Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Không gian văn hóa cồng chiêng tây nguyên, quan họ, ca trù trên báo in và báo điện tử khảo sát báo tuổi trẻ TP HCM, tạp chí văn hóa nghệ thuật, vietnamnet và vnexpress từ năm 2003 đến năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 165 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LƯƠNG THỊ QUỲNH CHI

VẤN ĐỀ TRUYỀN THÔNG BỐN DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CỦA VIỆT
NAM ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN: NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ, KHÔNG
GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN, QUAN HỌ, CA TRÙ
TRÊN BÁO IN VÀ BÁO ĐIỆN TỬ

(Khảo sát báo Tuổi Trẻ TP HCM, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Vietnamnet và
Vnexpress từ năm 2003 đến năm 2009)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội-2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LƯƠNG THỊ QUỲNH CHI

VẤN ĐỀ TRUYỀN THÔNG BỐN DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CỦA VIỆT
NAM ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN: NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ, KHÔNG
GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN, QUAN HỌ, CA TRÙ
TRÊN BÁO IN VÀ BÁO ĐIỆN TỬ

(Khảo sát báo Tuổi trẻ TPHCM, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Vietnamnet và
Vnexpress từ năm 2003 đến năm 2009)



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS NGUYỄN THỊ MINH THÁI

Hà Nội-2011


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. CCTN

:

Cồng chiêng Tây Nguyên

2. DSVHPVT :

Di sản văn hóa phi vật thể

3. DSVHVT :

Di sản văn hóa vật thể

4. DSVH

:

Di sản văn hóa


5. DLXH

:

Dƣ luận xã hội

6. FT

:

Financial Times

7. GS

:

Giáo sƣ

8. PGS,TS

:

Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ

9. TTĐC

:

Truyền thông đại chúng


10. UNESCO :
Organization

United Nations Educational Scientific and Cultural

11.VHNT

:

Văn hóa nghệ thuật

12.VNN

:

Vietnamnet

13.VNE

:

Vnexpress

1


DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Bảng 2.1 : Bảng cơ cấu thể hiện đã từng nghe đến Nhã nhạc Huế
Bảng 2.2: Mức độ quan tâm của những ngƣời chƣa từng nghe tới Nhã nhạc
Huế

Bảng 2.3: Mức độ quan tâm của những ngƣời đã từng nghe tới Nhã nhạc Huế
Bảng 2.4 : Bảng cơ cấu thể hiện đã từng nghe về Không gian văn hóa CCTN
Bảng 2.5 : Mức độ quan tâm của những ngƣời chƣa từng nghe tới CCTN
Bảng 2.6: Mức độ quan tâm của những ngƣời đã từng nghe tới CCTN
Bảng 2.7 : Bảng cơ cấu thể hiện đã từng nghe về di sản Quan họ
Bảng 2.8 : Bảng cơ cấu thể hiện đã từng nghe đến di sản Ca trù
Bảng 2. 9 : Mức độ quan tâm của những ngƣời chƣa từng nghe tới Ca trù
Bảng 2.10: Mức độ quan tâm của những ngƣời đã từng nghe tới Ca trù
Bảng 2.11 : Bảng cơ cấu thể hiện từng đọc bài viết chuyên sâu/không chuyên
sâu từ năm 2003 đến 2009 trên báo Tuổi Trẻ
Bảng 2.12 : Bảng cơ cấu thể hiện công chúng biết đến các di sản thông qua
báo Tuổi Trẻ
Bảng 2.13: Bảng tổng hợp thể hiện sự đánh giá của công chúng về khả năng
truyền thông của Báo Tuổi Trẻ về di sản văn hóa phi vật thể
Bảng 2.14 : Bảng cơ cấu thể hiện từng đọc bài viết chuyên sâu/không chuyên
sâu trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật
Bảng 2.15 : Bảng cơ cấu thể hiện công chúng biết đến các di sản thông qua
Tạp chí VHNT
Bảng 2.16: Bảng tổng hợp thể hiện sự đánh giá của công chúng về khả năng
truyền thông của Tạp chí Văn hóa nghệ thuật về di sản văn hóa phi vật thể
Bảng 2.17 : Bảng cơ cấu thể hiện từng đọc bài viết chuyên sâu/không chuyên
sâu trên VNN

2


Bảng 2.18: Bảng cơ cấu thể hiện công chúng biết đến các di sản thông qua
VNN
Bảng 2.19: Bảng tổng hợp thể hiện sự đánh giá của công chúng về khả năng
truyền thông của Báo Vietnamnet về di sản văn hóa phi vật thể

Bảng 2. 20 : Bảng cơ cấu thể hiện từng đọc bài viết chuyên sâu/không
chuyên sâu trên Vnexpress
Bảng 2.21 : Bảng cơ cấu thể hiện công chúng biết đến các di sản thông qua
VNE
Bảng 2.22: Bảng tổng hợp thể hiện sự đánh giá của công chúng về khả năng
truyền thông của Báo VNE về di sản văn hóa phi vật thể
Bảng 3.1: Bảng cơ cấu thể hiện mức độ hiểu biết về di sản phi vật thể qua các
năm khi đƣợc truyền thông
Bảng 3.2 : Bảng cơ cấu thể hiện mức độ hiểu biết theo nghề nghiệp ngƣời trả
lời năm 2003
Bảng 3.3: Bảng cơ cấu thể hiện mức độ quan tâm về di sản phi vật thể qua
các năm khi đƣợc truyền thông
Bảng 3.4 : Bảng cơ cấu thể hiện mức độ quan tâm theo nghề nghiệp ngƣời trả
lời năm 2003
Bảng 3.5: Bảng cơ cấu thể hiện mức độ hiểu biết về di sản phi vật thể qua các
năm khi đƣợc truyền thông
Bảng 3.6: Bảng cơ cấu thể hiện mức độ quan tâm đến các di sản văn hóa phi
vật thể qua các năm khi đƣợc truyền thông
Bảng 3.7: Bảng cơ cấu thể hiện mức độ hiểu biết về di sản phi vật thể qua các
năm khi đƣợc truyền thông
Bảng 3.8: Bảng cơ cấu thể hiện mức độ quan tâm đến các di sản văn hóa phi
vật thể qua các năm khi đƣợc truyền thông (từ 2003 đến 2009)

3


Bảng 3.9: Bảng cơ cấu thể hiện nội dung công chúng sẽ tiếp tục tìm hiểu về
di sản phi vật thể sau khi đƣợc truyền thông từ năm 2003 đến 2009
Bảng 3.10: Bảng cơ cấu thể hiện mức độ đƣa tin/ bài trƣớc, trong và sau khi
đƣợc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể


4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời gian gần đây, DSVHPVT và việc bảo tồn những di sản này trở thành vấn
đề đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Không chỉ ở Việt Nam, trên thế giới, mối quan tâm
và sự trân trọng đối với truyền thống văn hóa dân tộc, đặc biệt là DSVHPVT đã trở
thành một trào lƣu thời đại mang tính quốc tế. Các giá trị văn hóa phi vật thể là báu
vật vô giá. Nó có thể bị lớp thời gian làm cho đóng bụi nhƣng bên trong là cả một
sự kết tinh của tƣ tƣởng tài năng sáng tạo của cha ông từ trƣớc. Báu vật đó đƣợc
truyền lại từ đời này sang đời khác, đã chịu sự thử thách của thời gian và ngày nay,
nếu bỏ lơ hay làm mất đi, có nghĩa là đã phủ nhận lịch sử, phủ nhận những nỗ lực
của cha ông. Ðể có thể duy trì sức sống cho các DSVH ấy thì nó phải đƣợc bảo tồn
nhƣ nó vốn có, phải đƣợc "sống" và tôn vinh trong chính cộng đồng của nó. Cho
nên, cần bảo tồn và ứng xử với di sản văn hóa bằng lòng tự hào dân tộc, bằng hiểu
biết và niềm đam mê cái đẹp, cái tinh túy của DSVH.
Một thực tế trong thời đại ngày nay là văn hóa ngoại lai ở thế mạnh không
ngừng xâm nhập vào văn hóa dân tộc. Đứng trƣớc nguy cơ bị tổn hại của văn hóa
dân tộc, vì khả năng phát triển bền vững của xã hội, vì sự phát triển đa dạng của
văn hóa nhân loại, sự quý giá của văn hóa truyền thống, đặc biệt là DSVHPVT, việc
cấp cứu và bảo vệ những DSVH này, kế thừa và phát triển chúng đã trở thành tiếng
nói tâm huyết của mọi ngƣời. Đối với những nƣớc đang phát triển, việc bảo vệ
DSVHPVT và truyền khẩu của dân tộc mình là một nhiệm vụ rất quan trọng, đƣợc
xem là cơ sở xây dựng văn hóa hiện đại mang bản sắc dân tộc. Sự quan tâm và trân
trọng tính chất đặc trƣng của văn hóa dân tộc, bảo vệ DSVHPVT và truyền khẩu,
không chỉ là nhiệm vụ vinh quang của toàn nhân loại, là con đƣờng phát triển đa
nguyên hóa về văn hóa của thế giới mà còn là trách nhiệm cần phải đảm đƣơng của
mỗi dân tộc đối với thế giới và thời đại. Chỉ khi nền văn hóa dân tộc đƣợc phát triển

mạnh mẽ với tiềm năng sâu rộng và có bản sắc thì mới có thể bảo vệ và thể hiện ở
mức cao nhất đƣợc tính phong phú và đa dạng của văn hóa nhân loại.

5


Trong bối cảnh chung ấy, vấn đề bảo tồn các DSVH nói chung và các
DSVHPVT nói riêng của Việt Nam cũng trở thành vấn đề hết sức bức thiết. Tính
đến thời điểm năm 2009, Việt Nam đã có 4 di sản đƣợc UNESCO công nhận là
DSVHPVT đại diện nhân loại: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa
Cồng chiêng Tây Nguyên, Quan họ, Ca trù. Bên cạnh bốn di sản này, Việt Nam
còn rất nhiều di sản khác xứng đáng và cần đƣợc UNESCO công nhận. Điều này
không chỉ để thế giới biết đến Việt Nam nhiều hơn mà quan trọng hơn cả là vấn đề
bảo tồn sẽ đƣợc thực hiện một cách mạnh mẽ và có hiệu quả hơn. Nếu không đƣợc
bảo tồn và phát huy thì di sản sẽ dần mai một và mất dần những giá trị truyền thống.
Chính vì thế, Việt Nam cần làm nhiều hơn nữa, quan tâm hơn nữa đến vấn đề di
sản. Truyền thông là một trong những phƣơng tiện hỗ trợ đắc lực trong việc đƣa các
di sản trở nên gần gũi hơn với công chúng và khiến cho mối quan tâm của công
chúng đến các vấn đề di sản bao gồm đƣợc UNESCO công nhận, bảo tồn và phát
huy các giá trị …ngày càng nhiều hơn.
Báo Tuổi Trẻ TP HCM (Tuổi Trẻ) là một trong số các tờ báo in có uy tín
hàng đầu tại Việt Nam. Báo Vietnamnet và Vnexpress là 2 tờ báo điện tử lớn của
Việt Nam. Tạp chí Văn hóa nghệ thuật là tạp chí chuyên ngành, chuyên sâu về các
vấn đề văn hóa. Cả 4 tờ báo đều đã có những phƣơng thức nhất định trong việc
truyền thông về di sản, góp phần đƣa các di sản đến gần UNESCO và gần công
chúng hơn. Việc nghiên cứu những phƣơng thức truyền thông của 4 tờ báo đại diện
cho 2 loại hình báo chí (báo in và báo điện tử) về vấn đề di sản sẽ góp phần rút kinh
nghiệm và tìm ra một số phƣơng pháp truyền thông hiệu quả hơn. Qua đó, góp phần
nâng cao mức độ quan tâm và chú ý của công chúng đến các di sản để thông qua
truyền thông, di sản đƣợc giữ gìn, phát huy tốt hơn.

Với những lý do trên, luận văn xin đƣợc đề cập đến vấn đề: “ Vấn đề truyền
thông bốn di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đƣợc UNESCO công nhận:
Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Quan
họ, Ca trù trên báo in và báo điện tử (Khảo sát báo Tuổi Trẻ TP HCM, Tạp chí
văn hóa nghệ thuật, Vietnamnet và Vnexpres từ năm 2003 đến năm 2009).

6


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Văn hóa là một phạm trù bao trùm, rộng lớn. Chính vì thế, đã có khá nhiều
luận văn thạc sỹ nghiên cứu về các vấn đề khác nhau liên quan đến văn hóa. Trong
đó, vấn đề DSVHPVT cũng là trọng tâm của nhiều luận văn thạc sỹ. Đã có một số
luận văn nghiên cứu vấn đề này nhƣ:
-

Luận văn Thạc sĩ Truyền thông đại chúng, chuyên ngành Báo chí học, có
tiêu đề: “Vai trò của báo chí trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc của văn hóa Việt Nam hôm nay” của tác giả Ngô Thị Phƣơng
Thảo, bảo vệ năm 2001

-

Luận văn Thạc sĩ Truyền thông đại chúng, chuyên ngành Báo chí học, có
tiêu đề: “Báo chí với công tác phản ánh, bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa của lễ hội truyền thống” (khảo sát báo Văn Hóa, Hà Nội Mới, Hà
Tây, Bắc Ninh, Phú Thọ từ 1998 đến nay) của tác giả Chu Thu Hảo, bảo vệ
năm 2002

-


Luận văn Thạc sĩ Truyền thông đại chúng, chuyên ngành Báo chí học, có
tiêu đề: “Báo chí Thừa Thiên Huế với công tác bảo tồn và phát triển di sản
văn hóa Huế” của tác giả Trần Văn Thiện, bảo vệ năm 2002

-

Luận văn Thạc sĩ Truyền thông đại chúng, chuyên ngành Báo chí học, có
tiêu đề : “Báo chí với việc giới thiệu và góp phần bảo tồn di sản văn hóa ở
Hà Nội” (khảo sát báo Nhân Dân, Hà Nội Mới, Văn Hóa từ năm 1992 đến
2002) của tác giả Đào Thị Minh Nguyệt, bảo vệ năm 2007

-

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học có tiêu đề: “ Báo Văn Hóa với
vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc trong giai đoạn hiện
nay” của tác giả Trịnh Liên Hà Quyên, bảo vệ năm 2006

-

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học có tiêu đề : “ Báo chí với vấn
đề bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam (khảo sát các báo Văn
Hóa, Thể Thao và Văn Hóa, Vietnamnet) của tác giả Mai Trang, bảo vệ
năm 2009

7


-


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học có tiêu đề : “ Báo chí Hà Nội
với việc góp phần bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống của Thủ đô”
của tác giả Thu Lan, bảo vệ năm 2010
Tuy nhiên, các đề tài này không nghiên cứu sâu vấn đề phƣơng thức, nghệ

thuật cũng nhƣ giải pháp truyền thông của báo chí đối với vấn đề di sản, đặc biệt là
với sự kiện các di sản đƣợc UNESCO công nhận. Các đề tài cũng không đề cập trực
tiếp đến hiệu quả truyền thông về vấn đề di sản nói chung và DSPVT nói riêng
thông qua việc khảo sát và đánh giá mức độ quan tâm của công chúng đến 4
DSPVT đƣợc UNESCO công nhận là Nhã nhạc Cung đình Huế, Không gian văn
hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Quan họ, Ca trù .
Nhƣ vậy, có thể khẳng định rằng, cho tới thời điểm hiện tại, chƣa có đề tài nào
tại Việt Nam đặt vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề truyền thông các
DSVHPVT của Việt Nam đƣợc UNESCO công nhận. Ngoài ra, luận văn cũng đƣa
ra một vài kinh nghiệm truyền thông cần thiết đồng thời đƣa ra một số giải pháp
góp phần giúp trong hoạt động truyền thông về di sản của báo chí hiệu quả hơn.
Thông qua truyền thông, các di sản của Việt Nam đến gần công chúng hơn. Quan
trọng hơn, thông qua truyền thông, công chúng nhận thức và thay đổi nhận thức đối
với vấn đề bảo tồn và phát huy các DSVH.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Phần lý thuyết, luận văn nghiên cứu những vấn đề văn hóa và DSVH. Luận
văn nghiên cứu cụ thể về khái niệm, loại hình, bản chất của từng vấn đề lý thuyết.
Qua đó, hình dung về đề tài sẽ rõ ràng hơn.
Phần thực tiễn, luận văn tập trung khai thác cách thức và nghệ thuật truyền
thông của các báo Tuổi Trẻ, Tạp chí VHNT, VNN và VNE qua từng thời kỳ các
di sản đƣợc công nhận theo trình tự thời gian. Luận văn phân tích cách thức truyền
thông của từng tờ báo qua từng giai đoạn các di sản đƣợc công nhận nhằm mang
đến cái nhìn toàn diện hơn về nghệ thuật truyền thông của báo chí Việt Nam đối với
các sự kiện nói chung và sự kiện văn hóa nói riêng.


8


Ngoài ra, phần thực tiễn cũng đánh giá hiệu quả cũng nhƣ những kinh nghiệm
trong việc truyền thông của các tờ báo trên. Đồng thời, rút ra so sánh về phƣơng
thức truyền thông và hiệu quả truyền thông của hai loại hình báo chí riêng biệt là
báo in và báo điện tử. Từ đó, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao vai trò
của báo chí trong việc góp phần đƣa các di sản văn hóa Việt Nam đến gần thế giới
và gần công chúng hơn.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phần nghiên cứu lý thuyết, chúng tôi hệ thống hoá tài liệu từ rất nhiều nguồn:
sách trong nƣớc, sách nƣớc ngoài, một số website tin tức trong và ngoài nƣớc…
Luận văn sẽ tiến hành khảo sát trên 4 báo đại diện cho 2 phƣơng tiện truyền
thông báo in và báo điện tử. Đó là: báo Tuổi Trẻ, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật,
Vietnamnet và Vnexpress trong khoảng thời gian từ tháng 1/2003 đến tháng
12/2009.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn mong muốn làm sáng rõ phƣơng thức truyền thông, nghệ thuật
truyền thông và bài học truyền thông của báo chí Việt Nam, cụ thể là hai loại hình
báo in và báo điện tử đối với vấn đề các DSVHPVT đƣợc UNESCO công nhận.
Thông qua đó, luận văn muốn rút ra những bài học kinh nghiệm để góp
phần đƣa các di sản Việt Nam thuận lợi hơn trên con đƣờng đến với thế giới
và đƣợc UNESCO công nhận cũng nhƣ thay đổi đƣợc phần nào nhận thức và hành
vi của ngƣời dân theo hƣớng tích cực hơn đối với di sản dƣới tác động của truyền
thông. Nếu đƣợc, đây sẽ là những bƣớc đi đúng đắn và có ích đối với di sản Việt
Nam.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc những mục đích đó, luận văn triển khai những nhiệm vụ cụ thể

sau:
-

Nghiên cứu kỹ các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài

9


-

Khảo sát một số nhóm công chúng về hiệu quả truyền thông của các báo

Tuổi Trẻ, Tạp chí VHNT, VNN và VNE đối với 4 di sản văn hóa phi vật thể.
-

Tìm hiểu phƣơng thức truyền thông của hai loại hình báo chí là báo in và báo

điện tử Việt Nam, cụ thể là tìm tin tức, bài viết, chuyên mục trên các báo Tuổi Trẻ,
Tạp chí VHNT, VNN và VNE. Tính số lƣợng bài viết từ khi di sản đầu tiên là Nhã
nhạc cung đình Huế đƣợc UNESCO công nhận trên những tờ báo này.
-

Đánh giá hiệu quả của truyền thông của những tờ báo cụ thể và loại hình

chung thông qua khảo sát.
-

Đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm cùng đƣa ra những giải pháp tốt hơn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu, trong đó có các phƣơng


pháp sau:
-

Phƣơng pháp khảo sát - thống kê

-

Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp

-

Phƣơng pháp so sánh - đánh giá
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề lý thuyết về DSVH nói chung và

DSVHPVT nói riêng. Đồng thời, luận văn tiến hành khảo sát có hệ thống hiệu quả
truyền thông của 4 tờ báo Tuổi Trẻ, Tạp chí VHNT, VNN và VNE về vấn đề 4
DSVHPVT của Việt Nam đƣợc UNESCO công nhận. Luận văn cũng thử dựng mô
hình truyền thông từ việc rút ra đƣợc bài học kinh nghiệm của từng tờ báo cụ thể
cũng nhƣ hai loại hình là báo in và báo điện tử.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn giúp cho những cơ quan quản lý về văn hóa và những cơ quan báo
chí có cách thức truyền thông tốt nhất về các DSVH nói chung và DSVHPVT nói
riêng, góp phần phát huy giá trị và gìn giữ giá trị của những di sản này.
Luận văn góp phần cung cấp kinh nghiệm cho những ngƣời làm báo trong việc
thông tin về các DSVHPVT và các sự kiện văn hóa nói chung

10



Đặc biệt, ý nghĩa lớn nhất của Luận văn là mong muốn tìm ra con đƣờng để
đƣa DSVH của Việt Nam thuận lợi hơn trong việc trình hồ sơ và đƣợc UNESCO
công nhận. Qua đó, các di sản của Việt Nam đƣợc công nhận và có điều kiện đƣợc
bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của mình và đặc biệt là đƣợc “sống”
trong cộng đồng.
Luận văn còn có ý nghĩa đối với bản thân học viên, góp phần giúp tác giả tự
nâng cao trình độ và biết cách tổ chức một công trình khoa học.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3
chƣơng rõ ràng. Cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý thuyết về truyền thông và di sản văn hóa
Chƣơng 2: Tuổi Trẻ, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Vietnamnet và Vnexpress truyền
thông về bốn di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận
Chƣơng 3: Bài học kinh nghiệm và một số giải pháp truyền thông hiệu quả cho các
sự kiện văn hóa
Trong đó, Chƣơng 1 đƣa ra một số khái niệm, cách phân loại DSVH và
DSVHPVT cũng nhƣ những đặc trƣng của DSVHPVT. Nội dung Công ƣớc của
UNESCO về bảo vệ DSVHPVT và Luật Di sản văn hóa Việt Nam đồng thời chỉ ra
mối tƣơng quan giữa hai văn bản này trong vấn đề về DSVHPVT. Bên cạnh một số
vấn đề chung về di sản văn hóa, chƣơng 1 cũng đƣa ra một số vấn đề lý thuyết cơ
bản về truyền thông nhƣ: quá trình truyền thông, mô hình truyền hông, hiệu quả
truyền thông….Chƣơng 1 cũng giới thiệu đôi nét về giá trị, đặc trƣng của 4
DSVHPVT của Việt Nam đƣợc UNESCO công nhận (tính đến năm 2009) là: Nhã
nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa CCTN, Quan họ và Ca trù.
Chƣơng 2 phân tích khả năng truyền thông và sự thích nghi của 4 tờ báo: Tuổi
Trẻ, Tạp chí VHNT, VNN, VNE về 4 DSVHPVT và mức độ quan tâm của công
chúng đối với từng di sản thông qua truyền thông. Việc phân tích đƣợc tiến hành
thông qua khảo sát số lƣợng tin/bài, cách thức truyền thông và mức độ quan tâm của


11


4 tờ báo đồng thời thông qua một khảo sát của tác giả luận văn với 3 nhóm công
chúng cụ thể.
Chƣơng 3 tiến hành so sánh đánh giá hiệu quả truyền thông giữa hai loại hình
báo in và báo điện tử. Đồng thời so sánh sự thay đổi về hiệu quả truyền thông của 4
tờ báo từ năm 2003 đến năm 2009 thông qua đánh giá mức độ quan tâm của công
chúng đối với hoạt động truyền thông của 4 tờ báo về DSVHPVT. Chƣơng 3 cũng
đƣa ra một số kinh nghiệm truyền thông về DSVHPVT và một số giải pháp để
truyền thông về DSVHPVT cũng nhƣ các sự kiện văn hóa nói chung hiệu quả hơn.

12


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT
VỀ TRUYỀN THÔNG VÀ DI SẢN VĂN HÓA
1.1.

Những lý thuyết truyền thông cơ bản
1.1.1 Khái niệm truyền thông
Truyền thông (communication) là một hoạt động gắn liền với lịch sử phát

triển của loài ngƣời. Trong xã hội loài ngƣời, truyền thông là điều kiện tiên quyết để
có thể hình thành nên một “cộng đồng” hay một “xã hội”. Con ngƣời sở dĩ có thể
sống đƣợc với nhau, giao tiếp đƣợc với nhau, trƣớc hết là nhờ vào hành vi truyền và
nhận thông tin giữa ngƣời này với ngƣời kia. Có nhiều quan điểm khác nhau về
truyền thông. Truyền thông là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền thông là một kiểu

tƣơng tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tƣơng tác lẫn nhau, chia sẻ các qui
tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin đƣợc truyền từ ngƣời gửi tới
ngƣời nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết ngƣời gửi và ngƣời
nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một ngƣời
hiểu những giừ ngƣời khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm
và biểu tƣợng, và học đƣợc cú pháp của ngôn ngữ. Theo định nghĩa của một số nhà
khoa học, lý thuyết truyền thông thể hiện mối quan hệ giữa các dữ kiện truyền
thông trong hành vi của con ngƣời và truyền thông là một quá trình có liên quan đến
nhận thức (thái độ) hoặc hành vi. Giữa nhận thức và hành vi của con ngƣời bao giờ
cũng có khoảng cách. Và truyền thông chính là nhằm mục đích tạo nên sự đồng
nhất hoặc ít ra là rút ngắn khoảng cách ấy. [9]
Có một định nghĩ về truyền thông tƣơng đối đơn giản, ngắn gọn và đầy đủ nhƣ
sau: “Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin , tình
cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và
nhận thức”. [9] Theo định nghĩa này, truyền thông đƣợc hiểu là một hoạt động có
quá trình, diễn ra trong một khoảng thời gian đủ dài và tƣơng đối lớn; không phải
một việc làm nhất thời, diễn ra trong phạm vi thời gian hẹp. Quá trình này phải

13


mang tính liên tục vì nó không kết thúc ngay khi sau khi chuyển tải thông điệp cần
thiết mà còn tiếp diễn sau đó. Truyền thông phải dẫn đến sự hiểu biết lẫn nhau và
cuối cùng truyền thông phải đem đến sự thay đổi trong nhận thức và hành vi của đối
tƣợng tiếp nhận truyền thông. Đây chính là hiệu quả lớn nhất của truyền thông.
Trong cuốn Xã hội học báo chí, tác giả Trần Hữu Quang có viết, quá trình
truyền thông có thể diễn ra trong không gian (truyền thông giữa ngƣời ở nơi này với
ngƣời ở nơi khác, hay giữa tổ chức này với tổ chức khác, hay diễn ra trong thời gian
(truyền thông từ thời điểm này sang thời điểm khác nhờ những phƣơng thức lƣu trữ
thông tin). Hành vi truyền thông thƣờng đƣợc thể hiện thông qua ngôn ngữ (lời nói

hay chữ viết), nhƣng cũng có thể thông qua động tác, cử chỉ hay điệu bộ để biểu lộ
một thái độ hoặc một cảm xúc nào đó. Khi nói tới truyền thông, ngƣời ta thƣờng
hình dung 3 loại truyền thông, là truyền thông liên cá nhân, truyền thông tập thể và
truyền thông đại chúng.
1.1.2 Mô hình truyền thông
Bản thân truyền thông đã là một quá trình, diễn ra liên tục và trong một
khoảng thời gian tƣơng đối lớn. Mục đích của truyền thông là làm cho ngƣời tiếp
nhận hiểu đƣợc cặn kẽ thông điệp và có những hành động tƣơng tự.
Harold D.Lasswell đã phác thảo một công thức nổi tiếng: “Ai nói cái gì, bằng
kênh nào, cho ai, và có hiệu quả gì”. Công thức này đã liệt kê ra những điều cần
xem xét trong nội dung một thông tin, bao gồm: nguồn thông tin, nội dung thông
tin, các phƣơng tiện thông tin, công chúng và các tác động của truyền thông nơi
công chúng. Tuy nhiên, công thức này có phần giới hạn khi hình dung truyền thông
chỉ nhƣ một đƣờng thẳng giữa một đầu là ngƣời phát tin và một đầu là ngƣời nhận
tin. [19]
Ngƣời phát tin

Ngƣời nhận tin
Kênh truyền tin
Mô hình truyền thông theo Lasswell

14


Sau công thức của Lasswell, các nhà nghiên cứu đã đồng tình hơn với quan
điểm truyền thông theo mô hình khép kín của nhà ngôn ngữ học Roman Jakobson.
Mô hình khép kín gồm bốn giai đoạn chính: phát tin (emission), truyền tin
(transmission), nhận tin (reception) và phản hồi (feedback).
Ngƣời nhận tin


Phác thảo
thông điệp
trong đầu

Ngƣời phát tin
Ngƣời nhận tin

Phản hồi

Phát tin

Nhận tin

Giải thích
thông điệp

Truyền tin
Bộ lọc

Bộ lọc

Mã hóa

Tiếng
động

Giải mã
Bộ lọc
Thu nhận tin


Kênh truyền
tin
Bộ lọc

Mô hình truyền thông theo Jakobson do Michel de Coster phác họa thành sơ đồ
[19]
Đặc điểm của mô hình này là trình bày quá trình truyền thông nhƣ một chu
kỳ vòng tròn, thay vì chu kỳ tuyến tính nhƣ của Lasswell. Trong đó, các giai đoạn
đƣợc cụ thể nhƣ sau:
-Giai đoạn phát tin: Truyền thông là diễn tả một ý tƣởng bằng một hệ thống tín
hiệu (signs) dƣới dạng ngôn ngữ hoặc cử chỉ, nghĩa là bằng một thứ mã hóa

15


(coding). Trong giai đoạn phát tin, có xảy ra hiện tƣợng nhiễu bởi đôi khi nội dung
thông điệp sau khi đƣợc mã hóa không phản ánh hoàn toàn chính xác nội dung
thông điệp vốn đƣợc hình dung trong đầu. Hiện tƣợng này đƣợc gọi là “filtering”,
tạm dịch là “hiện tƣợng bị lọc” [19]. Sở dĩ có hiện tƣợng này là do ngƣời phát tin có
thể chƣa hoàn toàn làm chủ đƣợc ngôn ngữ mà mình sử dụng, hoặc có thể do chính
bản thân ngôn ngữ thƣờng không cho phép diễn đạt đƣợc hết tƣ tƣởng, ý đồ mà
ngƣời phát tin muốn trình bày.
- Giai đoạn truyền tin: Giai đoạn này có thể diễn ra bằng hình thức tiếp xúc trực
tiếp nhƣng cũng có thể thông qua một phƣơng tiện kỹ thuật trung gian hay một kênh
nào đó. Khi thông điệp đƣợc chuyển qua một trung gian nào đó thì có nhiều khả
năng sẽ bị nhiễu bởi những loại tiếng động hay tiếng ồn (noise) khác nhau và do đó,
nội dung thông điệp bị sai lạc hay bị mất đi một phần nào đó.
- Giai đoạn nhận tin: Ở giai đoạn nhận tin, sẽ diễn ra quá trình giải mã (decoding).
Sau khi giải mã thông điệp, ngƣời nhận tin sẽ tiến hành giải thích nội dung thông
điệp để hiểu đƣợc ý nghĩa của nó. Việc giải thích này đƣợc tiến hành dựa trên các

khung quy chiếu về văn hóa của ngƣời nhận tin.[19]. Khung văn hóa đƣợc quy định
bởi nhiều yếu tố nhƣ: nguồn gốc xã hội, tuổi tác, trình độ, giới tính…Abraham
Moles đã liệt kê một số trƣờng hợp mô tả mức độ tiếp nhận thông điệp của ngƣời
nhận tin nhƣ sau: hiểu hoàn toàn thông điệp, hiểu một phần thông điệp, hiểu gần
nhƣ trọn vẹn thông điệp, hoàn toàn không hiểu thông điệp.
- Giai đoạn phản hồi: Cuối cùng thông điệp do ngƣời phát tin chuyển đi thƣờng
gây ra một hệ quả là làm cho ngƣời nhận tin có một phản ứng nào đó trở lại cho
ngƣời phát tin. Nhƣ vậy, lúc này ngƣời nhận tin cũng trở thành một ngƣời phát tin,
tức là một nguồn thông tin mới. Một cách trừu tƣợng, có thể định nghĩa sự phản hồi
là sự trả về một phần của xuất lƣợng của một hệ thống nhằm làm thay đổi nhập
lƣợng của hệ thống này. [19]. Giai đoạn phản hồi đóng vai trò quan trọng trong quá
trình truyền thông bởi có phản hồi, sự chia sẻ, trao đổi thông tin diễn ra tốt hơn,
khiến cho quá trình truyền thông có hiệu quả hơn.

16


1.1.3 Hiệu quả truyền thông
Hiệu quả truyền thông đo đƣợc thông qua điều gì và làm thế nào để nhận biết
đƣợc truyền thông đã có hiệu quả? Muốn đánh giá đƣợc hiệu quả truyền thông phải
hiểu đƣợc cơ chế tác động của truyền thông đến công chúng. Trong luận án “ Nhu
cầu tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng Hà Nội”, tác giả luận án cho rằng,
cơ chế tác động của TTĐC đƣợc thể hiện thông qua mối quan hệ dƣới đây:
Chủ thế ----- Thông điệp ------ Ý thức xã hội ------ Hành vi xã hội ---Hiệu quả
xã hội
(Cơ chế tác động của truyền thông đại chúng. Nguồn: Tạ Ngọc Tấn)
Phƣơng thức tác động của TTĐC là thông qua (hoặc bằng) các phƣơng tiện
TTĐC để truyền tải thông tin trong các thông điệp, tác động đến ý thức xã hội, hình
thành tri thức, thái độ mới hay làm thay đổi nhận thức, thái độ cũ. Bản chất của cơ
chế tác động là từ chỗ làm thay đổi nhận thức xã hội sẽ làm thay đổi hành vi xã hội.

Và khi đạt đƣợc mục đích ban đầu của mình, TTĐC đã tạo ra hiệu quả xã hội. Hiệu
quả xã hội có những mức độ khác nhau. Theo PGS, TS Tạ Ngọc Tấn (2001), ngƣời
ta chia hiệu quả xã hội của TTĐC thành 3 mức độ:
- Mức độ thứ nhất là hiệu quả tiếp nhận: Đó là sự đánh giá về số lƣợng, cách thức
tiếp cận và chấp nhận nguồn thông tin từ các phƣơng tiện TTĐC. Đây là cấp độ
thấp nhất nhƣng là điều kiện ban đầu để dẫn đến các cấp độ sau.
- Mức độ thứ hai là hiệu ứng xã hội. Đó là những biểu hiện của xã hội hình thành do
sự tác động của TTĐC (từ những phản ứng tâm lý, trạng thái tình cảm, dƣ luận xã
hội) đến những xáo động trong sinh hoạt, sự thay đổi về cách ứng xử, những hành
vi cụ thể của các cá nhân và cộng đồng.
- Mức độ thứ ba là mức độ cao nhất chính là hiệu quả thực tế. Đó là những thay
đổi, vận động thực tế của đời sống xã hội dƣới tác động của TTĐC. Đây là hiệu quả
gián tiếp trong mối quán hệ với các tiến trình, các lĩnh vực khác nhau trong xã hội
cùng tác động vào công chúng.
PGS, TS Tạ Ngọc Tấn cũng nhận định: DLXH đƣợc cho là hiệu quả tức thì
của truyền thông đại chúng. Khi một sự kiện mới diễn ra, công chúng quan tâm đến

17


hai vấn đề: Bản chất sự kiện ấy là gì và nó ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến đời sống xã
hội. Cơ quan có trách nhiệm sẽ xử lý nó nhƣ thế nào. Ở cả hai nội dung này, báo chí
đều có trách nhiệm thông tin và thông tin đầy đủ. Sự phản ánh DLXH nhƣ một phần
của tác phẩm báo chí đã tạo ra thông tin thú vị, thúc đẩy cách giải quyết của cơ quan
chức năng theo đúng chiều hƣớng và mức độ cần thiết của nó. Báo cũng là kênh để
bạn đọc giải tỏa bức xúc, thể hiện vai trò “diễn đàn quần chúng nhân dân của báo
chí”. Báo chí không phản ánh đơn thuần mà luôn phản ánh có mục đích. Mục đích
của thông tin trƣớc hết là nhằm để công chúng biết đến sự thật đang diễn ra xung
quanh mình. Nhƣng sâu xa hơn là còn nhằm đến tích cực hóa đời sống xã hội. Khả
năng tác động của báo chí vào DLXH chính là ở vai trò chọn lựa thông tin hay góc

độ nào đó của thông tin nhằm tác động có lợi hay không có lợi cho đối tƣợng nào
đó, tùy mục đích của nhà truyền thông và nhóm đơn vị mà nhà truyền thông đó
phục vụ.
Cách đánh giá, phân tích cũng tạo nên những hiệu ứng khác nhau. PGS, TS
Mai Quỳnh Nam cho rằng: Các phân tích về cơ chế từ tác động truyền thông tới
hành động của con ngƣời cho thấy, việc cung cấp thông tin, kiến thức, thông qua
các kênh, hay một con đƣờng nào đó đến với đối tƣợng tiếp nhận hiểu và có khả
năng làm theo sự chỉ dẫn của thông tin đã tạo nên hành động của các cá nhân và các
tập đoàn ngƣời. Chìa khóa của vấn đề là ở nhận thức. Thông tin chính là điều kiện
để thay đổi, định hƣớng hoặc làm sâu sắc hơn nhận thức của đối tƣợng và tự nhận
thức (hiểu), mỗi cá nhân và cộng đồng sẽ hành động theo cách nhận thức của mình,
phù hợp nguồn thông tin và hƣớng thông tin đƣợc tiếp nhận.
Truyền thông có hiệu quả sẽ làm cho con ngƣời hiểu nhau, thông tin đƣợc
truyền đạt một cách nhanh chóng, chính xác, lấp đƣợc khoảng cách giữa con ngƣời
với con ngƣời.
1.2.

Một số vấn đề chung về di sản văn hóa phi vật thể
1.2.1 Tổ chức UNESCO là gì
UNESCO (viết tắt của United Nations Educational Scientific and Cultural

Organization) là tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiêp quốc.

18


UNESCO đƣợc thành lập ngày 16/11/1945 với việc ký kết Công ƣớc thành lập của
UNESCO. Ngày 4/11/1946, Công ƣớc này đƣợc chính thức có hiệu lực với 20 quốc
gia công nhận.
UNESCO đƣợc tổ chức với 1 Đại hội đồng, 1 Hội đồng chấp hành và 1 Ban

Thƣ ký. Đại Hội Đồng gồm các đại diện của các nƣớc thành viên UNESCO (mỗi
nƣớc thành viên đƣợc chọn cử 5 đại biểu). Hội đồng chấp hành gồm các ủy viên
đƣợc Đại hội đồng bầu ra trong số các đại biểu đƣợc các nƣớc thành viên chọn cử;
mỗi ủy viên của Hội đồng chấp hành đại diện cho Chính phủ nƣớc mình. Ban Thƣ
Ký UNESCO gồm có Tổng Giám đốc và số nhân viên đƣợc thừa nhận là cần thiết.
Tổng Giám đốc là viên chức cao nhất của UNESCO.
UNESCO có 3 chức năng hoạt động chính, phục vụ cho mục đích của tổ chức,
bao gồm:
- Khuyến khích sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa các dân tộc thông qua
những phƣơng tiện thông tin rộng rãi; khuyến nghị những hiệp định quốc tế cần
thiết để khuyến khích tự do giao lƣu tƣ tƣởng bằng ngôn ngữ và hình ảnh.
- Thúc đẩy mạnh mẽ việc giáo dục quần chúng và truyền bá văn hóa bằng cách:
Hợp tác với các nƣớc thành viên trong việc phát triển các hoạt động giáo dục theo
yêu cầu của từng nƣớc; Hợp tác giữa các quốc gia nhằm thực hiện từng bƣớc lý
tƣởng bình đẳng về giáo dục cho mọi ngƣời, không phân biệt chủng tộc, nam nữ
hoặc bất cứ sự khác biệt nào khác về kinh tế hay xã hội; Đề xuất những phƣơng
pháp giáo dục thích hợp để luyện tập thiếu nhi toàn thế giới về trách nhiệm của con
ngƣời tự do
- Duy trì, tăng cƣờng và truyền bá kiến thức bằng cách: Bảo tồn và bảo vệ di sản thế
giới về sách báo, tác phẩm nghệ thuật và các công trình lịch sử hay khoa học,
khuyến nghị với các nƣớc hữu quan về các Công ƣớc quốc tế cần thiết; Khuyến
khích hợp tác giữa các quốc gia về tất cả các ngành hoạt động trí óc, trao đổi quốc
tế những ngƣời có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hóa kể cả
trao đổi sách báo, tác phẩm nghệ thuật, dụng cụ thí nghiệm và mọi tƣ liệu có ích;

19


Tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc tiếp xúc với các xuất bản phẩm của mỗi
nƣớc thông qua các phƣơng pháp hợp tác quốc tế thích hợp.

Tính đến năm 2009, UNESCO có 193 quốc gia thành viên. Trụ sở chính đặt
tại Paris, Pháp, với hơn 50 văn phòng và một số viện hay trung tâm trực thuộc đặt
khắp nơi trên thế giới. Là tổ chức liên chính phủ duy nhất hoạt động trên cơ sở hệ
thống các Uỷ ban Quốc gia tại các nƣớc thành viên. UNESCO cũng là tổ chức
chuyên môn duy nhất trong hệ thống Liên Hợp Quốc có mạng lƣới quốc gia và
quốc tế gồm các tổ chức của quần chúng hoạt động theo tiêu chí của UNESCO mà
đƣợc mang tên của UNESCO để hoạt động, đó là các Câu lạc bộ UNESCO, các
Trung tâm UNESCO và các Hội UNESCO, tập hợp thành Hiệp hội UNESCO ở các
quốc gia, Hiệp hội UNESCO khu vực ở các khu vực địa lý và Hiệp hội UNESCO
thế giới.
Tuy có đại diện tại từng quốc gia nhƣng phƣơng châm hoạt động của
UNESCO là không can thiệp vào vấn đề nội bộ của các quốc gia. Một số các dự án
nổi bật của UNESCO là duy trì danh sách các di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển
thế giới, di sản tƣ liệu thế giới, công viên địa chất toàn cầu, DSVHPVT của nhân
loại...
1.2.2 Công ƣớc của UNESCO về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
1.2.2.1 Khái niệm di sản văn hóa
DSVH là một cụm từ, đƣợc ghép bởi hai từ: di sản và văn hóa. Để định nghĩa
di sản văn hóa là gì, trƣớc tiên, chúng ta tìm hiểu khái niệm văn hóa. Về khái niệm
văn hóa, từ trƣớc đến nay đã có rất nhiều quan niệm khác nhau.
Vào nửa cuối thế kỷ XIX, Eduard Bur Tylor, nhà xã hội học về văn hóa ngƣời
Anh là ngƣời đầu tiên cấp cho văn hóa một định nghĩa có thể chấp nhận đƣợc một
cách rộng rãi: “Văn hóa là một chỉnh thể phức hợp bao gồm tri thức, tín ngƣỡng,
nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, tập tục và bất kỳ năng lực, thói quen nào khác mà
con ngƣời cần có với tƣ cách là một thành viên của xã hội”.[32]
Theo Bách khoa toàn thƣ Pháp, văn hóa hiểu theo nghĩa rộng là tập tục, tín
ngƣỡng, ngôn ngữ, tƣ tƣởng, thị hiếu thẩm mỹ, những hiểu biết kỹ thuật cũng nhƣ

20



toàn bộ việc tổ chức môi trƣờng của con ngƣời, những công cụ, nhà ở…và nói
chung là toàn bộ công nghiệp có thể truyền lại đƣợc, điều tiết những quan hệ và
những ứng xử của một nhóm xã hội với môi trƣờng sinh thái của nó. [33]
Bách khoa toàn thƣ Liên Xô lại chỉ ra định nghĩa văn hóa nhƣ sau: Văn hóa là
trình độ phát triển lịch sử của xã hội và của con ngƣời, biểu hiện trong các kiểu và
các hình thức tổ chức đời sống và hành động của con ngƣời, cũng nhƣ trong các giá
trị vật chất và giá trị tinh thần do con ngƣời tạo ra. Văn hóa có thể đƣợc dùng để chỉ
trình độ phát triển về vật chất và tinh thần của những xã hội, dân tộc, bộ tộc cụ thể
(ví dụ văn hóa cổ đại, văn hóa Maya …). Theo nghĩa hẹp, văn hóa chỉ liên quan tới
đời sống tinh thần của con ngƣời. [34]
Theo Abraham Moles, nhà văn hóa học ngƣời Pháp, văn hóa đó là chiều cạnh
trí tuệ của môi trƣờng nhân tạo, do con ngƣời tạo dựng nên trong tiến trình đời sống
xã hội của mình. Còn Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO quan niệm rằng,
văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống
(của mỗi cá nhân và cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng nhƣ đang diễn ra
trong hiện tại, trải qua hàng bao nhiêu thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các
giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống…mà dựa trên đó, từng dân tộc tự khẳng
định bản sắc riêng của mình…Văn hóa là thuộc tính bản chất của con ngƣời (xã
hội). Con ngƣời vốn là quả tim đích thực của văn hóa, của một nền văn hóa. [42]
Trong khi đó, UNESCO đã nhìn nhận văn hóa với ý nghĩa rộng rãi nhất của từ
này “ Đó là một phức thể - tổng thể các đặc trƣng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri
thức và tình cảm…khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng,
vùng, miền, quốc gia, xã hội…Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chƣơng
mà cả những lối sống, những quyền cơ bản của con ngƣời, những hệ thống giá trị,
những truyền thống tín ngƣỡng…” [36].
Bên cạnh những định nghĩa trên, một số nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam
cũng đƣa ra một số định nghĩa về văn hóa. Năm 1940, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:
"Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích của cuộc sống, loài ngƣời mới sáng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ


21


thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phƣơng thức sử
dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng
hợp của mọi phƣơng thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài ngƣời đã sản
sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" [42].
Ở khái niệm trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên một số những sản phẩm do
con ngƣời sáng tạo ra, trong đó có VHVT (những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày
về ăn, mặc, ở…), có VHPVT (ngôn ngữ, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn
học nghệ thuật). Chữ “giá trị” đƣợc ẩn dƣới câu “Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích
của cuộc sống… nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Những sản phẩm do
con ngƣời phát minh ra mà Chủ tịch Hồ Chí Minh liệt kê nêu trên phải là những sản
phẩm nhằm phục vụ cho con ngƣời, có nghĩa là chứa đựng những giá trị. Nhƣ vậy,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đƣa ra một khái niệm văn hoá theo nghĩa rộng.
Theo GS Hoàng Trinh, văn hóa là toàn bộ những hoạt động sáng tạo, bảo vệ và
phát huy những giá trị của một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và sản xuất tinh
thần trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc trên cơ sở một phƣơng thức sản xuất
nhất định. Văn hóa thể hiện trong lý tƣởng sống, trong các quan niệm về thế giới và
nhân sinh, tín ngƣỡng, trong lao động và đấu tranh, tổ chức xã hội, mức sống, lý
tƣởng thẩm mỹ… GS Vũ Khiêu lại cho rằng, văn hóa thể hiện trình độ “vun trồng”
của con ngƣời xã hội…Văn hóa là trạng thái con ngƣời ngày càng tách khỏi giới
động vật để khẳng định những đặc tính của con ngƣời. GS Trần Quốc Vƣợng lại
định nghĩa giản dị về văn hóa nhƣ sau: “ Văn hóa là cái tự nhiên đƣợc biến đổi bởi
con ngƣời”. Trong cuốn “Cơ sở văn hoá Việt Nam, GS Viện sĩ Trần Ngọc Thêm
đƣa ra khái niệm: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần
do con ngƣời sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tƣơng
tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và xã hội” [25].
Đối với khái niệm di sản, theo cách hiểu thông thƣờng, di sản là sản phẩm

của thời trƣớc truyền lại cho đời sau. Di sản đi liền với văn hóa làm thành cụm từ
“di sản văn hóa”. Văn hóa có thể hiểu khái quát là toàn bộ sự hiểu biết đƣợc đúc kết
thành hệ thống các giá trị và chuẩn mực xã hội, mà xã hội loài ngƣời đã đạt đƣợc

22


trong quá trình hoạt động thực tiễn. Nó có khả năng chi phối, điều tiết đời sống tâm
lý cũng nhƣ mọi hành vi, ứng xử của con ngƣời và tạo nên bản sắc cho mỗi cộng
đồng xã hội. Vậy có thể hiểu, DSVH là toàn bộ sản phẩm sáng tạo của con ngƣời
hàm chứa những giá trị về chân thiện mỹ, thể hiện ra dƣới dạng biểu tƣợng và đƣợc
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Di sản gắn với văn hóa nên cũng mang những
đặc trƣng của văn hóa, nhƣng nó còn chứa đựng cả vốn kinh nghiệm, tri thức của
loài ngƣời… DSVH mang dấu ấn của thời gian, là vật chứng cho một sự kiện, một
nhân vật hay thời kỳ lịch sử nhất định.
Cũng có nhiều quan niệm khác nhau về DSVH. Ở mỗi quốc gia, khái niệm về
DSVH cũng khác nhau. Theo Công ƣớc đƣợc thông qua tại kỳ họp thứ 17 của Ðại
hội đồng UNESCO tại Paris ngày 16/11/1972, DSVH là:
- Các di tích: các công trình kiến trúc, điêu khắc hoặc hội hoạ hoành tráng, các yếu
tố hay kết cấu có tính chất khảo cổ, các văn bản, các hang động và các nhóm yếu tố
có giá trị quốc tế đặc biệt về phƣơng diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học.
- Các quần thể: các nhóm công trình xây dựng đứng một mình hoặc quần tụ có giá
trị quốc tế đặc biệt về phƣơng diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học, do kiến trúc,
sự thống nhất của chúng hoặc sự nhất thể hoá của chúng vào cảnh quan.
- Các thắng cảnh: các công trình của con ngƣời hoặc những công trình của con
ngƣời kết hợp với các công trình của tự nhiên, cũng nhƣ các khu vực, kể cả các di
chỉ khảo cổ học, có giá trị quốc tế đặc biệt về phƣơng diện lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc
học hoặc nhân chủng học.
Trong khi đó, theo Luật Di sản văn hóa Việt Nam, DSVH bao gồm DSVHPVT
và DSVHVT; là những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa

học đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. [38]
Cần phân biệt “di sản văn hóa” và “tài sản văn hóa”. DSVH là một thuật ngữ
triết học, mang tính trừu tƣợng, chỉ toàn bộ tạo phẩm văn hóa do thế hệ trƣớc truyền
lại cho thế hệ sau. Còn “tài sản văn hóa” chỉ những tạo phẩm văn hóa cụ thể, thuộc
về một chủ sở hữu nào đó, là danh từ luật học.

23


×