Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Vai trò của báo chí trong việc xây dựng chính phủ điện tử tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.23 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QƯỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

K IM N G U Y Ệ T H Ằ N G

VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG VIỆC
XÂY DỤNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỦ
TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01

LUẬN VĂN THẠC sĩ KHOA HỌC BÁO CHỈ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VŨ DUY THÔNG

HÀ NỘI - 2007


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
không sao chép từ bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu kết quả trong
luận văn này là trung thực, được hoàn thành bởi nghiên cứu của cá nhân tôi.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu này.

Tác giả

Kim Nguyệt Hằng


LỜI CẢM ƠN


Cảm ơn các thầy cô trong Khoa Báo chí - Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã truyền đạt cho tôi những kiến thức
quý báu.
Cảm ơn đồng nghiệp, gia đình, đặc biệt là Mẹ đã động viên, tạo
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Cuối cùng xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Vũ Duy Thông
- người thầy đã tận tình chỉ dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Kim Nguyệt Hằng


C Á C TÙ V IẾ T T Ắ T

CPĐT

Chính phủ điện tử

TMĐT

Thương mại điện tử

CCHC

Cải cách hành chính

CNTT


Công nghệ thông tin

CNTT&TT

Công nghệ thông tin và Truyền thôn;

CNTT&VT

Công nghệ thông tin và Viễn thông

THH

Tin học hoá

QLNN

Quản ỉý nhà nước

THH QLNN

Tin học hoá Quản lý nhà nước

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

T.c

Tạp chí



D A N H M Ụ C H ÌN H
Hình 1.1:

Các giai đoạn của CPĐT theo mô hình củaGarner............................10

DANH M Ụ C BẢNG


Bảng 2.1:

số lượng bài viết tuyên truyền, nâng cao nhận thức về CPĐT..........43

Bảng 2.2:

số lượng bài viết phản ánh, đánh giá thực trạng xây dựng CPĐT....47

Bảng 2.3:

số lưọng bài viết đúc kết và phổ biến kinh nghiệm...........................60

Bảng 2.4:

số lượng bài viết đóng góp ý kiến, đề xuất giải pháp trong xây dựng
CPĐT tại Việt Nam.............................................................................. 67

Bảng 2.5:

số lượng các bài phản hồi ý kiến của nhân dân..................................80


Bảng 3.1:

Tần suất các bài viết trên 4 báo theo năm.......................................... 90

D A N H M Ụ C B IẺ U ĐÒ
Biểu đồ 3.1:

Số bài theo từng báo............................................................................ 91

Biểu đồ 3.2:

Số bài theo phương diện đóng góp..................................................... 94


A - PHẢN M Ỏ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

“Chính phủ điện tử” (CPĐT) giò' đây đã trở thành một từ nổi bật, phổ
biên trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Trong bối cảnh toàn cầu
hóa, xây dựng và phát triển CPĐT là một xu hướng tất yếu mà các quốc gia
không thế đứng ngoài. Đây là một trong các ứng dụng CO' bản và quan trọng
của công nghệ thônơ tin (CNTT), làm thay đổi phương thức và nâng cao hiệu
quả mối tương tác giữa Chính phủ với người dân, tối đa hóa khả năng cung
cấp thông tin, dịch vụ công của các cơ quan chính quyền cho mọi công dân, tổ
chức đến mức 24h/ngày, 7 ngày/tuần và 365 ngày/năm. Từ đó đẩy nhanh quá
trình Cải cách hành chính (CCHC).
Việt Nam cũng dành một sự quan tâm, đồng thuận cao trong việc xây
dựng CPĐT. Ngay từ khi mới ra đời, Chính phủ Việt Nam đã khẳng định tôn
chỉ “Chính phủ của dân, do dân và vì dân”. Công nghệ ihông tin đã và đang

tiếp tục được xác định là công CỊ1 để thực hiện tôn chỉ đó. Với phương châm
"CPĐT là động lực thúc đẩy quá trình đổi mới, nâng cao năng lực và chất
lượng cuộc sống" [27], chính phủ Việt Nam đã khởi xướng một kế hoạch tổng
thể về CPĐT và nhiều dự án ở các bộ, ngành, tỉnh, thành phố.
Là loại hình hoạt động thông tin chính trị - xã hội, báo chí Việt Nam là
một lực lượng đi đầu trong việc thông tin, tuyên truyền cho sự nghiệp đổi
mới. Do đó, báo chí Việt Nam có một vai trò không nhỏ trong việc xây dựng
CPĐT, góp phần vào thành công của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đât nước. Tuy nhiên vai trò của báo chí đối với việc xây dựng CPĐT tại Việt
Nam chưa được quan tâm nghiên cứu và nhìn nhận đúng mức. Hiện nay chưa

1


có một luận án thạc sĩ báo chí nào nghiên cứu toàn diện và sâu sắc về vấn đề
nay.

Xuât phát từ những nhận thức đó, chúng, tôi quyết định chọn và làm đề
tài khóa luận tốt nghiệp là "Vai trò của báo chí trong việc xây dựng Chính
phủ điện tử tại Việt Nam”.
2. Đoi tượng và phạm vi nghiên cứu

Trong việc xây dựng CPĐT, các loại hình báo chí đều thể hiện rõ vai trò
của mình. Tuy nhiên, trong phạm vi khoá luận này, chúng tôi chỉ chọn điểm
vồ mặt đối tượng để khảo sát tư liệu, gồm 4 tờ báo: Tuổi Trẻ điện tử
(), Báo điện tử Vietnamnet (),
Báo Bưu điện Việt Nam, Tạp chí Thế giới Vi tính (Pcworld).
Trước hết đó lànhững tờ báo có tầm ảnh hường sâu rộng như Tuổi trẻ
điện tử, Vietnamnet
nước, lần lượt là 37%

Việc chọn điểm

với lượng truy cập ỉớn nhất trong các báo điện tử cả
và 34% người sử dụng internet
đối tượng khảo sát dựa trên nguyên

tắcchọn lọc nhưng

vẫn đảm bảo sự phong phú về loại hình. Do điều kiện có hạn chúng tôi chọn 2
loại hình báo chí tiêu biểu để khảo sát là: Báo in (Báo Bưu điện Việt Nam,
Tạp chí Thế giới Vi tính) và báo điện tử (báo Tuổi Trẻ điện tử, Vietnamnet).
Chúng tôi cũng chọn 2 báo chuyên ngành Công nghệ thông tin và Viễn thông
là Báo Bưu điện Việt Nam và Tạp chí Thế giới Vi tính để có cái nhìn trực
diện và sâu rộng hơn.
Thêm nữa, trên thực tế, đây cũng là những tờ báo mà chúng tôi quan sát
vả đánh giá là có những bài viết liên tục và theo sát vấn đề xây dựng CPĐT
tại Việt Nam.

‘T h eo số liệu th á n g 1 /2007 củ a C ô n g tỵ nghiên cứu thị trư ờ n g N ie lse n V ietn am về m ứ c độ truy cập
các w ebsite củ a ngườ i s ử d ụ n g internet tại hai khu vực nội thành H C M C và H à Nội. X em th êm tại
h ttp :// v ie tn a m n e t.v n /k in h te /2 0 0 7 /0 3 /6 7 4 8 3 8 /

2


về mặt không gian khảo sát, để có những đánh giá toàn diện, chúng tôi
khảo sát vấn đề trên 4 báo này từ tháng 11/2000 đến 8/2007. Bởi ngày
24/11/2000 đánh dấu sự khởi động xây dựng CPĐT của Việt Nam bằng việc
ký Hiệp định Khung ASEAN điện tử (E-ASEAN), cam kết triển khai Thương
mại điện tử và CPĐT đồng bộ với các nước ASEAN. Với độ dài thời gian gần

7 năm trên các đối tưọ-ng được khảo sát là nhật báo, tạp chí, báo điện tử, báo
chuyên ngành, kết quả có được sẽ chính xác. Đây cũng là một trong những
đóng góp của đề tài về neuồn tư liệu tham kháo.
3.Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ cần giải quyết

3.1.Mục đích nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Vai trò của báo chí trong việc xây
dựng CPĐT tại Việt Nam” nhằm những mục đích sau:
Khẳng định vai trò không thể thiếu của báo chí trong việc xây dựng
CPĐT tại Việt Nam.
Đánh giá việc thực hiện vai trò xây dựng CPĐT tại Việt Nam của báo
chí nước ta trong thời gian qua.
Kiến nghị, đề xuất những giải pháp mang tính khả thi để báo chí có thế
phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc xây dựng CPĐT tại Việt Nam.
3.2.Nhiệm vụ cần giải quyết

Khóa luận cần giải quyết những nhiệm vụ sau:
Tìm hiểu để có cái nhìn chung nhất, đầy đủ nhất về vấn đề xây dựng
CPĐT. Tìm hiểu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta
về xây dựng CPĐT tại Việt Nam, làm cơ sở khoa học cho khóa luận.
Tống hợp, phân tích tư liệu để làm rõ và đánh giá vai trò của báo chí
trong việc xây dựng CPĐT tại Việt Nam.
Rút ra một số giải pháp nhằm phát huy ho'n nữa hiệu quả của báo chí
trong việc xây dựng CPĐT tại Việt Nam.

3


4.Phương pháp nghiên cứu


Đe giải quyết những nhiệm vụ khoá luận dặt ra, chúng tôi dựa trên
đường lôi, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chiến lược xây
dựng CPĐT tại Việt Nam. Đây là cơ sở phương pháp luận để tiếp cận vấn đề
này, đế xử lý thông tin cũng như nhận diện những thành tựu và hạn chế của
tiến trình xây dựng CPĐT tại Việt Nam. Chúng tôi cũng dựa trên hệ thống lý
luận báo chí nước ta, làm cơ sở khoa học định hướng cho việc nghiên cứu đề

Đồng thời, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh - phân tích - tổng
hợp, tiến hành khảo sát một cách hệ thống tư liệu trên Báo Tuổi trẻ điện tử,
Báo điện tử Vietnamnet, Báo Bưu điện Việt Nam v à Tạp chí Thế giới Vi tính
từ tháng 11/2000 đến 8/2007. Ngoài báo điện tử Vietnamnet, báo Tuổi Trẻ
điện tử (có thể dễ dàng khoanh vùng thông tin cần khảo sát nhờ công cụ tìm
kiếm), chúng tôi dựa trên nguồn cơ sở dữ liệu tin bài được mã hóa online của
các báo Bưu điện Việt Nam và Tạp chí Thế giới Vi tính để lọc và tổng hợp số
liộu cụ thể, chính xác giữa một lượng lớn tin bài trong thời gian gần 7 năm.
Chúng tôi cũng khảo sát và phân tích các bài viết về CPĐT trên các tờ
báo khác của Việt Nam, được thông qua e,oogle - công cụ tìm kiếm lớn nhất
thế giới. Từ đó có những đánh giá, so sánh với 4 tờ báo được chọn. Các kết
quả khảo sát này là nguồn tư liệu quan trọng phục vụ cho những đánh giá,
nhận định của đề tài. Ngoài ra chúng tôi có tham khảo các tham luận, báo cáo
khoa học, cuốn sách và giáo trình có liên quan đến vấn đề này.
5.Ý

nghĩa khoa học và thực tiễn

Luận văn là công trình nghiên cứu quy mô, tổng kết, đánh giá tổng quát
dựa trên những chứng cứ, cứ liệu thực tiễn, khoa học và khách quan. Đồng
thời đưa ra những giải pháp nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả của báo chí
trong việc xây dựng CPĐT tại Việt Nam. Do đó sẽ có giá trị lý luận và thực


4


tiễn nhât định cho hoạt động của hệ thống báo chí Việt Nam trong việc xây
dựngCPĐT tại Việt Nam.
Luận văn cũng e,óp phần bổ sung vào công tác lý luận báo chí nói chung,
cụ thể là về vai trò, hiệu quả của hoạt động báo chí trong việc xây dựng
CPĐT tại Việt Nam.
6.Nội dung chính của khoá luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận gồm 3 chương:
Chương I: Xây dựng CPĐT là một xu thế phát triển tất yếu.
Chương II: Vai trò của báo chí trong việc xây dựng CPĐT tại Việt Nam.
Chương III: Một số đánh giá và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của
báo chí trong việc xây dựng CPĐT tại Việt Nam

5


B - PHÀN N ộ i DUNG

CHƯƠNG I: XÂY DỤNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỦ
LÀ M ỘT XU THÉ PHÁT TRIẺN TẤT YẾU
1.1. Khái niệm CPĐT

Cụm từ “Chính phủ điện tử” là một thuật ngữ mới, xuất phát từ tiếng
Anh là “E-government” hay viết tắt là “E-gov”. Từ điển Anh-Việt do NXB
Đồng Nai xuất bản năm 1996 dựa trên cuốn “The Oxford Modem English
Dictionary” cho biết danh từ “government” có tới 7 nghĩa như sau: “sự cai trị,

sự thống trị, chính phủ, nội các, chính quyền, chính thể, nhà nước”. Còn tiếp
đầu ngữ “e-” ngụ ý việc sử dụng các phương tiện điện tử để lên mạng. Có lẽ
nếu chuyển ngữ không thể diễn tả hết nội hàm của khái niệm nên nước Đức
và một số nước tiên tiến khác để nguycn văn không dịch thuật ngữ “egovemment”. Ở Việt Nam, thuật ngữ “E-govemment” được hiểu thành nhiều
nghĩa: “hành chính điện tử”, “chính quyền điện tử”, “nhà nước điện
tử”...Nhưng cách định danh phổ biến và thống nhất trong các tài liệu, trên các
phương tiện truyền thông đại chúng và trong các văn bản của nhà nước ta là
“Chính phủ điện tử”.
Hiện nay ở cả trong và ngoài nước có rất nhiều định nghĩa về CPĐT tùy
theo từng góc độ tiếp cận về mục tiêu, phương tiện hay nội dung2. Phổ biến

2 -T h e o T ạ p c h í C I O M ỹ (tạp chí dành cho các n h à lãnh đạo, q u ản lý các ứn g d ụ n g C N T T trong các
tổ ch ứ c) đ ã trả lời bạn đ ọ c củ a họ: “ C h ín h phủ điện tử là chính phủ làm việc với người dân 24/24
(giờ /ngày), 7/7 ( n g à y /tu ầ n ) ; người dân có thể thụ h ư ở n g các dịch vụ c ồ n g d ù họ ở bât cứ đâu.
- T h eo I n fo D ev : “ C h ín h phủ điện tử là việc s ử d ụ n g các C N T T & T T đề biến đổi C h ín h phủ dễ tiêp
cận hơn, h iệu q u ả h ơ n v à có trách nhiệm h ơ n ”
- T h eo T ậ p đ o à n n g h iê n c ứ u chiến lược C N T T G artner: C h ín h phủ điện tử là m ộ t cách trao đổi các
quan hệ bên tr o n g v à bên ngoài của khu vực c ô n g th ô n g q u a các hoạt đ ộ n g d ự a vào C N T T & T T
nhất là intern et n h à m tối ưu hóa hoạt đ ộ n g củ a toàn bộ hệ th ố n g q u ản lý hành chính công; tồi ưu
hóa việc c u n g c ấ p dịch vụ của chính phù cho nhân dân tro n g đó bao g ồ m cả các tồ chứ c kinh tê - xã
hội và tối ưu h ó a c á c q u á trình tham g ia của n h ân dân vào việc xây d ự n g các c h ín h sách lớn, các
q uyết đ ịn h q u a n tr ọ n g của đất nước.

6


nhất trong cách định nghĩa thuật ngữ "Chính phủ điện tử” là của Ngân hàng
Thế giới (World Bank) năm 2001. Theo đó thì: “Chính phủ điện tử là việc
các cơ quan của Chỉnh phủ sử dụng một cách có hệ thống công nghệ thông
tin và viên thông đê thực hiện các quan hệ với công dân, với doanh nghiệp và

các tô chức xã hội. N hờ đó, giao dịch của các cơ quan Chính phủ với công
dân và các tô chức sẽ được cải thiện, nâng cao chât lượng. Lợi ích thu được
là táng năng suất, tăng chất lượng và giảm thiểu tham nhũng thông qua tăng
cường tính công k h a i”. Cách hiếu này đã đưọ’c nêu trong nhiều chiến lược về

CPĐT của các quốc gia và được diễn đạt lại trong nhiều tham luận, báo cáo
khoa học ở nước ta. Bởi vậy, chúng tôi coi đây như một khái niệm chung
nhất, tương đối hoàn thiện, làm cơ sở khoa học cho luận văn.
Môi trường hoạt động của CPĐT cho phép cải thiện mối quan hệ và giao
dịch của người dân và với cơ quan chính quyền, giúp người dân nắm bắt
thông tin kịp thời, chủ động tham gia giám sát và góp ý cho công tác quản lý
điều hành đất nước cũng như thừa hưởng các quyền lợi hợp pháp của mình,
tăng cường sự minh bạch, hạn chế tham nhũng, và đáp ứng được những yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội. Một. mô hình CPĐT hiệu quả sẽ bao gồm các
mô thức giải quyết quan hệ tương tác về thông tin theo các cấp độ sau:
-Thứ nhất là giữa Chính phủ với nhau (G2C - Government to
Government): Đây là cấp độ thường được khỏ’i động trước tiên khi xây dựng
một CPĐT. Cấp độ tương tác này giúp cho các cơ quan hành chính chia sẻ dữ
liệu, trao đổi công việc thuận tiện hon, giảm thiểu chi phí và thời gian hội
họp không cần thiết.
-Thứ hai là giữa Chính phủ với doanh nghiệp (G2B - Government to
Bbusiness): Đây là một cấp độ kỳ vọng nhất của bất cứ đề án CPĐT nào. Có
nhiều hoạt động trực tuyến có thể được kết nối giữa cộng đồng doanh nghiệp
và chính phủ từ mức độ chuyên nghiệp như là mua sắm hàng hóa công, đấu

7


tháu các dự án chi tiêu công cho đến những ứng dụng đơn giản như đăng ký
kinh doanh, cấp phép đầu tư, hỏi đáp pháp luật.

-Và cuối cùng là giữa Chính phủ với dân chúng (G2C - Government to
Citizen): Ở cấp độ tương tác này chính phủ sẽ cung cấp các dịch vụ công như
làm hoặc cấp mới các giấy tờ cá nhân, các chứng chỉ, đóng và hoàn thuế thu
nhập, nhận trợ cấp...
Như vậy, CPĐT không phải là một hình thức tổ chức thay thế Chính phủ
truyền thống, không phải là mục đích mà chỉ là phương tiện để giúp Chính
phủ truyền thống hoạt động hiệu quả hơn, minh bạch hơn và hướng về nhân
dân nhiều hơn. Nội dung của CPĐT thực chất là sử dụng Công nghệ thông tin
và Truyền thông (CNTT&TT) để tăng cường việc truy cập và phân phối các
dịch vụ của các cơ quan thuộc hệ thống quản lý hành chính công (hay dịch vụ
của Chính phủ) cho cán bộ công chức của mình, cho các cơ quan khác trong
hệ thống, cho công dân và cho các tổ chức kinh tế - xã hội khác.
Sự khác biệt chủ yểu giữa CPĐT và Chính phủ truyền thống là ở mức độ
tự độne; hoá và tốc độ xử lý các thủ tục hành chính, theo đó CPĐT cho phép
xử lý các thủ tục hành chính nhanh hơn rất nhiều lần. Mặt khác, các thông tin
cần thiết cho việc ra quyết định cũng được cung cấp cho mọi người nhanh,
đầy đủ và dễ dàng hơn. CPĐT lý tưởng là một chính phủ cung cấp đầy đủ
thông tin, đúng thời điểm cho những người ra quyết định, đó là một lợi thế
lớn nhất của CNTT. Các đặc điểm tiêu biểu của CPĐT có thể được cụ thể như
sau:
s Chính phủ hoạt động 24/7/365;
s Chính phủ không ồn ào, không giấy tờ;
s Trách nhiệm giải quyết ngay tức khắc;
s Tạo sự tin tưởng, tin cậy cao;

8


s Với hai nguyên tắc hỗ trợ cơ bản: an ninh và tin cậy; thống nhất công


việc một cách công khai và thích hợp.
Và về thực chất, CPĐT bao gồm

3 thành tố chủ yếu:

- Các dịch vụ công: Chính phủtập trung vào việc nâng cao chất lượng

và hiệu quả dịch vụ, cung cấp cho các đối tác liên quan như doanh nghiệp,
người dân, các tổ chức phi Chính phủ. Điều đó được thực hiện thông qua các
kênh khác nhau. Đây là một hình thức giao dịch khác ngoài những hình thức
đang tồn tại hiện nay là gặp trực tiếp (face to face), chẳng hạn qua Internet,
các ki-ốt (trạm giao dịch điện tử) và thậm chí qua điện thoại di động. Mục
đích là để tạo thuận lợi cho khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ của Chính
phủ mọi lúc, mọi nơi. Ví dụ, một công dân có thể đăng ký làm hộ chiếu và gửi
ảnh qua Internet.
- Tiếp cận thông tin: Chính phủ phải mở rộng việc kết nối với các đối

tác liên quan. Họ có thể kết nối vào hệ thống thông tin của Chính phủ thông
quaInternet và qua các ki-ốt (trạm giao dịch điện tử). Mọi người không phải
tới các cơ quan

quản lý nhà nước đểlấy thông tin. Thay vào đó, người ta sẽ

tiếp cận thông tin theo phương thức tự phục vụ. CPĐT giúp những người
quản lý có trách nhiệm hơn vì tính minh bạch cao hơn; giảm thiểu nhũng gì
không hiệu quả và tệ quan liêu. Một trong những thách thức lớn nhât đôi với
các Chính phủ là tổ chức lại quy trình hoạt động hiện tại để khai thác các lợi
ích của CNTT&TT. Đồng thời, Chính phủ phải xem xét và cải tổ lại chính
sách hành chính, đào tạo lại cán bộ nhà nước về CNTT và kỹ năng hành chính
công mới.

- Sự tương tác giữa chính phủ và công chúng: CNTT sẽ làm cho

Chính phủ quản lý cởi mở và dễ tiếp cận hơn bằng việc cho phép công chúng
cùng tham gia vào các công việc của các cơ quan nhà nước. CPĐT cũng tạo
thêm cơ hội phát triển cho các đối tác liên quan, đặc biệt là cộng đồng người

9


nghèo ở n h ữ n g nước kém phát triển hay những người ở nông thôn. N h ờ hiệu
quả của CNTT&TT, Chính phủ có thể vươn tới cả những đối tượng ở khu vực
nông thôn, vùno sâu, vùng xa.
Việc phát triên CPĐT phải trải qua một số giai đoạn khác nhau. Qua
từng giai đoạn (thực hiện và duy trì) thì tính phức tạp lại tăng thêm, nhưng giá
trị mà nó mang lại cho ngưò'i dân và doanh nghiệp cũng tăng lên (trong đó
cũng có phần tăng lợi ích cho chính phủ qua việc có thêm nguồn gián thu hay
trực thu).
Một mô hình CPĐT đã được sử dụng rộng rãi, do Tập đoàn nghiên cứu
chiến lược công nghệ thông tin Gartner xây dựng nên, chỉ ra bốn giai đoạn
(hay thời kỳ) của quá trình phát triển CPĐT.
Hình 1.1: Các giai đoạn của CPĐT theo mô hình của Garner
Tăng thêm giả trị cho doanh nghiệp vả nqười dân

Thông tin

Tương tác

Giao dịch

Chuyển hoá


Mức độ phức tạp táng lên

-Giai đoạn “Thông tin”:

Trong giai đoạn đầu, CPĐT có nghĩa là hiện diện trên trang web và
cung cấp cho công chúng các thông tin (thích hợp). Giá trị mang lại ở chỗ
công chúng có thể tiếp cận được thông tin của Chính phủ, các quy trình trở

10


nên minh bạch hơn, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ. Với G2G, Chính phủ
cũng có thế trao đổi các thông tin bàng các phương tiện điện tử, như Internet,
hoặc trong mạng nội bộ.
-G iai đoạn “Tương tác” :

Trong giai đoạn thứ hai, sự tương tác giữa Chính phủ và công dân (G2C
và G2B) được thông qua nhiều ứng dụng khác nhau. Người dân có thể hỏi
qua thư điện tử, sử dụng các công cụ tra cứu, tải xuống các biểu mẫu và tài
liệu. Các tương tác này giúp tiết kiệm thời gian. Thực tế, việc tiếp nhận đơn
từ có thê thực hiện trực tuyến 24 giờ trong ngày. Thông thường, những động
tác này chỉ có thể được thực hiện tại bàn tiếp dân trong giờ hành chính, về
mặt nội bộ (G2G), các tổ chức của chính phủ sử dụng mạng LAN, intranet và
thư điện tử để liên lạc và trao đổi dữ liệu.
-G iai đoạn “Giao dịch” :

Với giai đoạn thứ ba, tính phức tạp của công nghệ có tăng lên, nhưng giá
trị của khách hàng (trong G2C và G2B) cũng tăng. Các giao dịch hoàn chỉnh
có thể thực hiện mà không cần đi đến cơ quan hành chính. Có thể lấy ví dụ về

các dịch vụ trực tuyến như: Đăng ký thuế thu nhập, đăng ký thuế tài sản, gia
hạn/cấp mới giấy phép, thị thực và hộ chiếu, biểu quyết qua mạng. Giai đoạn
3 là phức tạp bởi các vấn đề an ninh và cá thể hóa, chẳng hạn như chữ ký số
(chữ ký điện tử) là cần thiết để cho phép thực hiện việc chuyển giao các dịch
vụ một cách hợp pháp, về khía cạnh doanh nghiệp, CPĐT bắt đầu với các
ứng dụng mua bán trực tuyến. Ở giai đoạn này, các quy trình nội bộ (G2G)
phải được thiết kế lại để cung cấp dịch vụ đưọc tốt. Chính phủ cần những luật
và quy chế mới để cho phép thực hiện các giao dịch không sử dụng tài liệu
hằng giấy.
Giai đoạn 4 “Chuyển hóa” :

11


Giai đoạn thứ tư là khi mọi hệ thống thông tin được tích hợp lại và công
chúng có thế hưởng các dịch vụ G2C và G2B tại một bàn giao dịch (điểm
giao dịch ảo). Ở giai đoạn này, tiết kiệm chi phí, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu
khách hàng đã đạt được các mức cao nhất có thể được.
Việc triển khai xây dựng CPĐT không nhất thiết phải tuần tự theo các
giai đoạn kê trên. Người ta có thể triển khai cùng một lúc các ứng dụng của
CPĐT theo đồng thời các giai đoạn, tùy theo mức độ phức tạp, phạm vi, đối
tượng sử dụng của ứng dụng CPĐT cụ thể.
1.2. Lọi ích của CPĐT

Việc xây dựng CPĐT là nội dung quan trọng, chiếm tỷ lệ rất lớn trong
các hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT. Đây là một xu thế phát triển tất
yếu của các quốc gia trên toàn thế giới bởi những ích lợi mang lại là vô cùng
to lớn.
Thứ nhất, ngay khái niệm khỏi đầu đã cho thấy, CPĐT là phương tiện
cải tô khu vực công, mang lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động quản lý nhà

nước của Chính phủ. Mô hình CPĐT sẽ làm cho các dịch vụ của chính phủ
được cung cấp trực tuyến 24 giờ/7 ngày thay vì theo lịch làm việc truyền
thống. Từ đó chi phí giao dịch được giảm thiểu nhưng hiệu quả của nền hành
chính công quyền lại tăng cao. Ví dụ như trường họp Bộ Kinh tế và Tài chính
của Ý đã xây dựng hệ thống đấu thầu các hoạt động mua sắm khu vực công
qua mạng vào năm 2000. Việc này không những giảm bớt thời gian mà còn
giảm được 30% chi phí so với cách thức mua sắm truyền thống trước đó [42].
Thứ hai, chất lượng dịch vụ cung cấp của Chính phủ được cải thiện với
tiêu chí lấy người dân là trung tâm. Cách thức giao tiếp vả làm việc giữa nhà
cung cấp dịch vụ (Chính phủ) và khách hàng (người dân) bằng mô hình
CPĐT không những giúp người dân nắm được nhiều thông tin hơn qua các
phương tiện tự phục vụ mà còn khuyến khích họ tham gia vào quá trình xây

12


dựng chính sách, ra quyết định về những vấn đề quan trọng của đất nước. Do
vậy ý thức kỷ luật, tính cộng đông, sức sáng tạo của nhân dân...có điều kiện
được phát huy tốt hơn. Một ví dụ cho thấy sự tham gia của người dân trong
xây dựng các chính sách vĩ mô đó là cổng du lịch điện tử được Tây Ban Nha
sử dụng vào năm 2002. Địa chỉ trực tuyến wwvv.spain.info là cầu nối tất cả
các thông tin thu nhận từ dữ liệu của cơ quan công quyền lẫn tư nhân. Thông
tin thu nhận này là cơ sở để giới quản lý du lịch cải thiện hoạt động của ngành
mình. Từ những việc rất nhỏ như thiết kế một sách hướng dẫn du lịch như thế
nào, với ngôn ngữ gì cho đến việc xây dựng chiến lược du lịch quốc gia.
Thứ ba, CPĐT xây dựng và tăng cường lòng tin giữa Chính phủ và
người dân. Đây là lợi ích chính trị cực kỳ nền tảng mà bất cứ một Chính phủ
nào cũng hướng đến. Bởi lẽ, một khi thiếu vắng sự tin tưởng thì vai trò của
pháp luật, hiệu quả cưỡng chế của các quyết định Chính phủ cũng như các
chương trình đôi mới của Chính phủ thường được người dân đón nhận mờ

nhạt. Với CPĐT, các dịch vụ trực tuyến, các buổi đối thoại trực tuyến sẽ cải
thiện, tăng cường hiệu quả tương tác giữa Chính phủ với người dân, từ đó tạo
dựng và duy trì lòng tin của nhân dân đổi với Chính phủ. Ví dụ minh hoạ
thuyết phục nhất cho trường hợp này là sáng kiến của Hàn Quốc trong việc
cung cấp các thông tin về dự án công trên mạng và đấu thầu trực tuyến tại
trang web www.g2b.go.kr. Hình thức này đã minh bạch hóa các hoạt động
của Chính phủ trước nhân dân, và dĩ nhiên nó đã tăng cường đáng kể sự tín
nhiệm của dân chúng đối với Chính phủ trong quản lý chi tiêu công. Bởi
trước kia, hàng hóa và dịch vụ cho các dự án công thường được cung cấp bỏi
một mạng lưới các nhà cung cấp tư nhân một cách mờ ảo và dính dáng nhiều
đến tham nhũng, rò rỉ.
Thứ tư, để đảm bảo xây dựng thành công CPĐT, bước khởi đầu phải
đảm bảo được quyền riêng tư của mỗi cá nhân và tổ chức. Chính đòi hỏi này

13


góp phần phát huy cao tính dân chủ, khơi dậy tiềm năng sáng tạo của công
dân và các tô chức kinh tể - xã hội. Đảm bảo quyền riêng tư liên quan đến
nhiêu vấn đề an ninh khác nhau, được quan tâm hàng đầu khi triển khai xây
dựng CPĐT.
Thứ năm, việc cung cấp điều kiện để truy cập các dịch vụ CPĐT cho tất
cả công dân và tổ chức là cần thiết cho sự thành công của CPĐT. Khi các điều
kiện này được đảm bảo thì chúng ta thực sự tiến tới xây dựng một xã hội dân
chủ hơn, một nhà nước gần dân hon.
Cụ thể, theo tài liệu của Liên Hợp Quốc thì CPĐT mang lại những lợi
ích sau:
-Đối với lĩnh vực công cộng:
•S Giảm thiếu thời gian và chi phí cho công dân, doanh nghiệp và


ngưò’i lao động khi truy nhập và sử dụng dịch vụ của chính phủ;
s Tăng cường tính hiệu quả và chất lượng dịch vụ của bộ máy nhà

nước (đồng nghĩa với giảm sự trì trệ - quan liêu);
^ Đáp ứng nhu cầu và sự thoả mãn (satisfaction) ngày càng tăng của
xã hội nói chung và mọi công dân nói riêng;
s Tăng cường cho sự phát triển kinh tế và xã hội lành mạnh;
s

Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động xã hội
(cá nhân, tổ chức).

-Đối với Chính phủ:
s

Giảm hình thức giấy tờ ở văn phòng - công sở;

s Tiết kiệm thời gian (xứ lý, vào số liệu...);
s

Giảm thiểu hình thức giao dịch và xử lý dạng thủ công và đối
thoại (face-to-face);

s

Hợp lý hoá việc vận hành công việc;

Tóm lại CPĐT hỗ trợ cho hai mục tiêu then chốt của một Chính phủ:

14



s

Tăng cường sự tin tưởng của công chúng vào bộ máy nhà nước và
cung cấp các dịch vụ xã hội "tốt hơn": CPĐT sẽ tăng năng lực hạp
tác giữa các cơ quan, tổ chức của Chính phủ, tăng cường mối quan
hệ giữa công chúng và nhà nước thông qua các cơ hội tham gia,
cung cấp các cơ hội cho lĩnh vực Nhà nước để hoàn thiện tính hiệu
quả của các dịch vụ công cộng trong khi đồng thời giảm thiểu chi
phí chuyển giao;

s Trợ giúp phát triển nền kinh tế đổi mới toàn bộ với mục tiêu lợi

ích cho mọi người: CPĐT sẽ là một ví dụ của việc sử dụng một
cách đổi mới các công nghệ và tri thức cho phát triển, cung cấp
các phương tiện quan trọng để phát triển xã hội và kinh tế đối với
mỗi cá thể cũng như toàn xã hội.
1.3. Tình hình xây dụng CPĐT trên thế giói và khu vực Châu Á

Từ thập niên 70 của thế kỉ trước, Chính phủ nhiều nước đã xây dựng các
hệ thống thông tin. Khi mạng Internet phát triển thành xa lộ thông tin toàn cầu
vào những năm 1990, nhiều chương trình tin học hoá hoạt động của Chính
phủ đã được thực thi và người ta bắt đầu nói đến “cuộc cách mạng CPĐT”.
Đặc biệt nhiều tài liệu có nêu rằng: CPĐT là cuộc cách mạng tiếp theo của
nước Mỹ [ 1].
Có thể nói CPĐT sẽ trở thành hiện thực trên toàn thế giới tronẹ tương lai
gần, dù hầu hết các quổc gia vẫn đang triển khai ở giai đoạn đầu và chưa có
quốc gia nào tuyên bố đã hoàn thành CPĐT. Một số nơi như: Châu Âu, Mỹ,
Ưc, Singapore.. .đã có một sự khởi đầu rất tốt. Chính phủ Mỹ từ năm 1993 đã

đề xướng chương trình “Đổi mới chính phủ”; Singapore có chương trình
“Chính phủ nối mạng” từ năm 1995; người Anh thực hiện dự án “Chính phủ
hiện đại” từ năm 1997; Hàn Quốc có chương trình “Người điều khiển Hàn
quốc thế kỷ XXI” từ năm 1998; nước Nhật có dự án “Thiên niên kỷ” từ năm

15


1999... Hiệp định ASEAN điện tử năm 2000 là quyết tâm mới của các nhà
lãnh đạo ASEAN nhàm thực hiện CPĐT trong 10 nước thành viên. Theo tổng
kết của ngân hàng thế giới thì 20 quốc gia có mức độ triển khai CPĐT hàng
đầu thế giới hiện nay là: Mỹ, Singapore, ôxtrâylia, Canada, Pháp. Anh, Hồng
Kông, New Zealand, Nauy, Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan, Nam Phi, Italia, Nhật
Bản, Ireland, Mêhicô, Bỉ, Malayxia, Brazil. Các chính phủ trên thế giới ngày
càng thây rõ vai trò của CNTT&TT trong việc cải thiện chất lượng công tác
điều hành của chính phủ và năng lực cạnh tranh của quốc gia. Những năm gần
đây đã chứng kiến sự tiến bộ đáng kể trong việc phát triển CPĐT trên toàn
cầu. Một nghiên cứu vào năm 2005 của trường Đại học Brown (Mỹ) điều tra
hơn 1.797 website chính phủ tại 198 quốc gia đã chỉ ra rằng các chính phủ
ngày càng chú trọng hon tới một số khía cạnh nội dung trong các trang tin của
mình như: 89% các trang có thông tin về những ấn phẩm xuất bản của chính
phủ, 53% các trang có đường dẫn tới cơ sở dừ liệu và 19% các trang có những
dịch vụ hoàn toàn có thể thực hiện trực tuyến. Tại các nước phát triển, trong
những năm tới, chắc chắn chính phủ và người dân của họ cũng sẽ nhận thức
được lợi ích của CPĐT.
Đối với Châu Á, một cuộc cách mạng trong việc quản lý CPĐT cũng
đang phát triển mạnh mẽ. Chính phủ và người dân nơi đây là một trong những
thành phần tiên phong nhất về CPĐT trên thế giới. Việc sử dụng CPĐT ở
75% các nước châu Á được phân tích trong một nghiên cứu gần đây do hãng
thông tin thị trường Taylor Nelson Sofres cho thấy đã vượt mức trung bình

toàn cầu là 30%. Ở Singapore, hơn một nửa dân số sử dụng các dịch vụ
CPĐT. Đất nước này chỉ đứng thứ 2 sau Canada, một nước có CPĐT tiên tiến
nhất trên thế giới.
Động lực cho các chính phủ Châu Á thực hiện cuộc cách mạng CPĐT là
giải quyết các công việc thuộc khu vực công rõ ràng, nhanh chóng. Một số

16


chuyên gia cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 như một sự thức
tinh, thúc đẩy chính phủ nâng cao chất lượng và tốc độ tiếp cận thông tin.
Công thức hành động rất đơn giản: tiếp cận thông tin tốt hơn nhờ sự đầu tư
lớn hơn, cụ thể là từ các nguồn lực bên ngoải. Sự xuất hiện của môi trường
thương mại toàn cầu ngày càng lớn có nghĩa là mỗi nước ỏ' châu Á - bất kể
lớn hay nhỏ - cần hành động mạnh mẽ để nâng cao khả năng của người lao
động nhằm duy trì tính cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Cuối cùng, sự
phát triển của Internet và khả năng truy nhập băng rộng ở nhiều nưó'c trong
toàn khu vực đã làm thay đổi những hy vọng và yêu cầu của mọi người dân.
Hiện nay công chức, viên chức, cán bộ trong bộ máy quản lý hành chính
nhà nước ở các nước như Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Hàn Quốc...đã
quen dần với khái niệm CPĐT. về cơ bản, hầu hết các nước trong khu vực
Châu Á đã hình thành một chiến lược CPĐT và hiện đang trong giai đoạn
triển khai hành động. Tuy nhiên, tốc độ triển khai ở các nước trong khu vực
không đồng đều bởi sự khác nhau về hạ tầng kỹ thuật cũng như trình độ
CNTT [19]. Các điển hình về CPĐT tại Châu Á có thể kể đến là:
Singapore

Hiện nay, theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ
thông tin, Singapore là nước nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực Châu Á, tiên
phong thực hiện CPĐT từ những năm 80 của thế kỷ 20. Chính phủ cố gắng

theo đuổi khẩu hiệu "cảm nhận và đáp ứng" với mục tiêu dự đoán trước
những nhu cầu của người dân bằng cách ứng dụng CNTT.
Những năm vừa qua, chính phủ nước này đã đầu tư hàng tỷ USD đê xây
dựng hệ thống CPĐT. Singapore nổi tiếng về mô hình "một cửa" trong dịch
vụ công và đã triển khai thành công CPĐT. Năm 1997, Singapore đã ban
hành 4 luật cơ bản để hỗ trợ triển khai CPĐT và TMĐT, bao gồm: Luật Giao
Dịch Điện Tử, Luật Sở Hữu Trí Tuệ sửa đổi, Luật Sử Dụng Máy Tính Sai

17

j Ạ ị H Ọ C Q U Ố C G IA H À N Ó I
R U N G T Â M T H Ô N G TIN THƯ ViÉN


Mục Đích để hỗ trợ truyền thông kỹ thuật số và Luật Bằng Chứng Điện Tử
dùng trong xét xử các vụ án. Các luật này cùng với các sána, kiến băng thông
rộng toàn quốc đã giúp đưa Singapore tiến tới nền kinh tế toàn cầu. Singapore
cũng đã phát triển hạ tầng dịch vụ công (Public Service Infrastructure - PSI)
vào năm 1999 để cung cấp hạ tầng chung giúp các cơ quan chính phủ nhanh
chóng phát triển dịch vụ điện tử thông qua kiến trúc tích họp chung. Từ năm
1995, Singapore có chương trình "Công vụ hướng tới thế kỷ 21" (Pulbic
Service - PS 21) nhằm làm cho tất cả các cơ quan của chính phủ trở nên thân
thiện hon với người dân và doanh nghiệp. Hiện tại 2000 dịch vụ hành chính
(khai sinh, khai tử, dự thi tuyển sinh, đăng ký thành lập doanh nghiệp, cấp
giấy phép xuất nhập khẩu hàng hoá, đăng ký tham gia các trung tâm thể
thao...) đã được đưa lên website www.ecitizen.gov.sg của chính phủ. Mọi
công dân Singapore có thể ngồi nhà làm các thủ tục hành chính qua mạng chứ
không cần phải đến các công sở để xếp hàng. Theo thống kê, có khoảng 75%
dân Singapore đã sử dụng các công cụ điện tử trong giao dịch với chính
quyền và mỗi tháng trung bình có 100.000 lượt giao dịch.

T rung Quốc

Một điển hình nữa trong lĩnh vực CPĐT tại khu vực Châu Á là Trung
Quôc. CPĐT ở Trung Quốc đi theo một logic được thấy ở mọi nơi là nhà
nước công nhận tiềm năng của Internet và các hoạt động dựa trên web để hỗ
trợ sự phát triển kinh tế và xã hội. Do vậy, Trung Quốc đã có hàng loạt các
chương trình trực tuyến để thúc đẩy tốc độ của chính phủ trong việc triển khai
và sử dụng nền kinh tế thông tin bằng cách hoàn thiện các hệ thống quản lý
thông tin của chính phủ và hỗ trợ để đẩy mạnh sự phát triển kinh tế quốc gia.
Trung Quốc hiện có hon 103 triệu người sử dụng Internet, hầu hết ở
trong độ tuổi từ 18 đến 45. Internet đã trở thành một nơi cho người dân Trung
Quốc bước vào bàn bạc chuyện công việc với các quan chức Chính phủ. Ở

18


đây người dân có thê bày tỏ chính kiến cũng như quan điểm của họ về những
sự kiện quan trọng liên quan đến đất nước mình. Một số các quan chức cấp
cao, thậm chí chính quyền địa phương cũng tận dụng Internet để xin ý kiến
đóng góp của người dân. Cho đến thời điểm này, hầu hết các tỉnh đã hoàn
thành việc xây dựng mạng lưới CPĐT. Gần 2400 loại mẫu đơn từ, hồ sơ có
thổ download từ mạng cho phép thực hiện 703 loại kinh doanh cần liên hệ làm
thủ tục với chính quyền. Việc thành lập công ty thông qua cổng CPĐT cũng
giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm đuợc thời gian và chi phí. Ngoài ra, các
Ban, ngành khác nhau ở Trung Quốc cũng có thể truy nhập lấy thông tin từ
cổng CPĐT.
Hàn Quốc

Là quốc gia có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến ở châu Á, Hàn Quốc là
một trong những ví dụ điển hình về xây dựng thành công CPĐT xét trên khía

cạnh phối họp và tập trung hóa. Chính phủ đã chuyển đổi nhanh chóng và
không tiếc chi phí triển khai các công nghệ mới nhất. Ngân sách cho CNTT là
một trong 10 khoản chi tiêu hàng đầu của nước này, chính phủ nước này đã
chi gần 1 nửa ngân quỹ CNTT (khoảng 435 triệu) cho các chương trình
CPĐT. Từ năm 1986, Hàn Quốc đã khởi động CPĐT với 4 kế hoạch tổng thể.
Năm 2000, phần lớn các cơ quan thuộc chính phủ Hàn Quốc đã làm việc trực
tuyến và kết nối với đường trục tốc độ cao, và hơn 55% các văn bản của chính
phủ được thực hiện bàng phương tiện điện tử. Chính phủ Hàn Quốc cũng đã
thiết lập hệ thống thông tin để hỗ trợ nền hành chính quốc gia như tài chính,
giáo dục, quản lý nhân sự chính phủ, hệ thống trao đổi văn bản của chính phủ.
Để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ TMĐT và CPĐT, Hàn Quốc đã xây dựng hệ
thống chữ ký điện tử và con dấu điện tử. về các dịch vụ công, chính phủ Hàn
Quốc đã triển khai cổng thông tin trên các lĩnh vực sau: trung tâm dịch vụ
điện tử dành cho người dân (www.egov.go.kr), dịch vụ an sinh xã hội tích

19


hợp (www.4insure.go.kr), dịch vụ thuế trong nước (www.hometax.go.kr) và
mua bán điện tử ở cấp chính phủ (www.g2b.go.kr). Giai đoạn mới nhất trong
chiến lược CPĐT của Hàn Quốc là "Hàn Quốc điện tử đứng đầu thế giới" vói
mục tiêu nâng cấp hạ tầng truyền thông. Chính phủ có kế hoạch chi 53 tỷ
USD cho CNTT trong vòng 5 năm tới với mục tiêu hơn 90% dân số Hàn
Quốc được trực tuyến và khuyến khích các trường học sử dụng các ứng (lạng
CNTT.
1.4. Việt Nam với nỗ lực xây dựng CPĐT

1.4.1.

Sự cần thiết phái xây clụng CPĐT tại Việt Nam


CPĐT hiện là chủ đề trung tâm trong chính sách xây dựng xã hội thông
tin ở tất cả các mức: địa phương, quốc gia, vùng và toàn cầu. CPĐT đang
được xem là giải pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của
nhiều quốc gia. Đối với Việt Nam, việc xây dựng CPĐT càng trở nên cấp
bách và cần được coi trọng, vì những lý do chủ yếu sau đây:
M ột là, nhằm tận dụng tốt thời cơ và vượt qua thách thức do quá trình
toàn cầu ho á và hội nhập quốc tế đặt ra.

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện là xu thế phổ biến trên thế
giới. Toàn cầu hoá đã dẫn đến phải chuyên môn hoá và vì thế cạnh tranh quốc
tế ngày càng trở lên khốc liệt hơn. Phần bất lợi trong cuộc canh tranh ấy
thường thuộc về những nước kém phát triển, bị hạn chế về tài chính, về công
nghệ và nguồn lực con người.
Toàn cầu hoá đòi hỏi chính phủ mỗi nước, mỗi doanh nghiệp phải có khả
năng thu thập, xử lý nhanh một khối lưọng lớn các loại thông tin dữ liệu cần
thiết nhằm dự báo và ra quyết định chính xác, kịp thời trước tình hình phát
triển kinh tế - xã hội trong nước cũng như biến động phức tạp của thế giới và
khu vực.

20


×