Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

7 đề thi kim loại kiềm thổ và hợp chất của kim loại kiềm thổ đề 1 hóa 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.42 KB, 11 trang )

ĐỀ THI ONLINE: KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ - ĐỀ 1
CHUYÊN ĐỀ: KIM LOẠI KIỀM - KIỀM THỔ - NHÔM
MÔN HÓA: LỚP 12
BIÊN SOẠN: BAN CHUYÊN MÔNTUYENSINH247.COM
Mục tiêu:
- Biết vị trí của kim loại kiềm thổ trong BTH, cấu tạo nguyên tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học và
phương pháp điều chế kim loại kiềm thổ.
- Nắm được tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng vủa một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
thổ.
- Nắm được khái niệm nước cứng và nguyên tắc và phương pháp làm mềm nước cứng.
Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

6

10

4

I. NHẬN BIẾT (6 CÂU)
Câu 1 (ID: 303271): Nguyên nhân chính khiến cho tính chất vật lí của các kim loại kiềm thổ không biến đổi theo
một quy luật nhất định là các kim loại kiềm thổ:
A. có bán kính nguyên tử lớn

B. có ít electron hóa trị

C. có điện tích hạt nhân nhỏ


D. có kiểu mạng tinh thể không giống nhau

Câu 2 (ID: 303272): Cho kim loại X vào dung dịch H2SO4 loãng vừa thấy có khí bay ra vừa thu được chất kết tủa.
X là:
A. Be

B. Mg

C. Ba

D. Cu

Câu 3 (ID: 303273): Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Các kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh
B. Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba
C. Tính khử của các kim loại kiềm thổ yếu hơn kim loại kiềm trong cùng chu kì
D. Be, Mg, Ca, Sr, Ba đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường nên gọi là kim loại kiềm thổ
Câu 4 (ID: 303275): Nguyên tắc chung để điều chế kim loại kiềm thổ là?
A. Điện phân muối halogenua hoặc oxit nóng chảy.
B. Điện phân dung dịch muối halogenua có màng ngăn giữa hai điện cực.
C. Dùng kim loại mạnh hơn để đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối.
D. Điện phân dung dịch muối halogenua không có màng ngăn giữa hai điện cực.
Câu 5 (ID: 303276): Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?
1 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


A. vôi sống (CaO)

B. thạch cao sống (CaSO4.2H2O)


C. đá vôi (CaCO3)

D. thạch cao nung (CaSO4.H2O)

Câu 6 (ID: 303277): Một mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl-, SO42-. Chất được dùng để làm
mềm mẫu nước cứng trên là:
A. Na2CO3.

B. HCl.

C. H2SO4.

D. NaHCO3.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 7 (ID: 303278): Cho các chất: H2O (t0); CO2 (t0); SiO2 (to); HNO3 đặc nguội; dung dịch AlCl3. Số chất mà Mg
có thể phản ứng là:
A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 8 (ID: 303279): Hỗn hợp X gồm Ca, Sr, Ba tan hết trong nước tạo dung dịch Y và thoát ra 0,12 mol H2. Thể
tích dung dịch H2SO4 0,5M cần để trung hòa hết dung dịch Y là bao nhiêu?
A. 120 ml


B. 60 ml

C. 1,2 lít

D. 240 ml

Câu 9 (ID: 303280): Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch sau: HNO3, Na2SO4, Ba(OH)2, NaHSO4. Số
trường hợp có phản ứng xảy ra là:
A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Câu 10 (ID: 303281): Cho 0,5 gam một kim loại hóa trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 0,28 lít
khí H2 (đktc). Kim loại đó là:
A. Ca

B. Ba

C. Sr

D. Mg

Câu 11 (ID: 303282): Hiện tượng xảy ra khi thổi từ từ khí CO2 dư vào nước vôi trong là:
A. Kết tủa trắng tăng dần đến cực đại và không tan.
B. Kết tủa trắng tăng dần đến cực đại, sau đó tan một phần, dung dịch còn lại bị vẩn đục.
C. Kết tủa trắng tăng dần sau đó tan hết, thu được dung dịch trong suốt.

D. Ban đầu dung dịch trong suốt sau đó có kết tủa.
Câu 12 (ID: 303283): Quá trình tạo thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi kéo dài hàng triệu năm. Quá trình
này được giải thích bằng phương trình hóa học nào sau đây?
A. CaCO3 + CO2 + H2O→ Ca(HCO3)2

B. Mg(HCO3)2→ MgCO3 + CO2+ H2O

C. CaCO3 + 2H+ → Ca2+ + CO2 + H2O

D. Ca(HCO3)2→ CaCO3 + CO2+ H2O

Câu 13 (ID: 303284): Trong 1 cốc nước chứa 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,01 mol Mg2+; 0,05 mol HCO3-; 0,02
mol Cl-. Nước trong cốc thuộc loại:
A. nước cứng tạm thời

B. nước cứng vĩnh cửu

C. nước mềm

D. nước cứng toàn phần

Câu 14 (ID: 303285): Nhiệt phân hoàn toàn 40 gam một loại quặng đôlômit có lẫn tạp chất trơ sinh ra 8,96 lít khí
CO2 (đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của CaCO3.MgCO3 trong loại quặng nói trên là:
A. 40%.

B. 50%.

C. 84%.

D. 92%.


Câu 15 (ID: 303286): Thực hiện các phản ứng sau:
2 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


(1) X + CO2 → Y

(2) 2X + CO2 → Z + H2O

(3) Y + T → Q + X + H2O

(4) 2 Y + T→ Q + Z + 2H2O

Hai chất X, T tương ứng là:
A. Ca(OH)2, NaOH

B. Ca(OH)2, Na2CO3

C. NaOH, NaHCO3

D. NaOH, Ca(OH)2

Câu 16 (ID: 303287): Có 4 cốc mất nhãn đựng riêng biệt các dung dịch sau: nước nguyên chất, nước cứng tạm
thời, nước cứng vĩnh cửu, nước cứng toàn phần. Chỉ dùng thêm 1 hóa chất nào dưới đây để phân biệt các cốc trên?
A. NaHCO3

B. MgCO3

C. Na2CO3


D. Ca(OH)2

III. VẬN DỤNG (4 CÂU)
Câu 17 (ID: 303288): Một cốc nước có chứa các ion : Na+ (0,02 mol), Mg2+ (0,02 mol), Ca2+ (0,04 mol), Cl- (0,02
mol), HCO3- (0,10 mol) và SO42- (0,01 mol) . Đun sôi cốc nước trên cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì
nước còn lại trong cốc:
A. có tính cứng toàn phần

B. có tính cứng vĩnh cửu

C. là nước mềm

D. có tính cứng tạm thời

Câu 18 (ID: 303290): Hòa tan hoàn toàn 2,45 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm thổ vào 200 ml dung dịch
HCl 1,25M, thu được dung dịch Y chứa các chất tan có nồng độ mol bằng nhau. Hai kim loại trong X là:
A. Mg và Ca

B. Be và Mg

C. Mg và Sr

D. Be và Ca

Câu 19 (ID: 303291): Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. H a tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được
1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y chứa 20,52 gam Ba(OH)2. Cho Y tác dụng với 100 ml dung dịch l2(SO4)3
0,5M, thu được m gam kết tủa. iá trị của m là:
A. 27,96


B. 29,52

C. 36,51

D. 1,50

Câu 20 (ID: 303292): Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp), thu được dung dịch X. Hấp thụ
CO2 dư vào X, thu được dung dịch chất Y. Cho Y tác dụng với Ca(OH)2 theo tỉ lệ mol 1:1, tạo ra chất Z tan trong
nước. Chất Z là:
A. Ca(HCO3)2

B. Na2CO3

C. NaOH

D. NaHCO3

3 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


ĐÁP ÁN

1

2

3

4


5

6

7

8

9

10

D

C

D

A

D

A

D

D

D


A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

D

D

D


D

C

B

D

B

C

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Thực hiện: Ban chuyên môn Tuyensinh247.com
Câu 1:
Phương pháp:
Be, Mg có kiểu mạng lục phương; Ca, Sr có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện; còn Ba có kiểu mạng tinh thể
lập phương tâm khối.
Hướng dẫn giải:
Be, Mg có kiểu mạng lục phương; Ca, Sr có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện; còn Ba có kiểu mạng tinh thể
lập phương tâm khối.
Do có kiểu mạng tinh thể không giống nhau như vậy nên tính chất vật lí của các kim loại kiềm thổ không biến đổi
theo một quy luật nhất định.
Đáp án D
Câu 2:
Phương pháp:
Dựa vào PTHH khi cho các kim loại tác dụng với H2SO4.
Hướng dẫn giải:
Ba + H2SO4 → BaSO4 ↓ + H2 ↑

→ Vậy X là kim loại Ba.
Đáp án C
Câu 3:
Phương pháp:
Ghi nhớ: Be, Mg không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường.
Hướng dẫn giải:
4 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


D sai vì trong nhóm các kim loại kiềm thổ chỉ có Ca, Sr, Ba phản ứng được với nước còn Be và Mg không phản
ứng với H2O ở nhiệt độ thường.
R + 2H2O →R(OH)2+ H2↑
Đáp án D
Câu 4:
Phương pháp:
Các kim loại kiềm thổ là các kim loại có tính khử mạnh nên phương pháp điều chế kim loại kiềm thổ là điện phân
nóng chảy.
Hướng dẫn giải:
Kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh nên dùng phương pháp điện phân muối halogenua nóng chảy.
RCl2 
 R +Cl2
dpnc

Với Mg thường điện phân oxit nóng chảy:
2MgO 
 2Mg + O2
dpnc

Đáp án A

Câu 5:
Phương pháp:
Dựa vào ứng dụng của các hợp chất của kim loại kiềm thổ.
Hướng dẫn giải:
Thạch cao nung (CaSO4.H2O) được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương
Đáp án D
Câu 6:
Phương pháp:
Nguyên tắc làm mềm nước cứng: Loại bỏ các ion Mg2+ và Ca2+
Hướng dẫn giải:
Dùng Na2CO3 cho vào mẫu nước cứng trên nhằm kết tủa Mg2+ và Ca2+:
Ca2++ CO32- → CaCO3 ↓
Mg2++ CO32- → MgCO3 ↓
Lọc bỏ kết tủa CaCO3 và MgCO3 ta thu được nước mềm.
Đáp án A
Câu 7:
Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học của Mg.
Hướng dẫn giải:
5 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


Mg có thể phản ứng với: H2O (t0); CO2 (t0); SiO2 (to); HNO3 đặc nguội; dung dịch AlCl3 (5 chất).
Phương trình phản ứng:
t
Mg + H2O 
 MgO + H2
o


t
2Mg + CO2 
 2MgO + C
o

t
 2MgO + Si
2Mg + SiO2 
o

Mg + 10HNO3 → 4Mg(NO3)2+ 3H2O + NH4NO3 (có thể tạo sản phẩm khử khác như NO, NO2, N2O, N2).
3Mg + 2AlCl3 → 3MgCl2+ 2Al
Đáp án D
Câu 8:
Phương pháp:
Gọi kim loại tương đương với Ca, Sr, Ba là R
R + 2H2O → R(OH)2+ H2
R(OH)2+ H2SO4 → RSO4+ 2H2O
Theo PT ta có: nH2SO4 = nR(OH)2 = nH2 → Vdd
Hướng dẫn giải:
Gọi kim loại tương đương với Ca, Sr, Ba là R
R + 2H2O → R(OH)2+ H2
R(OH)2+ H2SO4 → RSO4+ 2H2O
Theo PT ta có: nH2SO4 = nR(OH)2 = nH2 = 0,12 mol →Vdd = n/CM = 0,12: 0,5 = 0,24 lít = 240 ml
Đáp án D
Câu 9:
Hướng dẫn giải:
Ba(HCO3)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2+ 2CO2+ 2H2O
Ba(HCO3)2+ Na2SO4 → BaSO4+ 2NaHCO3
Ba(HCO3)2+ Ba(OH)2→ 2BaCO3+ 2H2O

Ba(HCO3)2+ 2NaHSO4 → BaSO4+ Na2SO4+ 2CO2+2 H2O
Vậy có 4 phản ứng xảy ra.
Đáp án D
Câu 10:
Phương pháp:
Gọi kim loại hóa trị II là R
R + 2HCl → RCl2+ H2
Có nH2 = 0,0125 mol = nR → MR = mR: nR
6 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


→ Tên của kim loại R
Hướng dẫn giải:
Gọi kim loại hóa trị II là R
R + 2HCl → RCl2+ H2
Có nH2 = 0,0125 mol = nR → MR = mR: nR = 0,5: 0,0125 = 40 g/mol
→ R là Ca
Đáp án A
Câu 11:
Phương pháp:
Khi dẫn từ từ CO2 vào dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2 thì thứ tự các phản ứng xảy ra như sau:
CO2+ Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
CaCO3+ CO2+ H2O → Ca(HCO3)2
=> Hiện tượng của thí nghiệm
Hướng dẫn giải:
Khi thổi từ từ khí CO2 dư vào nước vôi trong thì:
+ Đầu tiên xuất hiện kết tủa trắng:
CO2+ Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
+ Sau đó kết tủa tan ra thu được dung dịch trong suốt:

CaCO3+ CO2+ H2O → Ca(HCO3)2
Đáp án C
Câu 12:
Phương pháp:
t
 CaCO3+ CO2+ H2O (quá trình hình thành thạch nhũ trong hang động)
Ca(HCO3)2 
o

Hướng dẫn giải:
t
 CaCO3+ CO2+ H2O (quá trình hình thành thạch nhũ trong hang động)
Ca(HCO3)2 
o

Đáp án D
Câu 13:
Phương pháp:
Dựa vào khái niệm các loại nước cứng:
- Nước cứng tạm thời là nước cứng có chứa: Ca2+, Mg2+, HCO3- Nước cứng vĩnh cửu là nước cứng có chứa: Ca2+, Mg2+, Cl-, SO42- Nước cứng toàn phần gồm cả tính cứng tạm thời và vĩnh cửu
Hướng dẫn giải:
7 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


Nước chứa 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,01 mol Mg2+; 0,05 mol HCO3-; 0,02 mol Cl-. Nước trong cốc thuộc loại
nước cứng toàn phần.
Đáp án D
Câu 14:
Phương pháp:

CaCO3.MgCO3 → CaO. MgO + 2CO2
Theo PT ta có: nCaCO3.MgCO3 = ½ . nCO2 → mCaCO3.MgCO3
→ %Khối lượng CaCO3.MgCO3 trong quặng đolomit.
Hướng dẫn giải:
CaCO3.MgCO3 → CaO. MgO + 2CO2
Theo PT ta có: nCaCO3.MgCO3 = ½ . nCO2 = 0,2 mol → mCaCO3.MgCO3 = 0,2. 184 = 36,8 gam
→ %Khối lượng CaCO3.MgCO3 là: 36,8.100%/40 = 92%
Đáp án D
Câu 15:
Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học của kim loại kiềm, hợp chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, hợp chất của kim loại kiềm thổ.
Hướng dẫn giải:
(1) NaOH + CO2 → NaHCO3
(2) 2NaOH + CO2 → Na2CO3+ H2O
(3) NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + NaOH+ H2O
(4) 2 NaHCO3 + Ca(OH)2→ CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O
Vậy X là NaOH, Y là NaHCO3, Z là Na2CO3, T là Ca(OH)2, Q là CaCO3
Đáp án D
Câu 16:
Phương pháp:
Dựa vào thành phần của các loại nước trên.
- Nước cứng tạm thời là nước cứng có chứa: Ca2+, Mg2+, HCO3- Nước cứng vĩnh cửu là nước cứng có chứa: Ca2+, Mg2+, Cl-, SO42- Nước cứng toàn phần gồm cả tính cứng tạm thời và vĩnh cửu
Hướng dẫn giải:
Khi đun nóng thì nước mềm và nước cứng vĩnh cửu không hiện tượng (nhóm 1).
Khi đun nóng thì nước cứng tạm thời và nước cứng toàn phần xuất hiện kết tủa trắng (nhóm 2).
t
 CaCO3↓+ CO2+ H2O
Ca(HCO3)2 
o


8 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


t
Mg(HCO3)2 
 MgCO3↓+ CO2+ H2O
o

Sau khi đun nóng thì nước cứng tạm thời chỉ c n nước. Nước cứng toàn phần chỉ chứa Ca2+, Mg2+, Cl-, SO42-.
Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch sau khi đun nóng của nhóm (1) thì nước mềm không hiện tượng, c n nước
cứng vĩnh cửu tạo kết tủa. Khi cho Na2CO3 vào dung dịch sau khi đun nóng ở nhóm (2) thì nước cứng toàn phần
tạo kết tủa.
Ca2++ CO32- → CaCO3 ↓
Mg2++ CO32- → MgCO3 ↓
Đáp án C
Câu 17:
Phương pháp:
Khi đun nóng thì:
2HCO3- → CO32-+ CO2+ H2O
Trong dung dịch sau phản ứng ta so sánh: nCa2+, Mg2+ và nCO32- => tính cứng của nước còn lại trong cốc
Hướng dẫn giải:
Khi đun nóng thì:
2HCO3- → CO32-+ CO2+ H2O
0,1→

0,05 mol

Mà nCa2+, Mg2+ = 0,02 + 0,04 = 0,06 mol > 0,05 mol nên Ca2+ và Mg2+ vẫn c n dư.
→ Dung dịch chứa Ca2+, Mg2+, Cl-, SO42- nên nước còn lại trong cốc là nước cứng vĩnh cửu.

Đáp án B
Câu 18:
Phương pháp:
Với bài toán này ta chia thành 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: HCl phản ứng hết thì chất tan chỉ chứa là 2 muối clorua của 2 kim loại kiềm thổ.
- Trường hợp 2: HCl c n dư thì chất tan chứa 2 muối clorua và HCl dư
Hướng dẫn giải:
Với bài toán này ta chia thành 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: HCl phản ứng hết thì chất tan chỉ chứa là 2 muối clorua của 2 kim loại kiềm thổ.
Gọi kim loại tương đương với 2 kim loại trên là R
R + 2HCl → RCl2+ H2
Ta có: nR = ½ . nHCl = ½ . 0,25 = 0,125 mol
→ MR = mR/ nR = 2,45: 0,125 = 19,6 g/mol
Mà số mol của 2 muối này bằng nhau nên tổng khối lượng mol của 2 kim loại này bằng 19,6.2 =39,2
→ Loại
9 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


- Trường hợp 2: HCl c n dư thì chất tan chứa 2 muối clorua và HCl dư
Gọi 2 kim loại là A, B
+ 2HCl → Cl2+ H2
B + 2HCl → BCl2+ H2
dung dịch Y chứa các chất tan có nồng độ mol bằng nhau → Số mol của các chất tan này bằng nhau
→ nAcl2 = nBCl2 = nHCl dư = x mol
→ nHCl = 2.nAcl2+ 2.nBCl2+ nHCl dư = 2x+ 2x + x = 5x = 0,2.1,25 = 0,25 mol nên x = 0,05 mol
→ mkim loại = a.x + b.x = 2,45 gam → + B = 2,45: 0,05 = 49 → là Ca (40) và B là Be (9)
Đáp án D
Câu 19:
Phương pháp:

Dùng phương pháp quy đổi để quy hỗn hợp thành Na, Ba và O.
Vận dụng định luật bảo toàn e và bảo toàn khối lượng để tìm số mol Na, Ba, O.
Từ đó tính được nOH-. Viết các phương trình xảy ra và tính theo phương trình.
Hướng dẫn giải:
Dùng phương pháp quy đổi để quy hỗn hợp thành Na, Ba và O.
Bảo toàn nguyên tố Ba ta có: nBa = nBa(OH)2 = 0,12 mol
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: nNa+ 2.nBa = 2.nO+ 2.nH2
=> nNa+ 2. 0,12 = 2.nO+ 2. 0,05
Mặt khác mX = mNa+ mBa+ mO = 23.nNa+ 137. 0,12 + 16.nO = 21,9 gam
Giải hệ trên ta có: nNa = 0,14 mol và nO = 0,14 mol
Ta có: nOH- = nNa+ 2.nBa = 0,14 + 2. 0,12 = 0,38 mol; nAl2(SO4)3 = 0,05 mol
Al3+ + 3OH- → l(OH)3
0,1

0,3

0,1

Al(OH)3 + OH- → lO2-+ 2H2O
0,08←

0,08

Vậy nAl(OH)3 còn lại = 0,1 – 0,08 = 0,02 mol
Ba2+ + SO42- → BaSO4
0,12

0,15

0,12 mol


Vậy sau phản ứng thu được kết tủa gồm 0,02 mol Al(OH)3 và 0,12 mol BaSO4
→ m = 0,02.78 + 0,12.233 = 29,52 gam
Đáp án B
Câu 20:
10 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


Phương pháp:
Viết PTHH của từng phản ứng từ đó xác định được chất Z.
Hướng dẫn giải:
dpdd
2NaCl + 2H2O 
 2NaOH + Cl2+ H2

Dung dịch X chứa NaOH
CO2+ NaOH → NaHCO3 (Y)
NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + NaOH+ H2O
Chất tan Z tan trong nước là NaOH.
Đáp án C

11 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!



×