Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (962.76 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

TRẦN THANH MINH

PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ninh Thuận, năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

TRẦN THANH MINH

PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH NINH THUẬN

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số môn học: 8380107
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN HUỲNH THANH NGHỊ

Ninh Thuận, năm 2019


LỜI CAM ĐOAN


Tôi tên Trần Thanh Minh – mã số học viên: 7701280051A, là học viên lớp
Cao học Luật Ninh Thuận, Khóa 28, chuyên ngành Luật kinh tế, Trường Đại học
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn Thạc sĩ với đề tài “Pháp
luật về an toàn, vệ sinh lao động qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận”.
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là
kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của Thầy TS. Trần
Huỳnh Thanh Nghị. Tư liệu, thông tin được sử dụng trong bài tập này là hoàn toàn
khách quan và trung thực.
Ninh Thuận, ngày 25 tháng 12 năm 2019
Học viên thực hiện

Trần Thanh Minh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
TÓM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU

1

1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu

1


2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2

3. Câu hỏi nghiên cứu

5

4. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

5

5. Phạm vi nghiên cứu

6

6. Phương pháp nghiên cứu

6

7. Bố cục của Luận văn

7

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ
VỆ SINH LAO ĐỘNG.

8

1.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao

động
1.2. Vai trò của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

8
11

1.3. Sơ lược về lịch sử phát triển của pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh
lao động tại Việt Nam

13

1.4. Quy định pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao động

14

1.4.1. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động

16

1.4.2. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao
động

18

1.4.3. Quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong công tác an toàn, vệ
sinh lao động

20



1.4.4. Các biện pháp phòng chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho
người lao động

22

1.4.5. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

26

1.4.6. Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với một số lao động đặc thù

31

Kết luận Chương 1

35

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ
SINH LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

36

2.1. Sơ lược về tình hình kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

36

2.2. Sơ lược về tình hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận


37

2.3. Tình hình công nhân lao động và công tác an toàn, vệ sinh lao động trên
địa bàn tỉnh Ninh Thuận
2.3.1. Tình hình công nhân lao động

38
38

2.3.2. Tình hình công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho công nhân lao
động trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

38

2.4. Những vướng mắc, bất cập của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động 46
2.5. Hoàn thiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

47

2.5.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động Việt Nam47
2.5.2. Yêu cầu đối với việc hoàn thiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động 48
2.5.3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

49

2.5.4. Những giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về an toàn, vệ sinh
lao động tại tỉnh Ninh Thuận

51


Kết luận Chương 2

53

KẾT LUẬN CHUNG

54

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
CÁC BẢNG PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATLĐ

An toàn lao động

ATVSLĐ

An toàn vệ sinh lao động

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội


BHYT

Bảo hiểm y tế

BLLĐ

Bộ Luật Lao động

BNN

Bệnh nghề nghiệp

HĐLĐ

Hợp đồng lao động

TNLĐ

Tai nạn lao động

UBND

Ủy ban nhân dân

VSLĐ

Vệ sinh lao động

YTCH


Yếu tố có hại

YTNH

Yếu tố nguy hiểm


DANH MỤC CÁC BẢNG PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng thống kê tình hình tai nạn lao động.
Phụ lục 2: Bảng thống kê tình hình tai nạn lao động giai đoạn 2013-2018
trong một số ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động.
Phụ lục 3: Bảng thống kê tình hình khám, giám định bệnh nghề nghiệp.
Phụ lục 4: Bảng thống kê tình hình thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp.


TÓM TẮT
Thực tiễn tiếp cận pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại Ninh Thuận. Tác
giả Luận văn nhận thấy người sử dụng lao động chưa quan tâm đầy đủ đến công tác
an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động. Việc triển khai phổ biến các văn bản
quy phạm pháp luật xuống cơ sở để doanh nghiệp, người sử dụng lao động, người
lao động nắm bắt được còn rất hạn chế. Các cấp, các ngành, địa phương chưa quan
tâm bố trí kinh phí cho hoạt động phổ biến pháp luật nên việc tuyên truyền và huấn
luyện trong khu vực không có quan hệ lao động chưa được nhiều. Thông qua
phương pháp phân tích và so sánh luật cùng với các phương pháp thống kê; phỏng
vấn… Tác giả làm sáng tỏ những điểm chưa hoàn thiện của pháp luật về an toàn, vệ
sinh lao động. Chỉ ra những hạn chế của các cơ quan Nhà nước đối với công tác
đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động. Luận văn đã đề cập đến một số nội dung cơ bản
của quản lý Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động, đề xuất những ý tưởng và một
số giải pháp hoàn thiện, cơ chế áp dụng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

không ngoài mục đích góp phần ngăn chặn, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp trong thời gian tới.
Từ khóa: An toàn, vệ sinh lao động; Quản lý nhà nước về An toàn, vệ
sinh lao động; Pháp luật về An toàn, vệ sinh lao động.


ABSTRACT

Through practical access to legislation on occupational safety and
sanitation in Ninh Thuan, the author of the thesis finds that the employers
have not paid enough attention to the work of occupational safety and
sanitation for the employees. The dissemination of legal documents to
grassroots level for enterprises, employers and employees to grasp is still very
limited. All levels, sectors and localities have not paid attention to allocating
funding for law dissemination activities, so the propaganda and training in the
areas without labor relations is not much. Thanks to the method of analyzing
and comparing laws along with statistical methods and interview, the author
clarifies the incomplete points of the law on occupational safety and
sanitation, points out the limitations of the State agencies to the work of
occupational safety and sanitation. The thesis has mentioned some basic
contents of State management on occupational safety and sanitation, proposed
ideas and some complete solutions, mechanisms to apply laws on
occupational safety and sanitation. These all aim to contribute to preventing
labor accidents and occupational diseases in the coming time.
Key words: Occupational safety and sanitation; State management on
occupational safety and sanitation; Laws on occupational safety and sanitation.


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
An toàn, vệ sinh lao động là một chính sách kinh tế - xã hội lớn của Đảng và
Nhà nước Việt Nam, là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước. Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi
việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động là lợi ích thiết thực nhất đối với người lao
động.
Ngày 18/6/2012, tại Kỳ họp thứ III, Quốc hội khóa XIII thông qua Bộ luật
lao động năm 2012. Tuy nhiên, đây cũng mới chỉ là một chương trong Bộ Luật lao
động. Để phù hợp với yêu cầu và tầm quan trọng của công tác an toàn, vệ sinh lao
động trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhu cầu cấp thiết đặt
ra là phải xây dựng một luật riêng về an toàn, vệ sinh lao động cho Việt Nam.
Trong hoàn cảnh đó, ngày 25/6/2015, tại Kỳ họp thứ IX, Quốc hội khóa XIII đã
thông qua Luật An toàn, vệ sinh lao động, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016.
Những năm qua, cùng với sự phát triển chung của cả nước, kinh tế tỉnh Ninh
Thuận tiếp tục có chuyển biến tích cực, vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhanh, nhiều
công trình kết cấu hạ tầng có quy mô lớn được triển khai xây dựng. Các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận phát triển đa
dạng. Đội ngũ công nhân lao động trong tỉnh tăng nhanh về số lượng, nâng cao về
chất lượng và đa dạng hơn về cơ cấu. Các chương trình, các dự án đầu tư, sự mở
rộng quy mô sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước và sự phát triển
của các doanh nghiệp dân doanh đã thu hút hàng nghìn lao động. Tiền lương, thu
nhập đáp ứng được yêu cầu cho cuộc sống tối thiểu của người lao động, đồng thời
việc thực hiện pháp luật lao động trong các doanh nghiệp nhìn chung được bảo
đảm, quan hệ lao động từng bước được cải thiện.
Tuy nhiên, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận chủ yếu vẫn là doanh
nghiệp có quy mô nhỏ chiếm đa số; lao động phần lớn xuất thân từ nông dân nên
thường xuyên biến động, thiếu tính ổn định lâu dài. Thu nhập, đời sống của công



2

nhân, người lao động còn có sự chênh lệch giữa các khu vực, các ngành, nghề khác
nhau. Đa phần công nhân chưa có tác phong công nghiệp; ý thức tổ chức kỷ luật,
trình độ hiểu biết về chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và về an toàn, vệ
sinh lao động nói riêng còn nhiều hạn chế. Công tác đào tạo, huấn luyện về an toàn,
vệ sinh lao động cho người lao động chưa được quan tâm đúng mức, tình hình vi
phạm pháp luật lao động, an toàn, vệ sinh lao động ảnh hưởng đến quyền, lợi ích
hợp pháp của người lao động trong các doanh nghiệp dân doanh vẫn còn xảy ra.
An toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính
mạng của người lao động. Xuất phát từ tầm quan trọng này, Nhà nước quy định chặt
chẽ chế độ bảo hộ lao động từ khâu ban hành văn bản pháp luật đến tổ chức thực
hiện và xử lý vi phạm. Nhà nước giao cho cơ quan có thẩm quyền lập chương trình
quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động. Ban hành hệ thống
tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Các đơn vị
sử dụng lao động có nghĩa vụ cụ thể hóa các quy định này cho phù hợp với đơn vị
mình và nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định này. Có thể nói trong số các chế định
của pháp luật lao động, chế định về an toàn lao động, vệ sinh lao động có tính chất
bắt buộc cao mà các chủ thể hầu như ít được thỏa thuận như các chế định khác.
Do vậy, việc thực thi pháp luật lao động nói chung và Luật An toàn, vệ sinh
lao động 2016 nói riêng trong công nhân lao động tỉnh Ninh Thuận ngày càng trở
thành một vấn đề đáng quan tâm, nhằm mục đích bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho
người lao động đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Ninh Thuận trong thời gian tới. Xuất phát từ thực tế trên, tác giả quyết định lựa
chọn đề tài“Pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh
Ninh Thuận” làm Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế cho mình.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thời gian qua, tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan
đến pháp luật về vệ sinh, an toàn lao động dưới nhiều góc độ khác nhau, cụ thể như
sau:



3

Luận văn của Lê Thị Phương Thúy (2008), Khoa Luật Đại học quốc gia Hà
Nội: An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ trong pháp luật lao động Việt
Nam. Tác giả nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật an toàn,
vệ sinh lao động, sự cần thiết của việc ban hành các quy định pháp luật về an toàn,
vệ sinh lao động đối với lao động nữ. Trong đó tác giả tập trung phân tích, đánh giá
thực trạng các quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ và việc
thực thi pháp luật trên thực tế trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam. Đánh
giá kết quả, những bất cập và nguyên nhân của những bất cập, tồn tại. Đề xuất một
số yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động đối với
lao động nữ.
Luận văn của Nguyễn Thị Hải Yến (2012), Khoa Luật Đại học quốc gia Hà
Nội: Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động theo pháp luật lao
động Việt Nam. Tác giả nghiên cứu tìm hiểu, tổng hợp một vấn đề mới với hy vọng
đóng góp góc nhìn khái quát hơn cho việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành pháp
luật lao động liên quan đến sự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh
lao động. Làm rõ vấn đề lý luận quản lý Nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh
lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đánh giá thực trạng quản lý Nhà
nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp
hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động trong giai đoạn hiện
nay.
Luận văn của Phan Thị Hải Yến (2013), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội:
Một số giải pháp nâng cao công tác an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy
nổ tại Công ty xăng dầu khu vực 1- Công ty TNHH một thành viên. Tác giả nghiên
cứu làm rõ những vấn đề đang tồn tại trong thực tiễn hoạt động an toàn, vệ sinh lao
động, phòng chống cháy nổ tại các đơn vị trực thuộc Công ty xăng dầu khu vực 1.
Từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng

chống cháy nổ cho Công ty xăng dầu khu vực 1.
Luận văn của Lê Thị Kim Thương (2014), Khoa Luật Đại học quốc gia Hà
Nội: Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương trong pháp luật lao


4

động Việt Nam – thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng. Tác giả nghiên cứu làm rõ thêm
những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc bảo vệ người lao động trong lĩnh vực
quan trọng là việc làm, tiền lương và thu nhập trong Bộ Luật lao động 2012, từ đó
đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật lao động ở nước ta
hiện nay.
Luận văn của Kiều Thị Vân (2018), Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt
Nam: Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam. Tác giả
nghiên cứu một số vấn đề về quyền của lao động nữ, pháp luật bảo vệ quyền của lao
động nữ. Đánh giá thực trạng luật bảo vệ quyền của lao động nữ, chỉ ra những điều
còn hạn chế và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền cho
lao động nữ.
Luận án của Phạm Thị Lý (2018), Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh: Thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế. Tác
giả nghiên cứu về thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế; trong đó tác
giả tập trung phân tích tác động của các nhân tố bên trong và yếu tố hội nhập quốc
tế đến các kết quả của thị trường lao động.
Luận án của Phan Tấn Hùng (2018), Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh: Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ngoài kinh tế Nhà nước trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả nghiên cứu về quan hệ lao động trong
doanh nghiệp mà chủ yếu nghiên cứu về lợi nhuận tiền và lương giữa người lao
động và người sử dụng lao động. Trong đó tác giả nêu rõ bản chất quan hệ bóc lột
làm thuê ở các doanh nghiệp ngoài Nhà nước ở Việt Nam nói chung và Thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng, những quan hệ hài hòa và mâu thuẫn trong quan hệ lao

động trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
và xu hướng vận động của quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ngoài Nhà
nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung.
Luận án của Đào Quang Thắng (2018), Học viện khoa học xã hội: Chính
sách việc làm cho lao động ở Hà Tĩnh. Tác giả phân tích và đánh giá thực trạng
chính sách việc làm ở Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015, từ đó đề xuất một số quan


5

điểm, phương hướng, mục tiêu và giải pháp hoàn thiện chính sách nhằm giải quyết
việc làm cho người lao động ở Hà Tĩnh trong thời gian tới.
Tuy nhiên, về tổng thể, các công trình nghiên cứu trên nhìn chung chỉ đề cập
tới tổng quan lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ; an toàn vệ sinh
lao động – phòng chống cháy nổ; bảo vệ quyền lao động nữ; thị trường lao động;
các chính sách giải quyết việc làm cho lao động; pháp luật lao động đối với các
doanh nghiệp siêu nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện nước ta thực hiện chính sách
pháp luật lao động, cũng như đặc thù áp dụng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
của các địa phương trên cả nước. Vì thế vẫn chưa có công trình khoa học nào xem
xét đến khía cạnh pháp luật an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận,
do đó có thể nói đề tài “Pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động qua thực tiễn áp
dụng tại tỉnh Ninh Thuận” là Luận văn Thạc sĩ đầu tiên nghiên cứu về an toàn, vệ
sinh lao động trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu đề tài: Pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động qua thực
tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận nhằm hướng đến trả lời cho các câu hỏi nghiên
cứu sau:
Thứ nhất, pháp luật thực định của Việt Nam có những quy định cụ thể gì để
điều chỉnh quan hệ về an toàn, vệ sinh lao động giữa người lao động và người sử
dụng lao động ?

Thứ hai, thực tiễn áp dụng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại tỉnh
Ninh Thuận thời gian qua có những thành công và hạn chế gì ?
Thứ ba, cần có những giải pháp cụ thể nào để hoàn thiện pháp luật và thực
thi có hiệu quả pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại tỉnh Ninh Thuận trong thời
gian tới ?
4. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu đề tài Pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động qua thực
tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận nhằm làm rõ các vấn đề lý luận liên quan an toàn,
vệ sinh lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2016, đồng thời


6

đánh giá thực trạng thực thi pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh
Ninh Thuận. Trên cơ sở đó, Luận văn đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật
về an toàn, vệ sinh lao động tại Việt Nam cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng pháp
luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại tỉnh Ninh Thuận trong thời gian tới.
Để đạt được các mục đích nghiên cứu trên, Luận văn có những nhiệm vụ cụ
thể sau:
Một là, nghiên cứu làm rõ những nội dung cơ bản của quản lý Nhà nước
trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động, đặc biệt là nội dung trong lĩnh vực an toàn,
vệ sinh lao động theo Luật An toàn, vệ sinh lao động 2016.
Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật trong lĩnh vực an toàn, vệ
sinh lao động đối với người lao động và việc thực thi trên thực tiễn tại tỉnh Ninh
Thuận, đánh giá những kết quả cũng như sự bất cập, nguyên nhân của tồn tại, bất
cập.
Ba là, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực của quản lý Nhà
nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động.
5. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận văn phân tích, đánh giá quá trình thực hiện pháp luật về

an toàn, vệ sinh lao động tại tỉnh Ninh Thuận.
Về thời gian: Luận văn phân tích thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn,
vệ sinh lao động tại tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2013-2018, đặc biệt từ khi Luật An
toàn, vệ sinh lao động có hiệu lực từ 01/7/2016 đến nay.
Về không gian nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong Chương 1 tác giả sẽ sử dụng các phương pháp: Phương pháp nghiên
cứu tài liệu; Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, quy nạp, diễn giải;... để làm
rõ cơ sở pháp lý về an toàn, vệ sinh lao động.
Trong Chương 2 tác giả sẽ sử dụng các phương pháp: Phương pháp định
tính; Phương pháp thống kê toán học; Phương pháp phỏng vấn... (phỏng vấn lãnh
đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, lãnh đạo Liên đoàn Lao động, người


7

trực tiếp làm công tác an toàn, vệ sinh lao động) để xác định và thống kê các tình
hình an toàn, vệ sinh lao động. Và phương pháp tìm lỗi; phương pháp lựa chọn giải
pháp thông qua so sánh hiệu quả để lựa chọn và đề ra các giải pháp.
7. Bố cục của Luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
Luận văn được chia thành 2 Chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về an toàn lao động và vệ sinh lao động.
Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trên địa
bàn tỉnh Ninh Thuận và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật.


8

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ

VỆ SINH LAO ĐỘNG
1.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh
lao động
Theo nghĩa chung, an toàn lao động, vệ sinh lao động là các hoạt động đồng
bộ trên các phương diện pháp lý, tổ chức quản lý, kinh tế - xã hội, khoa học - công
nghệ nhằm cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp, bảo vệ tính mạng và sức khoẻ cho con người trong lao động.
Theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao
động năm 2016 thì khái niệm an toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động
của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với
con người trong quá trình lao động, còn vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống
tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong
quá trình lao động.
ATLĐ và VSLĐ là những chế định quan trọng của pháp luật lao động bao
gồm những quy phạm pháp luật quy định việc đảm bảo ATLĐ, VSLĐ nhằm bảo vệ
tính mạng, sức khỏe của người lao động, đồng thời duy trì tốt khả năng làm việc lâu
dài của người lao động. Bởi lẽ, ATLĐ không tốt thì sẽ gây ra tai nạn lao động,
VSLĐ không tốt thì sẽ gây ra bệnh nghề nghiệp. Trước đây, ATLĐ, VSLĐ là một
bộ phận trong chế định bảo hộ lao động - là những quy định của Nhà nước liên quan
đến ATLĐ, VSLĐ và các chế độ, thể lệ bảo hộ lao động khác. Như vậy, nếu hiểu
theo nghĩa này thì bảo hộ lao động có nghĩa quá rộng và khó phân biệt với nhiều
vấn đề khác của pháp luật lao động, có chức năng chung là bảo vệ người lao động.
Khi đó tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bảo hiểm lao động... đều
thuộc phạm trù “bảo hộ lao động”. Nếu dùng khái niệm “bảo hộ lao động” với
nghĩa hẹp, chỉ bao gồm những quy định ATLĐ và VSLĐ thì không tương xứng với
khái niệm này. Chính vì vậy, tại Chương IX Bộ Luật lao động 2012 sử dụng tiêu đề
ATLĐ và VSLĐ. Như vậy, các quy định tại Chương IX của BLLĐ 2012 chủ yếu đề


9


cập đến an toàn, vệ sinh lao động. Tuy nhiên, ATLĐ, VSLĐ và bảo hộ lao động có
quan hệ mật thiết với nhau, do đó trong một chừng mực nhất định khi phân tích
những vấn đề về ATLĐ và VSLĐ thì vấn đề bảo hộ lao động cũng sẽ được đề cập.
Dưới góc độ pháp lý, ATLĐ và VSLĐ là tổng hợp những quy phạm pháp luật quy
định các biện pháp bảo đảm ATLĐ và VSLĐ nhằm ngăn ngừa TNLĐ, BNN và cải
thiện điều kiện lao động cho người lao động. Từ khái niệm trên, có thể rút ra một số
đặc điểm của pháp luật về ATLĐ và VSLĐ như sau:
Thứ nhất, pháp luật về ATLĐ và VSLĐ bao gồm toàn bộ các quy phạm pháp
luật điều chỉnh các quan hệ giữa người sử dụng lao động với người lao động trong
việc thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến ATLĐ, VSLĐ. Đây là khung pháp
lý quan trọng trong việc hướng dẫn, bắt buộc các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân
phải tuân thủ nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của doanh nghiệp, Nhà nước
và Nhân dân. Khác biệt với quy định pháp luật trên các lĩnh vực khác, pháp luật về
an toàn, vệ sinh lao động có tính chất quyền uy và phục tùng, được quy định chặt
chẽ và phải thực hiện nghiêm. Vì nếu không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ sẽ
dẫn đến nguy cơ TNLĐ, BNN. Nội dung quy phạm ATVSLĐ không có sự thỏa
thuận hay tính bình đẳng mà chỉ có thuộc tính bắt buột hay nghĩa vụ thực hiện. Bởi
vì các quy định này liên quan trực tiếp đến sức khỏe, thể lực và sinh mạng con
người, liên quan rất nhiều đến trình tự và thủ tục phức tạp buộc phải tuân thủ
nghiêm ngặt, trong quá trình áp dụng không thể thay đổi nếu không hậu quả xảy ra
sẽ khó lường. Trong việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật không được phép lơ là,
châm chước trong bất kỳ thủ tục và giai đoạn nào, pháp luật về ATVSLĐ còn chịu
sự tác động rất lớn của các văn bản của nhiều cơ quan và các lĩnh vực khác nhau. Vì
ở lĩnh vực nào có sản xuất, kinh doanh, có lao động thì ở đó có nguy cơ mất
ATVSLĐ, cho nên các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải có các quy định riêng
cho từng lĩnh vực, nhằm đảm bảo ATVSLĐ cho lĩnh vực mà ngành mình phụ trách.
Do tính đặc thù của ATVSLĐ mà phạm vi điều chỉnh rất rộng, phủ kín toàn bộ mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội, cả trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trong



10

nước và nước ngoài, các trang trại, trong nông nghiệp, trong các cơ quan hành chính
Nhà nước có sử dụng người lao động.
Thứ hai, đối tượng điều chỉnh của pháp luật về ATVSLĐ rất phong phú bao
gồm mọi người lao động có giao kết hay không giao kết hợp đồng lao động đang
làm việc trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, pháp luật về ATVSLĐ có
tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đòi hỏi các cấp, các ngành,
các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hiệp hội và các cá nhân có liên quan đều phải
thực hiện. Pháp luật về ATVSLĐ có vị trí quan trọng trong các chính sách của Nhà
nước. Do các quy định về ATVSLĐ có tính phòng ngừa cao, nếu vi phạm các quy
định này sẽ dẫn đến chết người, mất của, sự thiệt hại cả vật chất và tinh thần là vô
cùng lớn, vì thế, các quy định về ATVSLĐ phải chặt chẽ và phải được đảm bảo
thực hiện, không để xảy ra mất an toàn. Trong pháp luật ATVSLĐ thì tính phòng
ngừa có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì sự phòng ngừa càng tốt bao nhiêu, càng
chuẩn bị kỹ bao nhiêu thì hiệu quả của ATVSLĐ càng tốt bấy nhiêu và ngược lại,
nếu các biện pháp phòng ngừa không được quan tâm chuẩn bị kỹ lưỡng hoặc chuẩn
bị sơ sài sẽ gây mất ATVSLĐ, dẫn đến hậu quả thiệt hại về người và tài sản và sự
trả giá là không đo đếm được. Do vậy, tính phòng ngừa là một trong những đặc
điểm riêng có của pháp luật về ATVSLĐ.
Thứ ba, do tính phòng ngừa quan trọng nên các quy định về ATVSLĐ phải
tính đến các điều kiện, yếu tố ảnh hưởng, tác động đến điều kiện lao động trước khi
hoạt động, những đối tượng liên quan có trách nhiệm phải chuẩn bị và phải có kế
hoạch chu đáo. Pháp luật về ATVSLĐ có tính quần chúng, chỉ khi quần chúng lao
động, mọi người lao động và người sử dụng lao động nhận thức rõ tầm quan trọng
của công tác ATVSLĐ và tự giác thực hiện thì mới đạt hiệu quả. Bởi vì người lao
động là những người trực tiếp thực hiện quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật và các biện
pháp kỹ thuật an toàn, tự mình gánh chịu hậu quả nếu vi phạm và cũng tự mình phát
hiện sự cố, sai sót trong quy định để đề xuất cách thức cải tiến kỹ thuật, biện pháp

an toàn. Vì vậy chỉ khi chính người lao động tự giác thực hiện thì yếu tố phòng


11

ngừa mới đạt hiệu quả. Nếu quần chúng lao động chỉ biết thực hiện mang tính bị
động theo mệnh lệnh, theo pháp luật thì hiệu quả không cao.
1.2. Vai trò của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
Công tác ATVSLĐ là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, pháp
luật, tổ chức, hành chính, kinh tế - xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và yếu tố
có hại phát sinh trong sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động tiện nghi, thuận lợi
và môi trường lao động ngày càng được cải thiện tốt hơn để ngăn ngừa TNLĐ và
BNN, hạn chế ốm đau và giảm sút sức khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với
người lao động, nhằm bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng người lao
động, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao
động và bảo vệ môi trường. Vì vậy pháp luật ATVSLĐ có những vai trò sau:
Thứ nhất, tạo khung pháp lý để các cơ quan quản lý Nhà nước về ATVSLĐ
thực hiện các chức năng quản lý để tạo ra môi trường lao động an toàn, đồng thời
cũng tạo khung pháp lý để các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình về
ATVSLĐ một cách tự nguyện và bình đẳng.
Thứ hai, pháp luật về ATVSLĐ thể chế hóa, triển khai những quan điểm, chủ
trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về an toàn lao động một cách kịp thời, đồng
bộ, rộng khắp với quy mô cả nước, là công cụ quản lý Nhà nước về an toàn lao
động. Để có môi trường làm việc đảm bảo an toàn, trước hết người sử dụng lao
động phải đầu tư, thực hiện nhiều hành vi, chi phí tốn kém cả về vật chất và tinh
thần. Điều đó cho thấy người sử dụng lao động tự nguyện, thoải mái thực hiện tạo
ra điều kiện lao động đảm bảo an toàn lao động là không dễ, vì vậy Nhà nước phải
có biện pháp bắt buộc người sử dụng lao động phải thực hiện, khi đó pháp luật về
ATVSLĐ là công cụ thực hiện chức năng quản lý. Khi xảy ra sự cố, mất an toàn,
thiệt hại về người và tài sản mà không có sự can thiệp của cơ quan công quyền thì

việc giải quyết hậu quả rất khó khăn, hơn nữa pháp luật về ATVSLĐ lại thể hiện
chức năng can thiệp, yêu cầu các chủ thể thực hiện nghĩa vụ theo quy định.


12

Thứ ba, pháp luật về ATVSLĐ thể hiện vai trò bảo vệ lợi ích của người lao
động, người sử dụng lao động, bảo vệ lợi ích xã hội, lợi ích quốc gia và bảo vệ tính
mạng, tài sản của các chủ thể.
Thứ tư, pháp luật ATVSLĐ giúp Nhà nước kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt
động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và tất cả người lao động thực hiện
công tác về ATVSLĐ.
Thứ năm, pháp luật ATVSLĐ còn đóng vai trò to lớn cho xã hội, góp phần
không nhỏ trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước, đó là lợi ích kinh tế. Nếu
các quy định về ATVSLĐ được thực thi một cách nghiêm túc thì TNLĐ, nguy cơ
xảy ra sự cố mất an toàn lao động sẽ giảm, mang lại lợi ích kinh tế rất lớn như:
Người sử dụng lao động không phải trả chi phí hoặc bồi thường TNLĐ, không phải
chi phí y tế từ sơ cấp cứu cho người bị TNLĐ. Chẳng hạn, trường hợp người bị
TNLĐ không tử vong mà bị tàn phế suốt đời, người sử dụng lao động phải chi phí
cho việc điều trị bệnh rất nhiều tiền; nếu TNLĐ xảy ra, có sự cố cháy nổ, mất an
toàn về điều kiện lao động thì người sử dụng lao động còn phải chi phí cho công
xưởng, máy móc, thiết bị bị hư hỏng. Tùy vào sự cố xảy ra lớn hay nhỏ, phạm vi
rộng hay hẹp mà người sử dụng lao động phải chịu hậu quả, thậm chí có nhiều
trường hợp có sự cố cháy nổ, không những chết người mà còn thiệt hại tài sản như
nhà xưởng mà người sử dụng lao động tự mình không thể bù đắp nổi, những trường
hợp như vậy thì Nhà nước phải can thiệp, hỗ trợ; khi có TNLĐ, Bảo hiểm xã hội
phải giải quyết chế độ, chính sách cho gia đình người bị nạn, thậm chí có nhiều
trường hợp và phải chi phí cho con em họ dưới 18 tuổi, đây là một nguồn tài chính
không hề nhỏ; nếu pháp luật ATVSLĐ đi vào cuộc sống thì khi đó môi trường lao
động đảm bảo an toàn, người lao động sẽ yên tâm, tự tin trong lao động sản xuất,

thoải mái tinh thần dẫn đến hăng say lao động, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật
và do vậy năng suất lao động tăng thì doanh thu tăng, lợi ích kinh tế cho kinh tế xã
hội cũng tăng lên; trong thời kỳ hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa, pháp luật điều chỉnh
các quan hệ ATVSLĐ còn đóng vai trò đảm bảo sự cam kết của Việt Nam khi tham


13

gia vào tổ chức Thương mại thế giới, phù hợp với công ước của Tổ chức Lao động
quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết.
1.3. Sơ lược về lịch sử phát triển của pháp luật về an toàn lao động và vệ
sinh lao động tại Việt Nam
Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, tháng 03/1947, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã ký ban hành Sắc lệnh đầu tiên về lao động của Việt Nam là Sắc lệnh số
29/SL, trong đó có một số điều về bảo hộ lao động. Ngày 22/5/1950, Nhà nước ban
hành Sắc lệnh số 77/SL quy định về thời gian làm việc, nghỉ ngơi và tiền lương làm
thêm giờ cho công nhân. Ngày 13/3/1959, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng Sản
Việt Nam đã ra Chỉ thị số 132/CT, trong đó nhấn mạnh: “Công tác bảo hộ lao động
phục vụ trực tiếp cho sản xuất và không thể tách rời sản xuất. Bảo vệ tốt sức lao
động của người sản xuất là yếu tố quan trọng để đẩy mạnh sản xuất phát triển, xem
nhẹ bảo đảm an toàn lao động là biểu hiện thiếu quan điểm quần chúng trong sản
xuất”.1 Trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hệ thống pháp
luật ATVSLĐ ở Việt Nam lại có những thay đổi phù hợp. Công tác ATVSLĐ có
thể nêu một số mốc quan trọng như sau: Năm 1964, Điều lệ tạm thời về Bảo hộ lao
động ra đời và tồn tại gần 30 năm; đến năm 1992, Pháp lệnh Bảo hộ lao động được
Quốc hội nước Việt Nam thống nhất thông qua vào năm 1995, BLLĐ năm 2012
dành hẳn Chương IX gồm 20 điều quy định về ATVSLĐ chính thức có hiệu lực
đánh dấu bước tiến quan trọng về pháp luật về ATVSLĐ.
Hai mươi năm sau, pháp luật về ATVSLĐ đã được nâng lên tầm cao mới,
ngày 25/6/2015 Quốc hội thông qua Luật An toàn, vệ sinh lao động gồm 7 Chương

với 93 Điều, quy định đầy đủ, chi tiết mọi lĩnh vực, điều khoản liên quan đến công
tác ATVSLĐ. Điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với việc
chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và tính mạng người lao động trong mọi thành phần kinh
tế, không chỉ trong lĩnh vực có quan hệ lao động mà cả trong lĩnh vực phi kết cấu
không có hợp đồng lao động. Để Luật An toàn, vệ sinh lao động 2016 chính thức có
hiệu lực và đi vào đời sống, hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành dưới luật đã
1

Giới thiệu Luật An toàn, vệ sinh lao động 2016.


14

được ban hành. 03 Nghị định của Chính phủ đã được ban hành vào ngày 15/5/2016
nhằm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật An toàn, vệ sinh lao động về
hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện ATVSLĐ và quan trắc
môi trường lao động; bảo hiểm TNLĐ, BNN bắt buộc; kiểm soát các yếu tố nguy
hại nơi làm việc, khai báo, thống kê, báo cáo TNLĐ…
Các cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước
về ATVSLĐ là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành hàng loạt các
thông tư hướng dẫn về các vấn đề, như: Tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ đối
với cơ sở sản xuất, kinh doanh; ban hành Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm
ngặt về ATVSLĐ; quy định giá tối thiểu đối với dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn
lao động đối với các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ;
hướng dẫn thực hiện hoạt động huấn luyện ATVSLĐ; thực hiện chế độ bảo hiểm
TNLĐ, BNN bắt buộc... Ngoài ra, rất nhiều Bộ liên quan, như: Bộ Y tế, Bộ Công
thương, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải… cũng ban hành nhiều Thông tư
hướng dẫn về lĩnh vực ATVSLĐ mà các Bộ này chịu trách nhiệm quản lý.
1.4. Quy định pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao động
Đối với mỗi quốc gia, để thể hiện quan điểm và đường lối chính sách của

mình về công tác ATVSLĐ thông thường thì có một đạo luật riêng hay một chương
về ATVSLĐ trong BLLĐ. Sau một thời gian thực hiện BLLĐ và các Nghị định
hướng dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động, công tác ATVSLĐ được các cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành với sự đa dạng về hình thức từ văn bản luật
đến các văn bản dưới luật, từ những đạo luật chung về ATVSLĐ cho đến các đạo
luật chuyên ngành để điều chỉnh về công tác ATVSLĐ. Có thể nêu những văn bản
quy phạm pháp luật đang trực tiếp điều chỉnh công tác ATVSLĐ như sau:
- Bộ Luật lao động được Quốc hội ban hành ngày 18/6/2012 có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/5/2013. Bộ Luật đã dành hẳn Chương IX gồm 20 Điều để quy định
về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Luật An toàn, vệ sinh lao động được Quốc hội ban hành ngày 25/6/2015 có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016 gồm có 7 Chương với 93 Điều, quy định đầy


15

đủ, chi tiết trên mọi lĩnh vực, các điều khoản liên quan đến công tác ATVSLĐ. Điều
này đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với công tác chăm sóc, bảo
vệ sức khỏe và tính mạng người lao động trong mọi thành phần kinh tế, không chỉ
trong lĩnh vực có quan hệ lao động mà cả trong các lĩnh vực phi kết cấu không có
hợp đồng lao động.
- Ngoài các đạo luật khung chủ yếu liên quan đến ATVSLĐ, còn một số văn
bản khác có những điều, nội dung liên quan đến ATVSLĐ như Luật Công đoàn
2012, Luật Bảo vệ môi trường 2014, Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 (sửa đổi,
bổ sung 2013), Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Bộ luật tố tụng dân sự 2015....
Bên cạnh các văn bản luật, việc điều chỉnh các vấn đề liên quan đến
ATVSLĐ tại Việt Nam còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản dưới luật như Nghị
định số 37/2016/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/5/2016 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm
TNLĐ, BNN bắt buộc; Nghị định số 39/2016/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày

15/5/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động;
Nghị định số 44/2016/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/5/2016 quy định chi
tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật
an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao
động; Nghị định 44/2017/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 14/4/2017 quy định
mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN; Thông tư
04/2014/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành ngày
12/02/2014 về việc hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá
nhân; Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
ban hành ngày 02/02/2015 hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi
phí y tế của người sử dụng lao động đối với người bị TNLĐ, BNN; Thông tư
07/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành ngày
15/5/2016 quy định một số nội dung tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ đối với
cơ sở sản xuất, kinh doanh; Thông tư 08/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội ban hành ngày 15/5/2016 hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ,


16

tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình TNLĐ và sự cố kỹ thuật gây mất
ATVSLĐ nghiêm trọng; Thông tư 13/2016/TT-BLĐTXH của Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội ban hành ngày 16/6/2016 danh mục công việc có yêu cầu
nghiêm ngặt về ATVSLĐ; Thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH danh mục các loại
máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành 28/12/2016; Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH
ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành 30 quy trình
kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về
an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội; Thông tư 04/2017/TT-BXD của Bộ Xây dựng ban hành ngày 30/3/2017 quy
định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.
1.4.1. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2016,
người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có các quyền sau: Thứ nhất, được
bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, ATVSLĐ; yêu cầu người sử dụng lao
động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc ATVSLĐ trong quá trình lao
động, tại nơi làm việc. Thứ hai, được cung cấp thông tin đầy đủ về các YTNH,
YTCH tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện
về ATVSLĐ. Thứ ba, được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe,
khám phát hiện BNN; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN;
được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị TNLĐ, BNN; được trả phí giám định
thương tật, bệnh tật do TNLĐ, BNN; được chủ động đi khám giám định mức suy
giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả
khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN.
Thứ tư, được yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều
trị ổn định do bị TNLĐ, BNN. Thứ năm, có quyền từ chối làm công việc hoặc rời
bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật
lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra TNLĐ đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc
sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương


×