Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa có sử dụng dịch vụ kế toán thuê ngoài trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

BÙI THỊ KIỀU

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT
LƢỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CÓ SỬ DỤNG
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUÊ NGOÀI TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh-Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

BÙI THỊ KIỀU

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT
LƢỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CÓ SỬ DỤNG
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUÊ NGOÀI TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kế Toán
Mã số

: 8340301


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. BÙI VĂN DƢƠNG
TP. Hồ Chí Minh-Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài luận văn thạc sĩ với đề tài “Các nhân tố ảnh hƣởng đến
chất lƣợng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa có sử dụng dịch vụ
kế toán thuê ngoài trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu
khoa học độc lập của riêng tôi theo sự hƣớng dẫn của PGS.TS Bùi Văn Dƣơng. Các
số liệu và kết quả nêu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chƣa
từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tp.Hồ Chí Minh, Ngày 27 tháng 11 năm 2019
Ngƣời cam đoan

Bùi Thị Kiều


TÓM TẮT
Trong nền kinh tế thị trƣờng phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ nhƣ hiện
nay, xu hƣớng các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng dịch vụ kế toán nhằm thực
hiện các chức năng kế toán nói chung cũng nhƣ lập và trình bày báo cáo tài chính
nói riêng là rất phổ biến. Đối tƣợng sử dụng thông tin BCTC của các DNNVV chủ
yếu là chủ sở hữu và các tổ chức tín dụng hay nhà cung cấp và đặc biệt là cơ quan
thuế trong quản lý nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, từ đó, một báo cáo tài chính
chất lƣợng là vô cùng cần thiết đối với các đối tƣợng này trong việc đƣa ra các
quyết định kinh tế của mình.
Bằng phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp, trong đó nghiên cứu định tính đƣợc

kết hợp với nghiên cứu định lƣợng, luận văn xác định đƣợc các nhân tố tác động
đến chất lƣợng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng dịch vụ
kế toán tại thành phố Hồ Chí Minh. Các nhân tố này gồm: thời gian thuê ngoài dịch
vụ kế toán, quy mô công ty, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, dòng tiền từ hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính, tuổi công ty. Trong đó, quy mô
công ty có mức độ tác động lớn nhất và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản có mức độ
tác động thấp nhất. Cuối cùng, tác giả đề xuất các hàm ý thực tiễn quản lý liên quan
đến từng nhân tố nhằm nâng cao chất lƣợng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa có sử dụng dịch vụ kế toán.
Luận văn cũng trình bày những hạn chế trong quá trình nghiên cứu, kết quả
nghiên cứu, từ đó mở ra hƣớng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài nghiên cứu về chất
lƣợng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa có sử dụng dịch vụ kế
toán.


ABSTRACT
In today's fast-growing and strong market economy, the trend of small and
medium-sized businesses using accounting services to perform general accounting
functions as well as preparing and presenting financial statements In particular, it is
very common. The main users of the financial statements of SMEs are owners and
credit institutions or suppliers, and especially the tax authorities, in managing tax
obligations of enterprises. It is quality that is essential for these actors to make their
economic decisions.
Using a mixed research method, in which qualitative research is combined
with quantitative research, the thesis identifies the factors affecting the quality of
financial statements of small and medium-sized enterprises using accounting
services in Ho Chi Minh City. These factors include: the time outsourced
accounting services, firm size, profitability ratio of total assets, cash flow from
operating activities of enterprises, financial leverage, company age. In particular,
the size of the company with the largest level of impact and the lowest rate of return

on total assets. Finally, the author proposes recommendations related to each factor
to improve the quality of financial statements of small and medium-sized
enterprises that use accounting services.
The thesis also presents limitations in the research process and research
results, thereby opening the next research direction for the research topic on the
quality of financial statements of small and medium-sized enterprises using
accounting services.


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................2
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................2
2.2. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................3
5. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................... 3
6. Kết cấu đề tài ......................................................................................................4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ....................................6
1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài .............................................................................6
1.1.1 Nghiên cứu về đo lƣờng CLBCTC doanh nghiệp .....................................6
1.1.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến CLBCTC doanh nghiệp ................................ 7

1.1.3 Các nghiên cứu về sử dụng dịch vụ thuê ngoài kế toán ảnh hƣởng đến
CLBCTC doanh nghiệp ......................................................................................9
1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc ............................................................................10
1.2.1 Nghiên cứu về đo lƣờng CLBCTC doanh nghiệp ...................................10
1.2.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến CLBCTC doanh nghiệp .............................. 11
1.2.3 Các nghiên cứu về sử dụng dịch vụ thuê ngoài kế toán ảnh hƣởng đến
CLBCTC doanh nghiệp ....................................................................................12
1.3 Nhận xét các nghiên cứu trƣớc và xác định khe hổng nghiên cứu .................13


KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .....................................................................................16
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................................................................17
2.1 Cơ sở lý thuyết về doanh nghiệp nhỏ và vừa..................................................17
2.1.1 Về doanh nghiệp nhỏ và vừa ...................................................................17
2.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa................................................17
2.1.1.2 Đặc điểm hoạt động và quản lý của DNNVV ở Việt Nam ..............18
2.1.1.3 Các khó khăn và thách thức đối với DNNVV ở Việt Nam hiện nay
......................................................................................................................19
2.1.2 Cơ sở lý thuyết về CLBCTC của doanh nghiệp ......................................20
2.1.2.1 BCTC của doanh nghiệp ..................................................................20
2.1.2.2 CLBCTC của doanh nghiệp ............................................................. 20
2.1.3 Thuê ngoài DVKT của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................ 22
2.2 Các lý thuyết nền liên quan.............................................................................23
2.2.1 Lý thuyết trao đổi xã hội .........................................................................23
2.2.2 Lý thuyết mối quan hệ (Relationship Theory) ........................................24
2.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến CLBCTC của các doanh nghiệp có sử dụng
DVKT ...................................................................................................................25
2.3.1 Thời gian thuê ngoài DVKT của doanh nghiệp ......................................25
2.3.2 Quy mô doanh nghiệp .............................................................................26
2.3.3 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản.............................................................. 27

2.3.4 Dòng tiền của doanh nghiệp ....................................................................27
2.3.5 Đòn bẩy tài chính.....................................................................................28
2.3.6 Tuổi công ty ............................................................................................. 28
2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất ...........................................................................29
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .....................................................................................31
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................32
3.1 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................32
3.1.1 Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................32
3.1.2 Quy trình nghiên cứu ...............................................................................33


3.2. Thiết lập mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến CLBCTC của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa có sử dụng DVKT thuê ngoài ............................... 34
3.2.1. Mô hình nghiên cứu chính thức .............................................................. 34
3.2.2 Các biến trong mô hình và giả thuyết nghiên cứu ...................................37
3.2.2.1 Thời gian thuê ngoài DVKT của doanh nghiệp ............................... 37
3.2.2.2 Quy mô doanh nghiệp ......................................................................38
3.2.2.3 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ......................................................38
3.2.2.4 Dòng tiền từ HĐKD của doanh nghiệp ............................................39
3.2.2.5 Đòn bẩy tài chính .............................................................................39
3.2.2.6 Tuổi công ty .....................................................................................40
3.3 Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................41
3.3.1 Mô tả dữ liệu nghiên cứu và thu thập thông tin ......................................41
3.3.2 Mô hình hồi quy ......................................................................................41
3.3.3 Đo lƣờng biến trong mô hình ..................................................................42
3.3.3.1 Đo lƣờng biến phụ thuộc ..................................................................42
3.3.3.2 Đo lƣờng biến độc lập ......................................................................44
3.3.4 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ................................................................ 44
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .....................................................................................47
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................48

4.1 Phân tích thống kê mô tả.................................................................................48
4.1.1 Mô tả các biến trong mô hình ..................................................................48
4.1.2 Thống kê mô tả chung về chỉ số CLBCTC .............................................48
4.2 Phân tích hồi qui, kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu ....................48
4.2.1 Phân tích tƣơng quan giữa các biến .........................................................48
4.2.2 Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội .............49
4.2.3 Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính bội .....................50
4.2.4 Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy ..........................51
4.2.5 Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội .............................................52
4.2.6 Kiểm định giả định phƣơng sai của sai số (phần dƣ) không đổi .............52


4.2.7 Kiểm tra giả định các phần dƣ có phân phối chuẩn ................................ 53
4.2.8 Kiểm tra giả định không có mối tƣơng quan giữa các biến độc lập (Hiện
tƣợng đa cộng tuyến) ........................................................................................56
4.2.9 Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố ảnh hƣởng đến CLBCTC của
các DNNVV sử dụng thuê ngoài kế toán tại TP.HCM ....................................56
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 .....................................................................................60
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý THỰC TIỄN QUẢN LÝ .............................. 61
5.1 Kết luận ...........................................................................................................61
5.2 Hàm ý thực tiễn quản lý.....................................................................................62
5.2.1 Đối với các công ty sử dụng DVKT thuê ngoài trên địa bàn TP.HCM ..62
5.2.1.1 Quy mô của doanh nghiệp................................................................ 62
5.2.1.2 Đòn bẩy tài chính .............................................................................62
5.2.1.3 Tuổi công ty .....................................................................................63
5.2.1.4 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ......................................................63
5.2.1.5 Dòng tiền HĐKD của doanh nghiệp ................................................64
5.2.1.6 Thời gian thuê ngoài DVKT ............................................................ 65
5.2.2 Đối với các công ty cung cấp DVKT thuê ngoài trên địa bàn TP.HCM.65
5.2.2.1 Trình độ nhân viên kế toán............................................................... 65

5.2.2.2 Hoàn thiện công tác quản lý, kiểm soát chất lƣợng dịch vụ cung cấp
......................................................................................................................66
5.3 Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ........................................67
KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 .....................................................................................68
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCTC: Báo cáo tài chính
CEO: Giám đốc điều hành
CLBCTC: Chất lƣợng báo cáo tài chính
CLLN: Chất lƣợng lợi nhuận
DN: Doanh nghiệp
DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DVKT: Dịch vụ kế toán
FASB: Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ
HĐKD: Hoạt động kinh doanh
HĐQT: Hội đồng quản trị
IASB: Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính quốc tế.
PPNC: phƣơng pháp nghiên cứu
QSH: Quyền sở hữu
QTLN: Quản trị lợi nhuận
TGĐ: Tổng giám đốc
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TP.HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh
TTKT: Thông tin kế toán



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................30
Hình 3.1: Lƣu đồ thiết kế nghiên cứu .......................................................................34
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức ................................................................ 37
Hình 4.1 Biểu đồ phân tán giữa các giá trị dự đoán và phần dƣ từ hồi quy .............53
Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dƣ – đã chuẩn hóa .............................................54
Hình 4.3 Đồ thị Histogram của phần dƣ – đã chuẩn hóa ..........................................55


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát chuyên gia .....................................................................36
Bảng 3.2: Các giả thuyết nghiên cứu và kỳ vọng ảnh hƣởng của các nhân tố đến
CLBCTC ...................................................................................................................40
Bảng 3.3: Đo lƣờng biến độc lập trong mô hình .......................................................44
Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả chỉ số CLBCTC ...................................................48
Bảng 4.2 Ma trận tƣơng quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập ...................49
Bảng 4.3 Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính bội .................50
Bảng 4.4 Bảng phân tích ANOVA ............................................................................51
Bảng 4.5 Bảng kết quả hồi quy .................................................................................52
Bảng 4.6: Kiểm định về tự tƣơng quan phần dƣ .......................................................55
Bảng 4.7 Bảng so sánh kết quả mô hình và kỳ vọng ................................................57
Bảng 5.1: Mức độ tác động của các nhân tố đến biến phụ thuộc.............................. 61


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
DNNVV là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong cộng đồng

doanh nghiệp Việt Nam (Số liệu thống kê năm 2018). Theo đó, loại hình doanh
nghiệp này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, góp phần tăng thu nhập
cho ngƣời lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho xóa đói giảm nghèo và
đầu tƣ phát triển. Các nghiên cứu cho thấy, các DNNVV có những điểm khác biệt
so với các doanh nghiệp lớn, đặc biệt liên quan đến các loại nguồn lực, lãnh đạo, cơ
cấu tổ chức, thị trƣờng và mức độ linh hoạt (Banham Heather C., 2010).
Đối tƣợng sử dụng thông tin kế toán nói chung và thông tin BCTC của các
DNNVV tập trung chủ yếu vào chủ sở hữu và các tổ chức tín dụng hay nhà cung
cấp và đặc biệt là cơ quan thuế trong quản lý nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc đầu tƣ vào trang thiết bị, nguồn nhân lực cho công tác kế
toán ở nhiều DNNVV còn nhiều hạn chế nên nhiệm vụ kế toán ở các doanh nghiệp
này thƣờng đƣợc thuê từ một nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài (Everaert, Sarens, và
Rommel, 2007; Niemi Kinnunen, Ojala , & Troberg, 2012; Ojala, Niskanen, Collis
& Pajunen, 2014). Điều này có nghĩa trách nhiệm lập và trình bày BCTC đƣợc
chuyển sang cho các công ty bên ngoài. Các bài nghiên cứu đã cho thấy việc thuê
DVKT từ bên ngoài có hiệu quả hơn so với việc sử dụng kế toán của doanh nghiệp
(Barrar, wood, Jones, & Vedovato, 2002).
Theo tìm hiểu của tác giả, đến nay chƣa có nghiên cứu nào tại Việt Nam
đƣợc thực hiện nhằm xác định và đo lƣờng sự tác động của các nhân tố đến
CLBCTC của các DNNVV đƣợc lập bởi các công ty DVKT. Do vậy, tác giả lựa
chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng báo cáo tài chính của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa có sử dụng dịch vụ kế toán thuê ngoài trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh” để nghiên cứu. Trong nghiên cứu này tác giả lấy bối cảnh doanh
nghiệp nhỏ và vừa có sử dụng DVKT thuê ngoài để lập và cung cấp BCTC tại
TP.HCM để nghiên cứu, các doanh nghiệp đƣợc điều tra đƣợc xem là thành phần
rất quan trọng của nền kinh tế không chỉ ở TP.HCM và cả ở Việt Nam, từ đó cung


2


cấp một môi trƣờng để khám phá CLBCTC của các công ty sử dụng DVKT thuê
ngoài trong lập BCTC, qua đó xác định cũng nhƣ đo lƣờng sự tác động của các
nhân tố đến CLBCTC của các doanh nghiệp nhỏ và vừa có sử dụng DVKT thuê
ngoài trên địa bàn TP.HCM.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến CLBCTC của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa có sử dụng DVKT thuê ngoài trên địa bàn TP.HCM.
Mục tiêu cụ thể:
Để giải quyết mục tiêu chung vừa nêu, đề tài xác định các mục tiêu cụ thể nhƣ
sau:
- Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến CLBCTC của các DNNVV có sử dụng
DVKT thuê ngoài trên địa bàn TP.HCM.
- Đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đó đến CLBCTC của các
DNNVV có sử dụng DVKT thuê ngoài trên địa bàn TP.HCM.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Thứ nhất, các nhân tố nào ảnh hƣởng đến CLBCTC của các DNNVV có sử
dụng DVKT thuê ngoài trên địa bàn TP.HCM?
- Thứ hai, mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đó đến CLBCTC của các
DNNVV có sử dụng DVKT thuê ngoài trên địa bàn TP.HCM nhƣ thế nào?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hƣởng đến CLBCTC.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian nghiên cứu: Các DNNVV có sử dụng DVKT
thuê ngoài tại TP.HCM.
+ Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu đƣợc thực hiện năm 2019.
- Khách thể nghiên cứu: các DNNVV có sử dụng DVKT thuê ngoài tại
TP.HCM.



3

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện bằng PPNC hỗn hợp, trong đó PPNC định
lƣợng đƣợc kết hợp sử dụng với PPNC định tính. Cụ thể nhƣ sau:
- PPNC định tính: tác giả nghiên cứu, phân tích các công trình nghiên cứu trên
thế giới và ở Việt Nam kết hợp với các lý thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu,
từ đó tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu đề xuất.
Tiếp đó, thông qua phỏng vấn chuyên gia, tác giả xác định mô hình nghiên cứu
chính thức. Nhƣ vậy, mục đích của việc sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính
trong luận văn này là giúp hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu đề xuất, cũng nhƣ cách
thức đo lƣờng các biến cho phù hợp. Từ đó, xây dựng đƣợc mô hình nghiên cứu
chính thức, cách thức đo lƣờng của các nhân tố ảnh hƣởng đến CLBCTC của các
DNNVV có sử dụng DVKT thuê ngoài.
- Phƣơng pháp định lƣợng: tác giả thu thập dữ liệu có liên quan đến đề tài từ
BCTC của các DNNVV có sử dụng DVKT tại TP.HCM. Dữ liệu sau khi đƣợc thu
thập đƣợc tổng hợp thành dạng bảng (panel data), tiếp đó, tác giả sử dụng phần
mềm SPSS và Microsoft Excel để hỗ trợ cho việc tính toán, phân tích dữ liệu và lập
các bảng biểu có liên quan. Qua đó, tiến hành kiểm định tính đa cộng tuyến, tính
tƣơng quan, tiến hành hồi quy mô hình, phân tích các chỉ số cần thiết để đảm bảo là
mô hình phù hợp. Mục đích của phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng trong nghiên
cứu này nhằm giúp kiểm định các nhân tố mà tác giả đề xuất có ảnh hƣởng đến
CLBCTC của các DNNVV có sử dụng DVKT thuê ngoài hay không, và nếu có ảnh
hƣởng thì mức độ ảnh hƣởng và hƣớng tác động của nhân tố này đến CLBCTC của
các DNNVV có sử dụng DVKT thuê ngoài nhƣ thế nào.
5. Ý nghĩa của đề tài
Về ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu: Qua nghiên cứu, luân văn góp
phần hệ thống cơ sở lý thuyết liên quan đến chất lƣợng báo cáo tài chính, về chất
lƣợng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán. Xây dựng

đƣợc mô hình các biến, và đo lƣờng các biến này trong mối quan hệ tác động đến
chất lƣợng BCTC của các doanh nghiệp. Tiếp đó, qua phân tích hồi quy, nghiên cứu


4

xác định đƣợc các nhân tố tác động đến chất lƣợng báo cáo tài chính của các
DNNVV có sử dụng DVKT thuê ngoài.
Nghiên cứu tìm ra các nhân tố và mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố này đến
CLBCTC của các DNNVV có sử dụng DVKT ở TP.HCM. Kết quả nghiên cứu sẽ là
cơ sở giúp cho các đối tƣợng sử dụng thông tin BCTC nhƣ: các cơ quan nhà nƣớc,
các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ,... đƣa ra các quyết định kinh tế đúng
đắn, đồng thời góp phần đƣa ra các hàm ý thực tiễn quản lý giúp nâng cao CLBCTC
của các DNNVV có sử dụng dịch vụ kế toán thuê ngoài tại TP.HCM.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận chung, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm 5 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan các nghiên cứu trƣớc. Chƣơng này trình bày tổng
quan các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã thực hiện trƣớc đây liên quan đến
đề tài nghiên cứu, trên cơ sở, nêu lên những nhận xét về những điểm làm đƣợc,
chƣa đƣợc của những nghiên cứu này, từ đó xác định khe hổng nghiên cứu của đề
tài.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết. Chƣơng này trình bày các khái niệm có liên quan
đến nghiên cứu nhƣ DNNVV, CLBCTC, thuê ngoài DVKT. Bên cạnh đó, chƣơng
này cũng trình bày các lý thuyết nền có liên quan đến nghiên cứu và xác định mô
hình nghiên cứu đề xuất của đề tài.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng này trình bày về PPNC, mô
hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu và các kỹ thuật
phân tích dữ liệu.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận. Chƣơng này tác giả trình bày

kết quả nghiên cứu về các nhân tố cũng nhƣ mức độ tác động của các nhân tố đến
CLBCTC của các DNNVV có sử dụng DVKT tại TP.HCM và bàn luận kết quả của
nghiên cứu này.
Chƣơng 5: Kết luận và hàm ý thực tiễn quản lý. Chƣơng này đƣa ra các kết
luận và đề xuất một số hàm ý thực tiễn quản lý đối với các đối tƣợng có liên quan đến


5

việc lập, trình bày, sử dụng và quản lý CLBCTC của các DNNVV có sử dụng
DVKT.


6

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC
Phần này tác giả trình bày các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến
đề tài nghiên cứu nhƣ các nghiên cứu về đo lƣờng CLBCTC của doanh nghiệp, các
nhân tố ảnh hƣởng đến CLBCTC và ảnh hƣởng của thuê ngoài DVKT đến
CLBCTC của các doanh nghiệp.
1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài
1.1.1 Nghiên cứu về đo lƣờng CLBCTC doanh nghiệp
Mục đích của BCTC là cung cấp các thông tin hữu ích cho việc đƣa ra quyết
định. BCTC không chỉ là kết quả cuối cùng, chất lƣợng của quá trình kinh doanh
phụ thuộc vào từng phần của nó, bao gồm cả các giao dịch của doanh nghiệp, thông
tin về sự lựa chọn, các phƣơng pháp kế toán đƣợc sử dụng và tác động của các
phƣơng pháp này. Hai quan điểm chung đƣợc sử dụng rộng rãi trong việc đánh giá
CLBCTC đó là quan điểm dựa trên nhu cầu của ngƣời sử dụng thông tin và quan
điểm tập trung vào việc bảo vệ cho các nhà đầu tƣ và cổ đông. Với quan điểm thứ
nhất, CLBCTC đƣợc xác định dựa trên cơ sở của tính hữu ích của thông tin đối với

ngƣời sử dụng thông tin đó và quan điểm thứ hai CLBCTC đƣợc định nghĩa chủ
yếu liên quan việc cung cấp cho cổ đông với “công bố đầy đủ và hợp lý”. Francis
cùng cộng sự (2005) tranh luận rằng chất lƣợng lợi nhuận là một khái niệm rộng
bao gồm cả chất lƣợng kế toán và CLBCTC.
Theo nghiên cứu của Dechow và các cộng sự (2010) nghiên cứu tổng hợp
các nghiên cứu về CLLN cho rằng CLLN càng cao đem lại nhiều thông tin về tình
hình tài chính của một công ty mà có liên quan đến việc ra quyết định cụ thể ảnh
hƣởng đến việc sử dụng thông tin của ngƣời đƣa ra quyết định. Nói cách khác
CLLN càng cao sẽ giúp đƣa ra quyết định tốt hơn dựa trên tình hình tài chính của
công ty. Qua đó có thể thấy CLLN rất quan trọng khi đánh giá về CLBCTC của một
công ty.
Theo Choi và Pae (2011) trong một nghiên cứu về mối quan hệ giữa đạo đức
kinh doanh và CLBCTC tại Hàn Quốc đã đo lƣờng CLBCTC theo 3 cách đó là
QTLN (sử dụng biến kế toán dồn tích), kế toán thận trọng và tính chính xác của dồn


7

tích về dòng tiền hoạt động trong tƣơng lai. Kết quả cho thấy các doanh nghiệp thể
hiện sự cam kết cao hơn sẽ có CLBCTC cao hơn. Những doanh nghiệp này cùng
cho thấy hạn chế việc QTLN thì BCTC nhất quán hơn, và dự báo dòng tiền chính
xác hơn. Ngoài ra, các doanh nghiệp này còn ảnh hƣởng đến việc duy trì CLBCTC
trong tƣơng lai.
Theo Bauwhede và cộng sự (2015) việc đo lƣờng CLBCTC theo CLLN
thông qua việc sử dụng mô hình đo lƣờng CLLN dựa trên biến kế toán dồn tích có
hai ƣu điểm gồm: CLLN có khả năng dự báo dòng tiền trong tƣơng lai tốt hơn, là
chìa khóa để đánh giá rủi ro vỡ nợ của doanh nghiệp mà các chủ nợ thƣờng xem xét
trƣớc khi ký kết các hợp đồng tín dụng.
Nhƣ vậy, để đo lƣờng CLBCTC có thể chia làm 2 nhóm phƣơng pháp chính:
đo lƣờng theo đặc điểm chất lƣợng và đo lƣờng theo CLLN. Nhƣợc điểm của

CLBCTC đo lƣờng theo đặc điểm chất lƣợng là việc đánh giá CLBCTC sẽ phụ
thuộc vào quan điểm chủ quan của ngƣời đánh giá, dẫn đến tình trạng kết quả
nghiên cứu sẽ không phản ánh đúng thực trạng chất lƣợng của BCTC mà các công
ty đã công bố. Còn theo phƣơng pháp đánh dựa trên CLLN, các dữ liệu phục vụ cho
việc phân tích này dựa trên thông tin sẵn có trong BCTC và báo cáo thƣờng niên
của các công ty (dữ liệu thứ cấp) và việc đánh giá CLBCTC đƣợc thực hiện trực
tiếp trên các dữ liệu sẵn có này, chính điều này góp phần làm cho dữ liệu đáng tin
cậy hơn. Ngoài ra, đo lƣờng CLBCTC theo CLLN cũng rất hữu ích vì dựa trên quan
điểm ngƣời sử dụng BCTC, các nhà đầu tƣ, chủ nợ và các nhà soạn thảo chuẩn mực
kế toán. Để lƣợng hóa CLBCTC từ việc đo lƣờng CLBCTC theo CLLN, các tác giả
trƣớc đây nhƣ Bauwhede (2015); Choi và Pae (2011) thƣờng sử dụng 2 nhóm mô
hình đó là mô hình biến kế toán dồn tích và mô hình giá trị thích hợp của TTKT.
1.1.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến CLBCTC doanh nghiệp
Việc nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến CLBCTC doanh nghiệp đƣợc
nhiều tác giả lựa chọn thực hiện.
Nghiên cứu của Houqe và cộng sự (2010) thực hiện nghiên cứu nhằm mục
tiêu xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng báo cáo tài chính, bằng phƣơng


8

pháp nghiên cứu định lƣợng, Houqe và cộng sự (2010) đã sử dụng mẫu nghiên cứu
gồm 648 quan sát là các doanh nghiệp ở Bangladesh trong giai đoạn từ 2001 –
2006. Nghiên cứu này cho kết quả các nhân tố ảnh hƣởng thuận chiều đến CLBCTC
của các doanh nghiệp gồm QSH bởi nhà nƣớc, QSH bởi nhà quản lý, QSH bởi tổ
chức, QSH của gia đình, quy mô hội đồng quản trị, loại công ty kiểm toán.
Nghiên cứu của Klai, N., & Omri, A. (2011) thực hiện nghiên cứu nhằm
mục tiêu kiểm định về sự ảnh hƣởng của cơ chế quản trị tác động đến CLBCTC của
các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Tunis giai đoạn 1997-2007. Bằng
phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh

hƣởng cùng chiều với CLBCTC gồm có quy mô ban giám đốc, tỷ lệ thành viên ban
giám đốc độc lập, tính kiêm nhiệm của CEO, QSH bởi tổ chức. Các nhân tố ảnh
hƣởng ngƣợc chiều với CLBCTC gồm quy mô công ty, triển vọng phát triển, QSH
bởi nƣớc ngoài, QSH của các thành viên trong gia đình, sự tập trung QSH.
Chalaki và cộng sự (2012) cũng thực hiện nghiên cứu nhằm mục tiêu kiểm
định các đặc điểm quản trị công ty ảnh hƣởng đến CLBCTC. Nhằm giải quyết mục
tiêu nghiên cứu đặt ra, các tác giả đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng,
dữ liệu nghiên cứu đƣợc thu thập từ 2003-2011 của 136 công ty niêm yết trên thị
trƣờng chứng khoán Tehran. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có mối quan hệ
giữa các thuộc tính quản trị doanh nghiệp bao gồm quy mô hội đồng quản trị, tính
độc lập của hội đồng quản trị, sự tập trung QSH, QSH tổ chức và CLBCTC. Ngoài
ra, không có bằng chứng nào đƣợc tìm thấy để hỗ trợ mối quan hệ đáng kể giữa các
biến kiểm soát (quy mô kiểm toán, quy mô doanh nghiệp và tuổi công ty) đến
CLBCTC.
Tiếp đó, Hassan (2013) đã thực hiện một đề tài nhằm nghiên cứu, kiểm tra
các đặc điểm quản lý ảnh hƣởng đến CLBCTC của 32 công ty sản xuất niêm yết ở
Nigeria trong giai đoạn 2007-2011. Theo đó, Hassan (2013) sử dụng mô hình của
Dechow và Dichev (2002) để đo lƣờng CLBCTC, kết quả nghiên cứu cho thấy các
nhân tố ảnh hƣởng đến CLBCTC bao gồm đòn bẩy tài chính, tính độc lập của ban


9

giám đốc, quy mô ban kiểm soát, tỷ lệ sở hữu của tổ chức, tính độc lập của ban
kiểm soát, số cuộc họp của hội đồng quản trị, sự tập trung QSH.
1.1.3 Các nghiên cứu về sử dụng dịch vụ thuê ngoài kế toán ảnh hƣởng đến
CLBCTC doanh nghiệp
Barrar và cộng sự (2002) với nghiên cứu “The efficiency of accounting
service provision. Business Process Management Journal’’. Nghiên cứu đƣợc thực
hiện tại các doanh nghiệp ở Anh Và Ý, bằng cách sử dụng phƣơng pháp phân tích

số liệu (data envelopment analysis _ DEA) nhằm mục đích so sánh hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp có thuê ngoài DVKT và các doanh nghiệp tự thực hiện
công việc kế toán. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng xem xét ảnh hƣởng của nhân tố
quy mô và trình độ chuyên môn để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty khi lựa
chọn thuê ngoài hay tự thực hiện công việc kế toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở
các DNNVV việc thuê ngoài DVKT tạo nhiều lợi thế vì vậy giúp gia tăng hiệu quả
hoạt động. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trình độ chuyên môn kế toán viên nội bộ
chƣa đáp ứng ứng đƣợc nhu cầu, việc thuê ngoài DVKT sẽ giúp các DNNVV quản
lý công tác kế toán hiệu quả hơn so với việc tự tổ chức kế toán tại doanh nghiệp.
Ngoài ra việc sử dụng DVKT giúp các DNNVV tiết kiệm chi phí, tạo thuận lợi cho
quá trình cạnh tranh.
Henrik Höglund và Dennis Sundvik (2016) nghiên cứu sự ảnh hƣởng của
việc thuê ngoài các DVKT đến CLBCTC ở các DNNVV ở Phần Lan. Nghiên cứu
khảo sát 1386 DNNVV ở Phần Lan giai đoạn 2010-2013, trong đó có 78% DNNVV
ở Phần Lan có thuê ngoài DVKT để thực hiện các công việc kế toán. Ở nghiên cứu
này CLBCTC đƣợc đo lƣờng bằng cách nhận diện các hành vi QTLN thông qua mô
hình dồn tích của Jones (1991). Kết quả là thuê ngoài DVKT để thực hiện các
nhiệm vụ kế toán nhƣ chuẩn bị BCTC theo luật định thì thời gian thuê ngoài DVKT
càng dài càng làm tăng chất lƣợng báo cáo. Những phát hiện này phù hợp với các
nghiên cứu trƣớc đây khi cho rằng các doanh nghiệp nhỏ nói chung đều thiếu nguồn
lực và chuyên môn để chuẩn bị các BCTC chất lƣợng cao, vì vậy họ quyết định lựa
chọn thuê ngoài DVKT để thực hiện các chức năng kế toán. Ngoài ra nghiên cứu


10

cũng chỉ ra các biến nhƣ quy mô DNNVV, thời gian hoạt động của doanh nghiệp,
số lƣợng thành viên trong ban quản trị, tính độc lập của hội đồng quản trị, ngành
kinh doanh, đòn bẩy và dòng tiền của HĐKD có ảnh hƣởng đến CLBCTC của
DNNVV có sử dụng DVKT thuê ngoài.

1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc
1.2.1 Nghiên cứu về đo lƣờng CLBCTC doanh nghiệp
Theo Nguyễn Thị Phƣơng Hồng (2016), CLBCTC có thể đƣợc đánh giá
thông qua các thang đo đƣợc xây dựng dựa trên các đặc điểm chất lƣợng thông tin
quy định bởi các tổ chức nghề nghiệp, phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm đánh
giá mức độ hữu ích của thông tin bằng cách đánh giá kích thƣớc và các khía cạnh
của thông tin bao gồm cả thông tin tài chính và thông tin phi tài chính của BCTC
mà không nhằm vào mục đích đo lƣờng CLLN. Ƣu điểm của phƣơng pháp này là
chất lƣợng thông tin đƣợc đo một cách trực tiếp, tuy nhiên, hạn chế của phƣơng
pháp này là kết quả thu thập đƣợc có độ tin cậy không cao, mang tính chất cảm tính
cao vì đánh giá dựa trên cơ sở thang đo dẫn đến phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của
ngƣời đánh giá, bên cạnh đó khó xác định thang đo cho các đặc điểm chất lƣợng vì
vậy chƣa phản ánh đúng thực trạng chất lƣợng thông tin trên BCTC. Cũng theo
Nguyễn Thị Phƣơng Hồng (2016), CLBCTC cũng đƣợc đo lƣờng thông qua việc
phân tích đánh giá các thông tin về lợi nhuận dựa trên dữ liệu thông tin có sẵn trên
BCTC và báo cáo thƣờng niên (thông tin thứ cấp), phƣơng pháp đo lƣờng này có ƣu
điểm là đáng tin cậy. Ngoài ra đo lƣờng CLBCTC thông qua CLLN cũng rất hữu
ích dựa trên quan điểm ngƣời sử dụng BCTC, nhà đầu tƣ, chủ nợ, các nhà soạn thảo
chuẩn mực kế toán.
Ngô Thị Khánh Linh và Nguyễn Thị Mai Lê (2018) với nghiên cứu “Điều
chỉnh lợi nhuận: Góc nhìn tổng quan từ một số nghiên cứu”, theo các tác giả này độ
tin cậy của lợi nhuận là một trong các chỉ tiêu đại diện cho CLBCTC dựa trên cơ sở
kế toán, do đó, nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận đóng vai trò quan trọng đối với
ngƣời sử dụng thông tin. Việc thực hiện QTLN về lâu dài sẽ làm giảm chất lƣợng
và mức độ tin cậy của thông tin BCTC.


11

1.2.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến CLBCTC doanh nghiệp

Võ Văn Nhị và Trần Thị Thanh Hải (2013) với nghiên cứu “Một số ý kiến về
chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, bài báo
đăng trên tạp chí Kinh tế-Kỹ thuật, Trƣờng Đại học Kinh tế-Kỹ thuật Bình Dƣơng.
Nghiên cứu đã phân tích các đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt chú
trọng về sự khác biệt về quy mô và quản lý của loại doanh nghiệp này từ đó dẫn đến
sự khác biệt so với các doanh nghiệp lớn về thông tin trình bày trên BCTC. Theo
tác giả tổng hợp, các nhân tố ảnh hƣởng đến CLBCTC doanh nghiệp nhỏ và vừa
gồm: công tác tổ chức quản lý, ngƣời làm công tác kế toán, khung pháp lý về kế
toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, đối tƣợng sử dụng thông tin và nhu cầu thông
tin. Nghiên cứu cũng cho thấy sự yếu kém trong công tác kế toán và quản lý ở các
DNNVV đã làm ảnh hƣởng lớn đến CLBCTC.
Đặng Thị Kiều Hoa (2016) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa – bằng chứng thực
nghiệm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP.HCM”. Dữ liệu nghiên
cứu sau khi thu thập đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0, thông qua việc sử dụng
các kỹ thuật nhƣ đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám
phá EFA để kiểm định các nhân tố và sử dụng mô hình hồi quy đa biến nhằm kiểm
định các nhân tố và mức độ tác động của các nhân tố đến CLBCTC của doanh
nghiệp nhỏ và vừa – bằng chứng thực nghiệm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn TP.HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy có bốn nhân tố bao gồm: quy định
về thuế, quy mô công ty, ngƣời lập BCTC, các quy định pháp lý về kế toán có ảnh
hƣởng đến CLBCTC.
Nguyễn Thị Phƣơng Hồng (2016) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng BCTC của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán-bằng
chứng thực nghiệm tại Việt Nam”. Trong nghiên cứu này, CLBCTC của công ty
niêm yết tại Việt Nam đƣợc đo lƣờng theo CLLN dựa trên cơ sở kế toán và thị
trƣờng. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu là các BCTC đã đƣợc kiểm toán và báo cáo
thƣờng niên trong giai đoạn 2012-2014 của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Tác



12

giả nghiên cứu sự tác động của 5 nhóm nhân tố độc lập gồm nhóm biến liên quan
đến cơ cấu sở hữu vốn (quyền sở hữu nƣớc ngoài, quyền sở hữu nhà nƣớc, quyền sở
hữu nhà quản lý, quyền sở hữu tổ chức, sự tập trung quyền sở hữu), nhóm biến liên
quan đến quản trị công ty (quy mô HĐQT, sự kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT và
TGĐ, tính độc lập của HĐQT, mức độ thƣờng xuyên của các cuộc họp HĐQT, mức
độ chuyên môn tài chính của HĐQT, sự tồn tại của kế hoạch thƣởng), nhóm biến
liên quan đến cơ cấu vốn (đòn bẩy tài chính, khả năng thanh toán hiện hành), nhóm
biến liên quan đến đặc điểm thị trƣờng (quy mô công ty, tuổi công ty, thời gian
niêm yết, tình trạng niêm yết, loại công ty kiểm toán, tính trì hoãn của BCTC, loại
ngành công nghiệp), nhóm biến liên quan đến hiệu quả công ty (lợi nhuận, triển
vọng phát triển, chính sách tỷ lệ chia cổ tức). Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 23
nhân tố độc lập thuộc 5 nhóm biến nghiên cứu, chỉ có 17 nhân tố tác động đến
CLBCTC của doanh nghiệp, 6 nhân tố không ảnh hƣởng đến CLBCTC của các
công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán gồm: QSH nhà nƣớc, QSH nhà quản
lý, sự tập trung QSH, quy mô công ty, mức độ thƣờng xuyên của các cuộc họp
HĐQT, tuổi công ty. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thực trạng
CLBCTC của các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam chƣa cao
và có nhiều sự khác biệt so các quốc gia khác, từ đó giúp cho các đối tƣợng liên
quan cải thiện CLBCTC của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam.
1.2.3 Các nghiên cứu về sử dụng dịch vụ thuê ngoài kế toán ảnh hƣởng đến
CLBCTC doanh nghiệp
Nguyễn Thị Yến Trinh (2017) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định thuê ngoài dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tp.
Hồ Chí Minh”, nghiên cứu nhằm nhận diện và đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các
nhân tố đến quyết định thuê ngoài DVKT của các DNNVV tại TP.HCM. Qua
nghiên cứu, đề tài xác định 9 nhân tố tác động đến quyết định thuê ngoài DVKT là:
Tần suất thực hiện các công việc kế toán, tính chất đặc thù của công ty, sự phù hợp
của giá phí dịch vụ, lợi ích thuê ngoài DVKT, định hƣớng thuê ngoài, mối quan hệ

giữa hai bên, uy tín của công ty cung cấp DVKT, dịch vụ chăm sóc khách hàng,


13

CLBCTC. Trong đó mối quan hệ giữa CLBCTC và quyết định thuê ngoài DVKT
đƣợc xem là nhân tố mới. BCTC là kết quả đầu ra của kế toán vì vậy khi bên cung
cấp DVKT cung cấp BCTC kịp thời, chính xác, thông tin đƣợc trình bày trung thực,
dễ hiểu sẽ tăng sự hài lòng của bên đi thuê.
Lê Nguyễn Bích Trâm (2017) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính do công ty dịch vụ kế toán cung cấp
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa - nghiên cứu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh”.
Bằng PPNC hỗn hợp, trong đó nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định
lƣợng, đề tài xác định đƣợc 6 nhân tố tác động đến chất lƣợng thông tin trên BCTC
do công ty DVKT cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa - nghiên cứu trên địa
bàn TP.HCM là: hệ thống pháp lý, nhận thức ngƣời quản lý, trình độ nhân viên kế
toán, hoạt động kiểm tra giám sát, giá phí DVKT, mối quan hệ giữa doanh nghiệp
và công ty DVKT. Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài đƣa ra các kiến nghị nhằm
nâng cao chất lƣợng TTKT trên BCTC giúp các DNNVV tiết kiệm chi phí và có
thời gian tập trung vào HĐKD cốt lõi mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Lâm Nhật Vi (2018) với nghiên cứu “Ảnh hưởng của các yếu tố thuê ngoài
dịch vụ kế toán đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở Thành phố Hồ Chí Minh”, nghiên cứu nhằm xác định và đo lƣờng mức độ
ảnh hƣởng các yếu tố của thuê ngoài DVKT ảnh hƣởng đến CLBCTC ở TP.HCM.
Qua nghiên cứu, đề tài xác định 5 yếu tố của thuê ngoài DVKT ảnh hƣởng đến
CLBCTC gồm năng lực kế toán, tần số công việc, niềm tin chủ sở hữu, đặc tính tài
sản và thời gian thuê ngoài đều ảnh hƣởng đến CLBCTC. Từ kết quả nghiên cứu tác
giả đề xuất các kiến nghị để nâng cao CLBCTC của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
sử dụng kế toán thuê ngoài bằng cách tăng cƣờng các yếu tố thuê ngoài DVKT.
1.3 Nhận xét các nghiên cứu trƣớc và xác định khe hổng nghiên cứu

Qua việc trình bày tổng hợp các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam liên
quan đến đề tài nghiên cứu có thể thấy có nhiều công trình nghiên cứu về CLBCTC
đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, lựa chọn thực hiện.


×