Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Những từ có liên hệ với nhau về nghĩa và về lịch sử âm đầu trong tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.71 MB, 158 trang )

M Ụ C LỤC
Trang
M Ỏ ĐẦU

I - Lịch sử vấn đề _______________________________________________ 1
n - Đối tượng nghiên c ứ u _____ ___________________________________4
m - vấn đề tư liệu ______________________________________________5
IV - Cái mới của luận văn ______________________________________

8

V - Phương pháp phân tích và trình bày ___________________________ 9

CHƯONG 1 : NHỮNG LIÊN HỆ vể MẶT LỊCH sử CỦA CÁC ÂM ĐẨU TIẾNG VIỆT

A. Những vấn đề chung _______________________________________ 11
B. Những liên hệ lịch sử giữa các â m đầu _______________________

14

c. Tiểu kết chương 1 _________________________________________ 40

CHƯONG 2 : PHÂN TÍCH MỐỈ LIÊN HỆ GIỮA CẮC ÂM ĐẨU TRONG CÁC NHÓM TỪ

Đ ư ọ c KHẢO SÁT
I - Những quy ước về mặt trình b à y ____________________________ 44
n - Những phân tích cụ thể ____________________________________46
ffl - Tiểu kết chương 2 ________________________________________ 75

CHƯONG 3 : CẮC Kiểu LIÊN HỆ VỂ NGHĨA TRONG CÁC NHÓM TỪ Được KHẢO SÁT


A. Biểu vật và nghĩa__________________________________________

78

B. Phân tích các liên hộ về nghĩa________________________________ 82
I - N h ữ n g từ có chung biểu vật ______________________________ 84
n - N h ữ n g từ có biểu vật Hên hê lôgíc - thực tại vói n h a u _________ 89
m

- N h ữ n g từ có biểu vật tương tự n h a u _____________________

102

c. Tiểu kết chương 3 ________________________________________

116


CHƯQNG 4 : G iói HẠN BIẾN DỊCH CỦA CÁC MẶT : NGỮ ÂM, NGHĨA VÀ 3IËU VẬT.
TƯONG QUAN GIỬA CÁC NHÓM TỪ Đ ư ọ c KHẢO SÁT VÓI TỪ ĐỒNG ÂM,
ĐỔNG NGHỈA, TRÁI NGHĨA VÀ PARONYM

I - Nhận xét về giới hạn biến dịch của các mặt ngữ âm, nghĩa
và biểu vật trong các n h ó m từ _____________________________
n - Tương

quan giữa các n h ó m

119


từ được khảo sát v ở i từ đồng ù m ,

đổng nghĩa và trái nghĩa__________________________________

129

m - Tương quan giữa các n h ó m .từ được khảo sát với paronym ____ i31

KẾT LUẬN _____________________________________ ____________________________

135

TÀI LIỆU THAM K H Ả O _______________________________________________________

138

PHỤ LỤC


M Ở ĐẦU
I. LịCH

1.1.

sử v ẩ n đ ể

:

Hai thuật ngữ : tổ từ (word family) và từ tương tự (paronym) ít


nhiều có liên quan và được nhắc tới trong luận văn này, vốn không có gì xa lạ
trong nhiều tài liêu ngôn ngữ học về các ngồn ngữ châu Âu. C ò n đối với các
ngôn ngữ cùng loại hình và/ hoặc gdn gũi về khu vực với tiếng Việt, theo
những tài liệu m à chúng tôi được biết, thì hiện tượng tương ứng với hai thuật
ngữ ấy cũng đã được một số nhà nghiên cứu đề cập từ khá lâu. Chẳng hạn,
theo G.B.Downer [69] thì:
- N ă m 1933, B.Karlgren đã nghiên cứu "các tổ từ trong tiếng H á n ” và
n ă m 1956, ông lại nghiên cứu "những từ cùng gốc trong các chuỗi ngữ â m của
tiếng Hán".
- Năm

1935, H.Maspero nghiên cứu "các tiền tố và hiện tượng phái

sinh trong tiếng H á n cổ".
- Y u m i n n ă m 1948 nghiên cứu "sự phái sinh từ trong tiếng H á n cổ bằng
cách kết thêm hậu tố - d".
Bản thân G.B.Downer, n ă m 1959 nghiên cứu "sự phái sinh bằng cách
biến chuyển thanh điệu trong tiếng H á n cổ" [69] còn E.G.-Puleyblank n ă m
1973 [78] tiếp tục cồng bố "một số giải thuyết mới liên quan đến những tổ từ
tiếng Hán".
N h ữ n g vấn đế tương tự như thế trong tiếng Quảng Đông, Taishan, tiếng
Bô bai, tiếng Thái Lan (Xiêm), tiếng M â n thông tục có thể gặp trong các công
trình của K amtak H i m n ă m 1977, 1980 [74,75] và Ting Pang hsin n ă m 1984
[82].

Riêng về các ngôn ngữ Mon-Khmer, n ă m 1973, H.Shorto có bài "Ba tổ
từ M o n - K h m e r " [79] trong đó có đề cập đến tiếng Việt. M.Ferlus n ă m 1977
trong bài "Tiền tố có ý nghĩa công cụ trong tiếng K h a m o u và dấu vết của nó



trong tiếng Việt [70] tuy không nói đến cái gọi là tổ từ, nhưng vấn đề được
nghiên cứu lại trực tiếp có liên quan, vì nó ỉà vấn đề phái sinh từ bằng phụ tố.
M ặ c dù cách phân tích, biện giải của các nhà nghiên cứu nói trên có
chỗ này chỗ khác không giống nhau, nhưng tất thảy đều thừa nhận sự tồn tại
của những nhó m từ m à các từ trong đó vừa có liên hệ về nghĩa với nhau, lại
vừa có liên hệ, tương tự nhau (chứ khống đồng nhất) về mặt ngữ am.
Mặt khác, có một nét chung khá rõ là họ đều cố gắng tìm tòi xác đinh
những đối lập ngữ ủ m và những liên hệ về nghĩa tương ứng đều đặn với những
đối lập ngữ â m ấy, rồi từ đó phát hiện ra cách phái sinh bằng những con
đường biến đổi ngữ â m khác nhau để tạo nên những n h ó m từ có các mối liên
hệ vừa nêu bên trên.
1.2. H.L.Shorto trong bài nghiên cứu rất cồng phu "Ba tổ từ M ô n K h m er" đã chọn một cách tiếp cận riêng. Ô n g khảo sát ba n h ó m từ có â m đầu
là bán nguyên â m môi và có những nghĩa đại loại như: vòng - đi vòng quanh đặt quanh, quấn quanh - vây quanh - quay/ ngoái lại...
M ộ t mặt, ông so sánh các từ có nghĩa như trên đủy của tiếng M ô n với
các từ tương ứng của chúng trong các ngôn ngữ: Khmer, Stiêng, Sre Biat,
Banhnar (thuộc nhánh M ô n - K h m e r Đông) Palaung, Riangliang, Wa, Khasi
(thuộc nhánh M ô n - K h m e r Bắc) ... để phục nguyên dạng gốc của chúng, rồi
mặt khác, quan trọng hơn, ông phân tích quá trinh diễn biến của chúng tới
hiên tại. (Trong một số trường hợp, tiếng Việt cũng là cứ liệu được dưa ra để
đối sánh, phân tích).
1.3. Trong quá trình nghiên cứu tiếng Việt, một ngồn ngữ cùng loại hình
và gần gũi về nguồn gốc, khu vực với các ngôn ngữ kể trên, một số nhà
nghiên cứu tiếng Việt [19, 23, 24, 26, 27, 31, 47, 82j tuy không nói đến t ổ từ,
nhưng với các m ứ c đô nhiều, ít khác nhau, đã nói tới hiện tượng những từ có
bộ phận ngữ â m giống nhau m à nghĩa của chúng có những liên hệ với nhau
hoặc tương tự như nhau. Về mặt ngữ âm, chúng có thể là:


- Những từ đom giống nhau ở â m đầu, như: núp, nấp, nép. m õ m , mỏ,
miệng, mép, mổi, m ồ m ...

- Những từ đơn giống nhau ở phần vần, như: quăn, xoăn, vằn. ép, kẹp,
bẹp, xẹp, dẹp, lép ...
- Những từ ỉáy có một hoặc hai vần giông nhau, như: đúng đắn, thẩng
thắn, vuông ván, đầy đặn ... bấp bênh, lấp ló, khấp khểnh, thập thò ... nghênh
ngang, kềnh càng,thênh thang, khệnh khạng ....
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đề cập những hiện tượng như trên đây
đều mới chỉ đưa ra một số rất ít n h ó m từ cụ thể nào đó để phân tích, miêu tả;
hoặc chỉ nhân thể nói tới chúng trong khi thảo luận, phân tích về một hoặc
một số đặc điểm nào đó của tiếng Việt. Các nhận xét rút ra được từ những
n h ó m từ đó thường trực tiếp hoặc gián tiếp nói tới những vấn đề như:
a - Động tác cấu â m của nhiều â m đầu và vần tiếng Việt có khả năng
biểu thị, miêu tả, phỏng theo hình dáng hoặc phương thức hoạt động của cái
m à từ chứa chúng nói đến. Ví dụ : n h ó m từ có vần - en m ô phỏng động tác
qua những chỗ hẹp, khó đi: chen, chèn ,chẹn, len, lén, xen,sẻn, nghẽn, nghẹn,
ch ẽn , n én ... [24].
b- Bô phận ngữ â m nhỏ hơn â m tiết của tiếng Việt có khả náng man g
nghĩa; tức là hình vị của tiếng Việt có thể là đơn vị có kích thước nhỏ hơn â m
tiết. Ví dụ, vần - ăn trong các từ như: đ ú n g đ ắ n , vu ô n g vắ n , đ ầ y đ ặ n ... vần - âp
trong các từ như: b ấ p b ê n h , tấ p tể n h , lấ p ỉo é , m ậ p m ờ ... có thể được coi là
những hình vị. [19,31]
c - C ó thể có sự biến â m tạo từ (ví dụ, các từ tră n , rắ n , th ằ n lầ n có thể
bắt nguồn từ [tlan] hoặc môt hình thái nào đó na ná như vậy [32] hoặc cấu tạo
từ theo lối suy phỏng [23,37].
N ă m 1985, lần đầu tiên, sách "Từ vựng học tiếng Việt" [24] trình bày
những hiộn tượng nêu trên với cái nhìn thuần tuý đồng đại, đặt tên là các từ


tương tự, xếp chúng bên cạnh từ đồng âm, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, với tư
cách như một kiểu tổ chức của từ vựng.
Tất cả những điều vừa trình bày trên đây hoặc ý tưởng về chúng, ít

nhiều đều có trong suy nghĩ của khá nhiều người nghiên cứu tiếng Việt,
nhưng tiếc rằng chưa có ai, chưa có công trình nào tập hợp thật nhiều tư liệu
để miêu tả, phân tích cho thật kỹ cả cái gọi là tính tương tự, mối liênJiê về
mặt ngữ â m lẫn tính tương tư,mối liên hệ về mặt nghĩa. Nói cách khác, đó là
hiện tượng cỏ không ít người nhận ra, c ả m thấy,nhưng

lạichưa được khảo sát

và phân tích để tìm hiểu một cách đầy đủ.
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cứu.
Đ ể góp phần tiếp tục nghiên cứu những n h ó m từ có liên quan đến các
hiện tượng như vừa kể trên, chúng tôi tập trung chú ý vào những từ đơn mà:
a - C ó phần vần giống nhau.
b - Có liên hệ với nhau (được hiểu ỉà tươngtự nhau hoặc cóliên hệ đến
nhau) về nghĩa.
c- Â m đầu của chúng có liên hệ với nhau về mặt lịch sử.
Sở dĩ chúng tồi xác định đối tượng nghiên cứu của mình như vậv là vì
m ấ y lý do sau đây:
a- Khối tư liệu từ đơn tiết thu được, có số lượng đủ ỉớn, tập trung và đủ
tin cậy.
b- Những từ ghép có bộ phận ngữ â m giống nhau nhỏ hơn â m tiết
không nói lên được điều gì về nghĩa của chúng (ví du, hai từ c ỏ g ả và c á và n g
giống nhau ở â m đầu của â m tiết thứ nhất); còn những từ giống nhau ở môt
â m tiết thì lại ỉà vấn đề khác: cùng một yếu tố cấu tạo từ (hình tiết) đã được
dùng lặp lại trong những lần khác nhau để cùng với những yếu tố khác tạo nẻn
những từ khác nhau (Ví dụ: xanh lè, xanh rì, xanh ngắt, xanh mướt, xanh
u m ...).

4



c- Những từ láy có một hay hai vần giống nhau thì đã được một số nhà
nghiên cứu phân tích dưới những gốc đô tương đối đa dạng; còn từ cách nhìn
của chúng tôi, không ít hiên tượng trong đó sẽ có thể giải thích được sau khi
những vấn đề hữu quan đã được làm sáng tỏ trong khu vực từ đơn. Chảng hạn,
sự tương tự về â m và nghĩa giữa những từ như n ghênh n g a n g , kền h cà n g ,
kh ện h k h ạ n g ... sẽ có thể được giải thích bằng sự giống nhau ở cặp vần - ềnh a n g và các â m đầu của chúng N G - K - K H có liên hệ với nhau trong quá khứ
lịch sử.
d- N h ữ n g liên hệ về mặt lịch sử của các ủ m đầu trong các n h ó m từ được
khảo sát, theo cách nhìn của chúng tôi, là lý do quan trọng và là cơ sở cho
việc tạo nên chính các n h ó m từ đó.
e- Những từ có liên hệ với nhau về nghĩa, có â m đẩu giống nhau, m à
phần vần của chúng có ỉiên hệ lịch sử với nhau như ni - này, mi - mày, chí chấy, đường - đàng, nước - nác ... có số lượng không nhiều lắm, m ặ c dù hoàn
toàn có thể và cần chia ra thành một kiểu, ngang bằng về mặt phân loại với
những từ m à chúng tồi đề cập ở đây để x e m xét; nhưng vi chưa đủ điều kiên,
và để cho vấn đề được tập trung, chúng tôi tạm thời chưa nghiên cứu.
III. VẨN ĐỂ TƯ LIỆU

m . 1. Tiêu chí tập hợp
N ế u phân chia toàn bộ từ vựng tiếng Việt theo hơn 20 â m đầu và/hoặc
ĩrên dưới 160 vần thì sẽ có thể tập hợp được rất nhiều n h ó m vừa có một bộ
phận ngữ â m giống nhau, lại vừa có những nét tương tự nhau về nghĩa, nhưng
cách phân chia, tập hợp như vậy không thể nào tránh được những ngẫu nhiên
và gán ghép chủ quan. Vì vậy, việc đưa ra những tiêu chí để xác định đối
tượng, thu thập cá c n h ó m tò, là rất cần thiết.
L a . T iêu c h í về n g ữ â m .
Trong các từ đơn tiết, mỗi từ sẽ có thể có tối đa là n ă m thành tố ngữ
âm: â m đầu, â m đệm, â m chính, â m cuối và thanh điệu, n ằ m trong kết cấu hai
bậc g ồ m ba thành tố trực tiếp: â m đầu, phần vần và thanh điêu [59].


5


N ế u sự tương tự nhau về ngữ â m ở đây được hiểu là có một hoặc một số
bộ phận, thành tố câu tạo nên â m tiết giống nhau (trùng nhau); và nếu hai từ
đơn - â m tiết có đầy đủ cả 5 thành tố thì chúng sẽ có tối đa 30 khả năng
(dạng) tương tự nhau (tính theo công thức 2n-l, trừ đi thêm một khả năng dạng trùng nhau hoàn toàn). Nếu so sánh hai từ đơn - â m tiết theo ba thành tố
trực tiếp: â m đầu, vần, thanh điộu, thì chủng sẽ có 6 dạng tương tự nhau.
Tuy nhiên, 30 khả năng hay 6 khả năng, là những con số tính toán được
trên lý thuyết. Chúng tồi, với những lý do như điểm n về đối tượng nghiên
cứu, đã trình bày: chỉ khảo sát một khả năng là những từ đơn giống nhau ở
phần vần; và p h ạ m vì còn được thu hẹp hon nữa: những tò đơn có phần vần
giống nhau m à â m đdu của chúng lại có liên hệ về mặt lịch sử với nhau, sở đĩ
như vậy là vì ngoài những lý do đã nêu trong điểm n bên trên, còn vì tình
trạng tư liệu và những kết quả nghiên cứu hiện có vẫn chưa cho phép tìm ra lý
do thật sáng tỏ để phân tích và giải thích cho các khả năng khác.
I .b . T iêu c h í v ề n gh ĩa.
Cách nói "có nét giống nhau/ gần nhau/ tương tự nhau ... về nghĩa",
thục ra, không hoàn toàn chặt chẽ và rất dễ dẫn tới sự gán ghép chủ quan. Vì
vậy, để có căn cứ xác định những nét giống nhau/ gần nhau/ tương tự nhau
hoặc liên quan đến nhau về nghĩa giữa những từ được đưa ra phân tích, so
sánh, chúng tôi dựa trước hết vào định nghĩa của chúng trong các từ điển.
Xuất phát từ quan niệm coi nghĩa của từ là cái có thể phàn tích ra được
những thành tố nhỏ hon, tối thiểu, cần yếu (nhừng nét nghĩa), đổng thời, nghĩa
của từ là một tập hợp, một bộ những nét nghĩa cần yếu đó, chúng tồi coi hai từ
là có nghĩa tương tự nhau khi chúng có ít nhất một nét nghĩa p h ạ m trù và một
nét nghĩa cụ thể (xem chương 3) giống nhau. Tuy vậy, các n h ó m từ được khao
sát ở đủy sẽ được gọi chung là có liên hệ với nhau về nghĩa (mặc dù cách gọi
này cũng không thật chặt chẽ) chứ không nói là (từ) gần nghĩa, bởi vì, như
trong chương 3 sẽ phân tích, chúng có thể :



- C ó những liên hệ logic - thực tại với nhau (ví dụ: thắt - chặt, dựng đứng, xô - đổ, kẹp - nẹp ...)
- C ó những liên hệ tương đồng/ tương tự với các m ứ c độ khác nhau
như: leo -trèo, dơ- nhơ, bong - long, lầm - n h ầ m ...

m .2 . Các bước tập hợp và xử lý tư liệu
N h ữ n g từ đơn được chúng tôi tập hợp phải luôn luôn thoả m ã n đồng
thòi hai tiêu chí về ngữ â m và nghĩa nêu trên. Chúng được thu thập chủ yếu
dựa vào T ừ điển tiếng Việt xuất bản n ă m 1992 tại H à Nôi, là từ điển thuộc
loại mới nhất; đồng thời, trong những trường hợp cần thiết, cán bổ sung thi
chúng tôi cũng dựa vào các từ điển khác nữa, cùng với những tư liệu tiếng địa
phương m à bản thân đã có dịp sưu tầm.
Các bước làm việc ở đây được thực hiện như sau.
ỉ . Tập hợp tất cả những từ đơn có phần vần giống nhau (bất kể thanh
điệu); đồng thời nghĩa của chúng, theo c ả m nhận chủ quan là có liên hệ với
nhau; nhưng â m đẩu của chúng phải khác nhau.
2. N h ữ n g từ nào đã qua bước 1 m à â m đầu của chúng xác định ngay
được là có liên hệ lịch sử với nhau, hoặc những từ m à â m đẩu của chúng thể
hiộn môt tương ứng ỉặp lại từ hai lần trở lên (trong 2 hoặc hơn 2 n h ó m từ) dù
chưa biết chắc chúng có liên hệ lịch sử với nhau hay không, đều được rhu
thập. (Ví dụ, tương ứng B - M

được thể hiên trong nhiều ngôn từ, nên n h ó m

nào có tương ứng này cũng đều được thu nhận. X e m 13 n h ó m từ đầu tiên và
n h ó m số 15 trong danh sách). Sau đó chúng tôi rà xét lại toàn bộ để chỉ lựa
chọn những n h ó m từ m à â m đầu của các từ trong từng n h ó m ấy có liên hệ lịch
sử với nhau.
3 . Thông qua (các) từ điển (có thể có những phân tích, hiệu chỉnh, nếu

cần thiết) đối chiếu nghĩa của các từ trong các n h ó m đã tập hợp được sau hai
bước bên trẽn để kiểm nghiệm, xác định nghĩa của chúng có liẽn hệ với nhau
thật hay không. Bước này thật ra là được thực hiện song song với bước thứ hai
để thanh lọc bớt những tư liêu không thoả m ã n hai điều kiện (tiêu chí) đã xác
đinh.
D a n h sách các từ điển chúng tôi sử dụng bao gồm:

7


TĐ1. T ừ điển V iệ t - B ồ đ à o n h a - L a tỉn h , của A-de-Rhođes. Roma,
1651 Bản dịch của nhà xuất bản Khoa học xã hôi. H à Nôi, 1991.
TĐ2. D ic tio n a riu m A n a m ilic o L a tin u m , của Pignau de Behain.
TĐ3. Đ ạ i nam q u ấ c â m tự vị, của Hùinh Tịnh Paulus của Sài G ò n 1895.
TĐ4. T ừ đ iển V iệ t - P h á p của J.F.M.Genibrel - Sài Gòn, 1898
TĐ5. V iệ t N a m tự đ iể n của Hội khai trí tiến đức. H à Nội 1931.
TĐ6. D ic tỉo n a ir e A n n a m ite - C h in o is - F ra n c, cais của G.Hue. 1937.
TĐ7. V iệ t N a m tự đ iể n của Thanh Nghị. Sài Gòn, 1958.
TĐ8. V iệ t N a m tự đ iể n của Lê Văn Đức. Sài Gòn. 1970.
TĐ9. T ừ điển tiế n g V iệ t của Văn Tân (chủ biên) - H à Nội, 1967.
TĐ10. T ừ đ iển tiế n g V iệ t của Viện Ngôn ngữ học - u ỷ ban khoa học xã
hội, (Hoàng Phê chủ biên). H à Nội, 1992.
(Kể từ đây, để viộc trình bày được ngắn gọn, chúng tôi không nhắc lại
tên các từ điển nữa, m à dùng các kí hiệu viết tắt TOI, T Đ 2 ...).
Sau các bước làm việc kể trên, chúng tôi thu thập được 1335 từ khác
nhau, tập hợp trong 602 n h ó m (xem phụ lục) và gọi chúng là "những n h ó m từ
có liên hệ với nhau về nghía và lịch sử â m đầu." Trong số 602 n h ó m này,
n h ó m có nhiều từ nhất ỉà 7 từ, n h ó m có ít từ nhất là 2 từ. Số n h ó m 2 từ chiếm
tỷ lệ rất cao: 499 so với 602.
Số lượng các n h ó m từ m à chúng tôi thu thập được chắc chưa phải là

tuyêt đối đây đủ. Nếu so sánh tìm tòi trong nhiều từ điển và nhiều tiếng địa
phương hơn nữa, thì con số nêu trên có thể còn gia tăng ít nhiều; nhưng dù
sao thì đó cũng là khối tư liêu đủ sức phản ánh các khía cạnh của vấn đề.
IV. CÁI MỚI CỦA LUẬN VĂN.
Trên cơ sở nghiên cứu sâu hơn một p h ạ m vi đối tượng như vậy, cái mới
m à công việc của chúng tôi đạt được là:


ỉ . Việc khảo sát, phân tích và miêu tả được tiến hành với một khối tư
liệu thu thập đầy đủ và tập trung hơn.
2. Rút ra được một số nhận xét có tính chất kết luận về những vân để
như:
a- Thực chất của những n h ó m từ có liên hê với nhau về nghĩa và lịch sử
â m đầu trong tiếng Viột là gì?
b- Lý do nào đã dẫn đến sự hình thành nên các n h ó m từ đó?
c- Các liên hệ cụ thể về nghĩa trong các n h ó m từ ấy như thế nào?
d- So với các n h ó m từ đồng âm, đồng nghĩa, thỉ những n h ó m từ được để
cập ở đây là cái gì và chúng như thế nào?
e- So sánh với cái gọi là các tổ từ (word family) và /hoặc các từ tương
tự (paronym) trong các ngôn ngữ khác và khái niệm về chúng trong các sách
ngôn ngữ học thì các n h ó m từ được nghiên cứu ở đây có gì giống và khác
nhau?
Những nhận xét, kết luận về các vân đề đó sẽ góp phán soi sáng thêm
cho những đặc điểm cả về mặt loại hình lản vị trí khu vực của tiếng Việt trên
cả hai bình diện thực tiễn và lý luận.
V. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ TRÌNH BÀY
Trong luận văn này, chúng tồi luồn luôn đi từ thực tế tư liệu để so sánh,
miêu tả, sau đó là phân tích rồi mới nhận xét và kết luận chứ không xuất phát
từ một m ô hình phân tích có sẵn hay một chủ kiến từ trước. C ó nghĩa là chúng
tôi đi bằng con đường qui nạp để tới các nhận xét và kết luận. D o đó, cơ cấu

của luận văn g ồ m có: phần m ở đầu, bốn chương phân tích miêu tả, lời kết
luận và một phụ lục ghi danh sách các n h ó m từ được kháo sát; cuối cùng là
danh m ụ c sách báo tham khảo.

Trong chương 1, chúng tôi trình bày những vấn đề về mối liên hộ lịch
sử giữa các â m đầu tiếng Việt.


Trong chương 2, dựa trên những điều đã nói ở chương 1, chúng tôi đi
vào miêu tả, phân tích và giải thích mối liên hệ giữa các â m đầu của các từ
trong các n h ó m được tập hợp, khảo sất.
Trong chương 3, chúng tôi phàn tích các kiểu liên hệ vể nghĩa trong các
n h ó m từ.
Chương 4, chúng tôi thảo luận, đánh giá về giới hạn biến chuyển của
các thành phần ngữ âm, nghĩa và biểu vật trong các n h ó m từ.
Thật ra, nếu căn cứ vào nội dung thì có thể nói 4 chương ấy thuộc 2
phần, một phần giành cho các vấn đề về ngữ â m (chương 1,2) và một phần
giành cho các vấn để về nghĩa (chương 3,4).
Việc phân chia thành 4 chương với số trang không đồng đều nhau lắm,
có thể gây ấn tượng thiếu cân đối; nhưng do dung lượng của từng loại ván đề
cũng như các khả năng phùn tách, chúng tôi thể hiện mỗi phần trong hai
chương; và điều này cũng không anh hưởng gì đến logic của việc trình bày.
Đối với việc
• thể hiện
• các â m đầu,' để tiện
• cho viêc
« theo dõi và cả vièc
«
đánh máy, chúng tôi chủ yếu dùng con chữ in hoa như trong chính tả hiện
nay; chỉ trong một số trường hợp thật cẩn thiết, khi con chữ quốc ngữ khỏng

thể hiện được â m đầu đố, hoặc có thể gây hiểu lầm thì chúng tôi mới dùng ký
hiệu phiên â m đặt trong dấu ngoặc vuông [ ].
Kí hiệu đặt trong dấu ngoặc đơn để chỉ: nó có thể cỏ hoặc không. Ví dụ
A (b) cd.
Dấu gạch chéo để phân cách có nghĩa như từ "Hoặc
V í d ụ : A vàB/C.
Con số đặt trong dấu ngoặc vuông ứng với số thứ tự của tài liệu trong
danh m ụ c tài liệu tham khảo. Ví dụ [99].

(biến đổi, biến chuyển) thành.

(biến đổi, biến chuyển) từ.

10


C h ư ơ n sỉ

NHỮNG UÊN HỆ VỂ MẶT LỊCH s ử
CỦA CÁC ÃM ĐẨU TIẾNG VIỆT

A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I.

H ê thống ngữ â m tiếng Việt nói chung, các â m đầu nói riêng, vốn có

lịch sử của chúng. Trong quá trình phát triển để dăn tới một hệ thống như hiện
nay, nhiều biến đổi, nhiều mối liên hệ giữa các â m đã diễn ra. Vì vậy, m u ố n
biết hai hoặc hơn hai â m hiện nay có liên hệ gì với nhau trong quá khứ hay
không, chúng tôi buộc phải tìm lại diện m a ọ của chúng trên những con đường

phát triển ấy.
Đ ể làm công việc này, chúng tồi phái lựa chọn một trong hai cách đi
sau đây.
1.

Cách thứ nhất, xuất phát từ quá khứ đi tới hiện tại. Nếu theo cách

này thì chúng tôi sẽ phải dưa vào một hô thống â m đáu đã được phue nguvên
sẵn, rồi b á m theo lịch trình diẻn biến của chủng từ niên đại được phục nguvồn
đến nay để x e m có những biến đổi gì đã xảy ra, và những biến đổi ấv đã đưa
đến những mối liẽn hệ, tương ứng như thế nào.
Cách đi này thực tế sẽ khiến chúng tôi có lý do để phái trinh bày lại
diễn biến lịch sử của các â m đầu tiếng Viêt hiện đại một cách đầv đủ theo hệ
thống; nhưng đó không phải là m ụ c đích chính của luận văn.
Chúng tôi tuy phải theo dõi, tìm hiểu các quá trình diễn biến, các mối
liên hệ lịch sử của các â m đầu hiện đại, lấy đó làm cơ sơ áp dụng vào phùn
tích giải thích tư liêu của mình, nhưng chỉ đề cập những quá trình diẻn hiến,
những liên hệ lịch sử nào trực tiếp liên quan và thiết yếu cho vấn đề cán giái
quyết chứ không nhất thiết phải là toàn bộ quá trình diễn biến lịch sử của các
â m đầu được thể hiện một cách chi tiết trong một hệ thống cân đối, trọn vẹn.

11


2.

Cách thứ hai, xuất phát từ các â m đầu hiện đại, quay ngược trơ lại

quá khứ của chúng. Nếu theo cách này, chúng tôi sẽ lùi dần vào quá khứ lịch
sử để tìm hiểu x e m mỗi a m đầu hiện nay, trước đây từng có / hoặc cỏ thế có

các mối liên hệ lịch sử với (những ) â m đầu nào.
L à m như thế, việc trình bày các mối liên hệ lịch sử của mỗi â m đầu với
các â m đầu khác nếu có, sẽ được thể hiện, được đề cập một cách tập trung
hơn, dễ hình dung hơn. Trong khi đó, nếu theo cách thứ nhất thì vấn đề sẽ
được trình bày theo hê thống của các quy luật biến đổi ngữ â m lịch sử hoặc
theo từng dãy â m đầu, sẽ gọn gàng hơn cho từng nhóm, từng dấy â m đầu â m
đầu đó, nhung lại không tập trung được các mối liên hệ lịch sử của mỗi â m
đầu vào một chỗ, nên ít nhiều, chúng ta khó hình dung hơn.
Ví dụ, về à m đầu B, từ hiện tại, chúng tồi đi vào quá khứ của nó và tìm
hiểu:
- Trước đay từng có cái gì có thể là nguồn gốc của nó.
- Cảe quá trình diễn biến để dẫn đến B hiện nay có còn cho (nhữníỉ) kết
quá gì nữa hay không.
- C ó xu hướng, quy luật hoặc hiện tượng biến đổi nào đan xen vào quá
trinh lịch sử của B nữa hay không; và nếu có thì dẫn đến hệ quá gì. (Việc tìm
hiểu những hiện tượng, những quy luật và xu hướng biến đổi đan xen vào
nhau, dát díu và lôi kéo ỉẫn nhau như thế, nhiều khi mới giúp ta hiểu được
nhũng mối liên hệ giữa những â m đầu m à hiện nay cách nhìn thuần tuý đổng
đại rất khó nhận ra).
Khi làm như trên đây, các liên hệ lịch sử của B với những â m đầu khác
nào đó sẽ được lần giở ra và trình bày một cách tập trung hơn đế chúng ta cỏ
được cái nhìn đầy đủ, rõ ràng hơn.

n. Ván đề lịch sử các â m đầu nói riêng, cũng như lịch sử ngữ à m tiếng
Việt nói chung, thực tế trước nay đã được một số nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước quan tâm miêu tả và phân tích từ khá nhiều khía cạnh, nhiều m ứ c

12



độ khác nhau [2, 3, 4, 8, 9, 10, 11, 12, 16, 17, 18, 22, 25, 36, 40, 41, 42, 43,
45, 46, 49, 51, 52, 53, 60, 61, 72]. ở đây, chúng tôi được thừa hưởng những
kết quả nghiên cứu ấy.
Tuy nhiên, được thừa hưởng các kết quả nghiên cứu của người đi
trước, không có nghĩa rằng chúng tôi chỉ việc sao chép lại là xong. Trừ một số
ít cổng trình nghiẽn cứu trình bày (với những.-góc độ và quy m ô khác nhau) vể
hệ thống â m đầu tiếng Việt trong lịch sử, đa số còn lại của phần nhiều các nhà
nghiẽn cứu m à chúng tôi đã được tiếp thu đểu là kết quả khảo sát về những sự
kiện, những xu hướng, quy luật cụ thể vào đó chứ không phải là toàn bộ hô
thống. Vì thế, việc chúng tôi phải làm là tìm tòi, tập hợp, chọn lọc và sắp xếp
những kết quá, những nhận xét ây theo cách sao cho có thể sử dụng được hữu
hiệu và hợp lý khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Đôi khi, từ những nhận xét,
gợi ý của các nhà nghiên cứu ấy, chúng tổi cỏ thể đưa thêm cứ liệu để chứng
minh cho rõ ràng hơn.
N h ư vậy, ở đây, việc phân tích, trình bày những mối liên hệ lịch sử của
các â m đẩu là xuất phát từ m ụ c đích và vì m ụ c đích nghiên cứu của chúng tôi
chứ khồng phải vì m ụ c đích trình bày một cách thật hệ thống toàn bộ những
liên hệ lịch sử và các quy luật, xu hướng biến đổi trong quá khứ của các à m
đầu đó.
IIĨ. Các â m đầu hiện nay của tiếng Việt (nếu kể Cil â m tắc thanh hđu vì có những

người khổng thừa nhận â m này) g ồ m 21 â m vị được thể hiện

trên chữ viết và một â m không được thể hiện (lìm tắc thanh háu, ký hiệu [?]).
Dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập tới chúng lần lượt theo vị trí câu à m từ mòi đến
đầu lưỡi, mặt lưỡi, gốc lưỡi và thanh hầu.

Tuy nhiên, như trên đã nói, chúng tồi sẽ không trình bàv các liên hệ
lịch sử của các â m đầu thông qua việc phàn tích sự biến đổi lịch sử của tìmu
n h ó m âm, dãy â m hay từng xu hướng, quy luật biến đổi; m à trình bày sao cho

thây được: â m này có và / hoặc có thể có liên hê lịch sử với (những ) â m nào.

13


Vì vậy dưới đây 12 m ụ c với 12 â m đầu được nêu ỉên làm tiêu đề sẽ lần lượt
được trình bày theo thứ tự vị trí cấu â m của chúng từ môi đến thanh hầu:
1. Các â m môi

: B, M, V

2. Các â m đầu lưỡi

:T, N, s, L, Gi

3. Các â m mặt lưỡi

: CH, N H

4. Â m gốc lưỡi

:K

5. Â m thanh hầu

:H

M ư ờ i hai â m đầu được nêu lên làm tiêu đề cho 12 m ụ c ấy, chúng tôi
hình dung như những điểm nút để từ đó lần giơ ra mạng lưới những liên hệ có
được trong toàn hệ thống, sở dĩ chúng tôi lấy 12 à m đầu để làm 12 điểm nút

như thế là vì hai lý do sau đây:
T hứ nhất, trong khi tới một â m A (đượcchọn làmtiêu mục)
liên hệ với một â m B nào đố, thì sau đây khổng cần phái nêu

nào đó có

â m B lênlàm

tiêu m ụ c để trình bày rằng nó có liên hệ với à m A nữa.
T h ứ hai, từ 12 A m đầu - điểm nút này, chúng tôi (lã lần ra được các môi
liên hệ giữa chúng với nhau và giữa chúng với các â m đầu khác còn lại: và
như thế là đủ, không cần phải trình bày thêm các â m đầu khác làm điểm nút
cho đủ mặt toàn bộ hệ thống, vì như thế là sẽ chỉ lặp lại những điều đã nói
trong 12 m ụ c đã trình bày.
B. NHỮNG LIÊN HỆ LỊCH sử GIỮA CÁC ÂM ĐẦU

1.Ả M ĐẦU B íhl
Đ â y là â m môi, tắc, hữu thanh. Trongtiếng TiềnViệt M ư ờ n g
M ư ờ n g chung 1 vốn có một

và Việt

â m B nguyênthuỷ; và rồimột số â m nguổn

gốc

khác cũng biến đổi để cho B rồi trùng nhập vào đó.

1 Tên gọi Tiền Việt Mường và Việt Mường chung ở dây dược hiểu, như sau : Tiếng Tién Việt
Mường ( GJSffloth gọi là Proto Vietic; cách nay khoảng 2500 năm) bào gổm (cũng ngụ ý là : VỂ

sau chia tách ra) tiêng Chứt - Poọng chung và Việt Mường chung (tổn tại trong khoảng thời gian tư

14


l.a. D o tác

động của

M ư ờ n g chung đã chuyển

xu hướng hữu thanh hoá, p trong tiếng Việr

thànhB. Tương

ứng B Việt - p Mường, Tha vung,

Rục, Sách hiện nay [71,77,94] cho thấy rõ điều đó.
Việt : bánh - M.Khến: psrỊ

-

Việt : bánh - M.Khến: păl

-

Việt : ba- Sách: pa

-


Việt : bắn

-

Rục: per)
Rục: pổl - Nguồn: pan
Rục - pa - Thavung: paa
Rục: pin

- Tha vung:

pip/ pi^

Ta cũng biết rằng:
1.p có thể bật hơi và xát hoá để chuyến thành â m được ghi hằng P H
ngày ngay m à T Đ 1 miêu tả là â m tắc, môi - môi, bật hơi.
2. Sách "An n a m dịch ngữ" [41, 66] cho thấy [p'] của tiếng Việt thời đỏ
từng được phiên chuyển bằng [p'] và [f] của tiếng Hán.
3. Tổ hợp phụ â m P L (Từ điển l,tr.8) một mặt có thể hoà nhập với B L
(Từ điển 1) rồi biến đổi theo con đường của BL; mặt khác nó lại cỏ thể rụng
â m lỏng L còn lại p, rồi p ấy bật hơi, xát hoá theo xu hướng xát hoá chung,
biến chuyển thành P H ngày nay.
4. C ứ liệu phương ngữ cũng cung cáp nhiều cặp từ có B - P H song

song như: bỏng -phỏng, banh - phanh, bồng -phồng...
5. C h ữ n ô m dùng P H để ghi â m B trong hàng loạt trưởng hợp [1.3,4.
25, 51]. Ví dụ P H Ụ N G - bụng, bóng; PHONÍ Ì- bông...
6. Trong cách đọc Hán Việt, P H Hán Việt vốn xuất thân từ [p'] do
thanh m ẫ u Phi [f] Phu [f] Phụng [v] nhập làm một với thanh m ẫ u Bàng [p1].
(xem 2 tr 177-181).


thế kỷ V đến X). Tiếng chứt - Poọng chung bao gổm nhóm Chửt và nhóm Poọng, Nhóm Chứt bau
gổm tiếng Arem, Rục, Sách... ngày nay. Nhóm Poọng gôm tiếng Poọng ngày nay. cỏn tiếng Việt
Mường chung ( theo cách gọi của Nguyẽn Tài cản và M.Ferlus) bao gồm tiếng Việt và tiếng
Mường ngày nay, [xem 4 , 15, 20, 94]

15


N h ư vậy, rõ ràng là B và P H của tiếng Việt có liên hệ lịch sử với nhau.
l.b. Â m

[p] xát môi - mồi trong tiếng Việt M ư ờ n g chung biến đổi

thành B trong tiếng M ư ờ n g và V (âm môi - răng) trong tiếng Việt theo quy
luật xát hoá (có qua dạng trung gian |£] ;điều này được ghi trong TĐi).
K iểm tra vần B của TĐi, chúng tỏi thấy có 19 từ (trong 23 lượt từ)
được ghi B m à nay phát â m với V: bó - vó, bớp - vấp, bích - vích...
Dạng trung gian Eb] thì hiện nay có từ được phát â m với V như : va i,
v ẫ y , vú ... có từ được phát â m với B như : b ấ m , b â u , bĩu...
Tới cuối thế kỷ XIX, T Đ 2 vẫn còn ghi nhận mồt số từ ngày nay phát
â m V như v ịn , vu a, v ậ t vạ ... là B: b ịn , b u a , b ậ t bạ ...
M ặt khác, quá trình xát hoá các phụ â m tắc giữa [22] làm cho một số
[- pj biến chuyển thành [v] trong khi những [p] không ở vị trí giữa từ (đầu â m
tiết chính, sau â m tiết phụ) không chịu ảnh hưởng của quá trình này thỉ biến
chuyển thành [b]
N h ữ n g điều trên đây đểu phản ánh mối liên hệ lịch sử của B với V.
l.c. Trong tiếng Tiển Viột M ư ờ n g và Việt M ư ờ n g chung có â m tiền mũi
[*mb] nay đã biến đổi thành M


trong Việt và B trong Mường, Ruc [xem

15,22,52, 53, 94]. Ví dụ.
Việt

:

muối

m ăng

may...

Mường

:

bói

băg

băl...

Việt

mâm

mất

R ục


bAra

băt

TĐi ghi một

mổ
boh

m u ố i ...
buón

số cặp đồi như m ồ d in - b ồ n h in , m ồ 1

m ù i d ù i - m à i n h ủ i - b ù i d ù i (nay còn dạng b ù i n h ù i).

N ga y bây giờ, trong tiếng Việt hiện vẫn đang còn những đôi từ như :
m u ố n - b u ồ n , m ồ h ô i - b ồ h ô i, m ồ hóng - b ồ h ó n g , m ù n h ìn - bù nhìn. N h ữ n g

16


dẫn chứng như thế chứng tỏ sự tồn tại của [*mb] trước đây và sự biến đổi của
nó đã đưa đến một số trường hợp m à â m đầu M và B có liên hệ lịch sử với
nhau.
l.d. trong lịch sử ngữ â m tiếng Việt từng có tổ hợp phụ â m B L cùng
với những tổ hợp khác như PL, TL, KL, ML.(xem:TĐi và [4,11,46,94]). Riêng
B L trong T O I có 97 m ụ c từ ghi với tổ hợp này. C ứ liệu chữ n ô m cũng khẳng
định sự tồn tại của nó: B L Ă N G (trăng) = BA + LĂNG... [1, 3, 36, 51] Sau thế kỷ


xvn,

ở Bắc Trung bộ và N a m

bộ,

B L chuyên thành T R còn ở Bác bộ thi về

căn bản, nó chuyển thành Gi (tròi - giời, trồng - giồng...) Riêng T R lại có thể:
-

Biến chuyên sang CH. (ví dụ, T O I ghi blue thì nay

là Chúc;

trong phương ngữ Bắc, TRE — > CHE, TRjANH —> CHANH...)
-

Liên hệ với s . (ví dụ, cứ liệu phương ngữ cho thấy những cặp đôi

như: g à tr ố n g - g à số n g , c á i Irẹo - c á i sẹ o , co n tr á o - co n s á o còn chữ n ồ m thì
có khá nhiều chữ có thể đọc với â m đầu T R / S). Cuối cùng s lại có thể
chuyển sang hội nhập với X. (ví dụ: sâu - xâu, sáu - xáu, sang - xang...)
Q u á trình B L -> T R -» s rồi s

-> X có thể được thấy rõ hơn nếu ta so

sánh cách ghi b lả tă o c , tă o c b lả b lư ợ c... trong T Đ 1 với cách nói tương ứng x ã
tó c , tó c x ã / x o ã x ư ợ ỉ ... ngày nay.

M ộ t lối biến đổi khác nữa là B L rụng B để lại L hoặc rụng L để lại B }

Chính trong T Đ 1 cũng đã

ghi những kết quá biến đổi như thế: b ló c ,

b là i và b ó c , là i. Còn những trường hợp m à T Đ 1 ghi với B L như: blet; b lạ p
b lẩ o ; b ỉậ t... thì nay đã biến đổi thành b ệ t, tr ệ t, p h ệ t; b ậ p b ồ n g ; b ậ t, lậ t, trậ t...

H.Maspero [46] dự kiến các khả năng biến đổi của tổ các hợp như BL, TL, KL, PL, ML... c ố _____
thể là
fvMHÇ..'
~
• ÇH
a. Hòa đúc thành một âm mớ i : TL -» TR
TRMtíi
b. Rụng yếu tố đầu, để lại yếu tố sau : TL -> L
c. Rụng yếu tố sau, để lại yếu tố đầu : TL - » T
d. Âm tiết hóa, cho 2 âm tiết, mỗi âm tiết giữ một yếu tố trong tổ hợp.
e. Hai, ba tổ hợp có thể trùng nhập vào làm một và tiếp tục biến đổi. Chính khả năng này cho ta
ohiều kết quả có liên hệ với nhau vô cùng phức tạp. Xem thêm [8]

17


N h ư vậy, những trường hợp m à B dẫn xuất từ B L chắc chắn phái có
liên hệ hoặc là trực tiếp, hoặc là gián tiếp với các kết quả khác trong quá trinh
biến đổi ấy: TR, CH, s, X, L, Gi.
I.e. Các tổ hợp phụ â m BL, PL, TL, KL, M L trong quá trình biến đổi
của chúng đã không chỉ đi trên những con đường tách biệt, m à có trùng nhập,

đan xen, lôi kéo lẫn nhau [17, 18, 94]. Kết quả là một số trong các dẫn xuất
của BL, và như sau đây sẽ dần dần trình bày, của PL, TL, KL, M L , có thể
cùng xuất hiện trong những chuỗi từ m à nhìn bề ngoài, tưởng như chúng
chảng dính dáng gì đến nhau. Ví dụ, T Đ 3 cố ghi cặp đôi , bù

lem - tèm lem;

T Đ 1 ghi dạng b lo n n g ó t thì về sau biến chuyển thành to n n g ó t (TĐ3); còn
ngày nay, ta có thể thấy qua T Đ 10 những cặp như b u ộ t - lu ậ t, b ố c - tố c y ịr á c h )
bư ớ p - (r á c h ) tư ớp, tè m n h èm - lèm nhèm - kèm n h èm , b u n g - lu n g ... Những
dẫn chứng này cho thấy sự đan xen vào nhau trong quá trinh biến đổi của các
tổ hợp phụ â m là thực tế; và ta có thể nói rằng (trước hết, ử đây): một s ố â m
đầu B có liên hệ với một số â m đầu T đo quá trinh hỗn nhập và biến đổi của
các tổ hợp phụ â m có chứa B,T. Tất nhiên, đó là liên hệ gián tiếp.
Trong một số từ Hán Việt chúng ta cũng có thể gặp B và T liên hệ với
nhau. Cách đọc Hán Việt có TỲ {tỷ số . tỷ thí) nhưng cũng có BÌ {p h à n bi. so
b ì) c ó TIỆN nhưng cũng có BÈN; còn chữ n ô m thì dùng TIỆN (Hán Việt) đế ahĩ
â m b ề n hoặc b iề n (nổm) (‘). Điều này chứng tỏ rằng liên hệ B - T Ịthổng phái
là hoàn toàn kv lạ đối với tiếng Việt.
2. ẢM ĐẨU M [mi

Trong hệ thống ă m đầu Tiền Việt M ư ờ n g và Việt M ư ờ n g chung [94] đã
có â m này. Đ ó là một â m mồi, tắc, vang, hữu thanh, cùng dãy với loạt â m mũi
N H , N G, N.

(' ). Liên hệ íy trong các từ Hán Việt dược giải thích như sau [2] : T Hán Việt hất nguồn từ thanh
mẫu TINH, TÙNG, TÂM. TÀ; nhưng cõng có một số ít bắt nguồn từ thanh màu BANíỉ. BÀNíi.
TỊNH, (vốn là âm môi). Tuy nhiên, chỉ khi nào BANG, BÀNOi. TỊNH dứng trước giới ủm [i] (tam
giáp A) dài hơn, mạnh hơn, hướng về phía trước hơn và không tròn môi thi mới cho T Hán Viột.
Trong trường hợp như vậy [p] - thanh máu B/iNCỈ, [b] - thanh mâu TỊNH phải biến thành [pj]và

[bjj; rổi sau khi hợp nhất và vồ thanh hóa. biến thành [ps]; cuối cùng [ps] hợp nhất với [sị; rư [s]
biến sang [t].

18


2.a. Ngoài những trường hợp M có liên hệ với B như đã trình hủy trong
lc, ta còn có thể tháy M trong liên hệ với L và N H do biến đổi của tổ hợp ML.
M N H (từng tồn tại như hai biến thể, được nghi trong TĐ1).
Trước hết, M L có thế rụng à m lỏng để còn lại M . Chính T Đ 1 đã ghi
điều này qua hai cặp từ m á c n ồ i - m lá c n ồ i; m ạ c (n g ự a ) n h ạ c n g ự a ; còn từ hèn
m lạ t thì nay đã thành hèn m ạ t.
ML/MNH

biến đổi thành N H trong phương ngữ Bắc (ví dụ: m lu t,

m ỉo t... n h á t, n h ố t...) Còn trong phương ngữ Trung và N a m thi M L -> L (ví dụ:
m ỉạ u m l ã i .. - ỳ lạ t, lã i...)
2.b. Trong lb ta đã nói đến liên hệ B - V; và l.c. nói đến liên hệ B - M.
Thực tế như trong I.e. cho thấy, đôi khi các â m khổng liên hệ trực tiếp với
nhau m à gián tiếp qua những khâu, những điếm tựa trung gian khác. N h ư vậy
thì những V bắt nguồn từ B và những M xuất phát từ cùng một nguồn gốc với
B có thể được coi là có liên hệ với nhau, gián tiếp qua B làm trung gian.
B

-» V

[* mb]

— .


M — í
-ỳ

Liên hệ qua B

B
3. ÂM ĐẨU V [vì

V

là phụ â m mòi răng, xát hữu thanh. Â m này vốn bắt nguồn từ hai

nguồn gốc, một là â m P/B nguyên thuỷ và hai là â m [w].
3. X u hướng xát hoá đã làm cho B chuyển thành V, cũng như K -> G
và Đ

D. Điều này đã được nói tới trong điểm l.b. Theo cách giải thích của

N.K. Sokolovskaja [94] thì những â m hữu thanh cổ đại, trong tiến trình phát
triển của mình đã bị m ề m hoá rồi có thêm [j] và chuyển biến thành â m xát
tương ứng.

Ngược lại, M.Ferlus [22] cho rằng những â m tắc đứng đầu ủ m tiết thứ
hai, sau â m tiết thứ nhất (ông gọi là những â m tắc giữa) mới dẻ bị xát hoá và /
hoặc hữu thanh hoá. So sánh:

19



Việt

Tha vung

Vả

tpah

Vải

kpayh

kupal

Vôi

kpuul

kdpul

Rục

D ù theo cách giải thích nào thì chúng ta cũng có liên hệ B - V là một
thực tế.
3.b. Â m [w] nguyên thuỷ vốn là một bán nguyên có thể được coi như
â m đầu hoặc một giới âm. Vào thời "An n a m dịch ngữ" hai â m này ([v] và [w];
còn được phân biệt qua cách phiên chuyển bằng [w] và [v] H á n nhưng đến thế
kỷ x v n (TĐi) thì đã bắt đầu lẫn lộn; và chữ n ô m cũng phản ánh sự lẫn lộn
này [41].
Trong T Đ 1 ta thấy những từ nay nói với â m đầu V, khi thì được ghi là

Ư như: u ặ t (vật) u ã i (vãi) u a y (vay)... khi thỉ được ghi là V như vạ n , và n g ,
v ắ n g ... khi thì được ghi với cả u và V như ủ a / vả (cây vả) ù a / v à (tù và)...
Chính nguồn gốc này của V (nguồn gốc [w]) đã cho phép ta nói tới liên
hệ giữa V với [kw, hw, w„.] chảng hạn; m à cứ ỉiệu H á n Việt với những cặp từ
như h o ạ c h - v ạ c h , h o ạ - v ạ ... cũng ủng hộ.
3.c,Âm V hiên đại còn có thể liên hệ với []'] và [z]. Điều náy trước hết
được thể hiện qua so sánh từ điển với phương ngữ N a m :
Dạng từ điển

: vô

vào

vàng vui

Phương ngữ N a m : Jô

Jào

Jàng

Jui

vịt

vọt

Jịt

Jọt


Trong cách đọc H á n Việt cũng có liên hê này [2]. Â m V H á n Viêt bát
nguồn từ thanh m ẫ u V Â N (tam đẳng, tách ra từ HẠP) và thanh m ẫ u VI (tam
đẳng, tách ra từ MINH). Đ ó là những thanh m ẫ u có [ -J - ], thành thử liên hệ V
- D H á n Việt (ví dụ : v iệ c - d ịc h ...) càng ủng hộ thêm cho liên hệ V - D (và
những biến thể của nó) trong các từ thuần Việt.

20


3.d. Trong điểm l.a, ta đã nói tới liên hệ B - PH. Trong điểm l.b và
điểm 3.a, ta đã nói đến liên hệ B - V. Thoạt nhìn, chúng ta có thể tưởng V và
P H sẽ có liên hệ gián tiếp với nhau qua B; nhưng sự thật thì chính quy luật
hữu thanh hoá P H -> V mới là cơ sở quan trọng nhất để khảng định mối liên
hệ lịch sử của P H với V. C ứ liệu phương ngữ Trung có phản ánh liên hệ này:
V ỗ (tay) - p h ổ (tay), ăn vụng - ăn p h ú n g , p h è o lợ n - v è o lợ n ...

4. Ả M ĐẨUTĨtl
 m này là phụ â m đầu lưỡi, tác, vô thanh.
4.a. Nguồn gốc của T hiện nay vốn là [s], một â m xát, lưỡi răng, rất cổ
[4,46]. Â m [s] này đã cho ta T trong tiếng Việt và [t1] hoặc [s] hoặc cả hai
trong tiếng M ư ờ n g (tuỳ theo từng phương ngữ).
C ó thểso sánh thêm với tiếng Rục, Tha vung [71, 77, 94] như sau:
Việt : tai - Rục:

saj - Thavung: saay -

M.ống: sạj

Viêt : tay - Rục:


si

M.ống: săj

Việt : tóc - Rục:

usuk - Tha vung: S3k - M ĩ sơn: thak

- Tha vungrsii

-

N h ư vậy tại đây ta có thể xác đinh được liên hệ lịch sử của â m đầu T
với â m đầu X [s]
4.b. Trước khi X chuyên biến thành T thì trong Tiền Viêt M ư ờ n g và
Việt M ư ờ n g chung từng có một â m T nguyên thuỷ. Â m ấy đã biến đổi thành
Đ (do tác động của quy luật hữu thanh hoá) rồi mới để lại chỗ trống cho X
chuyển thành T để bù vào. Sự tương ứng giữa Đ Việt hiện nay với T trong các
ngôn ngữ Việt M ư ờ n g khác, phản ánh khá rõ điều đó. Ví dụ: [71,77,94]
Việt - M ư ờ n g

: đất - tổt

.đ ê m - têm .đan - tajv...

Việt - R ụ c

: đá - ta


.đái - ti

Việt - Tha vung

: đi - tii

.đẻ - tsh

. đánh .đốt - tuut...

C ở sở để nói tới mối liên hệ T - Đ về mặt lịch sử, rõ ràng là khá chắc
chắn.

21


4.C. Lịch sử tiếng Việt còn có quá trình xát hoá phụ â m tắc đầu lưỡi
hữu thanh D [z] < - [*d]. So sánh phương ngữ Trị thiên - H u ế với phương ngữ
H à nội (Bắc bộ) ta thấy: [ 61 ]
H à nội

:

da

Trị thiên H u ế

:

đa


dắt
đắt

dưới d à y ...
đướn đằy...

Liên hộ Đ - D về mặt lịch sử như vậy là rõ, và từ đây ta có thể suy ra
được liên hệ giữa T với D và liên hệ tay ba của ba â m đáu này, vì tiền thân
của Đ chính là T. Liên hệ ấy có thể biểu hiên bằng sơ đồ Đ <— T.
t /
D
Điều này được soi sáng qua các so sánh sau đây: [61,71,77].
- Phương ngữ H à nội - Trị thiên Huế: dựng - tụng . dựa - tượ. diêm tiơm. ..
- Việt - R ụ c

:dày - Kut-fej

.dũi - tụj

- Việt - Thavung

:dây - atal

.d ầ m - t»m

.dừng .dái - ktai...

Những cứ liêu này khiến chúng ta có thể phải nghĩ thêm rằng: liệu có
phải D là đo Đ xát hoá m à thành hay [*t] - > [đ] (Đ) và Đ này được lưu giữ

trong phương ngữ Trung; còn

[z] (D) thì D này được lưu giữ

trong

tiếng Việt chung (phổ thông cả nước).
Tuy nhiên, dù thế nào thì mối liên hệ T - D -Đ cũnglà điều rõ ràng.
4.d. Q u á trình X —> T đã tác động gần như lôi kéo [s’] - một

â m xát

ngạc, vô thanh có từ thời Tiền Việt M ư ờ n g - chuyên sang [t*]. Tuy nhiên, một
khi X chuyển thành T được thì nó cũng có khả năng để chuyên sang [t’](TH)
vì T H và T chỉ khác nhau duy nhất ở nét â m bạt hơi m à thôi. T có thể bật hơi
để chuyển hoá thành T H được. Trong chữ N ô m , người Việt từng dùng â m T
và T H để ghi âm, phiên chuyển cho nhau :
Ví dụ :

TOT
THAM-

-

Thốt
tám

[1,3,25,51]

22



C ứ liêu phương ngữ vùng duyên hải N a m hà, Thái bình, một số nơi
vẫn nói một thí, một th ẹ o thay cho một tí, một tẹ o ... R õ ràng là T và T H có
liên hệ được với nhau.
Mặt khác, ta cũng biết rằng X và s có liên hệ mật thiết; lại thêm từ thế
kỷ x v n về sau, biến đổi s -> X hình thành song với một biến đổi ngược chiều
X - > s đã dẫn đến tình trạng X và s nhập một về cơ bản trong phương ngữ
Bắc cùng sự "lẫn lộn" X - s - T H ở một số nơi. Ta có các cứ liệu sau đây:
- Nếu đối chiếu T và T H của tiếng Việt với M ư ờ n g thì thấy ở Mường,
chúng hoặc là chỉ được phát â m với T H (15 phương ngữ) hoặc là chỉ được
phát â m với X (13 phương ngữ); chỉ có 2 phương

ngữ phát a m có cả X lẫn

T H tuỳ theo từng từ [4].
- C h ữ N ô m dùng â m s H á n Việt để ghi â m T hoặc T H hoặc X:
- Sơ - xưa / thưa

. S Â M - tham

.SÁI - Tưới....

- SAI - xây

. SÀ - thà

. SÀI

- thầy ...


- ở Làng Hoành nha, huyện Xuân Thuỷ ( N a m hà) thay vì nối x in ,
x u ố n g người ta nói thin, thuống; thay vì nói th iế n , th á i, th ò , th ìa , th u a , (màu)
th â m , th en (cửa) người ta nói: x iế n , x á i, x ò , s ìa , x u a , x â m , s e n ...
- K h u vực làng Trà lũ, huyện Xuân thuỷ ( N a m hà) nhân dân lại nói T H
thay cho s trong hàng loạt từ: th a o (sao) th á n g (sáng) thù thù (sù sù) th ố n g
(sống) th ố n g th ừ (sống sít) th ử a (sửa)...
- Ngược lại, một vài thổ ngữ ven biển Hải hậu ( N a m hà) lại nói X / s
thay cho T H trong một số từ: x ô i / s ô i (thôi)
- Đ ọ c tác p h ẩ m Lục xì của V ũ Trọng Phụng ta còn gặp chữ s ắ c m ắ c
thay vì th ắ c m ắ c , đọc tự truyện của Tô Hoài (1985) ta gặp chữ x a n h lá o thay
vì (cây) th an h tá o ...

Toàn bộ những dẫn chứng trên đây chứng tỏ rằng có mối liên hệ lịch
sử giữa X - T - T H - s với nhau.

23


×