Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Xuất nhập khẩu hàng dệt may tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.69 KB, 7 trang )

Xuất nhập khẩu hàng dệt may tại Việt nam :
1.Khái quát chung:
Hiện nay ở nước ta ngành công nghiệp dệt may ngày càng có vai trò quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Nó không chỉ phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao và
phong phú, đa dạng của con người mà còn là ngành giúp nước ta giải quyết được
nhiều công ăn việc làm cho xã hội và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách
quốc gia, tạo điều kiện để phát triển nền kinh tế.
Ngành dệt may Việt Nam đang có những bước phát triển vượt bậc và vươn lên là
một trong năm nước sản xuất, xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.

2. Thực Trạng :






Theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), kết thúc quý I/2018,
tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may ước đạt 7,62 tỷ USD, tăng 13,35%
so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng mặt hàng may mặc đạt 5,98 tỷ
USD, tăng 12,49% so. Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may đạt
4,6 tỷ USD, tăng 22,82%. Bên cạnh đó, giá trị thặng dư thương mại đạt 3,87
tỷ USD, tăng 3,69% so với cùng kỳ. Một số sản phẩm trong ngành đạt mức
tăng trưởng như: vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 274,6 triệu m2, tăng 9,7%;
sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 525,9 triệu m2, tăng
22,1%; quần áo mặc thường ước đạt 2.305,5 triệu cái, tăng 10,4% so với
cùng kỳ.
Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh : Trước đó, Vitas cũng dự báo kim ngạch
dệt may năm 2018 sẽ đạt 34,2 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm 2017. Chỉ tính
riêng quý I, mục tiêu này đã hoàn thành được 22,4%.
Trong quý I, xuất khẩu dệt may vào thị trường Nhật Bản đạt 26,57% trong


khi mức dự báo cho cả năm chỉ 12%. Tại thị trường Trung Quốc tăng 25,6%,
trong khi mức dự báo cả năm là 15,2%. Thị trường Hàn Quốc ghi nhận mức
tăng 22,31%, vượt xa mức dự báo 15,1% cho cả năm. Dẫu vậy, ba thị trường
trên chỉ chiếm 22% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam. Chiếm tỷ
trọng lớn nhất vẫn là thị trường Mỹ và EU, với lần lượt 3,1 tỷ USD và 1,1 tỷ
USD, tương đương 35%. Hai thị trường này ghi nhận mức tăng trưởng
13,21% và 0,09%, cũng vượt hơn hẳn mức dự báo cho cả năm. Ngoài thị








trường truyền thống, các thị trường khác cũng có mức tăng trưởng đáng kể,
tới 19,46%, tương đương 877 triệu USD.
Về thị trường xuất khẩu, những thị trường trọng điểm như Mỹ, các nước
khối CPTPP, EU; đặc biệt Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN đều tăng mạnh,
tốc độ tăng vượt trội so với cùng kỳ năm 2017; các mặt hàng xuất khẩu bứt
phá mạnh trong 6 tháng đầu năm 2018 là áo thun, áo jacket, áo sơ mi...
Theo Vitas, dự kiến kim ngạch xuất khẩu dệt may quý II/2018 sẽ đạt khoảng
8,5 tỷ USD, qua đó đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 14% trong 6 tháng đầu
năm.
Tiếp đà tăng trưởng của 6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp ngành dệt may
đang tập trung đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu. Bên cạnh những thị
trường xuất khẩu dệt may chính như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…
doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng tập trung khai thác các thị trường còn
dư địa tăng trưởng như Trung Quốc, Asean..../.


3. Điểm mạnh yếu :
3.1. Điểm mạnh :










Giá công nhân của ngành may mặc của Việt Nam rẻ nhất so với các nước
trong khu vực và thế giới. Tiền lương công nhân trong ngành hiện nay chỉ
cao gấp 2 lần tiền lương tối thiểu . Giá nhân công rẻ-> chi phí thấp-> giá
thành sản phẩm rẻ-> tạo lợi thế cạnh tranh trong sản phẩm may mặc.
Người lao động cần cù chăm chỉ và khéo léo nên có những sản phẩm yêu
cầu tay nghề thủ công rất độc đáo đặc sắc và có sự khác biệt -> tạo lợi thế
cạnh tranh cũng như vậy giúp Việt Nam có những thuận lợi lớn trong xuất
khẩu và trong việc tạo dựng các làng nghề để phát triển ngành.
Ngành may mặc Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao, số lượng các công ty
liên tục tăng qua các năm và quy mô của công ty ngành càng lớn cả về mọi
nguồn lực. Giá trị xuất khẩu 260 triệu USD/tháng và tăng ở các thị trường
chính là Mỹ, EU, Nhật.
Ngành dệt may Việt Nam có thế mạnh trong việc sản xuất các sản phẩm dệt
kim. Đây là chủng loại mà người tiêu dùng Mỹ, EU rất ưa chuộng.
Ngành may mặc được đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại với những máy cắt,
máy ép, là hơi…giảm bớt các công đoạn thủ công.
Một số thương hiệu được khẳng định trên thị trường trong và ngoài nước:
May 10, May Việt Tiến, Dệt Kim Đồng Xuân, Gấm Thái Tuấn, áo sơ mi An



Phước… Những thương hiệu này không chỉ đứng vững trong thị trường
trong nước mà còn giúp ngành dệt may Việt Nam tạo dựng tên tuổi trên thị
trường nước ngoài
3.2. Điểm yếu :











Nguyên vật liệu ngành vẫn còn phải nhập khẩu và ngành dệt có tốc độ tăng
trưởng chậm hơn ngành may nên ngành may không có sự chủ động trong
sản xuất kinh doanh. Tình trạng này còn làm ảnh hưởng tới các đơn đặt hàng
về thời gian, chất lượng và hiệu quả kinh tế tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm
ngành may còn thấp và hiệu quả kinh tế chưa cao.
Giá lao động rẻ nhưng chất lượng lao động không cao, đặc biệt lao động có
trình độ chuyên môn thấp chiếm 60% nên nâng suất lao động thấp, so với
các nước trong khu vực thì năng suất lao động của ngành dệt may nước ta
chỉ bằng 2/3. Lương thấp gây ra tình trạng di chuyển lao động trong cùng
ngành hoặc ra khỏi ngành làm cho việc đào tạo chuyên môn gặp nhiều khó
khăn. Ngoài ra công ty có khả năng xuất khẩu hàng may mặc và gia công là
chủ yếu chứ không thực hiện xuất khẩu trực tiếp.
Tuy ngành dệt may có sự đầu tư lớn nhưng chưa đồng bộ. Có những loại

máy móc thiết bị đã quá lạc hậu nhưng còn tận dụng nên năng suất không
cao.
Chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho ngành dệt may của ngành dệt
may của Việt Nam nên chưa có hệ thống các kênh phân phối rộng khắp, kể
cả thị trường nội địa và nước ngoài mà chỉ có các cửa hàng của công ty tự
lập để tiêu thụ sản phẩm. Do vậy việc tiêu thụ còn yếu. Đặc biệt các công ty
không có sự phối hợp với nhau trong việc quảng cáo để cạnh tranh trong nội
bộ tại thị trường trong nước.
Khả năng tự thiết kế còn yếu, phần lớn là làm theo mẫu mã đặt hàng của
phía nước ngoài để xuất khẩu.
Chưa tập trung nghiên cứu và đầu tư nhu cầu thị trường nên nhiều đoạn khúc
thị trường còn bỏ trống tạo điều kiện cho nhiều sản phẩm ngoại thâm nhập
sâu vào thị trường trong nước như các sản phẩm: chăn, ga, gối..hầu hết là
sản phẩm của Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Xingapo. Một số sản phẩm
có chất lượng cao có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng khó tính: Mỹ, Nhật
nhưng lại không có mặt tại thị trường trong nước gây ra hiện tượng không




tôn trọng khách hàng trong nước và bỏ trống thì trường với hàng triệu khách
hàng tiềm năng.
Chi phí cho nhân công rẻ nhưng chi phí bình quân / 1 đơn vị sản phẩm vẫn
cao. Do đó giá của chúng ta vẫn cao hơn so với Ấn Độ, Trung Quốc,
Indonesia khoảng 30% -40%. Đồng thời hệ thống tiêu chuẩn chất lượng
chưa được chuẩn hóa trong ngành nên mỗi công ty trong ngành có định mức
về tiêu chuẩn khác nhau mà không thống nhất trong toàn ngành.

4. Cơ hội và thách thức :
4.1. Cơ hội :







Theo các chuyên gia, thời gian tới, ngành dệt may Việt Nam có nhiều cơ hội
và triển vọng phát triển, mở rộng thị trường. Đó là hiệu ứng của các Hiệp
định thương mại tự do mang lại với lộ trình miễn thuế xuống 0% và nhiều
điều khoản ưu đãi theo quy tắc "từ sợi trở đi”.
Cùng với đó là triển vọng về việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam – EU (EVFTA) trong năm 2018 sẽ giúp ngành dệt may Việt Nam tiếp
cận sâu rộng hơn với thị trường này ,không chỉ tạo thêm cơ hội cho doanh
nghiệp trong nước đa dạng hóa thị trường xuất khẩu mà còn lấp dần nguồn
cung nguyên phụ liệu đang thiếu hụt. Theo Vitas và nhiều doanh nghiệp
trong ngành, việc Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là cơ hội để tăng cường xuất khẩu vào
những thị trường phi truyền thống như Canada và Úc. Nếu Việt Nam cố
gắng chuẩn bị tốt năng lực sản xuất, và ngay từ bây giờ xúc tiến kết nối với
khách hàng để cùng tìm ra các giải pháp đáp ứng những yêu cầu về xuất xứ
của CPTPP sẽ mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam khi hiệp định
này có hiệu lực.
Khả năng Mỹ cũng sẽ tăng mức thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng dệt
may từ Trung Quốc tạo cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam từng bước
mở rộng và gia tăng thị phần xuất khẩu sang Mỹ...

4.2. Thách thức :


Trong các quý còn lại của năm 2018 và các năm tiếp theo, toàn ngành vẫn

tiếp tục đối mặt với không ít khó khăn do nhu cầu mua sắm của người tiêu














dùng không tăng. Tổng cầu thế giới về dệt may chỉ tăng 1 - 2%, thậm chí là
không thay đổi. Cạnh tranh gay gắt trên thị trường dệt may toàn cầu.
Một số khó khăn nữa mà toàn ngành dệt may đang gặp khó khăn đó là EU
vẫn đang áp dụng mức thuế suất 0% cho hàng dệt may nhập từ các nước
kém phát triển như Campuchia, Myanmar… Mỹ áp dụng thuế suất ưu đãi
0% cho một số mặt hàng của Campuchia, trong khi dệt may Việt Nam vẫn
phải chịu mức thuế bình quân 17,5% vào thị trường Mỹ, 9,6% vào thị trường
EU.
Trên thực tế, mặc dù có nhiều triển vọng nhưng ngành dệt may cũng vấp
phải nhiều thách thức nhất là khâu thượng nguồn (kéo sợi, dệt vải,
nhuộm...).
Là một trong những ngành thâm dụng lao động, ngành dệt may gặp nhiều
thách thức liên quan đến thực thi các chính sách về lao động, bảo hiểm, tiền
lương... mà những chính sách này thường lại không được giữ ổn định một
cách lâu dài.

Vẫn còn đó nhiều khó khăn mà ngành dệt may đã, đang và còn phải tiếp tục
đối mặt, như làn sóng dịch chuyển sản xuất của doanh nghiệp Trung Quốc
sang Việt Nam tạo nên những áp lực cạnh tranh rất lớn; các lĩnh vực công
nghiệp hỗ trợ cho ngành vẫn chậm chạp; chi phí sản xuất vẫn cao do phí vận
tải, phí logistics, phí hải quan, phí kiểm tra… đều cao.
Ngoài ra, trong ba năm gần đây, tỷ giá của đồng tiền Việt Nam được giữ ổn
định trong khi các quốc gia xuất khẩu dệt may khác có xu hướng giảm giá
đồng tiền của họ để kích thích xuất khẩu, ảnh hưởng sức cạnh tranh của
hàng xuất khẩu Việt Nam.
Nhiều nhà đầu tư trong nước vẫn còn dè dặt với cổ phiếu nhóm ngành này
và muốn quan sát thêm diễn biến, nhất là trong ngắn hạn.

4.3. Giải pháp :


Để giúp các doanh nghiệp dệt may đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường
có tiềm năng, Hiệp hội Dệt may Việt Nam tiếp tục triển khai các chương
trình xúc tiến thương mại, đào tạo nghiệp vụ, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm
nâng cao năng suất, áp dụng các mô hình sản xuất thông minh. Đặc biệt, để
tận dụng được cơ hội khi Hiệp định CPTPP và FTA Việt Nam – EU có hiệu
lực.






Hiệp hội sẽ phối hợp cùng Bộ Công Thương tổ chức tập huấn cho các doanh
nghiệp ngành dệt may thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0, giúp doanh
nghiệp hướng tới phát triển bền vững. Đồng thời, nâng cao trình độ cán bộ

quản lý kỹ thuật, công nghệ, xây dựng thương hiệu, áp dụng công nghệ in
3D trong thiết kế thời trang đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đơn lẻ của khách
hàng.
Các doanh nghiệp nên tập trung đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu số
hóa một số khâu trong dây chuyền sản xuất. Đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và
vừa nhanh chóng chuyển sang phương thức gia công hiện đại đáp ứng yêu
cầu về chất lượng của đơn hàng xuất khẩu, đồng thời chú trọng khâu thiết kế
mẫu mã và hệ thống phân phối nhằm phát triển hơn nữa thị trường nội địa.

5. Một số mã cổ phiếu điển hình :
Dù toàn ngành đạt tăng trưởng vượt trội, kéo theo kết quả kinh doanh khởi sắc của
các doanh nghiệp, nhưng cổ phiếu dệt may lại mang màu sắc ảm đạm.
Hầu hết các mã cổ phiếu trong ngành dệt may đều giảm sâu, hoặc đi ngang so với
thời điểm cuối năm 2017.
5.1: CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (mã: TNG), 4 tháng đầu năm, doanh
thu thuần của TNG đạt 823 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 30,7 tỷ đồng, tăng
trưởng 50% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ tính riêng trong tháng 4, doanh thu thuần công ty đã đạt 222,7 tỷ đồng, tăng
54% so với cùng kỳ năm trước, lãi ròng 9 tỷ đồng, tăng 50%.
Tuy nhiên, cổ phiếu TNG lại liên tiếp giảm. Đầu năm 2018, thị giá cổ phiếu TNG
giao dịch quanh vùng giá 14.000 đồng/cp đến hơn 15.000 đồng/cp, nhưng hiện đã
giảm chỉ còn 12.800 đồng/cp, tương đương mức giảm gần 15%.
5.2: Cổ phiếu TCM của CTCP Dệt may đầu tư Thương mại Thành Công cũng
đã giảm 24% từ 26.500 đồng/cp về 20.000 đồng/cp, dù doanh nghiệp tăng trưởng
kinh doanh tốt.
Bốn tháng đầu năm, TCM đạt 1.055 tỷ đồng doanh thu thuần, hoàn thành 33% kế
hoạch năm và 85 tỷ đồng lợi nhuận ròng, hoàn thành 45% kế hoạch năm.


5.3: Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex – mã: VGT)

Kết thúc quý I/2018 báo lãi tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn
106 tỷ đồng.
Hết quý I, VGT đạt doanh thu 4.404 tỷ đồng, tăng 13% so với vùng kỳ. Trong đó,
doanh thu bán hàng hóa đạt 4.314 tỷ đồng, doanh thu cung cấp dịch vụ và gia công
đạt 83 tỷ đồng, doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư đạt 7 tỷ đồng.
Nhưng sau chuỗi tăng giá hồi đầu năm lên đỉnh gần 17.000 đồng/cp, cổ phiếu VGT
đã giao dịch trồi sụt trong thời gian qua, hiện đang giao dịch tại mốc giá 11.600
đồng/cp, giảm gần 31% so với giá đỉnh.
Giữa năm 2017, Vinatex cũng lần lượt đưa các công ty con chào sàn như Tổng
công ty Việt Thắng – CTCP (mã : TVT), Tổng CTCP Dệt may Hòa Thọ
(mã:HTG), Tổng CTCP Phong Phú (mã:PPH).
Song, bức tranh giao dịch chung ở hầu hết các đơn vị này đều không thu hút được
sự quan tâm của các nhà đầu tư, bất chấp việc sở hữu quỹ đất khủng, cùng lợi thế
về quy mô và chuỗi cung ứng.
5.4: Cổ phiếu VDM của Viện Dệt May – đơn vị hoạt động theo loại hình tổ chức
sự nghiệp khoa học công nghệ độc lập, trước IPO trực thuộc tập đoàn Dệt May
Việt Nam.
Mặc dù IPO thành công ngoài mong đợi với lượng đặt mua gấp gần 7 lần lượng
chào bán, số tiền thu về gấp đôi số kỳ vọng, song cổ phiếu VDM lại rơi vào tình
trạng “ế ẩm”.
Lên sàn từ 26/4, tính đến nay, cổ phiếu này mới chỉ giao dịch được 6 phiên, với
khối lượng giao dịch trung bình đạt 40 cổ phiếu/phiên.



×