Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Đảng bộ tỉnh thanh hoá lãnh đạo xây dựng hậu phương chi viện cho tiền tuyến trong kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 110 trang )

2

BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

PHẠM THỊ NHUNG

ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HOÁ
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG CHI VIỆN
CHO TIỀN TUYẾN TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

HÀ NỘI - 2014


3

BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

PHẠM THỊ NHUNG

ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HOÁ
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG CHI VIỆN
CHO TIỀN TUYẾN TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954)

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


MÃ SỐ: 60 22 03 15

HÀ NỘI - 2014


4

MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU
Chương 1 ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HOÁ LÃNH ĐẠO XÂY
DỰNG HẬU PHƯƠNG, CHI VIỆN CHO TIỀN
TUYẾN TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU KHÁNG
CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1950)
1.1.
Yêu cầu khách quan xây dựng hậu phương Thanh Hoá
trong kháng chiến chống thực dân Pháp
1.2.
Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá xây dựng hậu
phương, chi viện cho tiền tuyến trong những năm đầu
kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1950)
1.3.
Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo xây dựng hậu phương,
chi viện cho tiền tuyến trong những năm đầu kháng
chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1950)
Chương 2 ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HOÁ LÃNH ĐẠO
ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG,
TĂNG CƯỜNG CHI VIỆN CHO TIỀN TUYẾN
(1951 - 1954)

2.1.
Yêu cầu nhiệm vụ cách mạng và chủ trương của Đảng bộ
tỉnh Thanh Hoá đẩy mạnh xây dựng hậu phương, tăng
cường chi viện cho tiền tuyến (1951 - 1954)
2.2.
Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng hậu
phương, tăng cường chi viện cho tiền tuyến (1951 - 1954)
Chương 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM TỪ QUÁ TRÌNH
ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HOÁ LÃNH ĐẠO XÂY
DỰNG HẬU PHƯƠNG CHI VIỆN CHO TIỀN
TUYẾN (1945 - 1954)
3.1.
Nhận xét
3.2.
Kinh nghiệm
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài

3

11
11

19

24


35

35
42

59
59
70
82
84
91


5

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lâu dài, gian khổ và vô cùng
oanh liệt của dân tộc Việt Nam đã giành thắng lợi hoàn toàn bằng chiến dịch
lịch sử Điện Biên Phủ. Góp một phần không nhỏ vào thắng lợi ấy phải kể đến
vị trí, vai trò quyết định của hậu phương.
Nghiên cứu về tầm quan trọng của hậu phương trong chiến tranh, các
nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra quy luật: hậu phương luôn là
nhân tố thường xuyên quyết định thành bại của chiến tranh. Lênin đã khẳng
định: “Muốn tiến hành chiến tranh một cách thực sự, phải có một hậu phương
có tổ chức vững chắc, một đội quân giỏi nhất, những người trung thành nhất
với sự nghiệp cách mạng cũng đều lập tức bị kẻ thù tiêu diệt, nếu họ không
được vũ trang, tiếp tế lương thực và huấn luyện một cách đầy đủ” [57, tr.479].
Vận dụng sáng tạo quy luật trên vào thực tiễn các cuộc chiến tranh giải
phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam hết sức coi trọng,
đặt lên hàng đầu vai trò của hậu phương, căn cứ địa cách mạng. Trong kháng
chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), đánh giá đúng vị thế chiến lược,

tiềm năng, thế mạnh của Thanh Hoá - vùng đất “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”
thuộc vùng tự do Liên khu IV, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chọn Thanh Hoá làm hậu phương, căn cứ địa chi viện sức người, sức
của cho cuộc kháng chiến mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ.
Nhận thức rõ vị trí, vai trò của tỉnh trước vận mệnh dân tộc, Đảng bộ
tỉnh Thanh Hoá đã phát huy thế mạnh của vùng đất và con người nơi đây như
thế nào? Cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Đảng, Chỉ thị của Chủ tịch Hồ
Chí Minh qua các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh ra sao để xây dựng Thanh Hoá trở
hậu phương, căn cứ địa? Nghiên cứu quá trình trên có ý nghĩa hết sức quan
trọng, đánh giá một cách khách quan đường lối lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ
tỉnh xây dựng Thanh Hóa trở thành kiểu mẫu, góp phần vào thắng lợi của dân
tộc ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Một số nhận xét và kinh
nghiệm được đúc kết có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc - cơ sở để tỉnh


6

Thanh Hoá phát huy truyền thống lịch sử văn hoá lên tầm cao mới, tiếp tục
xây dựng quê hương giàu mạnh.
Vì lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lãnh
đạo xây dựng hậu phương chi viện cho tiền tuyến trong kháng chiến chống
thực dân Pháp (1945 - 1954)” làm luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đề tài đi sâu phân tích đường lối, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thanh
Hóa lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng xây dựng, bảo vệ hậu phương, chi viện cho
tiền tuyến; tri ân, tôn vinh những cống hiến, sự hy sinh của quân dân Thanh
Hoá trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Qua đó, rút ra một số nhận xét
và kinh nghiệm làm luận cứ khoa học, tài liệu tham khảo, vận dụng vào sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong nhiều năm qua, đề tài hậu phương trong kháng chiến chống thực
dân Pháp đã được các lãnh tụ Đảng, Nhà nước, quân đội và nhiều nhà khoa
học quan tâm, đi sâu nghiên cứu. Tập hợp và nghiên cứu các công trình đó,
chúng tôi chia thành các nhóm sau đây:
Nhóm các công trình nghiên cứu lịch sử kháng chiến, hậu phương
chiến tranh nhân dân, tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh dân tộc và tầm vóc thời đại
(1994), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội; Viện Lịch sử quân sự (1997), Hậu
phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945 - 1975), Nxb Quân đội nhân
dân, Hà Nội; Viện Lịch sử quân sự (1999), Mấy vấn đề chỉ đạo chiến lược
trong 30 năm chiến tranh giải phóng (1945 - 1975), Nxb Quân đội nhân dân,
Hà Nội; Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000),
Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 - 1975) - Thắng lợi và bài học, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội; Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng lịch


7

sử (2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Viện Lịch sử quân sự (2005), Lịch
sử kháng chiến chống thực dân Pháp, tập 2, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội;
Ngô Đăng Tri (2009), Vai trò của hậu phương trong chiến dịch Điện Biên
Phủ, Kỷ yếu Hội thảo khoa học 55 chiến thắng Điện Biên Phủ, Học viện
Chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, đã khẳng định ý nghĩa
lịch sử, tầm vóc vĩ đại của chiến thắng Điện Biên Phủ, khẳng định sự lãnh đạo
đúng đắn, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ
đại và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố quyết định thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trong đó, vị trí, vai trò của hậu
phương được phát huy cao độ, góp phần không nhỏ làm nên thắng lợi vĩ đại
đó. Các công trình cũng đã đưa ra những vấn đề chung về xây dựng, bảo vệ
và phát huy sức mạnh hậu phương trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân

Pháp và đế quốc Mỹ trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, văn
hoá - xã hội. Từ đó, rút ra một số nhận xét và kinh nghiệm xây dựng hậu
phương trong chiến tranh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Qua những công trình nêu trên, hậu phương phần nào được đề cập ở
mức độ và phạm vi khác nhau về tổ chức, tiến hành xây dựng, bảo vệ, phát
huy, thể hiện nhân tố quyết định nhất của cuộc kháng chiến. Đây là nguồn tài
liệu tham khảo quan trọng, giúp tác giả nghiên cứu một số vấn đề lý luận và
thực tiễn xây dựng hậu phương trong kháng chiến.
Nhóm các công trình đề cập đến xây dựng hậu phương trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp ở Quân khu IV, Liên khu IV
Viện Lịch sử Đảng (2000), Một số vấn đề lịch sử kháng chiến chống
thực dân Pháp ở Liên khu IV (1945 - 1954), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
Ngô Đăng Tri (2001), Vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh trong kháng chiến
chống Pháp (1946 - 1954), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Viện Lịch sử
Đảng (2003), Lịch sử kháng chiến chống Pháp của quân và dân Liên khu IV


8

(1945 - 1954), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Trình Mưu (2003), Lịch sử
kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Liên khu IV (1945 1954), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Bộ Quốc phòng - Quân khu IV
(2005), Tổng kết chiến thuật trong kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ
của Lực lượng vũ trang Quân khu IV (1945 - 1975), Nxb Quân đội nhân dân,
Hà Nội; Ngô Đăng Tri, Vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh trong kháng chiến
chống thực dân Pháp, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 16 - 1987; Ngô Đăng Tri,
Mối quan hệ giữa Thanh - Nghệ - Tĩnh với Lào trong kháng chiến chống thực
dân Pháp (1945 - 1954), Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2 - 1994;
Nguyễn Văn Quang, Vai trò hậu phương Thanh - Nghệ - Tĩnh trong chiến
dịch Thượng Lào (tháng 4 - 5 năm 1953), Tạp chí Cộng sản, số 5 - 2013.
Các công trình nghiên cứu trên không chỉ đề cập đến sự lãnh đạo, chỉ

đạo chiến tranh nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ của
Đảng bộ và chính quyền Quân khu IV, Liên khu IV, Thanh - Nghệ - Tĩnh nói
chung mà còn chỉ rõ vai trò, vị trí của hậu phương Thanh Hoá nói riêng. Thanh
Hoá được đề cập đến là hậu phương trực tiếp của chiến trường Bắc - Trung bộ,
Thượng Lào, Điện Biên Phủ. Hậu phương Thanh Hoá đã góp một phần xứng
đáng sức người sức của, chi viện kịp thời cho các chiến trường. Tài liệu này có
giá trị rất lớn đối với tác giả trong quá trình nghiên cứu, tái hiện vai trò, vị trí
quan trọng của hậu phương Thanh Hoá trong kháng chiến chống Pháp.
Nhóm các công trình đề cập đến hậu phương Thanh Hoá
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa (1990), Lịch sử cuộc kháng chiến
chống Pháp xâm lược (1945 - 1954), Nxb Thanh Hoá; Bộ Chỉ huy quân sự
tỉnh Thanh Hoá (1990), Thanh Hoá - Lịch sử kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược (1945 - 1954) (Sơ thảo), Thanh Hoá; Tỉnh uỷ Thanh Hoá
(2000), Lịch sử Đảng bộ Thanh Hoá, tập I (1930 - 1954); Ban Tuyên giáo
Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2000), Đảng bộ Thanh Hoá 70 năm chặng đường vẻ


9

vang (1930 - 2000); Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thanh Hoá - Thanh Hoá làm
theo lời dạy của Người (2007), Nxb Thanh Hoá; Đảng uỷ Quân sự tỉnh Thanh
Hoá (2010), Lịch sử Đảng bộ quân sự tỉnh Thanh Hoá (1945 - 2005), Nxb
Quân đội nhân dân, Hà Nội, là những công trình đã khái quát quá trình Đảng
bộ tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo nhân dân tỉnh đấu tranh cách mạng qua các chặng
đường lịch sử. Qua đó, đề cập đến việc xây dựng và động viên sức mạnh toàn
dân đoàn kết đứng lên kháng chiến kiến quốc, xây dựng và bảo vệ hậu
phương, phục vụ tiền tuyến. Tuy nhiên, các công trình trên chỉ đề cấp đến vai
trò của hậu phương trong tiến trình lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp,
chưa tập trung đi sâu nghiên cứu, phân tích làm nổi bật tầm quan trọng của
hậu phương đối với cuộc kháng chiến.

Lê Thị Thanh Huyền (2004), Giao thông vận tải Thanh Hoá trong
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Luận văn thạc sỹ,
Trường Đại học Vinh; Uỷ Ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá (2008), Kỷ yếu Hội
thảo Thanh Hoá trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954);
Nguyễn Tuyết Nhung (2010), Hậu phương Thanh Hoá trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội; Lê Thị Quỳnh Nga
(2010), Quá trình thực hiện chủ trương cách mạng ruộng đất của Đảng ở
tỉnh Thanh Hoá (1945 - 1957), Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Khoa học xã
hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội; Khánh Trình, Những đóng góp to
lớn của quân - dân Thanh Hóa trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Báo Thanh
Hoá, số 6 - 2013; Ngô Đăng Tri, Thanh Hoá với Chiến dịch Điện Biên
Phủ, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 1 - 1994.
Các công trình nêu trên đã nghiên cứu, tiếp cận hậu phương Thanh Hoá
ở nhiều góc độ khác nhau, phản ánh tương đối cụ thể từng mặt hoạt động tổ
chức, luận giải một cách khoa học về cơ sở lý luận và thực tiễn quá trình củng


10

cố, xây dựng, bảo vệ hậu phương, phục vụ tiền tuyến của Đảng bộ và nhân
dân Thanh Hoá, bước đầu rút ra một số nhận xét và kinh nghiệm trong quá
trình xây dựng hậu phương, phục vụ tiền tuyến của tỉnh Thanh Hoá. Qua đó,
phần nào đã phác hoạ vị trí, vai trò quyết định nhất của hậu phương Thanh
Hoá đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đây là những tài liệu quý
liên quan trực tiếp đến quá trình nghiên cứu, hoàn thiện luận văn của tác giả.
Tuy vậy, qua các công trình trên, hậu phương Thanh Hoá phần nào
được nghiên cứu, tổng kết ở góc độ từng mặt, từng khía cạnh, chưa đề cập
một cách toàn diện, đầy đủ, có hệ thống thành một công trình khoa học nhằm
tập hợp và luận giải đầy đủ về vị trí, vai trò trực tiếp của hậu phương Thanh

Hoá đối với tiền tuyến - nhân tố quyết định nhất đối với cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp. Vì vậy, nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá
lãnh đạo xây dựng hậu phương, chi viện cho tiền tuyến (1945 - 1954) vẫn là
đề tài chưa có một công trình nào đề cập đầy đủ, toàn diện dưới góc độ khoa
học Lịch sử Đảng. Trên cơ sở kế thừa những công trình đã công bố, tác giả hệ
thống và mô tả, tái hiện lại quá trình xây dựng hậu phương, chi viện kịp thời
của hậu phương Thanh Hoá trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Qua đó,
rút ra một số nhận xét và kinh nghiệm - cơ sở lý luận và thực tiễn để tỉnh
Thanh Hóa tiếp tục xây dựng và củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng khu
vực phòng thủ vững mạnh hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ
* Mục đích
Nghiên cứu tái hiện lại một cách đầy đủ, toàn diện và hệ thống quá
trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo xây dựng hậu phương, chi viện cho
tiền tuyến (1945 - 1954), rút ra nhận xét và kinh nghiệm xây dựng hậu
phương Thanh Hoá trong kháng chiến chống Pháp nhằm phục vụ công tác


11

nghiên cứu, giáo dục truyền thống và góp phần xây dựng khu vực phòng thủ
vững chắc trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá hiện nay.
* Nhiệm vụ
- Nghiên cứu những yếu tố vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội và
truyền thống lịch sử văn hoá liên quan trực tiếp đến quá trình xây dựng hậu
phương Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Phân tích, làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá
về xây dựng hậu phương, chi viện cho tiền tuyến (1945 - 1954).
- Rút ra một số nhận xét và kinh nghiệm về công cuộc xây dựng, bảo vệ
hậu phương cũng như vai trò của hậu phương Thanh Hóa trong cuộc kháng

chiến chống Pháp; vận dụng vào thực tiễn lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng
Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá về xây dựng hậu
phương, chi viện cho tiền tuyến trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
* Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh
Thanh Hoá về xây dựng hậu phương, chi viện cho tiền tuyến.
Về thời gian: Đề tài tập trung phản ánh trong phạm vi thời gian cuộc
kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954).
Về không gian: tỉnh Thanh Hóa.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin.
* Phương pháp nghiên cứu


12

Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic,
đồng thời kết hợp với các phương pháp khác như: thống kê, khảo sát, so sánh,
phân tích, tổng hợp, lịch đại, đồng đại, điền dã, phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn hệ thống hoá, khôi phục lại bức tranh toàn cảnh về công cuộc
xây dựng hậu phương, chi viện cho tiền tuyến của tỉnh Thanh Hóa trong
kháng chiến chống thực dân Pháp. Đây là nguồn tham khảo, phục vụ cho việc
nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương Thanh Hóa nói riêng, lịch sử dân
tộc nói chung thời chiến tranh cách mạng, góp phần giáo dục thêm truyền

thồng yêu nước, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, lòng tự hào của nhân dân
Thanh Hóa, ý chí tự cường cho thế hệ trẻ.
7. Kết cấu của luận văn gồm
Mở đầu, 3 chương (7 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục.


11

Chương 1
ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HOÁ LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG
CHI VIỆN CHO TIỀN TUYẾN TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1950)
1.1. Yêu cầu khách quan xây dựng hậu phương Thanh Hoá trong
kháng chiến chống thực dân Pháp
1.1.1. Vị trí chiến lược và điều kiện tự nhiên - xã hội của tỉnh Thanh
Hoá trong kháng chiến chống thực dân Pháp
Nằm ở địa đầu miền Trung, Thanh Hoá là cầu nối giữa đồng bằng Bắc
Bộ rộng lớn với dải đồng bằng nhỏ hẹp miền Trung và được bao bọc bởi núi
rừng trùng điệp: phía Bắc giáp các tỉnh Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình; phía
Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (Lào) với đường biên giới dài 195 km; phía Nam giáp
tỉnh Nghệ An và phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ với đường biển dài 102 km.
Phần đất liền của tỉnh Thanh Hoá chạy dài theo chiều từ Tây Bắc xuống
Đông Nam: điểm cực Bắc nằm ở vĩ tuyến 20 040’B thuộc xã Trung Sơn, huyện
Quan Hoá (giáp tỉnh Hoà Bình); điểm cực Nam nằm ở vĩ tuyến 19 018’B thuộc
xã Hải Hà huyện Tĩnh Gia (giáp tỉnh Nghệ An); điểm cực Tây nằm ở Kinh
tuyến 104022’Đ thuộc xã Quang Chiểu huyện Mường Lát (giáp nước Công hoà
dân chủ nhân dân Lào); điểm cực Đông nằm ở Kinh tuyến 106005’Đ thuộc xã
Nga Điền, huyện Nga Sơn (giáp tỉnh Ninh Bình). Với vị trí này, Thanh Hoá có
đầy đủ điều kiện trở thành hậu phương, cầu nối giữa hậu phương Liên khu IV

với các tỉnh phía Bắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 11.13800km 2, với ba vùng: miền núi
-trung du, đồng bằng và miền biển tạo nên thế mạnh phát triển nền kinh tế
tổng hợp: nông - lâm - ngư nghiệp tự cấp, tự túc - yếu tố cơ bản trong xây
dựng căn cứ địa, hậu phương chống giặc ngoại xâm suốt chiều dài lịch sử.
Vùng núi Thanh Hoá chiếm ¾ đất tự nhiên: phía Đông là biển Đông, còn
ba mặt: Bắc - Tây - Nam núi rừng trùng điệp, hiểm trở. Núi non ở Thanh Hoá


12

mang nét đặc trưng của Tây Bắc bởi những dải núi đá vôi xen kẽ đá phiến. Phía
Nam sông Mã và phía Tây dọc biên giới Việt - Lào hiểm trở hơn với nhiều đỉnh
núi cao sừng sững như ngọn Phù Chó (Thường Xuân) cao 1.563m, ngọn Pù Rinh
(thuộc hai huyện Lang Chánh, Thường Xuân, cao 1.291m). Nơi đây thế kỷ XV là
căn cứ địa của nghĩa quân Lam Sơn trong những ngày đầu chống giặc Minh.
Cũng từ nơi đây, Lê Lợi đã lãnh đạo nghĩa quân tiến xuống đồng bằng, tiến vào
Nghệ An, tấn công ra Bắc, quét sạch giặc Minh ra khỏi bờ cõi. Trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp, vùng núi Thanh Hoá trở thành vị trí chiến lược, con
đường giao thông huyết mạch đưa nhân tài và vật lực ra tiền tuyến.
Đồng bằng Thanh Hoá so với các tỉnh miền Trung, màu mỡ, rộng lớn
hơn (chiếm gần một nửa đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh) 1, thuận lợi cho phát
triển nông nghiệp, thâm canh cây lúa nước và các loại hoa màu, phát triển
công nghiệp, thủ công nghiệp. Vùng biển với nhiều cửa lạch lớn: Lạch Sung,
Lạch Trường, Lạch Ghép, Lạch Bạng cùng các đảo: đảo Nẹ, đảo Mê và các
bán đảo Hà Sơn, Trường Lệ, Nghi Sơn… tạo nên vị trí tiền tiêu, phòng tuyến
quân sự. Thế kỷ XVIII, quân đội Tây Sơn đã dựa vào núi rừng, biển cả xứ
Thanh lập nên phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, phòng thủ và tiến công ra
Bắc tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược.
Thanh Hoá có hệ thống sông lớn, bao gồm 5 hệ thống sông chính là:

sông Mã - sông Chu, sông Yên, sông Bạng, sông Hoạt, sông Chàng. Ngoài ra
còn có nhiều con sông nhỏ khác như: sông Cổ Tế, sông Lèn, sông Tống, sông
Kênh Than. Hệ thống sông ngòi này từ xa xưa đã có vai trò to lớn trong giao
thông vận tải, thuỷ lợi và ngăn bước quân thù. Giao thông đường thuỷ trở
thành nét đặc trưng trong quá trình vận chuyển lương thực, thực phẩm của
nhân dân Thanh Hoá trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Dân cư đông đúc, bên cạnh người Kinh còn có các dân tộc anh em: Mường,
Thái, H’Mông, Dao, Khơ Mú, Thổ, Tày, Hoa... Trải qua quá trình đấu tranh với
1

Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh) có diện tích 62.000 ha.


13

thiên tai, địch hoạ, nhân dân Thanh Hoá sớm hình thành truyền thống yêu nước,
đoàn kết, cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động sản xuất, kiên cường dũng
cảm trong đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, giữ gìn nền độc lập, tự chủ.
Ở vào vị trí chiến lược, điều kiện tự nhiên - xã hội như trên, Thanh Hoá
có đầy đủ 3 vùng: biển, đồng bằng, trung du - miền núi. Hai tuyến đường giáp
Ninh Bình và Hoà Bình ở phía Bắc và Nghệ An ở phía Nam đều có các dãy
núi, đồi kéo dài từ phía Tây ra tận biển tạo thành thế “tay ngai” ôm lấy đồng
bằng, thuận lợi cho việc cơ động lực lượng “tiến có thế đánh, lui có thế giữ”.
Đặc biệt, sau Cách mạng Tháng Tám, Thanh Hoá vẫn là vùng tự do nên
vùng đất này có đầy đủ điều kiện thuận lợi trở thành hậu phương lớn. Vì
vậy, cùng với Nghệ An và Hà Tĩnh, Thanh Hoá được Đảng và Chủ tịch Hồ
Chí Minh chọn làm căn cứ địa, hậu phương lớn trong kháng chiến chống thực
dân Pháp, giành độc lập dân tộc (1945 - 1954).
1.1.2. Truyền thống lịch sử văn hoá tỉnh Thanh Hoá
Lịch sử đã chứng minh, Thanh Hoá - vùng đất địa linh nhân kiệt, không

chỉ đã sản sinh ra các bậc hiền tài, đế vương mà còn giữ vị trí, vai trò chiến
lược trong các cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại.
Vào thế kỷ III, người con gái 19 tuổi Triệu Thị Trinh với lòng căm thù
giặc sâu sắc đã cùng anh trai chiêu mộ binh sĩ, phất cờ chống giặc Ngô. Câu nói
nổi tiếng của bà Triệu: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém
cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ
chứ không chịu khom lưng làm người tì thiếp” không chỉ làm lay động vị trí
thống trị của quân xâm lược phương Bắc mà còn sống mãi với non sông Việt
Nam.
Năm 931, được sự ủng hộ của nhân dân và hào kiệt trong vùng, Dương
Đình Nghệ từ quê hương Thanh Hoá kéo quân ra Bắc, bao vây và công phá thành


14

Đại La - dinh luỹ của quân xâm lược Nam Hán. Năm 980 - 981, Lê Hoàn - người
con Thanh Hoá đã cầm quân đánh tan quân Tống xâm lược trên sông Bạch Đằng.
Thế kỷ XV, giặc Minh xâm lược nước ta, Lê Lợi - người con Lương
Giang đã dựng cờ quy tụ hiền tài, đãi ngộ tướng sĩ, phất cờ khởi nghĩa. Được
nhân dân cả nước đồng lòng hưởng ứng, từ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở địa
phương đã phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng trong cả nước, làm
nên sự nghiệp Bình ngô năm 1428.
Ngoài những cuộc khởi nghĩa nổ ra tại địa phương do người Thanh Hoá
trực tiếp lãnh đạo, Thanh Hoá còn là hậu phương, căn cứ địa của nhiều cuộc
kháng chiến chống giặc ngoại xâm phương Bắc hết sức oanh liệt; đó là, trước sức
mạnh của Mông - Nguyên, triều Trần đã lui quân về Thanh Hoá, dựa vào địa thế
hiểm trở, vào kho người, kho của tại đây để cầm cự, chờ thời cơ phản công quét
sạch 50 vạn quân Nguyên. Năm 1789, Nguyễn Huệ chọn địa bàn Thanh Hoá
triển khai lực lượng, thần tốc tiến quân ra Bắc quét sạch 29 vạn quân Thanh.
Thực dân Pháp xâm lược nước ta, hưởng ứng chiếu Cần Vương, nhân dân

Thanh Hoá cùng cả nước đứng lên chống Pháp. Các cuộc khởi nghĩa do Đinh Công
Tráng, Tống Duy Tân, Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước lãnh đạo đã thể hiện tinh thần
yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân Thanh Hoá.
Bên cạnh các cuộc khởi nghĩa trên, một số thanh niên yêu nước thức thời
của Thanh Hoá: Lê Hữu Lập, Lê Doãn Chấp đã sớm giác ngộ chủ nghĩa Mác Lênin, đi theo con đường cách mạng mà Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn. Vì vậy,
ngày 29 - 7 - 1930, Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hoá ra đời đã
lãnh đạo nhân dân Thanh Hoá xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang, xây dựng
chiến khu kháng chiến Ngọc Trạo, chiến khu Hoà - Ninh - Thanh (sau đó đổi tên
thành chiến khu Quang Trung), cùng cả nước chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, giành
chính quyền. Ngày 23 - 8 - 1945, Tổng khởi nghĩa thắng lợi, chính quyền cách
mạng về tay nhân dân, nhân dân các dân tộc Thanh Hoá đã đoàn kết cùng nhau
bước vào thời kỳ mới, xây dựng và bảo vệ độc lập, tự do vừa giành được.


15

Kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử lên tầm cao mới trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đã nêu cao vai trò, vị trí của mình, lãnh đạo quân dân tỉnh
vừa bảo vệ chính quyền cách mạng, xây dựng hậu phương vững chắc, vừa huy
động và cung cấp nhân tài vật lực cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
1.1.3. Yêu cầu của cuộc kháng chiến và chủ trương xây dựng hậu
phương của Đảng Cộng sản Việt Nam
Sau Cách mạng Tháng Tám, bên cạnh những thuận lợi cơ bản để kiến
thiết đất nước, nước ta đứng trước muôn vàn khó khăn, thách thức, tình thế cách
mạng như “ngàn cân treo sợi tóc”. Chính quyền cách mạng còn non trẻ; lực
lượng vũ trang ít về số lượng, hạn chế về trang bị kỹ thuật; nạn đói, nạn dốt, đặc
biệt, thù trong giặc ngoài bao vây nước ta bốn hướng, hòng cướp chính quyền
cách mạng còn non trẻ. Trong số kẻ thù Anh, Tưởng, Mỹ, Pháp, Việt quốc, Việt
cách… nguy hiểm nhất là thực dân Pháp. Chúng có đầy đủ cơ sở và điều kiện

để trở lại xâm lược nước ta lần 2. Vì vậy, Đảng ta nhận định “nhất định không
sớm thì muộn Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp”.
Tình hình trên đặt ra: để thắng thực dân Pháp có tiềm lực kinh tế và
quốc phòng hùng mạnh, ngoài các nhiệm vụ cấp bách cần làm ngay: Bảo vệ
và giữ vững chính quyền cách mạng. Chống thực dân Pháp xâm lược. Bài trừ
nội phản. Cải thiện đời sống nhân dân, Đảng và Chính phủ còn đặt ra yêu cầu
xây dựng hậu phương, căn cứ địa cách mạng vững chắc cho cuộc kháng chiến.
Yêu cầu này ngày càng trở thành đòi hỏi bức thiết. Bởi vì, hậu phương không
chỉ bảo đảm đầy đủ, kịp thời về vật chất mà còn là điểm tựa tinh thần vững
chắc, nguồn động viên tinh thần to lớn cho tiền tuyến đánh giặc. Nghiên cứu
sức mạnh tổng hợp của chiến tranh cách mạng, chủ nghĩa Mác - Lênin luôn
đánh giá cao vai trò to lớn của hậu phương đối với tiến trình và kết cục thắng
lợi của chiến tranh cách mạng. V.I.Lênin chỉ rõ: “Trong chiến tranh, ai có


16

nhiều lực lượng hậu bị hơn, ai có nhiều nguồn lực, ai kiên trì đi sâu vào quần
chúng nhân dân hơn, thì người đó thu được thắng lợi” [58, tr. 271].
Vận dụng sáng tạo tư tưởng của Lênin về xây dựng hậu phương chiến
tranh vào tình hình cụ thể đất nước, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ: vừa cứu đói, nâng cao đời sống
nhân dân, chống lại thù trong, giặc ngoài vừa tranh thủ thời gian “vàng”
chuẩn bị thực lực đánh Pháp. Vì vậy, cùng với Chỉ thị “Kháng chiến kiến
quốc” của Trung ương Đảng ngày 25 - 11 - 1945: “Kháng chiến phải đi đôi
với kiến quốc, kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc mới thành công, kiến
quốc có thành công thì kháng chiến mới thắng lợi”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
giao nhiệm vụ cho đồng chí Trần Đăng Ninh, Nguyễn Lương Bằng trở lại Việt
Bắc, vạch tuyến, lựa chọn địa điểm xây dựng An toàn khu (ATK) cho Trung
ương Đảng và Chính phủ - cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến.

Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Liên khu IV nói chung, Thanh
Hoá nói riêng trở thành vùng tự do. Vì vậy, với cách nhìn bao quát, toàn diện
sâu sắc và trên cơ sở phân tích vị trí xung yếu, tiềm năng và thế mạnh của
tỉnh, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn Thanh Hoá làm hậu
phương, căn cứ địa cách mạng. Ngày 20 - 2 - 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh vào
Thanh Hoá trực tiếp giao nhiệm vụ cho nhân dân tỉnh xây dựng Thanh Hoá
thành tỉnh kiểu mẫu - căn cứ, hậu phương chiến lược trong kháng chiến chống
thực dân Pháp. Người chỉ thị: “Thanh Hoá phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu, thì
phải làm sao cho mọi mặt: chính trị, kinh tế, quân sự, phải là kiểu mẫu. Làm
một người kiểu mẫu, một nhà kiểu mẫu, một làng kiểu mẫu, một huyện kiểu
mẫu, một tỉnh kiểu mẫu. Quyết tâm làm thì sẽ thành kiểu mẫu” [62, tr.62].
Về chính trị: toàn dân đoàn kết, yêu nước, chống Pháp. Chính quyền là
đầy tớ của nhân dân, phải thanh khiết từ to đến nhỏ.


17

Về quân sự: phá hoại triệt để, đào hầm trú ẩn để tránh nạn tàu bay.
Đường sá, đường cái, đường xe lửa phải phá hết, cản bước tiến quân thù, tổ
chức chiến tranh du kích đánh địch bằng súng chim, súng kíp, gậy, cày, cuốc…
Về kinh tế: phải sản xuất tự cấp, tự túc, dù thực dân Pháp phong toả 10
năm, 15 năm cũng không sợ. Phải làm cho người nghèo đủ ăn, người giàu thì
giàu thêm. Phải lấy sức dân, của dân, tài dân làm lợi cho dân, chống ỷ lại
Chính phủ, phát huy ý thức tự lực tự cường…
Về văn hoá: phải tiêu diệt giặc dốt, làm cho mọi người biết đọc, biết viết,
phải phát triển phong trào bình dân học vụ, xây dựng phát triển hệ thống giáo
dục phổ thông, nâng cao dân trí, chăm lo sức khoẻ cho nhân dân lao động…
Để xây dựng Thanh Hoá thành tỉnh kiểu mẫu, Chủ tịch Hồ Chí Minh
chỉ ra những điều kiện cơ bản:
Một là, phải xây dựng được đội ngũ cán bộ có đức, có tài: “Cán bộ là

cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động
cơ dù tốt dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là người đem chính sách
của Chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính
sách hay cũng không thực hiện được” [62, tr.54].
Hai là, phải động viên được mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh tham gia.
Người viết: “Tôi mong rằng, trong công việc đó, tất cả những người có tài, có
đức, có sức, có của, có công đều hăng hái ra giúp, toàn thể đồng bào trong tỉnh
đều hăng hái tham gia. Như thế thì nhất định sẽ thành công” [62, tr.55].
Ngày 21 - 2 - 1947, Bác Hồ gửi thư cho đồng bào Thượng du, Người
khích lệ lòng ái quốc của đồng bào các dân tộc và các vị lang đạo, đồng thời kêu
gọi đồng bào Thượng du đoàn kết, ủng hộ kháng chiến và giết giặc cứu nước.
Xây dựng Thanh Hoá thành tỉnh kiểu mẫu tức là xây dựng chế độ dân
chủ nhân dân phát triển toàn diện ở hậu phương, tạo ra tiềm lực hùng hậu đảm
bảo đời sống của nhân dân trong tỉnh và chi viện cho kháng chiến. Vì, theo
Người “Chiến sĩ hy sinh xương máu để giữ đất nước. Bụng có no, thân có ấm


18

thì mới đánh được giặc. Làm ra gạo thóc cho chiến sĩ ăn, làm ra vải vóc cho
chiến sĩ mặc. Đều nhờ nơi đồng bào ở hậu phương… Hậu phương thắng lợi,
chắc tiền phương thắng lợi” [61, tr.486]. Sự chỉ đạo này không chỉ có ý nghĩa
đối với riêng tỉnh Thanh Hoá mà còn là mô hình “kháng chiến, kiến quốc” cho
các tỉnh noi theo, đồng thời tạo ra sức mạnh tổng hợp của hậu phương không
chỉ cung cấp sức người, sức của cho các chiến trường mà còn đánh bại mọi âm
mưu càn quét, phá hoại hậu phương của kẻ thù.
Bên cạnh quan điểm chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng tỉnh
Thanh Hoá kiểu mẫu, Nghị quyết Hội nghị Cán bộ Trung ương tháng 4 - 1947
chỉ rõ: một trong những nhiệm vụ cần kíp mà Đảng phải đặc biệt quan tâm là
xây dựng căn cứ địa kháng chiến và “Muốn cho căn cứ địa được vững chắc

phải gia tăng việc vận động quần chúng; đào tạo cán bộ địa phương, tổ chức
việc tiễu phỉ trừ gian, ở các căn cứ địa sát mặt trận, phải tổ chức ngay những
“công tác đội võ trang” các “đội danh dự trừ gian” và chuẩn bị các “tiểu tổ
bí mật” như trước hồi Tổng khởi nghĩa Tháng Tám” [41, tr.184]. Vì vậy, cùng
với căn cứ địa Việt Bắc, Đảng và nhân dân ta đã phát huy vai trò của vùng hậu
phương rộng lớn, bao gồm các khu du kích, các vùng tự do ở khu III, khu IV,
khu V, Nam Bộ... tạo thành thế liên hoàn, vừa bao vây kẻ thù, vừa cung cấp
sức người, sức của cho tuyền tuyến, động viên ý chí niềm tin cho những người
lính trên chiến trường. Đây chính là một trong những nhân tố thường xuyên
quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Quán triệt chủ trương của Đảng, khắc sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đã đề ra chủ trương, lãnh đạo nhân dân tỉnh
xây dựng hậu phương, căn cứ địa vững chắc, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp.
1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá xây dựng hậu phương,
chi viện cho tiền tuyến trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân
Pháp (1945 - 1950)


19

Nhận thức sâu sắc trách nhiệm và vinh dự lớn của căn cứ địa, hậu
phương của cuộc kháng chiến, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đã vượt qua mọi khó
khăn trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, cụ thể hoá đường lối của
Đảng và Chỉ thị Chủ tịch Hồ Chí Minh thành mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ
thể trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá - xã hội, từng
bước xây dựng Thanh Hoá trở thành tỉnh kiểu mẫu - hậu phương vững mạnh,
kịp thời cung cấp đầy đủ sức người, sức của tới các chiến trường, đồng thời tổ
chức chiến đấu tốt, bảo vệ hậu phương trong mọi tình huống.
Xây dựng hậu phương về mặt chính trị là một nhiệm vụ quan trọng, giữ vị

trí hàng đầu, then chốt của công cuộc xây dựng và bảo vệ hậu phương trong chiến
tranh cách mạng. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá là khẩn trương phát
triển số lượng đảng viên và tổ chức cơ sở đảng, đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao về cán bộ và sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc kháng chiến.
Đầu tháng 9 - 1945, Tỉnh uỷ Thanh Hoá triệu tập Hội nghị mở rộng tại
thị xã Thanh Hoá bàn biện pháp củng cố và xây dựng các tổ chức cơ sở đảng ở
các địa phương, phát triển đảng viên mới. Ngày 18 - 11 - 1945, Tỉnh uỷ mở
hội nghị bàn và quyết định những biện pháp củng cố và phát triển Mặt trận
Việt Minh. Sự lãnh đạo sáng suốt và biện pháp kịp thời của Đảng bộ tỉnh đã
tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, bổ sung những cán bộ
cốt cán cho các cấp chính quyền cơ sở, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân
dân tham gia bảo vệ và xây dựng chính quyền cách mạng.
Nhận thức rõ tầm quan trọng về xây dựng Đảng, Đại hội Đảng bộ tỉnh
lần thứ nhất chỉ rõ: Công tác xây dựng, củng cố phát triển đảng viên phải được
tiến hành thường xuyên, liên tục. Vì vậy, đi đôi với nâng cao chất lượng đảng
viên, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá còn có những biện pháp tăng cường chất lượng
tổ chức cơ sở đảng. Tháng 4 - 1948, Hội nghị cán bộ Đảng bộ tỉnh họp tại xã
Thuần Lộc (Thọ Xuân), quyết định xây dựng chi bộ theo phương châm đạt 3
tiêu chuẩn, 3 danh hiệu do Liên khu uỷ đề ra: tự động, tiến bộ, gương mẫu


20

[28, tr.112]. Phương châm này đã có tác dụng củng cố chất lượng cơ sở đảng,
tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong quần chúng, nâng cao chất lượng
đảng viên. Các đảng bộ trong tỉnh đều lấy mục tiêu đoàn kết nội bộ, đoàn kết
toàn dân, sinh hoạt đều, nâng cao năng lực lãnh đạo để phấn đấu. Đại hội đại
biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất tháng 2 - 1948 đã kiểm điểm việc thực hiện Chỉ
thị kháng chiến của Trung ương và lời dạy của Bác Hồ “xây dựng Thanh Hoá
thành một tỉnh kiểu mẫu”. Đại hội xác định nhiệm vụ đẩy mạnh mọi mặt công

tác ở vùng Thượng du với khẩu hiệu “Thượng du thắng là Thanh Hoá thắng”
và đề ra nhiệm vụ “xây dựng Thanh Hoá thành hậu phương vững mạnh để kịp
thời cung cấp đầy đủ sức người, sức của cho chiến trường, đồng thời tổ chức
chiến đấu tốt để bảo vệ hậu phương trong mọi tình huống” [15, tr.55].
Giữa năm 1948, Hội nghị Đảng bộ Liên khu IV lần thứ nhất xác định:
Thanh - Nghệ - Tĩnh là vùng hậu phương của Liên khu, thống nhất quan điểm
lãnh đạo kháng chiến, tăng cường công tác cán bộ. Hội nghị còn nhấn mạnh
việc xây dựng và bảo vệ nơi đây thành hậu phương của cả nước, uốn nắn một
số lệch lạc trong phát triển Đảng, đoàn kết kháng chiến và thực thi các chính
sách của Đảng.
Trong công tác xây dựng Đảng, mục tiêu của Đảng bộ tỉnh đề ra trong
năm 1947 - 1950: tích cực phát triển đảng viên mới, nhanh chóng xây dựng cơ
sở đảng ở các ngành, các cấp, tổ chức chi bộ Đảng ở các xã, thành lập Đảng bộ
huyện để đảm bảo tuyệt đối sự lãnh đạo của Đảng.
Bên cạnh công tác xây dựng Đảng, thực hiện Sắc lệnh số 01/SL của
Chính phủ, tháng 3 - 1947, Uỷ ban kháng chiến tỉnh Thanh Hoá được thành lập,
đồng chí Đặng Việt Châu - phái viên của Chính phủ được bổ nhiệm làm Chủ
tịch. Song song với Uỷ ban kháng chiến, Uỷ ban Hành chính do đồng chí Đặng
Thai Mai làm Chủ tịch; Uỷ ban kháng chiến đặc biệt miền Thượng du Thanh
Hoá cũng được thành lập. Nhiệm vụ của Uỷ ban kháng chiến là giúp cấp uỷ
thực hiện và đôn đốc công tác kháng chiến, giúp đỡ đồng bào tản cư, động viên


21

nhân dân góp sức người, sức của cho công cuộc kháng chiến. Xét thấy Uỷ ban
kháng chiến và Uỷ ban hành chính đều có nhiệm vụ như nhau, tháng 4 - 1947,
hai uỷ ban này được hợp nhất thành Uỷ ban hành chính kháng chiến do đồng
chí Đặng Việt Châu được chỉ định làm Chủ tịch, đồng chí Đặng Thai Mai được
Trung ương điều ra Việt Bắc làm nhiệm vụ mới.

Cuộc kháng chiến của dân tộc ta bước sang giai đoạn mới, yêu cầu
lương thực, thực phẩm cho chiến trường ngày càng tăng. Đầu năm 1949,
nhiệm vụ xây dựng hậu phương chi viện cho tiền tuyến được Đại hội tỉnh lần
thứ III chỉ rõ: “Về chính trị: thống nhất Mặt trận Việt Minh và Liên Việt, đẩy
mạnh công tác giáo vận, tích cực tuyên truyền vận động cách mạng trong đồng
bào các dân tộc thiểu số, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố chính
quyền” [24, tr.58].
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, tinh thần tận tuỵ, gương mẫu của
tuyệt đại đa số cán bộ đảng viên, hệ thống tổ chức chính quyền và đoàn thể
không ngừng được củng cố và ngày càng vững mạnh, sự ủng hộ và tín nhiệm
tuyệt đối của nhân dân, Thanh Hoá từng bước xây dựng hậu phương vững chắc
về chính trị. Sự vững mạnh này có ý nghĩa quyết định đối với xây dựng hậu
phương về kinh tế, quân sự, văn hoá - xã hội.
Xây dựng hậu phương về kinh tế là một lĩnh vực quan trọng, có ý nghĩa
quyết định vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến.
Quán triệt chủ trương của Đảng, khắc sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí
Minh “Thanh Hoá phải ra sức tăng gia sản xuất để đi tới tự cấp tự túc gắn với
thực hành tiết kiệm. Trong thu, chi phải ngăn nắp, rõ ràng. Chương trình, kế
hoạch phải thiết thực, đúng với lực lượng, sát với hoàn cảnh” [71, tr.13], Đại
hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ hai chỉ rõ: “Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất,
xây dựng tổ đổi công hợp tác xã (bậc thấp), triệt để thực hiện giảm tô 25%,
phát triển tiểu thủ công để có nhiều hàng tiêu dùng cung ứng cho yêu cầu của
địa phương, tăng cường tiếp tế cho vùng Thượng du, bao vây kinh tế của địch”


22

[25, tr.58]. Cùng với chủ trương đẩy mạnh sản xuất lương thực. Năm 1947,
Tỉnh uỷ chủ trương thành lập công xưởng sản xuất lựu đạn, súng, mìn và các
loại vũ khí thô sơ cung cấp cho lực lượng vũ trang địa phương.

Xây dựng hậu phương về kinh tế không chỉ đáp ứng nhu cầu đời sống
nhân dân mà còn tạo ra nguồn của cải vật chất, chi viện kịp thời cho tiền tuyến
“ăn no đánh thắng”.
Xây dựng hậu phương về quân sự. Sức mạnh của hậu phương không chỉ
về chính trị, kinh tế mà còn bao gồm cả lĩnh vực quân sự. Mục tiêu đánh phá chủ
yếu của địch vào hậu phương của ta là chống phá nơi nguồn cung cấp sức người,
sức của cho tiền tuyến. Vì vậy, xây dựng quân sự ở hậu phương và chiến đấu bảo
vệ hậu phương diễn ra thường xuyên và ngày càng gay go quyết liệt.
Ngay từ những ngày đầu kháng chiến, Thanh Hoá nhanh chóng phát triển
lực lượng dân quân du kích tự vệ tập trung. Hầu hết các huyện đều thành lập
một trung đội tập trung với số lượng từ 25 - 30 người. Thị xã Thanh Hoá tổ
chức hai đội tự vệ. Chi đội Đinh Công Tráng phát triển thành trung đoàn Đinh
Công Tráng - trung đoàn chủ lực, lực lượng quân sự nòng cốt của tỉnh gồm 2
tiểu đoàn bộ binh cơ động, 3 đại đội trinh sát, công binh, lựu pháo, tích cực
chuẩn bị cơ sở từng trọng điểm, chuẩn bị chiến trường, sẵn sàng đánh địch.
Thấy rõ vị trí, vai trò quan trọng của hậu phương Thanh Hoá, thực dân
Pháp đem quân đánh vào vùng biển và vùng núi Thanh Hoá thăm dò sự đề
phòng, uy hiếp tinh thần của nhân dân nơi đây, đồng thời cũng là lựa chọn
hướng chiến lược cho ý đồ mở rộng chiến tranh trong thu đông 1947: tiến
công Việt Bắc - căn cứ địa kháng chiến hoặc vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh.
Miền Tây Thanh Hoá giữ vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là cửa
ngõ tiếp giáp với nước bạn Lào, cầu nối giữa Liên khu IV với Tây Bắc và Việt
Bắc, thực dân Pháp đã sử dụng chiến thuật “vết dầu loang”, đánh vào các
huyện miền Tây: Hồi Xuân, La Hán, Cổ Lũng, Yên Khương… từ đây đánh
chiếm toàn bộ miền Tây, uy hiếp vùng đồng bằng, trung châu Thanh Hoá, tây


23

nam Hoà Bình, làm cơ sở thuận tiện đánh ra Liên khu III và Việt Bắc, cắt đứt

đường liên lạc Vạn Mai - Suối Rút (Hoà Bình), đồng thời chia cắt mối quan hệ
đoàn kết chiến đấu giữa Thượng Lào và Thanh Hoá.
Tình hình mới đặt ra, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ hai tháng 4 - 1949
nêu ra nhiệm vụ xây dựng hậu phương về quân sự: “xây dựng bộ đội vững
mạnh, phát triển dân quân, du kích. Những nơi giặc Pháp chiếm đóng, quân
dân tổ chức chiến đấu tiêu diệt sinh lực địch và làm tốt công tác địch vận và
kiện toàn bộ đội địa phương; tăng cường và phát triển dân quân; tích cực xây
dựng lực lượng chủ lực về quân số, lương thực, vũ khí; tăng cường xây dựng
bố phòng…” [87, tr.38]. Đại hội đặc biệt chỉ ra: chú trọng vùng xung yếu miền
Tây, Nga Sơn, Hà Trung, Hoằng Hoá, Quảng Xương, đường số 1A, các bến
sông lớn và đường rút lui của địch như Quan Hoá, Bá Thước, Cẩm Thuỷ,
Thạch Thành… và đề ra khẩu hiệu “Thượng du thắng là Thanh Hoá thắng”,
xây dựng miền Tây - địa bàn chiến lược quan trọng của cách mạng Thanh Hoá
và nước bạn Lào anh em.
Cuộc kháng chiến ngày càng ác liệt, vùng chiếm đóng của Pháp theo
“vết dầu loang” lan rộng, không chỉ ở đồng bằng Bắc Bộ, Việt Bắc mà còn huy
động lực lượng trở lại đánh chiếm một số điểm ở miền Tây Thanh Hoá. Trước
tình hình đó, tháng 7 - 1950, Hội nghị Tỉnh uỷ mở rộng tại xã Hợp Thành Triệu Sơn đề ra nhiệm vụ giai đoạn mới: “1. Quyết chiến, quyết thắng để bảo vệ
Thanh Hoá - một hậu phương quan trọng của cả ba chiến trường: Bắc Bộ, Lào,
Bình Trị Thiên. 2. Dốc nhân, tài, vật lực cung cấp cho chiến trường Bắc Bộ và
chiến trường Thượng Lào” [21, tr.90]. Đại hội cũng chỉ rõ nhiệm vụ quân sự
của tỉnh: tích cực chi viện cho chiến trường Bình - Trị - Thiên, cung cấp kịp thời
sức người sức của cho chiến trường Bắc Bộ, xây dựng kinh tế, cải thiện đời
sống nhân dân, xây dựng chính quyền, củng cố khối đoàn kết toàn dân.
Xây dựng hậu phương về văn hoá - xã hội. Cùng với xây dựng hậu
phương Thanh Hoá về chính trị, kinh tế, quân sự, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá rất
chú trọng đến lĩnh vực văn hoá - xã hội. Từng bước đưa chủ trương của Đảng


24


vào thực tiễn Thanh Hoá và thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Thanh Hoá có tiếng là văn vật, nhưng nay xét số người biết chữ còn ít hơn
người chưa biết chữ… Tôi có ý kiến ra kỳ hạn trong một năm phải thanh toán
cho xong nạn mù chữ” [62, tr.59], Đảng bộ tỉnh đã đưa ra mục tiêu: Gấp rút
thanh toán nạn mù chữ, tiến lên học bổ túc văn hoá, kêu gọi nhân dân chống
nạn thất học “người biết chữ dạy người chưa biết chữ, người biết chữ nhiều
dạy cho người biết chứ ít, phụ nữ lại càng phải học”.
Cùng với đẩy mạnh phong trào bình dân học vụ, phong trào xây dựng “đời
sống văn hoá - nếp sống kháng chiến” và đẩy mạnh hoạt động y tế từng bước
vừa nâng cao dân trí, vừa bảo đảm sức khoẻ, đời sống tinh thần của nhân dân.
Nhận thức rõ vị trí, vai trò chiến lược của tỉnh sau Cách mạng Tháng
Tám, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đã kịp thời khắc phục khó khăn, củng cố, bảo
vệ chính quyền cách mạng, sớm đưa ra chủ trương xây dựng hậu phương trên
tất cả các lĩnh vực. Điều này thể hiện đường lối đúng đắn của Đảng ta, đứng
đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời phản ánh sự nhạy bén, kịp thời của
Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá trước hoạ xâm lăng của thực dân Pháp.
1.3. Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo xây dựng hậu
phương, chi viện cho tiền tuyến trong những năm đầu kháng chiến
chống thực dân Pháp (1945 - 1950)
1.3.1. Đảng bộ tỉnh Thanh hoá chỉ đạo xây dựng hậu phương
Xây dựng hậu phương về chính trị là một trong những nhiệm vụ quan
trọng của công cuộc xây dựng và bảo vệ hậu phương, trong đó đặt lên hàng
đầu nhiệm vụ xây dựng Đảng. Vì vậy, trong các năm 1947 - 1950, thực hiện
lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá xem công tác xây
dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt để đẩy mạnh phong trào cách mạng. Năm
1947, toàn tỉnh có 2.800 đảng viên, đến năm 1950 đã có 37.442 đảng viên.
Các huyện Thượng du đã thành lập được Đảng bộ. Hầu hết các xã đều xây
dựng chi bộ Đảng. Số đảng viên là nữ có trên 4000 người, số đảng viên là



×