Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu đặc điểm đầm đông hồ hà tiên, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.1 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Lê Hồng Oanh

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐẦM ĐÔNG HỒ - HÀ TIÊN,
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – Năm 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Lê Hồng Oanh

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐẦM ĐÔNG HỒ - HÀ TIÊN,
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN

Chuyên ngành: Môi trƣờng và phát triển bền vững
Mã số: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TSKH. ĐẶNG TRUNG THUẬN

Hà Nội – Năm 2016




LỜI CẢM ƠN
Quá trình thực hiện luận văn là một quá trình dài, cần tìm hiểu tích lũy kiến
thức chuyên môn và áp dụng vào nghiên cứu một đề tài thực tế. Trong suốt quá
trình này, em đã nhận đƣợc sự hỗ trợ, động viên cũng nhƣ sự nhiệt tình hƣớng dẫn,
giúp đỡ từ các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trƣờng Đại học
Khoa học Tự nhiên và các thầy cô giáo khoa Môi trƣờng đã giảng dạy em trong 2
năm học. Các thầy cô cũng tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong quá trình học
tập, tích lũy kiến thức.
Với lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
GS.TSKH. Đặng Trung Thuận, ngƣời đã tận tình giảng dạy, hƣớng dẫn, động viên
và tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong cả quá trình học tập và rèn luyện.
Thầy cũng là ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ở bên ca ̣nh đô ̣ng viên và h ỗ
trợ em trong ho ̣c tâ ̣p và trong suốt quá trình thực hiện luâ ̣n văn.
Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2016

Lê Hồng Oanh

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................v
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ............................................................................v
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................vi

MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chƣơng 1 – TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................................3
1.

Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .....................3

1.1. Trên thế giới ..................................................................................................3
1.2. Tại Việt Nam ..................................................................................................4
2.

Điều kiện tự nhiên đầm Đông Hồ ..................................................................5

2.1.

Vị trí địa lý..................................................................................................5

2.2.

Vùng phụ cận của đầm ...............................................................................8

2.3.

Đặc điểm địa hình ......................................................................................9

2.4.

Đặc điểm khí hậu......................................................................................11

2.5.


Chế độ thủy văn, hải văn ..........................................................................11

2.6.

Đa dạng sinh học và các hệ sinh thái chính ............................................12

3.

Dân cƣ và đời sống dân cƣ ..........................................................................19

4.

Vai trò của đầm Đông Hồ ............................................................................21

4.1.

Tạo không gian sống và sinh kế cho người dân .......................................21

4.2.

Tạo ra giá trị cảnh quan và giá trị văn hóa – giáo dục ...........................23

4.3.

Đất ngập nước có đa dạng sinh học cao ..................................................24

4.4.

Giá trị giao thông thủy và thoát lũ ra biển Tây .......................................25


Chƣơng 2 – MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........27
1.

Khung logic của đề tài .................................................................................27

2.

Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................28

3.

Nội dung nghiên cứu ...................................................................................28

4.

Cách tiếp cận trong nghiên cứu ...................................................................28

4.1.

Cách tiếp cận hệ thống .............................................................................28
iii


4.2.

Cách tiếp cận sinh thái .............................................................................28

4.3.

Cách tiếp cận phát triển bền vững ...........................................................29


5.

Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................30

5.1.

Phương pháp kế thừa có chọn lọc, thống kê và tổng hợp tài liệu ............30

5.2.

Phương pháp phân tích hệ thống .............................................................30

5.3.

Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa .................................................31

5.4.

Phương pháp đánh giá tổng hợp DPSIR .................................................31

Chƣơng 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................33
1.

Phân tích các sức ép lên môi trƣờng và nguồn tài nguyên của đầm............33

1.1.

Gia tăng tốc độ bồi lắng đầm ...................................................................33


1.2.

Sức ép từ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ........................................34

1.3.

Sức ép do hoạt động dân sinh ..................................................................36

1.4.

Đổ thải vào đầm từ khu vực xung quanh .................................................42

1.5.

Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng ..................................47

2.

Nhiệm vụ bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ ............................................48

2.1.

Quy hoạch khai thác sử dụng đầm Đông Hồ - Hà Tiên ...........................49

2.2.

Nhận xét, đánh giá về các dự án quy hoạch ............................................52

3.


Bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ.........................................................53

3.1. Quan điểm bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ............................................53
3.2. Định hướng giải pháp bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ ..........................55
3.3. Đề xuất mô hình và giải pháp cụ thể bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ ...65
3.3.1. Mô hình phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ............................65
3.3.2. Mô hình sinh kế đồng quản lý trong đánh bắt, khai thác nguồn lợi thủy sản
tự nhiên .................................................................................................................69
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ......................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................74

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD:

Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT:

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long

GTZ:

Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức


GIZ:

Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức

IUCN

Hiệp hội quốc tế về bảo vệ thiên nhiên

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

UBND:

Ủy ban nhân dân

UNESCO:

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 1.1. Sơ đồ Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang

5

Hình 1.2. Vị trí địa lý đầm Đông Hồ - Hà Tiên

6


Hình 1.3. Khu vực quy hoạch bảo tồn và phát triển tổng hợp đầm Đông Hồ Hà Tiên

7

Hình 1.4. Khu dân cƣ ấp Cừ Đứt

19

Hình 1.5. Nghề chằm lá và hoạt động nuôi tôm quảng canh

23

Hình 2.1. Khung logic nghiên cứu đầm Đông Hồ

27

Hình 3.1. Vị trí kè hai lấn biển

35

Hình 3.2. Nghề dớn và nghề xiệp điện đầm Đông Hồ

37

Hình 3.3. Nghề lú Thái ở đầm Đông Hồ

38

Hình 3.4. Diễn biến tình hình nuôi tôm sú ở Hà Tiên giai đoạn 1990 – 2003


44

Hình 3.5a. Một số chất thải sinh hoạt từ khu dân cƣ ấp Cừ Đứt

45

Hình 3.5b. Cống thoát nƣớc thải sinh hoạt của thị xã Hà Tiên ra đầm Đông
Hồ

45

Hình 3.6. Biểu đồ biểu diễn hàm lƣợng BOD5 trong nƣớc mặt đầm Đông Hồ

46

Hình 3.7. Biểu đồ biểu diễn hàm lƣợng Nitrit trong nƣớc mặt đầm Đông Hồ

46

Hình 3.8. Biểu đồ biểu diễn hàm lƣợng dầu mỡ khoáng trong nƣớc mặt đầm
Đông Hồ

v

47


Hình 3.9. Bản đồ nguy cơ ngập khu vực đồng bằng sông Cửu Long ứng với
mực nƣớc biển dâng 1m
Hình 3.10. Trung tâm thị xã Hà Tiên phát triển hiện đại và sầm uất ven đầm

Đông Hồ

47
53

Hình 3.11a. Trái dừa nƣớc trong đầm Đông Hồ

58

Hình 3.11b. Quá trình nấu nhựa dừa nƣớc thành đƣờng

58

Hình 3.12. Hiện trạng ấp nông thôn nông nghiệp Cừ Đứt

61

Hình 3.13. Sơ đồ mặt bằng ấp Cừ Đứt

62

Hình 3.14. Sơ đồ mặt bằng làng sinh thái Cừ Đứt trong tƣơng lai

62

Hình 3.15. Đông Hồ ấn nguyệt

63

Hình 3.16. Tịnh xá Ngọc Tiên trên núi Tô Châu


68

Hình 3.17. Rừng đƣớc ở phía Nam đầm Đông Hồ

68

Hình 3.18. Bãi triều Thị Vạn, nơi xây dựng mô hình

70

Hình 3.19. Ráp lú đánh bắt thủy sản tại tổ 9, Cừ Đứt

70

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc điểm địa hình khu vực đầm Đông Hồ

10

Bảng 1.2. Diện tích dừa nƣớc trong hệ sinh thái ngập nƣớc đầm Đông Hồ

14

Bảng 1.3a. Hệ thực vật đa dạng đầm Đông Hồ

14

Bảng 1.3b. Hệ động vật đa dạng đầm Đông Hồ


17

Bảng 1.4. Một số đầm phá ven biển Việt Nam

21

Bảng 3.1. Diện tích rừng ngập mặn ở đầm Đông Hồ và vùng lân cận

36

Bảng 3.2. Đặc điểm các loại nghề đánh bắt thủy sản trong đầm Đông Hồ

37

Bảng 3.3. Sản lƣợng khai thác của một số loại nghề trong đầm Đông Hồ

39

Bảng 3.4. Cơ cấu sử dụng đất của thị xã Hà Tiên qua các năm

43

Bảng 3.5. Quy mô dân số và đất đai ấp Cừ Đứt đến năm 2015

49

Bảng 3.6. Quy hoạch sử dụng đất của đầm Đông Hồ đến năm 2010

51


vi


MỞ ĐẦU
Thị xã Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang có tiềm năng lợi thế về tài nguyên thiên
nhiên, danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa lịch sử. Hà Tiên là khu kinh tế trọng
điểm của tỉnh, với định hƣớng phát triển kinh tế cửa khẩu, dịch vụ thƣơng mại, du
lịch, và chú trọng quy hoạch khai thác tài nguyên để phát triển bền vững. Hệ sinh
thái núi đá vôi và đất ngập nƣớc vùng Hà Tiên nằm trong Khu dự trữ sinh quyển
Kiên Giang, trong đó đầm nƣớc lợ Đông Hồ là một điểm nhấn quan trọng.
Đầm Đông Hồ nằm ở phía Đông Bắc thị xã Hà Tiên, gắn liền với đời sống lịch
sử và đóng góp đáng kể cho việc phát triển kinh tế xã hội của Hà Tiên. Đầm Đông
Hồ là một vùng đất ngập nƣớc ven biển, là hạ lƣu của sông Giang Thành, thông ra
biển qua cửa Trần Hầu. Do vị trí của đầm bắt nguồn từ sông tự nhiên và tiếp giáp
với biển nên phân bố hệ động thực vật bị chi phối bởi các dạng hệ sinh thái chính là
hệ sinh thái nƣớc ngọt dọc sông, hệ sinh thái nƣớc lợ, và hệ sinh thái nƣớc mặn ven
biển. Đầm có tính đa dạng sinh học rất cao. Trong một năm đầm bị ảnh hƣởng bởi
hai mùa, mùa mƣa chịu ảnh hƣởng của nƣớc ngọt theo lũ từ sông đổ về, mùa khô
đầm chịu ảnh hƣởng của nƣớc mặn do thủy triều xâm nhập sâu vào hồ.
Nằm trong phạm vi của Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang, những năm qua
tình trạng khai thác tài nguyên, lấn chiếm lòng đầm để phát triển kinh tế kết hợp với
sự thay đổi chế độ thủy văn dòng chảy qua chƣơng trình thoát lũ biển Tây, các tác
động từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi tôm công nghiệp từ các vùng lân cận,
khai thác thủy sản trong lòng đầm đã làm suy thoái hệ sinh thái và môi trƣờng đầm
Đông Hồ.
Sự phát triển kinh tế - xã hội là một xu hƣớng tất yếu, tuy nhiên quá trình phát
triển tạo ra nhiều áp lực và tác động đến môi trƣờng và nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
nên đƣợc giải quyết dựa trên quan điểm “phát triển bền vững”, trong quá trình phát
triển phải quan tâm đến bảo tồn, đồng thời cũng phải đánh đổi một phần tài nguyên

thiên nhiên để phục vụ cho phát triển. Đối với một khu vực đặc biệt là đầm Đông
Hồ - Hà Tiên, bảo tồn đa dạng sinh học và môi trƣờng của đầm là nhiệm vụ quan
trọng. Thực hiện tốt công tác bảo tồn là cơ sở cho cộng đồng dân cƣ phát triển đời
sống và thu nhập. Ngƣợc lại, việc nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân sẽ
giúp cho công tác bảo tồn hiệu quả hơn.
Vì vậy, học viên tiến hành nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, môi trƣờng và tài
nguyên thiên nhiên của đầm Đông Hồ - Hà Tiên, cũng nhƣ các giá trị lịch sử văn
1


hóa và vai trò của đầm trong Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang. Luận văn sẽ đƣa ra
cái nhìn tổng quan về đầm Đông Hồ và hiện trạng tài nguyên, môi trƣờng của đầm,
từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm mục tiêu bảo tồn và phát triển bền
vững đầm Đông Hồ.
 Cấu trúc luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng I. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chƣơng II. Mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

2


Chƣơng 1 – TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1. Trên thế giới
Tháng 6 năm 1972, Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Con ngƣời và Môi trƣờng
đƣợc tổ chức tại Stockhom (Thụy Điển) đƣợc đánh giá là hành động đầu tiên đánh
dấu nỗ lực chung của toàn nhân loại nhằm giải quyết các vấn đề về môi trƣờng. Hội
nghị đã thông qua bản tuyên bố về nguyên tắc và kế hoạch hành động chống ô
nhiễm môi trƣờng. Chƣơng trình Môi trƣờng của Liên Hợp Quốc đƣợc thành lập.

Năm 1984, Ủy ban Môi trƣờng và Phát triển Thế giới (World Commission on
Environment and Development - WCED), nay còn đƣợc biết đến với tên Ủy ban
Brundtland đƣợc thành lập, với nhiều cống hiến giá trị cho sự phát triển bền vững.
Năm 1987, WCED xuất bản báo cáo "Tƣơng lai của chúng ta" (còn gọi là Báo
cáo Brundtland), lần đầu tiên công bố chính thức thuật ngữ "phát triển bền vững",
đƣa ra định nghĩa cũng nhƣ một cái nhìn mới về cách hoạch định các chiến lƣợc
phát triển lâu dài.
Năm 1992, Hội nghị về Môi trƣờng và Phát triển của Liên Hợp Quốc (còn gọi
là Hội nghị thƣợng đỉnh về Trái Đất) đƣợc tổ chức tại Rio de Janeiro, Brasil. Các
đại biểu tham gia Hội nghị đã thống nhất những nguyên tắc cơ bản và phát động
Chƣơng trình Nghị sự 21 (Agenda 21) - chƣơng trình hành động vì sự phát triển bền
vững. Hội nghị cũng đƣa ra Tuyên ngôn Rio về môi trƣờng và phát triển và một số
văn kiện nhƣ hiệp định về sự đa dạng sinh học, bộ khung của hiệp định về sự biến
đổi khí hậu, tuyên bố về nguyên tắc quản lý, bảo tồn rừng...
Năm 2002, Hội nghị thƣợng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững nhóm họp tại
Johannesburg, Nam Phi để tổng kết việc thực hiện Tuyên ngôn Rio và Chƣơng trình
Nghị sự 21, tiếp tục tiến hành với một số mục tiêu ƣu tiên. Những mục tiêu này
gồm xóa nghèo đói, phát triển những sản phẩm thân thiện với môi trƣờng nhằm thay
thế các sản phẩm gây ô nhiễm, bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Những năm qua các quốc gia trên thế giới đã và đang đẩy mạnh nghiên cứu và
thực hành bảo tồn đa dạng sinh học theo mục tiêu thiên niên kỷ 2001-2016 (mô
hình bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững ở các khu Dự trữ Sinh quyển Thế
3


giới MAB/UNESCO), bảo vệ các vùng đất ngập nƣớc quan trọng theo Công ƣớc
RAMSAR về các vùng đất ngập nƣớc có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt nhƣ là nơi
cƣ trú của loài chim nƣớc.
1.2. Tại Việt Nam
a. Tình hình nghiên cứu chung về bảo tồn và phát triển tài nguyên và môi trường

Việt Nam đang trở thành nƣớc tham gia tích cực Công ƣớc RAMSAR và mục
tiêu thiên niên kỷ 2001-2016 nói trên. Một số dự án tiêu biểu: Mô hình học tập và
thực nghiệm bảo tồn và phát triển bền vững Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà,
xóa đói nghèo và bảo tồn đa dạng sinh học Vƣờn quốc gia Biduop Núi Bà Lâm
Đồng...
Việt Nam đã tham gia Chƣơng trình Bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền
vững đất ngập nƣớc sông Mêkông - là một chƣơng trình có sự tham gia của bốn
quốc gia thuộc vùng hạ lƣu sông Mêkông: Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam
– dƣới sự quản lý của Chƣơng trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức
Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) và có sự cộng tác của các tổ chức có liên
quan khác. Chƣơng trình cố gắng xác định những vấn đề then chốt trong việc bảo
tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên trong các vùng đất ngập nƣớc sông
Mêkông. Mục tiêu của chƣơng trình là nâng cao năng lực của các tổ chức và ngƣời
dân để phát triển sinh kế bền vững và quản lý một cách khôn khéo nguồn tài nguyên
đa dạng sinh học của đất ngập nƣớc.
b. Tình hình nghiên cứu về Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang và đầm Đông Hồ
Tại khu vực nghiên cứu đã có một số nội dung nghiên cứu về đặc điểm và vai
trò của đầm Đông Hồ, định hƣớng phát triển bền vững đầm:
-

Chiến lƣợc phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, định

hƣớng đến năm 2030 do Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đề xuất năm 2012.
-

Hội thảo khoa học Phát triển du lịch sinh thái Đông Hồ (2004), Hội thảo Định

hƣớng quy hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam (2011) đƣợc tổ
chức bởi UBND thị xã Hà Tiên.
-


Dự án Bảo tồn và phát triển khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang giai đoạn

2008 - 2016 do CHLB Đức - Australia và Chính phủ Việt Nam hợp tác thực hiện.
4


-

Đề tài "Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch gắn với bảo tồn đa

dạng sinh học tại Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang" do Viện Môi trƣờng và phát
triển bền vững chủ trì, bắt đầu tháng 10 năm 2015. Tuy nhiên đề tài này chƣa có
công trình nào đƣợc công bố chính thức.
2. Điều kiện tự nhiên đầm Đông Hồ
2.1. Vị trí địa lý
Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang đƣợc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận năm 2006 có diện tích 1.118.105 ha,
do UBND tỉnh Kiên Giang quản lý, nhằm thúc đẩy bảo tồn các khu rừng nhiệt đới,
núi đá vôi, rừng trên núi đá vôi, đầm lầy, rừng tràm, rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn
san hô, vùng đất ngập nƣớc ven biển và đồng cỏ ngập nƣớc theo mùa [28].

Hình 1.1. Sơ đồ Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang [28]

Quan điểm về quản lý Khu Dự trữ sinh quyển hiện nay là: phải phát triển tốt mới
có điều kiện để bảo tồn và phải phát huy tốt giá trị của bảo tồn để phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm hài hòa các chức năng của Khu Dự trữ sinh quyển, gồm:
-

Chức năng bảo tồn: bảo tồn đa dạng hệ sinh thái, đa dạng cảnh quan và đa dạng


loài, đa dạng nguồn gen…
-

Chức năng phát triển: Thúc đẩy phát triển kinh tế trên cơ sở bền vững về môi
5


trƣờng và văn hoá.
-

Chức năng trợ giúp (chức năng hậu cần): Khu Dự trữ sinh quyển là “Phòng thí

nghiệm sống trong thiên nhiên” là nơi tiến hành các hoạt động nghiên cứu, giáo
dục, đào tạo và giám sát các hệ sinh thái, đem lại lợi ích cho cộng đồng cƣ dân địa
phƣơng, quốc gia và quốc tế [30].
Cấu trúc của Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang có 3 vùng:
-

Vùng lõi, diện tích 36.936 ha đƣợc thiết lập có tính chất lâu dài nhằm bảo tồn

cảnh quan, hệ sinh thái và đa dạng loài, giống… Ở vùng lõi ít có hoạt động khai
thác của con ngƣời, ngoại trừ các hoạt động khai thác truyền thống của cộng đồng
cƣ dân sống tại đó và có thể có các hoạt động giải trí bền vững.
-

Vùng đệm 172.578 ha là vùng tiếp giáp với vùng lõi, các hoạt động ở đây đƣợc

quản lý nhằm không làm tác hại đến việc bảo tồn vùng lõi. Các hoạt động sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp và nghề cá vẫn diễn ra, nhƣng cần quy hoạch phát triển

một cách bền vững.
-

Vùng chuyển tiếp 978.591 ha là nơi các hoạt động kinh tế diễn ra nhằm phát

triển xã hội theo những điều kiện tự nhiên của khu vực [28].

Hình 1.2. Vị trí địa lý đầm Đông Hồ - Hà Tiên [17]

6


Đông Hồ là một đầm nƣớc cửa sông ven biển nằm trong phạm vi của Khu Dự
trữ sinh quyển Kiên Giang với chiều dài theo hƣớng Bắc - Nam khoảng 4,6 km và
hƣớng Đông - Tây khoảng 3,5 km, nằm ở phía Đông Bắc thị xã Hà Tiên, giáp giới
với Campuchia. Về hành chính, đầm Đông Hồ thuộc phƣờng Đông Hồ của thị xã
Hà Tiên. Đầm có diện tích 1.384,66 ha, trong đó có 963,36 ha mặt nƣớc, 370,2 ha
dừa nƣớc, 35,54 ha trồng đƣớc, cây tạp và 15,56 ha diện tích vƣờn tạp [35].

Hình 1.3. Khu vực quy hoạch bảo tồn và phát triển tổng hợp đầm Đông Hồ - Hà Tiên [17]

7


Ranh giới của đầm là:


Phía Nam giáp núi Tô Châu, phƣờng Tô Châu, xã Thuận Yên, thị xã Hà Tiên, và
cuối cùng thông qua cửa Trần Hầu ra biển Tây Nam (vịnh Thuận Yên trong vịnh
Thái Lan).




Phía Tây giáp phƣờng Đông Hồ, trung tâm thị xã Hà Tiên, kênh Mƣơng Đào và
Rạch Ụ.



Phía Tây Bắc giáp tỉnh Kampot, Campuchia.



Phía Bắc giáp xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành.



Phía Đông Bắc giáp kênh Quốc Phòng, xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành.



Phía Đông giáp kênh Hà Giang, xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành.



Phía Đông Nam giáp xã Thuận Yên, thị xã Hà Tiên [39].
Đầm Đông Hồ đƣợc sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau: nuôi trồng, khai

thác thủy sản, dịch vụ – du lịch, cung cấp nƣớc, thoát lũ, bảo tồn cảnh quan thiên
nhiên và đa dạng sinh học.
2.2. Vùng phụ cận của đầm

-

Phía Bắc đầm là sông Giang Thành. Sông bắt nguồn từ hai tỉnh Kampot và

Kirivong của Campuchia, đổ sang Việt Nam. Sông Giang Thành cũng là hạ lƣu của
kênh thoát lũ Vĩnh Tế từ Châu Đốc (An Giang) dẫn nƣớc từ sông Hậu dọc biên giới
Việt Nam - Campuchia về, mùa lũ hàm lƣợng phù sa trong nƣớc rất cao. Sông
Giang Thành chảy vào đầm Đông Hồ có diện tích mặt nƣớc lớn, tốc độ dòng chảy
giảm gây ra hiện tƣợng bồi lắng phù sa.
-

Phía Đông đầm là các ruộng lúa của cƣ dân xã Phú Mỹ. Ở khu vực này ngƣời

dân cũng tiến hành nuôi tôm công nghiệp, nƣớc thải từ hoạt động nuôi tôm chảy vào
đầm ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc đầm.
-

Phía Đông Nam đầm có kênh Rạch Giá – Hà Tiên, là một kênh chính của các

nhánh thoát lũ cho Tứ giác Long Xuyên. Tuy chiều rộng không lớn (khoảng 60m),
song cao trình đáy kênh tới -4,13m và dòng chảy rất mạnh cuốn theo lƣợng phù sa
đáng kể đổ vào đầm.
-

Phía Nam đầm giáp phƣờng Tô Châu, là nơi dân cƣ đông đúc, lƣợng rác thải

phát sinh hàng ngày sẽ có tác động nhất định đến đầm.
8



-

Phía Tây đầm giáp phƣờng Đông Hồ, trung tâm thị xã Hà Tiên. Ở khu vực này

có bãi rác lộ thiên của thị xã Hà Tiên, nƣớc rỉ rác chảy vào đầm là một trong những
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng. Ngoài ra, chợ hải sản ở cảng Hà Tiên là
nguồn phát tán mùi hôi, tanh đến môi trƣờng không khí của đầm.
-

Phía Tây Bắc đầm giáp tỉnh Kampot, Campuchia. Khu vực này chủ yếu là canh

tác nông nghiệp.
2.3. Đặc điểm địa hình
Theo Công ƣớc Ramsar, đất ngập nƣớc là những vùng đầm lầy, sình lầy, vùng
than bùn hoặc vùng nƣớc dù là tự nhiên hay nhân tạo, thƣờng xuyên hay tạm thời,
với nƣớc đọng hay nƣớc chảy, nƣớc ngọt, nƣớc lợ hay nƣớc mặn, bao gồm cả các
vùng nƣớc biển có độ sâu không quá 6 mét khi thuỷ triều thấp [4].
Đất ngập nƣớc đƣợc phân thành đất ngập nƣớc ven biển và đất ngập nƣớc nội
địa. Đất ngập nƣớc ven biển là vùng ngập nƣớc mặn, nƣớc lợ ven biển, ven đảo có
độ sâu không quá 6 mét khi thuỷ triều thấp gồm: Vùng nuôi trồng thuỷ sản; Bãi cát,
sỏi, cuội; Ruộng muối; Bãi bùn, lầy ngập triều; Đầm phá; Cửa sông; Đồng bằng ven
biển, ven sông có ảnh hƣởng của thuỷ triều; Rừng ngập mặn; Thảm thực vật; Quần
thể san hô.
Đất ngập nƣớc nội địa là vùng ngập nƣớc ngọt, nƣớc phèn gồm: Vùng đất lúa
nƣớc, cây ngập nƣớc khác; Sông, suối, kênh rạch, mƣơng, mặt nƣớc chuyên dùng,
thác nƣớc; hồ, ao; đầm; rừng tràm; bãi bùn, lầy; hang, động ngầm [2].
Đầm phá tự nhiên là loại hình thuỷ vực rất đặc sắc của vùng triều ven biển. Theo
định nghĩa của Từ điển Bách khoa của Liên xô cũ (1980), đầm phá là một phần của
biển, đƣợc tách ra khỏi biển nhờ một dạng tích tụ nhƣ đê cát, rạn san hô chắn ở phía
ngoài và ăn thông với biển qua một hoặc nhiều cửa. Dƣới góc độ loại hình học, đầm

phá có đặc tính của hồ chứa nƣớc ven bờ. Tuy nhiên, giống nhƣ vùng cửa sông, do
đặc tính pha trộn giữa khối nƣớc ngọt và nƣớc mặn nên khu hệ thuỷ sinh vật đầm
phá rất phong phú, bao gồm các loài nƣớc ngọt, nƣớc lợ và nƣớc mặn. Cấu trúc
quần xã sinh vật đầm phá thay đổi theo mùa rõ rệt. Cũng là loại hình hồ chứa nhƣng
đầm phá thƣờng nông nên hệ sinh vật đáy rất phát triển.

9


Đầm phá ven biển đƣợc hình thành ở những vùng bờ có động lực mạnh, đặc biệt
là động lực sóng, với các dòng bồi tích dọc bờ, thủy triều và sóng gây nên hiện
tƣợng dịch chuyển vật chất trong khu vực, trong quan hệ tƣơng tác giữa lục địa và
biển. Về hình thái chung, đầm phá thƣờng có dạng một thủy vực kéo dài dọc bờ,
ngăn cách với biển bởi hệ cồn cát kéo dài, một mặt thu nhận lƣợng nƣớc sông từ
phía lục địa đổ vào qua các cửa sông, mặt khác thông với khối nƣớc biển qua một
hay nhiều cửa về phía biển.
Về mặt hình thái địa chất, đầm Đông Hồ là “đầm phá” của một lạch triều thoát
nƣớc ra biển Tây, mùa mƣa nguồn nƣớc trong đầm đƣợc ngọt hoá dƣới ảnh hƣởng
của sông Giang Thành và các kênh đào bao quanh, mùa khô mực nƣớc hạ thấp và
chịu ảnh hƣởng mạnh hơn của lƣợng nƣớc mặn từ biển đổ vào [17].
Đông Hồ là nơi trũng nhất ở phía Tây Bắc của Tứ giác Long Xuyên thông ra vịnh
Thái Lan tại vũng Thuận Yên qua cửa Tô Châu. Đầm là nơi tập trung phù sa do sông
Giang Thành đổ vào, và từ xói mòn và rửa trôi trong khu vực.
Dòng chảy biển khi triều lên và khi triều xuống đi vào cửa Tô Châu, tƣơng tác
với dòng chảy sông Giang Thành đã tạo nên địa mạo lòng đầm từ bao đời nay.
Đông Hồ là nơi diễn ra sự giao thoa và cân bằng giữa hai quá trình sông và biển.
Những thay đổi về phía biển cũng nhƣ từ các sông, rạch sẽ có tác động đến thế cân
bằng động này và chắc chắn sẽ làm cho Đông Hồ thay đổi [33].
Địa hình đầm Đông Hồ có dạng lòng chảo chứa phù sa, có nơi rất dày lên đến
1,3 – 1,5m. Đầm chịu tác động của chế độ thủy văn tự nhiên từ dòng chảy của sông

Giang Thành, kênh Rạch Giá – Hà Tiên và chế độ nhật triều của thủy triều biển
Tây, tạo nên các khu vực có các luồng lạch và vùng bồi lắng khác nhau [35].
Bảng 1.1. Đặc điểm địa hình khu vực đầm Đông Hồ [35]
TT

Khu vực

Rộng (m)

Sâu (m)

Ghi chú

01
02
03
04
05
06

Cửa sông Giang Thành
Kênh Rạch Giá – Hà Tiên
Rạch qua ấp Cừ Đứt
Cửa đầm thoát ra biển tại Cầu Nổi
Khu vực lòng hồ phía Đông
Khu vực lòng hồ phía Tây

250
60
70

250

6–7
4–7
4–7
6–7
0,5 – 0,7
0,9 – 1,1

< 600 ha
> 600 ha

10


TT

Khu vực

Rộng (m)

07
08
09
10
11

Khu vực tự nhiên phía Đông Bắc
Khu dân cƣ 2 bên ấp Cừ Đứt
Khu vực dân cƣ phía Đông Nam

Khu vực dân cƣ phía Tây Nam
Cồn nổi khu vực phía Tây Nam

30 - 50

Sâu (m)

Ghi chú

0,3 – (+0,3)
+(0,4 - 0,7)
+1,15
+(1,13 – 1,45)
0,2 – (+0,5)

< 200 ha
Mặt đƣờng
Mặt đƣờng
13 ha

Một nét hình thái đặc biệt của đầm Đông Hồ là sự xuất hiện hai cồn nổi kéo dài
dạng tuyến hình thành từ xa xƣa, tạo nên khu dân cƣ tập trung của ấp Cừ Đứt (nay
đƣợc gọi là khu phố V – phƣờng Đông Hồ). Chúng chia cắt đầm thành hai phần
Đông, Tây rõ rệt, giữa hai cồn này là một lạch nƣớc lớn, độ sâu từ -6m đến -7m so
với mực triều thấp, cũng kéo dài dạng tuyến từ cửa sông Giang Thành đến cửa đầm
[17].
2.4. Đặc điểm khí hậu
Khu vực Đông Hồ có khí hậu đặc trƣng của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Khí hậu
ở đây tƣơng tự nhƣ đồng bằng sông Cửu Long, nhƣng mùa mƣa xảy ra hơi sớm hơn
và kết thúc muộn hơn, do đó ẩm ƣớt hơn.

Nhiệt độ luôn ấm áp. Nhiệt độ trung bình năm là 27,40C, cao nhất trong tháng 4
(290C) và thấp nhất vào tháng 1 (25,60C), độ ẩm trung bình 82%. Có hai mùa rõ rệt:
mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Lƣợng mƣa
trung bình hàng năm là 2.089 mm. Trong mùa mƣa, gió thƣờng thổi từ phía Tây và
Tây Nam, nhƣng chuyển sang phía Bắc và Đông Bắc vào mùa khô [39].
2.5. Chế độ thủy văn, hải văn
Đông Hồ là một đầm nƣớc cửa sông đƣợc hình thành tại vị trí sông Giang
Thành chảy vào vùng biển Tây Nam (vịnh Thái Lan) giữa núi Ngũ Hổ (phía Tây)
và núi Tô Châu (phía Nam) tại cửa Trần Hầu [39].
Chế độ thủy văn, hải văn của một đầm nƣớc cửa sông phụ thuộc vào khả năng
trao đổi nƣớc giữa đầm và biển, vào cân bằng nƣớc diễn ra trong đầm giữa khối
nƣớc sông và khối nƣớc biển, liên quan tới vị trí độ lớn của cửa mở đầm phá ra biển
và các cửa sông đổ vào đầm. Chế độ thủy văn, hải văn đầm Đông Hồ chủ yếu chịu
ảnh hƣởng của các yếu tố: chế độ thủy triều biển Tây, chế độ mƣa, ảnh hƣởng của
sông, rạch.
11


-

Chế độ thủy triều biển Tây
Vùng biển ven bờ đầm Đông Hồ chịu ảnh hƣởng chủ yếu bởi thủy triều biển

Tây Nam. Đây là vùng biển có chế độ nhật triều, biên độ thấp so với các vùng biển
khác trong nƣớc. Biên độ triều lúc triều cƣờng trung bình đạt 1,1m, lúc triều thấp
trung bình đạt 0,5m, khoảng biến thiên trung bình của biên độ từ 0,5 – 1,1m, nhƣng
khi vào nội đồng do ảnh hƣởng của nƣớc từ sông, rạch và khoảng cách truyền triều
nên biên độ giảm dần.
-


Chế độ mưa
Đầm Đông Hồ có lƣợng nƣớc ngọt lớn vào mùa mƣa (từ tháng 5 đến tháng 10)

và nƣớc lợ vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Dòng chảy lớn nhất
(75%) xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11, từ tháng 1 đến tháng 4 dòng chảy nhỏ hơn
nhiều. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 2.089 mm. Lƣợng phù sa lớn (độ dày lớp
bồi tích đáy đầm từ 1,3 đến 1,5 m), đổ vào đầm chủ yếu từ sông Giang Thành.
-

Ảnh hưởng từ sông, rạch
Chế độ thủy văn của đầ m Đông Hồ chịu ảnh hƣởng trực tiếp của lƣu lƣợng và

chất lƣợng nƣớc của các sông, rạch. Đặc biệt trong mùa lũ, từ tháng 7 đến tháng 12
dòng chảy chịu tác động từ các sông, rạch, hầu nhƣ không có dòng chảy ngƣợc. Các
sông, kênh lớn trong khu vực nhƣ sông Giang Thành, kênh Rạch Giá - Hà Tiên…
trực tiếp hay gián tiếp đều nối với sông Hậu, nên nguồn nƣớc bị chi phối bởi nguồn
nƣớc từ sông Hậu [7].
Sông Hậu cùng với sông Tiền là hai nhánh ở phía hạ lƣu của sông Mêkông,
chảy ra Biển Đông. Chế độ dòng chảy sông Mêkông chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa
lũ từ tháng 6 đến tháng 12 với lƣợng dòng chảy chiếm 90% tổng lƣợng dòng chảy
năm và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 5. Tháng 3 và tháng 4 là hai tháng có dòng
chảy cạn nhất.
2.6. Đa dạng sinh học và các hệ sinh thái chính
Đầm Đông Hồ là một hệ sinh thái đất ngập nƣớc đặc biệt, đƣợc bao bọc bởi các
hệ sinh thái trên cạn và một mặt tiếp giáp với biển. Sự giao thoa giữa nƣớc mặn từ
biển chảy vào hòa với nƣớc ngọt từ sông Giang Thành cùng các kênh khác nhƣ
kênh Rạch Giá – Hà Tiên, kênh Vĩnh Tế, Rạch Két, Rạch Láng, Mƣơng Đào, Rạch
12



Ụ tạo ra môi trƣờng lý tƣởng cho nhiều sinh vật sinh sống. Hệ sinh thái rừng ngập
mặn trong đầm là nơi cƣ trú và môi trƣờng sinh sản của nhiều loài sinh vật nhƣ tôm,
cá, góp phần quan trọng cho việc duy trì tính đa dạng sinh học vùng ven biển Hà
Tiên cũng nhƣ đảm bảo ổn định nguồn lợi thủy sản cho khu vực đầm Đông Hồ và
vùng ven biển lân cận.
Khu hệ sinh vật đầm Đông Hồ có mức độ đa dạng sinh học khá cao. Đầm nằm
trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, lƣợng mƣa cao, có 2 mùa mƣa, nắng rõ
rệt; mùa mƣa trùng với mùa lũ, mùa nắng cũng là mùa khô hạn, đây là điều kiện để
thủy vực giàu dinh dƣỡng với nguồn thức ăn khá phong phú cho sinh vật phát triển.
Đầm cũng có sự nối thông giữa biển và sông; vào mùa nắng hạn đầm tiếp nhận
nƣớc mặn từ biển Tây Nam, thời kỳ này nƣớc biển chiếm lĩnh lòng đầm; vào mùa
mƣa lũ những khối nƣớc ngọt từ sông Giang Thành và vùng Tứ giác Long Xuyên
mang theo lƣợng phù sa lớn chảy vào đầm và chi phối toàn bộ chất lƣợng nƣớc
trong đầm; tạo ra sự giao thoa cho khu hệ sinh vật ở đây, do đó vào mùa mƣa vẫn
thấy sự có mặt của những loài có nguồn gốc biển; hoặc trong mùa khô vẫn có loài
nguồn gốc nƣớc ngọt sinh sống, ngoài ra còn có sự hiện diện của các loài nƣớc lợ.
Các yếu tố trên đã tác động đến môi trƣờng và hệ sinh thái của đầm; qua kết quả
của các nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt tƣơng đối lớn về thành phần loài, chỉ số
đa dạng sinh vật trong hai mùa mƣa nắng. Điều này phản ánh điều kiện sinh thái
của đầm kém ổn định và mang tính chuyển tiếp rõ rệt [12].
Trong một không gian hẹp, gần 5 km theo chiều Bắc – Nam, phân bố thực vật
của đầm chủ yếu gồm 3 dạng thực vật thuộc 3 hệ sinh thái khác nhau (1) vùng Bắc
Đông Hồ tiếp giáp với sông Giang Thành chịu ảnh hƣởng mặn ít, đƣợc cung cấp
nƣớc ngọt thƣờng xuyên của sông tự nhiên nên mang đặc tính hệ sinh thái nƣớc
ngọt nhiều hơn (2) vùng Trung Đông Hồ mang đặc tính hệ sinh thái nƣớc lợ, thực
vật phân bố chủ yếu là cây nƣớc lợ (3) vùng Nam Đông Hồ tiếp giáp với vùng biển
Tây Nam nên hệ sinh thái mang tính ngập mặn nhiều hơn. Ranh giới của 3 hệ sinh
thái này không rõ rệt và chịu ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng.
Đầm chịu ảnh hƣởng của 2 mùa rõ rệt, mùa khô khi cƣờng triều nƣớc biển xâm
nhập sâu vào nội địa thì toàn đầm đều bị nhiễm mặn, vào mùa mƣa nƣớc lũ đổ về

13


các sông rạch và chảy vào đầm nên toàn đầm chịu ảnh hƣởng ngọt, trừ vùng tiếp
giáp với biển chịu ảnh hƣởng lợ [19].
Rừng ngập mặn tập trung ở phía Đông Bắc của đầm với diện tích gần 400ha.
Thực vật rừng ngập mặn đầm Đông Hồ rất đa dạng, từ những cây rừng thích nghi
với độ mặn cao nhƣ mắm, đƣớc đến loài cây thích nghi với độ mặn trung bình nhƣ
dừa nƣớc và độ mặn thấp nhƣ cây bần chua [31]. Trong đó, dừa nƣớc chiếm diện
tích lớn nhất 327,1 ha, nhƣng chất lƣợng rừng thuộc loại trung bình vì đã bị cƣ dân
khai thác, lấn chiếm.
Bảng 1.2. Diện tích dừa nƣớc trong hệ sinh thái ngập nƣớc đầm Đông Hồ [29]
TT

Khu vực

Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Kênh Mƣơng Đào

8,5

2,6

2 Sông Giang Thành

30,0

9,2


181,2

55,4

61,2

18,7

7,2

2,2

39,0

11,9

327,1

100

3 Rạch Két
4 Khu phố V - phƣờng Đông Hồ
5 Kênh Rạch Giá – Hà Tiên
6 Phƣờng Tô Châu
Tổng cộng

Bảng 1.3a: Hệ thực vật đa dạng đầm Đông Hồ [34]
TT

01

02
03
04
05
06
07
08

TÊN KHOA HỌC
TÊN VIỆT NAM
Các loài ngập mặn chủ yếu (True mangrove species)
Acanthaceae
Họ Ô rô
Acanthus ebracteatus Vahl.
Ô rô trắng
Acanthus ilicifolius L.
Ô rô
Aizoaceae
Họ Rau đắng đất
Sesuvium portulacastrum L.
Sam biển
Arecaceae
Họ Cau dừa
Nypa fruticans Wurmb.
Dừa nƣớc, Dừa lá
Phoenix paludosa Roxb.
Chà là biển
Avicenniaceae
Họ Mắm
Avicennia alba Bl.

Mắm trắng
Avicennia officinalis L.
Mắm đen
Avicennia marina Vierh. Var. Rumphiana Bakhuiz Mắm quăn

14


TT
09
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29

30
31
32

TÊN KHOA HỌC

TÊN VIỆT NAM
Bignoniaceae
Họ Đinh
Dolichandrone spathacea (L. f.) K. Schum.
Quao nƣớc
Combretaceae
Họ Bàng
Lumnitzera littorea (Jack) Voigt
Cóc đỏ
Lumnitzera racemosa Willd.
Cóc vàng, Cóc trắng
Euphorbiaceae
Họ Ba mảnh vỏ
Excoecaria agallocha L.
Giá
Meliaceae
Họ Xoan
Xylocarpus granatum Koen.
Xu ổi
Xylocarpus moluccensis (Lam.) Roem.
Xu sung
Myrsinaceae
Họ Đơn nem
Aegyceras corniculatum (L.) Blanco


Aegyceras floridum R. & Sch.

Pteridaceae
Họ ráng
Acrostichum aureum L.
Ráng đại
Rhizophoraceae
Họ Đƣớc
Bruguiera cylindrica (L.) Blume
Vẹt trụ, Vẹt khang
Bruguiera gymnorrhiza (L.) Lamk.
Vẹt dù, Vẹt rễ lồi
Bruguiera parviflora (Roxb.) W. & Arn. ex Griff. Vẹt tách
Bruguiera sexangula (Lour.) Poir. in Lamk.
Vẹt đen
Ceriops decandra (Griff.) Ding Hou
Dà quánh, Dà đen
Ceriops tagal (Perr) C.B. Rob.
Dà vôi, Dà đỏ
Kandelia candel (L.) Druce
Trang
Rhizophora apiculata Bl.
Đƣớc đôi
Rhizophora mucronata Poir. in Lamk.
Đƣng, Đƣớc xanh
Rhizophora stylosa Griff.
Đƣớc chằng, Đƣớc vòi
Rubiaceae
Họ Cà phê

Scyphiphora hydrophyllacea Gaertn. f.
Côi
Sonneraticeae
Họ Bần
Sonneratia alba Bl. J. E. Smith
Bần trắng
Sonneratia caseolaris (L.) Engler.
Bần chua
Sonneratia ovata Bak.
Bần ổi
Sterculiaceae
Họ Trâm
Heritiera littoralis Dryand
Cui biển
Một số loài tham gia rừng ngập mặn (Mangrove associate species)
Annonaceae
Họ Na

15


TT
TÊN KHOA HỌC
33 Annona glabra L.
Asclepiadaceae
34 Finlaysonia obovata Wall.
35 Gymnanthera nitida R. Br.
Asteraceae
36 Pluchea indica (L.) Lees.
37 Wedelia biflora (L.) DC.

Caesalpiniaceae
38 Intsia bijuga (Colebr.) O. Ktze
Convolvulaceae
39 Ipomoea pes-caprae (L.) Sw. subsp. brasiliense
(L.) Ooststr.
Fabaceae
40 Canavalia cathartica Du Petit-Thouars
41 Derris trifoliata Lour.
Flagellariaceae
42 Flagellaria indica L.
Malvaceae
43 Hibiscus tiliaceus L.
44 Thespesia populnea (L.) Soland. ex. Correa
Rubiaceae
45 Psychotria serpens L.
Salvadoraceae
46 Azima sarmentosa (Bl.) Benth. & Hook.
Verbenaceae
47 Clerodendrum inerme (L.) Gaertn.
48 Premna serratifolia L.

TÊN VIỆT NAM
Bình bát
Họ Thiên lý
Dây mủ
Lỏa hùng, Thiên lý dại
Họ Cúc
Lức, Cúc tần
Sơn cúc hai hoa
Họ Vang

Gõ biển, Gõ nƣớc
Họ Bìm bìm
Muống biển
Họ Đậu
Đậu cộ biển
Cóc kèn
Họ Mây nƣớc
Mây nƣớc
Họ Bông
Tra bụp
Tra lâm vồ
Họ Cà phê
Lìm kìm
Họ Gai me
Chùm lé
Họ Cỏ roi ngựa
Ngọc nữ biển
Cách, Vọng cách

Khu hệ cá đầm Đông Hồ rất phong phú và đa dạng, có nguồn gốc từ 2 luồng: cá
nƣớc mặn di cƣ vào đầm từ biển Tây Nam trong giai đoạn mùa khô và cá nƣớc ngọt
từ sông Mêkông trong mùa mƣa. Ở cửa ra đầm Đông Hồ và các cửa kênh thoát lũ
có các nhóm cá nƣớc mặn, ngọt tùy thuộc sự thay đổi độ mặn theo mùa trong năm.
Khu hệ thủy sản có 96 loài cá thuộc 50 họ, trong đó có 3 loài cá số lƣợng nhiều là
loài cá trác vây đuôi dài chiếm 17,5%, loài cá tía (cá đổng tía) chiếm 12% và loài cá
tráo mắt to chiếm 9,2%, cho phép khai thác với sản lƣợng cao quanh năm [22].

16



Bảng 1.3b: Hệ động vật đa dạng đầm Đông Hồ [34]
TT
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

TÊN KHOA HỌC
Squillidae
Squilla mantis (oratoria)
Portindae
Scylla serrata
Penaeidae
Penaeus indicus
Penaeus merguiensis

Penaeus monodon
Xiphosura
Limulus polyphemus
Acetes sinensis
Ostreidae
Ostrea rivularis
Arcacea
Arca granosa
Corbiculidae
Cyrena sumatrensis
Veneridae
Meretrix lyrata (Sowerby)
Portamididae
Cerithidea cingulata Gmelin
Octopodidae
Octopus sp
Englaulidae
Coilia macrognathus Bleeker
Plotosidae
Plotosus anguillaris (Bloch)
Schilbeidae
Pangasius polyuranodon Bleeker
Mugilidae
Mugil cephalus Linnaeus
Centropomidae
Lates calcarifer (Bloch)
Serranidae
Epinephelus arcolatus (Forskal)

TÊN VIỆT NAM

Tôm tích, Tôm bọ ngựa
Cua biển
Họ Tôm he
Tôm bạc thẻ đỏ đuôi
Tôm bạc thẻ
Tôm sú
Bộ Đuôi kiếm
Đuôi kiếm, Sam biển
Tôm moi, Ruốc
Hàu cửa sông, Hàu
Sò huyết
Vọp
Họ Ngao
Nghêu
Ốc leng, Ốc mút
Họ Bạch tuộc
Mực tua
Họ Cá trỏng
Cá mề gà, Cá mồng gà
Họ Cá ngát
Cá ngát
Họ Cá tra
Cá dứa
Họ Cá đối
Cá đối mục
Họ Cá sơ biển
Cá chẽm
Họ Cá mú
Cá mú chấm


17


TT

TÊN KHOA HỌC

Periophthalmidae
20 Periophthalmus schlosseri (Pallas)
Apocrypteidae
21 Boleophthalmus boddarti (Pallas)
Varanidae
22 Varanus salvator (Laurenti, 1786)
Boidae
23 Python molurus (Linnaeus, 1758)
24 Python reticulatus (Schneider, 1801)
Elapidae
25 Bungarus fasciatus (Schneider, 1801)
26 Naja naja (Linnaeus, 1758)
Viperidae
29 Trimeresurus popeorum Smith, 1937
Pelcanidae
30 Pelecanus philippensis (Gmelin)
Ardeidae
31 Ardea cinerea (Gould)
32 Egretta garzetta (Linnaeus)
33 Nycticorax nycticorax (Linnaeus)
Ciconiidae
34 Leptoptilos javanica
35 Mycteria leucocephala

Anatidae
36 Dendrocygna javanica (Horsfield)
Rallidae
37 Amaurornis phoenicurus
Columbidae
38 Streptopelia chinensis (Temminck)
Cuculidae
39 Centropus sinensis (Hume)
Mustelidae
40 Lutra lutra (Linnaeus, 1758)

TÊN VIỆT NAM
Họ Cá thòi lòi
Cá thòi lòi
Họ Cá bống kèo
Cá bống sao
Họ Kỳ đà
Kỳ đà nƣớc
Họ Trăn
Trăn đất, Trăn mốc
Trăn gấm
Họ Rắn hổ
Rắn cạp nong
Rắn hổ mang
Họ Rắn lục
Rắn lục xanh
Họ Bồ nông
Bồ nông chân xám
Họ Diệc
Diệc xám

Cò trắng, Cò cá
Vạc
Họ Hạc
Già đẫy
Giang sen
Họ Vịt
Le nâu, Le le
Họ Gà nƣớc
Quốc
Họ Bồ câu
Cu gáy, cu cƣờm, cu đất
Họ Cu cu
Bìm bịp lớn
Họ Chồn
Rái cá thƣờng

Ở khu vực đầm Đông Hồ đã phát hiện 142 loài thực vật phù du Phytoplankton
giàu về thành phần loài và sinh khối, làm thức ăn cho những loài thủy sản và động

18


×