Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Ngôn ngữ với việc phản ánh các yếu tố văn hoá và nhân sinh quan (thông qua tục ngữ việt anh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.39 MB, 162 trang )

fi

Jl

BO CIAO DUC VA DAO TAO
DAI HOC QUÓ'C GIÀ KÀ NÓI
TRirÒNG DAI HOC KHOA KCC XA HÒI VA NKÀW VÀÌ f

NGU;iH4 VM b/iZfCl

IviGUIi:: r'ò-A^

Ò<.Ò. VM:'T:I

rh'j}'éà nnành :
Mu so :

. (-.••/•-.:

'

[.'

Lj^ li;:.n M^ÒU ngir
.>.u--^.OJ

Ngirói hj-ó::-: d^n khca hoc: C'Ò'^Z. ^:GU^È^: LA'

HANOI- 1990



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

Trang
0.1 Mục đích và ý nshĩa của luận án

1

0.2 Đối tượng và phạm

nshièn cứu

3

0.3 Phươnỉ pháp và tư liệu nghiên cứu

4

0.4 Tinh hình nghiên cúu va tính câp thiết của đề tài

7

0.4.1 Tình hình nghiên cưu tại Việt Nam

7

0.4.2 Tinh hình nshiên cứu trén thế siứi

9


VI

0.4.3 Tình lYinh nghiên cứu đối chiếu tục Iisfr

Chương 1 .

14

NHŨNG NHẬN THÚC VỀ TỤC NGỮTL
BÌNH DIÊN NGỔN RGỬHOC

1. 1 Thế nho ]à tục ngữ ?

16

1.2 Tính phổ quát của tục nsữ

27

1.3 Một số đậc thù của tục nsữ

28

1.3.1 Tính dân tộc

28

1.3.2 Nghĩa của tục naff


28

1.3.3 Vần - điệu - lặp từ

29

1.3.4 Tục ngữ đối nshich

3Ị

1.3.5 Tục naữ thời tiẽt

32

1.4

33

Tiểu kết

Chưong 2 .

ĐỐI CHlẾư TỤC NGỮ VIỆT - ANH
QUA MỘT S ố CHƯ ĐỄ CHÍNH

2.1

Về bản thân

36



2.1.1

Về thể xác

37

2.1.2 Về tinh thần

44

2.1.3 Về quan hệ giữa thểxác và t;nh thán

48

2.1.4 Về tính cá nhân

50

2.2

53

Về gia đình

2.2.1

Về thái độ đốivới phụ nữ


53

2.2.2

vể tình yêu vàhỏnnhàn

58

2.2.3 Về viêc chọn bạn đòi —vợ chons —]y hòn

60

2.2.4 Về quan hệ cha mẹ —con cái —anh chị em

64

2.2.5
2.3
2.3.1

Về thân tộc

70

Về xã hội

72

Về quy tắc ứng xử chuníi


72

2.3.2 Về bạn bè và kmg ơiêna

78

2.3.3 Với nsười lớn tuổi và thầy giáo

79

2.3.4

Về đòi SỐI12 làng xã

81

2.3.5

Về pháp lv về quan ỉại

82

2.3.6

vể lao độns và Iiạhénshiệp

84

2.3.7


Về giàu nghèo

86

2.3.8

Về danh dự

88

2.4

vể tôn giáo valòng tin

90

2.4.1

Về đạo trời

90

2.4.2

Về số mệnh

91

2.4.3 Về mê tín


92

2.5 Nhặn xét chuns

94

2.6 Tiểu kết

98

Chương 3 .

ĐỚI CHIÊU TỤC NGỬVỈỆT - ANH

QUA MỘT SỐ BlỂư HIỆN VỀ TỪVỤNG - NGÌÍNGHĨA
VÀ CẤU TRÚC CÚ PHÁP
3.1

Về từ vựng ngữ nghĩa

3.1.1

Về danh từ chỉ các COI1 vật

3.1.2 Về từ khái quát chỉ nguùi

103
103
ỉ 07



3.1.3 Về tư ngữ sốc Hán - Việt

108

3.1.4 Về các từ chỉ thị giác và khứu giác

110

3.1.5 Về từ tục

112

3.1.6 Về các từ định đanh biểu vật

113

3.1.7 Về cấu trúc n£Ữ nghĩa

117

3.2

117

Về cấu trúc cú pháp

3.2.1 Đãc điểm cáu trúc CL1 pháp tục ngữ

117


3.2.2 Kết cấu càu phức hơD cân đối

120

3.2.3 Kêt cấu câu không chủ 112Ữ

122

3.2.4 Kết cấu càu chủ vị

124

3.2.5 Kết cấu câu đẳns thức

125

3.2.6 Kết cấu "choi chữ"

126

3.3

127

Tiểu kết

Chưong 4 .

ÚNG DỰNG Đ ối CHIÊU TỤC NGỮ

VÀO GIẢNG DẠY

4.1 Xác đinh 3 loại đối tượng

130

4.2 Úng dụng

131

4.2.1 Đui với đối tưọ'112 (ũ)

131

4.2.2 Đối với đối tượng, (b)

140

4.2.3 Đối lới đối tượng (c)

143

4.2

J43

Tiêu kết
KẾT LUẬN

14S


TÀI L]ỆƯ THAM KHẢO

151


MỞ ĐẦU
Giáo sư Chu Xuân Diên, nhà nghiên cứu tục ngữ Việt Nam, đã khẳng
định là việc nghiên cứu di sản tục ngữ dân tộc có liên quan mật thiết với
những nhiệm vụ phát triển xã hội và văn hoá hiện nay. [ 15; 18]
Tiến sĩ Denis Brutus, giáo sư văn học của Đại học tổng hợp
Pittsburgh, Mỹ, đã cụ thể hoá và mở rọng tính thực tiễn của việc tìm hiểu
tục ngữ: "Qua tục ngữ tôi biết được nhãn sinh quan của bạn, thái độ sống
của tổ tiên bạn. Mỗi lần tôi biết được một cau tục ngữ Việt Nam là tôi trở
thành người Vỉệt Nam thêm một ít. Tôi tin là một khi chúng ta biết được
hết tục ngữ của nhau, chúng ta sẽ là anh em." [Trao đổi cá nhân trên Đại
học Nổi của Mỹ, tháng 3/1995: "Through proverbs I know your points of
view, the attiitudes of you ancestors. Each time I know a new Vietnamese
0 '
proverb, I become Vietnamese a little. I believe when we know all
proverbs of each othertwe are brothers."]
Tục ngữ là một dạng ngôn ngữ được đúc kết cô đọng, mang nhiều đặc
trưng nêng của cộng đổng nhất. Hiểu biết về tục ngữ giúp chứrỊ-g ta hiểu rõ
hơn về một dân tộc và lời ãn tiếng nói của dân tộc đó. Không phải ngẫu
nhiên mà nghiên cứu tục ngữ người Nga, G.L. Permiakov, và Bun-ga-ri. A
Barulin, đã đưa ra nhận xét là người nước ngoài muốn sử dụng thành thạo
tiếng Nga và hiểu sâu người Nga phải nắm chắc một sô lượng tục ngữ Nga
tối thiểu 1.000 câu [16; 55].
Trong tinh thần hội nhập, giao lưu văn hoá của nước ta ngày nay,
chúng tôi tiếp cận một số vấn đề trong hệ ván đề nghiên cứu tục ngữ Việt

Nam và Anh, với mong mỏi đóng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu
chuyên ngành tục ngữ —còn gọi là Paremeology.
0.1 MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN

1


Tuc ngữ mang lại rất nhiều lợi ích cho ccn người, từ cách thể hiện tư
duy, lối sống, thái độ sõng, đến việc hỗ trợ làm đẹp lời nói con người.
Ngươi Sómali nói: "Tục ngữ thêm gia vị cho lời nó i " (Put spice into seech).
Người Yobura ở Nam Phi đánh giá: 'Tục ngữ là con ngựa của đối thoại.

Khi đối thoại b ế tắc, ngã quỵ thì con ngựa tục ngữ lại vực đối thoại dậy và
tiếp tục hành trình " (The proverb is the horse of conversation, when the
conversation drops, the proverb picks it up). Người Việt Nam thì coi quý
tục ngữ như "hạt cưÒTĩĩ của tư duy bác học " là "giọt đọng trong văn

chương"(Cao Huy Đỉnh).
Tại nhiều nước, tục ngữ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực văn hoá,
giáo dục, kinh tế, kv thuật, khoa học rất đa dạng và sinh động.
Dân Maori ở Tân Tây Lan dùng tục ngữ để củng cố các hướng dãn kỹ
thuật và kinh tế cho lớp trẻ. Dân Chaga ở Nam Phi dùng tục ngữ để cử
hành các buổi ]ễ khai tâm, v.v... Tại Mỹ, từ năm 1900, tục n 2 ữ đã được
dùng để trắc nghiệm, đo lường chỉ số thồng minh I.Q. của con người.
"Nhiều nhà tâm lý học trên thế giới đã quả quyết là mức độ hiểu được ý
nghĩa biéu trưng của tục ngữ là tĩorớc đo trí thông minh. Người đién khong
hiểu và không dùng tục ngữ." [111; 111-116]
Bối cảnh lịch sử của xã hội Việt Nam đã tạo cho tục nsữ một địa vị
đặc biệt trong đời sống của người Việt. D l ở mức hành văn nào, ngôn ngữ
của neưỏd Việt luôn luôn được tồ điểm bằng tục ngữ. Trong lời ăn tiếng nói

hầng ngày của mình, người Việt Nam dùng tục ngữ để làm tãng hiệu quả
của lời nói.
Từ kinh nghiệm cá nhân của người dạy tiếng, chúng tối thấy khó khăn
lớn nhất mà người học tiếng nước ngoài khi gặp phải tục ngữ ỉà việc nhận
dạng cơ c h ế về m ối liên hệ giữa phạm trù tư vựng - ngữ nghĩa, cấu trúc cú

2


pháp và các biện pháp tu từ —một cơ chế vốn đã tạo ra lóp nghĩa giao tiếp
đích thực cuối cùng của ngôn ngữ tục ngữ.
Việc phát hiện ra cơ chế này đòi hói trước hết phải làm sáng tỏ những
mạch ngầm rất kinh tế giữa ngôn ngữ và yếu tố ngoài ngôn ngữ vốn khống
đồng nhất với nhau giữa các cộng đổng.
Nói khác, bên cạnh các khác biệt về mặt từ vựng, cú pháp, ... còn một
số cái khó nữa là sự khác biệt về môi trường văn hoá.
Chúng tôi tin rằng việc nghiên cứu, đối chiếu nội dung văn hoá, hình
thức ngôn ngữ của tục ngữ Việt Nam và tục ngữ Anh sẽ mane iại cho đề tài
này một ý nghĩa nghiên cứu và thực tiễn mới mẻ.
Những kếl qua nghiên cừj sẽ làm sáng tỏ nội hàm văn hoá cùng hình
thức của tục ngữ Việt Nam và tục ngừ Anh.
A Johnson, tác giả cuốn Comon English Proverbs (Nxb Longman.
London, 1960) đã khăng định: "Kiến thức về tục nsữ Anh sẽ rất co lợi
không những tăng kiến thức ngôn ngữ của neưưi học mà còn phản ánh
được triết lý, ốc hài hước và nét đạc trưng của người Anh nữa".
0.2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN c ứ u

Tục ngữ là đối tương nghiên cứu của nhiều ngành: nhân chime học,
tấm lý xã hội học, ngôn ngữ học, triết học, sử học, giáo dục học. cũng nhu
văn hoá dán gian, văn học, lịch sử tư tưởng, văn hoá vật chất.

Bản thán tục ngữ ỉà đôì tượng của việc nghién cứu với các mặt : nội
dung, hình thức, nguồn gốc, v.v...
(1) Chúng tôi đi sáu phân tích, đối chiếu nội dung các chủ đề tục ngữ,
từ vựng - ngữ nghĩa và kết cấu câu của tục ngữ Việt và Anh.
(2) Thông qua đó tìm hiểu các đặc trưng văn hoá cũng như những
quan sát tinh tế về thiên nhiên và các loài vật, về con ngữời và xã hội - và
nhân sinh quan của hai dân tộc.

3


(3) Từ những tiền đề trên, chúng tôi cố gắng phát hiện các quan niệm
về hệ thống giá trị trường cửu đã tác động đến xã hội và quyết định hành
động của chúng ta trong thực tại cuộc sống. Một quan niệm có tính chất
phương châm của chúng tồi là:
Các đặc trưng văn hoá và nhân sinh quan nêu trong nghiên cứu này
knống phải là của một cá nhân người Việt Nam hay người Anh nào, mà của
một cộng đồng, của một dân tộc này so với dán tộc khác. Điều này có
nghĩa là các nhận xét, kết luận chung về các đặc trưng văn hoá và nhấn
sinh quan của người Việt vã người Anh không nhất thiết phù hợp với mọi
cá nhân.
Một điều nữa mà chúng tôi lưu ý là các đặc trưng vãn hoá và nhân
sinh quan của mỗi dân tộc còn thể' hiện qua nhiều sản phẩm văn hoá khác
như thành ngữ, ca dao, câu đố, dân ca, chuyện kể, tiểu thuyết, phim ảnh,
v.v...
Với các giới hạn vừa nêu ở trên, công trình nghiên cứu của chúng tồi
có đề tài: "Ngôn ngữ với việc phản ánh các yếu tố vãn hoả và nhân sinh

quan (thông qua tục ngữ Việt - Anh)
0.3 PHƯƠNG PHÁP VÀ TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU

Tại Việt Nam cũng như tại nhiều nước trên thế giới, đã có nhiều cô
gắng trong việc khai thác nội dung tư tưởng của lực ngữ để tìm các đặc
trưng văn hoá và thế giới quan, nhân sinh quan của một đất nước, một dãn
tộc. Tuy vậy, cấc cố gắng này thường chưa mang lại độ tin cậy cao. Điểu
này là do định kiến hoặc do khó khăn về tư liệu nên người nghiên cứu chỉ
chọn các câu tục ngữ theo ý thích hoặc theo các tư liệu có các chủ đề đã
sắp sẵn.
Chúng tối sử dụng kỹ thuật chọn khách quan — chọn ngẫu nhiên. Kỹ
thuật này có tính khách quan vì các câu tục ngữ được chọn theo một cơ sở

4


hệ thống -- các câu tục ngữ được ưa thích hay không đều được chọn.
Các suy luận về nhân sinh quan, đặc trưng văn hoá của người Việt
Nam hay người Anh, được căn cứ chủ yếu vào sự có mặt hay vắng mặt cua
một đặc trưng nào đó hơn là tần số xuất hiện cúa chung trong kho tục ngữ
của mỗi nước.
Kỹ thuật chọn ngẫu nhiên để phân tích nội dung sản phẩm văn hoá đã
được sự ủng hộ của đa số các nhà nghiên cứu giao tiếp hiện đại. Họ cho
rằng "phương pháp này cũng mang lại kết quả có giá trị như các phương
pháp phân tích nội dung khác nhưng tốn ít thời gian và sức lực hơn" [4;
182].
Với cứ liệu chọn ngẫu nhiên theo phương pháp định tính (qualitative
approach) thì việc áp dụng phương pháp định lượng (quantitative
approach) để phân tích các cứ liệu này ]à ' khó khăn, không khả thi, hoặc
không cần thiết vì các chỉ số về tần số xuất hiện là không thích hợp và
không có năng suất, hay không hữu ích bằng tần số không xuất hiện của
các nội dung" [10; 14].
Tính phổ biến của một câu tục ngữ là yếu tố quan trọng trong phân

tích nội dung. Các câu tục ngữ không còn phổ biến chỉ có thể phản ánh
thực tại tâm lý của dân tộc trong quá khứ và khống còn tác động trực tiếp
đến thái độ sống, cách ứng xử của dân tộc đó hiện nay. Tuy thế, một câu
tục ngữ dù cổ đến mấy nhưng còn phổ biến thì còn phản ánh thực tại tâm lý
của dân tộc đó.
Chúng tôi cũng đã kiểm tra lại tính phổ biến của các câu tục ngữ trong
tuyển tập Nguyễn Văn Ngọc bằng cách tham khảo các tuyển tập tục ngữ
mới xuất han của các tác giả khác trong cả nước. Chúng tôi cũng áp dụng
biện pháp tươiig tự với cứ liệu tục ngữ Anh được sử dụng.

5


Tỷ lệ chúng tôi áp dụng là một trên ba, tức là một phần ba số câu tục
ngữ trong tư liệu sử dụng được chọn cho việc phân tích, đối chiếu.
Chúng tôi sử dụng cuốn Tục ngữ phong dao Mệt Nam của Nguyễn
Văn Ngọc (Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1991) và cuốn The Prentice-Hall

Encyclopedia o f World Proverbs của. Wolfgang Mieder (Nxb The PrenticeHall, New York, 1986) để làm tư liệu chọn khảo sát. Tuyển tập của Nguyễn
Văn Ngọc gồm 6.625 đơn vị tục ngữ, ca dao, thành ngữ sắp theo thứ tự AB

c và theo

so lượng từ trong mỗi đơii vị ĩừ ít (bon từ) đến nhiểu (hai mươi

hai từ). Trong tuyển tập này có 4.638 câu tục ngữ. Chọn ngẫu nhiên theo tỷ
lộ một trên ba, chúng tôi có đưực 1.546 câu tục ngữ Việt để khảo sát, phán
tích, đối chiếu.
Số lượng câu tục ngữ trong tuyển tập của Wolfgang Mieder !à 18.520
câu tục ngữ phổ biến của hầu hết các nước trên thế giới, sắp theo thứ tự

ABC. Trong tuyển tập này có 5.000 câu tục ngữ Anh. (Và 101 câu tục ngữ
Việt Nam.) Chọn ngẫu nhiên theo tỷ lệ một trên ba, chúng tôi có được
1.666 câu tục ngữ Anh để phân tích, đối chiếu.
Tuy vậy, bén cạnh phương pháp định tính trên đây, chúng tôi cũng
vận đụng phương pháp định lượng trong phân tích hình thức, đối chiếu và
có các thông số để hỗ trợ cho các nhận xét chuns và kết luận.
Ngoài hai tư liệu chính trên đây, chúng tôi còn tham khảomột

số từ

điển tục ngữ Việt, Anh, hoặc từ điển đối chiếu cùng một số sách lý luận
bằng tiếng Việt và tiếng Anh mà chúng tôi đã cố gắng tìm được. (Xin xem
thư mục tham khầơ ở cuối luận án này.)
Các câu tục ngữ Việt Nam và Anh được sỏ dụng để minh họa trong
đối chiếu sẽ có phần tương đương - (tđ.), hoặc dịch - ( d ) nếu khống có
tương đương trong ngổn ngữ kia. Trong các câu dịch chúng tôi cố gắng
chuyển lai nghĩa biểu vật hoặc nghĩa ngữ dụng của câu tục ngữ gốc tùy

6


theo yêu cầu nghiên cứu hơn là tạo ra những câu dịch hay, cỏ vần, nhịp
như tính chất chủ yếu của mỗi câu tục ngữ.
0.4 TÌNH HÌNH NGHIÊN c ứ u VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN

Tục ngữ là một mảng đề tài rất phong phú và lý thú ở Việt Nam cũng
như tại nhiều nước trên thế giới.
0.4.1 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Nhiều công trình sưu tập tục ngữ, thành ngữ, ca dao và dán ca đã thấy

xuất hiện từ thế kỹ XDC Một số được biên soạn bằng chữ Nôm như Nam

phong ngạn ngữ thi của Ngô Đình Thái, Đại nam quốc túy của Ngô Giáp
Đậu, v.v... Một số được biên soạn bằng chữ quốc ngữ như Tục ngữ, cổ ngữ,

gia ngôn của Huỳnh Tịnh của, Gương phong tục của Đoàn Duy Bình, v.v...
Nửa đầu thế kỷ XX có Tục ngữ cách ngôn cua Vũ Như Lâm và
Nguyễn Đa Gia, Ngạn ngữ phong dao của Nguyen Can Mộng, đặc biệt có
bộ sưu tập cồng phu là Tục ngữ phong dao của Nguyễn Văn Ngọc, v.v...
Nửa sau thế kỷ XX có Tục ngữ và dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan,

Tục ngữ lược giải của. Lé Văn Hoè, v.v...
Ngày nay, có một số nhà nghiên cứu tục ngữ được giới học thuật cũng
như cống chúng biết đến như nhóm Chu Xuân Diên với Tục n sữ Việt Nam ,
Nguyễn Xuân Kính - Phan Hổng Sơn với Tục ngữ Việt Nam (Nxb Văn hoá,
Ilà Nội, 1995), Nguyên Lân với Từ điển thành ngữ và [ục ngữ Vỉệt Nam
(Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994), nhóm Vũ Dung vơ Từ điển thành

ngữ và tục ngữ Việt Nam (Nxb Văn hoá, Hà Nội, ] 995), Vương Trung Hiếu
với Tục ngữ Việt Nam chọn lọc (Nxb Văn nghệ, thành phố Hồ Chí Minh,
1996) Việt Chương với Từ điển thành ngữ, tục ngữ.; ca dao Việt Nam (Nxb
Đổng Nai, 1995), Trần Mạnh Thường với Tục ngữ ca dao Việt Nam (Nxb
Vãn hoá dân tộc, Hà Nội, 1996), v.v... Và một số nhà nghiên cứu có đóng
góp nhất định vào việc nghiên cứu tục ngữ như Bùi Văn Nguyên, Đinh Gia

7


Khánh, Lê Chí Quế, Hoàng Trinh, Mã Giáng Lân, Phan Xuân Thành,
Hoàng Tiến Tựu, Nguyễn Tấn Long và Phan Canh, v.v...

Một số từ điển so sánh, đối chiếu tục ngữ đã được xuất bản như: Tục

ngữ Anh - Việt (Nxb Đại học Cần Thơ, 1986) của Lê Đình Bích - Trầm
Quỳnh Dân, Tục ngữ và thành ngữ Việt Nam (Nxb Thành phố Hồ ChL
Minh, 1992) của Phan Văn Bình, Tục ngữ Anh - Việt tường giải (Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, 1995) của Bùi Phụng, Chẫm ngôn và tục ngữ thông

dụng Việt - Anh (Nxb Sông Bé) của Hoàng Văn Cang, 100 Tục ngữ tiếng
Anh thồng dụng (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh) của Hoàng Đinh Tứ, Tục
ngữ,; thành ngữ tiếng Anh (Nxb Hải Phòng, 1993) của Phạm Văn Bình,
Selected Vietnamese Proverbs - Tục ngữ Việt Nam chọn lọc íNxb Center
for International Communication and Development, Oakland, New
Zealand, 1990) của Huỳnh Đình Tế, và một số từ điển tục ngữ Việt Nam,
Nga, Việt - Pháp, Pháp - Việt, v.v...
Các nhà nghiên cứu Việt Nam đã nghiên cứu tục ngữ Việt Nam về các
mặt xã hội học, ngữ văn, và đang khuyến khích một hướng mới là nhận
thức luận. [15; 40]

a. Vê cấc yếu tố văn hoá trong tục ngữ
Một số tác giả có đề cập ngắn gọn trong phần mở đầu các từ điển đối
chiếu tục ngữ của mình, như Lê Đình Bích : "Tục ngữ không chỉ là ngốn
ngữ, tục ngữ còn là dấu tích của một nền văn hoá". Phạm Văn Bình :
"Nhiều câu tục ngữ giống nhau về tư duy, nhận thức cũng như phương
pháp biểu hiện tuy rằng chúng mang đậm nét đặc thù dán tộc". Hoặc
Lương Văn Hồng [27; 12]: "Kho tàng tục ngữ của một dân tộc là kho tàng
trí tuệ và kinh nghiệm quý báu của dân tộc ấy".

b. Về ngữ nghĩa tục ngữ

8



Nhóm Chu Xuân Diên đã phân tích rộng về quy luật tạo nghĩa, còn
một số tác giả khác chỉ đề cập sơ qua nghĩa đen, nghĩa bóng của tục ngữ.
Nguyễn Thái Hoà, Nguyễn Thế Lịch và Nguyễn Đức Dân [109; 12] đã đế
cập đến sự hình thành nghĩa biểu trưng, các biến thể từ vựng và cú pháp
của tục ngữ.

c. Về cấu trúc cú pháo của tục ngữ
Một số nhà nghiên cứu Viêt Nam đã có nhận xét sơ bộ:"Những câu
xuôi tai, vừa vần vè, vừa cân đối [57;50] "ngắn gọn, có âm điệu đặc sắc”
[55; 27] hoặc tương đối chi tiết hơn như"thường là càu ở dạng rút gọn...
phần bị tỉnh lược thườns là thành phần làm chức năng hệ từ..."[15;160;
165]. Nguyễn Đức Dân có một vài bài phân tích khá chi tiết về đặc điểm cú
pháp của tục ngữ. [109; 27]
Một thời gian dài, các nhà nghiên cứu tục ngữ Việt Nam thièn về ý
nghĩa xã hội, về đấu tranh giai cấp, hơn là vể ý nghĩa văn hoá va những
vấn đề nằm trong chiều sâu liên quan đến lĩnh vực này của ngôn ngữ tục
ngữ.
0.4.2 Tình hình nghiên cưu trên thế giới

Trên thê giới, từ 2500 nãm trước Công nguyên đã có các tuyển tập tục
ngữ viết bằng chữ Sumerian [5; 374] xuất hiện Người Hy Lạp và La Mã đã
biên soan một số sưu tập tục ngữ quan trọng mà rất nhiều tục ngữ trong các
sưu tập này nay còn phổ biến ở Anh. Năm 1500, Eramus của thành phố
Rotterdam, Ha Lan, đã sưu tập và bình chú hằng trăm tục ngữ cổ và xuất
bản trong tuyển tập Adagia [19; VII], Hai trãm năm theo sau đó, tuyển tập
này được xuất bản hơn mồt trăm năm mươi lần khắp thế giới.
Theo Kỷ yếu quốc tế Sprichworter - Bibliography của Otto Moll (xuất
bản tại Frankfurt và Main nàm 1958) thì đã có khoảng chín ngan tuyển tập

quan trọng vể tục ngữ trên thế giới.

9


Hiện nay đã có Hội quốc tế nghiên cứu tục ngữ, đã có Niên san quốc
tế về tục npfĩ Proverbium : Yearbook o f International Proverb Scholarship,
đăng tải nhiều công trình nghiên cứu quan trọng trên thế giới về tục ngữ.
Niên san này hiện nay do Đại học tổng hợp Vermont, Mỹ, xuất bản, giáơ
sư tiến sĩ Wolfgang Mieder chủ biên. (Wolfgang Mieder được phương Táy
đánh giá là nhà nghiên cứu tục ngữ thế giới số một hiện nay.)

a. Về yếu tố vãn hoấ trong tục ngữ
Về đặc trưng dân tộc trong tục ngữ, F.N. Robinson [19; 284-297] đã
khẳng định rằng đặc trưng văn hoá dãn tộc được thể hiện trong tuc ngữ
thông qua màu sắc, sắc thái địa phương, phong tục tập quán, đức tính tốt,
xấu của địa phương đó. Gyula Paczolay [110; 93; 205-275] so sánh tục nsữ
dựa trên truyền thống vãn hoá khác nhau.
F.N. Robinson đã khảo sát, nghién cứu đặc trưng dán tộc Ái Nhĩ Lan
thông qua tục ngữ của nước này và kết luận : ba vếu tố phản ánh nổi bật
các đặc trưng dân tộc trong tục ngữ là:
1. Màu sắc, sác thái địa phương.
2. Các biện pháp tu từ.
3. Phong tục, tập quán, các nết tốt xuấĩ mà tục ngữ phan ánh.

b. Về câu trúc cú pháp
Geogre B. Milner và Alan Dundes có hai công trinh lớn. được nhiều
nhà nghiên cứu cấu trúc cú pháp tục ngữ phương Tây trích dẫn, để vận
dụng một phần vào cống trình riêng của mình hoặc để phê phán. Hai công
trình này đưa ra các cách tiếp cận mới về cấu trúc tục ngữ, rất gợi mở

nhưng đi đến kết luận thì thiếu tính thuyết phục.
-

Geogre B. Milner đã đề nghị một cầu trúc tục ngữ gổm bốn thành

phần chia thành hai bộ phận gắn bó và cân đối nhau. Nội bộ mỗi thành
phần gồm một hay hơn một từ được đánh giá tích cực (+) hay tiêu cực (-)

10

ành


tùy theo nội dung ngữ nghĩa. Tùy theo tổng hợp + - này mà tác giả đánh
giá hai bộ phận trong mỗi câu tục ngữ là + hoặc - . Nghĩa là,
+ với + hay - với - sẽ thành + .
+ với - hay - với + sẽ thành - .
Ví dụ:
+

+

Maw

brooms

(mới)

(chổi)


+

+

sweep

clean

5quét)

(sạch)



-

A friend

in need

(một người bạn)

(khi cần)

+

+

is a friend


indeed

(là một người bạn)

(thật sự)

-

-

faint

+

+

+

-

+
heart

(nhút nhát) (con tim)

-

+

never


won

(không bao

giờ)

(chinh phục được)

+

+

fair

lady

(đẹp)

(phụ nữ)

11

+

_

+



Xu thế nghiên cứu theo hướng cấu trúc hình thức với luận điểm của
Milner gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều người cho là việc đánh giá + hay - cho
mỗi từ là khiêng cưỡng. Và ngay'trong tục ngữ Scotland, một nước có
nhiều truyền thống văn hoá giống với Anh nhưng cũng không thể áp dụng
công thức của Milner vì nội hàm văn hoá để quy định giá trị một từ đôi khi
không giông nhau.
Ví dụ ở Anh, từ stone (hòn đá) dùng chỉ các hòn đá dưới suối, sông
tượng trưng cho sự lười biếng; từ moss (rêu) là hình ảnh của sự giàu có, tài
sản, v.v... Nên công thức của Milner áp dụng vào câu tục ngữ sau đây sẽ có
kết quả khác với két quả áp dụng vào cùng câu tục ngữ đó ở Scotland, nơi
mà hòn đá là hình ảnh của sự hoạt động, không tỉnh như ở Anh. Hòn đá
phải lăn nếu không thì rêu sẽ bám. [19; 48-49]
ở Anh:
+
Rolling

stones

(lăn)

(hòn đá)

+

Ở Scotland:

+

-


+

gather

no

moss

(đóng)

(không)

(rêu)

+

+

Rolling

stones

+

+

+
gather

+

no

12

moss


-

Alan Dundes [20; 48-49] xem xét quan iìệ gần gũi giữa cấu trúc tục

ngữ và câu đố —cả hai đều có cấu trúc đề - thuyết -- để phân nhóm các cấu
trúc tục ngữ. Một số ít tục ngữ Anh có cấu trúc đẻ — thuyết m ột thành

phần, như Money talks (Đồng tiền có quyền lực), Time flies (Thời gian trối
đi rất nhanh), v.v... cấu trúc này mở rộng thành các câu tục ngữ đẳng lập,
như Từne is money (Thi giờ là tiền bạc), He who hesitates is lost (Do dư
hỏng việc) và cũng là các câu tục ngữ đối nghịch. Các câu tục ngữ đối
nghịch có rhể xếp lại thành các công thức như :

X is not Y (All is not gold that glitters = Khống phải sự hào nhoáng
bên ngoài là sự biểu lộ của một bản chất tốt bên trong); Better X than Y

(Better buy than borrow = Cần tránh sự vay mượn để khỏi sa vào cảnh nợ
nần); I f you have X ỵ o u canot have Y (You canot have your cake and eat it
= Không thể vừa ãn bánh lại vừa còn bánh).
Điều không thuyết phục ở công thức của Dundes là trong thực tế
không phải tất cả các câu tục ngữ đều có cấu trúc đẽ - thuyết.

c. Về ngữ nghĩa tục ngữ

Neal R. Norrick [20; 51-55] trong công trình ns;ữ nghĩa học tục ngữ
nổi tiếng của mình - How Proverbs Mean : Semantic Studies in English đã phân tích các định nghĩa truyền thống về tục ngừ và đưa ra định nghĩa
riêng của mình : "Tục ngữ chủ yếu là m ột dạng ngôn ngữ đ ể nói và dùng

trong thoại với chức năng giáo dục, và không liên hệ VỚI m ột đối tượng cụ
thể nào". (The proverb is a typically spoken, conversational form with
didactic function and not associated with any particular source), ông cũng
phân tích các biện pháp tu từ chi phối nghĩa của tục ngữ trong cuốn sách
này.

13

ục


Hiên nay một số nhà tục ngữ học, xã hội học, tâm lý học hàng đáu thế
giới như Grigorii L’ovich Permiakok (Nga), Matti Kuus: (Phần Lan),
Garbriel Gheorghe (Rumani), Gyula Paczolay (Hungary), và William Abig,
Read Bain, Aland Dundes, Stanley

s. Marzolf (Mỹ), ... đang nỗ lực nghiên

cứu yếu tố văn hoá, cấu trúc, ngữ nghĩa của tục ngữ để có thể giảm thiểu
hàng ngàn tục ngữ của mỗi nước xuống còn một số lượng có thể quốc tế
hoá theo cấu trúc được. [16; 41 - 57]
Bước đầu tiên trong nỗ lực này là xác định số lượng các câu tục ngữ
phổ biến nhất ở mỗi nước, sau đó đi vào quốc tế hoá số cấu trúc cú pháp
của lượng tục ngữ tối thiểu này.
Về từ điển tục ngữ Anh, hiên nay cuốn từ điển đầy đủ nhất là The


Oxford Dictionary o f English Proverbs (Nxb Oxford. London, 1970). Số từ
điển tục ngữ đối chiếu hiện có hầu hết là của Châu Âu, nhưng đổ sộ nhất là
cuốn Bách khoa từ điển thế giới đầu tiên The Prentice - Hall Encyclopedia

o f World Proverbs, do Wolfgang Mieder chủ biên. Cuốn từ điển này có
18.520 câu tục ngữ phổ biến của hầu hết cảc nước trên thế giới, trong đó có
101 câu tục ngữ tiêu biểu của Việt Nam.
0.4.3 Tình hình nghiên cứu đối chiêu tục ngữ

Việc nghiên cứu đối chiếu tục ngữ giữa hai khu vực Cháu Âu và Viễn
Đông nói chung, hay giữa hai nước Anh và Việt Nam nói riêng, là cần thiết
vì hai nước thuộc hai truyền thống văn hoá khác nhau.
TruvỂn thống văn hoá Châu Âu dựa vào các nền vãn hoá Địa Trung
Hải, Hy Lạp - La Mã cổ, Thánh Kinh và La Tinh Trung cổ. Người phương
Tây, nghĩa là bắt đầu từ Iran, Afganistan và Hổi trở đi, sống và trưởng
thành trong một truyền thống tôn giáo "đơn cực"có trên một ngàn năm. Họ
chỉ tin có một Thượng đế. Chúng ta có thể gọi là quan niệm đơn thuần

14


nhấn mạnh vào lý tưong một. Họ nhìn thế giới như một tổng hợp do các sự
vật gom lại mà thành.
Truyền thống tục ngữ Viễn Đông bao gồm Trung Hoa, Triều Tiên,
Nhật Bản và Việt Nam, dựa chủ yếu vào các nguyên lý của tam giáo (Nho,
Phật, Lão), trong đó nổi bật lên là những quan niệm nhân sinh. Người Viễn
Đông nói chung, người Viật Nam nói riêng, theo triết lý "đa cực" mà trong
Phật giáo gọi là ữung dung. Quan niệm này không nhấn mạnh vào sự khác
biệt giữa hai cực mà là nơi gặp gỡ giữa các cực đoan.
Về bản thân, người Việt Nam quan niệm mình trung thành với truyền

thống, mà truyền thống đó thì đa cực, trung dung, hướng về sự hoà hợp
[50; 2 4 -3 1 ].
Giáo sư Cao Xuân Hạo [108; 7- 12] dùng thuật ngữ "chủ biệt"vì. "chu

toàn" để chỉ quan niệm "đơn cực" và "đa cực" này. Chúng tôi đồng quan
điểm vói giáo sư Cao Xuãn Hạo khi cho quan điểm chủ toàn đẻ ra phương
pháp tư duy siêu hình và phân tích tính. Luận điểm này sẽ được minh
chứng bằng tục ngữ Việt - Anh trong chương đối chiếu
Từ tât cả những tiền đề trong phần mở đầu, chúng tôi xác định:
(1) Khi đi vào hướng nghiên cứu đối chiếu tục nơữ Việt - Anh, chúng
ta có điều kiện làm sáng tỏ thêm vân đề đạc trưng tâm lý cộng đồng tron2
chiều sáu văn hoá, thông qua nội dung và cấu trúc của một phương tiện
ngôn ngữ đặc biệt giàu tính truyền thống nhất.
(2) Điều này giúp ta hiểu sâu thêm bản chất xã hội của ngôn ngữ tục
ngữ trong ý nghĩa phổ quát cũng như trong sắc thái riêng biệt của nó đối
với cộng đổng người Viột và ngươi Anh.
(3) Và vể một phương diộn nào đó, đấy cũng là cơ sở tốt giúp ta mở
rộng sự hiểu biết, tạo tiền đề cho quá trình mở rộng giao lưu vãn hoá để hội

15


nhập vào thế giới chung — một vấn để đang đặt ra giữa các cộng đồng
trong thời đại hiện nay.
(4)

.

Đồng thời khi nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ tục ngữ Việt - Anh,


dù muốn dù không, là chúng ta đã thiết thực góp phần vào quá trình trang
bị những tiền đề tâm lý - văn hoá - xã hội, làm cơ sở cho việc hiểu sâu
ngôn ngữ, trực tiép góp phần vào việc giảng dạy và học tập tiếng Việt cho
người Anh cũng như tiếng Anh cho người Việt ngày càng tốt hơn.

Chương 1. NHŨNG NHẬN THỨC VỂ TỤC NGỮ TỪ BÌNH DIỆN
NGÔN NGỮ HỌC

1.1 THẾ NÀO LÀ TƯC NGỮ?

Cho đến nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã cố rất nhiều định
nghĩa về tục ngữ, nhưng chưa có một định nghiã nào được xem là chuân,
có khả năng ứng dụng vào việc nghiên cứu mọi mặt của tục ngữ.
Các nhà nghiên cứu tục ngữ phương Tây đã đề ra nãm mươi lăm định
nghĩa về tục ngữ. Nếu chỉ dùng lại những từ phổ biến nhất trong năm mươi
lăm định nghĩa đó để ráp lại thành một định nghĩa đại diện thì sẽ có cáu:

"Tục ngữ lầ m ột câu nói ngắn hàm chứa sự khôn ngoan " (A proverb is a
short sentence of wisdom) [16; 25].
Mặc dầu vậy, họ vẫn không xem định nghĩa ngắn gọn này là chuẩn,
mà thường trích lại phát biểu nổi tiếng của nhà tục ngữ học tiên phong
người Mỹ Archer Taylor : "Có một tính chất không thể diễn giải được
nhưng nó lại giúp ta biết được một câu nào đó có phải là tục ngữ hay
không. Nói cách khác, không một định nghĩa nào có thể giúp ta khảng định
được một câu nào đó ỉà tục ngữ." [17; 14]

16

h,



Chúng ta hãy xét một số định nghĩa về tục ngữ của các nhà nghiên
cứu Việt Nam:
1. "Tục ngữ là một câu tự nó diễn ẩạĩ trọn vẹn một ý, mộĩ nhận xét,

một kinh nghiệm, một lý luận, một công lý, có khi là một sự phê phán." (Vũ
Ngọc Phan, Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam , trang 391
2. ''Tục ngữ là những câu nói ngắn, gọn, có ý nghĩa hàm xúc, do nhân

dân ỉao động sáng tạo nên và lưu truyền qua nhiều thê kỷ." (Đinh Gia
Khánh - Chu Xuân Diẻm, Văn học Dân Gian, ữang 11).
3. "Tục ngữ là cảu noi thườỉĩg ngắn gọn, có vần hoặc kỉlông có van, có

nhịp điệu hoặc không có nhịp điệu, đúc kết kinh nghiệm sấn xuất hay đấu
tranh xã hội, rút ra mộỉ chán lý phổ biến, ghi lại một nhận xét vé luân /ý,
phong tục tập quán cún nhân dân'' (Bùi Vãn Nguyên và các tác giả khác.
Lích sử văn học Việt Nam, tập 1, trang 191).
4. "Tục ngữ là thể loại văn hoc dân gian nhầm đúc kết kinh nghiệm ,

tri thức, nêu lên những nhận xét phán đoán, lời khuyên rân của nhan dan
dưới hình thức những cáu nói ngắn gọn, gian dị, súc tích, có nhịp điệu., dễ
nhở, dễ truyền." (Hoàng Tiến Tựu, Văn học dán gian \ iệt Nam , tập 2,
trang 109).
5. "Tục ngữ là nhữn° câu cực kỹ bình dị, chắc nịch răn dời bằng

những điều Luân ỉý sâu xa hoặc tổng kết ngắn gọn ĩiỉiũn^ kinh nghiệm vẽ
công việc làm ăn." (Hoàng Trinh, Đối thoại văn học , trang 13).
6. "Tục ngữ là một can khái ơuáí, nghĩa do tổng cộng các thành tố, rất

hàm súc, nổi bật bởi ý nghĩa phán đoán và dược tái kiện trong quá trình

nói năng như một phát ngôn bậc cao ở dạng làm sẵn.'' (Lê Đình Bích, Tục
ngữ Nga - Việt, trang 40).
7. "Tục ngữ là những câu hoàn chỉnh, có ý nghĩa trọn vẹn, nói lên một


nhủ, hoặc một kinh nghiệm về nhận thức tự nhiên hay xã hội." (Nguyễn
Lân, Từ điển thành ngữ và tục ngữ, trang 5).
8. '"Tục ngữ là tiếng nói của nhân dân lao ấộnạ được đúc kết dưới

những hình thức tinh đơn giàn nhất, nhiữĩg nôi dung lại súc ĩich nhat và
đuợc chuyển tải bằng lối nói vần diệu." (Trần Mạnh Thường, Tục nm~( ca
dao Việt Nam , trang 5).
9. "Tục ngữ là nhũng câu nói ngắn gọn thườn£ có vần. có các vế cân

dối dược đùng trong lời nói hàng ngày nhằm đúc kết kinh nghiệm sống mọt
cách trực tiếp, nêu lẻn những nhận xét, nhưng phán dướn, những kết luận
về tự nhiên và xã hội'' (Nguyễn Quốc Tuy - Tran Gia Linh. Tục ngữta dưo
- dủn ca chọn lọc, trang 7).
10. "Tực ngữ Là một câu nói ngđạ %ỌỈĨ, có câu trác tưcÊỆg đỏi ôn định,

có cách diễn dạt phúng dụ (nqu ý) đúc kết tri thức, kinh nghiệm son" và
dạo đức của một dân tộc." (Lê Đức Trọng, 7 ừ điển qidi thích tục nqữ n»ón
ngữ học, trang 2 7 1).
Phân tích 10 định nghĩa trên đây, chúng ta thẩy một sô tính chài được
đề cập đên nhiều lần:

Một câu đầy đủ - Một phán đoán trọn vẹn (một chàn lý, luân h sủu
xa, ý nghĩa trọn vẹn): 8 lần; hàm xúc (súc tích, cực ky bình dị, chắc nịch):
5 lần; ngắn gọn (tinh giản): 6 lần; có tính truyền thống, (lưu truyền phonơ
tục tập quán, văn học dân gian, luân lý sâu xa, kinh nghiêm sống của một

dân tộc): 5 lần; tính giáo dục (luân lv, khuvên răn, đao đức): 5 lần; tính thư

ca (có vần, có nl'ip, vần điệu, phúng dụ): 5 lần; hỉnh thức cô dinh: 2 lần.
Chúng ta hãy xét xem các tính chất trên đây có thể dùng làm tiêu chí
để đĨTih nghĩa tục ngữ hay không.
Càu - phán đoán

18


Tục ngữ dùng chủ yếu trong nói năng, mà các qui ước vể ngôn ngữ
nói năng không giống với các qui ước về ngôn ngữ thông thường. Trong
tục ngữ có nhiều câu thể hiện theo cấu trúc VỊ, không có chủ.

Ví dụ: Câ\ tau, rau cải, nhân ngãi vợ, đay tớ con,
"Câu tục ngữ này gồm bốn vế theo cấu trúc vị ngữ thuẩn tuý và nghía
của nó là: Trong cuộc sống ta phải biết thiết thực: muòn trồng cây thì trồn 2
cây cau ]à có lợi nhất, muốn trong rau thì phải trổns rau cải ]à có lợi nhất,
chạy theo chuyện yêu đương là vô ích, yêu vợ là nhân ngãi chãc chàn nhất,
còn đầy tớ thì con mình là kẻ trung thành nhất. Đâv là chân lý chân quen
thuộc nhất của ông cha ta" [108; 96; 39 ].
Cấu trúc vị ngữ - vị ngữ này là rất khó hiểu và không thể thấ} trong
ngũ' pháp các ngôn ngữ bình thưòng.
Trong tục ngữ Anh cũng có những cấu trúc không thê thá\ trong cãu
trúc câu bình thường:

Aỉì that shakes falls not.
(Khỏns phải cái gì lung lay đều sẽ nsã - d.)
Theo quan niệm của một số tác giả thì trên cấp đo iưi nói khỏníi có su
phù hợp giữa nội dung và hình thức". [14; 205],

Như vậy, chúng ta không ĩhể lấy tính chất cáu - phản doán ỉàm tiêu
chí định nshĩa cho tuc ngũ' được.

Sức tích
Súc tích là một khái niệm tương đối. Không có một đon vị 2 Ìao tiếp
nào Jà súc tích tuyệt đối mà chỉ súc tích tương đối so vơi mót đơn vị giao
tiếp nào khác đó thôi.
Néu đánh đồng tính súc tích với tầng nghĩa cao của mỗi từ trong cấu
trúc của một câu tục ngữ thì chúng ta sẽ đoán nhận được ngay rằne các tục
ngữ tỉnh lược đạt tính chất này và chúng đạt được tính súc tích nhờ vào sự

19


vắng mặt của các từ chức năng. Và nếu vậy thì tính tỉnh lược chứ không
phải là tính súc tích có thể dùng làm tiêu chí định nghĩa cho tục ngữ.
Chúng ta có thể đặt thêm một câu hỏi: tính tỉnh lược của câu tục ngữ
có súc tích hơn một câu tỉnh lược thông thường không ?
Vi dụ:

uống nước, nhớ nguồn và Thi đỗ, nhớ thầy.

Báv giờ chúng ta hãy xét một câu tục ngữ có cấu trúc ở dang câu đầy đủ:

Cây ngay không sợ chếí âíùĩg.

*

Câu tục ngữ này được xem là súc tích vì gồm ít từ, không có từ nào
thừa và tầng nghĩa cao vì có nghĩa biểu vật và nghĩa biểu hiện cũng như

nghĩa ngữ ũung.

Nghĩa biểu vật: cây mọc thẳng thì toàn thân được hấp thụ ánh sáng măt
ười nén sống manh mẽ không bệnh tật. Cây nghiêng tàn lá bị cây chung
quanh che khuất, rễ lại khống bám sâu xuống lòng đất nên chậm lớn và
chết dần mòn.

Nghĩa biểu trưng: con người cũn£ vộỵ, nếu cứ sons nsa_\ thane không
hà hi ép ai và cũng khõng nịnh bợ ai, luôn luôn giúp đõ' người khác với tất
cả khả năng sẵn có của mình thì được khoẻ tấm thán, vì vô lo. ăn nson naủ
vén, không sợ kẻ thù nào hãm hại.

Nghĩa ngữ dụng: Khóns nên sống tà tâm mà nén ăn o ngay thãns [ 12: 226]
Như vậy, câu tục nsữ này được xem là súc tích nhờ lớp nshũa biéu
trưng và ngữ dụng cua nó. Nói cách khác, tính có nshĩa biếu trưns chứ
không phải súc tích có thể dùns làm tiêu chí định nahTa.
Bây giờ, chúng ta hãy xét một câu tạc n 2 Ũ' không có cau true rút gọn
và không có nghĩa biểu trưng:

Làm ruộng ba năm không bằng chăn tám mộĩ lứa.
An thịt trau không tỏi như ăn gỏi không rau mơ.
Chắc chắn hai câu tục ngữ này có thể diễn đạt súc tích hơn. như:

20


Một lứa chăn tằm bằng ba năm làm ruộng.
Thịt trâu ĩhiếu tỏi như goi thiêu rau mơ.
Hoặc có thể ngắn gọn hơn, súc tích hơn nữa tuỳ cái tài của neười ứng
tác tục ngữ trong nhân dân lao động.

Chúng ta xét xem có phải một cáu tục ngữ ngắn. ít từ là súc tích không.
Hãy so sánh hai câu: "Dừng vội" va "Trâu chậm uống nước dục". Rõ
ràng câu sau súc tích hơn câu trước, nếu kết hợp các tính chất tụa ngữ
(nghĩa biểu trưng) và sự ngắn gọn của câu này. Nhưng chúng ta phải cẩn
thận vì các câu tục ngữ có cấu trúc tỉnh lược, hoặc có nghĩa biểu trưng,
hoặc có cả hai tính chất này.
Tất cả các tính chất về súc tích, ngắn gọn, có cấu trúc tinh lược, có
nghĩa biểu trưng...vừa đề cập trên đây trong tục ngữ Việt đều tươns tự với
tục ngũ Anh.
Cau trúc tỉnh lược của một càu tục ngũ' không súc tích gì hơn cấu trúc
tỉnh lược của một câu noi bình thường.

The more, the merrier - tục ngữ
(Đôn° sao thì nắng, vắng sao thì mưa - íd.)
The warmer, the cosier - câu nói thường
(Càng ấm, càng dễ chiu.)
Một câu tục ngữ Anh có cấu trúc ỏ' dạng câu đầy đủ cũng được xem là
súc tích vì gồm ít tư. không có từ nào thừa cũng nhu có tầng nghĩa cao.

Money answers all things.
(Có tiền mua tiên cũnẹ được - td.)
Một câu tục ngữ Anh có cấu trúc câu đầy đủ và chỉ có nshĩa biểu vật
thì chưa hẳn là súc tích.

Live and ỉearn.
(Còn sống còn học - d.)

21



×