm mới, cải tiến chất lượng sản phẩm và
phát triển hệ thống bán hàng, nhựa Bình Minh là một trong rất ít Công ty trên thị
trường Việt Nam chú trọng quản lý tốt chi phí. Đây cũng là thế mạnh cạnh tranh cơ
bản khiến cho Công ty nhựa Bình Minh luôn giữ vị trí dẫn đầu trong ngành.
Bên cạnh đó, Công ty cổ phần nhựa Bình Minh còn nhiều hạn chế như chưa
phát triển được mạnh lưới phân phối xuất khẩu mặt hàng nhựa ra nước ngoài nên bị
hạn chế về thương hiệu ở trên trường quốc tế và ít nhiều ảnh hưởng đến doanh thu.
Bên cạnh đó doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu xuất nhập khẩu.
1.2.1.2. Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong:
Nói đến nhựa Tiền phong tức là nói đến thương hiệu nhựa hàng đầu Việt Nam.
Từ nhiều năm, nhựa Tiền phong đã đi vào tiềm thức của người tiêu dùng với hình ảnh,
thương hiệu của chất lượng sản phẩm, sự đa dạng về kiểu dáng mẫu mã cũng như các
dịch vụ hậu mãi, bảo trì tin cậy. Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong tiền
thân là Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong, được thành lập từ năm 1960 với quy
mô gồm 4 nhà xưởng chính: Phân xưởng cơ khí, phân xưởng nhựa trong (polustyrol)
và phân xưởng bóng bàn, đồ chơi. Ngày 29 tháng 04 năm 1993 với Quyết định số
386/CN/CTLD của Bộ Công Nghiệp Nhẹ (nay là Bộ Công Thương), Nhà máy Nhựa
Thiếu Niên Tiền phong được đổi tên thàng Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong.
Theo đó Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong trở thành một doanh nghiệp Nhà nước,

15
SV: Đinh Anh Đức Lớp: Kinh tế Quốc tế 52E
15
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng
sản xuất các sản phẩm từ chất dẻo. Ngày 17 tháng 08 năm 2004, Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp đã ban hành Quyết định số 80/2004/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Nhựa
Thiếu niên Tiền phong thành Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong.
Với ba Nhà máy sản xuất ở Hải Phòng, Bình Dương (Việt Nam) và Vientiane
(Lào), năng lực sản xuất của Nhựa Tiền Phong hàng năm lên tới 75 ngàn tấn sản phẩm
các loại. Hiện nay tại phía Bắc Việt Nam, Công ty đang xây dựng nhà xưởng và
chuyển đổi dần địa điểm sản xuất từ số 2 An Đà, TP.Hải Phòng sang phường Hưng
Đạo, quận Dương Kinh, TP. Hải Phòng trên một diện tích sản xuất mới rộng 13,6 ha,
gấp hơn 4 lần diện tích sản xuất cũ. Việc chuyển đổi địa điểm sản xuất của nhựa Tiền
Phong nhằm đáp ứng cho chiến lược phát triển cao về quy mô và sản lượng sản xuất,
tăng sức mạnh cạnh tranh trên thị trường sản phẩm tại Việt Nam và các nước trong
khu vực.
Nhựa Tiền Phong đã xây dựng cho mình được một hệ thống phân phối đổi mới
và hiện đại, mang lại những tiện ích cao nhất cho người tiêu dùng. Công ty Liên doanh
Nhựa Tiền phong - SMP tại Cộng hòa dân chủ Nhân Dân Lào được đầu tư với chiến
lược cung cấp sản phẩm cho hầu hết các dự án cấp thoát nước của nước bạn Lào mà
chủ yếu là các dự án do World Bank và ADB tài trợ. Nhựa Tiền phong - SMP là Nhà
máy sản xuất ống nhựa lớn nhất của CHDCND Lào.
Phương châm sản xuất của Nhựa Tiền phong là đặt vấn đề chất lượng lên hàng
đầu, đảm bảo quyền lợi của khách hàng khi sử dụng sản phẩm của Công ty. Chính vì
vậy mà Nhựa Tiền phong chỉ đầu tư những dây chuyền sản xuất và máy móc thiết bị
của các hãng hàng đầu châu Âu và Nhật Bản. Hệ thống thiết bị luôn đảm bảo độ chính
xác cao, đảm bảo sự đồng nhất về vật liệu xây dựng và cho năng suất cao trong quá
trình sản xuất sản phẩm.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh cải tiến sản phẩm, đa
dạng hóa mặt hàng kinh doanh Công ty đã đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh để

kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm và đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn và thay đổi
của thị trường. Công ty đã kết hợp nghiên cứu và áp dụng các công nghệ tiên tiến hiện
đại bậc nhất thế giới để nâng cao số lượng, chất lượng cho sản phẩm xuất khẩu phù
hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế.Tuy nhiên chỉ đa dạng hóa chủng loại sản phẩm
16
SV: Đinh Anh Đức Lớp: Kinh tế Quốc tế 52E
16
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng
nhưng chất lương sản phẩm không tốt thì sản phẩm không tiêu thụ được.Chính vì
thếCông ty coi trọng nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường trong và ngoài
nước bởi vì chỉ có những sản phẩm chất lượng cao phù hợp với tiêu chuẩn người tiêu
dùng thì mới có thể đứng vững và vươn xa hơn trên thị trường quốc tế. Công ty nâng
cao chất lượng xử lý nguyên liệu từ khi thu mua để đảm bảo chất lượng sản phẩm tạo
sự thành công trong nâng cao chất lượng sản phẩm.
Việc xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng cũng được Ban lãnh đạo Công
ty nghiêm túc chỉ đạo và vận hành một cách nghiêm ngặt.Các sản phẩm của nhựa Tiền
phong đều đạt các tiêu chuẩn Quốc tế, các đặc tính cơ, lý, hóa, vệ sinh công nghiệp
đều đạt và vượt chỉ tiêu cho phép. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành,
Công ty luôn luôn là 1 trong hững cơ sở sản xuất kinh doanh hàng đầu về ngành nhựa
của cả nước. Công ty đưa vào và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng toàn
diện TQM và đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo Hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001:2008 giúp cho quá trình quản lý hệ thống chất lượng thiết thực và hiệu quả hơn.
Ngoài ra, nhiều chỉ tiêu chất lượng trong sản xuất - kinh doanh được công ty quán
triệt và tuân thủ chặt chẽ; với nhiều hệ thống tài liệu gồm 08 quy trình và 13 hướng
dẫn được ban hành gồm tất cả các quá trình trong Công ty. Bên cạnh đó, Nhựa Tiền
phong còn thực hiện chiến lược đầu tư đào tạo nhân lực để xây dựng đội ngũ kế cận có
chuyên môn nghiệp vụ cao, nhạy bén giải quyết các vấn đề trong sản xuất - kinh
doanh.
Để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường sự hiện diện tại thị
trường nước ngoài, đến nay nhựa Tiền phong tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại

một số quốc gia như: Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanmar
1.2.2. Bài học đối với Nhà máy sản xuất bao bì bạt nhựa Tú Phương
Từ kinh nghiệm và bài học của hai công ty nhựa lớn trên có thể rút ra được một
số bài học kinh nghiệm cho Nhà máy:
Một là, Nhà máy cần chú trọng xây dựng các bộ máy dây chuyền tái chế phế
liệu để làm nguyên liệu đầu vào vì nguồn phế liệu trong nước cực kì phong phú.Như
vậy giảm thiểu đáng kể việc phải nhập nguyên phụ liệu từ nước ngoài từ đó giảm chi
17
SV: Đinh Anh Đức Lớp: Kinh tế Quốc tế 52E
17
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng
phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm và từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh so
với các đối thủ.
Hai là, Nhà máy cần phải đa dạng hóa các mặt hàng, mẫu mã, chủng loại nhựa
nhằm phù hợp đáp ứng được sự đòi hỏi của khách hàng trong nước và đối tác nước
ngoài.
Ba là, mở rộng mạng lưới phân phối tại nước ngoài để nhằm quảng bá thương
hiệu cho Nhà máy.Việc này có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của Nhà
máy.
Bốn là, luôn luôn đề cao việc đầu tư, xây lắp mới thêm các dự án đầu tư, máy
móc thiết bị kĩ thuật để ngày càng nâng cao năng suất chất lượng cao đáp ứng được
các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe của nước ngoài.
Năm là,tối thiểu hóa chi phí thay vào đó tập trung vào nâng cao năng suất để tối
đa hóa lợi nhuận của Nhà máy.Tập trung đầu tư vào những khâu thật cần thiết để triệt
để tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó cần phải phát động phong trào thi đua ở tất cả các
khâu nhằm để cán bộ - công nhân viên gắn bó với nhau cùng chung sức phát triển Nhà
máy
Sáu là, cần liên kết chặt chẽ với các tổ chức thương mại, hợp tác quốc tế của
các quốc gia để được hỗ trợ thông tin thị trường, các quy định, kiểm định về chất
lượng sản phẩm, thủ tục hành chính để xâm nhập dễ dàng vào các thị trường tiềm

năng, thị trường mục tiêu.
1.3. TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG BẠT NHỰA VIỆT NAM
1.3.1. Thị trường xuất khẩu
Sản phẩm bạt nhựa Việt Nam hiện có tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên
thế giới và đang hướng đến con số 2,5 tỷ USD giá trị xuất khẩu trong năm 2014. Thời
gian gần đây, bạt nhựa được đánh giá là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu nhanh nhất cả nước với những thị trường xuất khẩu còn hết sức rộng
lớn và không quá khó để thâm nhập. Theo Cơ quan thống kế Liên hiệp quốc, đối với
mặt hàng bạt nhựa, Việt Nam là nước có khả năng thâm nhập thị trường tương đối tốt,
18
SV: Đinh Anh Đức Lớp: Kinh tế Quốc tế 52E
18
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng
được hưởng mức thuế thấp hoặc đối xử ngang bằng các nước xuất khẩu khác ở hầu hết
các thị trường. Bên cạnh đó, sản phẩm bạt nhựa Việt Nam đang được đánh giá có sức
cạnh tranh cao, tiếp cận công nghệ sản xuất hiện đại của thế giới và được thị trường
chấp nhận. Ngoài thị trường đã vững thế cạnh tranh như Nhật Bản, các doanh nghiệp
Việt Nam ngày càng thể hiện quyết tâm hội nhập để mở rộng sang thị trường mới như
Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Đông, châu Phi và các nước thành viên EU - vốn là những
khu vực có nhu cầu rất cao về sản phẩm bạt nhựa.
1.3.2. Kim ngạch xuất khẩu
Tháng 5/2013, xuất khẩu sản phẩm bạt nhựa đứng vị trí thứ 2 về kim ngạch
xuất khẩu, đạt 3,8 triệu USD, tăng mạnh 35,1% so với thị trường Mỹ của bạt nhựa
tăng lên 20/3%. Bạt nhựa là sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu tiềm năng trong thời
gian qua và sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.
Bảng 1.3: Chủng loại nhựa xuất khẩu sang thị trường Mỹ tháng 5/2013
Chủng loại
Tháng 5/2013
(USD)
Tỷ trọng

(%)
Tháng 5/2013 so
với tháng 4/2013
(%)
Các sản phẩm dùng trong vận
chuyển, đóng gói
4.301.414 22,9 4,3
Bạt nhựa 3.810.513 20,3 35,1
Túi nhựa 1.834.028 9,8 35,1
Sản phẩm nhựa gia dụng 1.444.212 7,7 -31,1
Tấm, phiến, màng nhựa 1.065.451 5,7 -25,5
Sản phẩm nhựa công nghiệp 183.961 1,0 -14,8
Đồ vật dùng trong xây lắp 273.809 1,5 36,4
Các loại ống và phụ kiện 362.500 1,9 28,4
Thiết bị vệ sinh 409.315 2,2 18,3
Vỏ mỹ phẩm 222.113 1,2 -56,9
19
SV: Đinh Anh Đức Lớp: Kinh tế Quốc tế 52E
19
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng
Linh kiện đồ đạc trong nhà, xe cộ 134.561 0,7 -7,8
(Nguồn:Tổng cục hải quan)
Đầu năm 2014 sản phẩm bạt nhựa giảm 4,24% về kim ngạch so với cuối năm
2013, nhưng tăng 4,3% so với các tháng năm trước, đạt hơn 130 triệu USD. Nhật Bản
là thị trường tiềm năng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của sản phẩm bạt nhựa Việt
Nam, đạt hơn 40 triệu USD trong tháng đầu năm tăng 1,55% so với tháng cuối năm
2013. Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Nhật Bản là thị trường nhiều tiềm năng, vì vậy
các doanh nghiệp cần có chiến lược đầu tư, nghiên cứu sản phẩm mới, nâng cao chất
lượng để khai thác cơ hội thị trường Nhật. Xếp sau Nhật Bản là Hoa Kỳ với 20,8 triệu
USD, chiếm 12,58%; Hà Lan chiếm 10,3 triệu USD chiếm 6,23%

Bảng 1.4: Kim ngạch xuất khẩu bạt nhựa Việt Nam tháng 1/2014
Thị
trường
Tháng 1/2014 Tháng 12/2013
Nhật Bản 40,22 38,60
Hoa Kỳ 20,80 21,27
Hà Lan 10,30 12,67
Đức 9,46 11,25
Anh 8,28 8,49
Campuchi
a
7,82 11,07
Philippines 6,97 5,69
Indonesia 5,56 5,05
Malaysia 3,45 4,27
Trung
Quốc
3,09 3,84
Nga 1,41 0,62
Lào 1,14 1,47
Mianma 1,12 1,11
Ấn Độ 0,88 0,79
(Nguồn: Tổng cục Hải Quan)
20
SV: Đinh Anh Đức Lớp: Kinh tế Quốc tế 52E
20
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng
Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, năm 2014 xuất khẩu bạt nhựa có mức tăng
trưởng trung bình từ 13,5-16,5% so với năm 2013. Ngoài thị trường tiềm năm Nhật
Bản, thị trường EU cũng đang mở ra rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất bạt

nhựa Việt Nam. Các nhà nhập khẩu đánh giá cao về chất lượng sản phẩm bạt nhựa
Việt Nam nên đơn hàng đã tăng trưởng cao trong năm 2013. Tỷ lệ tăng trưởng của các
thị trường trong khu vực EU đạt bình quân từ 3-6,1%.
1.3.3. Nguyên liệu sản xuất
Hiện nay, sản xuất bạt nhựa của các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn phụ thuộc
rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Việc giá nguyên liệu nhựa
tăng liên tục theo giá dầu thế giới, sự bấp bênh của một số nguồn hàng cũng như chi
phí đầu vào: xăng, điện, nước, nguyên vật liệu, ngày càng tăng đang là gánh nặng tạo
sức ép không nhỏ đến các doanh nghiệp ở Việt Nam nhất là đối với các doanh nghiệp
vừa và nhỏ bởi việc tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp này không được
thuận lợi như các doanh nghiệp lớn Sự lệ thuộc nguyên liệu đầu vào nhập khẩu luôn
là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất bạt nhựa. Hiện mỗi năm cần 1,5
triệu tấn nguyên phụ liệu, trong đó sản xuất nội địa mới đáp ứng khoảng 30.000 tấn.
Chính vì vậy mà các doanh nghiệp vẫn chưa thể nhanh chóng chiếm lĩnh tốt thị trường
bởi giá trong nước cao hơn giá xuất khẩu.
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, nhiều doanh nghiệp đang xem việc sử
dụng nhựa tái chế đóng vai trò như nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu giá rẻ trong
việc hạ giá thành sản phẩm. Ở Việt Nam, chỉ tính mức tận dụng từ 35-50% nguyên
liệu nhựa tái sinh sẽ góp phần tiết kiệm hơn 600 triệu USD mỗi năm cho doanh
nghiệp, đồng thời cũng tăng được 25% kim ngạch xuất khẩu của ngành.
Trong thời gian tới nếu giải được bài toán nguyên liệu đầu vào, mẫu mã sản
phẩm cũng như đáp ứng những đơn hàng lớn, sản phẩm bạt nhựa Việt Nam hoàn toàn
có khả năng xuất khẩu với quy mô lớn do nhu cầu của thế giới về mặt hàng này rất
cao, với mức bình quân nhập khẩu trên 7%/năm.
21
SV: Đinh Anh Đức Lớp: Kinh tế Quốc tế 52E
21
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU BẠT NHỰA CỦA NHÀ

MÁYSẢN XUẤT BAO BÌ BẠT NHỰA TÚ PHƯƠNG
GIAI ĐOẠN 2007-2014
2.1. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA NHÀ MÁY GIAI ĐOẠN 2007-2014
2.1.1. Theo cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Kể từ khi thành lập, Nhà máy nhận thấy phải đổi mới và hiện đại hóa công
nghệ cũng như các thiết bị dây chuyền sản xuất để đảm bảo hiệu quả, chất lượng sản
phẩm cũng như tiến hành tốt được công tác xuất khẩu. Nhà máy tiến hành nhập khẩu
đồng bộ hệ thống dây chuyền thiết bị hiện đại tiên tiến bậc nhất thế giới để sản xuất
vải bạt nhựa được nhập khẩu nguyên chiếc từ Cộng hòa Áo.
Trong những năm gần đây, các mặt hàng được Nhà máy xuất khẩu ngày càng
phong phú về kiểu dáng, mẫu mã, tăng về số lượng, chất lượng. Một số mặt hàng xuất
khẩu chủ yếu của Nhà máy như bạt Tarpaulin xanh, bạt Tarpaulin xanh cam, bạt
Tarpaulin sọc TP, bạt Tarpaulin sọc xanh lá cây, bạt Tarpaulin xanh - đen, bạt
Tarpaulin sọc xanh đen.
Năm 2007, Nhà máy mới chỉ xuất khẩu một số lượng sản phẩm là bạt Tarpaulin
xanh, bạt Tarpaulin xanh cam với giá trị là 10.450.000 USD. Nhưng đến năm 2013 số
sản phẩm đã lên tới con số là gần 7 nhóm sản phẩm chính và một số sản phẩm khác.
Điều này chứng tỏ sự phát triển không ngừng của Nhà máy trong thời gian qua.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, Nhà máy được phép xuất khẩu các
sản phẩm do các đơn vị thành viên sản xuất theo đúng các quy định mà pháp luật quy
định.
22
SV: Đinh Anh Đức Lớp: Kinh tế Quốc tế 52E
22
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu tháng 3/2014
(Nguồn: Phòng kế toán)
Trước năm 2005, Nhà máy chưa có uy tín trên thị trường, các mặt hàng chưa
được nhiều người biết đến nên hoạt động ngoại thương vẫn gặp nhiều khó khăn. Kể từ
năm 2007 do học hỏi được công nghệ mới cộng thêm trang bị dàn máy móc hiện đại

được nhập khẩu từ Cộng hòa Áo nên mặt hàng sản phẩm bạt nhựa của Nhà máy ngày
càng phong phú về kiểu dáng, mẫu mã, tăng về số lượng, chất lượng.
Cơ cấu mặt hàng xuát khẩu của Nhà máy từ năm 2007 đến tháng 3/2014 cho
thấy mặc dù mặt hàng xuất khẩu tăng dần và cơ cấu cân đối hơn nhưng tỷ trọng các
mặt hàng xuất khẩu vẫn còn mất cân đối. Sản phẩm bạt Tarpaulin Xanh cam chiếm tới
50% trong khi sản phẩm bạt Tarpaulin Xanh-Đen chỉ chiếm có 2% (chiếm một tỷ
trọng quá nhỏ so với các mặt hàng bạt nhựa khác). Nhưng chính các sản phẩm không
phải là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo cũng góp phần đa dạng hóa các sản phẩm của Nhà
máy và đem lại nguồn thu ngoại tệ không nhỏ hàng năm. Điều này chứng tỏ khả năng
xuất khẩu của Nhà máy về đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu nhằm nâng cao uy tín,
thương hiệu của Nhà máy.
2.1.2. Theo thị trường xuất khẩu và đối tác
Mặt hàng sản phẩm bạt nhựa phụ thuộc vào thị hiếu của người tiêu dùng, khi
vận chuyển đi quá xa cước phí vận tải chiếm một tỷ lệ lớn trong giá thành sản phẩm,
mà đa số sản phẩm của Nhà máy lại có giá trị thương mại không cao nên kinh doanh
chỉ có hiệu quả khi xuất khẩu một lượng hàng lớn. Điều này ảnh hưởng đến các thị
trường và bạn hàng xuất khẩu sản phẩm bạt nhựa của Nhà máy.
Trong những năm qua, Nhà máy tích cực tìm kiếm bạn hàng ở các thị trường
khác nhau trong khu vực và thế giới.Nhà máy đã tích cực tìm kiếm đối tác không chỉ
trên thị trường mà còn trên những thị trường mới với nhiều hình thức khác nhau.
Năm 2009, Nhà máy mở rộng thị trường sang nhiều nước khác nhau với
phương châm đa dạng hóa thị trường, song vẫn cần xây dựng thị trường trọng điểm và
23
SV: Đinh Anh Đức Lớp: Kinh tế Quốc tế 52E
23
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng
bạn hàng chủ yếu. Để đánh giá thị trường xuất khẩu của Nhà máy có thể thông qua
biểu đồ 2.2
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Nhà máygiai đoạn 2009-2013
(Nguồn: Phòng kế toán)

Do mới xuất khẩu, Nhà máy chỉ thực hiện ở thị trường khu vực Đông Nam Á.
Nhưng do nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng lên, việc tìm kiếm thị trường mới rất cần
thiết, Nhà máy mở rộng thị trường xuất khẩu không chỉ trong khu vực mà còn là thị
trường có khoảng cách địa lý xa như Nhật Bản, Mỹ, Nga, Ấn Độ Tính đến năm 2013
số lượng các thị trường xuất khẩu sản phẩm bạt nhựa của Nhà máy đã lên tới con số
gần 25 thị trường. Đồng thời các thị trường này cũng được Nhà máy xác định là thị
trường trọng điểm trong chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài của Nhà máy
trong thời gian tới.
Ngoài khu vực EU, Nhật Bản là thị trường chủ yếu Nhà máy mở rộng sang
nhiều nước khác. Hiện nay, kim ngạch buôn bán giữa với một số doanh nghiệp của
Lào, Malaysia, Trung Quốc… được thiết lập và có triển vọng mở rộng. Nhà máy vẫn
tiếp tục thực hiện phương châm đa phương hóa, đa dạng các mối quan hệ về kinh tế và
kỹ thuật với nhiều nước trên thế giới, xây dựng các thị trường trọng điểm và bạn hàng
chủ yếu để việc xuất khẩu đạt hiệu quả cao hơn. Nhà máy xác định các thị trường xuất
khẩu có tiềm năng cho việc tiêu thụ sản phẩm là:
 Thị trường EU, Bắc Mỹ và Nhật Bản:
Đây được coi là thị trường truyền thống rất có nhiều tiềm năng trong tiêu thụ
sản phẩm. Mặc dù hiện nay, các sản phẩm bạt nhựa Tarpaulin xanh cam và Tarpaulin
xanh đang tiêu thụ tốt ở đây, kim ngạch xuất khẩu trung bình của Nhà máy sang khu
vực này thường chiếm 45% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Để đẩy mạnh hơn nữa việc tiêu thụ sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị
trường này, Nhà máy đã và đang tiến hàng khảo sát, tìm hiểu thị trường tiêu dùng và
các đặc tính, về thời tiết, khí hậu để tiến hành nghiên cứu sản xuất các sản phẩm cho
24
SV: Đinh Anh Đức Lớp: Kinh tế Quốc tế 52E
24
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng
phù hợp. Đồng thời, để đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu trong tương lai gần, Nhà máy
thực hiện việc chào hàng sản phẩm mới thông qua phòng thương mại của các nước này
tại Việt Nam. Đồng thời cũng kiến nghị với nhà nước dùng sản phẩm bạt nhựa xuất

khẩu sang để thanh toán nợ với các nước này từ trước.
 Thị trường Nga và Đông Âu
Đây là thị trường mà Nhà máy chỉ thực hiện xuất khẩu một số lô hàng chiếm
khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu, dựa vào các đối tác trung gian chủ yếu để
thăm dò thị trường và giới thiệu các sản phẩm. Thị trường ở đây tiềm năng tuy lớn
nhưng cũng có không ít khó khăn và trở ngại. Trong đó, khó khăn lớn nhất là không có
đầu mối giao dịch thương mại tập trung, ổn định tại thị trường này. Mặt khác, đây là
thị trường mở nên việc thâm nhập thị trường cũng gặp phải hàng hóa của các quốc gia
khác có lợi thế tương tự Việt Nam về mẫu mã, giá cả… Bên cạnh đó thị trường này
cũng ẩn chứa nhiều rủi ro bởi vì các đối tác ở đây còn ít sử dụng phương thức thanh
toán bằng thư tín dụng L/C.
 Thị trường ASEAN
Đây là thị trường có quan hệ gần gũi và lâu năm, có vị trí địa lý gần với Việt
Nam, do đó hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này có nhiều thuận lợi như chi phí vận
chuyển thấp, ít rủi ro. Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày 28/7/1995 tạo điều kiện
thuận lợi cho Nhà máy trong mối quan hệ với bạn hàng và các cơ quan chính quyền
của các nước khu vực này.
Đối với khu vực này Nhà máy đặc biệt coi trọng thị trường các nước Đông
Dương vì đây là các thị trường có các đặc tính tiêu dùng tương đồng với thị trường
Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Nhà máy sang các nước ASEAN chiếm tới 20%
tổng kim ngạch xuất khẩu.
2.1.3. Theo kim ngạch xuất khẩu
Chính phủ và Bộ Công Thương khuyến khích xuất khẩu để giúp cho doanh
nghiệp đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ hiện đại, sản xuất ra hàng hóa có chát
lượng cao giá cả hợp lý nhằm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên
25
SV: Đinh Anh Đức Lớp: Kinh tế Quốc tế 52E
25

×