Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Ke hoach bo mon toan 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.97 KB, 9 trang )

A. THUÂN LỢI- KHÓ KHĂN :
1. Thuận lợi :
+ Các gia đình phụ huynh của học sinh khối 6 trong xã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con em mình trong học tập .
+ Đa số học sinh khối 6 các em đều ngoan , chăm học và có ý thức trong học tập và rèn luyện đạo đức .
+ Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy các môn để công tác giảng dạy và giáo dục
đạo đức cho học sinh đạt hiệu quả về chất lượng .
2. Khó khăn :
+ Kinh tế của một số gia đình học sinh khối 6 còn gặp nhiều khó khăn , nên điều kiện học tập của học sinh như về tài liệu
cho học sinh học tập còn thiếu .
+ Một phần nhỏ học sinh còn lười học , chưa có ý thức tốt trong học tập .
+ Còn 8 học sinh yếu , trong đó 6A có 4 học sinh ; lớp 6B có 4 học sinh .
+ Có 3 học sinh ở lại lớp .
B. NỘI DUNG : KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY BỘ MÔN TOÁN 6 .
I. Mục đích yêu cầu :
1. Số học :
a. Yêu cầu về kiến thức :
a1. Chương I :
+ Học sinh biết viết một tập hợp bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp , chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử trong
tập hợp đó (thường xảy ra đối với tập hợp số); học sinh biết viết các chữ số La mã từ 1 đến 30.
+ Học sinh được ôn tập một cách có hệ thống về tập hợp các số tự nhiên ; tính chất chia hết của một tổng; các dấu hiệu chia
hết cho 2; 3;;5;9.
+ Học sinh hiêu được các khái niệm : Luỹ thừa , số nguyên tố và hợp số , ước và bội số , ước chung và ước chung lớn nhất ,
bội chung và bội chung nhỏ nhất
a2. Chương II :
+ Học sinh hiêu được sự cần thiết của các số nguyên ẩmtong thực tiễn và trong toán học ; biết biểu diễn các số nguyên trên
trục số và biết cách so sánh hai số nguyên trên trục số ; nắm chắc định nghĩa về giá trị tuyệt đối của một số nguyên .
+ Học sinh nắm được quy tắc thực hiện các phép tính cộng , trừ , nhân , chia và các tính chất của các phép toán đó (tính chất
giao hoán , tính chất kết hợp , tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng ); các quy tắc mở ngoặc , quy tắc
chuyển vế và đổi dấu các số hạng .
+ Học sinh nắm được khái niệm bội và ước của một số nguyên , các tính chất chia hết .
a3. Chương III


+ Học sinh hiểu được khái niệm mở rộng phân số ; khái niệm hai phân số bằng nhau ; tính chất cơ bản của phân số và cách
tìm phân số tối giản ; cách quy đồng mẫu của hai hay nhiều phân số ; các cách so sánh hai phân số .
+ Học sinh hiểu được nguyên tắc cộng hai phân số ; tính chất cơ bản của phép cộng phân số ; phép nhân và phép chia phân
số .
+ Học sinh hiểu được khái niệm hỗn số , số thập phân , khái niệm phần trăm , tỉ xích số , cách vẽ biểu đồ dạng cột . Đặc biệt
học sinh hiểu được ba bài toán cơ bản về phân số .
b. Yêu cầu về kĩ năng :
b1. Chương I : Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên :
+ Học sinh có kĩ năng thực hiện đúng các phép tính đối với các biểu thức không phức tạp ; biết vận dụng tính chất của các
phép toán để làm tính nhanh , tính hợp lí ; biết sử dụng máy tính để tính nhanh .
+ Hoc sinh nhận biết được một số có chia hết cho 2; 3;5;9 hay không , áp dụng các tính chất chia hết để phân tích một số ra
thừa số nguyên tố .
b2 . Chương II : Số nguyên :
+ Học sinh thực hiện đúng các quy tắc về các phép tính ; biết chuyển từ phép trừ sang phép cộng và ngược lại ; thực hiện quy
tắc chuyển vế , mở ngoặc trong các phép biến đổi mà không nhầm dấu .
+ Thực hiện đúng các dãy phép tính với các số nguyên .
+ b3 : Chương III : Phân số
+ Học sinh sử dụng các tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân số , tìm ƯCLN của tử và mẫu rồi rút gọn phân số , đưa
phân số đã cho về phân số tối giản .
+ Học sinh có kĩ năng quy đồng mẫu của hai hay nhiều phân số để thực hiện cộng và trừ phân số không cùng mẫu .
+ Học sinh thực hiện đúng các quy tắc về các phép tính cộng , trừ , nhân , chia phân số . Biết áp dụng các tính chất của phép
cộng và phép nhân phân số vào tính nhanh , tính nhẩm.
2
+ Học sinh biết quy đổi các phân số thập phân về dạng số thập phân và ngược lại .
+ Học sinh biết vận dụng ba bài toán cơ bản về phân số để giải các bài toán trong thực tế .
2. Hình học :
a. Yêu cầu về kiến thức :
a1. Chương I : Đoạn thẳng
+ Học xong chương này , học sinh nhận biết và hiểu được các khái niệm : điểm , đường thẳng , tia , đoạn thẳng , trung điểm của
đoạn thẳng , độ dài đoạn thẳng .

a2 : Chương II: Góc
+ Học xong chương này , học sinh nhận biết và hiểu được các khái niệm :Nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng a , tia nằm giữa
hai tia , góc là hình gồm hai tia chung gốc ; các khái niệm góc vuông , góc nhọn , góc tù , góc bẹt ; các khái niệm hai góc kề
nhau , hai góc phụ nhau , hai góc bù nhau , hai góc kề bù ; phân biệt được khái niệm cung và dây cung ; khái niệm tam giác
ABC là hình gồm ba đoạn thẳng AB , BC, AC khi ba điểm A,B,C không thẳng hàng .
b. Yêu cầu về kĩ năng :
b1 . Chương I : Đoạn thẳng
+ Học sinh có kĩ năng vẽ đường thẳng đi qua hai điểm , biết đo độ dài của một đoạn thẳng cho trước ; vẽ trung điểm của một
đoạn thẳng cho trước .
b2 : Chương II : Góc
+ Học xong chương này , học sinh biết vẽ góc , vẽ các góc có chung đỉnh và cách đánh dấu các góc khác nhau ; biết so sánh hai
góc bằng cách so sánh số đo của chúng ; biết đo góc ; biết vẽ góc cho biết số đo ; biết dùng thước đo độ để vẽ tia phân giác
của một góc ; biết sử dụng compa và thước thẳng vẽ một tam giác khi biết độ dài ba cạnh của nó .
II. Trọng tâm , trọng điểm :
1 . Số học :
+ Các phép toán thực hiện trên tập số tự nhiên : Phép tính : Cộng , trừ , nhân chia , luỹ thừa (nhân và chia hai luỹ thừa cùng
cơ số ) .
+ Tính chất chia hết của một tổng
+ Các dấu hiệu chia hết cho 2, cho , cho 5 , cho 9
+ Bội và ước của một số
+ BCNN , ƯCLN của hai hay nhiều số .
+ Các phép tính thực hiện trên tập số nguyên : Phép tính : Cộng , trừ , nhân chia.
3
+ Quy tắc phá ngoặc , quy tắc về dấu .
+ Cách quy đồng mẫu của hai hay nhiều phân số .
+ Các phép toán thực hiện trên phân số .
+ Ba bài toán cơ bản về phân số .
2. Hình học :
+ Ba điểm thẳng hàng .
+ Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài .

+ Điểm nằm giữa hai điểm , trung điểm của đoạn thẳng .
+ Góc vuông , góc nhọn , góc tù .
+ Mối quan hệ giữa hai góc .
+ Tia phân giác của một góc .
III. Đăng kí chất lượng bộ môn :
1. Chất lượng khảo sát đầu năm :
STT Môn Lớp TSHS
Giỏi Khá T.bình Yếu
TS % TS % TS % TS %
1 Toán 6A 25
2 Toán 6B
25
3 Toán 6C
4 Toán 6D
5 Toán 6E
4
Tổng
2. Đăng kí chất lượng :
STT Môn Lớp TSHS
Giỏi Khá T.bình Yếu
TS % TS % TS % TS %
1 Toán 6A 25 2 6
2 Toán 6B 25 2 6
3 Toán 6C
4 Toán 6D
5 Toán 6E
Tổng
IV . Biện pháp thực hiện :
1. Giáo viên :
+ Lên kế hoạch giảng dạy bộ môn Toán 6 ngay từ đầu năm học để nắm được tình hình học sinh về số học sinh giỏi , khá ,

trung bình , yếu , kém .
+ Nghiên cứu t ài liệu , phương pháp giảng dạy đặc trưng của bộ môn Toán 6 từ đó đề ra phương hướng giảng dạy bộ môn
cho toàn năm học .
+ Nghiên cứu tình hình học tập của học sinh thông qua kết quả khảo sát đầu năm học .
+ Lên kế hoạch kiểm tra thường xuyên .
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×