Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Nghiên cứu những rào cản trong thực thi chiến lược tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 201 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐOÀN NGỌC QUANG

NGHIÊN CỨU NHỮNG RÀO CẢN TRONG THỰC THI
CHIẾN LƢỢC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐOÀN NGỌC QUANG

NGHIÊN CỨU NHỮNG RÀO CẢN TRONG THỰC THI
CHIẾN LƢỢC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 9340101.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG VĂN HẢI

Hà Nội - 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án “Nghiên cứu những rào cản trong thực thi chiến
lược tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” là kết quả
nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi, chưa được công bố trong bất kỳ một công trình
nghiên cứu nào của người khác. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người
khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội dung trong trích dẫn và tham khảo
các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các ấn phẩm, tạp chí và website
theo danh mục tham khảo của luận án.
Tác giả luận án

Đoàn Ngọc Quang


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, nghiên cứu sinh xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS.
Hoàng Văn Hải đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy cho nghiên cứu sinh trong suốt quá
trình thực hiện luận án tiến sĩ.
Nghiên cứu sinh cũng xin được trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu,
Phòng Đào tạo và các thầy, cô giảng viên của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
nói chung, Ban lãnh đạo Viện Quản trị Kinh doanh và các thầy, cô giảng viên của
Viện nói riêng đã nhiệt tình chỉ dẫn, góp ý cũng như tạo điều kiện cho nghiên cứu
sinh trong quá trình học tập, đào tạo và nghiên cứu của mình.
Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến những nhà lãnh đạo, nhà
quản lý doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
đã hỗ trợ, phối hợp, tạo điều kiện trong quá trình khảo sát, thu thập thông tin, số liệu
nghiên cứu cũng như đưa ra những ý kiến hết sức hữu ích, thiết thực cho tác giả
trong quá trình nghiên cứu khoa học và thực hiện viết Luận án.
Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận án

Đoàn Ngọc Quang


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ RÀO CẢN TRONG THỰC THI CHIẾN LƢỢC ...............................9
1.1. Tổng quan công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về rào cản trong thực thi
chiến lược................................................................................................................................................ 9
1.1.1. Tổng quan công trình nghiên cứu ngoài nước .................................................... 9
1.1.2. Tổng quan công trình nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................14
1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu ...................................................................................18
1.2. Cơ sở lý luận về rào cản trong thực thi chiến lược của doanh nghiệp nhỏ và vừa ....19
1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa..................................................................19
1.2.2. Khái niệm và vai trò của chiến lược trong doanh nghiệp ................................23
1.2.3. Thực thi chiến lược trong doanh nghiệp ............................................................27
1.2.4. Những rào cản thường gặp trong thực thi chiến lược ......................................32
1.2.5. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ...............................................................40
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ..........................................................................................44
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .......................45
2.1. Quy trình nghiên cứu.................................................................................................................45
2.2. Thiết kế thang đo nghiên cứu ..................................................................................................48
2.2.1. Thang đo rào cản thực thi chiến lược ................................................................48
2.2.2. Thang đo kết quả thực thi chiến lược .................................................................52
2.3. Các phương pháp nghiên cứu .................................................................................................52

2.3.1. Phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia ...........................................................52
2.3.2. Phương pháp điều tra xã hội học .......................................................................53


2.3.3. Phương pháp nghiên cứu tình huống .................................................................54
2.3.4. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu ............................................................55
2.4. Đánh giá sơ bộ thang đo nghiên cứu......................................................................................56
2.4.1. Đánh giá thang đo nghiên cứu bằng phương pháp định tính ..........................56
2.4.2. Đánh giá sơ bộ thang đo nghiên cứu bằng phương pháp định lượng .............57
2.5. Điều chỉnh thang đo, mô hình và giả thuyết nghiên cứu ..................................................61
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ..........................................................................................66
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC RÀO CẢN TRONG THỰC THI CHIẾN
LƢỢC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NAM .........................................................................................................67
3.1. Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam .......................67
3.1.1. Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
trong giai đoạn 2013 - 2016..........................................................................................67
3.1.2. Thành tựu và những tồn tại.................................................................................72
3.2. Kết quả nghiên cứu khảo sát về rào cản trong thực thi chiến lược tại các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam .....................................................................79
3.2.1. Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu............................................................79
3.2.2. Kết quả kiểm định thang đo ................................................................................82
3.2.3. Đánh giá các rào cản chiến lược .......................................................................86
3.2.4. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ....................................................96
3.2.5. Tổng hợp kết quả nghiên cứu và bình luận .....................................................107
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ........................................................................................115
CHƢƠNG 4: NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG VỀ RÀO CẢN TRONG THỰC
THI CHIẾN LƢỢC TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NAM .......................................................................................................116
4.1 Công ty cổ phần Đất Quảng ...................................................................................................116

4.1.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Đất Quảng ............................................116
4.1.2 Các rào cản trong thực thi chiến lược tại Công ty Cổ phần Đất Quảng .......117


4.2 Công ty TNHH Dịch vụ Hoa Nam........................................................................................123
4.2.1 Khái quát chung về Công ty TNHH Dịch vụ Hoa Nam ...................................123
4.2.2 Các rào cản trong thực thi chiến lược tại Công ty TNHH Dịch vụ Hoa Nam
.......................................................................................................................................124
4.3 Hợp tác xã Nông nghiệp Ái Nghĩa.........................................................................................127
4.3.1 Khái quát về Hợp tác xã Nông nghiệp Ái Nghĩa ..............................................127
4.3.2 Các rào cản trong thực thi chiến lược tại HTX Ái Nghĩa ................................128
TÓM TẮT CHƢƠNG 4 ........................................................................................132
CHƢƠNG 5: CÁC KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM VƢỢT QUA CÁC
RÀO CẢN THỰC THI CHIẾN LƢỢC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM .............................................133
5.1. Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ...133
5.2. Các đề xuất với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa bàn tỉnh Quảng Nam ............136
5.2.1. Hạn chế tối đa sự ảnh hưởng môi trường ngành đến thực thi chiến lược của
doanh nghiệp ................................................................................................................136
5.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường truyền thông về chiến
lược cho nhân viên .......................................................................................................137
5.2.3. Nhóm giải pháp hạn chế rào cản Cấu trúc và văn hoá ảnh hưởng tiêu cực đến
thành công của chiến lược ..........................................................................................141
5.2.4. Giảm thiểu tác động của các yếu tố vĩ mô đến thực thi chiến lược của doanh
nghiệp ...........................................................................................................................143
5.2.5. Sử dụng tối đa nguồn lực trong hoạt động thực thi chiến lược ......................144
5.3. iến nghị, đề uất với các cơ sở đào tạo, hiệp hội, các tổ chức .....................................145
5.4. Kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan ............................................................................146
5.4.1. Kiến nghị với UBND tỉnh Quảng Nam ............................................................146
5.4.2 Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước liên quan ..................................150

5.5. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo.......................................................152
5.5.1. Hạn chế của luận án..........................................................................................152


5.5.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................................154
TÓM TẮT CHƢƠNG 5 ........................................................................................156
KẾT LUẬN ............................................................................................................157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................159
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...............163
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NGUYÊN NGHĨA
STT

KÝ HIỆU
Tiếng Anh

Tiếng Việt

Association of South East
Asian Nations

Hiệp hội các Quốc gia
Đông Nam Á

1.


ASEAN

2.

BGĐ

3.

BSC

4.

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

5.

CP

Cổ phần

6.

DN

Doanh nghiệp

7.


DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

8.

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

9.

EFE

External Factor Evaluation

Ma trận đánh giá các yếu tố
bên ngoài

10.

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

11.

FTA


Free trade agreement

Hiệp định thương mại tự do

12.

GTTB

Giá trị trung bình

13.

HTX

Hợp tác xã

14.

IFE

15.

NN

Nhà nước

16.

QLNN


Quản lý nhà nước

17.

R&D

18.

TNHH

Ban Giám đốc
Balanced Scorecard

Internal Factor Evaluation

Research & development

Thẻ điểm cân bằng

Ma trận đánh giá các yếu tố
bên trong

Nghiên cứu và phát triển
Trách nhiệm hữu hạn

i


DANH MỤC CÁC BẢNG


STT

Bảng

Nội dung
Định nghĩa về doanh nghiệp vừa và nhỏ với tiêu chuẩn Liên

Trang

1

Bảng 1.1

2

Bảng 1.2

3

Bảng 1.3

Những rào cản thường gặp trong thực thi chiến lược

38

4

Bảng 2.1


Rào cản từ nhà lãnh đạo

49

5

Bảng 2.2

Rào cản từ nhân viên thực hiện chiến lược

50

6

Bảng 2.3

Rào cản từ nội bộ tổ chức

50

7

Bảng 2.4

Rào cản từ môi trường bên ngoài

51

8


Bảng 2.5

Thang đo kết quả thực thi chiến lược

52

9

Bảng 2.6

10

Bảng 2.7

11

Bảng 2.8

12

Bảng 2.9

13

Bảng 2.10

14

Bảng 2.11


15

Bảng 2.12

minh châu Âu.
Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam theo
Nghị định số 39/2018/NĐ-CP

Kết quả phân tích EFA và độ tin cậy thang đo Rào cản từ nhà
lãnh đạo
Kết quả phân tích EFA và độ tin cậy thang đo Rào cản từ nhân
viên thực thi chiến lược
Kết quả phân tích EFA của thang đo rào cản từ nội bộ tổ chức
Kết quả phân tích độ tin cậy các thang đo rào cảntừ yếu tố nội bộ
tổ chức
Kết quả phân tích EFA thang đo rào cản từ môi trường bên
ngoài
Kết quả phân tích độ tin cậy các thang đo rào cản từ yếu tốmôi
trường bên ngoài
Kết quả phân tích EFA và độ tin cậy thang đo Kết quả thực thi
chiến lược

ii

22

23

57


58
58
59

60

60

61


STT
16

Bảng

Nội dung

Bảng 2.13 Các thang đo rào cản thực thi chiến lược (điều chỉnh)

Trang
61

Số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013 –
17

Bảng 3.1

2016 phân theo loại hình doanh nghiệp (tính đến 31/12 hàng


68

năm)
18

Bảng 3.2

Số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2013 –
2016 phân theo ngành kinh tế (tính đến 31/12 hàng năm)

69

Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của các doanh
19

Bảng 3.3

nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình doanh nghiệp, giai

70

đoạn 2013-2016
Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của các doanh
20

Bảng 3.4

nghiệp đang hoạt động phân theo ngành kinh tế, giai đoạn 2013 -

71


2016
Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
21

Bảng 3.5

đang hoạt động, phân theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn

72

2013-2016 (tại thời điểm 31/12 hàng năm)
22

Bảng 3.6

23

Bảng 3.7

24

Bảng 3.8

25

Bảng 3.9

Kết quả phân tích EFA các thang đo rào cản chiến lược


84

26

Bảng 3.10

Kết quả phân tích EFA thang đo Kết quả thực thi chiến lược

86

27

Bảng 3.11

28

Bảng 3.12

Thống kê mô tả mẫu khảo sát

80

Kết quả phân tích độ tin cậy các thang đo rào cản thực thi chiến
lược
Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo Kết quả thực thi chiến
lược

Năm rào cản có tầm ảnh hưởng mạnh nhất theo ngành hoạt
động
Năm rào cản có tầm ảnh hưởng thấp nhất theo ngành hoạt động


iii

82

84

88
89


STT

Bảng

Nội dung

29

Bảng 3.13

30

Bảng 3.14

31

Bảng 3.15

32


Bảng 3.16

33

Bảng 3.17

34

Bảng 3.18

35

Bảng 3.19 So sánh sự thành công chiến lược giữa các nhóm ngành

36

Bảng 3.20

37

Bảng 3.21

38

Bảng 3.22

39

Bảng 3.23


40

Bảng 3.24

41

Bảng 4.1

42

Bảng 4.2

Năm rào cản có tầm ảnh hưởng mạnh nhất theo thời gian hoạt
động
Năm rào cản có tầm ảnh hưởng thấp nhất theo thời gian hoạt
động
Năm rào cản có tầm ảnh hưởng mạnh nhất theo quy mô doanh
nghiệp
Năm rào cản có tầm ảnh hưởng thấp nhất theo quy mô doanh
nghiệp
Kết quả phân tích tương quan các biến trong mô hình nghiên
cứu
Kết quả phân tích hồi quy

Trang
91

92


94

95

97
99

So sánh kết quả thực thi chiến lược giữa các nhóm loại hình
doanh nghiệp
So sánh kết quả thực thi chiến lược theo mức độ công bố văn
bản chiến lược
So sánh kết quả thực thi chiến lược theo nhóm ngành và loại
hình doanh nghiệp
So sánh kết quả thực thi chiến lược theo số năm hoạt động và
nhóm ngành
Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Sản lượng & giá bán bình quân gạch của Công ty Cổ phần Đất
Quảng tiêu thụ thực tế qua các năm (từ năm 2012 – 2017)
Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm từ năm 2019 đến 2023 của Công ty
Cổ phần Đất Quảng

iv

101
102

103

104


106
107
117

120


STT

Bảng

43

Bảng 4.3

44

Bảng 4.4

Nội dung
Kết quả hoạt động trong hai năm 2016 và 2017 của Công ty
TNHH Dịch vụ Hoa Nam
Tổng kết tài chính HTX nhiệm kỳ 2013-2017

v

Trang
124
128



DANH MỤC CÁC HÌNH

Nội dung

TT

Hình

1

Hình 1.1

Mô hình nghiên cứu

42

2

Hình 2.1

Quy trình nghiên cứu

45

3

Hình 2.2

Mô hình nghiên cứu được điều chỉnh


63

4

Hình 3.1

5

Hình 3.2

Kết quả thực thi chiến lược theo ngành và loại hình
doanh nghiệp
Kết quả thực thi chiến lược theo số năm hoạt động
và loại hình doanh nghiệp

vi

Trang

105

106


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, có thể thấy quản trị chiến lược vừa có
tính khoa học vừa có tính nghệ thuật. Bên cạnh các hoạt động quản trị khác, quản trị
chiến lược đóng góp vào sự thành công lâu dài của mỗi đơn vị, doanh nghiệp. Nhận

thức đúng đắn được vai trò của chiến lược và quản trị chiến lược trong doanh
nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội phát triển và giành được vị thế
cạnh tranh bền vững trên thị trường. Tại hầu hết mỗi doanh nghiệp, quy trình quản
trị chiến lược bao gồm 3 giai đoạn: hoạch định, thực thi và kiểm soát chiến lược.
Trong toàn bộ quy trình quản trị chiến lược, thực thi chiến lược là giai đoạn mang
tính chất quyết định đến sự thành công của công ty và thường được đánh giá là một
giai đoạn khó khăn, nhiều thách thức. Một chiến lược được hoạch định tốt nhưng lại
không được thực thi hoặc thực thi không tốt thì công ty sẽ không thể đạt được thành
công. Trong khi đó thực thi chiến lược lại luôn là một thách thức lớn đối với các
công ty. Khả năng thực thi chiến lược là yếu tố quyết định sự thành công hay thất
bại chiến lược của công ty vì thực thi chiến lược chính là giai đoạn chuyển những ý
đồ chiến lược của công ty thông qua một loạt những hành động để đạt được kết quả
mong muốn.
Rất nhiều nghiên cứu đã tập trung vào giai đoạn hoạch định chiến lược, từ đó
tìm ra các mô hình, công cụ hỗ trợ cho việc hoạch định chiến lược trong doanh
nghiệp. Nhưng không có nhiều những nghiên cứu về giai đoạn thực thi chiến lược
của doanh nghiệp, trong khi thực thi chiến lược lại là một giai đoạn mang tính then
chốt, tạo nên sự thành công lâu dài của các doanh nghiệp và giai đoạn này cũng
thường nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp.
Thực tế đã được công bố trên thế giới cho thấy: nhiều tổ chức thất bại trong
giai đoạn thực thi chiến lược, mặc dù họ có thể đã có những chiến lược được hoạch
định kỹ lưỡng. Như công bố của Gurowitz (2007) trên tạp chí Fortune “Có không
đến 10% các chiến lược hoạch định tốt được thực thi một cách hiệu quả”. Một
nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí The Times (2007) cũng chỉ ra rằng “Có
1


đến 80% trong số các công ty được nghiên cứu có chiến lược phù hợp nhưng chỉ
14% số công ty đó thực thi tốt chiến lược”. Các số nghiên cứu khác cùng thời cũng
đã cho kết quả tương tự.

Đã từ lâu các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm nghiên cứu. Có thể nói các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng một vai trò
quan trọng trong nền kinh tế tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Ở cấp độ vĩ mô, các
doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tạo ra phần lớn việc làm mới ở các nước OECD kể từ
những năm 1970 (Peacock 2004) và đóng góp chung của các doanh nghiệp này cho
GDP tương ứng. Ở cấp độ vi mô, các doanh nghiệp nhỏ và vừa được các chính phủ
coi là một yếu tố then chốt để tái tạo kinh tế và cộng đồng khu vực. Thông qua sự
tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhân viên của các công ty lớn đã bị
thu hút trở lại những doanh nghiệp nhỏ hơn (Storey 1994; Frank & Landstrom
1998). Thông qua hiệu ứng số nhân, việc làm này mang lại thu nhập cho các khu
vực kích thích hoạt động kinh tế địa phương, từ đó thúc đẩy sự giàu có và tạo thêm
việc làm (Walker & Webster 2004). Sự hiện diện của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
cùng với các công ty lớn mang lại sự cân bằng cạnh tranh và cấu trúc quan trọng cho
các ngành công nghiệp và dịch vụ (Beaver & Jennings 2000; Peacock 2004).
Về mặt hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chiếm
thị trường phân mảnh hoặc thị trường ngách mà các doanh nghiệp lớn không thể
tham gia kinh tế hoặc không muốn tham gia vì những cân nhắc lợi nhuận rủi ro hấp
dẫn (Brouthers, Andriessen & Nicolaes 1998). Và mặc dù khả năng đầu tư nghiên
cứu và phát triển (R & D) nói chung bị hạn chế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn
đóng góp tích cực vào hoạt động đổi mới (Acs & Audretsch 1990). Ví dụ, Peacock
(2004) đã báo cáo rằng các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Úc đã đóng góp 54% cho tất
cả các cải tiến công nghệ quan trọng, mặc dù tỷ lệ đầu tư R & D của họ chỉ chiếm
20% chi phí đổi mới kỹ thuật.
Với vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế, việc nghiên cứu thực thi
chiến lược trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm. Một nghiên cứu của Regan và Ghobadian (2007) đã xác định rằng các
doanh nghiệp nhỏ và vừa tập trung vào việc soạn thảo và xây dựng kế hoạch chiến
2



lược và ít nỗ lực hơn trong việc thực thi nó khiến cho việc hoạch định chiến lược
thành một bài tập trên giấy do đó không thể đạt được các mục tiêu chiến lược.
Brinkschröder (2014) lưu ý rằng các tổ chức đầu tư nhiều thời gian và nguồn lực
vào việc hoạch định chiến lược, nhưng rất ít thành công trong việc thực thi chiến
lược. Theo Shah (2005) thực thi chiến lược là phần khó khăn và quan trọng nhất
trong quản lý chiến lược có ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh.
Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng có nhiều doanh nghiệp đã nhận
thức được tầm quan trọng của việc hoạch định chiến lược và đã xây dựng được
chiến lược. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thành công khi đưa các
chiến lược đó vào thực thi. Tại địa bàn tỉnh Quảng Nam, tính đến 31/12/2016 có
gần 5.293 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó hầu hết là doanh nghiệp có quy
mô nhỏ và vừa. Số doanh nghiệp siêu nhỏ (có dưới 10 lao động) cũng chiếm đến
hơn 50% tổng số doanh nghiệp. Xét theo quy mô vốn, có đến hơn 50% số doanh
nghiệp có số vốn dưới 5 tỷ đồng, đáng chú ý là số lượng các doanh nghiệp ngoài
nhà nước thì có số lượng lớn 5.126 doanh nghiệp nhưng hầu như lại có quy mô vốn
khá nhỏ. Với tình hình hiện tại của các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh thì hệ quả dễ
nhận thấy là các doanh nghiệp còn hoạt động thiếu chiến lược lâu dài và nếu doanh
nghiệp đã có chiến lược thì việc thực thi các chiến lược đó cũng có thể gặp những
khó khăn do chưa lường hết các rào cản trong quá trình thực thi. Một minh chứng
cho điều này là: theo bảng xếp hạng PCI năm 2016, Quảng Nam đứng thứ 10 trên
tổng số 63 tỉnh thành phố, dù ở vị thế khá cao nhưng những chỉ số thành phần như:
Hỗ trợ doanh nghiệp, tính năng động, chi phí không chính thức vẫn có số điểm thấp.
Nhìn chung, với môi trường kinh doanh hiện tại thì các doanh nghiệp sẽ gặp không
ít các khó khăn, chưa kể đến các yếu tố rào cản nội bộ trong doanh nghiệp. Với vai
trò quan trọng như vậy, nhưng việc nghiên cứu hoạt động quản trị chiến lược trong
các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa được coi trọng và nghiên cứu đúng mức.
Hầu hết các đề tài nghiên cứu về chủ đề này thường nhằm vào những doanh nghiệp
có quy mô lớn.
Thực tế đó cho thấy, việc nghiên cứu tìm ra các rào cản thực sự trong giai
đoạn thực thi chiến lược và mức độ ảnh hưởng của nó đến kết quả hoạt động của

3


doanh nghiệp là rất cần thiết để từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm thúc
đẩy việc thực thi thành công chiến lược. Tuy nhiên, khảo sát các đề tài nghiên cứu
trong nước thì hầu hết các nghiên cứu của các học giả tập trung nhiều vào nghiên
cứu xây dựng và hoạch định chiến lược mà chưa có nhiều tác giả nghiên cứu vào
giai đoạn thực thi chiến lược, đặc biệt là nghiên cứu các rào cản trong quá trình thực
thi chiến lược của doanh nghiệp. Chính vì vậy đòi hỏi phải có nhiều nghiên cứu
chuyên sâu hơn về lĩnh vực này.
Việc hoạch định chiến lược và thực thi tốt chiến lược liên quan rất lớn tới
yếu tố con người không chỉ là lãnh đạo doanh nghiệp mà còn là toàn thể đội ngũ
nhân viên trong doanh nghiệp. Yếu tố con người luôn gắn liền với văn hoá đặc
trưng, cách suy nghĩ của họ trong việc thực hiện công việc. Tại Việt Nam, mỗi vùng
miền khác nhau có những nét đặc trưng về văn hoá, khu vực sống khác nhau dẫn
đến cách suy nghĩ khác nhau. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một vùng miền đặc thù
như địa bàn tỉnh Quảng Nam cũng là một yêu cầu cần thiết, từ đó tìm ra những
điểm đặc thù trong các rào cản thực thi chiến lược tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa
tại địa bàn này.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nói trên, tác giả lựa chọn đề
tài: “Nghiên cứu những rào cản trong thực thi chiến lược tại các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu của Luận án.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm ra những kiến nghị và giải pháp cho
các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cũng như các ban ngành
địa phương dựa trên những nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về những rào
cản trong thực thi chiến lược tại các doanh nghiệp.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể nhằm đạt được mục tiêu nghiên

cứu đề ra, bao gồm:
-

Hệ thống hóa các quan điểm về các rào cản trong thực thi chiến lược.

4


-

Phân tích thực trạng rào cản trong thực thi chiến lược tại các DNNNVV
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

-

Đo lường ảnh hưởng của các rào cản thực thi chiến lược đến kết quả thực thi
chiến lược và đánh giá sự khác biệt về kết quả thực thi chiến lược theo đặc
điểm của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

-

Đưa ra đề xuất và kiến nghị nhằm vượt qua các rào cản trong thực thi
chiến lược của các DNNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các rào cản trong thực thi chiến lược
của các DNNVV trong lĩnh vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Nội dung nghiên cứu được giới hạn ở các rào cản trong

thực thi chiến lược của các DNNVV.
Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu các doanh nghiệp sản xuất có
quy mô nhỏ và vừa trong 3 nhóm ngành chủ đạo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam gồm:
(1) Nông, lâm nghiệp và thủy sản, (2) Công nghiệp chế biến, chế tạo, (3) Xây dựng.
Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu giai đoạn thực thi chiến lược của
các doanh nghiệp trong vòng 5 năm, từ 2013 đến 2018.
4. Các câu hỏi nghiên cứu
Trong khuôn khổ nghiên cứu của Luận án, tác giả đặt ra các câu hỏi nghiên
cứu. Cụ thể như sau:
-

Có những nhóm rào cản nào trong quá trình thực thi chiến lược tại các
doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam?

-

Mức độ ảnh hưởng của các rào cản thực thi chiến lược đến sự thành công
của chiến lược như thế nào?

-

Có sự khác biệt giữa các rào cản trong thực thi chiến lược tại các
DNNVV tại các Đối với những nhóm doanh nghiệp phân loại theo các
tiêu chí đặc điểm doanh nghiệp khác nhau thì rào cản trong quá trình thực
thi chiến lược có khác nhau không?
5


5. Tính mới và những đóng góp của Luận án
Luận án có những điểm mới và đóng góp về mặt học thuật và thực tiễn như sau:

5.1. Đóng góp về lý luận
Với việc nghiên cứu các rào cản trong việc thực thi chiến lược tại các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trong địa bàn tỉnh Quảng Nam một cách nghiêm túc và tâm
huyết, tác giả đã thực hiện được Luận án:“Nghiên cứu những rào cản trong thực
thi chiến lược tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”.
Thông qua các nghiên cứu của mình để kh ng định về sự đóng góp về mặt lý
luận, có thể thấy rằng Luận án đã hệ thống hóa và làm r hơn các tiếp cận lý thuyết
về khái niệm, vai trò của việc nghiên cứu rào cản trong thực thi chiến lược tại doanh
nghiệp. Đây chính là một tập hợp những rào cản đến thực thi chiến lược tại các
doanh nghiệp đã được nghiên cứu ở một số tài liệu khoa học. Việc hệ thống hóa lý
thuyết cũng được thực hiện với kết quả tổng hợp về những rào cản trong thực thi
chiến lược tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nội suy từ các nghiên cứu về nghiên
cứu rào cản trong thực thi chiến lược tại các doanh nghiệp nói chung. Luận án cũng
đã đưa ra cơ sở lý luận về chiến lược, xây dựng chiến lược, thực thi chiến lược và
làm tiền đề quan trọng cho việc tìm ra các rào cản trong việc thực thi chiến lược tại
các doanh nghiệp.
5.2. Đóng góp về thực tiễn
Những đóng góp về mặt thực tiễn của Luận án thể hiện qua một số kết quả
nghiên cứu. Trước hết, Luận án đã đưa ra được nhận định về một số đặc điểm trong
rào cản thực thi chiến lược của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tác giả cũng bước
đầu tìm ra một số điểm đặc trưng trong rào cản thực thi chiến lược của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại địa bàn tỉnh Quảng Nam khác với các tỉnh khác. Việc nhận
diện được rào cản trong thực thi chiến lược tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh
Quảng Nam với một số đặc điểm tiêu biểu đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu thứ
nhất của Luận án, cũng như trả lời được câu hỏi nghiên cứu số 1.
Tiếp theo, việc khảo sát về rào cản trong thực thi chiến lược tại các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Quảng Nam cả ở trên diện rộng và tại các doanh nghiệp
nghiên cứu tình huống cũng đã cung cấp những thông tin hữu ích về những rào cản
6



đang tác động đến việc thực thi chiến lược tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn tỉnh hiện nay, bao gồm các nhóm Rào cản từ nhà lãnh đạo, quản lý, Rào cản từ
cá nhân thực hiện chiến lược, Rào cản từ nội bộ, Rào cản từ bên ngoài tổ chức.
Luận án cũng chỉ ra rằng mức độ ảnh hưởng của các rào cản đến sự thành công
chiến lược xếp theo thứ tự giảm dần, lần lượt là: (1) Rào cản từ môi trường ngành,
(2) Rào cản từ nhân viên, (3) Rào cản cấu trúc – văn hoá, (4) Rào cản từ môi trường
vĩ mô và (5) Rào cản nguồn lực. Từ đó, Luận án chỉ ra rằng Rào cản từ môi trường
ngành là yếu tố có tác động mạnh nhất đến sự thành công chiến lược của các
DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Việc đưa ra được kết quả này đã hoàn thành
mục tiêu nghiên cứu thứ hai của Luận án và trả lời được câu hỏi nghiên cứu số 2.
Sau nữa, khi xếp hạng các rào cản thực thi chiến lược theo các đặc điểm của
doanh nghiệp thì tùy theo mỗi ngành, mỗi loại hình doanh nghiệp mà ta thấy có sự
khác biệt trong các thứ tự xếp hạng của các rào cản. Tuy nhiên, các rào cản chủ yếu
có mức ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp đều thuộc 2 nhóm chính gồm: rào cản
nguồn lực, và rào cản từ môi trường vĩ mô. Mặt khác, sự chênh lệch điểm số giữa
nhóm 5 rào cản thấp nhất và 5 rào cản lớn nhất chênh lệch không quá nhiều (trong
khoảng 2 điểm) và các rào cản lớn nhất cũng không vượt quá điểm số 4.0. Điều đó cho
thấy các DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Nam không cho rằng họ đang bị ảnh hưởng
quá lớn từ các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Như vậy, với đề xuất KNL
cho cán bộ cấp trung trong doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, Luận án đã
hoàn thành mục tiêu nghiên cứu thứ ba và trả lời được câu hỏi nghiên cứu số 3.
Cuối c ng, để những nghiên cứu về rào cản trong thực thi chiến lược tại các
doanh nghiệp nhỏ và vừa có ý nghĩa thực tiễn đối với địa phương, Luận án đã đưa
ra các giải pháp, kiến nghị xét trên giác độ doanh nghiệp nhỏ và vừa, kết hợp với
những đề xuất, kiến nghị đối với UBND tỉnh Quảng Nam, các tổ chức và cơ quan,
ban, ngành chức năng. Những đề xuất, kiến nghị này giúp doanh nghiệp có thể vượt
qua những rào cản trong thực thi chiến lược cả ở bên trong và các yếu tố bên ngoài
doanh nghiệp. Tuy nhiên, tác giả cũng khuyến nghị với các doanh nghiệp rằng việc
áp dụng các giải pháp này phải dựa trên các điều kiện thực tế của từng doanh

nghiệp như: đặc điểm ngành nghề, cơ cấu tổ chức, chiến lược phát triển, quy mô
7


nhân sự, nguồn lực s n có... để lựa chọn những giải pháp tối ưu và phù hợp nhất.
Theo nhận định của tác giả, nếu các giải pháp này được quan tâm và thực hiện ở
những mức độ khác nhau, ph hợp với đặc điểm, điều kiện và định hướng phát triển
của doanh nghiệp, tin rằng các rào cản làm cản trở quá trình thực thi chiến lược sẽ
được hóa giải và giúp doanh nghiệp có thể thực hiện tốt những chiến lược đã đề ra.
6. Kết cấu của Luận án
Luận án được kết cấu thành 5 chương với nội dung dài 158 trang (Không bao
gồm phần mở đầu, kết luận và phụ lục) gồm:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về rào cản thực
thi chiến lược
Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Phân tích các rào cản trong thực thi chiến lược tại các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Chương 4: Nghiên cứu tình huống về rào cản trong thực thi chiến lược tại
một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Chương 5: Các kiến nghị và đề xuất nhằm vượt qua các rào cản trong thực
thi chiến lược của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

8


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ RÀO CẢN TRONG THỰC THI CHIẾN LƢỢC
1.1. Tổng quan công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về rào cản trong
thực thi chiến lƣợc
1.1.1. Tổng quan công trình nghiên cứu ngoài nước

Trên thế giới, có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học tập trung làm rõ
khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và
vừa trong nền kinh tế như những nghiên cứu của Birch (1989), Storey (1994),
Culkin & Smith (2000) hay Abdullah & Bin Bakar (2000).
Nghiên cứu về chiến lược trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được
nhiều học giả nước ngoài quan tâm. Một số nghiên cứu của Ghobadian và O'Regan
(2002), Wang và cộng sự (2007) hay Veskaisri và cộng sự (2007) nhấn mạnh vai trò
quan trọng của nhà quản lý trong hoạt động kinh doanh và định hướng cho doanh
nghiệp. Các nghiên cứu như Temtime và Pansiri (2006), Gunther và Menzel (2012)
và Burton et al. (2012) thì chỉ tập trung vào các đặc điểm của người quản lý chủ sở
hữu và cách chúng ảnh hưởng đến chiến lược. Việc khái quát hóa các nghiên cứu này
bị hạn chế do các đặc điểm của người quản lý chủ sở hữu khác nhau tùy theo từng
công ty. Nhìn vào vai trò của người quản lý chủ sở hữu trong hoạch định chiến lược
cũng như xem xét các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến việc xây dựng chiến lược sẽ
giúp hiểu r hơn về sự tác động của chiến lược đến hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên hầu hết các tài liệu về các doanh nghiệp nhỏ và
vừa tập trung vào các yếu tố đóng góp cho sự tồn tại của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa như tài chính, thay vì hiểu biết nhiều hơn về quá trình tăng trưởng và đạt được lợi
thế cạnh tranh bền vững (Storey, 1994). Một số nghiên cứu về hoạch định chiến lược
đã được tiến hành ở các nước phát triển ví dụ như ở Anh (Ghobadian và O 'Regan,
2002; Pemberton và Stonehouse, 2002; Dyson et al., 2005; Falshaw et al., 2006), Đức
(Gunther và Menzel, 2012), Thổ Nhĩ Kỳ (Polatoglu, 2007), Slovenia (Antoncic và
Skrt, 2004), Áo (Kraus et al., 2007), Hy Lạp (Salavouetal, 2004). Tuy nhiên, kết quả
của những nghiên cứu này ít quan trọng hơn và có thể không áp dụng ở các nước
9


đang phát triển vì sự khác biệt về chính trị, kinh tế và xã hội giữa các nước phát triển
và đang phát triển. Ví dụ, các khu vực địa lý nơi các nghiên cứu được thực hiện được
đặc trưng bởi các công nghệ và ngành công nghiệp trưởng thành, do đó kết quả

không thể được mở rộng sang các quốc gia khác có tiến bộ công nghệ và công
nghiệp chưa trưởng thành như Việt Nam. Do đó, nghiên cứu này đóng góp vào tài
liệu giới hạn về hoạch định chiến lược của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các nước
đang phát triển có môi trường giống như Việt Nam.
Thực thi chiến lược đã nhận được sự chú ý ngày càng tăng trong các nghiên
cứu của các học giả nước ngoài (Bourgeois và Brodwin, 1984; Alexander, 1991;
Grundy, 1998; Noble, 1999; Bia & Eisenstat, 2000; Flood et al., 2000). Noble
(1999) đã thực hiện một nghiên cứu lớn trong lĩnh vực thực thi chiến lược. Ông kết
hợp các quan điểm và tập trung vào quá trình giải thích thực thi, định nghĩa việc
thực thi chiến lược là truyền thông, thông qua và ban hành các kế hoạch chiến lược.
Noble đã tìm ra sự khác biệt giữa quan điểm trong cấu trúc và quy trình cũng như
giữa các cá nhân trong việc thực thi chiến lược. Quan điểm cấu trúc tập trung vào
cơ cấu tổ chức chính thức và cơ chế kiểm soát, trong khi quy trình giữa các cá nhân
là tìm hiểu các vấn đề như đồng thuận chiến lược, phong cách lãnh đạo, thực thi,
giao tiếp và các quá trình tương tác khác.
Đối với việc nghiên cứu việc thực thi chiến lược trong các doanh nghiệp nhỏ
và vừa cũng đã có nhiều nhà nghiên cứu thế giới quan tâm về vấn đề này như Shah
(2005), Regan và Ghobadian (2007), Wilson và Eilertsen (2010), Wang & Walker
và Redmond (2011), Brinkschröder (2014). Trong đó, Regan và Ghobadian (2007)
đã xác định rằng các doanh nghiệp nhỏ và vừa tập trung vào việc soạn thảo và xây
dựng kế hoạch chiến lược và ít nỗ lực hơn trong việc thực thi nó khiến cho việc
hoạch định chiến lược thành một bài tập trên giấy và không thể đạt được các mục
tiêu chiến lược của họ. Mặt khác, Wang, Walker và Redmond (2011) đã kết luận
rằng một số người quản lý, chủ sở hữu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa không
muốn phát triển, hài lòng với việc ở lại quy mô nhỏ, không muốn phấn đấu thêm
nữa và không bao giờ tham gia vào các hoạt động giúp công ty tăng trưởng tích cực

10



và duy trì lợi thế cạnh tranh. Như vậy, thực thi chiến lược đã được nhiều học giả
trên thế giới quan tâm và chú trọng nghiên cứu.
Các nghiên cứu nói chung cho rằng thực thi chiến lược là một nhiệm vụ khó
khăn trong thực tế. Các rào cản trong thực thi chiến lược cũng được nghiên cứu bao
gồm tính không khả thi của chiến lược, vai trò quản lý yếu, thiếu giao tiếp, thiếu cam
kết với chiến lược, không nhận thức được chiến lược, hệ thống tổ chức và nguồn lực
không được phân bổ, phối hợp và chia sẻ trách nhiệm kém, không đủ khả năng phản
ứng kịp thời với những diễn biến bất ngờ, hoạt động không hiệu quả, lịch trình chiến
lược đề ra bị trì hoãn, các yếu tố môi trường không thể kiểm soát và sơ suất trong
kinh doanh hàng ngày (tổng hợp từ nghiên cứu của các tác giả Alexander, 1991;
Giles, 1991; Lares - Mankki, 1994; Galpin, 1998; Bia và Eisenstat, 2000). Các chiến
lược được xây dựng tốt nhất vẫn có thể có một kết quả thất bại trong việc tạo ra hiệu
suất vượt trội cho công ty nếu chúng không được triển khai thành công, như Noble
(1999b) lưu ý. Theo khảo sát của 276 giám đốc điều hành cấp cao năm 2004 (Allio,
2005), một khảo sát của Economist cho thấy 57% doanh nghiệp thất bại trong việc
thực hiện các sáng kiến chiến lược trong ba năm qua. Theo báo cáo thực hiện chiến
lược của các Tổng công ty Trung Quốc năm 2006, việc thực hiện chiến lược đã trở
thành thách thức quản lý quan trọng nhất mà tất cả các loại tập đoàn hiện đang phải
đối mặt. Cuộc khảo sát được báo cáo trong bài báo đó chỉ ra rằng 83% các công ty
được khảo sát không thực hiện được chiến lược của mình một cách suôn sẻ, và chỉ có
17% cảm thấy rằng họ có một quá trình thực hiện chiến lược nhất quán.
Yếu tố lãnh đạo là một rào cản trong thực thi chiến lược trong các doanh
nghiệp nhỏ và vừa được nhiều học giả thế giới quan tâm nghiên cứu như Aaltonen
& Ikävalko (2002), Becker & Vandenverghe và Meyer (2004), Becker &
Vandenberghe và Meyer (2004), Welch (2005), Soriano và Martinez (2007),
Speculand (2009), Mullins (2010), Root (2014), Hayton (2015). Theo Root (2014)
lập luận rằng việc thực thi chiến lược đòi hỏi một nỗ lực nhóm do nhóm lãnh đạo
của tổ chức đứng đầu. Mỗi người tham gia thực thi chiến lược đều có trách nhiệm
của mình và điều quan trọng là toàn bộ tổ chức phải hiểu vai trò của lãnh đạo trong
việc thực thi chiến lược để làm cho việc ủy thác trách nhiệm hiệu quả hơn

11


×