Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Tư tưởng chính trị xã hội của lê quý đôn trong tác phẩm quần thư khảo biện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------------

PHẠM THÚY HẰNG

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA LÊ QUÝ ĐÔN
TRONG TÁC PHẨM "QUẦN THƯ KHẢO BIỆN"

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự
hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Thị Thọ.
Nội dung và các trích dẫn nêu trong luận ăn có nguồn gốc rõ ràng và
trung thực.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về đề tài
nghiên cứu của mình.
Hà Nội,

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Phạm Thúy Hằng



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài “Tư tưởng chính trị xã hội của Lê
Quý Đôn trong tác phẩm Quần thư khảo biện”, tôi đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ, chỉ bảo và động viên của các quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với
lòng biết ơn và kính trọng, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Trước tiên, cho tôi bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Cô giáo PGS.TS
Nguyễn Thị Thọ về sự chỉ bảo, định hướng và đóng góp ý kiến quý báu về
chuyên môn, trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã nhận được từ Cô những
kiến thức mới và sự chỉ dẫn tận tình.
Đồng thời, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các Thầy giáo,
Cô giáo trong khoa Triết Học, Đại học Sư phạm Hà Nội đã cung cấp cho tôi
những tri thức quý báu trong suốt quá trình học tập, cũng như đã tạo điều kiện
thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, xin giử lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn đồng hành,
động viên và giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội,

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Phạm Thúy Hằng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................. 3
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 8
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ......................................................... 9
5. Giả thuyết khoa học ................................................................................. 9
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 9
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .................................................................. 9
8. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 10
9. Kết cấu luận văn .................................................................................... 10
10. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn .................... 10
CHƯƠNG 1. LÊ QUÝ ĐÔN VÀ TÁC PHẨM QUẦN THƯ KHẢO BIỆN . 11
1.1. Lê Quý Đôn cuộc đời và sự nghiệp ....................................................... 11
1.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội, chính trị thời Lê - Trịnh ........................ 11
1.1.2. Cuộc đời Lê Quý Đôn ..................................................................... 21
1.1.3. Sự nghiệp của Lê Quý Đôn ............................................................. 24
1.1.4. Tiền đề tư tưởng hình thành tư tưởng chính trị - xã hội của
Lê Quý Đôn............................................................................................... 29
1.2. Tác phẩm “Quần thư khảo biện” ......................................................... 38
1.2.1. Sự ra đời của tác phẩm ................................................................... 38
1.2.2. Nội dung cơ bản của tác phẩm ....................................................... 40
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 44
Chương 2. NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ
HỘI CỦA LÊ QUÝ ĐÔN TRONG “QUẦN THƯ KHẢO BIỆN” .......... 45
2.1. Tư tưởng về đường lối trị nước............................................................. 45
2.1.1. Tư tưởng trị nước với sự kết giữa “Đức trị” và “Pháp trị” .......... 45
2.1.2 Quyền hành tập trung một mối, trọng dụng hiền tài ....................... 61


2.2 Tư tưởng thân dân và trách nhiệm của nhà vua đối với dân ............. 70
2.2.1. Coi trọng sức mạnh từ dân, lấy dân làm gốc ................................. 71

2.2.2 Đạo đức trách nhiệm của người cai trị ........................................... 77
2.3 Ý nghĩa tư tưởng chính trị - xã hội của Lê Quý Đôn trong Quần thư
khảo biện với Việt Nam hiện nay ................................................................. 86
2.3.1 Ý nghĩa về sự kết hợp hài hòa giữa đức trị và pháp trị ở Việt Nam
hiện nay ..................................................................................................... 87
2.3.2 Ý nghĩa của tư tưởng thân dân với việc quán triệt bài học “lấy dân
làm gốc” ................................................................................................... 93
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 99
KẾT LUẬN .................................................................................................. 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 102


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Con người có tổ, có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn”
Những gì mà chúng ta có ngày hôm nay đều được bắt đầu từ ngày hôm
qua. Một dân tộc có nền văn hóa lâu đời, không thể quên đi những giá trị
truyền thống của dân tộc đó. Việt Nam, với bề dày lịch sử hàng ngàn năm văn
hiến, có rất nhiều giá trị truyền thống được đúc kết, như tư tưởng yêu nước,
thương dân, lòng nhân ái - nhân nghĩa, lòng tự tôn dân tộc, tinh thần đoàn
kết… Trong quá trình hội nhập quốc tế của đất nước, cùng sự phát triển của
nền kinh tế thị trường từng ngày đem lại cho chúng ta những giá trị vật chất,
giá trị tinh thần ngày càng tốt đẹp hơn, nhưng bên cạnh đó có một thực tế là
không ít người đã và đang vô tình lãng quên những giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc. Vì vậy, để phát triển bền vững thì việc nghiên cứu những giá
trị mang tính cuội nguồn, những tư tưởng của các bậc tiền nhân để làm nền
tảng cho hiện tại là điều cần thiết và hữu ích. Giáo sư Nguyễn Khánh Toàn đã
nói: “Một dân tộc có nền văn hóa lâu đời bao giờ cũng trọng thị, gìn giữ, coi
như thiêng liêng những di tích của nó, đặc biệt là dấu tích của những sự

nghiệp anh hùng và quang vinh của ông cha, nòi giống, những gì nhắc lại
những kỳ công của bậc tiền bối trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, vì đời
sống ấm no, hạnh phúc của các thế hệ đã qua” [56; tr 7].
Việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam là việc làm cần thiết, không
chỉ khơi dậy niềm tự hào dân tộc, mà còn góp phần giao lưu văn hóa với các
nước trong khu vực và thế giới, để khẳng định bản sắc, tính chủ quyền, độc lập
của dân tộc.
Chế độ phong kiến Việt Nam ở thế kỷ XVIII lâm vào khủng hoảng, cho
dù nhà nước phong kiến Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng
Trong thi hành nhiều chính sách cải cách nhưng đều không thành, không xây

1


dựng được bộ máy vững mạnh. Mặc dù trong bối cảnh như vậy vẫn xuất hiện
nhiều tư tưởng sáng ngời về lòng yêu nước, thương dân, lòng tự hào dân tộc, tinh
thần đoàn kết… với mong muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn của nhiều nhà
tư tưởng kiệt xuất như Lê Hữu Trác, Ngô Thì Nhậm, Hương Hải Thiền Sư ... và
trong các nhà tư tưởng đó không thể không kể đến một “nhà bác học lớn của
Việt Nam trong thời kỳ phong kiến” - đó là Lê Quý Đôn. Ông là một học giả
xuất sắc, một nhà tư tưởng lớn trong lịch sử Việt Nam dưới thời phong kiến,
sinh trưởng trong bối cảnh xã hội loạn lạc, phức tạp, có nhiều thay đổi. Dù xã
hội như vậy, nhưng nền kinh tế thời kỳ này lại đang trên đà khởi sắc, sự phát
triển ngoại thương đã dẫn tới sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp,
sự tiếp xúc với chủ nghĩa tư bản phương Tây làm cho thị trường nước ta có sự
thay đổi, sự gia tăng thành thị, sự chuyển biến trong tư tưởng đã làm xuất hiện
những tư tưởng lớn, tiến bộ. Với trí thông minh, vốn tri thức uyên bác, tinh
thần học hỏi không ngừng, có cơ hội đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người, nhiều
luồng tư tưởng nên Lê Quý Đôn đã chắp bút và để lại cho hậu thế một kho tàng
tri thức phong phú, quý báu cả về Lịch sử, Văn học, Địa lý và Triết học.

Các tác phẩm của Lê Quý Đôn, như Kiến văn tiểu lục,Vân đài loại ngữ,
Thánh mô hiền phạm lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Quần thư khảo
biện… đến nay vẫn là những sử kiện quý giá mà hầu hết các nhà nghiên cứu
lịch sử tư tưởng, các nhà sử học, nhà văn học cả của Việt Nam và thế giới đều
trân trọng, quan tâm nghiên cứu. Lê Quý Đôn đã đưa ra một số quan điểm
chính trị - xã hội mà nhiều học giả quan tâm, song việc làm sáng tỏ những quan
điểm đó cho đến nay vẫn chưa được thực hiện triệt để, chưa thấy hết những giá
trị mà tư tưởng của ông để lại cho nhân loại.
Cuộc đời Lê Quý Đôn là cuộc đời của một đại trí thức và của một người
làm quan. Đánh giá về cuộc đời trí thức, ông được tôn vinh là nhà bác học lớn
của Việt Nam dưới triều đại phong kiến. Nhưng về cuộc đời quan chức, vẫn
còn nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu sâu, thậm chí là bỏ ngỏ như tư tưởng

2


của ông về trọng pháp, thân dân, đổi mới quan trường, ý thức dân tộc... Các
công trình nghiên cứu về tư tưởng triết học và chính trị - xã hội qua các tác
phẩm của Lê Quý Đôn còn ít dù những tư tưởng này được thể hiện một cách
tương đối rõ ràng trong nhiều tác phẩm của ông, đặc biệt trong hai tác phẩm
Vân đài loại ngữ và Quần thư khảo biện.
Nghiên cứu Quần thư khảo biện, là chúng ta quay về với cuội nguồn,
qua tìm hiểu tư tưởng chính trị - xã hội của Lê Quý Đôn giúp chúng ta hiểu
hơn về những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đây chính là một trong
những động lực tinh thần giúp dân tộc ta vượt qua khó khăn và phát triển đến
nay. Mặt khác, đây là một trong những nguồn tư liệu khoa học để nghiên cứu
lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam.
Vì những lý do trên việc nghiên cứu tư tưởng chính trị - xã hội của Lê
Quý Đôn trong Quần thư khảo biện là việc làm cần thiết nó không chỉ khẳng
định lịch sử tư tưởng nước nhà, mà còn khơi dậy niềm tự hào dân tộc, góp

phần vào việc gìn giữ, giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực và thế
giới. Để góp phần nghiên cứu nhỏ bé của mình vào lĩnh vực lịch sử tư tưởng
Việt Nam, để bồi dưỡng tốt hơn cho công tác chuyên môn, tôi chọn đề tài
“Tư tưởng chính trị - xã hội của Lê Quý Đôn trong tác phẩm Quần thư
khảo biện” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành triết học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Lê Quý Đôn là một trong những tác giả có số lượng lớn tác phẩm còn
lưu lại đến ngày nay và được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là những tư liệu
bổ ích khi tìm hiểu về những giá trị tư tưởng tiến bộ của ông. Trong những
năm qua, đã có các công trình nghiên cứu về Lê Quý Đôn nói chung và về tư
tưởng triết học của ông nói riêng, trong đó có những tư tưởng về chính trị - xã
hội, liên quan đến đề tài luận văn.
Có những nghiên cứu tập trung về cuộc đời sự nghiệp của Lê Quý Đôn, có
tài liệu nghiên cứu về tư tưởng văn học, lịch sử, triết học, đạo đức, có tài liệu

3


nghiên cứu về nội dung các tác phẩm của ông... Về tác phẩm Quần thư khảo
biện cũng đã có các học giả nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích ở những khía cạnh
và nội dung khác nhau như nghiên cứu về tác giả, một số nội dung chính của tác
phẩm, tư tưởng dân tộc Việt Nam thế kỷ XVIII. Song trong đề tài nghiên cứu
của mình, tôi muốn chú trọng đến những công trình liên quan đến thân thế, sự
nghiệp và những nội dung tư tưởng chính trị - xã hội quan trọng của Lê Quý
Đôn trong Quần thư khảo biện.
Có thể kể đến một số nhóm công trình tiêu biểu như sau:
Nhóm thứ nhất, những nghiên cứu về lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội
ở Việt Nam.
Chính trị - xã hội là một trong những đề tài nghiên cứu được nhiều tác
giả quan tâm dành nhiều công sức để tìm hiểu. Trong đó có “Lịch sử tư tưởng

Việt Nam”, tập 1 của Viện Triết học, do GS, TS. Nguyễn Tài Thư chủ biên,
Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành năm 1993. Đã đề cập đến nhiều nhà
tư tưởng tiêu biểu trong lịch sử của dân tộc, trong đó có Lê Quý Đôn. Công
trình nghiên cứu đã nêu những quan niệm về chính trị xã hội, triết học, ý thức
dân tộc tự lực tự cường, mặc dù các tác giả chưa đi sâu nghiên cứu kỹ về
những nội dung về thế giới, chưa giải thích rõ nhiều quan điểm của Lê Quý
Đôn, mà chỉ dừng lại ở chỗ, khẳng định Lê Quý Đôn có khuynh hướng trị
nước bằng pháp trị và nhân trị, dùng cặp phạm trù “lý” và “khí” để lý giải bản
chất của thế giới. Tuy nhiên, các tác giả chưa tìm hiểu sâu để phân tích nguồn
gốc của những quan điểm đó. Khi trình bày quan điểm “Tam giáo đồng
nguyên” qua tư tưởng của Lê Quý Đôn lúc bấy giờ ở nước ta, các tác giả cũng
chưa lý giải kỹ vì sao khuynh hướng của Lê Quý Đôn lại phủ nhận sự độc tôn
của Nho giáo cho dù ông là nhà Nho.
Qua tác phẩm cho thấy Lê Quý Đôn là một trong những nhà tư tưởng
tiêu biểu của dân tộc ta, là một nhà tư tưởng tiêu biểu trên mọi lĩnh vực,

4


không chỉ có triết học. Từ đó đã giúp chúng ta có được những định hướng khi
nghiên cứu về Lê Quý Đôn ở nhiều lĩnh vực khác nhau, những khẳng định
trong khuynh hướng tư tưởng của ông chính là những đề tài mở, cho nhiều tác
giả nghiên cứu kỹ hơn về ông.
Công trình “Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam từ thời kỳ dựng nước
đến đầu thế kỷ XX, PGS.TS. Doãn Chính (chủ biên) do Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia - Sự thật, ấn hành năm 2013. Tác phẩm đã đề cập đến tư tưởng chủ
đạo về bản thể luận và nhận thức luận, đề cập đến một cách tổng quan nhất về
tư tưởng chính trị - xã hội của Lê Quý Đôn về tư tưởng lấy dân làm gốc, về
lòng tự tôn tự hào dân tộc, sự dung hòa giữa đức trị - pháp trị - nhân trị, về
đạo đức xã hội… qua việc dẫn chứng các tác phẩm của Lê Quý Đôn. Tuy

nhiên, công trình chủ yếu tập trung nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Việt Nam,
chứ mục đích nghiên cứu không đi sâu tìm hiểu về một tác giả nào cụ thể, đây
chính là tài liệu bổ ích cho các bạn đọc làm cơ sở để tìm hiểu về sự hình thành
lịch sử tư tưởng Việt Nam.
Nhóm thứ hai, những nghiên cứu về triết học của Lê Quý Đôn.
Trong “Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu” của
Cao Xuân Huy, do Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1995, là một trong
những công trình đã bàn khá sâu sắc về những quan điểm triết học tự nhiên
của Lê Quý Đôn, thông qua bài viết Lê Quý Đôn và học thuyết lý, khí. Bài viết
ngoài việc trình bày về tư tưởng của Lê Quý Đôn về bản thể của thế giới, vũ
trụ, còn chỉ ra nguồn gốc hình thành tư tưởng của Lê Quý Đôn. Từ đó, có
những đánh giá về những tiến bộ và hạn chế của ông so với các nhà Nho cùng
thời. Trong công trình nghiên cứu, mặc dù các tác giả chưa đề cập đến các
vấn đề triết học như vấn đề con người, chính trị - xã hội… Nhưng tác giả đã
chĩ rõ nguồn gốc hình thành tư tưởng Lê Quý Đôn, chỉ ra những hạn chế, tiến
bộ của Lê Quý Đôn so với các nhà Nho cùng thời.

5


Công trình dù đã trình bày khá cụ thể quan điểm về bản thể thế giới của Lê
Quý Đôn, nhưng các bài viết chủ yếu vẫn mang tính giới thiệu, mang tính khái
quát, chưa đánh giá, phân tích kỹ chưa giúp cho người đọc thấy được khuynh
hướng Tam giáo đồng nguyên trong tư tưởng của ông. Các vấn đề về con người,
chính trị - xã hội... các tác giả cũng chưa đề cập đến, chưa phân tích tới.
Công trình Lê Quý Đôn - Nhà bác học Việt Nam thế kỷ XVIII, Sở Văn
hóa và Thông tin Thái Bình, (Kỷ yếu Hội nghị chuyên đề về những cống hiến
của Lê Quý Đôn). Trong đó, các tác giả đã bàn về các phạm trù bản thể luận
của Lê Quý Đôn qua việc tìm hiểu phạm trù lý và khí trong Vân đài loại ngữ.
Qua đó các tác giả đặt ra vấn đề và chứng minh các yếu tố trong vũ luận của

Nho gia Trung Quốc như lý và khí được Lê Quý Đôn biến đổi, cấu trúc theo
cách riêng, không đối nhau mà lý trở thành thuộc tính của khí. Song công
trình giành số trang để nghiên cứu về bản thể luận chưa nhiều và sâu mà chủ
yếu mới dừng ở việc nêu ra và có một số nhận xét, phần lớn công trình trên
tìm hiểu Lê Quý Đôn ở mặt tổng quát chung chưa phân tích sâu, cụ thể.
Nhóm thứ ba, những công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của
Lê Quý Đôn.
Công trình Lê Quý Đôn, nhà tư tưởng Việt Nam thế lỷ XVIII, của GS. Hà
Thúc Minh do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1998, tái bản lần thứ nhất
năm 1999. Đây là một trong những công trình nghiên cứu khái quát về Lê Quý
Đôn trên mọi phương diện từ tư tưởng cho đến cuộc đời sự nghiệp, các tác phẩm
tiêu biểu. GS. Hà Thúc Minh đã dày công tìm hiểu, nghiên cứu để trích dẫn đưa
ra những minh chứng thông qua các tác phẩm lớn của Lê Quý Đôn như: Quần
thư khảo biện, Thư kinh diễn nghĩa, Kiến văn tiểu lục, Vân đài loại ngữ… Để
trình bày những tư tưởng về chính trị - xã hội, triết học của Lê Quý Đôn. Nhưng
tác giả chỉ khái quát phần nào tư tưởng của Lê Quý Đôn trong khoảng 30 trang
trên 151 trang công trình nghiên cứu, cho nên theo tôi công trình này chưa khai
thác hết giá trị của các tác phẩm của Lê Quý Đôn đã được trích dẫn.

6


Theo GS. Hà Thúc Minh khi Lê Quý Đôn bàn về nguồn gốc thế giới đã
dựa vào “lý bản thể”, từ đó khẳng định lý có trước khí. Tác giả nhận xét tuy
quan niệm lý ở trong khí nhưng theo Lê Quý Đôn, thì lý vẫn là cái có trước,
thực chất Lê Quý Đôn chỉ muốn nhấn mạnh sự tồn tại của lý trong khí, chứ
không khẳng định lý có trước khí (trong Vân đài loại ngữ).
Bài viết “Vài nét về Lê Quý Đôn nhà bác học lớn của Việt Nam dưới thời
phong kiến” và “Lê Quý Đôn, cuộc đời và sự nghiệp” của GS. Văn Tân đăng
trên Tạp chí nghiên cứu lịch sử năm 1976, cũng là nguồn tư liệu về triết học của

Lê Quý Đôn đáng tham khảo. Bài viết chủ yếu tập trung đề cập đến cuộc đời, sự
nghiệp, khái quát hóa quan điểm triết học của Lê Quý Đôn qua việc giải quyết
mối quan hệ giữa lý và khí và hoạt động chính trị của ông. Nhưng theo quan
niệm của GS. Văn Tân thì tư tưởng triết học Lê Quý Đôn không thể vượt ra khỏi
quan niệm triết học Tống Nho. Điều này không hoàn toàn chính xác. Mặc dù Lê
Quý Đôn đã kế thừa và chịu ảnh hưởng của tư tưởng Tống Nho song ông cũng
có những quan điểm riêng của mình. Có thể nói, Lê Quý Đôn đã xuất phát từ
triết học Tống Nho để giải quyết các vấn đề theo quan điểm riêng, nó được thể
hiện khá rõ trong tác phẩm Vân đài loại ngữ. Các nhà Tống Nho đề cao những
giá trị đạo đức truyền thống của Nho giáo như Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín… Còn
tìm hiểu Vân đài loại ngữ, chúng ta nhận thấy Lê Quý Đôn muốn giải thích tính
thống nhất của thế giới không phải là ở những giá trị đạo đức của Nho giáo, mà
là ở khí. Điều này nói nên sự khác biệt giữa Lê Quý Đôn với phái Tống Nho. Tư
tưởng của ông mang tính duy vật về bản chất của thế giới. Về chính trị - xã hội,
các nhà Nho luôn coi trọng nhân trị, đức trị, còn Lê Quý Đôn lại cho rằng phải
kết hợp giữa Nhân trị và Pháp trị. Tác giả đã sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác
nhau như Việt sử thông giám cương mục, Lịch triều hiến chương loại chí… Khi
tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Lê Quý Đôn, đây là một trong những tư
liệu có giá trị đối với các nhà nghiên cứu sau này.
Ngoài những bài viết trên còn có bài “Vài nét về Lê Quý Đôn - Nhà bác
học lớn của Việt Nam dưới thời phong kiến” của GS. Văn Tân ở Hội thảo

7


“Danh nhân Lê Quý Đôn - Cuộc đời và sự nghiệp”, tháng 8/2016 tại Thái
Bình, trình bày khái quát về sự nghiệp của Lê Quý Đôn qua hàng loạt tác
phẩm của ông, từ đó khẳng định ông là nhà bác học lớn của lịch sử Việt Nam
dưới triều đại phong kiến, là nhà tư tưởng tiến bộ trong đó có những tư tưởng
về triết học, chính trị - xã hội.

Bài viết của Nguyễn Văn Tùng“Lê Quý Đôn với thời đại của ông” trong
chương trình Hội thảo “Danh nhân Lê Quý Đôn - Cuộc đời và sự nghiệp”,
diễn ra vào tháng 8/2016 tại Thái Bình. Bài viết đã trình bày tóm tắt về thân
thế, sự nghiệp, cũng như những nét chính về thời đại của Lê Quý Đôn. Tác giả
đưa ra nhận định của mình và khẳng định Lê Quý Đôn là một nhà bác học lớn,
về tư tưởng yêu nước, thương dân qua tác phẩm Quần thư khảo biện. Song bài
viết chưa thực sự bàn kỹ, nghiên cứu sâu đến tư tưởng chính trị - xã hội mà chỉ
dừng lại ở việc đưa ra những luận điểm cơ bản của Lê Quý Đôn về mong muốn
xây dựng một nhà nước dựa vào dân.
Như vậy, chúng ta thấy có nhiều công trình nghiên cứu về Lê Quý Đôn
liên quan đến đề tài của luận văn. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi vào
nghiên cứu tư tưởng của Lê Quý Đôn một cách sâu sắc dưới góc độ triết học
trong tác phẩm Quần thư khảo biện. Kế thừa những thành tựu từ các công
trình đã nghiên cứu về Lê Quý Đôn nói chung và về tư tưởng chính trị - xã
hội của ông nói riêng, tác giả luận văn cố gắng tìm hiểu, phân tích đánh giá
những nội dung, giá trị về tư tưởng chính trị - xã hội của Lê Quý Đôn qua tác
phẩm Quần thư khảo biện.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu bối cảnh kinh tế - xã hội và tiền đề văn hóa, tư
tưởng cho sự ra đời tư tưởng triết học của Lê Quý Đôn và tác phẩm Quần thư
khảo biện. Từ đó chỉ ra những nội dung cơ bản về tư tưởng chính trị - xã hội
của Lê Quý Đôn trong tác phẩm Quần thư khảo biện.

8


4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Tư tưởng chính trị - xã hội của Lê Quý Đôn.
4.2. Đối tượng nghiên cứu

Tư tưởng chính trị - xã hội của Lê Quý Đôn trong tác phẩm Quần thư
khảo biện.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu phân tích, làm rõ các tư tưởng chính trị - xã hội của Lê Quý Đôn trong
Quần thư khảo biện sẽ giúp chúng ta thấy được nội dung cơ bản trong tư tưởng
chính trị - xã hội của ông và thấy được vai trò lịch sử của Lê Quý Đôn ở thế kỷ
XVIII, qua đó rút ra ý nghĩa tư tưởng chính trị - xã hội của ông đối với Việt Nam
hiện nay.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn cần phải thực hiện các
nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, trình bày khái quát những điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội
thời Lê - Trịnh, và những tiền đề văn hóa, tư tưởng cho sự cho sự ra đời tác
phẩm Quần thư khảo biện, cũng như những tư tưởng về chính trị - xã hội của
Lê Quý Đôn qua tác phẩm.
Thứ hai, tìm hiểu, phân tích nội dung, chỉ ra những giá trị cơ bản về tư
tưởng chính trị - xã hội của Lê Quý Đôn trong tác phẩm Quần thư khảo biện.
Từ đó trình bày ý nghĩa của tư tưởng chính trị - xã hội của ông đối với Việt
Nam hiện nay.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Tư tưởng chính trị - xã hội của Lê Quý Đôn trong tác phẩm Quần thư
khảo biện tương đối rộng, trong luận văn này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu
hai nội dung là: Tư tưởng về đường lối trị nước; Tư tưởng thân dân và trách
nhiệm của nhà vua đối với dân.

9


8. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ

nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng các phương pháp logic - lịch sử,
phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, khái quát hóa, chú giải tài liệu…
9. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn được chia làm 2 chương, 5 tiết.
10. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn
10.1. Những luận điểm cơ bản
- Lê Quý Đôn là một nhà bác học lớn của Việt Nam dưới triều đại phong kiến.
- Lê Quý Đôn đã để lại cho hậu thế một kho tàng tri thức phong phú, đa
dạng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, qua các tác phẩm tiêu biểu của ông, trong
đó có tác phẩm Quần thư khảo biện.
- Quần thư khảo biện là tác phẩm chứa đựng nhiều tư tưởng chính trị xã hội sâu sắc của Lê Quý Đôn. Trong đó đặc biệt là tư tưởng về đường lối trị
nước; tư tưởng thân dân và trách nhiệm của nhà vua đối với dân.
10.2. Đóng góp mới của luận văn
Về lí luận, luận văn góp phần tìm hiểu thêm về lịch sử tư tưởng Việt
Nam thông qua nghiên cứu các nhà tư tưởng, mà cụ thể là Lê Quý Đôn. Luận
văn phần nào khái quát và phân tích một cách có hệ thống những nội dung
chủ yếu trong tư tưởng chính trị - xã hội của Lê Quý Đôn qua tác phẩm Quần
thư khảo biện. Từ đó nhấn mạnh những giá trị của những tư tưởng đó với Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu
tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập các môn học như: Lịch sử; Lịch sử tư
tưởng Việt Nam; Lịch sử triết học Việt Nam...

10


CHƯƠNG 1
LÊ QUÝ ĐÔN VÀ TÁC PHẨM QUẦN THƯ KHẢO BIỆN
1.1. Lê Quý Đôn cuộc đời và sự nghiệp

Trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định của bất cứ một dân tộc nào đều
chịu ảnh hưởng bởi những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Việc
lựa chọn tư tưởng, đường lối chính trị phù hợp với bối cảnh lịch sử sẽ tác
động tích cực đến sự phát triển của một quốc gia và ngược lại chính những
điều kiện đó sẽ đánh giá sự phù hợp của các tư tưởng, các đường lối chính trị.
Đây là một trong những nguyên lý mà chủ nghĩa Mác đã khẳng định là tồn tại
xã hội quyết định ý thức xã hội.
Cho nên khi tìm hiểu lịch sử nói chung hay lịch sử tư tưởng Việt Nam nói
riêng, chúng ta cần tìm hiểu vấn đề trong bối cảnh lịch sử nhất định. Lê Quý Đôn
là nhà bác học, nhà tư tưởng thế kỷ XVIII, ông đã để lại cho thế hệ sau một kho
tàng tri thức đồ sộ, những tư tưởng chính trị - xã hội của ông ra đời chịu sự ảnh
hưởng của bối cảnh lịch sử, kinh tế - xã hội, chính trị lúc bấy giờ.
1.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội, chính trị thời Lê - Trịnh
Bối cảnh chung của xã hội Việt Nam lúc này là, nước Đại Việt chia cắt
thành Đàng Trong - Đàng Ngoài, các cuộc nội chiến diễn ra triền miên, Đàng
Ngoài thuộc vua Lê chúa Trịnh và Đàng Trong thuộc các chúa Nguyễn. Chính
sự khủng hoảng của bộ máy nhà nước phong kiến lúc đó, sự chia cắt hai miền
đã ảnh hưởng đến bối cảnh kinh tế - xã hội, chính trị, thế kỷ XVIII.
* Bối cảnh kinh tế - xã hội:
Ở Đàng Ngoài, tình trạng tư hữu ruộng đất ngày càng gia tăng, diện tích
ruộng đất công ngày càng bị thu hẹp, trong khi nhiều địa chủ có hàng trăm,
hàng nghìn mẫu ruộng thì nhiều nông dân không có ruộng để cày cấy. Cùng
với đó các cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến như Mạc

11


- Trịnh, Trịnh - Nguyễn… dẫn đến sự lơ là trong sản xuất nông nghiệp. Mặc
dù nhà nước Lê - Trịnh ở Đàng ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong không
phát huy được vai trò của mình như thời Lý, Trần, Lê - Sơ, nhưng với truyền

dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt, tinh thần yêu nước, cần cù lao động
những người nông dân vẫn cố gắng lao động sản xuất để duy trì cuộc sống,
phát triển nền sản xuất nông nghiệp truyền thống. Song, sản xuất nông nghiệp
gặp khó khăn, kinh tế hàng hóa không phát triển như trước, các khu đô thị
như Phố Hiến sau một thời gian phát triển hưng thịnh lâm đã vào tình trạng
suy tàn. “Chế độ tư hữu ruộng đất thuộc về tay địa chủ dẫn đến sự phân hóa
giai cấp, giàu - nghèo trong xã hội ngày càng sâu sắc. Cùng với đó là tình
trạng thiên tai, mất mùa, hạn hán… liên miên đã dẫn đến đời sống nông dân
lâm vào khổ cực. Chỉ trong thế kỷ XVIII, riêng ở Đàng Ngoài có đến 16 năm
xảy ra nạn lụt, vỡ đê và 10 năm bị hạn hán” [57; tr 258]. Đời sống khổ cực,
khó khăn buộc người nông dân phải bỏ làng ra đi tìm kế sinh nhai - đó chính
là công cuộc khai hoang lập xóm làng mới, mở rộng ruộng đất canh tác diễn
ra ở nhiều nơi nhất là các khu vực đồng bằng, hay ven biển. Do đó, sản xuất
nông nghiệp ở Đàng Ngoài về cơ bản vẫn duy trì sự phát triển nhất định thể
hiện quan hệ sản xuất phong kiến. Lê Quý Đôn cũng là một trong những vị
quan bị ảnh hưởng bởi công cuộc khai hoang lúc đó, như việc ông đã vạch ra
những kế hoạch khai hoang ruộng đất, vào năm 1770 ông đã dâng sớ xin tổ
chức đồn điền.
Ở Đàng Trong, sản xuất nông nghiệp với công cuộc khai phá đất hoang
được đẩy mạnh theo các hình thức và quy mô khác nhau. Những nông dân ở
Đàng Trong được chúa Nguyễn khuyến khích khai hoang lập làng, những
ruộng đất được khai hoang trở thành công điền cho những người khai phá và
họ sản xuất trên mảnh đất đó nhưng phải nộp tô cho chính quyền, có một số
bộ phận nhỏ được giao quyền tư điền, công cuộc khai hoang đó chủ yếu diễn

12


ra ở vùng Thuận Quảng. Ở vùng Thuận Quảng đất chủ yếu là công điền
nhưng tiến càng vào phía Nam lại càng ít mà chủ yếu là ruộng đất thuộc sở

hữu tư nhân là chính, tức là ruộng đất thuộc quyền sở hữu của địa chủ, quan
lại, chúa Nguyễn còn cho phép các quan lại trao đổi mua bán nô tỳ. Bọn địa
chủ quan lại bóc lột nông dân bằng cách thu tô, quan hệ xã hội theo kiểu địa
chủ - tá điền. Cùng thời gian này thì ở Đàng Ngoài các phong trào khởi nghĩa
của nông dân diễn ra sôi nổi, về cơ bản chế độ nô tỳ không còn.
Lúc này, ruộng đất ở Đàng Trong chia thành các loại cho quan đồn điền,
quan điền trang và ruộng đất công ở làng xã. Quan lại hưởng bổng lộc từ
ruộng đất, qua việc thu tô, thuế từ các điền trang, hay bắt nông nô cày cấy ở
đồn điền, còn ruộng đất công ở làng xã được giao cho nông dân cày cấy và họ
phải nộp tô. Trong công cuộc khai hoang ở Đàng Trong chúa Nguyễn có
nhiều hình thức giao đất để khuyến khích khai hoang, lập ấp, như: Giao ruộng
đất do những người giàu để khai hoang, một số người từ Thanh Hóa đã theo
chúa Nguyễn vào Thuận Quảng, ở Nam bộ thì giao đất cho người có công đầu
khai hoang… Chúa Nguyễn sử dụng cả tù binh, nông dân bị bắt trong chiến
tranh Trịnh - Nguyễn ở Nghệ An để khai hoang ruộng đất, ở phía Nam chúa
Nguyễn khuyến khích người Việt đã sinh sống lâu đời khai hoang, lập làng
mới, khi số người khai hoang từ Thuận Quảng vào phía Nam ngày một đông,
chúa Nguyễn khuyến khích quan lại, địa chủ, người phiêu tán đi khai khẩn
tiếp để làm chủ vùng đất mới. Chính việc mở rộng cả quy mô, hình thức khai
hoang đã giúp chúa Nguyễn xây dựng được hệ thống bộ máy quan lại địa chủ
nhiều cả về quy mô, hình thức, làm cho tầng lớp này ngày một giàu hơn. Kinh
tế nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển tạo cơ sở vững chắc cho chúa
Nguyễn, vì tất cả ruộng đất đều thuộc sở hữu của chúa Nguyễn và nó sẽ đảm
bảo sự duy trì cho sinh hoạt của nội phủ chúa Nguyễn. Đồng thời càng làm
trở ngại cho vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.

13


Bên cạnh sự phát triển sản xuất nông nghiệp, trong khoảng thời gian từ

thế kỷ XVI đến XVII diễn ra sự phát triển giao thương trao đổi, mua bán hàng
hóa của các đô thị nhưng sang thế kỷ XVIII lại bị suy yếu. Vì tập trung phát
triển nông nghiệp kiểu sản xuất khép kín, khai khẩn đất hoang nên không chú
đến phát triển giao thương buôn bán với các thương gia nước ngoài, trong khi
đó nghề thủ công được phát huy như nghề làm gốm, dệt chiếu, lụa hoa, đúc
chum, làm giấy…, đã hình thành một số khu thành thị mới như Kẻ Chợ, Phố
Hiến ở Đàng Ngoài hay Hội An ở Đàng Trong.
* Bối cảnh chính trị:
Bối cảnh chính trị khủng khoảng, cuộc nội chiến Nam - Bắc triều (1533 1592) kéo dài hơn nửa thế kỷ, tiếp theo đó lại là cuộc nội chiến Trịnh Nguyễn, giữa triều đình Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng
Trong kéo dài 45 năm (từ năm1627 - 1672) đã làm cho đất nước ta bị tổn thất
nghiêm trọng trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, làm ảnh hưởng đến truyền
thống đoàn kết của dân tộc. Họ Trịnh ở Đàng Ngoài và họ Nguyễn ở Đàng
Trong đều tăng cường xây dựng bộ máy nhà nước phong kiến quan liêu,
nhằm củng cố quyền lực của dòng tộc dẫn đến nguy cơ bất ổn, khủng hoảng
chính trị xã hội.
Với thể chế chính trị cung Vua và phủ Chúa ở Đàng Ngoài, đây là lần
đầu tiên trong lịch sử Việt Nam xuất hiện thể chế chính trị đặc biệt Vua Lê Chúa Trịnh (1545 - 1786), bên cạnh ngai vàng của nhà vua là phủ chúa, nhưng
không phải là quyền lực được chia đôi cho vua Lê và chúa Trịnh. Trong thực
tế, bắt đầu từ khi đất nước bị chia cắt làm hai miền thì họ Trịnh nắm toàn bộ
chính quyền ở Đàng Ngoài chứ không phải vua Lê, sự tồn tại của vua Lê chỉ là
hình thức, cái bóng; còn ở Đàng Trong thì quyền lực là của chúa Nguyễn.
Đã có nhiều thắc mắc, nghi vấn được đặt ra tại sao quyền lực thuộc về
chúa Trịnh, mà chúa Trịnh không chiếm luôn ngôi vua của họ Lê. Nhìn lại

14


lịch sử chúng ta thấy rằng sau đời Lê Thánh Tông (1460 -1497) triều đình đã
không còn đủ sức mạnh để thực hiện quyền lực của mình như trước nữa, trong
bối cảnh xã hội hỗn loạn lúc đó muốn duy trì sự tồn tại của mình vua Lê phải

nhờ vào sức mạnh của chúa Trịnh. Còn đối với chúa Trịnh muốn khẳng định
sức mạnh, cho sự tồn tại hợp lý của mình lại phải mượn cái bóng của vua Lê.
Từ thế kỷ XVI đến XVIII, đã có đến bốn thế lực tham gia tranh giành quyền
lực là Lê, Trịnh, Mạc, Nguyễn, nhưng theo quan điểm lúc đó thì vua Lê là tồn
tại chính danh, vua Lê được Thiên triều ở Trung Quốc ban sắc phong. Chúa
Trịnh là người tinh thông thời cuộc lúc đó, đã khôn khéo nghe theo sự khuyên
bảo của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm “giữ chùa thì ăn oản”, nếu tham vọng
mà cướp ngôi vua Lê thì họ Trịnh sẽ bị coi là giặc phản nghịch, tất nhiên sẽ bị
dư luận phản đối, mặt khác sẽ gặp sự phản đối từ Trung Quốc. Cho nên chúa
Trịnh đã khéo léo hòa hợp với vua Lê, không lật ngôi như Mạc Đăng Dung đã
làm năm 1527, mà chúa Trịnh âm thầm lấn át vua Lê, biến vua Lê thành “cái
bóng” chỉ có danh, mà không có quyền. Quyền lực trong tay chúa Trịnh
nhưng bản thân chúa Trịnh không tránh khỏi sự rình rập của các đối thủ khác
như Thiên triều ở phương Bắc, hay sau năm 1592 ở Cao Bằng vẫn còn tàn dư
của họ Mạc... Cả vua Lê và chúa Trịnh đều thấy được sự cần thiết dựa vào
nhau để cùng tồn tại nên hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Lê đã bắt tay nhau,
đây chính là lý do cơ bản mà chúa Trịnh dù đủ khả năng lật đổ vua Lê mà lại
không làm.
Nhà Mạc được thành lập khi Mạc Đăng Dung ép Lê Cung Hoàng
nhường ngôi vào năm 1527, ba năm sau Mạc Đăng Dung nhường ngôi cho
con là Mạc Đăng Doanh. Năm 1530 Lê Ý ở Thanh Hóa nổi dậy nhằm lật đổ
họ Mạc, đến năm 1535 vua Ai Lao đã giúp đỡ Nguyễn Kim Tôn con của Lê
Chiêu Tông lên làm vua đó là Lê Trang Tông, đóng đô ở Thanh Hóa và được
sự ủng hộ của phò tá theo hầu, đã tạo nên một triều đình mới đối lập với triều

15


đình họ Mạc ở phía Bắc, đến đây xã hội Đại Việt tồn tại một lúc hai triều đình
Nam Triều và Bắc Triều. Khi đó nhà Lê cùng với Trịnh Kiểm ủng hộ Nguyễn

Kim, Trịnh Kiểm được Nguyễn Kim tin cậy gả con gái là Ngọc Bảo, rồi được
phong làm Đại tướng quân năm 1539, đến năm 1545 Nguyễn Kim bị một số
tướng họ Mạc đầu độc chết, từ đó vua Lê phong Trịnh Kiểm lên thay. Nhưng
ông đã phản bội bố vợ và hại con trai cả của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông,
để bảo đảm tính mạng của mình người con thứ hai Nguyễn Hoàng phải nhờ
sự can thiệp của chị gái là Ngọc Bảo xin vào trấn thủ trong đất Thuận Hóa Huế. Nguyễn Hoàng bề ngoài tỏ thái độ thuần phục nghe theo họ Trịnh chống
họ Mạc, nhưng ngầm ý tạo cơ sở, lực lượng chống lại họ Trịnh, nên họ đã đẩy
mạnh công cuộc khai hoang, mở rộng đất đai ở ĐàngTrong đến tận An Giang,
Hà Tiên. Với khẩu hiệu “phù Lê diệt Mạc” mà họ Trịnh càng được tiếng, khi
Trịnh Kiểm lên ngôi, họ Trịnh chủ yếu cai quản vùng phía Nam của Đại Việt,
mặc dù trên danh nghĩa vẫn là dưới triều vua Lê.
Năm 1527 khi nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê và cố gắng để chống lại tập
đoàn phong kiến Lê - Trịnh ở Thanh Hóa. Trịnh Kiểm mất vào năm 1570,
quyền lực lúc đó vào tay Trịnh Tùng, vua Lê cùng với Trịnh Tùng hòa hợp
cho nên quân sĩ được quan tâm, khí thế hùng mạnh, Trịnh Tùng đem quân ra
Thăng Long đánh dẹp nhà Mạc năm 1592, họ Mạc bị triều đình Lê - Trịnh
dẹp yên, triều Lê được khôi phục, vua Lê Thánh Tông lên ngôi. Vì thấy được
công lao của mình trong việc dẹp họ Mạc, Trịnh Tùng ngày càng lộng hành
yêu cầu vua Lê phải trao cho mình hàng loạt chức như Đô Nguyên súy, Tổng
quốc chính, Thượng phụ bình an vương… có nhiều quyền lực trong tay ông
thể hiện vị thế của mình khi đặt ra nhiều luật lệ, sắp đặt cả Thế tử của triều
Lê, được mọi người lúc đó gọi là Chúa, ông còn cho lập Phủ đình (còn gọi là
Vương phủ) ngay bên cạnh vua Lê, cùng bàn việc nước, quyền lực nằm trong
tay họ Trịnh, từ đây chế độ vua Lê – chúa Trịnh ra đời.

16


Bộ máy chính trị thời Lê - Trịnh, từ đầu thế kỷ XVIII ngày càng mục
nát, những thay đổi cải cách của họ đều nhằm mục đích thâu tóm quyền lực

thuộc về tay chúa Trịnh, bộ máy cồng kềnh, phức tạp, theo kiểu con cháu. Bắt
đầu từ chúa Trịnh Giang, các chúa Trịnh ngày càng lún sâu vào cuộc sống ăn
chơi, hưởng lạc, quan liêu, lũng đoạn làm khổ người dân lao động… Điều này
cho thấy sự suy yếu, lung lay của hệ thống chính quyền quan lại thời Lê Trịnh. Những năm nửa sau thế kỷ XVIII, nội bộ phủ Chúa lục đục, tranh giành
ngôi báu, các chúa Trịnh mải ăn chơi, hưởng thụ, phá vỡ cơ chế hai chính
quyền song song vua Lê - chúa Trịnh. Lê Quý Đôn đã có nhận xét trong Văn
kiến Tiểu lục: “Đội ngũ quan liêu thời Lê - Trịnh có số lượng không nhiều so
với số lượng quan lại ở thời Hồng Đức; nhưng trong đó số người có tước vị
bổng lộc mà không hoạt động gì lại tăng lên rất nhiều, khiến bộ máy quan chức
thời kỳ này cồng kềnh và mang nặng tính quan liêu” [57; tr 266].
Trong khi đó, nhà Nguyễn ở Đàng Trong sau thất bại khi đánh chế độ Lê
- Trịnh ở Đàng ngoài năm 1620, đã đẩy mâu thuẫn giữa họ không thể giải hòa
được, dẫn đến cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ năm 1627, đến năm
1672 hai bên chấp nhận lấy địa điểm là Sông Gianh là ranh giới vì hai bên bất
phân thắng bại. Khi Nguyễn Phúc Nguyên nối nghiệp cha là Nguyễn Hoàng
đã thành lập riêng một chính quyền ở Đàng Trong, tại Đô thành Phú Xuân
như một triều đại riêng gồm đủ sáu bộ: Lại, Lễ, Hộ, Binh, Hình, Công, phát
triển hưng thịnh về mọi mặt nhờ tài cai quản theo phép tắc công bằng, quân sĩ
có kỷ luật, sự khoan hòa nên được người dân quý mến, đức độ. Trong khi tập
đoàn phong kiến Đàng Ngoài bị suy yếu, tự nhận thấy tập đoàn phong kiến
Đàng Trong là đối thủ mạnh, nên cần hòa hợp giữa vua Lê và chúa Trịnh,
không thể quyền lực chia đôi. Trước thực tế như vậy những người dân sống
dưới triều đại đó cần phải linh hoạt, khôn khéo nhất là đối với đội ngũ quan
lại để cùng chung sống dưới hai thể chế. Đến đây lịch sử Việt Nam hình thành

17


một thể chế chính trị đặc thù là: một vua (Vua Lê) hai chúa (Chúa Trịnh và
Chúa Nguyễn) với hai thể chế chính quyền cùng tồn tại (chính quyền vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong).

Năm 1767 khi Trịnh Sâm lên cầm quyền, bộ máy cai trị ở Đàng Ngoài
càng trở nên mục nát, tranh giành quyền lực, kèn cựa, tham ô, tham nhũng
ngày càng nhiều. Mới lên cầm quyền Trịnh Sâm đã hạ nhục em mình là Trịnh
Đệ, giết hại Thái tử Lê Duy Vĩ, sùng ái Đặng Thị Huệ, dung túng cho Đặng
Mậu Lân… sa vào những cuộc ăn chơi dâm ô, sa đọa, trụy lạc nên chưa đầy
40 tuổi Trịnh Sâm đã bị bạo bệnh, từ đó mọi việc ở triều đình đều do Đặng
Thị Huệ và Hoàng Đình Bảo quyết định. Khi Trịnh Sâm mất, lại diễn ra cuộc
chiến tranh tranh giành quyền lực giữa Trịnh Cán và Trịnh Khải, sau khi
Trịnh Khải giành quyền đã phế truất Trịnh Cán, giết Hoàng Đình Bảo, làm
cho cục diện chính trị ở Đàng Ngoài hết sức rối loạn, chế độ vua Lê - chúa
Trịnh mục nát, không đủ khả năng để ổn định xã hội.
Còn ở Đàng Trong, về cơ bản tình hình kinh tế - xã hội, chính trị tương
đối ổn định đến giữa thế kỷ XVIII, khi Nguyễn Khúc Khoát chết, chế độ chúa
Nguyễn lộng hành dẫn đến suy đồi. Trương Phúc Loan phế bỏ di mệnh, lập
Phúc Thuần lên ngôi chúa, tự xưng là Quốc phó, ông nắm giữ nguồn tài chính
cùng với đó là bộ máy quan lại tăng nhanh, cồng kềnh, ăn bám làm gánh nặng
lên người dân.
Đây là giai đoạn mà các cuộc khởi nghĩa nông dân ở cả Đàng Ngoài và
Đàng Trong diễn ra. Thế kỷ XVIII là “thế kỷ của nông dân khởi nghĩa”, khi
các tập đoàn phong kiến bằng mọi cách xây dựng, củng cố bộ máy cai trị từ
trung ương đến địa phương. Sự tồn tại bộ máy chính quyền cồng kềnh, chính
sách thuế khóa nặng nề với những hình thức lạc hậu, bóc lột sức lao động của
người dân, chế độ tư hữu ruộng đất của bọn địa chủ, trong khi đó bộ máy
phong kiến lại tranh giành quyền lực. Năm 1723, Trịnh Cương phải công

18


nhận “ruộng tư của dân phần nhiều lọt và tay nhà hào phú… hạng cùng dân
ngày một quẫn bách” [34; tr 63].

Như đã nói ở trên, tình trạng tư hữu ruộng đất của địa chủ đã dẫn đến
đẩy mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân và địa chủ ngày càng rõ, bộ máy quyền
lực ở làng xã trở thành công cụ cho giai cấp địa chủ cường hào để bóc lột
nông dân lao động. Rõ nhất là đến thời Trịnh Giang (1729 -1740), tình trạng
rất trầm trọng, để có tiền chi phí cho những cuộc vui chơi sa đọa, vua Trịnh
Giang đã tổ chức việc mua bán quan tước với những mức giá như: chức Tri
phủ từ 1500 quan đến 2500 quan, chức Tri huyện từ 500 quan đến 1200 quan,
quan Lục phẩm trở xuống cứ 500 quan sẽ được thăng một bậc, biến quan
trường trở thành nơi trao đổi mua bán, tham nhũng càng làm cho đời sống
người dân khổ cực.
Ở Đàng Ngoài, người dân không còn tin vào sự điều hành của thể chế
chính trị họ Trịnh, tất yếu dẫn đến hậu quả là những cuộc khởi nghĩa của nông
dân, như Ngô Thế Lân đã nói: “Tục ngữ có câu: Một bữa không có ăn thì dù
cha con cũng hết nghĩa. Đến như cha còn không bảo được con, thì vua sao giữ
được dân”.
Bắt đầu từ cuối thế kỷ XVII sang đầu thế kỷ XVIII đã xuất hiện một vài
cuộc khởi nghĩa nổi dậy lẻ tẻ với quy mô nhỏ của nhân dân ở cả miền ngược
và miền xuôi chống lại triều đình như khởi nghĩa ở vùng biển Yên Hưng Quảng Ninh nổi dậy bạo động năm 1714; người Thái ở Đèo Mỹ Lầm ở châu
Chiêu Tấn (Lai Châu) năm 1721, dân tộc thiểu số ở Cao Bằng năm 1724. Nổi
bật nhất là cuộc khởi nghĩa do nhà sư Nguyễn Dương Hưng cầm đầu ở Tam
Đảo (1736 - 1737), từ Tam Đảo nghĩa quân đã đánh về Thăng Long và nhiều
nơi khác, đánh vào tầng lớp nhà giàu, để chia cho nhà nghèo. Vua Lê - chúa
Trịnh phải điều Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Lịch, Nguyễn Trọng Côn chia
đường để dẹp cuộc khởi nghĩa. Tiếp theo là cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật

19


(1738 - 1770), của Hoàng Công Chất (1739 - 1769), của Nguyễn Danh
Phương (1740 - 1751), của Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751), hay các cuộc

khởi nghĩa của Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển… Đến khoảng những năm 1770
các phong trào của nông dân bị suy yếu, mặc dù các cuộc khởi nghĩa thất bại
nhưng đã làm cho chính quyền Đàng Ngoài phải đối phó vất vả và bị lung lay,
phần nào làm cho chế độ Lê - Trịnh bị suy yếu. Các phong trào đó đã lôi cuốn
được lực lượng đông đảo nông dân nghèo khổ bị bóc lột tham gia, phong trào
lan rộng nhiều nơi, có cả các nhà Nho tham gia như Lê Duy Mật.
Các phong trào của nông dân kéo dài, mở rộng khắp Đàng Ngoài, với
mục tiêu chính là đánh đổ chính quyền phong kiến đã trở nên sa đọa, thối nát
của họ Trịnh và bè lũ địa chủ, cường hào ở địa phương để đòi quyền lợi cho
nông dân với khẩu hiệu “phù Lê, diệt Trịnh”, “lấy của nhà giàu chia cho
người nghèo”. Đây chính là đòn tấn công vào hệ thống chính quyền quan lại ở
địa phương, đe dọa đến chính quyền họ Trịnh, mặc dù chưa giành thắng lợi
quyết định song đã làm rung chuyển xã hội, lung lay đến thể chế vua Lê chúa Trịnh, các phong trào đó chính là tiền đề tạo điều kiện chín muồi cho
phong trào Tây Sơn sau này.
Khi các phong trào của nông dân ở Đàng Ngoài chấm dứt thì phong trào
của nông dân ở Đàng Trong mới bắt đầu nổi dậy, phát triển mạnh nhất là khi
phong trào đấu tranh do anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ nổ
ra năm 1770, còn trước đó các phong trào nổi dậy của nông dân chỉ mang tính
chất nhỏ lẻ. Nếu cuộc đấu tranh ở Đàng Ngoài hầu như thất bại thì phong trào
ở Đàng Trong do anh em họ Nguyễn ở Tây Sơn lãnh đạo đã thắng lợi, lật đổ
chính quyền chúa Nguyễn. Nguyễn Huệ cùng với các anh em Tây Sơn đã lãnh
đạo nông dân giành nhiều thắng lợi, trong đó nổi bật với chiến thắng ở Rạch
Gầm - Xoài Mút, đã đánh bại 5 vạn quân Xiêm và 3 vạn quân Nguyễn Ánh;
chiến thắng trận Ngọc Hồi - Đống Đa đã đánh bại 29 vạn quân Thanh, quân

20


×