Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Các sự kiện Giáo dục -Đào tạo Việt Nam, 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CÁC SỰ KIỆN NỔI BẬT
CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM 2009
1. Bộ Chính trị ra Thông báo số 242-TB/TW về tiếp tục thực hiện Nghị
quyết Trung ương 2 (khoá VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo
đến năm 2020.
Ngày 15 tháng 4 năm 2009, Bộ Chính trị ra Thông báo số 242-TB/TW về
tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII), phương hướng phát triển
giáo dục và đào tạo đến năm 2020, trong đó đã khẳng định: Sau 12 năm triển khai
thực hiện Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước
ta có bước chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả quan trọng, về cơ bản đã
thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết. Tuy nhiên so với yêu
cầu của Nghị quyết và yêu cầu phát triển của đất nước, vẫn còn một số nội dung
chưa đạt được. Vì vậy, đồng thời với việc chỉ đạo ngành giáo dục cần sớm khắc
phục những tồn tại, hạn chế yếu kém; Bộ Chính trị cũng đã chỉ rõ bảy nhiệm vụ,
giải pháp để phát triển giáo dục đến năm 2020. Cũng trong Kết luận này, Bộ Chính
trị giao Ban cán sự Đảng Chính phủ xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục giai
đoạn 2011-2020 và hoàn chỉnh Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục, trình Quốc
hội xem xét, quyết định.
Đây là những định hướng chỉ đạo rất quan trọng để giáo dục Việt Nam có
thể hội nhập quốc tế vào năm 2020 khi nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp.
Thực hiện Thông báo số 242-TB/TW, ngày 25 tháng 6 năm 2009, Ban Cán
sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Nghị quyết Thực hiện Kết luận của Bộ
Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII, phương
hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020; Đồng thời chỉ đạo các sở giáo
dục và đào tạo, các đại học, trường đại học, học viện, trường cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp khẩn trương, nghiêm túc tổ chức phổ biến, quán triệt và xây dựng
chương trình hành động thực hiện Thông báo số 242-TB/TW của Bộ Chính trị.
2. Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương, định hướng đổi mới
một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo.
Tại kỳ họp thứ 5, Chính phủ đã trình Quốc hội Đề án đổi mới cơ chế tài


chính giáo dục giai đoạn 2009-2014. Mục tiêu tổng quát của Đề án quan trọng
này là: (1) Xây dựng cơ chế tài chính mới cho giáo dục, nhằm huy động ngày
càng tăng và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của nhà nước và xã hội để nâng cao
chất lượng và tăng quy mô giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực sự coi phát triển giáo dục là quốc
sách hàng đầu; (2) Xây dựng hệ thống các chính sách để tiến tới mọi người ai
cũng được học hành với nền giáo dục có chất lượng ngày càng cao. Đây là một
đề án được đánh giá là có tính minh bạch, nhân văn, công bằng và hiệu quả.
Ngày 19 tháng 6 năm 2009, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã thông qua Nghị
quyết số 35/2009/QH12 về chủ trương định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính
trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015, với
83,37% số phiếu tán thành. Thực hiện Nghị quyết 35/2009/QH12 của Quốc hội,
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1310/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8
năm 2009 về việc điều chỉnh khung học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và
giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân năm học 2009-2010.
Đây là cơ sở rất quan trọng, làm căn cứ cho các trường xây dựng khung học phí
mới, tạo thêm nguồn lực cho các trường để nâng cao chất lượng đào tạo.
Đồng thời, ngày 03 tháng 12 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký
Quyết định ban hành Kế hoạch xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thực
hiện Nghị quyết số 35/2009/QH12 của Quốc hội. Như vậy, một số chủ trương
2
định hướng đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục sẽ được thực hiện đúng lộ
trình, bắt đầu từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015.
3. Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo
dục.
Ngày 8 tháng 10 năm 2009, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XII, Chính
phủ trình Quốc hội Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
Nội dung sửa đổi, bổ sung đã tập trung giải quyết một số vấn đề bức xúc
hiện nay như: (1) Quy định việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi,
tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư có hiệu quả và nâng cao chất

lượng giáo dục mầm non nói chung và trẻ em 5 tuổi nói riêng, đặc biệt ở vùng
miền núi và các vùng kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn; (2) Bổ sung một số
quy định chặt chẽ hơn về việc biên soạn chương trình giáo dục phổ thông và
sách giáo khoa; (3) Xác định trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở giáo dục
đại học và giáo dục nghề nghiệp phải bảo đảm có đủ giáo trình giảng dạy, học
tập; (4) Bổ sung các quy định về yêu cầu công khai tiêu chuẩn chất lượng giáo
dục, kiểm định chất lượng giáo dục và xác định rõ nội dung quản lý nhà nước về
kiểm định chất lượng giáo dục; (5) Tách bạch hơn điều kiện thành lập nhà
trường và điều kiện cho phép hoạt động giáo dục; (6) Nâng cao chất lượng tổ
chức và hoạt động giáo dục, tạo hành lang pháp lý cần thiết nhằm đẩy mạnh đổi
mới quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục; (7) Thực hiện phụ cấp thâm niên
cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Ngày 25 tháng 11 năm 2009, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Giáo dục. Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.
3
4. Tổ chức thành công Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 39-
CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu
nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến.
Ngày 18 tháng 12 năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị
tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 39-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới,
đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân
điển hình tiên tiến, Hội nghị đã khẳng định, trong 5 năm qua (2004-2009) công
tác thi đua trong toàn ngành đã có sự chuyển biến về chất, công tác phổ biến,
nhân điển hình tiến có bước tiến bộ vượt bậc. Ngành giáo dục là ngành đầu tiên
thực hiện nói không với bệnh thành tích thông qua việc triển khai cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động
“Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; cuộc
vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Ngành đã huy động được 2 Bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá Thể

thao và Du lịch), 3 đoàn thể (Trung ương Đoàn Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội khuyến học Việt Nam), 3 cấp
(trung ương, địa phương và cơ sở) cùng tham gia, từ đó đã tạo được cơ chế xã
hội bền vững trong việc giải quyết vấn đề học sinh bỏ học, đổi mới phương pháp
dạy học, phát huy tính chủ động, tích cực, sự sáng tạo của học sinh trong học tập
và các hoạt động xã hội, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, tăng
cường giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống, nhờ đó, đã khơi dậy và phát huy
mạnh mẽ sức sáng tạo trong dạy và học của giáo viên và học sinh, tạo động lực
để đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên, sinh viên, học sinh trong ngành
thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng,Nhà nước và nhân dân giao cho.
4
5. Đánh giá kết quả năm đầu tiên triển khai phong trào thi đua “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Sự kiện quan trọng này được tổ chức trọng thể vào ngày 22 tháng 8 năm
2009 tại một trong 5 di tích lịch sử văn hoá mà Bộ Giáo dục và Đào tạo hỗ trợ
tôn tạo bảo vệ, đó là Đền thờ nhà giáo Chu Văn An (trong quần thể di tích núi
Phượng Hoàng, huyện Chí Linh, Hải Dương) với sự tham dự của đại diện 5 Bộ,
ngành phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch,
Trung ương Đoàn Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ
nữ Việt Nam, Hội khuyến học Việt Nam và những đơn vị, cá nhân tiêu biểu
trong thực hiện phong trào có ý nghĩa này.
Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
ngay từ khi triển khai đã được sự đồng tình, hưởng ứng của toàn ngành và toàn
xã hội, vì vậy đã tạo nên những chuyển biến rõ nét về quang cảnh trường lớp
xanh, sạch, đẹp, an toàn thân thiện, về môi trường giáo dục nhân văn, về chất
lượng dạy và học, về giáo dục kỹ năng sống, về gìn giữ và phát huy truyền
thống lịch sử văn hoá dân tộc. Kết quả sau một năm triển khai thực hiện đã có
40.637 trường học tham gia phong trào, trong đó có 5.506 trường được chọn chỉ
đạo điểm ở các địa phương; các cấp học đã trồng được hơn 2 triệu cây xanh các
loại; các trường đã nhận chăm sóc 2.846 bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình

thương binh liệt sĩ và 13.060 di tích lịch sử, văn hoá; sửa chữa hoặc xây mới
36.985 nhà vệ sinh (đạt tỷ lệ 91% trong tổng số các trường học), trong đó có
28.944 nhà vệ sinh đạt chuẩn (đạt tỷ lệ 77%). Các trò chơi dân gian, các bài hát,
điệu múa truyền thống được đua vào trong chương trình ngoại khoá ở các nhà
trường. Các nội dung hoạt động của phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” ngày càng được nâng cao hơn về chất, đặc biệt là
việc phối hợp để thực hiện 3 đủ: “đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở” cho mỗi học sinh,
nhờ đó tỷ lệ học sinh bỏ học đã giảm đáng kể. Việc tổ chức Lễ khai giảng với cả
5

×