Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Tư tưởng triết học chính trị xã hội của m t cicero trong tác phẩm “bàn về chính quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1013.11 KB, 90 trang )

ĐẠ
ƢỜ

ĐẠ






- - - - - -- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

LÊ THỊ VÂN ANH

Ƣ ƢỞNG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ - XÃ H I
CỦA M.T.CICERO TRONG TÁC PHẨM
“B

LUẬ

Ề CHÍNH QUYỀ ”

Ạ SĨ TRIẾT HỌC

– 2019


ĐẠ
ƢỜ

ĐẠ









- - - - - -- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

LÊ THỊ VÂN ANH

Ƣ ƢỞNG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ - XÃ H I
CỦA M.T.CICERO TRONG TÁC PHẨM
“B

Ề CHÍNH QUYỀ ”
Ạ SĨ

LUẬ

ẾT HỌC
6

CHỦ TỊCH H

ĐỒNG

PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn

ƢỜ


ƢỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền

– 2019


MỤC LỤC

MỞ ÐẦU ................................................................................................ 3
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................... 3
ƢƠ

. Ð ỀU KIỆN, TIỀ

ĐỀ CHO SỰ

ĐỜ

Ƣ

ƢỞNG

TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ - XÃ H I CỦA M.T.CICERO TRONG TÁC
PHẨ

“B

Ề CHÍNH QUYỀ ” .................................................... 10


1.1. Ðiều kiện kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa ................................... 10
1.2. Tiền đề lý luận cho sự ra đời tƣ tƣởng triết học chính trị - xã hội
của M.T.Cicero ........................................................................................... 19
1.2.1. Tư tưởng chính trị - xã hội của Socrates ........................................... 20
1.2.2. Tư tưởng chính trị - xã hội của Platon .............................................. 22
1.2.3. Tư tưởng chính trị - xã hội của Aristotle ........................................... 25
1.2.4. Tư tưởng chính trị - xã hội của trường phái Khắc kỷ ........................ 28
1.3. Khái quát về thân thế, sự nghiệp của M.T.Cicero và tác phẩm
“Bàn về chính quyền” ............................................................................. 31
1.3.1. Khái quát về thân thế và sự nghiệp của M.T.Cicero ......................... 31
1.3.2. Giới thiệu khái quát về tác phẩm “Bàn về chính quyền” .................. 36
ƢƠ

.

D

Ơ BẢ

Ƣ

ƢỞNG TRIẾT HỌC CHÍNH

TRỊ - XÃ H I CỦA M.T.CICERO TRONG TÁC PHẨM ........................ 42
“BÀN VỀ CHÍNH QUYỀN” ...................................................................... 42
2.1. Quan niệm về công lý và các hình thức nhà nƣớc cơ bản ............... 42
2.1.1. Công lý – nền tảng tồn tại và vận hành của nhà nước ...................... 42
2.1.2. Quan niệm về các hình thức nhà nước cơ bản trong lịch sử ............. 47
2.2. Quan niệm về mô hình nhà nƣớc lý tƣởng ....................................... 52

2.2.1. Nền tảng của nhà nước lý tưởng ........................................................ 53
2.2.2. Cơ cấu quyền lực trong nhà nước lý tưởng ....................................... 56
2.3. Lịch sử và vai trò của nghệ thuật hùng biện .................................... 65

1


2.3.1. Lịch sử của nghệ thuật hùng biện La Mã .......................................... 65
2.3.2. Vai trò của nghệ thuật hùng biện....................................................... 70
.4. Đánh giá về tƣ tƣởng triết học chính trị - xã hội của M.T.Cicero ..... 72
2.4.1. Giá trị của tư tưởng triết học chính trị - xã hội của M.T.Cicero ...... 73
2.4.2. Hạn chế trong tư tưởng triết học chính trị - xã hội của Cicero ........ 77
KẾT LUẬN .......................................................................................... 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................. 83

2


MỞ ÐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Triết học ra đời khoảng thế kỷ VIII - VI TCN ở cả phương Đông và
phương Tây, trong đó triết học Hy Lạp cổ đại là một trong ba chiếc nôi lớn của
triết học loài người. Với nền văn minh rực rỡ của mình, thời kì Hy Lạp – La Mã
luôn thu hút sự quan tâm tìm hiểu của không ít người nghiên cứu. Mặc dù là giai
đoạn đầu tiên trong tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng phương Tây, nhưng
những tư tưởng triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại lại có sức ảnh hưởng lớn đối
với các trào lưu triết học sau này. Tư tưởng triết học chính trị - xã hội là một
trong những nội dung cơ bản của các học thuyết triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại,
mà không ít trong số tư tưởng đó vẫn giữ được tính thời sự trong thời đại hiện
nay, vì vậy vẫn cần được quan tâm nghiên cứu.

Nghiên cứu tư tưởng triết học chính trị - xã hội Hy Lạp – La Mã cổ đại
không chỉ góp phần làm sáng tỏ thêm giá trị của các học thuyết triết học này
trong lịch sử, mà còn giúp chúng ta tìm ra sợi dây liên kết giữa triết học cổ đại
với triết học Mác, qua đó góp phần bảo vệ và phát triển triết học Mác trong bối
cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ hiện nay.
Trong triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại, Macus Tulius Cicero được nhắc đến
như một nhà tư tưởng với những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của triết
học, chính trị, luật học và nghệ thuật hùng biện. Đặc biệt, tư tưởng của ông được
đúc rút từ chính những hoạt động của bản thân ông trong chính quyền La Mã –
thời kì chính quyền này gần như đang ở giai đoạn nguy kịch nhất. Tuy nhiên, ở
Việt Nam, tư tưởng của Macus Tulius Cicero chưa nhận được nhiều sự quan tâm
nghiên cứu, các sách chuyên khảo về lịch sử triết học phương Tây cổ đại rất ít đề
cập đến tư tưởng của ông.
Để góp phần làm phong phú thêm các nghiên cứu về giai đoạn triết học
phương Tây cổ đại ở Việt Nam, việc đi sâu nghiên cứu về tư tưởng chính trị - xã hội
của Cicero là cần thiết. Mặt khác, con người dù ở thời đại nào cũng luôn quan tâm

3


đến vấn đề, làm thế nào để xây dựng xã hội tốt đẹp cho chính mình? tiêu chí nào để
đánh giá xã hội mà ta đang sống là tốt hay xấu? Việc đi sâu nghiên cứu tư tưởng
triết học chính trị - xã hội trong lịch sử, góp phần nào giải đáp cho chúng ta những
câu hỏi đó và cũng hy vọng rút ra từ đó những giá trị vận dụng đối với sự nghiệp
xây dựng đất nước ta hiện nay.
Từ những lý do trên, tôi chọn: “Tư tưởng triết học chính trị - xã hội của M.T.
Cicero trong tác phẩm Bàn về chính quyền” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình
với hi vọng góp thêm một công trình nghiên cứu sâu sắc và hệ thống về tư tưởng
triết của M.T.Cicero, bổ sung một phần tư liệu cho những người quan tâm đến
lĩnh vực này.

2. Tình hình nghiên cứu
Trong tác phẩm “Chống Đuyrinh”, khi bàn và đánh giá về vị trí, vai trò, ý
nghĩa của nền văn minh Hi Lạp – La Mã, Ph.Ăngghen viết: “Không có cái cơ sở
của nền minh Hi Lạp và Đế chế La Mã thì không có Châu Âu hiện đại. Chúng ta
không bao giờ được quên rằng tiền đề của toàn bộ sự phát triển kinh tế, chính
trị, và trí tuệ của chúng ta là một trạng thái trong đó chế độ nô lệ cũng hoàn
toàn cần thiết giống như nó được tất cả mọi người thừa nhận. Theo ý nghĩa đó
chúng ta có quyền nói rằng: không có chế độ nô lệ cổ đại, thì không có chủ
nghĩa xã hội hiện đại” [23; tr. 254]. Điều này khẳng định rằng thời kì Hy Lạp –
La Mã được đánh giá là mốc thời gian quan trọng trong lịch sử loài người. Triết
học Hy – La cổ đại là giai đoạn đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của toàn
bộ triết học phương Tây, từ lâu đã lôi cuốn sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều
học giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, ở nước ta, do những nguyên nhân khác
nhau, giai đoạn triết học La Mã nói chung và triết học Cicero nói riêng chưa thực
sự nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.
Nghiên cứu về triết học Hy Lạp hóa nói chung và tư tưởng Cicero nói
riêng, được dịch thuật và xuất bản ở nước ta có thể kể đến các công trình nghiên
cứu sau:

4


* Những công trình nghiên cứu đề cập đến quan niệm triết học thời kỳ Hy
lạp hóa nói chung trong đó có tư tưởng triết học Cicero
Trước hết là cuốn“Lịch sử triết học” của Johannes Hirschberger đã trình
bày khá chi tiết từ ý nghĩa của việc nghiên cứu triết học Hi Lạp – La Mã cổ đại
đến sự phân kì lịch sử tư tưởng của giai đoạn này và những tư tưởng triết học
của các triết gia tiêu biểu. Khi phân tích về triết học thời kỳ Hy Lạp hóa,
Hirschberger đánh giá Cicero là một trong số những nhà Triết học Khắc kỷ tiêu
biểu, theo ông “chúng ta còn lưu lại phần lớn các nguyên tác của một số triết gia

như Platon, Aristotle, Plotin, Philon, Cicero…” [18; tr. 15]. Tuy nhiên, trong
điều kiện phải khảo sát nhiều tư tưởng trong lịch sử, Hirschberger chưa thể trình
bày cụ thể tư tưởng của Cicero.
Trong cuốn “Lịch sử triết học Phương Tây từ triết học Hy Lạp cổ đại đến
triết học cổ điển Đức” do PGS.TS.Nguyễn Tấn Hùng viết đã trình bày khá cơ bản
về triết học Hi Lạp – La Mã cổ đại với hai thứ tiếng Anh và tiếng Việt. Trong đó,
tác giả trình bày hoàn cảnh ra đời và nội dung chủ yếu của các học thuyết triết học
cơ bản trong lịch sử. Khi đề cập đến trường phái Khắc kỷ, Nguyễn Tấn Hùng nhắc
đến Cicero là một trong những nhà tư tưởng tiêu biểu của phái Khắc kỷ có đóng
góp quan trọng cho quan điểm siêu hình học. Tuy nhiên, ông vẫn chưa đề cập chi
tiết về tư tưởng của nhà triết học này.
Cuốn “Lịch sử Hi Lạp và Roma cổ đại” của tác giả Nguyễn Gia Phu cũng
có đề cập đến Cicero như một nhà triết học tiêu biểu của La Mã cổ đại. Tuy
nhiên, do đây là công trình nghiên cứu thiên về lịch sử nên tư tưởng Cicero vẫn
chỉ được nhắc tên, chứ chưa được xem xét một cách chi tiết.
Bài viết “Tư tưởng triết học chính trị Hy Lạp cổ đại”, đăng trên tạp chí
Khoa học Xã hội năm 2018 của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền đã cho chúng ta
cái nhìn khái quát về quan niệm chính trị - xã hội Hy – La cổ đại. Trong đó, tác
giả đi sâu phân tích quan niệm của các nhà tư tưởng như Socrates, Platon,
Aristotle và trường phái triết học tiêu biểu thời kỳ Hy Lạp hóa, trong đó có trường

5


phái Khắc kỷ. Đây đều là những nhà triết học và trường phái triết học có ảnh
hưởng trực tiếp đến tư tưởng của Cicero sau này, tuy nhiên tác giả chỉ trình bày
khái quát quan niệm của trường phái Khắc kỷ mà chưa đi sâu trình bày quan niệm
của Cicero.
Ngoài ra còn rất nhiều các công trình nghiên cứu khác như: “Lịch sử triết
học”, tập 1: triết học cổ đại, do Nguyễn Thế Nghĩa, Doãn Chính (chủ biên); “Đại

cương lịch sử triết học phương Tây” của Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh, Nguyễn
Anh Tuấn; “Triết học cổ đại Hy Lạp La Mã” do Hà Thúc Minh (chủ biên) ... đã dành
một thời lượng nhất định trình bày về các trường phái triết học thời kỳ Hy Lạp hóa
trong đó có trường phái Khắc kỷ, nhưng Cicero chưa được nhắc tới trực tiếp.
* Những công trình nghiên cứu về tư tưởngchính trị - xã hội của Cicero
Trước hết là cuốn “Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới” (2001)
của các học giả của Liên Bang Nga biên soạn và được Lưu Kiếm Thanh và Phạm
Hồng Thái dịch. Đây là một cuốn sách có nhiều giá trị, giới thiệu khái quát lịch
sử và nội dung cơ bản nhất các học thuyết chính trị của nhân loại từ cổ đại tới
hiện đại. Ở chương III của cuốn sách có bàn về học thuyết chính trị La Mã cổ
đại, trong đó có Cicero. Các tác giả đã đánh giá tư tưởng chính trị của Cicero
như một quan điểm ủng hộ và bảo vệ chế độ chủ nô, nhưng chưa xét đến yếu tố
thời đại đã chi phối những tư tưởng này.
Trong “Rome – đế quốc hùng mạnh nhất” của Nigel Rodgers (do Hàn Thị
Thu Vân biên dịch), đã tái hiện rất chi tiết về nhà nước La Mã cổ đại và trình bày
về các nhà quân sự, tư tưởng tiêu biểu thời kỳ này. Trong khi đề cập đến Cicero,
Nigel Rodgers gọi ông là “Người Rome hòa bình” và đánh giá Cicero là “một
trong những tác giả, nhà chính trị tài ba nhất của Rome” [32; tr. 58].
Đề cập trực tiếp đến tư tưởng Cicero trong tác phẩm “Bàn về chính
quyền” có thể kể đến bài viết “Tư tưởng chính trị của Marcus Tillius Cicero qua
Bàn về chính quyền” in trong tạp chí Triết học số 8, năm 2017 của Vũ Mạnh
Toàn. Tác giả đã khái quát một cách cơ bản các quan điểm chính trị của

6


M.T.Cicero trong tác phẩm “Bàn về chính quyền” nhằm giới thiệu những tư tưởng
tiến bộ của ông đến độc giả Việt Nam. Theo đó, Cicero đề xuất mô hình nhà nước kết
hợp ba hình thức quân chủ, dân chủ và quý tộc. Tuy nhiên với thời lượng của một bài
viết, tác giả chưa có điều kiện để bàn luận sâu và hệ thống về vấn đề này.

Huỳnh Trọng Khánh với bài viết “Đọc sách “Bàn về chính quyền” của
Marcus Tullius Cicero” đăng trên Tạp chí Tia sáng, năm 2017 cũng giới thiệu
đến bạn đọc về M.T.Cicero cũng như những bài viết nổi tiếng của ông. Tác giả
cho rằng, Cicero đã căn cứ vào việc đề cao công lý và luật pháp để đánh giá một
chính quyền là tốt hay xấu và đã để lại cho chúng ta những tư liệu quý giá khi
muốn tìm hiểu về nguyên tắc vận hành của chính quyền La Mã cổ đại. Tuy
nhiên, do mục đích là khuyến khích độc giả tìm đọc các tác phẩm của Cicero,
Huỳnh Trọng Khánh chưa đi sâu phân tích các quan điểm chính trị xã hội cụ thể
mà Cicero đã đề cập trong tác phẩm “Bàn về chính quyền”.
Alphalbooks, một trong những nhà sách nổi tiếng tại Việt Nam cũng dành
những lời đánh giá tích cực cho M.T.Cicero với bài viết “Chính quyền lý tưởng
của Cicero vẫn là ước mơ của nhiều dân tộc”. Alphalbooks nhận xét, Cicero đã
chỉ cho chúng ta rất nhiều nguyên tắc để vận hành một chính quyền như: nguyên
tắc phân quyền, nguyên tắc kiểm soát cân bằng, việc giới hạn nhiệm kì… và
khẳng định: “đây rõ ràng là những đặc điểm mà nhân dân ở nhiều nước vẫn thèm
khát ở chính quyền của mình” [49].
Như vậy, có thể thấy, ở nước ta có rất ít các công trình nghiên cứu về tư
tưởng của Cicero, và hầu hết các công trình trực tiếp bàn về Cicero vẫn dừng ở
mức các bài viết giới thiệu khái quát về cuộc đời và tư tưởng của ông. Các bài viết
ít ỏi đó là tài liệu tham khảo và gợi mở quý giá cho chúng tôi tiếp tục đi sâu
nghiên cứu một cách hệ thống về tư tưởng của Cicero. Chúng tôi hi vọng rằng,
với những cố gắng phân tích đánh giá của mình trong luận văn: Tư tưởng triết
học chính trị - xã hội của M.T. Cicero trong tác phẩm “Bàn về chính quyền”, sẽ

7


góp phần phác họa chân dung của M.T.Cicero với tư cách nhà triết học chính trị
một cách tương đối hệ thống.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận văn là làm rõ tư tưởng triết học chính trị - xã hội của
M.T.Cicero trong tác phẩm “Bàn về chính quyền”, từ đó đưa ra đánh giá về giá
trị và hạn chế của tư tưởng đó.
Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:
Thứ nhất, trình bày điều kiện, tiền đề ra đời tư tưởng triết học chính trị - xã
hội của M.T.Cicero và giới thiệu khái quát về tác phẩm “Bàn về chính quyền”.
Thứ hai, phân tích làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng triết học chính trị
- xã hội của Cicero như: Tư tưởng về công lý và các hình thức nhà nước cơ bản; về nhà
nước lý tưởng; về vai trò của nghệ thuật hùng biện trong chính trị.
Thứ ba, đưa ra đánh giá về giá trị và hạn chế của tư tưởng triết học chính
trị - xã hội của M.T.Cicero trong tác phẩm “Bàn về chính quyền”.
4. ơ ở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm của triết học Mác – Lênin về
xã hội và nhà nước, đồng thời kế thừa có chọn lọc những công trình nghiên cứu về
vấn đề này của các tác giả đi trước.
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, đồng thời, sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ
bản sau: phương pháp nghiên cứu văn bản, phương pháp phân tích và tổng hợp,
phương pháp thống nhất lịch sử và logic, phương pháp so sánh, đối chiếu…
5. Đ i tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng triết học chính trị - xã hội của
M.T.Cicero.
Phạm vi nghiên cứu: Một số nội dung cơ bản trong tưởng triết học chính
trị - xã hội của M.T.Cicero trong tác phẩm “Bàn về chính quyền”.
6. Đóng góp mới của luận văn

8


Luận văn hệ thống hóa những quan điểm triết học chính trị - xã hội của

M.T.Cicero, qua đó khẳng định giá trị tư tưởng triết học của ông đồng thời góp
phần khẳng định thành tựu của triết học Hi Lạp - La Mã trong lịch sử triết học
phương Tây.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa lý luận: Đề tài góp thêm một nghiên cứu chuyên sâu về triết học
chính trị - xã hội nói riêng và triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại nói chung.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai muốn
tìm hiểu và nghiên cứu về triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại nói chung và tư
tưởng triết học của M.T. Cicero nói riêng.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 7 tiết.

9


ƢƠ

. Ð ỀU KIỆN, TIỀ ĐỀ CHO SỰ

ĐỜ

Ƣ ƢỞNG

TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ - XÃ H I CỦA M.T.CICERO TRONG TÁC
PHẨM “B

Ề CHÍNH QUYỀN”

1.1. Ðiều kiện kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa

Người Hi Lạp trong quá trình phát triển của mình, với việc di cư và mở
rộng lãnh thổ đã có cơ hội tiếp xúc với nhiều nền văn hóa cổ đại của vùng Trung
Đông. Họ có công rất lớn trong việc phổ cập các đặc điểm của các nền văn hóa
này sang Tây Âu. Với trí tuệ sắc sảo, khả năng tư duy trừu tượng và trí tưởng
tượng phong phú, người Hi Lạp cổ đại đã xây dựng nên nền văn minh rực rỡ, tạo
cơ sở cho văn minh Châu Âu sau này.
La Mã cổ đại hay Rome cổ đại là một nền văn minh phồn thịnh, hình
thành từ thế kỉ VIII TCN trên bán đảo Italia. Trong suốt 12 thế kỉ tồn tại của
mình, qua các cuộc chinh chiến và đồng hóa, La Mã cổ đại đã thống trị các khu
vực Nam Âu, Tây Âu, Tiểu Á, Bắc Phi và một phần của Đông Âu. Nhưng với
sức hấp dẫn của mình, nền văn minh Hi Lạp đã khiến cho người La Mã chịu ảnh
hưởng rất lớn các quan điểm tôn giáo, chính trị, triết học và điêu khắc. Chính vì
vậy, khi xem xét các tư tưởng triết học La Mã các nhà nghiên cứu thường gọi là
thời kì “Hi Lạp hóa” hoặc xét chung trong dòng chảy tư tưởng là thời kì “Hi Lạp
– La Mã cổ đại”.
La Mã cổ đại chia làm bốn thời kì lịch sử: thời kì quân chủ, thời kì cộng
hòa, thời kì đế quốc và thời kì sụp đổ. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn
chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến đánh giá về thời kì cộng hòa, giai đoạn mà
Cicero sinh sống và chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
Theo các nhà khảo cổ, La Mã được thành lập vào khoảng năm 753 TCN
bởi những người Italic sống ở phía nam sông Tiber. Thể chế nhà nước ban đầu
của La Mã là thể chế quân chủ được xây dựng trên nền tảng xã hội bộ lạc. Đến
khoảng năm 551 TCN, với sự chuyên quyền và độc đoán của các ông vua ngày
càng khiến nhân dân bất mãn, giới quý tộc đã đứng lên lãnh đạo khởi nghĩa,

10


đánh dấu mốc cho sự sụp đổ của thời kì vương chính mở ra một giai đoạn mới
của La Mã - thời đại của nền cộng hòa, thời đại chứng kiến sự lớn mạnh vĩ đại

của quyền lực La Mã. Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, tình hình Cộng hòa
La Mã có nhiều thay đổi thể hiện trên tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội…
Về kinh tế, La Mã nằm trên bán đảo Balkan ở phía Nam Châu Âu rất
thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán, do vậy thương nghiệp của Cộng hòa La
Mã rất phát triển. Kinh tế La Mã chủ yếu dựa trên nền tảng là nông nghiệp và
thương mại. Bắt đầu từ thế kỉ II TCN, nông nghiệp La Mã có sự chuyển biến
lớn, đó chính là sự tập trung ngày càng nhiều ruộng đất vào tay giai cấp chủ nô,
dẫn tới sự xuất hiện của các đại điền trang. Mặc dù cuộc sống trong các đại điền
trang này ít nhiều còn mang tính chất tự cung tự cấp nhưng sản phẩm làm ra vẫn
chủ yếu là đem bán ra bên ngoài – nghĩa là gắn liền với kinh tế hàng hóa. Do đó mỗi
đại điền trang này chỉ bán ra bên ngoài một sản phẩm nhất định như: nho, ô liu…
Trong lĩnh vực công thương nghiệp, mặc dù La Mã chưa có máy móc
nhưng các chủ nô có trong tay hàng ngàn nô lệ, việc giao lưu buôn bán ở La Mã
rất phát triển. Thời kì này La Mã cũng có những đóng góp quan trọng về kĩ thuật
cho sự phát triển của nền văn minh thế giới như: chế tạo thủy tinh, sử dụng chì,
khai thác than, chế tạo xi măng… Họ cũng là những người đầu tiên biết đặt các
thiết bị như guồng nước nhằm lợi dụng thủy năng và chế tạo thuyền buồn.
Kỹ nghệ chế tạo đồ dùng có hoạt động nhỏ nhưng khá nhộn nhịp với các
công việc như: khai thác đá, khai thác mỏ…
Về xã hội, ngoại trừ tầng lớp nô lệ, xã hội của Cộng hòa La Mã chia thành
hai đẳng cấp là giới bình dân và giới quý tộc. Qúy tộc được coi là giai cấp lãnh
đạo, ban đầu, chỉ có họ mới có thể được bầu vào các chức quan. Việc lấy nhau
giữa các tầng lớp bị cấm và danh hiệu quý tộc chỉ có thể thừa kế, nhưng càng
dần đến cuối thời kì Cộng hòa, sự phân biệt quý tộc và bình dân dần lu mờ nhờ
vào quá trình đấu tranh kiên trì và gan góc của giới bình dân.

11


Đầu thời kì Cộng hòa, những công dân bị chia thành các tầng lớp dựa vào

vũ khí mà họ có thể mua được cho nghĩa vụ quân sự, tầng lớp giàu nhất theo
cách phân chia này là tầng lớp kỵ sĩ (bao gồm cả giới bình dân và giới quý tộc).
Cuối thời Cộng hòa xuất hiện cách phân chia mới, tầng lớp cai trị gọi là quý
nhân, thường là những gia đình, dòng tộc đã sản sinh ra một quan chấp chính tối
cao. Tuy nhiên, hai cách phân chia này đã chẳng còn ý nghĩa gì sau khi La Mã
tiến vào thời kì Đế quốc.
Về chính trị, nhà nước Cộng hòa La Mã tồn tại ổn định hằng trăm năm
nhờ vào mô hình chính quyền hỗn hợp trụ vững bằng quyền lực của ba bộ phận
là: quan chấp chính, viện nguyên lão và hội đồng bộ lạc. Tuy nhiên càng về mốc
đầu công nguyên thế cân bằng ấy càng bị phá vỡ. Cộng hòa La Mã với hơn 450
năm tồn tại đã không thể trụ vững với một loạt các mâu thuẫn âm ỉ từ lâu và hệ
quả là việc bị thay thế bởi thời kì đế quốc.
Về văn hóa - giáo dục, mục tiêu của La Mã là tạo ra một thế hệ với những
nhà hùng biện có ảnh hưởng lớn. Trẻ em bắt đầu đi học rất sớm từ khoảng 6 tuổi
và kết thúc học tại trường vào năm 15 tuổi. Họ được học nhiều rất nhiều thứ và
những gia đình khá giả sẽ tiếp tục cho con theo học tại các trường hùng biện vào
tuổi 16. Nhờ vào sự phát triển kinh tế thương nghiệp mà người La Mã có điều
kiện đi nhiều nơi, tiếp xúc và tiếp thu nhiều nền văn hóa, họ trực tiếp kế thừa và
tiếp thu văn hóa của Hi Lạp cổ đại. Ảnh hưởng của văn hóa Hi Lạp thể hiện rất
rõ ở các lĩnh vực tôn giáo, văn học nghệ thuật, điêu khắc, triết học và khoa học
tự nhiên. “Do đó văn hóa La Mã cùng chung một phong cách với văn hóa Hi
Lạp” [28; tr. 200].
Cộng hòa La Mã với đất đai rộng lớn và sự đa dạng văn hóa sau quá trình
chinh phạt đã tác động không nhỏ trong sự hình thành và phát triển tư tưởng của
Cicero. Ông có thể thuận tiện đi nhiều nơi, học tập nhiều nhà tư tưởng và chính
trị gia, đặc biệt là tiếp xúc với văn hóa Hi Lạp. Vì vậy, Cicero yêu mến văn hóa
Hi Lạp và đã tìm cách truyền bá văn hóa Hi Lạp vào La Mã mà trước tiên là qua

12



ngôn ngữ và tư tưởng. Cũng nhờ vậy, ông nhận ra được nhiều khiếm khuyết
trong các mô hình nhà nước trong lịch sử và hình thành cho riêng mình ý tưởng
về nhà nước lý tưởng. Việc di chuyển tới nhiều vùng đất của Cicero dù theo
nghĩa nào cũng khiến ông tiếp xúc được nhiều với các công dân của La Mã, ở
gần bên họ và đồng cảm với họ về những khó khăn họ gặp phải do sự chèn ép
của địa chủ và giới quan chức. Không phải ngẫu nhiên mà công dân của Sicily
nhờ ông tố cáo thống sứ tham ô và sách nhiễu họ, ngoài sự liêm khiết và công
chính trong quá trình hoạt động chính trị, việc tự thăng tiến mà không hề có sự
giúp đỡ từ một gia tộc quan chức lâu đời và sự thấu hiểu của ông với công dân
cũng là một trong những yếu tố then chốt giúp ông nhận được sự tín nhiệm của
người dân. Ngoài ra, việc giao lưu buôn bán rộng rãi của La Mã cũng tác động
lớn khiến Cicero có cái nhìn cởi mở hơn đối với người ngoại quốc, khi ông đề
nghị cấp quyền công dân cho họ, điều đã được Cicero bàn luận trong “Biện hộ
cho Balbus”1.
Cicero nhận thấy rõ ràng về việc tầng lớp chủ nô chính là tầng lớp cai trị
xã hội, nhưng có lẽ “ý muốn của thần linh” đã khiến Ciceo chưa thể nhìn rõ được
vai trò lớn của tầng lớp nô lệ đối với sự phát triển của nhà nước La Mã. Mặc dù
vậy, Cicero vẫn cho chúng ta thấy ông có cái nhìn nhạy cảm của một triết gia khi
nhận thấy rõ ràng những tệ nạn và bất công xuất hiện trong tầng lớp trung lưu La
Mã cũng như mối nguy hiểm khi người dân dần mất niềm tin vào chính quyền.
Những điều này đã tạo động lực để Cicero đấu tranh bảo vệ cho những điều mà
theo ông có thể bảo vệ chính quyền và mang lại hạnh phúc cho dân chúng.
Mặc dù vậy, sự đấu tranh của Cicero cũng chẳng thể giúp Cộng hòa La
Mã tiếp tục tồn tại và phát triển. Chúng ta có thể rút ra các đặc điểm chính của
chế độ Cộng hòa La Mã cùng với những nguyên nhân sụp đổ của nó như sau:
* Thứ nhất, bất bình đẳng xã hội và những cải cách làm xói mòn nền
cộng hòa.
1


Đây là một bài hùng biện được trình bày trong chương 3 của tác phẩm “Bàn về chính quyền”.

13


Khi nhà nước La Mã mới ra đời, số lượng nô lệ trong xã hội còn ít, nhưng
chỉ đến thế kỉ II TCN thì số lượng nô lệ đã tăng vọt khiến cho chế độ nô lệ ở La
Mã phát triển mạnh và “dần chuyển từ chế độ nô lệ gia trưởng sang chế độ nô lệ
điển hình” [28; tr. 140]. Việc tăng lên một cách nhanh chóng số lượng nô lệ dựa
vào ba nguồn chính. Thứ nhất, sau các cuộc chinh phạt mở rộng lãnh thổ La Mã
đã biến tù binh bại trận thành nô lệ. “Mỗi lần chinh phục được nơi nào La Mã đã
biến phần lớn cư dân ở đó thành nô lệ” [28; tr. 140]. Thứ hai, nhiều công dân La
Mã không trả được nợ cũng là một nguồn cung cấp nô lệ không nhỏ, “chế độ nô
lệ vì nợ đối với công dân thành bang Rome đã được bãi bỏ từ năm 326 TCN
nhưng với cư dân các tỉnh thì chế độ đó vẫn tồn tại” [28; tr. 140]. Thứ ba, nhiều
người bị trở thành nô lệ do bị cướp biển bắt đem bán kiếm tiền.
Đối với cướp biển thì buôn bán nô lệ trở thành một món hời. Nô lệ nữ
mang thai và sinh ra con thì thế hệ tiếp sau cũng sẽ là nguồn nô lệ mới, những nô
lệ này thường dễ sai bảo nên được giới chủ nô yêu thích hơn cả. Thậm chí có
chủ nô còn thành lập trang trại nuôi “nô lệ nái”. Ănggghen thậm chí còn khẳng
định: “Khi La Mã đã trở thành một “thành phố thế giới” rồi, và khi mà ruộng đất
ở Ý thời xưa ngày càng chuyển vào tay một ít địa chủ hết sức giàu có, thì dân số
nô lệ lấn át dân số nông dân” [23; tr. 271]. Nô lệ chia làm hai loại là nô lệ tư
nhân và nô lệ của nhà nước. Vì lực lượng nô lệ rất đông đảo nên họ được sử
dụng trong mọi công việc của đời sống xã hội: sản xuất nông nghiệp, thủ công
nghiệp, buôn bán và hầu hạ trong gia đình chủ nô… Thân phận của nô lệ rất thấp
kém, họ bị coi là đồ vật, súc vật, là công cụ biết nói của chủ nhân, chủ nô có
quyền trừng phạt, đem bán hoặc thậm chí giết chết mà không bị luật pháp La Mã
trừng trị. Nô lệ cũng không có quyền lập gia đình, không có quyền sở hữu tài sản
và có đời sống cực kì khổ cực. Sự đối xử tàn tệ của chủ nô đối với lớp người

đông đảo trong xã hội này khiến sự bất mãn của tầng lớp này ngày càng tăng, sự
phản kháng ngày càng quyết liệt. Đồng nghĩa với đó là mâu thuẫn xã hội ngày
càng lớn và nó dần đẩy La Mã gần tới bờ vực của sự sụp đổ.

14


Bên cạnh đó mâu thuẫn giữa bình dân và quý tộc cũng ngày một tăng cao.
Trong những năm đầu của nền cộng hòa, giới bình dân không được hưởng các
quyền lợi công dân như những người quý tộc. Họ không được tham gia vào Hội
đồng bộ lạc, không được chia ruộng đất công, và cũng không được xét xử tại tòa.
Trong khi đó, giới này lại là nguồn nhân lực chính tham gia vào việc sản xuất
cho nền kinh tế, và cũng chiếm phần đông trong lực lượng quân sự quốc gia.
Trải qua cuộc xung đột giai cấp kéo dài gần hai thế kỷ (từ năm 494 TCN đến
năm 287 TCN), cuối cùng giới bình dân cũng giành lấy được những quyền lợi
pháp lý tương tự như giới quý tộc. Giờ đây, những người bình dân cùng với quý
tộc đã có thể cùng tham gia vào chính trị thông qua Hội đồng Bộ lạc – cơ quan
lập pháp chính của Cộng hòa La Mã.
Khoảng cách bất bình đẳng lại càng bị khoét sâu thêm khi nền Cộng hòa
này trở thành bá chủ trong khu vực Địa Trung Hải. Chiến thắng đã mang về cho
La Mã một lượng lớn của cải và nô lệ. Điều này khiến cho một bộ phận quý tộc
trở nên ngày một giàu có. Song song với đó, hàng hóa rẻ từ nước ngoài tràn vào
La Mã khiến cho các tiểu địa chủ bị phá sản. Dòng người thất nghiệp ở nông
thôn đổ ra thành phố lớn, tuy nhiên lượng công việc lại không đủ để đáp ứng.
Việc này sinh ra nhiều tệ nạn như trộm cắp, làm chứng gian lận trước tòa để
kiếm ăn…Tầng lớp bị o ép tới mức mất hết tài sản và không nghề nghiệp này
được gọi là tầng lớp “vô sản lưu manh”, tầng lớp này “dần dần mất tập quán lao
động, thậm chí kinh miệt lao động và hoàn toàn ăn bám vào xã hội” [28; tr. 148].
Ngoài nông dân phá sản thì các “thực khách” của chủ nô phần lớn cũng dần tha
hóa thành một bộ phận của tầng lớp này. “Có khi cứ đến chiều tối, các thực

khách đến đứng chầu chực trước cổng quý tộc bảo hộ mình để mong được tiếp
đãi hoặc được cho một ít tiền” [28; tr. 148]. Điều này ảnh hưởng rất xấu đến chế
độ Cộng hòa La Mã vì các thực khách này cứ đến bầu cử là bầu cho chủ của
mình hoặc hành hung theo lệnh của chủ để kiếm thêm lá phiếu.

15


*Thứ hai, tệ tham nhũng lan tràn chính là con dao thứ hai giết chết Cộng
hòa La Mã. Trong khi chính quyền trung ương dần trở nên bạo lực, giới quý tộc
và bình dân chia rẽ sâu sắc, thì bộ phận quản lý ở cấp địa phương cũng ngày
càng tệ hại.
Tuy liên tục bành trướng và phát triển, song La Mã lại không chú tâm xây
dựng một bộ máy quan lại chuyên nghiệp để đáp ứng quy mô quốc gia. Nó vẫn sử
dụng mô hình quản lý thành bang lỗi thời. Theo đó, các quan chấp chính, các pháp
quan khi hết nhiệm kỳ sẽ được bổ nhiệm làm tổng đốc để quản lý các địa phương
trong thời hạn một năm. Rõ ràng khoảng thời gian một năm là quá ít để các tổng
đốc có thể nắm bắt văn hóa địa phương cũng như biết cách quản lý sao cho hiệu
quả. Bên cạnh đó, các tổng đốc không được đào tạo về quản trị, không được trả
lương và thậm chí không bị giám sát khi quản lý. Chính vì vậy, họ hoặc bị ép buộc
hoặc tự tham nhũng để đảm bảo chi tiêu. Đồng thời, cũng vì không bị ai giám sát
nên họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn, dẫn đến việc cai trị tùy tiện.
Để khắc phục tình trạng tham nhũng tràn lan ở các địa phương, giới cai trị
đã thiết lập một cơ quan để xét xử các tổng đốc tham nhũng. Tưởng chừng như
hành động này có thể vớt vát được tình hình, nhưng hóa ra nó lại đẩy nạn tham
nhũng tràn lên đến bộ máy cai trị trung ương.
* Thứ ba, chính trị hóa quân đội trở thành nước đi sai lầm khiến Cộng hòa
La Mã phải nhường chỗ cho thời kì đế quốc.
Từ khi Cộng hòa La Mã được thành lập cho đến trước khi Marius tiến
hành cải cách quân sự vào năm 104 TCN, họ không hề sở hữu một lực lượng

quân đội chuyên nghiệp. Lúc bấy giờ, chỉ có các chủ đất mới tham gia vào quân
đội và các binh lính coi việc tham gia bảo vệ quốc gia là bổn phận, trách nhiệm,
cũng như là một đặc quyền. Họ trung thành với nền cộng hòa chứ không phải
với các vị tướng, bởi họ là các chủ đất nên không cần dựa vào tướng lãnh để
được ban cho đất đai như một khoản trợ cấp sau khi giải ngũ. Tuy nhiên, vấn đề
trở nên phức tạp khi đất đai ngày càng mở rộng và phải đối đầu với nhiều đối thủ

16


nguy hiểm. Nhà nước cần một quân đội thường trực với quy mô lớn hơn, khi mà
lực lượng binh lính gồm các chủ đất hiện không đáp ứng được điều đó.
Để giải quyết vấn đề này, Marius đã bãi bỏ yêu cầu về sở hữu đất đai
trong việc tuyển quân. Hành động này mở đường cho giai cấp đông đảo nhất của
La Mã, tức giới bình dân, tham gia vào quân đội. Tuy nhiên, giờ đây lại có thêm
một vấn đề phát sinh, đó là việc trợ cấp cho đội quân không có ruộng đất này sau
khi họ giải ngũ. Viện Nguyên lão tất nhiên đã từ chối việc cấp đất hay bất kì một
khoản viện trợ nào cho những binh lính xuất thân bình dân. Hành động này đã
mở đường cho các binh lính chuyển lòng trung thành của mình sang giới tướng
lãnh, mà cụ thể ở đây là Marius, khi ông lấy đất đai trao cho binh lính của mình.
Lúc bấy giờ, quân đội đã không còn là lực lượng đấu tranh cho nền cộng hòa, mà
họ trở thành đội quân trung thành dưới trướng vị tướng đứng đầu của họ. Hệ quả
là các tưỡng lĩnh đã dẫn dắt quân đội tiến vào La Mã để thiết lập nên nền cai trị
độc tài, phá vỡ kết cấu cộng hòa truyền thống.
Trong hàng trăm năm, Cộng hòa La Mã luôn duy trì thực hành các giá trị
truyền thống như danh dự, tự chủ, trung thực, và công chính. Điều này là cơ sở
giúp cho nội bộ La Mã ổn định, cũng như giúp nó chiến thắng các đối thủ bên
ngoài và trở thành bá chủ khu vực Địa Trung Hải.
Tuy nhiên, tới tầm thế kỷ II TCN, khi các mối đe dọa bên ngoài không
còn nữa, cộng với việc La Mã trở nên giàu có nhờ của cải thu được từ các thuộc

địa, các giá trị đạo đức truyền thống bắt đầu dần mai một.
Trong giai đoạn đầu và giữa của nền cộng hòa, La Mã thường xuyên bị đe
dọa, điều này khiến không cá nhân nào có thể theo đuổi danh vọng và quyền lực.
Người La Mã tin rằng việc kiểm soát các lãnh thổ chung quanh sẽ ngăn ngừa được
bất cứ cuộc tấn công nào từ cư dân trên các lãnh thổ này đồng thời tạo ra một
vùng đệm an toàn cho La Mã với những kẻ tấn công đến từ xa. Chính sách xâm
lược của La Mã bởi vậy tiếp tục được duy trì vì lý do an toàn của bản thân họ. Có
thể nói rằng đế chế La Mã là một sự ngẫu nhiên, nó được hình thành trong quá

17


trình theo đuổi một chính sách có tên: sự an toàn. Chúng ta có thể thấy rõ điều này
trong tư tưởng chính trị - xã hội của Cicero khi ông cho rằng, chính giai đoạn đầu
cộng hòa từ năm 509 TCN đến năm 265 TCN mới là thời kì phồn thịnh nhất của
Cộng hòa La Mã. Thời kì này, nhà nước giải quyết rất tốt các nhiệm vụ và có
được lòng tin của dân chúng. Cicero đã hi vọng rằng với những đề xuất cải cách
của mình, ông có thể xây dựng nhà nước có đủ các yếu tố coi trọng công lý, đảm
bảo quyền tự do cho dân chúng mà không cần thay đổi thể chế. Nhưng những
xung đột ngày càng mạnh mẽ và tần xuất ngày càng dày đặc của các cuộc chiến
tranh đã khiến những hi vọng của Cicero dần rơi vào tuyệt vọng.
Bằng chứng là sau khi chinh phục được Ý và Hy Lạp, La Mã đã loại bỏ
được hai mối đe dọa chính. Giới lãnh đạo La Mã giờ đây có thể theo đuổi danh
vọng cá nhân mà không cần phải bận tâm nhiều tới an nguy của nền cộng hòa
nữa, cũng vì vậy, họ dần vượt ra khỏi các chuẩn mực chính trị cộng hòa.
Các ứng viên chức vụ công ngày càng biết cách sử dụng các thủ thuật xảo
trá để đạt được mục đích. Hối lộ và chính sách dân túy trở thành phương tiện
quen thuộc để giành lấy quyền lực. Giới cai trị mua chuộc dân chúng thông qua
các bữa tiệc, các thú vui, và các buổi trình diễn để thắng cử cũng như duy trì địa
vị của mình. Nhà sử học cổ đại Plutarch coi Caesar là nhà dân túy thành công

nhất, khi có thể giành lấy tình cảm của dân chúng bằng việc tổ chức các buổi
trình diễn cũng như hối lộ quy mô lớn cho người dân.
Tuy vậy, gian lận và chính sách dân túy vẫn chưa phải là thứ tệ hại duy
nhất, giới cai trị còn dùng tới bạo lực và chém giết để giành quyền lực. Chính
Cicero cũng trở thành nạn nhân của tệ nạn này khi mà những nhân vật hàng đầu
đã không hề do dự khi giết chết hoặc trục xuất các đối thủ chính trị.
Những vấn đề âm ỉ từ lâu mà nhà nước không giải quyết được đã phá vỡ
thế cân bằng vốn có giữa ba bộ phận quân chủ, quý tộc, và dân chủ trước đây; và
cuối cùng, chế độ quân chủ chuyên chế cũng thay thế nền cộng hoà. Cicero với
tầm hiểu biết rộng cũng như kinh nghiệm chính trường dày dặn của mình đã

18


lường trước được tương lại mịt mờ của chế độ, ông cật lực phản đối các “tam
đầu chế”, ông viết hàng loạt các bài luận, bài hùng biện để bảo vệ chế độ Cộng
hòa La Mã. Trong suốt khoảng thời gian từ khi bắt đầu thành lập tam đầu chế thứ
nhất đến khi bị giết chết bởi M.Antonius2, Cicero đã không ngừng viết bài công
kích cũng như phản đối chế độ độc tài. Mặc dù Cicero ý thức rất rõ ràng, vào
thời điểm đó, dân chúng mất niềm tin vào các chính trị gia, họ dần đặt niềm tin
nhiều hơn vào các thủ lĩnh quân sự, ông vẫn mong muốn tìm thấy một vị thủ lĩnh
tài năng nhưng có đức độ để đưa chế độ Cộng hòa La Mã đang trên bước đường
đi đến diệt vong quay trở lại thế cân bằng. Rõ ràng, ông đã ngày càng rơi vào
thất bại bởi những sự phản bội từ những người ông đã từng tin tưởng và hi vọng.
La Mã ngày càng rơi sâu vào tình trạng khủng hoảng, kết thúc sứ mệnh lịch sử
của mình với tư cách là một nền văn minh đã từng hùng mạnh nhất thế giới.
1.2. Tiền đề lý luận cho sự ra đời tƣ tƣởng triết học chính trị - xã hội
của M.T.Cicero
Như đã nói ở trên, M.T.Cicero là một nhà tư tưởng có công rất lớn trong
việc giới thiệu tới người La Mã những trường phái chính của triết học Hy Lạp. Do

vậy, ông nghiên cứu rất nhiều và khá chi tiết về các nhà tư tưởng trước và cùng
thời với ông. Trong quan niệm về chính trị - xã hội, Cicero được đánh giá là một
nhà tư tưởng có chính sách ôn hòa – khi ông ủng hộ và mơ ước xây dựng mô hình
nhà nước kết hợp cả 3 hình thức: nhà nước quân chủ, nhà nước quý tộc và nhà
nước dân chủ, tạo nên mô hình nhà nước được cai trị bằng công lý và luật pháp.
Ngoài những điều kiện chính trị, xã hội thì tư tưởng triết học chính trị - xã hội của
Cicero được xây dựng trên cơ sở kế thừa quan niệm của các nhà triết học Hy Lạp
đi trước về vấn đề này.

2

M.Antonius (83 TCN – 30 TCN) là một chính trị gia và một thống chế La Mã.Ông là một người ủng hộ

quan trọng và là một người bạn trung thành của Gaius Julius Caesar như là tướng lĩnh quân đội và là người
thừa kế tài sản trở thành một người cháu thứ hai của Ceasar.

19


1.2.1. Tư tưởng chính trị - xã hội của Socrates
Nhắc đến những nhà tư tưởng có ảnh hưởng tới Cicero không thể không
nhắc tới Socrates – nhà triết học nổi tiếng của Hy Lạp. Nhiều học giả nghiên cứu
về Cicero cho rằng, mặc dù Cicero được đánh giá là một trong những đại diện
tiêu biểu của trường phái triết học Khắc Kỷ, nhưng quan niệm về chính trị - xã
hội thì mang đậm dấu ấn của Socrate, đặc biệt là quan niệm đề cao pháp luật và
quan niệm về vai trò nghệ thuật hùng biện.
Socrates sinh ra tại thành phố Athens, được coi là người đặt nền móng cho
nghệ thuật hùng biện Hy Lạp cổ đại. Socrates lúc đầu theo quan niệm của các
nhà triết học tự nhiên cổ đại, đặc biệt là Anaxagore (500 - 428 TCN) nhưng sau
đó, do vốn là người có tư duy độc lập, không muốn suy nghĩ theo lối mòn truyền

thống, ông từ chối bàn về giới tự nhiên vì nó “không giúp ích gì cho tâm hồn con
người cả”, và đã nhanh chóng nhận thấy hai sai lầm cơ bản mà các triết gia
đương thời mắc phải, đó là:
Thứ nhất, họ luôn mâu thuẫn với nhau trong cách luận giải về tự nhiên mà
không hề phê phán lẫn nhau cho nên không thể phân định đúng sai.Trong lúc đó,
việc phân định này là vô cùng quan trọng, quyết định tính mục đích và xác định
tính chân lý của mọi cuộc tranh luận.
Thứ hai, họ chỉ chú trọng nghiên cứu những vấn đề vũ trụ luận, bản thể
luận, nghĩa là đặt ra những vấn đề lý luận chung chung mà không để ý đến
những vấn đề thực tiễn của cuộc sống đang đặt ra.
Theo cách nghĩ của Socrates, trong một xã hội tràn đầy những bất công
đương thời, thì điều cần quan tâm giải đáp là những vấn đề xoay quanh con
người và hạnh phúc của con người như: Lẽ phải là gì? Điều thiện là gì? Thế nào
là công lý? Đây cũng là nguyên do mà nhiều người nhận định Socrates là người
sáng lập, đặt nền móng cho triết học về đạo đức và là ông tổ của nhân học hiện
đại. Socrates đã dành cả cuộc đời để giúp con người nhận thức về chính mình,
triết học theo ông là sự tự ý thức của con người về chính bản thân con người.

20


Với ông, con người chính là một tiểu vũ trụ, do vậy chúng ta cần quan tâm mài
rũa tâm hồn, phải biết áp chế dục vọng bởi nếu tuân theo nó con người sẽ trở
thành nô lệ. Chỉ có nhận biết và tuân theo những quy định của con người thì mới
có thể đạt tới tự do. Những quy định mà Socrates nhắc tới ở đây chính là luật
pháp. Đây cũng chính là điểm đáng lưu ý trong tư tưởng trính chị - xã hội của
Cicero được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là mang ảnh hưởng đậm nét của
Socrates – tinh thần thượng tôn pháp luật. Socrates phê phán kịch liệt chế độ dân
chủ vì theo ông quốc gia tốt hay xấu phụ thuộc phần lớn vào tài năng và đức
hạnh của người cầm quyền mà chế độ dân chủ lại không thể tìm được cho mình

một lãnh tụ tài năng. Thậm chí ông còn chỉ trích nặng nề chế độ dân chủ là chế
độ tồi tệ nhất trong lịch sử.
Đới với Socrates việc giáo dục con người sẽ thúc đẩy tạo nên một quốc
gia tốt đẹp, vì với ông, con người tự nhiên là con người sinh ra, lớn lên và chết đi
bên trong một cộng đồng. Thế nên, một mặt, con người tự nhiên chỉ có thể là con
người tập thể, thành viên của một tập hợp nào đấy, và do đó được gọi là công
dân để đối lập, một mặt với thú vật, mặt khác với thần linh (bởi vì chỉ có hoặc
thiên thần, hoặc súc vật mới không cần đến đời sống cộng đồng và do đó, có thể
vừa sống bên trên hay bên ngoài xã hội, vừa không màng tìm hiểu hay luận bàn
về sự tồn tại của thành quốc); mặt khác, do “con người là một sinh vật mang tính
chính trị” như thế, nên không có một khái niệm hay vấn đề nào mà lại không liên
quan hay bắt rễ từ con người.
Ông cũng cho rằng nền móng của đối thoại là sự trung thực và minh bạch,
là sự tin cậy lẫn nhau: “Quan toà phải có bốn đức tính: lắng nghe một cách lễ độ,
trả lời một cách rõ ràng, cân nhắc một cách hợp lý, và quyết định một cách vô
tư” [63]. Socrates yêu quê hương, sẵn sàng chết chứ không nỡ bỏ đi, nhưng luôn
giữ cái nhìn “toàn cầu”: “Tôi không phải là người Athens hay người Hy Lạp, tôi
là công dân thế giới!” [63]

21


Có thể thấy theo Socrates, luật pháp một khi đã được đặt ra thì công dân
phải tuân theo, và chỉ khi tuân theo pháp luật thì đó mới là một công dân có đức
hạnh. Luật pháp là thứ kết nối con người với xã hội, con người không được phá
hủy luật pháp. Theo Socrates, tri thức và đức hạnh là những điều cần thiết cho
những kẻ làm chính trị. Người làm chính trị phải đặt trách nhiệm xã hội lên lên vị
trí hàng đầu chứ không trông cậy vào quyền lực và thời vận. Theo Socrates, để có
tri thức, con người cần phải học, học ở trường và học ngoài đời. Hãy bắt đầu từ
không biết, trải qua nhiều bước, tiến tới tri thức và cái thiện phổ quát. Mệnh đề:

“Tôi biết rằng, tôi không biết gì cả” của ông nhằm chỉ ra sự khởi đầu của một
phương pháp tiếp cận chân lý.
Socrates được đánh giá là một trong những nhà triết học Hi Lạp cổ đại đầu
tiên có các quan niệm sơ khai về “nhà nước”. Cicero chịu ảnh hưởng từ Socrates
về quan niệm “công dân phải tuân theo pháp luật”, “người làm chính trị phải là
người đặt trách nhiệm xã hội lên vị trí hàng đầu và phải là người có tri thức cao”.
Tuy nhiên, Cicero không hề ủng hộ quan điểm bảo vệ nhà nước quý tộc của
Socrates, thậm chí còn chỉ trích thậm tệ vị tiền bối này, khi cho rằng mô hình nhà
nước này là dạng chính quyền thuộc về tầng lớp quý tộc, và hẳn nhiên, nó cũng bỏ
qua lợi ích của người bình dân. Cicero đã kế thừa có chọn lọc những quan điểm
chính trị của Socrates để góp phần xây dựng nên quan điểm chính trị - xã hội của
riêng mình. Quan niệm con người của Socrates cho rằng con người đúng nghĩa
phải là người có đức hạnh và phải sinh ra, lớn lên và chết đi trong một cộng đồng
– rất gần với khái niệm “công dân” mà Cicero quan tâm.
1.2.2. Tư tưởng chính trị - xã hội của Platon
Platon (427 – 347 TCN) là học trò xuất sắc của Socrates. Ông viết rất nhiều
tác phẩm triết học có giá trị cho nhân loại. Trong những tác phẩm của ông, nổi
tiếng và đặc biệt nhất là tác phẩm Cộng hoà (Republic). Đó là một cuốn sách nổi
tiếng mà triết gia người Mỹ Emerson đã viết: “người ta có thể đốt tất cả thư viện,
vì tinh hoa của các thư viện đều nằm trong cuốn sách này” [20; tr. 29].

22


Trong tác phẩm đó, Platon muốn lý giải về các mối quan hệ giữa con người
và xã hội mà ở đó con người có được hạnh phúc. Đó là một quốc gia trong đó mọi
người luôn được sống êm đềm hạnh phúc, đầy đủ và thoả mãn với những gì mà họ
đã tạo ra.
Trong quan niệm chính trị - xã hội, Platon đặc biệt quan tâm đến vấn đề sự
công bằng. Ông hiểu “công bằng” là một loại đức hạnh, điều này không chỉ dừng ở

mức độ cá nhân mà còn được hiểu ở mức độ rộng hơn là nhà nước. Platon cho rằng
việc con người có nhu cầu liên kết lại với nhau trên một phạm vi lãnh thổ nhất định
đã dẫn tới việc hình thành nhà nước. Trong xã hội, mọi người đều phải có vai trò và
nhiệm vụ riêng theo từng giai cấp đã được phân chia:
Tầng lớp lao động (nông dân, thợ dệt…) là bộ phận sản xuất để thỏa mãn
nhu cầu trong nước và thỏa mãn nhu cầu trao đổi giữa các nước. Cụ thể, thương
nhân sẽ phụ trách trao đổi giữa các nước và chủ tiệm là những người phụ trách
phân phối trong nước.
Tầng lớp bảo vệ hòa bình (các chiến binh, vệ quân) là tầng lớp luôn cần
có trong một nhà nước vì chiến tranh xảy ra là điều không thể tránh khỏi.
Tầng lớp cầm quyền (gồm các triết gia và vua chúa) có nhiệm vụ ban
hành các chính sách đúng đắn để nhà nước tồn tại và phát triển.
Các tầng lớp không được lấn quyền lẫn nhau, làm đúng theo nhiệm vụ của
mình là bảo vệ và xây dựng đời sống hạnh phúc của quốc gia.
Trong quan niệm về nhà nước, Platon cho rằng, lịch sử nhân loại từ khi
bắt đầu đến thời đại của ông đã xuất hiện 4 mô hình nhà nước cơ bản bao gồm:
nhà nước trung gian giữa chế độ quý tộc và chế độ đầu sỏ; nhà nước đầu sỏ (nhà
nước quý tộc), nhà nước dân chủ và nhà nước bạo chúa (nhà nước quân chủ).
Ông đặc biệt đề cao vai trò của sự đoàn kết dân tộc, vì nếu mất đoàn kết sẽ dẫn
đến việc suy thoái của nhà nước. Nhà nước quý tộc suy thoái sẽ dẫn tới nhà nước
trung gian giữa chế độ quý tộc và chế độ đầu sỏ. Nhà nước này nếu tiếp tục bị
biến tướng sẽ hình thành nhà nước đầu sỏ, đây là kiểu nhà nước mâu thuẫn giàu

23


×