Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA RỄ CÂY ĐINH LĂNG (Polyscias fruticosa (L.) Harms) TRỒNG TẠI AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC - ĐIỀU DƯỠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC HỌC
MÃ SỐ: 52720401

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA
CỦA RỄ CÂY ĐINH LĂNG
(Polyscias fruticosa (L.) Harms)
TRỒNG TẠI AN GIANG
Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

PGS. TS. TRẦN CÔNG LUẬN

ĐẶNG KIM THOA

ThS. ĐỖ VĂN MÃI

MSSV: 12D720401167
LỚP: ĐH DƯỢC 7B

Cần Thơ, năm 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC - ĐIỀU DƯỠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC HỌC
MÃ SỐ: 52720401

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA
CỦA RỄ CÂY ĐINH LĂNG
(Polyscias fruticosa (L.) Harms)
TRỒNG TẠI AN GIANG
Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

PGS. TS. TRẦN CÔNG LUẬN

ĐẶNG KIM THOA

ThS. ĐỖ VĂN MÃI

MSSV: 12D720401167
LỚP: ĐH DƯỢC 7B

Cần Thơ, năm 2017


LỜI CÁM ƠN
Để có thể hoàn thành khoá luận này, trong thời gian nghiên cứu tại bộ môn Dược
liệu trường Đại học Tây Đô, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, hướng dẫn của
thầy cô, bạn bè và gia đình.
Với lòng biết ơn sâu sắc, lời cám ơn đầu tiên em muốn gửi đến thầy PGS.TS
Trần Công Luận, Ths. Đỗ Văn Mãi, hai Thầy đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt, chỉnh
sửa và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình làm và hoàn thành khóa luận.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô của bộ môn Dược liệu trường Đại học
Tây Đô đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong thời gian em thực hiện khoá
luận này.
Em xin gửi đến toàn thể thầy cô Khoa Dược- Điều dưỡng, trường đại học Tây Đô
lời cám ơn sâu sắc, trong suốt 5 năm tại giảng đường các thầy cô đã không ngừng
truyền đạt những kiến thức, kỹ năng có được để em trưởng thành hơn.
Ngoài ra, không thể không kể đến những người bạn của em, cám ơn các bạn đã ở
bên cạnh em, cùng em vượt qua các khó khăn và làm cho khoảng thời gian làm khóa
luận của em trở nên ý nghĩa và khó quên.
Và cuối cùng, em muốn dành lời cám ơn chân thành nhất cho gia đình, gia đình
là nguồn động lực để em cố gắng học tập, luôn bên cạnh em lúc em gặp khó khăn,
luôn tạo điều kiện để em có thể hoàn thành chương trình đại học.
Xin chân thành cám ơn mọi người.
Cần Thơ, ngày 01 tháng 6 năm 2017
Sinh viên

Đặng Kim Thoa

i


LỜI CAM KẾT
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Sinh viên

Đặng Kim Thoa

ii



Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học – Khóa học: 2012 – 2017
KHẢO SÁT HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA RỄ CÂY ĐINH LĂNG
(Polyscias fruticosa (L.) Harms) TRỒNG TẠI AN GIANG
TÓM TẮT
Mở đầu và đặt vấn đề
Trong y học cổ truyền, cây Đinh lăng từ lâu đã được sử dụng phổ biến với công
dụng nổi bật là bổ dưỡng. Ngày nay, Đinh lăng còn được chứng minh với nhiều công
dụng như: Kháng viêm, chống trầm cảm, lợi tiểu, ức chế enzym. Ở Việt Nam, Đinh
lăng được trồng phổ biến, là nguồn cung cấp nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm có
hoạt tính sinh học có lợi cho sức khỏe con người. Đề tài này góp phần khảo sát về hoạt
tính chống oxy hóa và sơ bộ thành phần hóa học của rễ cây Đinh lăng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Dược liệu là Đinh lăng được thu hái ở huyện Tri Tôn, An Giang vào tháng 11/2016.
Sau khi mô tả hình thái và khảo sát vi phẫu dược liệu, rễ Đinh lăng được phơi khô và
xay thành bột. Từ 9,3 kg rễ Đinh lăng được chiết ngấm kiệt với cồn 96 %, thu cao cồn
(cao toàn phần). Cao cồn được hòa với một lượng nước tối thiểu sau đó lắc phân bố
tuần tự với diethyl ether, ethyl acettat, n - butanol, cô thu hồi dung môi thu các cao
phân đoạn tương ứng. Tiến hành khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của các cao phân
đoạn bằng thử nghiệm sử dụng DPPH, chọn ra phân đoạn cho HTCO cao nhất đem đi
phân tích sơ bộ thành phần hóa học và phân lập bằng SKC cổ điển nhằm tạo ra những
phân đoạn có thành phần đơn giản hơn, phục vụ cho nghiên cứu tiếp theo sau này.
Kết quả và bàn luận
Từ 9,3 kg bột rễ Đinh lăng, sau khi chiết và lắc phân bố thu được: 300 g cao Et2O,
30 cao EA, 405 g cao n-BuOH, 800 g cao nước. Tiến hành khảo sát hoạt tính chống
oxy hóa của các cao phân đoạn cho kết quả cao EA có hoạt tính chống oxy hóa cao
nhất (HTCO = 67,82 %, IC50 = 758,55 µg/ml). Phân tích sơ bộ thành phần hóa học
thấy rằng cao EA có chứa: Alkaloid, flavonoid, anthocyanoid, proanthocyanidin,
saponin, acid hữu cơ, chất khử. Bước đầu phân lập 10 g cao EA bằng SKC cổ điển thu

được: 5 phân đoạn từ I → V (có thành phần đơn giản hơn) với khối lượng lần lượt là:
1,5311 g, 1,2835 g, 0,5612 g, 0,5824 g, 0,1889 g.
Kết luận
Cao EA có hoạt tính chống oxy hóa cao nhất trong các cao với IC50 = 758,55
µg/ml, và thành phần hóa học gồm: Alkaloid, flavonoid, anthocyanoid,
proanthocyanidin, saponin, acid hữu cơ, chất khử.
iii


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH- SƠ ĐỒ............................................................................ vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... viii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................2
2.1. CÂY ĐINH LĂNG .............................................................................................. 2
2.1.1. Vị trí phân loại ................................................................................................ 2
2.1.2. Đặc điểm thực vật họ Nhân sâm .....................................................................2
2.1.3. Đặc điểm thực vật chi Polyscias .....................................................................3
2.1.4. Đặc điểm thực vật cây Đinh lăng ....................................................................3
2.1.5. Thành phần hóa học ........................................................................................ 5
2.1.6. Tác dụng dược lý và công dụng ....................................................................15
2.1.7. Một số bài thuốc có Đinh lăng ......................................................................17
2.1.8. Một số chế phẩm từ Đinh Lăng ....................................................................20
2.2. GỐC TỰ DO VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA ...................................21
2.2.1. Khái niệm gốc tự do ...................................................................................... 21
2.2.2. Tác động của gốc tự do và sự liên quan đến bệnh tật con người ..................21
2.2.3. Chất chống oxy hóa....................................................................................... 22
2.2.4. Một số phương pháp thử hoạt tính chống oxy hóa trên in vitro ................... 22
2.3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT VÀ PHÂN LẬP ........................ 25

2.3.1. Kỹ thuật chiết lỏng- lỏng ..............................................................................25
2.3.2. Kỹ Thuật chiết rắn – lỏng .............................................................................26
2.3.3. Một số phương pháp phân lập hợp chất hữu cơ ............................................29
CHƯƠNG 3: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 31
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..........................................................................31
3.2. HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ ..............................................................................31
3.2.1. Dung môi, hóa chất ....................................................................................... 31
3.2.2. Thiết bị, dụng cụ ........................................................................................... 31
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................32
3.3.1. Khảo sát đặc điểm thực vật học ....................................................................32
3.3.2. Thử tinh khiết ................................................................................................ 32
3.3.3. Nghiên cứu hóa học ...................................................................................... 33
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .................................................................39
4.1. THỰC VẬT HỌC .............................................................................................. 39
4.1.1. Đặc điểm hình thái ........................................................................................ 39
iv


4.1.2. Đặc điểm vi phẫu rễ ...................................................................................... 43
4.1.3. Đặc điểm bột rễ Đinh lăng ............................................................................45
4.2. THỬ TINH KHIẾT ........................................................................................... 46
4.2.1. Độ ẩm ............................................................................................................46
4.2.2. Xác định độ tro .............................................................................................. 46
4.3. NGHIÊN CỨU HÓA HỌC ...............................................................................47
4.3.1. Chiết xuất và điều chế cao phân đoạn ........................................................... 47
4.3.2. Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của các phân đoạn ..................................48
4.3.3. Phân tích sơ bộ thành phần hóa học trên cao ethyl acetat ............................ 53
4.3.4. Phân lập các hợp chất từ cao ethyl acetat ..................................................... 54
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 57
5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................57

5.2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 58

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Phản ứng thử nghiệm DPPH .........................................................................36
Bảng 4.1. Kết quả thử tinh khiết bột rễ Đinh lăng ........................................................ 47
Bảng 4.2. Kết quả xác định độ ẩm của các cao phân đoạn ...........................................48
Bảng 4.3. Kết quả khảo sát HTCO của 5 cao, ở nồng độ 1000 µg /ml ........................ 50
Bảng 4.4. Kết quả đo OD của cao EA ở 5 nồng độ ....................................................... 50
Bảng 4.5. Kết quả đo OD của Vitamin C ở 5 nồng độ ..................................................51
Bảng 4.6. Kết quả xác định giá trị IC50 của cao EA và vitamin C ................................ 52
Bảng 4.7. Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa học cao ethyl acetat ...................... 53
Bảng 4.8. Kết quả SKC trên cao EA (10 g) ...................................................................56

vi


DANH MỤC HÌNH ẢNH- SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí phân loại của Polyscias fruticosa (L.) Harms. ............................ 2
Hình 2.2. Công thức chung saponin triterpenoid của cây Đinh lăng .............................. 7
Hình 2.3. Một số chế phẩm từ Đinh lăng ......................................................................20
Hình 2.4. Phản ứng trung hòa gốc DPPH ......................................................................23
Hình 2.5. Phản ứng trong phương pháp sử dụng TBA – đo lượng MDA .................... 23
Hình 2.6. Phản ứng FRAP ............................................................................................. 25
Hình 3.1. Sơ đồ điều chế các loại cao bằng kỹ thuật chiết lỏng – lỏng ........................ 34
Hình 4.1. Cây Đinh lăng ................................................................................................ 39
Hình 4.2. Lá Đinh lăng ..................................................................................................40

Hình 4.3. Hoa Đinh lăng................................................................................................ 41
Hình 4.4. Quả Đinh lăng................................................................................................ 42
Hình 4.5. Rễ Đinh lăng ..................................................................................................42
Hình 4.6. Vi phẫu rễ Đinh lăng ...................................................................................... 44
Hình 4.7. Bột rễ Đinh lăng ............................................................................................ 45
Hình 4.8. Soi bột rễ Đinh Lăng ..................................................................................... 46
Hình 4.9. Sơ đồ chiết và tách phân đoạn từ rễ Đinh lăng ..............................................48
Hình 4.10. Sắc kí đồ các phân đoạn trong khảo sát HTCO ...........................................49
Hình 4.11. Đồ thị biểu diễn sự tương quan giữa HTCO và nồng độ cao EA ................51
Hình 4.12. Đồ thị biểu diễn sự tương quan giữa HTCO và nồng độ của vitamin C .....52
Hình 4.13. Biểu đồ so sánh khả năng chống oxy hóa của cao EA với vitamin C .........53
Hình 4.14. Sắc kí đồ thăm dò hệ dung môi cho cao EA ...............................................55

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
EA
Et2O
n –BuOH

:
:
:

Ethyl acetat
Diethyl ether
n – butanol

n-Hex


:

n – hexan

MeOH

:

Methanol

SKLM
SKC
CHCl3

:
:
:

Sắc kí lớp mỏng
Sắc kí cột
Clorofrom

IC50
HTCO

:
:

Khả năng đánh bắt 50 % gốc tự do

Hoạt tính chống oxy hóa

OD
TP

:
:

Mật độ quang
Toàn phần

PE
TT
DĐVN IV

:
:
:

Pertroleum ether
Thuốc thử
Dược điển Việt Nam IV

viii


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
Việt Nam vốn có nền văn hóa phương Đông nên việc sử dụng cây cỏ, dược liệu
để làm thuốc phục vụ sức khỏe trở nên quen thuộc, phổ biến; lại thêm có khí hậu nóng
ẩm, nhiều mưa, là điều kiện thuận lợi để thực vật phát triển phong phú đa dạng, tạo ra

nguồn nguyên liệu dồi dạo có thể nói là vô tận để phát triển các sản phẩm có nguồn
gốc tự nhiên mang lại lợi ích sức khỏe cho con người.
Ngày nay, xã hội phát triển hiện đại thì cũng phát sinh nhiều yếu tố mới như: Môi
trường ô nhiễm, chất phụ gia trong thức ăn, các chất có hại trong mỹ phẩm, thuốc lá,
rượu bia, thức ăn nhanh hay căng thẳng thần kinh (stress)… Đây là những tác nhân
chính gây ra gốc tự do. Theo thời gian gốc tự do không ngừng sản sinh và gây hại
trong khi hệ thống phòng vệ của cơ thể lại từng bước suy yếu dần. Gốc tự do được
xem là “ sát thủ giấu mặt ” gây ra quá trình lão hóa và phần lớn các bệnh tật nguy hiểm
như: Trầm cảm, tăng huyết áp, ung thư, đái tháo đường, sa sút trí tuệ, Alzheimer...
(Viện dược liệu, 2006 ; Lại Thị Ngọc Hà và cs, 2009). Vậy nên, để bảo vệ sức khỏe,
bên cạnh việc hạn chế các yếu tố làm tăng sinh gốc tự do cần phải bổ sung các chất
chống gốc tự do cho cơ thể. Việc sử dụng các hợp chất từ thiên nhiên để trung hòa gốc
tự do, hạn chế quá trình oxy hóa đang được quan tâm và phát triển vì tính hiệu quả và
an toàn mà nó đem lại.
Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, Đinh lăng đã được trồng và sử
dụng từ rất lâu và phổ biến. Ngoài việc sử dụng để làm gia vị trong một số món ăn,
Đinh lăng được sử dụng như một vị thuốc trong nền y học cổ truyền. Ngoài tác dụng
bồi bổ tăng cường sức khỏe giống như Hải Thượng Lãn Ông có ví "Đinh lăng là nhân
sâm của người nghèo", Đinh lăng còn được biết đến với tác dụng khác như lợi tiểu,
chống trầm cảm, kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, ức chế enzym (Bensita mary bernard et
al., 1998 ; Đỗ Tất Lợi, 2004 ; Nguyễn Thị Thu Hương, Lương Kim Bích, 2001 ; Hồ
Lương Nhật Vinh, 2014). Nhưng tác dụng chống oxy hóa của Đinh lăng thì chưa được
nghiên cứu. Nhằm góp phần tìm hiểu thêm về tác dụng và giá trị mà cây Đinh lăng
mang lại, đề tài " Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng (Polyscias
fruticosa (L.) Harms) trồng tại An Giang " được tiến hành với mục tiêu sau:
-

Khảo sát sơ bộ về hình thái cây Đinh lăng và đặc điểm vi học của rễ Đinh lăng.

-


Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ Đinh lăng để chọn ra phân đoạn có
hoạt tính chống oxy hóa cao nhất.

-

Khảo sát sơ bộ về thành phần hóa học của phân đoạn có hoạt tính chống oxy
hóa cao nhất.

1


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CÂY ĐINH LĂNG
2.1.1. Vị trí phân loại
Cây Đinh lăng thuộc họ Nhân sâm (họ Ngũ gia bì) có vị trí phân loại như sau
(Trương Thị Đẹp, 2011):
Giới thực vật (Plantae)

Phân giới thực vật bậc cao
(Cormobionta)

Ngành ngọc lan
(Magnoliophyta)

Lớp ngọc lan
(Magnoliopsida)
Phân giới thực vật bậc cao
(Cormobionta)
du

GiớiPhân
thựclớp
vậtThù
(Plantae)
(Cornidae)
Bộ ngũ gia bì (Araliales)

Họ ngũ gia bì (Araliaceae)

Chi Polyscias

Loài Polyscias fruticosa (L.) Harms
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí phân loại của Polyscias fruticosa (L.) Harms.
2.1.2. Đặc điểm thực vật họ Nhân sâm
Ở Việt Nam, họ Nhân sâm bì có trên 20 chi: Acanthopanax, Aralia, Aralidium,
Arthrophyllum, Brassaiopsis, Dendropanax, Dizygotheca, Evodiopanax, Grushvitzkia,
2


Hedera, Heteropanax, Macropanax, Panax, Pentapanax, Plerandropsis, Polycias,
Pseudopanax, Scheffleropsis, Tetrapanax, Trevesia, Tupidanthus: Gần 120 loài.
Thân: Thân cỏ hay cây gỗ nhỏ mọc đứng hoặc cây gỗ to ít phân nhánh, đôi khi
leo. Lá: Lá thường mọc cách ở gốc thân mộc đối ở ngọn, đôi khi mọc vòng. Lá có thể
đơn hay kep hình lông chim hoặc kép hình chân vịt. Phiến lá nguyên, có khía răng
hoặc có thùy. Lá kèm rụng sớm hay đính vào cuống lá. Bẹ lá phát triển. Cụm hoa: Tán
đơn hay kép, tụ thành chùm, đầu, gié ở nách lá hay ngọn cành. Hoa: Hoa nhỏ, đều,
lưỡng tính, mẫu 5, 4 vòng. Bao hoa: Lá đài thu hẹp chỉ còn 5 răng, 5 cánh hoa rời và
rụng sớm. Bộ nhị: 5 nhị xen kẽ cánh hoa. Bộ nhụy: 5 lá noãn dính nhau thành bầu dưới
có 5 ô, mỗi ô 1 noãn; đôi khi có 10 lá noãn, ít khi giảm còn 3 hay 1 lá noãn; vòi rời.
Quả: Quả mọng hay quả hạch. Hạt có nội nhũ (Trương Thị Đẹp, 2011).

2.1.3. Đặc điểm thực vật chi Polyscias
Chi Polyscias Forst. & Forst. F. có gần 100 loại trên thế giới, phân bố rải rác ở
cận vùng nhiệt đới và nhiệt đới, nhất là một số đảo ở Thái Bình Dương. Ở Việt Nam có
7 loài đều là cây trồng (Đỗ Huy Bích và cs, 2006).
Cây gỗ nhỏ hay vừa có dáng mảnh và có tán lá đẹp, thường xanh, không gai. Lá
kép lông chân vịt hay lá đơn có thùy chân vịt hoặc lá kép lông chim với các lá chét có
hình dạng thay đổi; lá kèm không có hay hợp lại ở gốc thành một phần phụ nhỏ. Cụm
hoa tán tạo thành chùm hay chùy; cuống hoa có khớp rụng hay hơi có khớp; đài
nguyên hay có 5 răng; cánh hoa 5, tiền khai van. Bộ nhị 5, bao phấn hình trứng hay
thuôn. Bầu dưới 2 ô, ít khi 3 – 4 ô; vòi nhụy 2 – 4 rời hay hợp ở gốc. Quả dẹt, ít khi
gần hình cầu. Hạt dẹt (Đỗ Huy Bích và cs, 2006).
2.1.4. Đặc điểm thực vật cây Đinh lăng
Đinh lăng còn gọi là cây Gỏi cá.
Tên khoa học: Polyscias fruticosa (L.) Harms, thuộc họ Nhân sâm- Araliaceae.
(Võ Văn Chi, 1997).
Tên khác: Nam dương lâm
Tên đồng nghĩa: Panax fruticosum L, Nothopanax fruticosum(L.) Miq.
Tieghenopanax fruticosus(L.) R. Vig. (Đỗ Tất Lợi, 2004).
Mô tả: Cây nhỏ dạng bụi, cao 1,5 – 2m. Thân nhẵn, ít phân nhánh, các nhánh non
có nhiều lỗ bì lồi. Lá kép mọc so le, có bẹ, phiến lá xẻ 3 lần lông chim, mép có răng
cưa không đều, chóp nhọn, lá chét và các đoạn đều có cuống. Cụm hoa chùy ở ngọn,
gồm nhiều tán. Hoa nhỏ, màu trắng xám. Quả hình trứng, dẹt, màu trắng bạc. (Võ Văn
Chi, 1997).
3


Phân bố sinh thái
Đinh lăng có nguồn gốc ở vùng đảo Polynésie ở Thái Bình Dương. Cây được
trồng ở Malaysia, Indonesia, Campuchia, Lào... Ở Việt Nam, Đinh lăng cũng có từ lâu
trong nhân dân và được trồng khá phổ biến ở vườn gia đình, đình chùa, trạm xá, bệnh

viện... Để làm cảnh, làm thuốc và làm rau gia vị.
Đinh lăng là loại cây ưa ẩm và có thể hơi chịu bóng, trồng được trên nhiều loại
đất, thậm chí với một lượng đất rất ít trong chậu nhỏ, cây vẫn có thể sống được, theo
kiểu cây cảnh bonsai. Trồng bằng cành sau 2 – 3năm cây có hoa quả. Chưa quan sát
được cây con mọc từ hạt.
Đinh lăng có khả năng tái sinh vô tính khỏe, với một đoạn thân hoặc cành cắm
xuống đất đều trở thành cây mới (Đỗ Huy Bích và cs, 2006).
Cách trồng
Đinh lăng được trồng phân tán ở khắp nơi, để làm cảnh, lá làm gia vị, rễ làm
thuốc. Hiện nay, một số nơi đã bắt đầu trồng Đinh lăng ở quy mô sản xuất thử (1000 –
2000 m2).
Đinh lăng được nhân giống bằng cành. Trong nhân gian, khi trồng một vài cây
trong chậu, trong bồn, góc sân, góc vườn... người ta chỉ cần lấy một đoạn thân cành
cắm xuống đất là được. Cành giâm lúc đầu chỉ ra rễ ở đầu dưới của cành. Thực tiễn
thấy rằng, rễ này nhỏ và chất lượng kém hơn rễ phát sinh từ gốc chồi tái sinh. Tuy
nhiên chồi tái sinh của Đinh lăng ra rễ rất chậm. Đó lý do tại sao Đinh lăng lâu được
thu hoạch. Vấn đề này đang được nghiên cứu để tìm giải pháp khắc phục.
Đất trồng Đinh lăng cần màu mỡ, tầng canh tác sâu, tơi xốp, cao ráo, thoát nước
và tiện tưới. Đinh lăng được trồng quanh năm, tốt nhất là giâm cành vào tháng 5 – 6 và
trồng vào tháng 7 – 8. Khi trồng nên cắt bớt lá để hạn chế thoát hơi nước, giúp cây
nhanh phục hồi. Cây ưa bóng và ưa ẩm nên có thể trồng xen dưới tán cây trong vườn.
Thường xuyên làm cỏ nhất là đối với cây mới trồng.
Đinh lăng không có sâu bệnh nghiêm trọng. Cây trồng sau 7 – 10 năm mới thu
hoạch. Cây càng già, năng suất và chất lượng rễ càng cao (Đỗ Huy Bích và cs, 2006).
Bộ phận dùng
Rễ, thân, lá – Radix, Caulis et Folium Polyscias.
Thu hoạch rễ của những cây đã trồng từ 3 năm trở lên, đem rửa sạch phơi khô ở
chỗ mát, thoáng gió để đảm bảo mùi hương và phẩm chất. Khi dùng, đem rễ tẩm nước
gừng tươi 5 % sao qua, rồi tẩm 5 % mật ong hoặc mật mía. Lá thu hái quanh năm
thường dùng tươi. (Võ Văn Chi, 1997).

4


2.1.5. Thành phần hóa học
Rễ Đinh lăng có glycosid, alcaloid, saponin, flavonoid, tannin, vitamin tan trong
nước (B1, B2, B6, C…), polyacetylen, các phytosterol và tới 20 acid amin (Arginin,
alanin, asparagin, cystein, acid glutamic, leucin, lysin...). Các saponin triterpen trong
cây Đinh lăng đều có phần sapogenin là acid oleanolic, phần đường là glucose,
galactose, rhammose …, với tỷ lệ hàm lượng là: rễ 0.49 %; vỏ rễ 1.00 %; lõi rễ 0.11%.
( Võ Xuân Minh, 1992 ; Nguyễn Thị Nguyệt và cs, 1992 ; Vo D. H., et al.,1998 ; Võ
Xuân Minh và cs, 1991 ; Nguyễn Thời Nhâm và cs, 1990 ; Lutomski J et al., 1992).
Trong lá Đinh lăng cũng có các thành phần hóa học như trong rễ Đinh lăng
nhưng hàm lượng ít hơn. Hàm lượng saponin toàn phần trong lá là 0,38 %. Ngoài ra
còn có tinh dầu với thành phần chính là β-elemen, α-bergamoten, germacren, γbisabolen (Võ Văn Chi ,1997 ; Võ Xuân Minh và cs, 1991 ; Brophy J.J et al., 1990).

β-Elemen

β-Germacren-D

E-γ-Bisabolen

α-Bergamoten

5


Một số Polyacetylen có trong cây Đinh lăng như: (8E)-Heptadeca-1,8-dien-4,6diyn-3,10-diol; Palcarinol;

(8Z)-Heptadeca-1,8-dien-4,6-diyn-3-ol-10-on; (8E)-


Heptadeca-1,8-dien-4,6-diyn-3-ol-10-on, Panaxydol (Lutomski J. et al., 1992):

HO

6

4

8 OH
10

3

1

17

(8E)-Heptadeca-1,8-dien-4,6-diyn-3,10-diol

HO

9

6

4

10

3


17

1

Palcarinol

HO

6

4
3

1

8
10
O

17

(8Z)-Heptadeca-1,8-dien-4,6-diyn-3-ol-10-on

HO

4

6


3

1

8 O
10
17

(8E)-Heptadeca-1,8-dien-4,6-diyn-3-ol-10-on
HO
1

4

6

8
10

3

O

17

Panaxydol

Một số loại saponin có trong cây Đinh lăng đã phân lập được có công thức như
sau ( Proliac J. et al., 1996 ; Vo D. H. et al., 1998 ; Nguyễn Thị Nguyệt và cs, 1992):
6



COOR2
R1O
Hình 2.2. Công thức chung saponin triterpenoid của cây Đinh lăng

CH3
CH3

CH3

CH3
H

HO

H3C

COOH
CH3

H
CH3
Acid oleanolic

H3C

CH3
OH


CH3
H

CH3

COOH
CH3

OH
O

O
HO
OH

HO

O

O
H3C

H
CH3

OH

HO

Acid 3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)- β-D-glucuronopyranosyloleanolic.

7


CH3

CH3

CH3
H

HOOC
HO
OH HO

O

H3C

COOH
CH3

H
CH3

O

O

HO
HO


O

CH3

OH

Acid 3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→2)- β-D-glucuronopyranosyloleanolic.
CH3
CH3

CH3

CH3

COOH

OH
H
HOOC
O
OH HO

OH
HO

O

HO
HO


O

O
H3C

CH3

H
CH3

O

OH

Acid 3-O-[β-D-glucopyranosyl-(1→2)-β-D-glucopyranosyl-(1→4)]-β-Dglucuronopyranosyloleanolic.
CH3
CH3

CH3

CH3

COOH

OH
H
HOOC
O
HO


OH
HO

O

O
H3C

OH
O

CH3

H
CH3

O

HO
OH

Acid 3-O-[α-L-arabinopyranosyl-(1→2), β-D-glucopyranosyl-(1→4)]-β-Dglucuronopyranosyloleanolic.
8


CH3
CH3

CH3


CH3

COOH

OH
H

HOOC
O HO O
HO
HO

O
O
H3C

OH

CH3

H
CH3

O

OH

HO
O

HO
OH

Acid 3-O-[β-D-galactopyranosyl-(1→2), β-D-glucopyranosyl-(1→3)]-β-Dglucuronopyranosyloleanolic.
CH3
CH3

O
CH3

CH3

C

OH
H

HOOC
O
HO
HO

OH

O
HO

O

HO


O
H3C

O

CH3
O

H
CH3

OH

OH
HO HO

3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-β-D-glucuronopyranosyloleanolic 28-O-β-Dglucopyranosyl ester.

9


CH3
CH3

CH3
OH

H


HOOC

HO
HO

COO
CH3 HO

O

O

HO
O

CH3

O

O

H3C

H
CH3

OH
HO HO

O


OH
HO

O
OH

HO HO

3-O-[β-D-glucopyranosyl-(1→2), β-D-glucopyranosyl-(1→4)]-β-Dglucuronopyranosyloleanolic 28-O-β-D-glucopyranosyl ester.
CH3
CH3

CH3
OH

H

HOOC

HO
HO

COO
CH3 HO

O

O


HO
O

CH3

O

O
O

OH HO

H3C

H
CH3

OH
HO HO

O
OH

HO
HO

3-O-[α-L-arabinopyranosyl-(1→2), β-D-glucopyranosyl-(1→4)]-β-Dglucuronopyranosyloleanolic 28-O-β-D-glucopyranosyl ester.

10



CH3
CH3

CH3
OH

H

HOOC
O

O

H3C

O

HO
HO

COO
O

CH3 HO

O

HO
O


CH3

OH HO

H
CH3

OH
HO HO

O
OH

HO
HO

3-O-[β-D-galactopyranosyl-(1→2), β-D-glucopyranosyl-(1→3)]-β-Dglucuronopyranosyloleanolic 28-O-β-D-glucopyranosyl ester.
CH3
CH3

CH3

CH3

COO

OH

O

HO
HO

OH

HOOC
O
HO

O

CH3 HO

H
O
O
H3C

OH

H
CH3

OH
HO
H3C
HO

O


O
HO

OH

3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-β-D-glucuronopyranosyloleanolic 28-O-α-Lrhamnopyranosyl-(1→3)-β-D-glucopyranosyl ester.

11


CH3
CH3

CH3

CH3

COO

OH

O
HO
HO

O

O
HO


O

H
CH3

H3C

O

OH HO

OH
HO
H3C
HO

HO

O

CH3 HO

H

HOOC

OH

O
HO


HO

O

OH

3-O-[β-D-glucopyranosyl-(1→2),β-D-glucopyranosyl-(1→4)]-β-Dglucuronopyranosyloleanolic 28-O-[α-L-rhamnopyranosyl-(1→3)-β-Dglucopyranosyl ester.
CH3
CH3

CH3
OH
HO
OH HO

H
O

O
H3C

OH
O

CH3

COOH
CH3


H
CH3

O

HO

Acid 3-O-[β-D-galactopyranosyl (1→2)-β-D-glucopyranosyl] oleanolic.

12


H3C

CH3
OH

CH3
H

COO
CH3

O

HO

O
HO
O

CH3
HO

OH

O

O
H3C

CH3

OH

H
CH3
HO
OH

OH
OH

Acid 3-O-[α-rhamnopiranosyl-(1-4)-β-D-glucopyranosyl]-28-O-β-Dglucopyranosyl] oleanolic.

Trong những năm gần đây, có nhiều hợp chất saponin mới được phân lập. Năm
2014, Hồ Lương Nhật Vinh đã phân lập được 3-O-{β-D glucopyranosyl (1→2)-[β-Dgalactopyranosy l(1→4)]-β-D-glucoronopyranosyl} oleanolic acid 28-O-[β-Dglucopyranosyl (1→2)-β-D-glucopyranosyl] ester từ lá cây Đinh lăng. Năm 2016,
Nguyễn Thị Bích Thu và cộng sự lần đầu tiên phân lập được hợp chất falcarindiol từ rễ
Đinh lăng. Cùng năm 2016, Trần Thị Hồng Hạnh và cộng sự lần đầu tiên phân lập
được
3-O-{β-D-glucopyranosyl-(1→2)-[β-D-glucopyranosyl-(1→4)]-β-Dglucuronopyranosyl}

oleanolic
acid
28-O-β-D-glucopyranosyl-(1→2)-β-Dgalactopyranosyl ester (từ lá Đinh lăng) và được đặt tên là polyscioside I (Hồ Lương
Nhật Vinh, 2014 ; Nguyễn Thị Bích Thu và cs, 2016 ; Trần Thị Hồng Hạnh và cs,
2016).

13


CH3
CH3

OH
OH

H
COOH
O O
H
H3C CH3
O

O
HO

O

CH3 CH3

O

OH HO

HO

OH
O

CH3

O

OH
OH

O

OH

O

OH
OH

HO
O

HO
HO

OH


3-O-{β-D glucopyranosyl (1→2)-[β-D-galactopyranosy l(1→4)]-β-Dglucoronopyranosyl} oleanolic acid 28-O-[β-D-glucopyranosyl (1→2)-β-Dglucopyranosyl] ester

OH
3

8

17

OH

Falcarindiol
CH3
CH3

CH3

O

CH3

OH

O
HO
HO

H


HOOC
O

O
HO

O
H3C

O

OH

O

CH3
OH

H
CH3

OH
O

HO
HO
HO
HO

O


HO
HO

O
O
OH

OH

Polyscioside I

14


Viện hóa sinh biển-Viện khoa học và công nghệ Việt Nam đã phân lập được 3
hợp chất flavonoid từ lá Đinh lăng là quercitrin, afzelin và kaempferol-3-O-rutonosid
(Nguyễn Thị Luyến và cs, 2012):
OH
OH

O

OH
OH

OH

O


O
OH

O

O

O

CH3

OH

O

OH
H3C

HO

OH

OH

O

OH
OH

Quercitrin


Afzelin

OH
OH

O
O
OH

O

OH

O

OH
O

OH

O
H3C

OH
OH

OH

Kaempferol-3-O-rutinosid

2.1.6. Tác dụng dược lý và công dụng
Cây Đinh lăng được coi như nhân sâm Việt Nam vì nó có rất nhiều tác dụng
tương tự như nhân sâm: làm tăng cường sức dẻo dai và nâng cao sức đề kháng của cơ
thể, chống được hiện tượng mệt mỏi, bổ dưỡng, làm cho cơ thể ăn ngon, ngủ yên, tăng
khả năng lao động và làm việc bằng trí óc, lên cân và chống độc…(Võ Văn Chi, 1997 ;
15


×