Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

tư tưởng pháp quyền của Jean Jacques Rousseau trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.06 KB, 25 trang )

1

MỤC LỤC

PHẦN A. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong dòng chảy của lịch sử triết học, triết học Khai sáng thế kỷ XVIII là
sự kế thừa và phát triển các khuynh hướng tư tưởng triết học thế kỷ XVII. Ý
tưởng chung của các nhà Khai sáng là lý tưởng xây dựng về sự tiến bộ xã hội.
Những tác phẩm của họ là những lý luận của giai cấp tư sản trong thời kỳ
chuẩn bị cách mạng. Họ mong muốn phải thay chế độ cũ bằng một chế độ xã
hội mới tốt đẹp hơn. Rousseau là một trong những đại diện tiêu biểu của triết
học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII, đồng thời cũng là một trong những người
đã đặt nền móng tư tưởng cho cuộc đại cách mạng tư sản Pháp và cho cuộc
đấu tranh vì tự do, dân chủ ở khắp nơi trên thế giới. Với tinh thần đấu tranh
cho sự phát triển của xã hội, ông đã dành toàn bộ thời gian, sức lực viết
những tác phẩm để bênh vực quyền tự do, bình đẳng.
Tư tưởng đó của Rousseau là đóng góp vô cùng quan trọng trong học
thuyết triết học chính trị - xã hội của ông, là một trong những hiện tượng quan
trọng nhất của tư tưởng xã hội châu Âu thế kỷ XVIII. Ông đưa ra tư tưởng
xây dựng một xã hội mà trong đó con người có quyền tự do và bình đẳng – là
những quyền tất yếu, tự nhiên của con người. Tư tưởng đó của ông có một
tầm ảnh hưởng đáng kể đến lịch sử tư tưởng phương Tây từ thế kỷ XVIII đến


2

nay. Phạm vi ảnh hưởng của tư tưởng ấy không chỉ dừng lại ở nước Pháp, ở
châu Âu mà còn ở nhiều nước trên thế giới.
"Bàn về khế ước xã hội" là tác phẩm nổi bật nhất trong số các tác phẩm


của Rousseau, thể hiện nội dung chính trong toàn bộ tư tưởng pháp quyền tự
nhiên của ông. Cho đến ngày nay, nhiều nội dung tư tưởng triết học trong tác
phẩm này vẫn được kế thừa và được nhắc đến trong các văn kiện chính trị
quan trọng được xem như là biểu hiện của một tinh thần cách mạng mang tính
nhân loại. Trong đó có Việt Nam, các nhà cách mạnh tiền bối như Phan Châu
Trinh, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh... đều có nghiên cứu tác phẩm của
Rousseau. Những nội dung tư tưởng của ông được thể hiện trong "Bàn về khế
ước xã hội", về ý chí chung, về chủ quyền nhân dân, về quyền lập pháp,
quyền hành pháp và quyền tư pháp là những gợi mở quý giá cho việc xây
dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam như hiện nay.
Những lý do trên đây, với mong muốn tìm hiểu về triết học pháp quyền
tự nhiên của Rousseau, mà nhóm em đã chọn tư tưởng của ông trong tác
phẩm " Bàn về khế ước xã hội" để làm đề tài nghiên cứu cho bài thu hoạch
của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Có thể nói, việc nghiên cứu về triết học của Rousseau nói chung và
những tư tưởng của Rousseau trong tác phẩm "Bàn về khế ước xã hội" nói
riêng ở Việt Nam còn khá khiêm tốn. Trong thời gian gần đây, ở Việt Nam,
những công trình nghiên cứu về các tư tưởng triết học của Rousseau bắt đầu
xuất hiện khá nhiều, đặc biệt là nghiên cứu về quan niệm chính trị - xã hội.
Trong đó không thể không nhắc đến tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu của tác
giả Hoàng Thanh Đạm trong cuốn "Bàn về khế ước xã hội" được dich sang
tiếng việt tái bản năm 2004. Tập sách tham khảo "Triết học pháp quyền Tây
Âu" của tiến sĩ Ngô Thị Mỹ Dung năm 2012. Ngoài ra còn có các luận văn,


3

luận án, khóa luận tốt nghiệp, các đề tài nghiên cứu, các bài báo khoa học...
Nghiên cứu về tư tưởng của Rouseau trong tác phẩm "Bàn về khế ước xã

hội". Việc nghiên cứu tư tưởng của Rousseau trong tác phẩm "Bàn về khế ước
xã hội" để khẳng định giá trị lịch sử và hiện thời của nó là một yêu cầu cấp
thiết trong việc khai thác, kế thừa kho tàng tri thức nhân loại.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu tư tưởng của ông một phần nào đó vẫn còn
hạn chế, số lượng các công trình nghiên cứu về tư tưởng của Rousseau trong
tác phẩm "Bàn về khế ước xã hội", còn khá khiêm tốn. Dựa vào các công
trình đó, nhóm em xin làm rõ thêm tư tưởng của ông trong tác phẩm "Bàn về
khế ước xã hội" do tác giả Hoàng Thanh Đạm dịch.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ tư tưởng pháp quyền tự nhiên của Rousseau trong tác phẩm "Bàn
về khế ước xã hội", từ đó đưa ra nhận định về những ý nghĩa, giá trị và hạn
chế tư tưởng của ông trong tác phẩm này.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Phân tích bối cảnh và tiền đề lý luận ra đời tư tưởng pháp quyền của
Rousseau trong tác phẩm "Bàn về khế ước xã hội".
Làm rõ nội dung cơ bản tư tưởng pháp quyền của Rousseau trong tác
phẩm "Bàn về khế ước xã hội".
Từ đó phân tích những giá trị và hạn chế của tư tưởng pháp quyền của
Rousseau trong tác phẩm "Bàn về khế ước xã hội".
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Với mục đích nhiệm vụ nêu trên, nhóm em xin lấy thế giới quan và
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử làm cơ sở lý luận, trong đó phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng là


4

phương pháp chung nhất cho quá trình nghiên cứu kết hợp với các phương
pháp logic, phân tích, quy nạp, lịch sử... để làm sáng tỏ nội dung của từng vấn

đề.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn tiểu luận
Ý nghĩa khoa học:
Bài thu hoạch góp phần làm rõ nội dung giá trị tư tưởng pháp quyền của
Rousseau từ đó giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về những giá trị tư tưởng đó
của ông.
Ý nghĩa thực tiễn:
Thông qua những giá trị tư tưởng pháp quyền của Rousseau trong tác
phẩm "Bàn về khế ước xã hội" để rút ra những giá trị và ý nghĩa góp phần vào
xây dựng nước nhà.
6. Kết cấu cơ bản
Tiểu luận gồm 3 phần (phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận) và danh
mục tài liệu tham khảo.

PHẦN B. NỘI DUNG


5

1

Bối cảnh kinh tế - xã hội ra đời tư tưởng pháp quyền của Jean -

Jacques Rousseau trong tác phẩm " Bàn về khế ước xã hội"
Tình hình kinh tế:
Vào thế kỷ XVIII, nước Pháp lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính
trầm trọng. Pháp cần nhiều tiền để duy trì bộ máy quan chức và đại sứ ở nước
ngoài trong khi đó ngân khố quốc gia trống rỗng vì những chi phí xa hoa của
cung đình, đặt ra nhiều thứ thuế khắc nghiệt lên người dân. Đời sống của
nhân dân rơi vào cảnh khốn đốn.

Nền công nghiệp của Pháp phát triển tản mạn, sản xuất hàng hóa tiêu
dùng thông thường không phát triển. Còn nông nghiệp là lĩnh vực kinh tế
chính của Pháp thế kỷ XVIII, nhưng nhìn chung vẫn mang tính lạc hậu, công
cụ và phương thức canh tác rất lạc hậu, 1/3 đất đai bị bỏ hoang, năng suất
hàng năm thấp.
Tóm lại, đời sống kinh tế của nước Pháp đầu thế kỷ XVIII phản ánh sâu
sắc nhiều mâu thuẫn lợi ích giữa các giai cấp trong xã hội. Đây chính là một
trong những nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc đấu tranh, các
phong trào đòi quyền tự do, dân chủ cho con người.
Tình hình xã hội:
Nhờ sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư
sản Pháp đã kịp trở thành một lực lượng nắm trong tay quyền lực kinh tế.
Trong khi đó, toàn bộ quyền lực chính trị vẫn tiếp tục nằm trong tay tầng lớp
phong kiến thống trị. Triều đình phong kiến Pháp loại bỏ quyền bình đẳng của
con người trước luật. Phong trào phản khán ngày càng lớn mạnh nhằm mục
tiêu thủ tiêu quan hệ sản xuất phong kiến và thiết lập của chế độ xã hội mới tư
bản chủ nghĩa.


6

Những năm 40 của thế kỷ XVIII, các triết gia theo chủ nghĩa duy vật
được hình thành, mở đầu cho sự xuất hiện phong trào khai sáng ở Pháp. Họ
đã dương cao ngọn cờ tư tưởng dân chủ, tư do, bình đẳng, bác ái. Đứng trước
hoàn cảnh đó, yêu cầu cấp thiết là phải xây dựng một xã hội, một chế độ bảo
vệ quyền lợi cho con người, đấu tranh chống lại các thế lực áp bức đó. Tư
tưởng pháp quyền của Rousseau đã ra đời trong hoàn cảnh và điều kiện như
thế.
7. Khái quát cuộc đời và tác phẩm "Bàn về khế ước xã hội"
Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Jean - Jacques Rousseau:

Trong số các nhà Khai sáng Pháp Jean - Jacques Rousseau (1712-1778)
được một số nhà nghiên cứu xem là nhân vật cấp tiến nhất. Hoàn cảnh xuất
thân và những nếm trải cay đắng của cuộc đời đã tác động đến hoạt động xã
hội của Rousseau. Để nuôi thân, con người này đã lê bước trên khắp nẻo
đường của Thụy Sĩ và Pháp, từng là người ở, nhạc công, người chép nhạc.
Nỗi thống khổ triền miên của người nghéo hằn in dấu trong chính cuộc đời
ông - cuộc đời đắng cay hòa lẫn vinh quang. Niềm vinh quang ấy đối với
Rousseau chỉ đến sau cách mạng Pháp, khi những người thuộc phái Jacobin
suy tôn ông như biểu tượng của cuộc đấu tranh vì tự do và dân chủ, đưa tư
tưởng của ông vào Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền. Ông từng bày tỏ sự
trăn trở trước bất công xã hội: “Một nhóm những kẻ có máu mặt và giàu sụ ở
trên đỉnh cao của vinh quang và hạnh phúc, trong khi quần chúng rạp mình
trong lãng quên và sự bần cùng” . Tuy nhiên, để đi đến những quan điểm cách
mạng và cấp tiến của Phong trào Khai sáng Pháp, Rousseau đã phải trải qua
một chặng đường dài, với rất nhiều mâu thuẫn, ngộ nhận, thậm chí có lúc tỏ
ra “bảo thủ” trong cách giải thích về những nghịch lý của nền văn minh.
Trong quan hệ với các nhà duy vật vô thần, Rousseau luôn thận trọng.
Ông vẫn trung thành với nguyên tắc tự nhiên thần luận, song những quan


7

niệm về chính trị - xã hội lại mang ý nghĩa cấp tiến, cách mạng, phản ánh
những nhu cầu và khát vọng của những tầng lớp thấp, chỗ dựa của phái
Jacobin sau này.
Jean Jacques Rousseau sinh ngày 28/06/1712 trong một gia đình thợ thủ
công ở Geneve, thủ đô của Thụy Sĩ. Mới sinh ra được 9 ngày thì mẹ của ông
qua đời. Cả cuộc đời cũng như sự nghiệp của ông đã gặp rất nhiều khó khăn
và sóng gió. Năm 1753, Rousseau viết luận văn “Về nguồn gốc bất bình
đẳng” trực tiếp phê phán chế độ tư hữu tài sản. Tư đó, Rousseau bước vào

cuộc đấu tranh chính trị. Năm 1762, Rousseau viết “Bàn về khế ước xã hội’’.
Tác phẩm được đánh giá là một loại sách như Tuyên ngôn Đảng Cộng sản của
K. Marx, F. Engel ra đời năm 1848. Trong đó, Rousseau đã công khai tuyên
bố lập trường chính trị cấp tiến của ông - đấu tranh cho tự do, bình đẳng và
dân chủ, cho nền cộng hòa và chống lại chính thể quân chủ chuyên chế.
Có thể thấy, cuộc đời của Rousseau phần lớn thời gian ông sống trong
nghèo khó. Với tinh thần độc lập suy nghĩ, ông ôm ấp lý tưởng tự do, bình
đẳng và dành hết thời gian cho những áng văn chương bênh vực tự do, bình
đẳng.
Ông mất vào ngày 2 tháng 7 năm 1778.
Tác phẩm "Bàn về khế ước xã hội".
Tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội’’ của Rousseau ra đời năm 1762, được
nhiều học giả đánh giá như Tuyên ngôn Đảng Cộng sản của Marx, Engel ra
đời năm 1848. Về nguồn gốc của tác phẩm, tác giả viết: “Luận văn nhỏ này
trích từ một công trình nghiên cứu rộng lớn mà trước kia tôi đã viết, nhưng vì
chưa lượng được sức mình nên phải bỏ đi từ lâu” (1). Tư tưởng của tác phẩm là
mọi quyền lực thuộc về nhân dân và một nền dân chủ trực tiếp. Đây là tư

1(1) Bàn về khế ước xã hội. Thanh Đạm dịch, 2004, Tr.10.


8

tưởng mấu chốt để cai trị một nền cai trị vững chắc để đối đãi con người như
con người.
Về mục đích cuốn sách, tác giả viết: “Tôi muốn tìm xem trong trật tự dân
sự có hay không một số quy tắc cai trị chính đáng, vững chắc, biết đối đãi với
con người như con người. Và có hay không luật pháp đúng với ý nghĩa chân
thực của nó”(2). Với luận văn này, Rousseau muốn “gắn liền cái mà luật pháp
cho phép làm với cái mà lợi ích thúc đẩy phải làm, khiến cho công lý và lợi

ích không tách rời nhau”(3).
Toàn bộ cuốn sách được chia làm bốn quyển:
Quyển thứ nhất gồm 9 chương, mở ra những ý niệm chung về sự hình
thành một xã hội người từ trạng thái tự nhiên chuyển sang trạng thái dân sự và
những ý niệm chung về sự hình thành lập “Công ước xã hội”.
Quyển thứ hai gồm 12 chương, chủ yếu bàn về vấn đề lập pháp. Qua hai
chương đầu, tác giả bàn về ý chí chung của toàn dân, chủ quyền tối cao cơ
quan quyền lực tối cao trong một nước.
Quyển thứ ba gồm 18 chương, bàn chủ yếu về cơ quan hành pháp.
Quyển thứ tư gồm 9 chương, bàn tiếp nhiều vấn đề, trong đó nổi lên vấn
đề “cơ quan tư pháp”.
8. Nội dung tư tưởng pháp quyền của Jean - Jacques Rousseau trong tác
phẩm "Bàn về khế ước xã hội"
a. Tư tưởng của Jean - Jacques Rousseau về quyền tự do và bình đẳng
của con người:
Cùng thời với các nhà khái sáng cùng thể hiện tư tưởng của mình vào
khế ước xã hội nếu như theo:
2() Sđd, Tr.10.
3() Sđd, Tr.10.


9

Montesquieu được coi là nhà sáng lập ra khoa học chính trị của giai cấp
tư sản Pháp thế kỷ XVIII. Ông đề cao khoa học, chống lại thần học, đả kích
chế độ chuyên chế phong kiến, đề cao tự do, bình đẳng, chủ trương tự do
ngôn luận, tự do xuất bản, đề xướng thuyết tam quyền phân lập, giữa lập
pháp, hành pháp và tư pháp, ba cơ quan chính quyền này độc lập không lệ
thuộc nhau, nhưng chế ước lẫn nhau. Ông cho rằng tập trung quyền lực vào
tay một người sẽ đẫn đến độc tài, chuyên chế, chỉ có tam quyền phân lập mới

đảm bảo thực hiện được tự do chính trị.
Voltaire là một trong những nhân vật đại diện nổi tiếng trong phong trào
Khai sáng. Ông đề nghị phá tan những ưu quyền của giới quý tộc, giới giáo
quyền, và thay đổi hẳn các luật lệ đánh thuế. Ông đã kêu gọi cho quyền tự do
ngôn luận, báo chí, tín ngưỡng và sự công bình của mọi giai cấp trước luật
pháp.
Thì theo Rousseau, bản chất con người là tự do, nhưng “Người ta sinh ra
là tự do, nhưng rồi đâu đâu con người cũng sống trong xiềng xích, và mong
ước con người hất bỏ được cái ách áp bức đi và giành lại quyền tự do mà họ
được hưởng”(4).
Từ việc bênh vực quyền sống, quyền tự do, bình đẳng của con người,
Rousseau đi đến tìm hiểu tình trạng bất bình đẳng và lý giải vì sao con người
trong quá trình tồn tại lại sống trong cảnh bất bình đẳng, trái với quy luật tự
nhiên, với bản chất tự nhiên của họ như vậy.
Jean - Jacques Rousseau nhấn mạnh “tự do như bản tính tự nhiên của con
người, và do đó theo ông, từ bỏ tự do là từ bỏ phẩm chất của con người, từ bỏ
nghĩa vụ quyền làm người”(5). Theo ông trong "trạng thái tự nhiên", một trạng
thái ban đầu giả định, mọi người đều tự do và bình đẳng, trong trạng thái đó
4() Sđd, Tr.27.
5() Sđd, Tr.34.


10

chỉ có một dạng bất công là thể chất, xuất phát từ sức khỏe và tuổi tác khác
nhau của từng người. Đây là sự bất bình đẳng tự nhiên, dựa trên năng lực vốn
có của mỗi cá nhân, do tự nhiên đem lại. Sự bất bình đẳng thứ hai là sự bất
bình đẳng giữa người và người, Rousseau gắn bất bình đẳng xã hội với sự
xuất hiện tư hữu nảy sinh trong quá trình hoàn thiện công cụ sản xuất cũng
như với những lầm lạc của con người.

Theo ông, “tự do là bản chất tự nhiên mà con người có, luật tự nhiên của
tự do là mỗi người phải được chăm lo sự tồn tại của mình, những điều quan
tâm đầu tiên là quan tâm đến bản thân” (6). Để bảo vệ cho quyền tự nhiên đó xã
hội cần có một trật tự xã hội, trật tự xã hội là một thứ quyền thiên liêng làm
nền tảng cho mọi thứ quyền khác. Nhưng trật tự xã hội không phải tự nhiên
mà có, nó được xác lập trên cơ sở những công ước.
Rousseau đã đặt vấn đề cần phải có một khế ước hay một công ước xã
hội khi con người thoát khỏi trạng thái tự nhiên như khác động vật khác để trở
thành con người dân sự con người trong xã hội. Ông khẳng định “phương
pháp duy nhất để con người tự bảo vệ là họ phải ký kết với nhau thành một
lực lượng chung, được điều khiển bằng một động cơ chung, khiến cho mọi
người phát triển một cách hài hòa”(7), mỗi thành viên từ bỏ quyền riêng của
mình để gộp vào quyền chung, dùng sức mạnh tập thể nhưng vẫn được tự do
đầy đủ và chỉ tuân theo bản thân mình, mọi người đặt mình và quyền lực của
mình dưới sự điều khiển tối cao của ý chí chung và chúng ta tiếp nhận như
một bộ phận toàn thể. Đó là vấn đề cơ bản của xã hội. Rousseau lập luận
rằng: với "khế ước xã hội", “con người mất đi cái tự do thiên nhiên và cái
quyền nhỏ nhoi được làm những điều muốn làm và chỉ làm được với sức lực

6() Sđd, Tr.28.
7() Sđd, Tr.40.


11

hạn chế của mình, nhưng mặc khác con người thu lại quyền tự do dân sự và
quyền sở hữu những cái gì mà anh ta có được”(8).
Ông nhận xét “công ước không phá bỏ sự bình đẳng tự nhiên, nó xây
dựng sự bình đẳng tinh thần và hợp pháp để thay thế cái mà thiên nhiên đã
làm cho con người không bình đẳng về thế lực. Trên phương diện khế ước và

pháp quyền, con người tuy không đồng đều nhau về thân thể và trí tuệ vẫn
được hoàn toàn bình đẳng ngang nhau”(9). Có thể nói đây là điểm khác biệt cơ
bản giữa Rousseau va Hobbes trong cách hiểu về thực chất quá trình con
người chuyển từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái công dân. Hobbes hạn chế
tự do, Rousseau thể chế hóa tự do. Rousseau lưu ý: “Cần phân biệt tự do thiên
nhiên chỉ hạn chế chật hẹp trong khả năng sức lực của một cá nhân với quyền
tự do công dân, mà giới hạn rộng rãi là ý chí chung của nhiều người” 10. Tư
tưởng dân chủ của Rousseau thể hiện ở việc khẳng định quyền lực thống nhất
của ý chí chung. Cơ sở của quan điểm này là “nếu không có một điểm chung
nào đó để cho các lợi ích hài hòa được với nhau thì không một xã hội nào có
thể tồn tại” . Vì “ý chí chung” luôn hướng tới lợi ích chung nên nó trở thành
luật cho tất cả, là cơ quan quyền lực tối cao, không thể từ bỏ. Quyền lực của
“ý chí chung”, do đó là tuyệt đối, không phân chia và bất khả xâm phạm. Các
cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp đều chịu sự kiểm soát và điều khiển
bởi “ý chí chung”, bởi lẽ mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân. Nguyên tắc
của “ý chí chung” là “mỗi người ràng buộc với tất cả vì tất cả ràng buộc với
mỗi người”. Hơn nữa, phương án khế ước xã hội của Rousseau khác với
Hobbes ở quan niệm về sự chuyển quyền từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái
công dân. Đối với Hobbes ổn định xã hội là cơ sở hiện thực để đảm bảo hòa
bình và phát triển kinh tế, và ông hy sinh tự do tự nhiên để buộc các công dân
8() Sđd, Tr.46.
9() . Sđd, Tr.51.
10. Sđd, Tr.47.


12

tuân phục ý chí của Đấng chủ tể. Mô hình nhà nước hợp lý ở đây là quân chủ
chuyên chế. Ngược lại, đối với Rousseau tự do tự nhiên cần được đảm bảo
bằng luật pháp, để mỗi công dân sử dụng một cách có ý thức quyền thiêng

liêng đó của mình. Chuyển từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái công dân, do
đó diễn ra song song với việc chuyển từ tự do tự nhiên sang tự do công dân.
Điểm tương đồng duy nhất giữa hai đại diện tiêu biểu của học thuyết khế ước
xã hội là ở ý tưởng về quyền lực tuyệt đối, vô hạn, không phân chia. Đối vôùi
Hobbes quyền lực tối cao là nhà quân chủ, đối với Rousseau - nhân dân.
Theo Rousseau, “từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái dân sự, con người
phải trải qua một chuyển biến lớn lao, dứt anh ta ra khỏi thế giới động vật ngu
muội và hạn chế để vĩnh viễn trở thành một loài thông minh, thành một con
người”11. Trong trạng thái dân sự, con người mới trở thành người chủ thật sự
của mình, tuân theo quy tắc tự mình đặt ra là tự do. Đó là vấn đề cơ bản khi
tham gia công ước.
Và như thế, để hạn chế bất công, bảo đảm quyền tự do và bình đẳng của
tất cả mọi người thành viên trong xã hội, khế ước xã hội được thiết lập, trên
cơ sở đó nhà nước và pháp luật được hình thành.
b. Nhà nước ra đời nhằm mục đích bảo đảm và thực hiện quyền con
người:
Khế ước xã hội là giải pháp đã được Rousseau đưa ra hướng tới việc xóa
bỏ sự bất bình đẳng, bảo vệ các quyền lợi chính đáng cho con người. Nhà
nước ra đời, cần phải được thiết lập trên cơ sở của khế ước xã hội, phù hợp
với ý chí của nhân dân và đảm bảo các quyền tự nhiên cho con người. Khế
ước xã hội giúp con người trở về với bản chất tự nhiên của mình – tự do và
bình đẳng.

11. Sđd, Tr.46.


13

Vấn đề cơ bản mà khế ước xã hội đặt ra, Rousseau viết: “Tìm ra một
hình thức liên kết với nhau để dùng sức mạnh chung mà bảo vệ mọi thành

viên. Mỗi thành viên trong khi khép mình vào tập thể, dùng sức mạnh tập thể,
vẫn được tự do đầy đủ như trước, vẫn chỉ tuân theo chính bản thân mình” (12).
Khế ước được coi là sự thỏa thuận giữa những chủ thể bình đẳng với nhau
chứ không phải giữa nhà cầm quyền và thần dân. Rousseau cho rằng, quyền
công dân của con người chỉ xuất hiện khi hình thành xã hội cho nên con
người phải trao quyền hành lại cho cộng đồng khi liên kết với nhau để tổ chức
thành xã hội. Toàn thể thành viên trong cộng đồng xã hội sẽ trở thành một tập
thể chính trị với quyền hành tối thượng. Khế ước bác bỏ những đặc quyền
đặc lợi của bất cứ cá nhân nào, qua đó chống lại tư tưởng phong kiến về đẳng
cấp quý tộc hay chế độ vua quan theo kiểu cha truyền con nối.
Con người liên kết qua khế ước và từ bỏ quyền tự do sống theo cảm xúc
cá nhân. Khế ước xã hội giúp con người chống lại những nguy cơ bị áp bức,
bóc lột bởi "những kẻ mạnh hơn". Nhà nước ra đời trên cơ sở khế ước xã hội
với mục đích, nhiệm vụ là bảo vệ và bảo đảm các quyền tự do, bình đẳng đó.
Bản chất quyền lực của nhà nước:
Quyền lực tối cao thể hiện cho bản chất của nhà nước:
Kẻ mạnh không phải lúc nào cũng đủ mạnh để mãi mãi làm người thống
trị, nếu như hắn ta không chuyển lực thành quyền và chuyển sự phục tùng
thành nghĩa vụ thì đối với Nhà nước được lập lên từ khế ước xã hội thực ra đó
cũng là quyền của kẻ mạnh nhưng được thiết lập trên những nguyên tắc và thể
hiện ý chí chúng, đó là quyền lực của tập thể giao lại cho nhóm người đại diện
nhằm đảm bảo trật tự xã hội.
Theo Rousseau, quyền lực tối cao hay chủ quyền tối cao chính là sự thực
hiện ý chí chung nhằm phục vụ lợi ích chung, tạo ra sự hài hòa về lợi ích và
12() Sđd, Tr.40.


14

đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của xã hội: “Quyền lực tối cao được thiết

lập từ những cá thể thành viên hợp lại tạo ra nó, cho nên nó không có và
không thể có lợi ích nào trái ngược với các thành viên” (13). Chủ quyền tối cao
là một con người tập thể.
Quyền lực tối cao là quyền lực được điều hành bằng ý chí chung của tất
cả dân chúng. Ý chí chung chỉ có thể điều khiển các lực lượng nhà nước theo
mục đích của cơ chế nhằm phuc vụ lợi ích chung".
Ý chí chung của nhân dân được công bố lên chính là luật của nhà nước:
Rousseau muốn gắn liền trong nhà nước, cái mà luật pháp cho phép làm
với cái mà lợi ích thúc đẩy phải làm khiến cho công bằng và lợi ích không
tách rời nhau. Để có thể xây dựng được xã hội đảm bảo quyền lợi cho con
người, không thể thực hiện được bằng một hay một vài cá nhân riêng lẻ, mà
phải gắn với cả cộng đồng.
Mỗi người đều có một ý chí có tính bản năng của mình trong cuộc đấu
tranh sinh tồn. Sự tổng hợp của các ý chí riêng biệt đó được Rousseau gọi là ý
chí chung. Ý chí chung bao hàm trong nó cả lý tính và sự công bằng. Nó là
biểu hiện của những lợi ích chung, luôn khao khát phúc lợi chung, vì vậy nó
luôn luôn là chính đáng hay có chính nghĩa. Ý chí chung chỉ có thể điều khiển
các lực lượng nhà nước theo mục đích cơ chế nhằm mục phục vụ lợi ích
chung.
Ý chí chung chính là tiền đề của khế ước xã hội, chỉ có thể được thực
hiện thông qua "các lực lượng nhà nước" nhất định với tư cách là cơ quan
quyền lực tối cao, thông qua chủ quyền tối cao hay quyền lực tối cao. Ý chí
chung phản ánh lợi ích chung của cộng đồng và về phần mình chính lợi ích
chung của cộng đồng phải trở thành nền tảng của luật pháp.

13() Sđd, Tr.44.


15


Như vậy luật pháp phải được kết tinh từ ý chí của cộng đồng. Ý chí
chung là căn nguyên của luật pháp và là cơ sở để đo lường, phân định những
việc phải trái trong quan hệ giữa các thành viên xã hội. Ý chí chung và khế
ước xã hội là nền tảng không thể thiếu được cho sự tồn tại và phát triển của
một nhà nước chính đáng - một nhà nước dân chủ.
Một nhà nước hợp lý tính:
Rousseau đã đưa ra những quan điểm quang trọng về việc xây dựng một
nhà nước "hợp lý tính" trên cơ sở thừa nhận quyền bình đẳng tự do và bình
đẳng chính trị cho mọi công dân.
Cũng như Montesquieu, Rousseau xây dựng một nhà nước dân chủ với
ba cơ quan:
o
o
o

Hành pháp.
Lập pháp.
Tư pháp.
Nhưng ở đây có sự khác biệt giữa Montesquieu và Rousseau đó là,

Montesqiueu xây dựng một nhà nước theo tam quyền phân lập với ba quyền,
theo Montesquieu:
“Khi mà quyền lập pháp và quyền hành pháp nhập lại trong tay một
người hay một Viện Nguyên lão thì sẽ không còn gì là tự do nữa; vì người ta
sợ rằng chính ông ta hay viện ấy chỉ đặt ra luật độc tài để thi hành một cách
độc tài.
Cũng không có gì là tự do nếu quyền tư pháp không tách khỏi quyền lập
pháp và quyền hành pháp. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền lập pháp thì
người ta sẽ độc đoán với quyền sống và quyền tự do của công dân; quan toà
sẽ là người đặt ra luật. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền hành pháp thì

ông quan toà sẽ có sức mạnh của kẻ đàn áp.


16

Nếu một người hay một tổ chức của quan chức, hoặc của quý tộc, hoặc
của dân chúng nắm luôn cả ba thứ quyền lực nói trên thì tất cả sẽ mất hết(14).
Montesquieu tiếp tục bàn về ba quyền đó như sau:
Bàn về quyền tư pháp: ông mong muốn sao cho người dân chỉ biết sợ cơ
chế cai trị mà không sợ các ông quan.
Bàn về quyền lập pháp: Ông yêu cầu mỗi công dân đều được bỏ phiếu cử
ra đại biểu của địa phương mình để tham gia vào nghị viện quốc gia. Các đại
biểu thay mặt cho một tập đoàn dân chúng phải báo cáo lại công việc đã bàn
với các cử tri đã bầu ra mình
Bàn về quyền hành pháp: Montesquieu cho rằng quyền hành pháp phải
nằm trong tay một vị vua chúa. Cơ quan hành pháp là nơi chấp hành luật do
cơ quan lập pháp ban hành, nhưng nó lại có quyền ngăn cản các dự định của
cơ quan lập pháp. Kỳ hạn họp cơ quan lập pháp do hành pháp quy định. Quân
đội không thể trao cho cơ quan lập pháp mà phải do cơ quan hành pháp quản
lý. Nhưng để cho người hành pháp không thể dùng quân đội đàn áp dân
chúng thì quân đội phải mang tính chất nhân dân.
Tuy tư tưởng theo thuyết "tam quyền phân lập" ông mang giá trị thời đại,
thiết lập một trật tự xã hội hẳn hoi, đặt quyền tự do của con người trong mối
quan hệ của pháp luật. Cũng như Montesquieu Rousseau cũng xây dựng nhà
nước với ba cơ quan với ba quyền cơ bản nhưng Rousseau đã không đồng
tình và ông chống lại quan điểm phân quyền của Montesquieu, theo ông một
nhà nước để đảm bảo quyền tự do và bình đẳng cho mọi người dân và thể
hiện cách thức tổ chức quyền lực nhà nước bao gồm:
o


Lập pháp:

14() .Sđd, Tr.106.


17

Rousseau khẳng định rằng, “Lập pháp là đỉnh cao nhất của sự hoàn thiện
mà sức mạnh tập thể có thể đạt tới”(15). Gồm toàn thể nhân dân hội họp thường
xuyên sẽ đưa ra ý muốn chung của quốc gia. Với nhiệm vụ đặt ra một Hiến
pháp và đưa ra một hệ thống pháp luật cho quốc gia. Cơ quan lập pháp sẽ đề
xuất việc thành lập chính phủ để phụ trách vai trò hành pháp cũng như đề
nghị phương pháp lựa chọn các vị thẩm phán vào cơ quan tư pháp.
Cơ quan quyền lực tối cao không có sức mạnh nào ngoài quyền lực lập
pháp, nên chỉ hoạt động bằng các đạo luật. Các đạo luật là hành vi hợp thức
của ý chí chung; cho nên quyền lực tối cao chỉ có thể tác động khi dân chúng
họp lại". Luật bao giờ cũng là cái tổng quát chung cho mọi người.
Trong trạng thái tự nhiên, mọi cái đều là chung cho mọi người, tôi chẳng
phải làm gì cho những người mà tôi không hứa hẹn gì với họ. Tôi chỉ nhận
làm cho người khác cái gì mà tôi thấy bổ ích cho tôi. Trong trạng thái dân sự
thì không thế, ở đây mọi quyền đều do luật quy định".
Như vậy, quyền lập pháp là nhiệm vụ cơ bản của quyền lực tối cao. Về
thực chất, quyền lập pháp là quyền làm ra luật, các bộ luật trên cơ sở khế ước
xã hội, phản ánh ý chí chung của tất cả những người dân.
Vì thế quyền lập pháp chỉ có thể thuộc về nhân dân, chính nhân dân có
quyền giải quyết vấn đề về hình thức của chính phủ. Quyền lực lập pháp mới
là sự thể hiện trực tiếp nhất ý chí của nhân dân, của quyền lực tối cao. Cơ
quan lập pháp có hai mục tiêu chính phải cố gắng để đạt được trong khi thi
hành vai trò lập pháp: tự do và bình đẳng cho con người. Đề cao quyền lập
pháp, vai trò của người làm ra luật nhưng thực chất chính là đề cao quyền tự

do, bình đẳng của con người.
o

Hành pháp:

15() .Sđd,, Tr.71.


18

Rousseau nhấn mạnh:“Chớ lẫn lộn chính phủ với cơ quan quyền lực tối
cao. Chính phủ chỉ là các bộ của Nhà nước mà thôi”. Vậy chính phủ là gì?
Chính phủ là một cơ thể trung gian giữa các thần dân với cơ quan quyền lực
tối cao, để hai bên tương ứng với nhau, thi hành các luật, giữ gìn quyền tự do
dân sự cũng như tự do chính trị.
Cơ thể trung gian này chỉ là một ủy viên hội, một cơ quan thực hành,
trong đó các viên chức thực hiện những điều mà các cơ quan quyền lực tối
cao kia ủy thác, cơ quan quyền lực tối cao có thể hạn chế, hoặc thu hồi quyền
hành của các viên chức đó. Tên gọi sự thực hiện quyền hành pháp theo đúng
luật là “Chính phủ”, hoặc là “Cơ quan cai trị tối cao”. Con người hoặc tổ chức
được ủy thác làm việc cai trị ấy thì gọi là “vị nguyên thủ” hoặc “pháp quan”.
“Phải sắp xếp thế nào để luôn luôn có thể sẵn sàng hy sinh Chính phủ vì
nhân dân chứ không phải hy sinh nhân dân vì Chính phủ”.
“Chính phủ có thể được thành lập chỉ bằng một nghị định giản đơn theo
ý chí toàn dân, chính phủ lâm thời ra đời và được chấp nhận. sau đó cơ quan
quyền lực tối cao ban hành một đạo lực chính thức thành lập chính phủ. Mọi
điều trong quá trình này đều hợp với qui tắc”(16).
Theo ông, trong một mước, ý chí của toàn dân thể hiện ở cơ quan lập
pháp hay cơ quan quyền lực tối cao còn sức mạnh quốc gia thể hiện ở cơ quan
hành pháp tức là chính phủ. Chính phủ mạnh thể hiện quốc gia càng đông,

quan lại càn đông, chính phủ càng yếu.
Rousseau đặt ra tiêu chuẩn của một chính phủ tốt, đó là một chính phủ
hòa bình và phồn vinh cho dân chúng, "mục đích cuối cùng của một tập thể
chính trị là sự bảo tồn và phát triển của các thành viên". Một chính phủ mà để
dân ngày càng hao mòn, suy nhược, số dân ngày càng giảm sút, đó chính là
chính phủ tồi tệ nhất.
16() .Sđd, 146.


19

o

Tư pháp:
Là cơ quan do cơ quan lập pháp (nhân dân) lập nên, với vai trò và các

quyền lập pháp. Ngoài ra, còn là trọng tài giữa nhân dân và chính quyền, bảo
vệ cho cả hai phía có thể ngăn chặn các hành động gây hại cho bất cứ phía
nào. Đó là các quyền bảo tồn các luật và quyền lập pháp.
"Cơ quan tư pháp không phải là một bộ phận cấu thành bang. Do đó
không được có một chút quyền lập pháp hay hành pháp nào cả. Nhưng chính
do đó mà cơ quan tư pháp có quyền cao hơn cả vì ns không làm gì cả nhưng
có thể ngăn ngừa tất cả. Đó là cơ quan thiêng liêng nhất là được coi trọng nhất
vì nó là người bảo vệ luật, luật là do cơ quan tối cao ban hành và do Phính
Phủ chấp hành"(17). Có khi nó bảo vệ quyền lợi tối cao của nhân dân ... có khi
nó bảo vệ chính phủ đối với dân chúng ...cũng có khi nó giữ thế cân bằng ả ba
bộ phận nói trên.
Cơ quan tư pháp không được có một chút quyền lập pháp hay pháp mà
nhưng chính là do đó mà nó có quyền cao hơn cả. Nó là cơ quan thiêng liêng
nhất và được coi trọng nhất, vì nó bảo vệ luật mà luật do cơ quan quyền lực

cao nhất ban hành và do chính phủ chấp hành có mối liên hệ mật thiết với
công luận của nhân dân.
o

Quan hệ giữa các cơ quan đó với nhau:
Theo Rousseau,các cơ quan này thồng nhất với nhau, tạo thành một

chính thể thống nhất không thể tách rời. Ông đã lấy cơ thể của một con người
để thấy được mối liên hệ đó. Ông nhấn mạnh:“Nguyên lí của cuộc sống chính
trị nằm trong quyền uy tối cao. Quyền lập pháp là trái tim của mỗi quốc gia,
quyền hành pháp là bộ não làm cho các bộ phận hoạt động. Bộ não có lúc bị

17() .Sđd, Tr.173.


20

tê liệt mà người vẫn còn sống được môt cách đần độn, nhưng khi trái tim
ngừng đập thì con người chết ngay lập tức”(18).
Nếu cơ quan quyền lực tối cao (vốn làm chức năng lập pháp) muốn trực
tiếp cai trị; hoặc các pháp quan (vốn làm chức năng hành pháp) lại muốn
đứng ra ban bố luật; hoặc các thần dân lại không muốn phục tùng, thì lập tức
nước nhà xảy ra lộn xộn; sức mạnh và ý chí không tác động hài hòa; đất nước
sẽ sa vào tình trạng chuyên chế hoặc vô chính phủ.
Bởi sự khác biệt chủ yếu giữa hai cơ thể nói trên mà quốc gia mới tồn tại
do tự bản thân nó, và chính phủ thì tồn tại do cơ quan quyền lực tối cao, cho
nên ý chí cao nhất của chính phủ phải là ý chí chung, phải là luật. Sức mạnh
của chính phủ chỉ là sức mạnh công cộng quy tụ vào nó. Nếu chính phủ
muốn tùy tiện xì ra một hành động chuyên quyền thì mối quan hệ toàn cục sẽ
bắt đầu lơi lỏng. Cuối cùng, nếu như chính phủ có ý chí riêng mạnh hơn cả ý

chí của cơ quan quyền lực tối cao, một cơ quan tối cao trong luật, và một cơ
quan tối cao trong thực tế. Lúc đó sự thống nhất xã hội sẽ tan rã, cơ thể chính
trị sẽ tàn lụi.
Trong chế độ lập pháp hoàn hảo, ý chí riêng hoặc ý chí cá nhân phải là số
không, ý chí tập thể của chính phủ phải là rất phụ thuộc, do đó ý chí chung, ý
chí tối cao luôn luôn phải là ý chí bao trùm, làm mực thước duy nhất cho mọi
ý chí khác. Rousseau khẳng định: Quyền lực lập pháp thuộc về nhân dân và
chỉ có thể thuộc về nhân dân mà thôi. Trái lại, “quyền hành pháp không thể
thuộc về cái chung như quyền lập pháp hoặc quyền lực tối cao, bởi lẽ quyền
hành pháp chỉ liên quan đến những điều khoản cụ thể, không thuộc về thẩm
quyền của luật cơ bản hoặc của cơ quan quyền lực tối cao, mà mọi cử chỉ cần
phài là những đạo luật”(19).
18() .Sđd, Tr.130.
19() Sđd, Tr.94.


21

Như vậy, qua sự phân chia các cơ quan nhà nước, Rousseau đã cho ta
thấy được: Toàn thể dân chúng là cơ quan lập pháp với chủ quyền tối thượng,
hành pháp và tư pháp đều do lập pháp lập ra và chịu trách nhiệm trước nhân
dân, tất cả những điều này được xây dựng trên cơ sở quyền tự nhiên thông
qua việc con người tự giác kí kết với nhau một khế ước để giao cho tổ chức
làm trung gian, trọng tài để đảm bảo cho các quyền tự nhiên như tư hữu và
quyền cá nhân được diễn ra công bằng, bình đẳng trong một xã hội có trật tự
nhất định.
c. Đánh giá tư tưởng của Jean - Jacques Rousseau trong tác phẩm "Bàn
về khế ước xã hội".
Rousseau đã lên tiếng bênh vực cho quyền tự do, bình đẳng của con
người, coi đó là những quyền tất yếu, là bản chất tự nhiên, hình thành khi con

người sinh ra và tồn tại trong cộng đồng. Theo ông, mục tiêu của chính quyền
là bảo vệ tự do, bình đẳng và công lý cho mọi người trong nhà nước.
Rousseau yêu cầu phải xóa bỏ sự bất bình đẳng, thiết lập một chế độ xã hội
công bằng cho tất cả mọi người.
Rousseau đã lên tiếng bênh vực cho tư tưởng về một nhà nước dân chủ
đại diện cho ý chí chung của toàn thể nhân dân, tư tưởng về chủ quyền nhân
dân, về quyền lực tối cao thông qua quan niệm về khế ước xã hội, nhất là
quan niệm về nguồn gốc tự nhiên của nhà nước cho rằng, nhà nước là kết quả
thỏa thuận giữa con người với con người nhằm bảo đảm các quyền và hạnh
phúc của mình. Tất cả mọi mô hình, hình thức chính phủ đều phải đặt ý chí
chung này là tiêu chí đầu tiên và cao nhất, tức là phải đảm bảo được các
quyền tất yếu cho con người đồng thời bảo vệ cho các quyền đó.


22

PHẦN C. KẾT LUẬN
Rousseau chiếm một vị trí đặc biệt trong phong trào khai sáng Pháp thế
kỷ XVIII,là một nhà đại diện tiêu biểu cho chủ nghĩa suy tình Pháp của thế hệ
cách mạng nhất trong phong trào Khái sáng Pháp. Với chủ đề triết học của
Rousseau là số phận của cá nhân, số phận con người, bình dân từ nhân dân, ý
chí nghị lực và tự do của họ mà ông đã đưa ra một chủ nghĩa dân chủ của một
nhà tư tưởng luôn phản ánh lợi ích của bộ phận nghèo khó và bất hạnh nhất
trong xã hội Pháp thể kỷ XVIII. Với nguyên nhân chính là sự phân hóa xã hội
thành kẻ đi tước đoạt và người bị tướt đoạt, kẻ giàu và người nghèo là nguyên
nhân chính của tình trạng bất bình đẳng không bao giờ được sang lấp. Do đó
mà ông đã đưa ra quan điểm về khế ước xã hội thông qua tư tưởng dân chủ.
Tư tưởng dân chủ của Rousseau trong tác phẩm "Bàn về khế ước xã hội"
có ảnh hưởng và giá trị lịch sử lớn lao, thể hiện qua sự tác động đến thành
công của cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789. Rousseau muốn cải tạo xã

hội một cách hoàn toàn. Ông nâng cao giá trị tự do, bình đẳng nhưng cũng
đồng thời lo ngại sự lạm dụng quyền tự do để lo cho quyền lợi riêng tư có thể
băng hoại xã hội.
Cống hiến vĩ đại của Rouseau với tư cách là một nhà tư tưởng chính trị ở
chỗ ông là một trong những người đầu tiên thấy được sự khác biệt giữa xã hội
công dân nảy sinh với chế độ tư hữu và nhà nước được thiết lập sau đó trên cơ
sở khế ước xã hội giữa những con người với nhau. Tư tưởng cảu ông thấm


23

nhuận tư tưởng cách mạng và nhân văn sâu sắc. Học thuyết của ông về chủ
quyền nhân dân chính là câu trả lời cho vấn đề bảo đảm tự do, bình đẳng và
phúc lợi cho con người.
Theo ông, mặc dầu xã hội có nhiều bất công, con người vẫn cần đến xã
hội để làm điểm tựa xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Ông tin rằng trong một
xã hội lý tưởng, quyền tự do, bình đẳng của con người và quyền uy chính trị
sẽ hòa đồng. Trong xã hội lý tưởng đó, quyền tự do và quyền uy chính trị
không những không đối chọi mà còn tương trợ lẫn nhau.
Với những đóng góp to lớn của mình, Rousseaau được coi là cha đẻ của
những chế độ dân chủ hiện đại hay là nhà tiên tri về một chế độ toàn trị toàn
vẹn.
Ngày nay, những nghiên cứu về tư tưởng chính trị nói chung và tư tưởng dân
chủ nói riêng trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” của Rousseau đã khẳng
định được ý nghĩa sâu sắc tư tưởng ấy đối với thời đại, đặc biệt là việc xây
dựng một chế độ xã hội công bằng, bình đẳng cho mọi công dân của nhiều
quốc gia.
Nhiều tác giả đã coi tư tưởng chính trị của ông là vấn đề gợi mở cho việc
nghiên cứu về dân chủ, về sự thống nhất và phân công quyền lực, về kiểm
soát quyền lực, đảm bảo tính tối cao của luật pháp, bảo đảm các quyền cơ bản

của con người trong một nhà nước pháp quyền. Bởi vậy, việc nghiên cứu tư
tưởng dân chủ của Rousseau có vai trò to lớn trong việc xây dựng thể chế
chính trị của nhiều quốc gia trên thế giới.


24

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Hoàng Thanh Đạm: Bàn về khế ước xã hội. Nxb Đà Nẵng, 2004.

2.

Hoàng Thanh Đạm: Bàn về tinh thần pháp luật. Nxb Lý luận Chính trị, Hà
Nội, 2004.

3.

Nguyễn Hữu Vui, Lịch sử triết học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.

4.

Ngô Thị Mỹ Dung: Triết học pháp quyền Tây Âu (Sách tham khảo), TP Hồ
Chí Minh, 2012.

5.

Nguyễn Tiến Dũng, Lịch sử triết học phương Tây, Nxb Tổng hợp, TP Hồ Chí

Minh, 2006.


25

6.

PGS. TS Đinh Ngọc Thạch: Triết học chính trị, TP Hồ Chí Minh, 2013.

7.

Nguyễn Văn Vĩnh, Triết học chính trị về nhân quyền con người, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2005.

8.

PGS.TS Đinh Ngọc Thạch: Tập bài giảng Triết học chính trị, TP HCM, 2013.

9.

PGS. TS Doãn Chính, PGS. TS Đinh Ngọc Thạch: Triết học Trung cổ Tây
Âu, Nxb. Chính trị quốc gia, 2008.

10.

V. I. Lênin, Về dân chủ và chuyên chính, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1959.


×