Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả khâu mua hàng trong chuỗi cung ứng sản xuất tivi tại công ty TNHH panasonic việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 173 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

CAO ĐỖ VƯƠNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHÂU MUA HÀNG TRONG
CHUỖI CUNG ỨNG SẢN XUẤT TIVI TẠI CÔNG TY TNHH
PANASONIC AVC VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

CAO ĐỖ VƯƠNG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHÂU MUA HÀNG TRONG CHUỖI
CUNG ỨNG SẢN XUẤT TIVI TẠI CÔNG TY TNHH PANASONIC AVC
VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế (hướng ứng dụng)
Mã số:8340121

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG THU

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Cao Đỗ Vương học viên cao học khóa 27 trường Đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan những nội dung và số liệu trong đề tài nghiên
cứu: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả khâu mua hàng trong chuỗi cung ứng sản
xuất tivi tại Công ty TNHH Panasonic Việt Nam” là quá trình tích lũy nghiên cứu
và học tập của chính bản thân. Các kết luận từ kết quả nghiên cứu trong luận văn là
hoàn toàn trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất cứ hình
thức nào. Trong quá trình tiến hành học viên có tham khảo các tài liệu liên quan nhằm
khẳng định thêm sự tin cậy và cấp thiết của đề tài. Việc tham khảo các nguồn tài liệu
đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng
Tác giả luận văn

Cao Đỗ Vương

năm 2019


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT
ABSTRACT
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài ----------------------------------------------------------------------------------- 1
2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------------3

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: ----------------------------------------------------------------------- 4
4. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài -------------------------------------------------------- 5

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG
TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM ------------------------------------------- 6
1.1. Sơ lược về Công ty Panasonic Việt Nam ------------------------------------------------------------- 6
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn Panasonic trên toàn cầu ---------------- . 6
1.1.2. Quá trình phát triển và triết lý kinh doanh cơ bản của Panasonic toàn cầu - Việt Nam - 7
1.1.2.1. Quá trình phát triển của Panasonic toàn cầu – Việt Nam ----------------------------- 8
1.1.2.2. Triết lý kinh doanh -------------------------------------------------------------------------- 9
1.1.3. Giới thiệu nhóm các công ty Panasonic Việt Nam ------------------------------------------ 15
1.1.4. Sản phẩm của công ty -------------------------------------------------------------------------- 20
1.1.5. Hệ thống khách hàng --------------------------------------------------------------------------- 22
1.1.6. Đối thủ cạnh tranh ------------------------------------------------------------------------------ 23
1.1.7. Hệ thống kênh phân phối của công ty -------------------------------------------------------- 23
1.2. Giới thiệu về Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam ---------------------------------------- 24
1.2.1. Quá trình phát triển của Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam trong nhóm các
công ty Panasonic Việt Nam -------------------------------------------------------------------------- 24


1.2.2. Cơ cấu tổ chức ---------------------------------------------------------------------------------- 25
1.2.3. Nhiệm vụ các phòng ban của Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam ---------------- 26
1.3. Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam. -------- 30
1.3.1. Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam ---------- 30
1.3.2. Phân tích doanh thu ---------------------------------------------------------------------------- 33
1.3.3. Phân tích chi phí -------------------------------------------------------------------------------- 45
1.3.4. Phân tích lợi nhuận ----------------------------------------------------------------------------- 57
1.4. Tổng quan về chuỗi cung ứng sản xuất tivi tại Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam 60
1.4.1. Chào giá xúc tiến bán hàng -------------------------------------------------------------------- 61
1.4.2. Đặt hàng ----------------------------------------------------------------------------------------- 62

1.4.3. Lập kế hoạch sản xuất -------------------------------------------------------------------------- 62
1.4.4. Lập kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu-------------------------------------------------------- 62
1.4.5. Đặt hàng thu mua nguyên vật liệu ------------------------------------------------------------ 63
1.4.6. Nguyên vật liệu về đến kho bảo quản -------------------------------------------------------- 63
1.4.7. Tiến hành sản xuất ------------------------------------------------------------------------------ 63
1.4.8. Thành phẩm giao ra kho ----------------------------------------------------------------------- 63
1.5 Triển khai quy trình vận hành chuỗi cung ứng dựa trên những quy tắc chung của tập đoàn về
lĩnh vực sản xuất tivi ---------------------------------------------------------------------------------------- 63
1.5.1. Cung ứng và mua hàng toàn cầu dựa trên những tiêu chuẩn giá trị của Tập đoàn 63
1.5.1.1. Đánh giá nhà cung cấp và lên kế hoạch tổ chức quy trình sản xuất ----------------- 64
1.5.1.2. Hoạch định yêu cầu nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất --------------- 67
1.5.1.3. Hoạch định cho bán hàng và vận hành sau bán hàng --------------------------------- 67
1.5.2. Logistics, phân phối và vận tải ---------------------------------------------------------------- 68
1.5.2.1. Lựa chọn các phương thức vận tải và đánh giá nhà cung cấp vận chuyển --------- 68
1.5.2.2. Quản trị việc vận chuyển cung ứng nguyên vật liệu cũng như phân phối sản phẩm
đảm bảo đúng thời gian và địa điểm -------------------------------------------------------------- 69
1.5.2.3. Kiểm soát khấu hao NVL thực tồn để báo cáo thanh khoản trước và sau thông quan
--------------------------------------------------------------------------------------------------------- 69


1.5.2.4. Tính toán cân đối xuất nhập đáp ứng tiêu chuẩn xin CO cung cấp cho các thị
trường xuất khẩu------------------------------------------------------------------------------------- 70
1.5.3. Quản trị hàng tồn kho và thành phẩm -------------------------------------------------------- 70
1.5.3.1. Kiểm kê, đánh giá và hoạch định với độ chính xác cao nhất các nguyên vật liệu
phục vụ sản xuất ------------------------------------------------------------------------------------- 71
1.5.3.2. Kiểm soát, đánh giá và sắp xếp thành phẩm sẵn sàng cung cấp ra thị trường ----- 71

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN – XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY
TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM ---------------------------------------------- 73

2.1. Cơ sở lý luận về quản trị chuỗi cung ứng và quản trị mua hàng trong chuỗi cung ứng ----- 73
2.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng ------------------------------------ 73
2.1.2. Mục tiêu và vai trò của quản trị chuỗi cung ứng -------------------------------------------- 78
2.1.2.1. Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng--------------------------------------------------- 78
2.1.2.2. Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng ----------------------------------------------------- 80
2.1.3. Cấu trúc của quản trị chuỗi cung ứng ------------------------------------------------------- 82
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng ---------------------------------------- 84
2.1.4.1. Ảnh hưởng về sự bất ổn của môi trường ----------------------------------------------- 84
2.1.4.2. Ảnh hưởng của công nghệ thông tin ----------------------------------------------------- 85
2.1.4.3. Ảnh hưởng của mối quan hệ trong chuỗi cung ứng------------------------------------ 86
2.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng ----------------------------------- 86
2.1.5.1. Tăng trưởng doanh số và lợi nhuận ----------------------------------------------------- 86
2.1.5.2. Tối ưu hóa việc sử dụng tài sản và kiểm soát chi phí ---------------------------------- 87
2.1.5.3. Mức độ hài lòng của khách hàng -------------------------------------------------------- 87
2.1.6. Nội dung của hoạt động quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm ------------------------------ 88
2.1.6.1. Quản trị mua hàng ------------------------------------------------------------------------- 88
2.1.6.2. Quản trị vận tải ---------------------------------------------------------------------------- 91
2.1.6.3. Quản trị sản xuất--------------------------------------------------------------------------- 91
2.1.6.4. Quản trị dự trữ ----------------------------------------------------------------------------- 92


2.1.6.5. Quản trị kho bãi ---------------------------------------------------------------------------- 93
2.1.6.6. Quản trị hoạt động phân phối ------------------------------------------------------------ 93
2.1.6.7. Quản trị thông tin trong chuỗi cung ứng ------------------------------------------------ 93
2.2. Mô hình nghiên cứu về quản trị chuỗi cung ứng -------------------------------------------------- 94
2.2.1. Kinh nghiệm quản trị chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần sữa Việt Nam – gọi tắt là
Công ty Vinamilk --------------------------------------------------------------------------------------- 94
2.2.2. Liên hệ đến chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam từ bài học
kinh nghiệm quản trị chuỗi cung ứng của Vinamilk ------------------------------------------------ 96
2.2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết ---------------------------------------------- 98

2.2.3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất -------------------------------------------------------------- 98
2.2.3.2. Các giả thuyết của mô hình --------------------------------------------------------------- 99
2.3. Phương pháp nghiên cứu -----------------------------------------------------------------------------100
2.3.1. Quy trình nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------- 100
2.3.2. Thiết kế nghiên cứu --------------------------------------------------------------------------- 100
2.3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ------------------------------------------------------------------------- 100
2.3.2.2. Nghiên cứu định lượng ------------------------------------------------------------------ 101

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHÂU MUA HÀNG TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
SẢN XUẤT TIVI TẠI CÔNG TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM - 105
3.1 Những vấn đề còn tồn tại và cần giải quyết trong vận hành chuỗi cung ứng tại Công ty
TNHH Panasonic AVC Việt Nam ----------------------------------------------------------------------- 105
3.1.1. Vai trò của hoạt động quản trị và vận hành chuỗi cung ứng đối với Công ty TNHH
Panasonic AVC Việt Nam --------------------------------------------------------------------------- 105
3.1.2. Những vấn đề cần giải quyết trong hoạt động quản trị và vận hành khâu mua hàng
trong chuỗi cung ứng của công ty PAVCV -------------------------------------------------------- 106
3.2. Kết quả nghiên cứu------------------------------------------------------------------------------------ 106
3.2.1. Kết quả nghiên cứu sơ bộ -------------------------------------------------------------------- 106
3.2.2. Kết quả nghiên cứu định lượng-------------------------------------------------------------- 112


3.3. Đề xuất giải pháp để nâng cao quản trị và vận hành khâu mua hàng trong chuỗi cung ứng
sản xuất tivi tại Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam giai đoạn 2019-2022 --------------- 121
3.3.1. Giải pháp 1: Rà soát nguyên vật liệu sản xuất từ đó đánh giá và lựa chọn các nhà cung
cấp trong nước kết hợp với việc gia tăng tỷ lệ nội địa trong thiết kế sản phầm -------------- 123
3.3.1.1. Mục tiêu ----------------------------------------------------------------------------------- 123
3.3.1.2. Kế hoạch ---------------------------------------------------------------------------------- 125
3.3.1.3. Chi phí------------------------------------------------------------------------------------- 128
3.3.1.4. Thời gian ---------------------------------------------------------------------------------- 129

3.3.1.5. Hiệu quả ---------------------------------------------------------------------------------- 130
3.3.2. Giải pháp 2: Tối ưu hóa chi phí Logistics trong khâu mua hàng ----------------------- 131
3.3.2.1. Mục tiêu ----------------------------------------------------------------------------------- 131
3.3.2.2. Kế hoạch ---------------------------------------------------------------------------------- 132
3.3.2.3. Chi phí------------------------------------------------------------------------------------- 135
3.3.2.4. Thời gian ---------------------------------------------------------------------------------- 136
3.3.2.5. Hiệu quả ---------------------------------------------------------------------------------- 136
3.3.3. Giải pháp 3: Chia sẻ diện tích thuê kho ngoài chứa nguyên vật liệu mua vào cùng các
công ty khác nằm trong nhóm các công ty Panasonic Việt Nam. ------------------------------- 137
3.3.3.1. Mục tiêu ----------------------------------------------------------------------------------- 137
3.3.3.2. Kế hoạch ---------------------------------------------------------------------------------- 137
3.3.3.3. Chi phí------------------------------------------------------------------------------------- 138
3.3.3.4. Thời gian ---------------------------------------------------------------------------------- 139
3.3.3.5. Hiệu quả ---------------------------------------------------------------------------------- 139

KẾT LUẬN. ------------------------------------------------------------------------------- 141
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ASEAN

Association of Southeast


Hiệp hội các quốc gia Đông

Asian Nations

Nam Á

Council of Supply Chain

Hội đồng các chuyên gia quản

Management Professionals

trị chuỗi cung ứng

CEO

Chief Executive Officer

Giám đốc điều hành

CS

Customer Satisfied

Phòng bảo hành dịch vụ khách

CSCMP

hang

CP - TPP

CO

Comprehensive and

Hiệp định Đối tác Toàn diện

Progressive Agreement for

và Tiến bộ Xuyên Thái Bình

Trans-Pacific Partnership

Dương

Certificate of Origin

Chứng nhận xuất xứ

CP

Cổ phần

CNHT

Công nghiệp hỗ trợ

ĐTGD


Điện tử gia dụng

EFA

Exploratory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khám phá

EDI

Electronic Data Interchange

Trao đổi dữ liệu điện tử

ERP

Enterprise Resource

Hoạch định tài nguyên doanh

Planning

nghiệp

EFT

Electronic Funds Transfer

Chuyển tiền điện tử


EDO

Electronic Delivery Order

Lệnh giao hàng điện tử

EVFTA

EU- Viet Nam Free Trade

Hiệp định thương mại tự do

Agreement

Việt Nam – EU


FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

FI – FO

First in – First out

Nhập trước – xuất trước

GDP


Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm nội địa

HCNS
ISM

Hành chính nhân sự
Institute for Supply

Viện quản trị chuỗi cung ứng

Management
ISM

Information Sercurity

Quản lý bảo mật thông tin

Management
ISO:27001

JIT

International Organization

Hệ Thống Quản Lý Bảo Mật

for Standardization : 27001


Thông Tin

Just-In-Time

Đúng sản phẩm - với đúng số
lượng - tại đúng nơi - vào
đúng thời điểm cần thiết

KMO

Kaiser-Meyer-Olkin

KCN
MET

Hệ số KMO
Khu công nghiệp

Mechatronic Engineering

Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

Technology
MRP

Material Requirement

Hoạch định nhu cầu nguyên


Planning

vật liệu

NVL

Nguyên vật liệu

NCU

Nhà cung ứng

PAVCV

Panasonic AVC Networks

Công ty TNHH Panasonic

Viet Nam

AVC Việt Nam


P&G

Procter & Gamble

Một tập đoàn hàng tiêu dùng
đa quốc gia của Mỹ


PVG

Panasonic Viet Nam Group

Tập đoàn Panasonic Việt Nam

PO

Purchase Order

Đơn đặt hang

PV
QA

Panasonic Việt Nam
Quality Assurance

Phòng đảm bảo chất lượng sản
phẩm

R&D

Research & Development

Nghiên cứu và Phát triển

RFID

Radio Frequency


Công nghệ nhận dạng đối

Identification

tượng bằng sóng vô tuyến

Supply Chain Management

Quản lý chuỗi cung ứng

SCM
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

VAN

Value Added Network

Mạng lưới giá trị gia tang

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

WIP


Work-in-process

Tồn kho trong sản xuất


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng biểu
Bảng 1.1: Tổng quan về doanh thu, chi phí, lợi
nhuận của doanh nghiệp giai đoạn 2014 -2018...................................................... 30
Bảng 1.2: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm tivi
giai đoạn 2014 -2018 .............................................................................................. 34
Bảng 1.3 : Bảng số liệu dự báo doanh thu trung
bình theo mùa vụ giai đoạn 2014 – 2018 ............................................................... 35
Bảng 1.4: Tình hình doanh thu theo thị trường
của Công ty PAVCV giai đoạn 2014-2018 ............................................................ 38
Bảng 1.5: Tình hình biến động của chi phí nhập
khẩu NVL của Công ty giai đoạn 2014 -2018 ...................................................... 45
Bảng 1.6: Bảng tổng hợp nguyên vật liệu đã nhập phục
vụ sản xuất của Công ty giai đoạn 2014 – 2018 .................................................... 47
Bảng 1.7: Bảng số liệu dự báo chi phí NVL trung
bình theo mùa vụ giai đoạn 2014 – 2018 ............................................................... 48
Bảng 1.8: Tổng hợp tình hình thu mua NVL theo thị
trường cung cấp của Công ty giai đoạn 2014 – 2018. ........................................... 51
Bảng 1.9: Hiệu suất sử dụng chi phí của công ty giai đoạn 2014 – 2018 .............. 57
Bảng 1.10: Tỷ suất lợi nhuận gộp của Công ty giai đoạn 2014-2018.................... 59
Bảng 3.1: Các biến đo lường “Lãnh đạo quản trị nội bộ”...................................... 107


Bảng 3.2: Các biến đo lường “Rà soát NVL”…………………………………...108
Bảng 3.3: Các biến đo lường “lựa chọn nhà cung cấp”…………………………109

Bảng 3.4: Các biến đo lường “chi phí logictics” ................................................. 110
Bảng 3.5: Các biến đo lường “thuê kho ngoài” ................................................... 111
Bảng 3.6: Thống kê mô tả thang đo về chỉ số lãnh đạo quản trị .......................... 112
Bảng 3.7: Thống kê mô tả thang đo về lựa chọn nhà cung cấp ........................... 113
Bảng 3.8: Thống kê mô tả thang đo về chi phí logictics ...................................... 114
Bảng 3.9: Thống kê mô tả thang đo về thuê kho ngoài ....................................... 115
Bảng 3.10: Thống kê mô tả thang đo về rà soát NVL ......................................... 116
Bảng 3.11: Kiểm định thang đo về “lãnh đạo quản trị nội bộ” ............................ 117
Bảng 3.12: Kiểm định thang đo về “rà soát NVL” .............................................. 118
Bảng 3.13: Kiểm định thang đo về “lựa chọn nhà cung cấp” .............................. 119
Bảng 3.14: Kiểm định thang đo về “chi phí logictics” ........................................ 120
Bảng 3.15: Kiểm định thang đo về “thuê kho ngoài” .......................................... 121


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Panasonic Việt Nam ................................ 9
Sơ đồ 1.2: Hệ thống kênh phân phối hỗn hợp của Công ty ................................... 24
Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức các phòng ban của Công ty TNHH
AVC Việt Nam ....................................................................................................... 26
Sơ đồ 1.4: Chuỗi cung ứng sản xuất tivi của PAVCV ........................................... 61
Sơ đồ 1.5: Quy trình đánh giá nhà cung cấp tại PAVCV ...................................... 65
Sơ đồ 2.1: Quy trình mua hàng .............................................................................. 77
Sơ đồ 2.2: Cấu trúc khung của quản lý chuỗi cung ứng ........................................ 82
Sơ đồ 2.3: Mô hình nghiên cứu giải pháp theo giả thuyết ..................................... 99
Sơ đồ 2.4: Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 100
Biểu đồ
Biểu đồ 1.1: Dự báo doanh thu từng quý giai đoạn 2014 – 2018 .......................... 36
Biểu đồ 1.2: Biểu đồ biểu hiện cơ cấu doanh thu theo thị trường
tiêu thụ năm 2014 ................................................................................................... 39

Biểu đồ 1.3 : Biểu đồ biểu hiện cơ cấu doanh thu theo thị trường
tiêu thụ năm 2015 ................................................................................................... 40
Biểu đồ 1.4: Biểu đồ biểu hiện cơ cấu doanh thu theo thị trường
tiêu thụ năm 2016 ................................................................................................... 41
Biểu đồ 1.5: Biểu đồ biểu hiện cơ cấu doanh thu theo thị trường
tiêu thụ năm 2017 ................................................................................................... 42
Biểu đồ 1.6: Biểu đồ biểu hiện cơ cấu doanh thu theo thị trường
tiêu thụ năm 2018 ................................................................................................... 44


Biểu đồ 1.7: Biểu đồ biểu hiện tình hình biến động của chi phí
nhập khẩu NVL giai đoạn 2014 – 2018 ................................................................. 46
Biểu đồ 1.8: Dự báo chi phí NVL từng quý giai đoạn 2014 – 2018 ...................... 49
Biểu đồ 1.9: Biểu hiện cơ cấu chi phí thu mua NVL theo từng
thị trường năm 2014 ............................................................................................... 52
Biểu đồ 1.10: Biểu hiện cơ cấu chi phí thu mua NVL theo từng
thị trường năm 2015 ............................................................................................... 53
Biểu đồ 1.11: Biểu hiện cơ cấu chi phí thu mua NVL theo từng
thi trường năm 2016 ............................................................................................... 54
Biểu đồ 1.12: Biểu hiện cơ cấu chi phí thu mua NVL theo từng
thi trường năm 2017 ............................................................................................... 55
Biểu đồ 1.13: Biểu hiện cơ cấu chi phí thu mua NVL theo từng
thi trường năm 2018 ............................................................................................... 56


GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHÂU MUA HÀNG TRONG CHUỖI
CUNG ỨNG SẢN XUẤT TIVI TẠI CÔNG TY TNHH PANASONIC AVC
VIỆT NAM
TÓM TẮT
Lý do chọn đề tài nghiên cứu: Trong khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây tại

Việt Nam, “ chuỗi cung ứng” và “ giải quyết hiệu quả khâu mua hàng trong chuỗi
cung ứng” vốn là khâu chiếm phần lớn chi phí vận hành trong cả chuỗi cung ứng trở
thành một đề tài được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, các doanh nghiệp cũng
như chính phủ dành nhiều sự quan tâm, nghiên cứu tổ chức đối thoại, trao đổi và hỗ
trợ phát triển. Mua hàng là hoạt động đầu tiên của chuỗi cung ứng nhằm tạo ra yếu tố
đầu vào một cách đầy đủ, kịp thời, đồng bộ và đúng quy cách về chủng loại, chất
lượng, phù hợp với nhu cầu của hoạt động sản xuất. Tuy nhiên để đảm bảo hoạt động
mua hàng diễn ra một cách “trơn tru” và hiệu quả mà chi phí lại tối ưu hoá thì là một
thách thức không hề nhỏ với hầu hết các khối doanh nghiệp trong nước và ngoài nước
vì thế đặt việc nâng cao hiệu quả khâu mua hàng trong chuỗi cung ứng lên hàng đầu
là yếu tố tiên quyết khi mà việc cạnh tranh trên thị trường ngày càng tăng cao nhằm
hoàn thiện một chuỗi cung ứng đủ sức tác động lớn đến việc chiếm lĩnh thị trường và
sự tín nhiệm của khách hàng, mở rộng chiến lược cạnh tranh và khả năng vươn xa
cho doanh nghiệp. Hiểu được tầm quan trọng đó trong doanh nghiệp mình đang công
tác, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả khâu mua hàng
trong chuỗi cung ứng sản xuất tivi tại Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam” với
trọng tâm tìm ra những vấn đề ảnh hưởng đến “ khâu mua hàng” một trong những
khâu cốt lõi trong chuỗi từ đó đề ra những giải pháp phù hợp để cải thiện hiệu quả
cho công ty.
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu, xác định các yếu tố tạo nên sự ảnh hưởng
và tác động đến khâu mua hàng trong chuỗi cung ứng sản xuất tivi của Công ty TNHH
Panasonic AVC Việt Nam từ những yếu tố đó đề xuất những giải pháp hợp lý nhằm


cải thiện và nâng cao tính hiệu quả khâu mua hàng một trong những khâu đang vận
hành chiếm phần lớn chi phí trong toàn chuỗi cung ứng của công ty.
Phương pháp nghiên cứu: Phân tích tình hình kinh doanh trong 5 năm tài
chính gần nhất đặc biệt là chi phí mua hàng để có cái nhìn tổng quát về thực trạng
của công ty từ đó tiến hành nghiên cứu sơ bộ xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả khâu mua hàng và nghiên cứu chính thức thông qua nghiên cứu định lượng để

kiểm định sự phù hợp của các yếu tố đó trong mô hình nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu: Dựa vào phân tích tình hình kinh doanh tác giả có thể
đưa ra những dự báo về doanh thu cũng như chi phí của công ty ngoài ra kết quả
nghiên cứu sơ bộ còn chỉ ra được 5 yếu tố đều có tác động cùng chiều với biến hiệu
quả khâu mua hàng là: lãnh đạo quản trị nội bộ; kiểm tra và rà soát nguyên vật liệu;
lựa chọn nhà cung cấp, chi phí Logistics và chi phí thuê kho ngoài từ đó làm cơ sở
thu thập dữ liệu cho việc phân tích định lượng được xử lý bằng phần mềm SPSS trước
khi đưa ra những giải pháp phù hợp với kết quả nghiên cứu.
Kết luận và hàm ý: Kết quả của nghiên cứu này không chỉ có ý nghĩa rất lớn
đến Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam nói riêng mà còn đóng góp quan trọng
trong việc nghiên cứu quản trị chuỗi cung ứng sản xuất tivi của ngành điện tử gia
dụng nói chung, từ đó góp phần kiểm soát chi phí tối ưu hóa chuỗi cung ứng tạo ra
lợi thế cạnh tranh về giá thành trong bối cảnh thị trường ngành hàng điện tử gia dụng
đang chịu sự cạnh tranh gay gắt hiện nay.
Từ khóa: chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng, khâu mua hàng, giải pháp
nâng cao hiệu quả, tối ưu hoá.


SOLUTIONS TO IMPROVE EFFICIENCY OF PURCHASING IN THE
SUPPLY CHAIN OF TELEVISION PRODUCTION AT PANASONIC AVC
NETWORKS VIET NAM CO., LTD
ABSTRACT
Reasons for writing: In recent years, "supply chain" and "effectively purchases of
supply chains" which accounts for the majority of operating costs in the entire
supply chain have become a topic be interested, research and organize dialogue and
exchange of development assistance of foreign experts, businesses as well as
governments. Purchasing is the first activity of the supply chain to create inputs in a
complete, timely, synchronized and proper manner in terms of types, quality, in
accordance with the needs of production activities. However, to ensure a “ smooth”
and efficient purchase of goods and to optimize the cost, it is a big challenge for

most businesses. Therefore, put the efficiency of purchasing in the supply chain to
the top is a prerequisite when the competition in the market is increasing to make
complete a supply chain that has a big impact on capturing market and customer
trust, expanding competitive strategy and the ability to reach out to businesses.
Understanding that importance in the business they are working, the author decided
to choose the topic "Solutions to improve purchasing efficiency in the television
production supply chain at Panasonic AVC Vietnam Co., Ltd." With purpose to find
out the issues that affect "purchasing" one of the core stages in the chain, thereby
devising appropriate solutions to improve the efficiency of the company.
Problem: Researching, identifying the factors that create influence and impact
purchasing stage in the television production supply chain of Panasonic AVC
Vietnam Co., Ltd. From these factors, propose reasonable solutions to improve and
raise the efficiency of purchasing one of the operating stages, which accounts for
most of the cost in the entire supply chain of the company.
Methods: Analyze the business situation in the last 5 financial years,
especially the purchase cost to get an overview of the current status of the company
from that conducted a preliminary research to determine the factors affecting


efficiency purchase and formal research through quantitative research to test the
suitability of those elements in the research model.
Results: Based on the analysis of the business situation, the author can make
predictions about the revenue as well as the cost of the company. In addition, the
preliminary research results also show that 5 factors have the same directional
impact with the variable “ purchasing efficiency” is: “internal management
leadership”; “inspect and review materials”; “selective suppliers”; “logistics costs”
and “outsourcing warehouse costs” from which to collect data for quantitative
analysis processed by SPSS software before giving solutions suitable to the research
results.
Conclusion: The results of this study are not only significant to Panasonic

AVC Networks Vietnam Co., Ltd. but also make an important contribution to the
research and management of the television production supply chain for electronic
appliances industry. From that, contributing to cost control, optimization of supply
chain, creating competitive advantage on price in the context the market of
electronic appliances be under competition fiercely from bussiness others.
Keywords: supply chain, supply chain management, purchasing, solutions to
improve efficiency, optimize.


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuật ngữ quản trị chuỗi cung ứng được phát triển từ đầu những năm 1980 và
đã tạo ra được nhiều sự chú ý đối với các nhà khoa học và nghiên cứu. Lý thuyết quản
trị chuỗi cung ứng sau đó được phát triển trong các lĩnh vực khác nhau như cung ứng,
logistics và vận tải, quản trị sản xuất và tác nghiệp, marketing, tổ chức và nhân sự,
quản trị thông tin và quản trị chiến lược. Vì vậy khái niệm quản trị chuỗi cung ứng
ngày càng được vận dụng vào nhiều hoạt động khác nhau trong kinh doanh. Một trong
những thiếu sót lớn nhất trong việc đào tạo kiến thức về chuỗi cung ứng tại Việt Nam
là sự thiếu cân bằng giữa đào tạo ‘bán hàng’ (Sales) và đào tạo ‘mua hàng’
(Purchasing). Giá trị và tầm vóc quan trọng của quy trình mua hàng đã được nhìn
nhận rõ ngay từ giai đoạn đầu khi khái niệm chuỗi cung ứng ra đời vào những năm
1980.
Cùng lúc với sự hình thành quá trình giao thương và trao đổi hàng hoá, nguyên
vật liệu giữa các nước với nhau. Quản trị chuỗi cung ứng ngày mà trong đó quản trị
mua hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Nếu công ty quản trị tốt chuỗi cung ứng nói chung và quản trị khâu mua hàng nói
riêng thì hiệu quả mang lại là rất lớn trong những hoạt động sản xuất và kinh doanh
hằng ngày. Vì chỉ có thể quản lý được đầu vào tốt thì doanh nghiệp mới có một đầu
ra chất lượng. Quản trị chuỗi cung ứng được xem là một trong nhiều yếu tố quyết
định gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh và thúc

đẩy doanh nghiệp phát triển. Trong sự hội nhập và phát triển nền kinh tế hiện nay,
cạnh tranh không còn đơn thuần chỉ giữa các doanh nghiệp mà diễn ra khá phổ biến
giữa các chuỗi cung ứng. Nằm trong chuỗi và là một trong những thành phần cấu tạo
nên chuỗi có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của cả chuỗi cũng chính là sự tồn tại
và phát triển của các doanh nghiệp tham gia chính là khâu mua hàng trong chuỗi cung
ứng. Và quản trị mua hàng chính vì thế cũng có ý nghĩa quan trọng đối với một doanh
nghiệp thể hiện ở chỗ phải tổ chức, chỉ đạo, kiểm soát hoạt động mua hàng sao cho
mua được hàng thường xuyên, đều đặn và kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất trên tiêu

1


chí cung cấp hàng hóa phù hợp với nhu cầu về số lượng, cơ cấu, chủng loại với chất
lượng tốt đi kèm với giá cả hợp lí. Như vậy, quản trị khâu mua hàng trong chuỗi cung
ứng được xem là rất quan trọng, nó quyết định đến sự thành bại của toàn bộ chuỗi
cung ứng cũng như hoạt động sản xuất của bất cứ doanh nghiệp nào. Hiện nay, các
doanh nghiệp đã bắt đầu có sự thay đổi trong quan niệm và đánh giá về công tác quản
trị mua hàng khi không chỉ dừng lại ở việc liên hệ với các nhà cung ứng để nhận được
đúng số lượng, chủng loại, quy cách hàng hóa, thời gian nhận hàng với chi phí giá cả
tốt nhất; mà còn yêu cầu công việc phải đạt chiều sâu về kiến thức và chuyên nghiệp
về nghiệp vụ bao gồm xác định nguồn hàng chiến lược, lập kế hoạch, lựa chọn nhà
cung cấp và xây dựng tiêu chí đánh giá nhà cung cấp, kỹ năng đàm phán, quản lý hợp
đồng Quốc Tế. Qua đó đưa quá trình mua hàng đạt tầm chiến lược, trở thành mảng
trọng yếu trong tổ chức doanh nghiệp và cần sự quản lý hiệu quả để mang lại giá trị
toàn diện cho toàn chuỗi.
Một số nghiên cứu và tài liệu quản trị chuỗi cung ứng mà trong đó đề cập đến
sự tác động của khâu mua nguyên vật liệu đầu vào đã xuất hiện ở Việt Nam gần một
thập niên qua, tuy nhiên những khái niệm này vẫn còn khá mới mẻ và trừu tượng đối
với các doanh nghiệp cũng như học giả ở Việt Nam. Thực tiễn cho thấy nhiều doanh
nghiệp sản xuất tại Việt Nam chưa nắm rõ được khâu mua hàng trong chuỗi cung ứng

quan trọng đặc biệt như thế nào trong xu thế cạnh tranh diễn ra trên toàn cầu ngày
nay. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất đều chú trọng đến việc tìm đầu ra cho sản
phẩm của mình tức là tập trung giải quyết khâu cuối cùng trong chuỗi nhưng chính
khâu đầu vào mới là yếu tố quyết định đến đầu ra của sản phẩm. Chỉ có thể quản lý
tốt về chi phí cũng như chất lượng thì mới đảm bảo được sản phẩm cuối cùng đến tay
khách hàng chất lượng tốt và cạnh tranh, từ đó nâng cao hiệu quả của chuỗi. Vì thế
với bất kỳ đơn vị nào muốn vị thế được duy trì và khả năng cạnh tranh được nâng cao
song song với việc mở rộng thị phần và cắt giảm chi phí, tạo nên thế chủ động trong
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thì buộc phải nắm vững hơn ai hết về chuỗi cung
ứng đặc biệt khâu mua hàng đóng vai trò như thế nào cũng như hiểu rõ về cách thức
quản trị chuỗi cung ứng của mình. Hiểu được tầm quan trọng của chuỗi cung ứng có

2


ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất như thế nào, đi từ lý thuyết đến thực tiễn,
tác giả quyết định chọn quản trị chuỗi cung ứng sản xuất tivi tại Công ty TNHH
Panasonic AVC Việt Nam cũng chính là công ty tác giả đang công tác làm chủ thể
nghiên cứu của mình.
Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam là công ty 100% vốn nước ngoài
đầu tiên giữ vai trò công ty chủ quản tại Việt Nam, đã đặt chân vào thị trường nước
ta từ năm 1971. Tính từ lúc hình thành dù được chia làm nhiều giai đoạn phát triển
khác nhau nhưng với hơn 50 năm qua, PAVCV đã gặt hái được không ít thành công
tại thị trường nước ta. Tuy nhiên nếu nói sản phẩm của PAVCV chiếm phần lớn trên
thị trường điện máy nói chung và thị trường tivi nói riêng tại Việt Nam là hoàn toàn
không chính xác. Điều đó có nghĩa rằng mục đích của Ban giám đốc đặt ra là chưa
đạt được bởi vì khi đứng trên cương vị điều hành duy trì hoạt động ai cũng mong
muốn sản phẩm của mình giành ưu thế về thị phần trên thị trường, thực tế cho thấy
tivi Panasonic hiện nay chưa được nhiều khách hàng ưa chuộng so với Samsung,
Sony…. Như vậy, có thể đưa ra đánh giá sơ bộ là chức năng quản trị chuỗi cung ứng

sản xuất tivi của PAVCV chưa thực sự đạt hiệu quả cao, phần lớn nguyên nhân là do
sự đánh giá của khách hàng về “độ bền” của sản phẩm không cao. Chính vì lý do này,
nhận thấy cần phải đưa ra một vài giải pháp để cải thiện hiệu quả quản trị chuỗi, đặc
biệt là cải thiện khâu mua hàng trong chuỗi cung ứng của Công ty. Vì thế tác giả
chọn nghiên cứu đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả khâu mua hàng trong chuỗi
cung ứng sản xuất tivi tại Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Khâu mua hàng trong quản trị chuỗi cung ứng sản xuất
sản phẩm tivi của Công ty.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: Vấn đề được nghiên cứu tại Công ty TNHH Panasonic
AVC Việt Nam.

3


+ Phạm vi thời gian: Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát từ tháng
3/2019 đến tháng 9/2019; dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua việc thống kê tại
công ty từ quý 1 năm 2014 đến hết quý 4 năm tài chính 2018.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
a. Mục tiêu của đề tài là dựa vào các lý luận khoa học - xã hội tìm ra cách
nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng sản xuất tivi tại Công ty TNHH Panasonic AVC
Việt Nam. Đề xuất những giải pháp mang tính hiệu cao nhằm giải quyết các vấn đề
tồn tại trong cách quản trị chuỗi cung ứng nói chung và trong quản trị mua hàng nói
riêng tại Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam phụ thuộc vào sự phân tích đánh
giá tìm ra ưu nhược điểm việc chuỗi cung ứng được quản trị như thế nào tại Công ty.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra trong luận văn: Thông qua quá trình nghiên
cứu, một số vấn đề chính đã được luận văn giải quyết như sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận như khái niệm, vai trò nội dung của chuỗi

cung ứng và quản trị khâu mua hàng trong chuỗi cung ứng; thống kê một số kinh
nghiệm về công tác quản trị chuỗi cung ứng đang áp dụng thành công tiêu biểu tại
Việt Nam để làm tiền đề cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả khâu mua
hang trong chuỗi cung ứng của công ty.
Thứ hai, dựa trên số liệu kinh doanh trong 5 năm tài chính gần nhất phân tích
đánh giá và dự báo về doanh thu cũng như chi phí mua nguyên vật liệu để sản xuất
của chuỗi cung ứng được quản trị như thế nào trong Công ty TNHH Panasonic AVC
Việt Nam, tìm ra ưu điểm và nhược điểm của vấn đề này.
Thứ ba là dựa vào kết quả phân tích, tiến hành nghiên cứu sơ bộ tìm ra các yếu
tố tác động đến khâu mua hàng trong chuỗi sau đó tiến hành nghiên cứu định lượng
để kiểm định sự phù hợp của các yếu tố đó trong mô hình nghiên cứu.
Thứ tư là từ kết quả của nghiên cứu định lượng ở trên kết hợp với việc phân
tích hiệu quả kinh doanh, dựa trên các điểm mạnh và những vấn đề còn tồn tại, kết
hợp với các phương hướng của ban lãnh đạo đề ra trong tương lai, dựa trên kinh
nghiệm của thành công đã thống kê ở trên, luận văn sẽ đề xuất các biện pháp nâng
cao hiệu quả quản trị mua hàng trong chuỗi cung ứng sản xuất sản phẩm của công ty.

4


4. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Những phân tích đánh giá và nhận xét trong đề tài này có ý nghĩa thiết thực về
lý luận và thực tiễn trong công tác quản trị và vận hành chuỗi cung ứng. Về mặt lý
luận nó góp phần làm cơ sở nghiên cứu tham khảo về chuỗi cung ứng và cho việc
quản trị khâu mua hàng trong chuỗi cung ứng sản phẩm; làm tài liệu tham khảo cho
việc lập luận trong giảng dạy, học tập về khoa học liên quan tới chuỗi cung ứng sản
phẩm - nhất là ngành điện tử gia dụng một ngành công nghiệp chủ lực mà chính phủ
dành nhiều sự quan tâm và hỗ trợ cơ chế cho các doanh nghiệp với mục tiêu làm động
lực cho xuất khẩu tạo ra sự cân bằng trong cán cân thương mại.
Về mặt thực tiễn, đề tài này giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung

và Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam nói riêng hiểu rõ và đúc kết được nhiều
bài học kinh nghiệm, đồng thời vận dụng những giải pháp nêu ra để cải thiện với mục
tiêu chuỗi cung ứng phải được quản trị với hiệu quả nâng cao và đặc biệt là với riêng
sản phẩm tivi.
Ngoài các mục như lời cảm ơn, cam đoan, bảng biểu, mục lục… thì luận văn
có cấu trúc chính gồm các phần như sau:
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG
TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN – XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH
PANASONIC AVC VIỆT NAM
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI
PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHÂU MUA HÀNG TRONG CHUỖI
CUNG ỨNG SẢN XUẤT TIVI TẠI CÔNG TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT
NAM.
KẾT LUẬN

5


CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG
TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM
1.1. Sơ lược về Công ty Panasonic Việt Nam
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn Panasonic trên toàn
cầu.
Vị chủ tịch đầu tiên là Konosuke Matshushita thành lập Tập đoàn Panasonic
vào tháng 3 năm 1918. Tập đoàn chỉ là công xưởng chế tạo và bán phích cắm điện,
chui đèn 2 bóng (duplex lamp sockets) lúc mới khởi đầu . Nhà máy đầu tiên được xây
dựng và hoạt động chỉ với 3 công nhân vào năm 1920. Năm 1923, công xưởng này

sản xuất một chiếc đèn xe đạp hình viên đạn có thể hoạt động suốt 40 giờ mà không
cần sạc. Năm 1926, sản phẩm đầu tiên đưa ra thị trường dưới nhãn hiệu National là
đèn pin với pha đèn hình vuông. Và công ty đã bắt đầu gia tăng mức sản xuất với quy
mô lớn các sản phẩm ngành điện gia dụng vào năm 1927. Khoảng năm 1931 đến
1933, chiếc radio đầu tiên được bắt đầu sản xuất và song song với việc phát triển các
loại động cơ điện với 200 loại sản phẩm khác nhau, số lượng công nhân lên tới 1.000
người. Đến năm 1935 Công xưởng Matsushita trở thành Công ty công nghiệp điện
khí Matsushita. Các sản phẩm của công ty ở điểm này thời đã mang thương hiệu
Matsushita.
Khi Thế chiến thứ 2 bùng nổ, tất cả công xưởng, thiết bị, công nhân của Công
ty bị quân đội trưng dụng. Sau rất nhiều sự cố gắng không mệt mỏi của Lãnh đạo và
tập thể công nhân, đến năm 1951 sau chiến tranh công ty đã dần hồi phục và bắt đầu
kế hoạch xúc tiến kinh doanh được mở rộng sang Mỹ. Năm 1959, để hiện thực hoá
điều đấy là việc văn phòng kinh doanh đầu tiên Công ty Matshushita được thành lập
tại Mỹ. Công ty đã chế tạo thành công và cho giới thiệu ra công chúng chiếc tivi đen
trắng đầu tiên của nhật bản từ năm 1952. Không chỉ dừng lại ở đó, giai đoạn từ năm
1951-1954, thành lập các công ty tài chính và bán hàng. Năm 1953, phòng nghiên
cứu trung tâm được cho ra đời . Năm 1956, nhiều nhà máy sản xuất ra những dòng
sản phẩm khác nhau đã được công ty xây dựng và thời điểm này các sản phẩm của

6


×