Tải bản đầy đủ (.doc) (283 trang)

BÁO CÁO THAM LUẬN, THẢO LUẬN TẠI HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM HỌC 2018 - 2019, TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2019 - 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 283 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THUẬN CHÂU
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BÁO CÁO
THAM LUẬN, THẢO LUẬN
TẠI HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM HỌC 2018 - 2019,
TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2019 - 2020

Thuận Châu, ngày 20 tháng 8 năm 2019
1


DANH MỤC
BÁO CÁO THAM LUẬN, THẢO LUẬN
TT

1

2
3

Nội dung
Một số giải pháp về xây dựng trường học
an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích ở
trường MN Hoa Hồng Chiềng Ly; năm học
2018 – 2019.
“Đổi mới phương pháp chăm sóc giáo dục
trẻ, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
cho trẻ mầm non”.
Nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà
trường Tiểu học



Đơn vị

Trang

Trường MN Hoa Hồng Chiềng
Ly

6

Trường MN Hoa Ban Tông Lạnh

9

Trường TH Chiềng Pha

13

4

“Công tác xây dựng nhà trường xanh, sạch,
Trường TH Phổng Lái
đẹp, an toàn”.

15

5

Về công tác xây dựng trường đạt chuẩn
Trường TH-THCS Bó Mười A

quốc gia

19

6
7

Về công tác quản lý học sinh bán trú và tổ
Trường TH-THCS Long Hẹ
chức nấu ăn cho học sinh bán trú
Về nâng cao chất lượng tự học, chất lượng
học sinh giỏi
Trường THCS Chu Văn An

23
27

8

Công tác nâng cao chất lượng giáo dục tại
Trường THCS Mường É
trường THCS.

33

9

Không rõ nội dung

Trường MN 2/9 Bó Mười


37

10

Xã hội hóa giáo dục

Trường MN Hoa Sen Bon Phặng

39

11

Góp ý kiến cho dự thảo báo cáo

12

Công tác xây dựng trường học Xanh- SạchĐẹp- An toàn ”

13

Không rõ nội dung

14

Không rõ nội dung

15

Không rõ nội dung


16

Báo cáo tổng kết năm học

17

Công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản Trường MN Co Tòng
lý giáo dục và nhà giáo

Trường MN Kim Đồng Chiềng
Bôm
Trường MN Vành Khuyên
Chiềng La
Trường MN Ngọc Lan Chiềng
Ngàm
Trường MN Họa My Chiềng Pấc
Trường MN Võ Thị sáu Chiềng
Pha
Trường MN Bình Minh Co Mạ

42
44
50
53
56
62
66

2



18

Công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản Trường MN Thảo Nguyên É
Tòng
lý giáo dục và nhà giáo

19

Báo cáo

20

Công tác xã hội hóa giáo dục

21
22

Trường MN Ánh Hồng Liệp Tè
Trường MN Long Hẹ

Nâng cao chất lượng quản lý cơ sở vật chất Trường MN Hoa Sữa Muổi Nọi
của nhà trường
Trường MN Tuổi thơ Mường
Báo cáo tổng kết năm học
Bám

24


Nâng cao chất lượng quản lý các hoạt động Trường MN Hoa Mai Mường É
của nhà trường
Trường MN Phong La Mường
Báo cáo
Khiêng

25

Báo cáo

23

26
27

Trường MN 1/6 Nậm Lầu

Công tác quản lý học sinh bán trú và tổ chức Trường MN Pá Lông
nấu ăn cho học sinh bán trú
Xây dựng "Trường học xanh, sạch, đẹp và Trường MN Thủy Tiên Phổng
Lái
an toàn".
Trường MN Hoa Đào Phổng
Lăng

28

Công tác đảm bảo an toàn phòng tránh tai
nạn thương tích trong trường mầm non


29

Không rõ nội dung

30

Không rõ nội dung

31

Báo cáo

32

Công tác xây dựng, nâng cao chất lượng Trường MN Ban Mai Thôm
Mòn
đội ngũ trong đơn vị

33

34

35
36
37

Trường MN 19/5 Phổng Lập
Trường MN Ánh Sao Púng Tra
Trường MN Sơn Ca Thị Trấn


Công tác xây dựng trường chuẩn quốc Trường MN Sao Mai Tông Cọ
gia
“Đổi mới phương pháp chăm sóc giáo dục Trường MN Ban Mai Tông Lạnh
trẻ, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
cho trẻ mầm non”
Tham luận về nâng cao chất lượng giáo dục Trường TH Chiềng Bôm
trong nhà trường
“Công tác xây dựng nhà trường xanh, sạch, Trường TH Chiềng Ly
đẹp, an toàn”.
Công tác quản lý học sinh bán trú và tổ Trường TH Co Mạ 1
chức nấu ăn bán trú

68
69
73
76
79
81
86
87
89
92
97
100
104
106
108
111

114


120
122
127

3


38

Không rõ nội dung

Trường TH Co Mạ 2

41

Nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà Trường TH Liệp Tè
trường
Xây dựng Trường học xanh, sạch, đẹp an Trường TH Mường Bám 1
toàn
Trường TH Mường Bám 2
Không rõ nội dung

42

Báo cáo

43

Báo cáo tổng kết năm học


44

Báo cáo

39
40

Trường TH Mường Khiêng 1
Trường TH Mường Khiêng 2
Trường TH Nậm Lầu

132
135
138
141
144
147
162

46

Triển khai chương trình giáo dục phổ Trường TH Phổng Lập
thông mới
Trường TH Tông Cọ
Báo cáo

47

Huy động sự đóng góp của hội phụ huynh

trong công tác xây dựng cơ sở vật chất

48

Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy Trường THCS Tông Cọ
học

181

49

Về quản lý học sinh bán trú và nấu ăn cho
học sinh bán trú

184

45

50
51
52

Trường TH Tông Lạnh

Trường PTDTBT THCS Co Mạ

Xây dựng trường học Xanh, sạch, đẹp, an Trường THCS Bình Thuận
toàn
Xây dựng trường học Xanh, sạch, đẹp, an Trường THCS Chiềng Bôm
toàn

Trường THCS Chiềng Ly
Không rõ nội dung

53

Kinh nghiệm trong công tác phát triển đội
ngũ cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo

54

Báo cáo

55

Báo cáo

56

Không rõ nội dung

57

Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia

58

Báo cáo

59


Góp ý dự thảo báo cáo

Trường THCS Chiềng Ngàm
Trường THCS Chiềng Pha
Trường THCS Liệp Tè
Trường THCS Mường Bám
Trường THCS Mường Khiêng
Trường THCS Nậm Lầu
Trường THCS Phổng Lập

173
175
180

187
190
193
194
198
201
205
206
211
214

4


Trường THCS Tông Lạnh


60

Không rõ nội dung

61

Góp ý dự thảo và kiến nghị đề xuất

62

Báo cáo

63

Báo cáo

64

“Những khó khăn trong công tác quản lý, Trường TH-THCS Chiềng Pấc
chỉ đạo, điều hành và nâng cao chất lượng
giáo dục sau khi sáp nhập trường TH với
trường THCS thành trường TH-THCS”.

65

Công tác giáo dục học sinh trường bán trú

66

Về công tác xây dựng trường học Xanhsạch – đẹp – an toàn


67

Không rõ nội dung

Trường TH-THCS Bó Mười B
Trường TH-THCS Bản Lầm
Trường TH-THCS Chiềng La

Trường TH-THCS Co Tòng
Trường TH-THCS Nong Lay
Trường TH-THCS Muổi Nọi

69

Những khó khăn vướng mắc sau khi kiện Trường TH-THCS Ninh Thuận
toàn, sắp xếp lại các đơn vị trường học
Trường TH-THCS Pá Lông
Báo cáo

70

Không rõ nội dung

71

Kinh nghiệm trong công tác phát triển đội
ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên

72


Báo cáo

68

Trường TH-THCS Phổng Lăng
Trường TH-THCS Púng Tra
Trường TH-THCS É Tòng

75

"Xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp, an Trường TH-THCS Thôm Mòn
toàn"
Những khó khăn trong công tác tổ chức bán Trường TH Chiềng Ngàm
trú tại nhà trường, giải pháp để khắc phục
và làm tốt công tác bán trú
Trường TH Thị Trấn
Báo cáo

76

Nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị

73
74

Trường MN Ánh Dương Nong
Lay

"Xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp, an Trường TH-THCS Bon Phặng

toàn"
* Có 01 trường không gửi tham luận: TH Mường É (nhà trường không có ý kiến gì).
77

UBND HUYỆN THUẬN CHÂU
TRƯỜNG MN HOA HỒNG CHIỀNG LY
Số: 01 /BC-MNHH

218
220
223
228

233

235
238
242
251
256
257
259
262
266
270
272
276
280

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Chiềng Ly, ngày 17 tháng 8 năm 2019
5


BÁO CÁO THAM LUẬN
Một số giải pháp về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn
thương tích ở trường MN Hoa Hồng Chiềng Ly; năm học 2018 – 2019
Thực hiện Công văn số 209/PGDĐT ngày 13/8/2019 của Phòng GD&ĐT
huyện Thuận Châu về việc chuẩn bị báo cáo thảo luận tại Hội nghị tổng kết năm
học 2018-2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 của ngành Giáo dục và
Đào tạo huyện Thuận Châu. Trường MN Hoa Hồng Chiềng Ly tham gia nội
dung thảo luận về “Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường MN
Hoa Hồng Chiềng Ly, năm học 2018-2019” của nhà trường như sau:
Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là người
kế tục xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Trường mầm non là nơi chăm sóc,
nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; thời gian trẻ ở trường mầm non còn nhiều hơn ở nhà
với gia đình, trẻ có được an toàn, tránh được các tai nạn thương tích và phát
triển toàn diện hay không phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện phục vụ và ý
thức trách nhiệm của đội ngũ CBQL, GV, NV của trường mầm non. Vì vậy việc
đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là một trong những
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của trường MN, trường mầm non Hoa Hồng
Chiềng Ly xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng và phát triển
của nhà trường.
1. Đặc điểm tình hình của trường MN Hoa Hồng Chiềng Ly
Trường MN Hoa Hồng Chiềng Ly được sáp nhập từ trường MN Phượng
Hồng Cụ Cang và trường MN Hoa Hồng Chiềng Ly từ tháng 1 năm 2019.
Trường nằm trên địa bàn xã vùng II, điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn
nhất là điểm cụ cang, trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, phong tục

tập quán còn lạc hậu nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện chăm sóc
giáo dục trẻ.
Năm học 2018-2019 trường có 18 nhóm, lớp (03 nhóm nhà trẻ; 15 lớp
mẫu giáo) với 590 trẻ. Tổng số CBQL, GV, NV: 25 người (trong đó 02 CBQL,
19 GV, 04 NV); 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo và có 13/19 giáo
viên đạt trình độ đào tạo trên chuẩn tỷ lệ 68%.
2. Các biện pháp xây dựng an toàn phòng, chống tai nạn thương tích
cho trẻ.
Biện pháp 1: Công tác chỉ đạo
- Nhà trường đã thành lập và hàng năm kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng
trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích; nhà trường xây dựng và ký
6


cam kết giữa các đoàn thể, Ban đại diện cha mẹ học sinh để cùng phối hợp thực
hiện;
- Chỉ đạo bộ phận chuyên môn, các lớp xây dựng và tổ chức thực hiện tốt
kế hoạch giáo dục phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ phù hợp từng độ
tuổi;
- Theo dõi giám sát các trường hợp xảy ra tai nạn thương tích cho trẻ cụ
thể ngày giờ nguyên nhân xảy ra tai nạn thương tích, có biện pháp và cách xử lý
kịp thời; thường xuyên kiểm tra, khắc phục các yếu tố nguy cơ gây thương tích
cho trẻ; chỉ đạo giáo viên quản lý chăm sóc trẻ chặt chẽ trong các hoạt động,
trong giờ đưa đón trẻ, tuyệt đối không trả trẻ cho những người lạ.
- Luôn duy trì thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả hoạt
động, xây dựng trường học "An toàn, phòng, chống tai nạn thương tích" tại các
nhóm, lớp. Nhà trường thực hiện nhiệm vụ thường xuyên mỗi buổi sáng kiểm
tra khu vực chơi trong và ngoài lớp học, kịp thời phát hiện, khắc phục những
yếu tố gây nguy cơ mất an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động;
Biện pháp 2: Giáo dục đạo đức cho đội ngũ Cán bộ quản lý; giáo viên

và nhân viên
Trường chúng tôi xác định đây là nhiệm vụ xuyên suốt trong năm học,
góp phần vào sự tồn tại và phát triển của nhà trường, bởi đối với trẻ mầm non
khi bị tổn thương về tinh thần làm cho trẻ sợ hãi mỗi khi đến trường hoặc không
đi học; tổn thương về tinh thần có thể nói nó như một góc khuất mà chỉ chính
người GVMN mới là người đem lại sự an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích
về mặt tinh thần cho trẻ.
Nhà trường quán triệt chặt chẽ đến đội ngũ những nhiệm vụ của Hiệu
trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên, nhận viên những điều giáo viên, nhân viên
không được làm quy định tại Điều lệ trường mầm non, đồng thời luôn giáo dục
nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo, chống xâm phạm nhân phẩm và thân thể
trẻ và luôn động viên, nhắc nhở các cô cần học cách: "Thương yêu, bao dung,
vui vẻ và tôn trọng trẻ "; tăng cường hoạt động cô và cháu cùng nhau trò chuyện
với nhau, để giữa cô và cháu, giữa các trẻ với trẻ gắn kết tình cảm, gần gũi, hiểu
biết về nhau nhiều hơn, sống thân thiện, hoà nhập trong tập thể nhóm, lớp.
Biện Pháp 3: Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên kiến thức,
kỹ năng cơ bản để phòng chống và xử trí các tình huống khi tai nạn xảy ra
Chủ động lập phương án, mời Công an mở lớp bồi dưỡng, tập huấn về
công tác phòng cháy, chữa cháy cho CBQL, GV, NV về kiến thức phòng và xử
trí được các tình huống khi tai nạn xảy ra với trẻ.
Nhà trường tổ chức giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ thông qua các
hoạt động học, các họat động góc và hoạt động ngoài trời...
7


Biện pháp 4: Công tác tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh
Nhà trường đã tổ chức tuyên truyền thực hiện Thông tư số 13/2010/TTBGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích
trong cơ sở giáo dục Mầm Non cho phụ huynh và nhân dân. Tổ chức các hoạt
động tuyên truyền, giáo dục thường xuyên qua các buổi họp phụ huynh, qua giờ

đón trả trẻ và qua góc tuyên truyền…nhằm nâng cao nhận thức cho phụ huynh.
- Mời phụ huynh mời phụ huynh đến tham dự, tổ chức các ngày lễ hội
trong năm học như: ngày hội đến trường, lễ hội trăng rằm, 20/11.
Biện pháp 5: Tăng cường sửa chữa, xây dựng mở rộng CSVC và đầu
tư trang thiết bị
Nhà trường thường xuyên tăng cường đầu tư về CSVC nhằm đảm bảo an
toàn cho các cháu và nhất là tạo điều kiện tốt cho CBGVNV thực hiện nhiệm vụ
của mình. Phối kết hợp với chính quyền các cơ sở bản quan tâm dành kinh phí
để tu sửa lại CSVC và trang thiết bị theo hướng an toàn và thân thiện với trẻ.
3. Kết quả đạt được
Trong năm học 2018-2019 trường mầm non Hoa Hồng Chiềng Ly của
chúng tôi đã đảm bảo cho 100% trẻ an toàn cả về thể chất và tinh thần.
4. Đề xuất, kiến nghị
- Đối với các cơ quan quản lý cấp trên: tiếp tục quan tâm tới công tác giáo
dục của nhà trường, đầu tư phòng học, phòng chức năng; bổ sung trang thiết bị,
đồ dùng đồ chơi; bố trí biên chế đội ngũ CBGV đủ về số lượng định biên.
- Đối với UBND xã Chiềng Ly: Tiếp tục phối hợp tổ chức tốt công tác
tuyên truyền, giúp đỡ nhà trường trong công tác tu sửa CSVC, công tác chăm
sóc giáo dục trẻ.
Trên đây tham luận của Trường MN Hoa Hồng Chiềng Ly vể “Một số giải
pháp về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích ở
trường MN Hoa Hồng Chiềng Ly, năm học 2018-2019”.
HIỆU TRƯỞNG

Đoàn Thị Nga
UBND HUYỆN THUẬN CHÂU
TRƯỜNG MN MĂNG NON BẢN LẦM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
8


Bản Lầm, ngày 15 tháng 08 năm 2019
BÁO CÁO THẢO LUẬN
Về việc ghép điểm trường lẻ trong trường Mầm non
Để giảm tải những khó khăn bất cập trong công tác quản lý và nâng cao
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ cũng như việc tăng ngân sách đầu tư, tăng biên
chế, tăng cơ sở hạ tầng do xây dựng nhiều điểm trường. Tuy nhiên, nếu không
tiếp tục duy trì sẽ không đảm bảo quyền học tập của học sinh, ảnh hưởng đến
tỷ lệ huy động trẻ, duy trì kết quả phổ cập giáo dục, gây bức xúc trong phụ
huynh học sinh và dư luận xã hội. Vì vậy việc ghép các điểm trường là một
trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trong thời điểm hiện nay của
ngành Giáo dục nói chung và của Trường Mầm non Măng Non Bản Lầm nói
riêng. Để việc ghép các điểm trường có hiệu quả thì cần có chủ trương, có
giải pháp phù hợp, sáng tạo để thực hiện.
1. Đặc điểm tình hình của trường MN Măng non Bản Lầm
Trường được thành lập tách ra từ trưởng Tiểu học Bản Lầm năm 2003.
Ban đầu có 5 nhóm lớp với gần 115 trẻ, đến năm học 2018-2019 trường có 12
nhóm, lớp (2 nhóm trẻ; 10 lớp mẫu giáo) với 332 trẻ. Tổng số CBQL, GV, NV:
19 người (trong đó 02 CBQL, 15 GV, 2 NV); 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ
đào tạo trở lên trong đó có 13/15 giáo viên đạt trình độ đào tạo trên chuẩn tỷ lệ
86,7%. Hiện tại nhà trường có 1 điểm trường chính và 3 điểm trường lẻ. Nhà
trường đang dần ổn định và phát triển đi lên.
Năm học 2019-2020 nhà trường ghép 2 điểm trường lẻ vào thành 1 điểm
trường đó là: Điểm trường Hua Lành và điểm trường Pá Lầu thành điểm trường
Hua Lành. Đây là năm đầu tiên ghép điểm trường 2 bản vùng cao của xã lên
BGH nhà trường nhận thấy những thuận lợi và khó khăn như sau:
- Thuận lợi: Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của

các cấp lãnh đạo đặc biệt là sự chỉ đạo giúp đỡ của UBND nhận huyện, UBND
xã Bản Lầm và của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường.
+ Cán bộ GVNV nhà trường đoàn kết, tâm huyết với nghề.
+ Khoảng cách 2 lớp học và nhà ở của không quá 2 km.
+ Đa số cha mẹ học sinh ở 2 bản quan tâm chăm sóc đến con em và có
nhu cầu cho con em được chăm sóc giáo dục tốt hơn.
- Về khó khăn. Đó là nhân dân 2 bản đều là dân tộc Hmong đã từ lâu
không có sự đoàn kết đồng thuận, có nhiều mâu thuẫn trong tập tục sinh hoạt và
lao động sản xuất...
+ Vẫn còn một số cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến con em của mình
và các hoạt động CSGD của nhà trường.
9


2. Các biện pháp thực hiện ghép điểm trường của nhà trường
Biện pháp 1: Công tác rà soát
- Về số lượng học sinh: Nhà trường tiến hành rà soát chính xác số lượng
học sinh trong độ tuổi đến trường của các điểm trường liền kề và thực chất cả 2
điểm trường Pá Lầu và Hua Lành có 33 trẻ trong độ tuổi mẫu giáo đến lớp trong
năm học 2019-2020.
- Về khoảng cách: 2 điểm trường lớp học và chỗ ở của gia đình trẻ không
vượt quá 2 km.
- Về tâm tư nguyện vọng của cha mẹ trẻ: Qua nhiều kênh thăm dò và trao
đổi trực tiếp với cha mẹ trẻ có con trong độ tuổi đến lớp mẫu giáo ở 2 điểm
trường ghép đều có nguyện vọng cho các con đến lớp học là được tổ chức ăn
bán trú tại lớp học và nhất trí ghép điểm trường.
Biện pháp 2: Làm tốt công tác tham mưu, chỉ đạo
- Nhà trường làm tốt công tác tham mưu, xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo
của UBND huyện (Qua Phòng Nội vụ huyện), của Phòng Giáo dục Đạo tạo
Huyện và của xã Bản Lầm về việc ghép 2 điểm trường Hua Lành, Pá Lầu thành

một điểm là điểm trường Hua Lành trong năm học 2019-2020.
- Được sự chỉ đạo của các cấp đặc biệt là sự chỉ đạo của UBND xã Bản
Lầm. UBND xã thành lập tổ công tác cùng với nhà trường lên 2 bản Pá Lầu và
Hua lành để trực tiếp trao đổi với cha mẹ học sinh và mời lãnh đạo 2 bản Hua
Lành và Pá Lầu tham gia buổi họp về việc ghép lớp, ghép điểm trường. (Buổi
làm việc có biên bản ghi lại tiến trình và kết quả làm việc) để làm căn cứ.
- Phân công giáo viên phù hợp và có năng lực tốt về chuyên môn và có uy
tín cao trước phụ huynh và nhân dân.
- Ưu tiên về cơ sở vật chất trang thiết bị cho lớp học trong điểm trường ghép.
Tổ chức tốt công tác bán trú cho trẻ ăn trưa tại lớp học.
Biện Pháp 3: Công tác tuyên truyền và phối hợp
- Nhà trường yêu cầu giáo viên nắm chắc nội dung tuyên truyền việc ghép
điểm trường.
- Chuẩn bị tốt nội dung cuộc họp: Nhà trường đã tổ chức tuyên truyền về
việc ghép lớp, ghép điểm trường. Nhà trường nêu ra những phần thuận lợi và ưu
việt của việc ghép lớp. Học sinh được tập chung học về một điểm trường được
các cô giáo chăm sóc chu đáo hơn vì lớp học đã đảm bảo về sĩ số, giảm số lớp
và tăng số giáo viên lớp học được 2 cô/lớp như vậy nhà trường tổ chức bán trú
cho trẻ, trẻ được ăn ngủ trưa tại lớp và được tham gia học tập, vui chơi theo
đúng yêu cầu của chương trình CSGD trẻ, cha mẹ bớt đi một lượt đưa đón và
không phải chăm sóc trẻ buổi trưa từ đó cha mẹ trẻ có nhiều thời gian hơn để làm
việc và tăng gia sản xuất.
- Tổ chức họp cha mẹ trẻ mời đoàn công tác và lãnh đạo 2 Bản ghép lớp.
10


+ Tạo không khí cởi mở trong buổi họp để cha mẹ học sinh nêu lên ý kiến
cũng như nguyện vọng của mình.
+ Nhà trường sẵn sàng giải đáp thắc mắc của cha mẹ học sinh có liên
quan đến lớp học và quyền lợi, nhiệm vụ của trẻ cũng như của phụ huynh.

+ Tại cuộc họp nhà trường xin ý kiến của đại diện lãnh đạo 2 bản Hua
Lành và Pá Lầu và ý kiến chỉ đạo cũng như kết luận cuối cuộc họp.
- Phối kết hợp với các tổ chức, đoàn thể của bản, của xã, của phụ huynh
để tranh thủ mọi nguồn lực củng cố, tu sửa xây dựng CSVC trang thiết bị cho
lớp học.
- Phối kết hợp tốt với trường Tiểu học trung học cơ sở trong xã để xin
được giúp đỡ, hỗ trợ xin được đổi lớp học cho Mầm non (Nếu được) Vì lớp học
của Tiểu học của điểm trường là lớp 1 có số lượng học sinh là 15 HS lớp rộng
rãi hơn.
Biện pháp 4: Tăng cường sửa chữa, xây dựng CSVC và đầu tư trang
thiết bị cho điểm trường ghép
- Nhà trường tạo mọi điều kiện tốt nhất ưu tiên xây dựng cơ sở vật chất,
trang thiết bị cho lớp học.
- Tham mưu tốt với các cấp các ban ngành, đoàn thể, cha mẹ học sinh xin hỗ
trợ kinh phí để tu sửa lớp học giột mái, làm nhà vệ sinh đảm bảo theo yêu cầu, lát
sân chơi, mắc điện, nước, tạo cảnh quan, khuôn viên đảm bảo có hàng rào an toàn
cho trẻ trong điểm trường. Mua sắm trang thiết bị tối thiểu cho lớp học.
3. Kết luận
- Từ những năm học trước nhà trường nhà trường làm tốt công quy hoạch
mạng lưới trường lớp, nhưng có nhiều khó khăn khách quan và chủ quan nên
chưa thực hiện ghép điểm trường ở Bản Hua Lành và Pá Lầu được. Năm học
2019-2020 nhà trường được sự sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh
đạo nên đã tổ chức ghép điểm trường lẻ từ 3 điểm trường lẻ xuống còn 2 điểm
trường lẻ để nhà trường có điều kiện quản lý nhằm nâng cao chất lượng chăm
sóc giáo dục trẻ. Mặc dù việc ghép điểm trường sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn,
gian khổ vì điểm trường lẻ là 2 bản vùng cao đặc biệt khó khăn, giao thông đi lại
chưa thuận lợi, cách xa điểm trương trung tâm là 17 km, đường đất lầy lội về
mùa mưa, bụi bẩn về mùa khô, nhà trường cố gắng hoàn thành tốt kế hoạch
nhiệm vụ được giao.
4. Đề xuất kiến nghị.

11


- Đối với UBND huyện: Hỗ trợ kinh phí để tu sửa, xây dựng cơ sở vật
chất cho nhà trường như:
+ Làm mới nhà vệ sinh đảm bảo yêu cầu.
+ Lát nền sân chơi cho học sinh trong điểm trường ghép.
- Đối với Phòng Giáo dục:
+ Tham mưu các cấp hỗ trợ kinh phí cho nhà trường để trang sắm đồ
dùng, đồ chơi thiết bị cho lớp học.
+ Tham mưu giúp nhà trường xin được đổi lớp học của nhà trường với lớp
1 ở điểm trường Hua Lành trường Tiểu học THCS Bản Lầm để cô và trẻ trong
điểm trường có lớp học thuận lợi hơn trong công tác dạy và học.
- Đối với UBND xã Bản Lầm.
+ Tiếp tục giúp đỡ nhà trường trong công tác, chỉ đạo, tuyên truyền, động
viên nhân dân đưa trẻ đến trường đạt tỷ lệ tối đa.
- Tuyên truyền, vận động các cấp các ngành, các tổ chức cá nhân, phụ
huynh học sinh hỗ trợ các nguồn lực để ủng hộ xây dựng cơ sở vật chấ, mua sắm
trang thiết bị, dồ dùng, đồ chơi cho trẻ trong nhà trường đặc biệt là điểm trường
ghép Hua Lành.
Trên đây là ý kiến thảo luận về công tác ghép điểm trường của Trường
MN Măng non Bản Lầm gửi tới Hội nghị tổng kết năm học 2018-2019 và
phương hướng nhiệm vụ của năm học 2019-2020. Kính mong lãnh đạo các cấp,
các đc đại biểu về dự Hội nghị, tham gia góp ý kiến thêm để bản tham luận của
nhà trường được đầy đủ hơn.
Nhà trường xin chân thành cảm ơn./.
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT;
- Lưu: VT.


Bản Lầm, ngày 15 tháng 08 năm 2019
TM. BGH NHÀ TRƯỜNG
HIỆU TRƯỞNG
Hà Thị Ngát

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
UBND HUYỆN THUẬN CHÂU
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TRƯỜNG TH CHIỀNG PHA
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
BÁO CÁO THAM LUẬN
12


Thực hiện công văn 209/PGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2019 về việc
chuẩn bị báo cáo thảo luận tại hội nghị tổng kết năm học 2018-2019 triển khai
nhiệm vụ trọng tâm năm học 2019-2020;
Trường tiểu học Chiềng Pha xin tham luận về nâng cao chất lượng giáo
dục trong nhà trường như sau:
1. Thuận lợi
Năm học 2018-2019 toàn trường có tổng số cán bộ giáo viên 39 đồng
chí. Ban giám hiệu luôn đoàn kết có sự thống nhất cao trong công tác chỉ đạo
các hoạt động của nhà trường. Cán bộ, giáo viên, nhân viên chấp hành tốt đường
lối của đảng chính sách pháp luật của nhà nước. Giáo viên an tâm, nhiệt tình
trong công tác luôn có trách nhiệm với công việc được giao.
Nhà trường luôn đón nhận sự quan tâm của phòng giáo dục Đào tạo
huyện Thuận Châu, UBND xã Chiềng Pha, ban đại diện CMHS và phụ huynh
học sinh.
Học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập thực hiện tốt nhiệm vụ của

người học sinh. Các em đi học chuyên cần, tích cực tham gia các hoạt động của
nhà trường. Năm học 2018-2019 chất lượng giáo dục học sinh chuyển lớp đạt
98,6 % trong đó học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học đạt 100%.
Cơ sở vật chất đủ để nhà trường tổ chức dạy 2 buổi/ngày.
2. Khó khăn
Trường có nhiều điểm lẻ, việc triểm tra, giám sát việc dạy và học của
giáo viên, học sinh của ban giám hiệu chưa được thường xuyên.
Trường TH Chiềng Pha thuộc xã vùng ba, vùng điều kiện kinh tế của
phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn. Năm học 2018-2019 nhà trường có tới ½ số
học sinh thuộc gia đình hộ nghèo và cận nghèo. Nhiều phụ huynh đi làm ăn xa
chưa thường xuyên quan tâm đến việc học tập của con em mình.
Trường có 25 lớp, gồm 39 cán bộ giáo viên trong đó BGH chỉ có 02 đ/c
như vậy chưa đủ theo đúng quy định vì vậy BGH tương đối vất vả.
Là trường đạt chuẩn quốc gia, trường dạy 2 buổi/ngày tỷ lệ giáo viên chưa
đảm bảo theo đúng quy định. Như vậy ảnh hưởng rất nhiều đến công tác giảng
dạy và việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Cơ sở vật chất đang xuống cấp, kinh phí nhà nước cấp hạn hẹp nên việc tu
sửa cơ sở vật chất nhà trường gặp nhiều khó khăn.
3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục
13


Để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường trường tiểu học Chiềng
Pha thực hiện một số giải pháp sau:
3.1. Ban giám hiệu phải thực sự quan tâm đến chất lượng giáo dục của
nhà trường. Coi trọng chất lượng giáo dục trong nhà trường là hàng đầu.
3.2. Phân công giảng dạy phù hợp với trình độ, năng lực chuyên môn của
giáo viên, đặc biệt quan tâm đến lớp đầu cấp (lớp1). Nhà trường ưu tiên chọn
giáo viên tâm huyết, nhiệt tình có kinh nghiệm, có trình độ, có khả năng tiếp
cận, tiếp thu nhanh và có khả năng hướng dẫn học sinh lớp 1 học tập tốt.

3.3. Muốn nâng cao được chất lượng giáo dục, trước hết thầy cô giáo phải
khơi gợi được niềm đam mê, hứng thú học tập cho các em. Có những giải pháp
phù hợp với từng đối tượng học sinh.
3.4. Trong quá trình giảng dạy không tạo áp lực bài vở cho học sinh,
không học nhồi nhét mà kết hợp kiểm tra kiến thức với các hoạt động ngoại
khóa, đố vui học tập; đưa ra các danh hiệu thi đua để học sinh phấn đấu; biểu
dương, khen thưởng học sinh hàng tuần, hàng tháng… đó là một trong những
giải pháp sẽ mang lại hiệu quả trong việc học và tiếp thu kiến thức của học sinh.
3.5. Đánh giá học sinh phải đảm bảo công bằng chính xác, đánh giá đúng
thực chất của học sinh để học sinh phát huy, đồng thời có giải pháp giúp đỡ học
sinh chưa đạt.
3.6. Ban giám hiệu tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc dạy và
học của giáo viên và học sinh. Khen thưởng động viên kịp thời, nhân điển hình
tiên tiến trong nhà trường những gương tiêu biểu trong công tác giảng dạy, tìm
giải pháp giúp đỡ giáo viên còn hạn chế chuyên môn...
3.7. Đầu năm học cho giáo viên đăng ký phấn đấu chất lượng giáo dục và
lấy đó làm thước đo đánh giá giáo viên hàng năm.
Trong các giải pháp trên giải pháp nào cũng cần thiết và quan trọng. Tuy
nhiên, giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục quan trọng nhất vẫn là vai trò
của người thầy. Ngoài trình độ, năng lực chuyên môn, bản thân mỗi giáo viên
cũng phải thật sự tâm huyết, yêu nghề, tận tuy, trách nhiệm, nhiệt tình trong đổi
mới phương pháp giảng dạy; tìm tòi, sáng tạo ra những đồ dùng dạy học thiết
thực cho học sinh. Mỗi giải pháp đưa ra phải có sự đoàn kết, thống nhất của tập
thể sư phạm nhà trường, phù hợp với đối tượng học sinh… có như vậy mới thực
sự tạo được sự chuyển biến trong cách dạy, cách học, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục trong nhà trường.
4. Kiến nghị đề xuất

14



Để nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường và đảm bảo chế độ
làm việc đối với giáo viên phổ thông, trường Tiểu học Chiềng Pha kiến nghị với
các cấp có thẩm quyền như sau:
1. Năm học 2019-2020 các cấp có thẩm quyền bổ sung cho nhà trường: 01
cán bộ quản lý, 03 giáo viên văn Hóa, 01 giáo viên dạy thể dục, đảm bảo đủ tỷ lệ
theo quy định để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
2. Đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường để đảm bảo cơ sở vật chất cho
dạy và học của nhà trường.
3. Các cấp có thẩm quyền, tổ chức cho cán bộ quản lý các nhà trường
được tham quan học hỏi kinh nghiện công tác quản lý và việc nâng cao chất
lượng giáo dục các trường trong huyện hoặc các huyện, tỉnh, thành phố...
Chiềng Pha, ngày 16 tháng 8 năm 2019
HIỆU TRƯỞNG

Bùi Thị Sen
THAM LUẬN - TRƯỜNG TIỂU HỌC PHỔNG LÁI
TẠI HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM HỌC 2018 - 2019 VÀ TRIỂN KHAI
NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2019 - 2020
Kính thưa các quý vị đại biểu, thưa toàn thể hội nghị!
Hôm nay, trường Tiểu học Phổng Lái rất vinh dự được trình bày tham
luận tại Hội nghị Tổng kết năm học 2018-2019 và triển khai nhiệm vụ năm học
2019-2020 của ngành GD&ĐT. Xin được thay mặt cho tập thể cán bộ giáo viên,
nhân viên và các em học sinh trường Tiểu học Phổng Lái xin kính chúc các quý
vị đại biểu cùng toàn thể các đồng chí mạnh khỏe, hạnh phúc. Chúc Hội nghị
thành công tốt đẹp!
Kính thưa các quý vị đại biểu, thưa toàn thể hội nghị!
Trước hết tôi hoàn toàn nhất trí với báo cáo tổng kết năm học 2018-2019
và phương hướng nhiệm vụ năm học 2019-2020 của phòng Giáo dục và Đào tạo
trình bày trước hội nghị.

Trong Hội nghị này, tôi xin được báo cáo tham luận về việc “Công tác
xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp, an toàn”.
Kính thưa các quý vị đại biểu, thưa toàn thể hội nghị!
15


I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

Trường Tiểu học Phổng Lái đóng trên địa bàn xã Phổng Lái, xã vùng 1 đạt
chuẩn Nông Thôn mới của huyện Thuận Châu. Năm học 2018 - 2019, nhà
trường có 949 học sinh/32 lớp với 51 cán bộ giáo viên nhân viên biên chế và
hợp đồng.
Đội ngũ giáo viên nhà trường có trình độ đạt chuẩn 100%, trong đó có
90% trình độ trên chuẩn, luôn tâm huyết yêu nghề, coi hạnh phúc lớn nhất là sự
tiến bộ của học sinh. Tập thể cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường luôn đoàn
kết nhất trí, không ngừng vượt khó, phấn đấu vươn lên. Đây vừa là niềm tự hào
vừa là vốn quý của nhà trường.
- Tổng số CB, GV, NV: 51 đ/c: Cán bộ quản lý 02 đ/c; Giáo viên: 45 đ/c;
Nhân viên: 04 đ/c.
+ Nghỉ chế độ và nghỉ hưu: 6 đồng chí: (Nghỉ chế độ 108: 02 Lầu A Khua
tháng 3; Lò Văn Liến tháng 4; Nghỉ hưu 04 trong đó: Tháng 7 Phạm Thị Đưa;
Tháng 10 Nguyễn Thị Hay; Tháng 11 Nguyễn Thị Lý; Tháng 12 Vũ Thị Bình).
+ Năm học 2019 - 2020 nhà trường thiếu 7 (Quản lý: 01 PHT; 06 giáo
viên: 5 giáo viên văn hóa; 01 giáo viên thể dục).
- Tổng số học sinh: 949 em (nữ 458 em.) Biên chế vào 32 lớp.
- Nhà trường chia làm 3 khu:
+ Trung tâm xã: 17 lớp 561 học sinh.
+ Điểm Nậm Giắt: 5 Lớp 136 học sinh.
+ Điểm Lái Lè: 10 lớp 252 học sinh.
Nhà trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 2 và trường đạt

Chuẩn Quốc gia mức độ 1 thời điểm tháng 7/2019.
Năm học 2018-2019 là năm học với nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục đổi
mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục. Năm học tiếp tục thực
hiện phong trào xây dựng "Trường học thân thiện-học sinh tích cực" với nội
dung xây dựng "Trường học xanh, sạch, đẹp và an toàn".
Từ nhiệm vụ trọng tâm và các phong trào thi đua lớn của ngành được phát
động sâu rộng hơn trong năm học 2018-2019. Nhà trường kết hợp với BCH
Công đoàn đã xác định được mục tiêu và nhiệm vụ để thực hiện tốt chủ đề năm
học và các phong trào thi đua của ngành đề ra. Đặc biệt là nội dung "Xây dựng
16


nhà trường xanh, sạch, đẹp, an toàn" đã thực sự có hiệu quả và đi vào chiều sâu.
Nhà trường đã nhận thức rõ môi trường sạch, cảnh quan xanh là một trọng
những yếu tố góp phần xây dựng nhà trường văn hóa.
Kính thưa toàn thể hội nghị!
Trong mỗi chúng ta ai cũng đều mong muốn được học tập và làm việc
trong một môi trường xanh, sạch, đẹp. Trường học xanh, sạch, đẹp còn có ý
nghĩa giáo dục với mỗi chúng ta ý thức thói quen bảo vệ môi trường.
Vậy để trường học xanh, sạch, đẹp an toàn thì không ai khác mỗi chúng ta
phải chung tay cùng bảo vệ và xây dựng thật tốt bằng các việc làm sau:
1. Mỗi thầy giáo, cô giáo là người gương mẫu nhất, giác ngộ nhất trong
việc xây dựng cảnh quan sư phạm nhà trường. Phải có bộ phận chuyên trách
theo dõi và thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đã đề ra.
2. Phải có sự đồng thuận cao và sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các thành
viên trong nhà trường và cha mẹ học sinh.
3. Bảo vệ môi trường không chỉ trên bài giảng mà trong cuộc sống hàng
ngày, các thầy, cô giáo đều phải đi tiên phong trong việc thực hiện phong trào xây
dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn thì hiệu quả đó sẽ tăng lên gấp bội.
4. Các thầy, cô giáo nên khuyến khích học trò tự giám sát việc bảo vệ môi

trường với nhau. Chỉ bằng những hành động nhỏ như nhắc nhở tuyên dương cũng
đã góp phần hình thành ý thức bảo vệ môi trường ở những công dân nhỏ tuổi.
5. Phải tạo được phong trào xã hội hóa để huy động được các nguồn lực
để thực hiện hiệu quả hơn.
6. Cán bộ quản lí nhà trường phải thường xuyên quan tâm, kiểm tra, giám
sát việc thực hiện các nội dung về giáo dục môi trường, coi đó là một hoạt động
chuyên môn thường xuyên liên tục của nhà trường.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nội dung thực hiện
- Ban giám hiệu nhà trường tham mưu cho địa phương về việc quy hoạch
lâu dài theo quy định của trường đạt Chuẩn quốc gia, từ đó đã đề xuất một số
giải pháp thiết yếu như: Quy hoạch diện tích mặt bằng, xây lại tường rào, quy
hoạch vị trí để xây dựng các phòng học, quy hoạch khu vui chơi và khu vực
trồng cây xanh trong sân trường...
17


- Nhà trường thành lập ban chỉ đạo "XSĐ&AT" trong trường do đ/c Phó
Hiệu trưởng làm trưởng ban tiến hành phổ biến, quán triệt trong hội đồng giáo
viên và trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm về mục đích, ý nghĩa và vai trò
của trường học XSĐ&AT.
- Ban chỉ đạo có trách nhiệm nghiên cứu địa hình, các loại cây cần
trồng và trồng theo thời điểm nào cho thích hợp tạo quanh cảnh nhà trường
luôn xanh, sạch, đẹp.
- Phân công từng thành, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm các lớp chịu trách
nhiệm mỗi lĩnh vực khác nhau như: cây bóng mát, các loại hoa, các loại cỏ, kỹ
thuật chăm sóc, kỹ thuật tạo dáng, kỹ thuật cắt tán...
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra mức độ phát triển của các loại cây để
kịp thời điều chỉnh theo ý muốn đã đề ra như trồng thêm, bón phân và tưới nước

thường xuyên đầy đủ.
- Trong mùa nắng ngoài việc chăm sóc tưới cây của nhân viên tạp vụ, nhà
trường huy động học sinh lớp 3, 4, 5 tham gia tưới nước cho cây, từ đó gắn cho
học sinh có tinh thần bảo quản và yêu mến thành quả lao động của mình đồng
thời được rèn luyện các kỹ năng trồng và chăm sóc cây.
- Song song với những biện pháp chăm sóc cảnh quan và giữ gìn vệ sinh
trường học, nhà trường tăng cường giáo dục học sinh bằng một số hình thức
khác như: pano, áp phích bằng những câu khẩu hiệu hành động.
- Hàng ngày giao cho giáo viên trực ban có nhiệm vụ kiểm tra và nhắc
nhở các lớp làm vệ sinh đúng thời gian quy định. Từ đó đã giúp nhà trường quản
lý tốt phong trào xanh, sạch, đẹp thường xuyên.
2. Giải pháp cụ thể
2.1. Đối với học sinh: Học sinh phải có ý thức và hành động tự giác giữ
gìn môi trường XSĐ&AT ngay từ ngày đầu tiên bước chân đến trường và thực
hiện ở mọi lúc, mọi nơi. Học sinh từng em, từng nhóm được trực tiếp tham gia
các việc làm cụ thể hàng ngày, hàng tuần về xây dựng lớp học, trường học của
mình ngày càng XSĐ&AT hơn (trồng cây, chăm sóc cây, vệ sinh trường lớp, các
buổi ngoại khóa…). Cuối mỗi học kỳ và cuối năm học, các em được tham gia
nhận xét đánh giá về cái tốt, cái cần khắc phục, đề xuất việc cần làm.
2.2. Đối với giáo viên: tùy theo đối tượng học sinh từng lớp, giáo viên
giúp học sinh hiểu rõ một số yêu cầu về xây dựng và giữ gìn trường học

18


XSĐ&AT; thực hiện có hiệu quả việc khai thác nội dung kiến thức giáo dục môi
trường thông qua các môn học trong chương trình giảng dạy.
2.3. Đối với cán bộ quản lí nhà trường: Triển khai cụ thể đến từng giáo
viên nội dung, yêu cầu, tiêu chí trường học XSĐ&AT; cuối năm học tự đánh giá
theo kế hoạch của trường đã đề ra. Tổ chức một số hoạt động ngoại khóa về giáo

dục môi trường theo từng chủ đề cho học sinh. Giao trách nhiệm cụ thể cho các
lớp về giữ gìn và chăm sóc cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa, trường lớp.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Về cảnh quan: Khuôn viên của nhà trường ngày càng xanh, sạch, đẹp,
an toàn, thoáng mát. Có đủ nhà vệ sinh cho giáo viên và học sinh hàng ngày
được giữ gìn sạch sẽ. Lớp học được trang trí đầy đủ.
2. Đội ngũ giáo viên: Phấn khởi yên tâm công tác trong một ngôi trường
thân thiện. Vận dụng các phương pháp thích hợp để hình thành cho học sinh thái
độ và hành động bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.
3. Về học sinh: Thông qua các biện pháp giáo dục các em biết chăm sóc
giữ gìn sức khỏe cho bản thân, giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, vệ sinh sân
trường, chăm sóc cây xanh. Học sinh có thói quen tốt bảo vệ môi trường tham
gia giao thông đúng luật, vui chơi đúng cách không để xảy ra tai nạn, thương
tích cho bản thân.
Kính thưa các vị đại biểu! Thưa toàn thể Hội nghị!
Trên đây là bản tham luận về việc “Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp,
an toàn”. Kính mong các đồng chí góp ý, bổ sung cho bản tham luận của tôi
được đầy đủ hơn và đi vào thực hiện hiệu quả hơn.
Một lần nữa, thay mặt cho tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và các em
học sinh trường Tiểu học Phổng Lái kính chúc các đồng chí đại biểu mạnh khỏe,
hạnh phúc, chúc Hội nghị thành công tốt đẹp!
Xin trân trọng cám ơn./.
UBND HUYỆN THUẬN CHÂU
TRƯỜNG TH-THCS BÓ MƯỜI A

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


THAM LUẬN
Về công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia

19


Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học trường TH-THCS Bó Mười
A luôn xác định việc kiểm định chất lượng và xây dựng trường chuẩn Quốc gia
là một mục tiêu, nhiệm vụ vô cùng quan trọng của nhà trường. Bởi nó góp phần
quan trọng trong quá trình thực hiện tốt kế hoạch chiến lược của nhà trường.
Qua đó nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Kính thưa quý vị đại biểu
Xã Bó Mười là xã vùng III của huyện Thuận Châu cách trung tâm huyện
23Km, đời sống vật chất, tinh thần, giao thông đi lại nhiều khó khăn, trình độ
dân trí chưa cao…Trường TH-THCS Bó Mười A được sát nhập tháng 1 năm
2019, sau khi sát nhập trường không còn là trường đạt chuẩn Quốc gia mà phải
thực hiện kiểm định chất lượng và đề nghị công nhận trường chuẩn Quốc gia
theo hướng dẫn mới. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn sau khi sát nhập song với
tinh thần đoàn kết, quyết tâm của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà
trường, chính quyền địa phương cùng chung tay xây dựng nhà trường đạt chuẩn
Quốc gia.
Trong quá trình xây dựng trường đạt chuẩn nhà trường đã thực hiện một
số giải pháp sau:
1. Đẩy mạnh công tác tham mưu, tuyên truyền, vận động
Nhà trường đã chủ động tham mưu với cấp trên, chính quyền địa phương
đưa nội dung xây dựng trường đạt chuẩn vào Nghị quyết, kế hoạch của ngành,
Đảng ủy xã từ đó có kế hoạch đầu tư, ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, bố trí đội
ngũ giáo viên, nhân viên nhằm đáp ứng cơ bản đầy đủ các tiêu chuẩn của trường
đạt chuẩn quốc gia.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến Luật Giáo dục, các chủ trương chính
sách, nhiệm vụ về phát triển giáo dục, các tiêu chuẩn của trường học đạt chuẩn
Quốc gia tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường, cha mẹ học sinh
và học sinh nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận, huy động mọi nguồn
lực, vì mục tiêu xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia.
2. Tăng cường vai trò lãnh đạo của chi bộ, kiện toàn công tác tổ chức,
kiểm tra việc thực hiện xây dựng trường chuẩn Quốc gia
Xây dựng kế hoạch đưa mục tiêu xây dựng trường đạt chuẩn vào nghị
quyết của Đảng bộ và chính quyền xã, xây dựng lộ trình thực hiện.
Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn Quốc gia, phân công
nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá
định kỳ, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm ở từng năm học.
3. Về xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
Nhà trường thực hiện đúng quy trình quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý.

20


Khảo sát trình độ và năng lực của đội ngũ giáo viên và nhân viên trong
nhà trường; cử cán bộ, giáo viên, nhân viên theo học các lớp đại học, các lớp bồi
dưỡng chuyên môn, chính trị.
Ban giám hiệu nhà trường luôn chú trọng công tác giáo dục đạo đức và
phẩm chất đối với giáo viên và nhân viên thông qua việc tổ chức thực hiện
nghiêm túc các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học
và sáng tạo”, phấn đấu trở thành “Nhà giáo mẫu mực”, “Trường học xanhsạch-đẹp”, xây dựng trường học văn hóa, văn minh, an toàn.
4. Huy động mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy
học
Nhà trường đã tham mưu với cấp trên đầu tư xây dựng trường, lớp, tu sửa
cơ sở vật chất. Tham mưu với cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, phối hợp

với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và Ban đại diện cha mẹ học sinh theo chủ
trương xã hội hóa giáo dục để giải phóng mặt bằng, tạo khuôn viên, đảm bảo
thuận lợi cho việc xây dựng trường, lớp, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Hằng
năm, tiến hành kiểm kê, lập kế hoạch trình mua bổ sung thay thế trang thiết bị
dạy học. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên và
học sinh khi sử dụng cơ sở vật chất và phương tiện, trang, thiết bị dạy học.
Để thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn xã, trường đóng
vai trò chủ đạo, chủ động phối hợp với các ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị
xã hội khác; tích cực tham mưu với Đảng uỷ, chính quyền cùng với nhà trường
tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về
công tác xã hội hóa giáo dục. Lên kế hoạch hợp lí các nguồn huy động.
Tham mưu với chính quyền địa phương, hội phụ huynh học sinh vào đầu
năm học thành lập Ban thẩm định, tiếp nhận sự ủng hộ đóng góp tự nguyện của
các tổ chức, đoàn thể và nhân dân từ đó sử dụng đúng kế hoạch và hiệu quả.
Phát huy quyền làm chủ “Dân biết - dân làm - dân kiểm tra giám sát” từ đó tạo
sự thống nhất và đồng thuận cao. Chủ động tuyên truyền, vận động mọi lực
lượng xã hội, mọi người dân tham gia.
Tranh thủ sự hỗ trợ về thời gian, tinh thần và vật chất của các lực lượng
xã hội tại địa phương và các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm...để hỗ trợ trực tiếp
quần áo, sách vở, đồ dùng học tập và học bổng cho học sinh nghèo, học sinh khó
khăn, giúp các em có điều kiện đến trường học tập và vươn lên trong học tập;
huy động sự ủng hộ của nhân dân và phụ huynh ủng hộ với tinh thân tự nguyện
về công sức, vật chất để tu sửa cơ sở vật chất cho nhà trường, vận động học sinh
vắng, bỏ học ra lớp học tập trong năm học…
5. Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục
Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, chính trị để cán bộ, giáo viên
nâng cao tinh thần tự giác, vai trò tự quản, ý thức trách nhiệm.
21



Thường xuyên thực hiện đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, phương
pháp kiểm tra, đánh giá. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục theo
hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh; Tổ
chức các chuyên đề về đổi mới kiểm tra đánh giá…Đổi mới hình thức sinh hoạt
tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Tăng cường hiệu quả công tác
kiểm tra nội bộ trong nhà trường. Quan tâm nhiều hơn đến việc kiểm tra hoạt
động học của học sinh.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi , phụ đạo
học sinh yếu kém. Thành lập các đội tuyển học sinh giỏi ngay từ đầu cấp.
Nâng dần chất lượng mũi nhọn và đại trà. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa
thu hút học sinh đến trường.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, phân luồng cho học
sinh ở tất cả các khối lớp, đặc biệt là học sinh cuối cấp. Tổ chức các hoạt động
của thư viện, thư viện xanh, thư viện điện tử nhằm phát triển văn hóa đọc. Tổ
chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trong và ngoài trường, mục tiêu là
đưa học sinh từ bài học lí thuyết ra trải nghiệm thực tiễn. Phát động phong trào
khởi nghiệp trong học sinh và giáo viên.
Với nỗ lực trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia chúng tôi
rút ra được những kinh nghiệm như sau:
- Phải nghiên cứu kỹ và bám sát Thông tư số 18/2018/BGDĐT ngày 22
tháng 08 năm 2018 của Bộ giáo dục và Đào tạo V/v ban hành quy định về kiểm
định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn Quốc gia đối với trường trung
học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
- Xây dựng kế hoạch có định hướng lâu dài, để đón đầu các bước phát
triển nhà trường theo nhu cầu xã hội. Kế hoạch thực hiện phải chính xác, phù
hợp với tình hình thực tế nhà trường, địa phương, phân bổ nguồn lực đầu tư hợp
lí, dự kiến được thời gian hoàn thành các tiêu chuẩn. Đăng kí với cấp trên để có
kế hoạch đầu tư.
- Công tác tham mưu kịp thời, nội dung có trọng tâm, khi tham mưu các
cấp, phải có giải pháp thực hiện mang tính khả thi cao.

- Phát huy mọi nguồn lực của xã hội, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
- Quan tâm đến việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên về
trình độ chính trị tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ. Tích
cực tham gia các hội thi, các hoạt động để lập thành tích thi đua cho cá nhân và
tập thể.
- Chú trọng đặc biệt đến việc nâng cao chất lượng giáo dục đặc biệt là
giáo dục mũi nhọn, giáo dục kỹ năng sống, TDTT-VHVN, các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo, phân luồng học sinh, hướng nghiệp, khởi nghiệp cho học sinh
cuối cấp.

22


- Chỉ đạo giáo viên phát huy cao tính chủ động sáng tạo đổi mới phương
pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng dạy và học, tham gia nhiệt
tình có trách nhiệm vào các hoạt động giáo dục học sinh.
- Hàng năm phải kiểm tra đánh giá để điều chỉnh kế hoạch kịp thời, phù
hợp.
6. Kiến nghị
6.1. Đề nghị phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho UBND huyện đề
nghị UBND tỉnh xem xét lại quy định cấp trưởng và cấp phó, biên chế tổ chuyên
môn trong các đơn vị trường học tại Quyết định số 23/2018/QĐ-UBND ngày
17/7/2018 của UBND tỉnh Sơn La, quy định phân cấp tổ chức bộ máy cán bộ,
công chức trong các cơ quan đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh:
- Quy định về số lượng thành viên của tổ chuyên môn (từ trên 15
người/tổ đối với các trường phổ thông) dẫn đến việc trường có 28 hay 29 biên
chế cũng chỉ thành lập 01 tổ với tất cả các bộ môn.
- Nhiệm vụ của tổ trưởng là rất nặng nề phải chỉ đạo quản lý gần như 1
Hiệu trưởng (trong khi đó phụ cấp và chỉ được giảm 3 tiết/tuần để thực hiện
nhiệm vụ). Hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của tổ chuyên môn theo điều lệ trường

sẽ khó thực hiện tốt khi phải thực hiện quản lý tất cả các bộ môn kiêm luôn chỉ
đạo hoạt động của tổ văn phòng (trước đây phải là một tổ riêng theo điều lệ
trường).
6.2. Đề nghị Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở huyện có kết luận đánh giá
sớm hơn để các nhà trưởng chủ động trong đánh giá đảng viên, công chức, viên
chức, thi đua khen thưởng cuối năm học.
Trên đây là tham luận về công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia
của trường TH-THCS Bó Mười A./.
HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Duy Vinh
UBND HUYỆN THUẬN CHÂU
TRƯỜNG TH-THCS LONG HẸ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THAM LUẬN
Về công tác quản lý học sinh bán trú và tổ chức nấu ăn cho học sinh bán trú
1. Đặc điểm tình tình
Trường TH-THCS Long Hẹ được thành lập ngày 01/01/2019 từ trường
PTDTBT Tiểu học Long Hẹ và trường THCS Long Hẹ. Trường thuộc xã vùng
III, vùng đặc biệt khó khăn. Đa số các em học sinh đều ở xa trường, để đảm bảo
23


chất lượng cuộc sống và nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường đã tham mưu
với chính quyền địa phương tới những bản đang duy trì các điểm trường như
bản Nà Nôm, bản Cán Tỷ, bản Nông Cốc để tuyên truyền vận động phụ huỵnh
học sinh đưa con em mình về tại trung tâm ở bán trú và học tập tại trường. Khi

mới đi tuyên truyền vận động nhiều phụ huynh không nhất trí đưa con em họ về
trung tâm vì nhiều lý do như đường xá đi lại khó khăn khi trời mưa, nhà không
có xe máy, gia đình đi làm thuê xa không có người đưa đón các cháu, thương
các cháu còn nhỏ và nhớ các cháu…Nhưng bằng sự quan tâm nỗ lực của chính
quyền địa phương và sự phối hợp của Nhà trường với chính quyền và các đoàn
thể trên địa bàn xã đã huy động được 03 điểm lẻ về học tại trung tâm. Năm học
2018 - 2019 nhà trường chỉ còn 01 điểm lẻ là điểm trường Cha Mạy. Với tổng số
572 em học sinh ở bán trú chiếm tỉ lệ 69% so với học sinh toàn trường. Với số
lượng học sinh lớn và đặc biệt nhiều em học sinh còn rất nhỏ (lớp 1 và 2) nhà
trường gặp không ít khó khăn trong công tác quản lý ăn ở và học tập của các em.
Nhưng với sự nỗ lực và trách nhiệm của tập thể BGH, GV và nhân viên nhà
trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, các em học sinh luôn được an toàn, giảm tỉ
lệ học sinh nghỉ bỏ học và chất lượng giáo dục ngày một nâng lên. Tại buổi Hội
nghị Tổng kết này tôi mạnh dạn chia sẻ một số kinh nghiệm của người Hiệu
trưởng trong công tác chỉ đạo quản lý học sinh bán trú và tổ chức nấu ăn cho học
sinh bán trú.
2. Một số biện pháp thực hiện
- Biện pháp thứ nhất: Tuyên truyền sâu rộng tới gia đình và nhân dân
địa phương về chế độ chính sách hỗ trợ đối với học sinh ở vùng đặc biệt khó
khăn theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng cần tham mưu với chính quyền xã tổ
chức buổi họp phụ huynh toàn trường, và họp với phụ huynh có con em ở bán
trú. Trong buổi họp này, cần phổ biến rõ những chủ trương của Đảng, Nhà nước
đối với chính sách giáo dục dân tộc nói chung; về chính sách hỗ trợ đối với học
sinh ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Ngoài ra cũng cần
thông qua một số điều kiện về việc ăn, ở và học tập của các em. Các phụ huynh
được trao đổi, thảo luận cũng như cho ý kiến về các vấn đề mà Hiệu trưởng đã
tuyên truyền. Bên cạnh đó cũng cần xin ý kiến của lãnh đạo xã về các nội dung
về chế độ chính sách hỗ trợ đối với học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn theo Nghị
định 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ và đi đến thống nhất nội dung và cách

thức thực hiện.
- Biện pháp thứ hai: Phổ biến, quán triệt cho giáo viên, nhân viên và
học sinh về chế độ chính sách hỗ trợ đối với học sinh và trách nhiệm của từng
tổ chức, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ.
Hiệu trưởng phải quán triệt cho đội ngũ CB, GV, NV và học sinh về các
chủ trương, đường lối của Đảng về chính sách dân tộc, về tầm quan trọng của
công tác giáo dục ở vùng có kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn nói riêng và đào
tạo nói chung trong các buổi họp hội đồng nhà trường, buổi sinh hoạt bán trú…
24


Để từ đó CB, GV, NV có ý thức hơn trong việc dạy học, chăm sóc, để thật sự
“Mỗi người thầy, người cô trở thành người cha người mẹ thứ hai của học sinh”
góp phần vào nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo trong
nhà trường.
Xây dựng kế hoạch một cách chi tiết, phân công các cá nhân phụ trách
theo mảng như học tập, lao động – vệ sinh, chăm sóc cây xanh, các hoạt động
vui chơi, các hoạt động ngoại khóa….
Đối với học sinh các em có quyền và phải được biết chế độ của các em ra
sao? Những chính sách các em được hưởng là như thế nào? Điều này phải được
nhà trường thực hiện ngay từ khi các em vào ở bán trú. Tất cả những nội dung
này phải được phổ biến tới các em một cách cụ thể và thông qua các buổi sinh
hoạt bán trú theo định kì (vào thứ 5 hàng tuần). Các em học sinh phải thực hiện
nghiêm nội quy, quy định ở bán trú, xác định rõ nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
- Biện pháp thứ ba: Đổi mới việc quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài
chính đảm bảo đầy đủ các chế độ chính sách của giáo viên và học sinh.
Có những quy định về sử dụng tài sản, tài chính, cơ sở vật chất chặt chẽ
và đúng quy định. Công khai các khoản thu chi, chi trả đầy đủ kịp thời chế độ
cho giáo viên và học sinh.
Đảm bảo các xuất ăn của học sinh được công khai, minh bạch, rõ ràng và

đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.
Công khai các đơn vị cung ứng thực phẩm, định lượng bữa ăn, giá cả của
các loại thực phẩm và phải đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định.
- Biện pháp thứ tư: Gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ, tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá giáo viên, nhân viên làm công tác bán
trú.
Hiệu trưởng phải thực sự là tấm gương về chuẩn mực đạo đức, thương
yêu gần gũi các em học sinh, giải quyết kịp thời công việc, động viên giáo viên,
nhân viên quan tâm, chăm sóc học sinh nhưng cần tăng cường việc nhắc nhở và
xử lý cá nhân chưa làm tốt hoặc vi phạm theo quy định.
Giao nhiêm vụ cụ thể cho các giáo viên phụ trách theo phòng. Những kết
quả đạt được cũng như những tồn tại của phòng đó sẽ là một cơ sở để đánh giá
xếp loại giáo viên theo tháng, học kì và cả năm. Khi giao trách nhiệm cụ thể tới
từng thành viên cụ thể trong nhà trường thì ý thức trách nhiệm cũng như lòng
nhiệt tình mới phát huy được cao nhất. Giáo viên phải tận tâm, tận lực để được
các em học sinh coi là người cha, người mẹ thứ hai của mình. Đó là cơ sở để các
em tâm sự, bày tỏ những mong muốn cũng như suy nghĩ của bản thân. Để từ đó
những người thầy, người cô phụ trách các phòng có thể nhanh chóng giải quyết
hoạc trao đổi với người quản lí để có thể giúp các em thấy được sự quan tâm của
nhà trường dành cho các em.

25


×