Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

18 đề thi bài toán về tính lưỡng tính của nhôm hidroxit hóa 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.08 KB, 17 trang )

ĐỀ THI ONLINE: TÍNH LƯỠNG TÍNH CỦA NHÔM HIĐROXIT
CHUYÊN ĐỀ: KIM LOẠI KIỀM - KIỀM THỔ - NHÔM
MÔN HÓA: LỚP 12
BIÊN SOẠN: BAN CHUYÊN MÔNTUYENSINH247.COM
Mục tiêu:
- HS nắm được tính lưỡng tính của Al(OH)3.
- Viết được các PTHH thể hiện tính lưỡng tính của Al(OH)3.
- Vận dụng giải được các bài tập khi cho Al(OH)3 tác dụng với axit và kiềm.
Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

8

8

4

I. THÔNG HIỂU (8 CÂU)
Câu 1 (ID: 308923): Cho 375 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,2 mol AlCl3, thu được m gam kết
tủa. Giá trị của m là:
A. 15,6

B. 7,8

C. 3,9

D. 19,5


Câu 2 (ID: 308924): Cho 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Al2(SO4)3 1M, CuSO4 1M tác dụng với dung dịch NaOH
dư. Kết tủa thu được đem nung nóng đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng là:
A. 4 gam

B. 6 gam

C. 8 gam

D. 10 gam

Câu 3 (ID: 308925): Thêm 200 ml dung dịch A chứa NaOH 0,3M và Ba(OH)2 0,025M vào 200 ml dung dịch
Al(NO3)3 0,1M thu được kết tủa B. Lọc, tách B rồi đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu
được m gam chất rắn D. Tính m?
A. 0,51 gam

B. 1,02 gam

C. 5,1 gam

D. 10,2 gam

Câu 4 (ID: 308924): Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3; 0,016 mol
Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 2,568

B. 1,56 0

C. 4,128

D. 5,064


Câu 5 (ID: 308927): Cho V lít dung dịch NaOH 0,4M tác dụng với 58,14g Al2(SO4)3 thu được 23,4g kết tủa. Giá
trị của V là?
A. 2,25 lít hoặc 2,65 lít

B. 2,25 lít hoặc 2,85 lít

C. 2,65 lít hoặc 3,25 lít

D. 2,65 lít hoặc 3,5 lít

Câu 6 (ID: 308928): Cho V lít dung dịch NaOH 0,3 mol/lít tác dụng với 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M thu
được một kết tủa keo trắng. Lọc tách kết tủa, đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được
1,02 gam chất rắn. Giá trị của V là:
A. 0,2 hoặc 1,0

B. 0,2 hoặc 2,0

C. 0,3 hoặc 4,0

D. 0,4 hoặc 1,0

Câu 7 (ID: 308993): Thêm V lít dung dịch NaOH 0,1M vào 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thấy xuất hiện 1,17
gam kết tủa keo trắng. Giá trị nhỏ nhất của V là:
A. 0,25 lít

B. 0,45 lít

C. 0,65 lít


D. 0,225 lít

1 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


Câu 8 (ID: 308930): Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa
thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là:
A. 1,2.

B. 1,8.

C. 2,4.

D. 2.

II. VẬN DỤNG (8 CÂU)
Câu 9 (ID: 308931): Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến
khi phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là:
A. 0,45.

B. 0,35.

C. 0,25.

D. 0,05.

Câu 10 (ID: 308932): Hòa tan 0,54 gam Al trong 0,5 lít dung dịch H2SO4 0,1M được dung dịch A. Thêm V lít
dung dịch NaOH 0,1M cho đến khi kết tủa tan trở lại 1 phần. Nung kết tủa thu được đến khối lượng không đổi ta
được chất rắn nặng 0,51 gam. Giá trị của V là:

A. 0,8 lít

B. 1,1 lít

C. 1,2 lít

D. 1,5 lít

Câu 11 (ID: 308933): Cho x gam Al(NO3)3 tác dụng với 0,9 mol NaOH thì được m gam kết tủa. Cho x gam
Al(NO3)3 tác dụng với 1,7 mol NaOH cũng được m gam kết tủa. Vậy x bằng:
A. 85,2 gam

B. 95,85 gam

C. 106,5 gam

D. 117,15

Câu 12 (ID: 308934): Cho 200 ml dung dịch X chứa Ba(OH)2 0,1M và KOH 0,15M vào 100 ml dung dịch
Al2(SO4)3 0,1M. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của m?
A. 4,66 gam

B. 5,44 gam

C. 0,78 gam

D. 7,77 gam

Câu 13 (ID: 308935): Thêm m gam kali vào 300 ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung
dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được lượng kết

tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là:
A. 1,59

B. 1,17

C. 1,95

D. 1,71

Câu 14 (ID: 308936): Thực hiện 2 thí nghiệm:
TN1: Trộn 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 với 120 ml dung dịch NaOH thu được 3,12 gam Al(OH)3
TN2: Trộn 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 với 200 ml dung dịch NaOH thu được 3,12 gam Al(OH)3
Tính nồng độ của các dung dịch Al2(SO4)3 và dung dịch NaOH ở trên.
A. 1M và 0,3M

B. 1M và 1M

C. 0,3M và 1M

D. 0,5M và 1M

Câu 15 (ID: 308937): Dung dịch X gồm Al2(SO4)3 0,75M và H2SO4 0,75M. Cho V1 ml dung dịch KOH 1M vào
100 ml dung dịch X, thu được 3,9 gam kết tủa. Mặt khác, khi cho V2 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch
X cũng thu được 3,9 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và V2> V1. Tỉ lệ V2: V1 là:
A. 4:3

B. 25:9

C. 13: 9


D. 7 : 3

Câu 16 (ID: 308938): Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na2O và Al2O3 vào nước thu được dung dịch X
trong suốt. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào X, khi hết 100 ml thì bắt đầu xuất hiện kết tủa; khi hết 300 ml hoặc
700 ml thì đều thu được a gam kết tủa. Giá trị của a và m lần lượt là
A. 15,6 và 27,7.

B. 23,4 và 35,9.

C. 23,4 và 56,3.

D. 15,6 và 55,4.

III. VẬN DỤNG CAO ( 4 CÂU)
Câu 17 (ID: 308939): Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được
1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y chứa 20,52 gam Ba(OH)2. Cho Y tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3
0,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 27,96

B. 29,52

C. 36,51

D. 1,50

2 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


Câu 18 (ID: 308940): Hòa tan hoàn toàn m gam Al2(SO4)3 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 500 ml dung dịch

NaOH 2M vào X thì thu được 2a gam kết tủa. Mặt khác nếu cho 550 ml dung dịch NaOH 2M vào X thì thu được a
gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 51,30.

B. 59,85.

C. 34,20.

D. 68,4.

Câu 19 (ID: 308941): Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm AlCl3 và Al2(SO4)3 vào nước thu được 200 gam dung dịch
X, chia dung dịch X thành 2 phần:
- Phần 1 đem tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 13,98 gam kết tủa trắng.
- Phần 2 đem tác dụng với 476 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau khi phản ứng xong thu được 69,024 gam kết tủa.
Biết khối lượng phần 2 gấp n lần khối lượng phần 1 (n: nguyên) và lượng chất tan trong phần 2 nhiều hơn trong
phần 1 là 32,535 gam. Tính nồng độ % các chất tan có trong dung dịch X
A. C%AlCl3 =10,01%; C%Al2(SO4)3 = 17,1%

B. C%AlCl3 =12,01%; C%Al2(SO4)3 = 17,1%

C. C%AlCl3 =10,01%; C%Al2(SO4)3 = 15,1%

D. C%AlCl3 =12,01%; C%Al2(SO4)3 = 15,1%

Câu 20 (ID: 308942): Cho 7,65 gam hỗn hợp Al và Mg tan hoàn toàn trong 500 ml dung dịch HCl 1,04M và
H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và khí H2. Cho 850 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng xảy
ra hoàn toàn thu được 16,5 gam kết tủa gồm 2 chất. Mặt khác cho từ từ dung dịch hỗn hợp KOH 0,8M và Ba(OH)2
0,1M vào X đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, thu được m
gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 32,3


B. 38,6

C. 46,3

D. 27,4

3 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9


10

C

C

A

C

A

A

B

D

A

B

11

12

13

14


15

16

17

18

19

20

C

B

B

C

D

A

B

A

A


B

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Thực hiện: Ban chuyên môn Tuyensinh247.com
Câu 1:
Phương pháp:
Tính tỉ lệ (*) = nOH-/nAl3+ = 0,75: 0,2 = 3,75 → 3 < (*) < 4 → Kết tủa đã tan 1 phần
→ nAl(OH)3 = 4.nAl3+- nOH-→ Khối lượng kết tủa
Hướng dẫn giải:
Ta có: nNaOH = 0,375.2 = 0,75 mol; nAlCl3 = 0,2 mol
→ (*) = nOH-/nAl3+ = 0,75: 0,2 = 3,75 → 3 < (*) < 4 → Kết tủa đã tan 1 phần
→ nAl(OH)3 = 4.nAl3+- nOH- = 4.0,2- 0,75 = 0,05 mol → mAl(OH)3 = 0,05.78 = 3,9 gam
Đáp án C
Câu 2:
Phương pháp:
Do NaOH dư nên:
Al3++ 3OH- → Al(OH)3
Cu2++ 2OH- → Cu(OH)2
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
t
Cu(OH)2 
CuO + H2O
o

Kết tủa nung nóng đến khối lượng không đổi ta thu được chất rắn là CuO
Từ đó vận dụng bảo toàn nguyên tố Cu ta tính được nCuO
Hướng dẫn giải:
Ta có: nAl3+ = 2.nAl2(SO4)3 = 0,2 mol; nCu2+ = 0,1 mol
Do NaOH dư nên:

4 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


Al3++ 3OH- → Al(OH)3
Cu2++ 2OH- → Cu(OH)2
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
t
Cu(OH)2 
CuO + H2O
o

Kết tủa nung nóng đến khối lượng không đổi ta thu được chất rắn là CuO
→ nCuO = nCu2+ = nCu(OH)2 = 0,1 mol → mCuO = 0,1.80 = 8,0 gam
Đáp án C
Câu 3:
Phương pháp:
Tính nAl3+ và nOH→ (*) = nOH-/nAl3+ = 0,07: 0,02 = 3,5 → 3 < (*) < 4 → Kết tủa đã tan 1 phần
→ nAl(OH)3 = 4.nAl3+- nOH-. Từ đó ta tính được nAl2O3, tính được giá trị m.
Hướng dẫn giải:
Ta có: nNaOH = 0,2.0,3 = 0,06 mol; nBa(OH)2 = 0,2. 0,025 = 0,005 mol; nAl(NO3)3 = 0,2.0,1 = 0,02 mol
→ nOH- = 0,06 + 2.0,005 = 0,07 mol; nAl3+ = 0,02 mol
→ (*) = nOH-/nAl3+ = 0,07: 0,02 = 3,5 → 3 < (*) < 4 → Kết tủa đã tan 1 phần
→ nAl(OH)3 = 4.nAl3+- nOH- = 4.0,02- 0,07 = 0,01 mol
t
2Al(OH)3 
Al2O3 + 3H2O
o

0,01


0,005 mol

→ m = mAl2O3 = 0,005.102 = 0,51 gam
Đáp án A
Câu 4:
Phương pháp:
Viết và tính theo PTHH:
H++
Fe3++

OH- → H2O
3OH- → Fe(OH)3 ↓

Tính được OH- còn dư sau 2 phản ứng trên. So sánh tỉ lệ thấy: 3< nOH-/ nAl3+ < 4 → nAl(OH)3 = 4.nAl3+- nOH=> mkết tủa = mAl(OH)3+ mFe(OH)3
Hướng dẫn giải:
Ta có: Dung dịch A chứa nFe3+ = 0,024 mol; nAl3+ = 0,032 mol; nH+ = 0,08 mol tác dụng OH- : nOH- = 0,26 mol
H++

OH- → H2O

0,08 0,08 mol
Sau phản ứng này OH- còn 0,26- 0,08 = 0,18 mol
Fe3++

3OH- →

Fe(OH)3 ↓

5 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD

tốt nhất!


0,024 → 0,072 mol 0,024 mol
Sau phản ứng này OH- còn dư 0,18 – 0,072 = 0,108 mol
Tỉ lệ (*) = nOH-/ nAl3+ = 0,108 : 0,032 = 3,375 → 3 < (*) < 4
→ nAl(OH)3 = 4.nAl3+- nOH- = 4.0,032- 0,108 =0,02 mol
Vậy mkết tủa = mAl(OH)3+ mFe(OH)3 = 0,02.78 + 0,024.107 = 4,128 gam
Đáp án C
Câu 5:
Phương pháp:
So sánh thấy nAl3+ > nAl(OH)3
Xét 2 trường hợp:
TH1: Al3+ dư: nAl(OH)3 = nOH- : 3 → nOH- = 3.nAl(OH)3
TH2: Kết tủa tan 1 phần : n↓ = 4.nAl3+ - nOH- → nOHVậy có 2 nghiệm đều đúng
Hướng dẫn giải:
Ta có: nAl2(SO4)3 = 58,14 : 342 = 0,17 mol => nAl3+ = 0,34 mol; nAl(OH)3 = 23,4 : 78 = 0,3 mol
So sánh thấy nAl3+ > nAl(OH)3
Xét 2 trường hợp:
TH1: Al3+ dư: nAl(OH)3 = nOH- : 3 → nOH- = 3.nAl(OH)3 = 3.0,3 = 0,9 mol → Vdd = n/CM = 0,9: 0,4 = 2,25 lít
TH2: Kết tủa tan 1 phần : n↓ = 4.nAl3+ - nOH- → nOH- = 4.0,34- 0,3 =1,06 mol → Vdd = n/CM = 1,06: 0,4 = 2,65 lít
Vậy có 2 nghiệm đều đúng
Đáp án A
Câu 6:
Phương pháp:
nAl2O3 => nAl(OH)3
t
2Al(OH)3 
Al2O3 + 3H2O
o


Dựa vào PTHH trên: nAl(OH)3 = 2nAl2O3
So sánh thấy nAl3+ > nAl(OH)3
TH1: nAl(OH)3 = nOH- : 3 → nOH- = 3.nAl(OH)3 → V
TH2: n↓ = 4.nAl3+ - nOH- → nOH-→ V
Hướng dẫn giải:
nAl3+ = 2.0,2.0,2 = 0,08 mol; nAl2O3 = 0,01 mol
t
2Al(OH)3 
Al2O3 + 3H2O
o

0,02

← 0,01 mol

TH1: nAl(OH)3 = nOH- : 3 → nOH- = 3.nAl(OH)3 = 3.0,02 = 0,06 → V = n : CM = 0,06: 0,3 = 0,2 lít
TH2: n↓ = 4.nAl3+ - nOH- → nOH- = 4.0,08-0,02 =0,3 mol → V = n : CM = 0,3: 0,3 = 1 lít
Đáp án A
6 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


Câu 7:
Phương pháp:
Do đề hỏi giá trị nhỏ nhất của V nên ta chỉ xét trường hợp Al3+ dư
Khi đó: nAl(OH)3 = nOH- : 3 → nOH- = 3.nAl(OH)3 → Vdd = n/CM
Hướng dẫn giải:
Ta có: nAl2(SO4)3 = 0,1. 0,1 = 0,01 mol; nAl(OH)3 = 1,17: 78 = 0,015 mol
Do đề hỏi giá trị nhỏ nhất của V nên ta chỉ xét trường hợp Al3+ dư

Khi đó: nAl(OH)3 = nOH- : 3 → nOH- = 3.nAl(OH)3 = 3.0,015 = 0,045 mol → Vdd = n/CM = 0,045: 0,1 = 0,45 lít
Đáp án B
Câu 8:
Phương pháp:
Do đề hỏi giá trị lớn nhất của V nên ta chỉ xét trường hợp Al3+phản ứng hết và kết tủa Al(OH)3 bị hòa tan một
phần:
Áp dụng công thức tính nhanh: n↓ = 4.nAl3+ - nOH- → nOH- → Giá trị lớn nhất của V.
Hướng dẫn giải:
Ta có: nAlCl3 = 0,2. 1,5 = 0,3 mol; nAl(OH)3 = 15,6: 78 = 0,2 mol
Do đề hỏi giá trị lớn nhất của V nên ta chỉ xét trường hợp Al3+phản ứng hết và kết tủa Al(OH)3 bị hòa tan một
phần:
n↓ = 4.nAl3+ - nOH- → nOH- = 4. 0,3- 0,2 =1 mol → V = 1: 0,5 = 2 lít
Đáp án D
Câu 9:
Phương pháp:
Ta thấy nAl3+ > nkết tủa nên để giá trị thể tích dung dịch NaOH lớn nhất thì Al3+ đã phản ứng hết, kết tủa bị tan 1
phần: n↓ = 4.nAl3+ - nOH- → nOH- = 4nAl3+ - n↓
Từ đó tính tổng số mol OH- tham gia phản ứng trung hòa với H+ và với Al3+:
∑nOH- = nH+ + 4nAl3+ - n↓
Hướng dẫn giải:
Ta có: nAl3+ = 0,2 mol; nH+ = 0,2 mol, nkết tủa = 0,1 mol
H+ + OH- → H2O
0,2 → 0,2 mol
Ta thấy nAl3+ > nkết tủa nên để giá trị thể tích dung dịch NaOH lớn nhất thì Al3+ đã phản ứng hết, kết tủa bị tan 1
phần: n↓ = 4.nAl3+ - nOH- → nOH- = 4.0,2 - 0,1 = 0,7 mol
Vậy tổng số mol OH- bằng 0,2 + 0,7 = 0,9 mol → V = n/CM = 0,9 : 2 = 0,45 lít
Đáp án A
7 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!



Câu 10:
Phương pháp:
Al +

3H+ → Al3++ 3/2 H2

H+ + OH- → H2O (1)
Al3++ 3OH- → Al(OH)3 (2)
Al(OH)3+ OH- → AlO2-+ 2H2O (3)
t
2Al(OH)3 
Al2O3 + 3H2O
o

Do nAl3+ > nkết tủa Al(OH)3 và kết tủa tan 1 phần nên n↓ = 4.nAl3+ - nOHVậy nOH- = nOH- PT 1+ nOH- PT 2,3 → V = n/CM
Hướng dẫn giải:
Ta có: nAl = 0,02 mol; nH2SO4 = 0,5. 0,1 = 0,05 mol; nH+ = 2.0,05 = 0,1 mol
Al +

3H+ → Al3++ 3/2 H2

0,02 → 0,06
+

H

0,02 mol

-


+ OH → H2O (1)

0,04→ 0,04 mol
Al3++ 3OH- → Al(OH)3 (2)
Al(OH)3+ OH- → AlO2-+ 2H2O (3)
t
2Al(OH)3 
Al2O3 + 3H2O
o

0,01 ←

0,005 mol

Do nAl3+ > nkết tủa Al(OH)3 và kết tủa tan 1 phần nên n↓ = 4.nAl3+ - nOH- → nOH- PT 2,3 = 4. 0,02-0,01 = 0,07 mol
Vậy nOH- = nOH- PT 1+ nOH- PT 2,3 = 0,04 + 0,07 = 0,11 mol → V = n/CM = 0,11: 0,1 = 1,1 lít
Đáp án B
Câu 11:
Phương pháp:
Với 2 giá trị mol NaOH khác nhau nhưng thu được cùng một lượng kết tủa
- Tại nOH- = 0,9 mol: Kết tủa chưa đạt cực đại: nAl(OH)3 = nOH- : 3
- Tại nOH- = 1,7 mol: Kết tủa tan một phần: n↓ = 4.nAl3+ - nOHTừ đó ta tính được nAl3+ suy ra giá trị x.
Hướng dẫn giải:
Với 2 giá trị mol NaOH khác nhau nhưng thu được cùng một lượng kết tủa
- Tại nOH- = 0,9 mol: Kết tủa chưa đạt cực đại: nAl(OH)3 = nOH- : 3 =0,3 mol
- Tại nOH- = 1,7mol: Kết tủa tan một phần: n↓ = 4.nAl3+ - nOH- = 4.nAl3+ - 1,7 = 0,3→ nAl3+ = 0,5 mol
→ nAl(NO3)3 = 0,5 mol → x = 0,5.213 =106,5 gam
Đáp án C
8 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD

tốt nhất!


Câu 12:
Phương pháp:
Tính được nOH-; nBa2+; nAl3+; nSO4(2-)
Ba2+ + SO42- → BaSO4 ↓
Tỉ lệ (*) = nOH-/ nAl3+ = 0,07 : 0,02 = 3,5 →3 < (*) < 4 → Kết tủa tan 1 phần
→ nAl(OH)3 = 4.nAl3+- nOHVậy mkết tủa = mBaSO4+ mAl(OH)3 → Giá trị m
Hướng dẫn giải:
Ta có: nBa(OH)2 = 0,2.0,1 = 0,02 mol; nKOH = 0,2.0,15 = 0,03 mol, nAl2(SO4)3 = 0,1.0,1 = 0,01 mol
→ nOH- = 2.0,02 + 0,03 = 0,07 mol; nBa2+ = 0,02 mol; nAl3+ = 0,02 mol, nSO4(2-) = 0,03 mol
Ba2+ + SO42- → BaSO4 ↓
0,02

0,03

0,02 mol

Tỉ lệ (*) = nOH-/ nAl3+ = 0,07 : 0,02 = 3,5 →3 < (*) < 4 → Kết tủa tan 1 phần
→ nAl(OH)3 = 4.nAl3+- nOH- = 4.0,02 – 0,07 = 0,01 mol
Vậy mkết tủa = mBaSO4+ mAl(OH)3 = 0,02.233 + 0,01.78 = 5,44 gam
Đáp án B
Câu 13:
Phương pháp:
nBa2+ < nSO4 2- => Ba2+ đã bị kết tủa hết
Để thu được lượng kết tủa lớn nhất thì lượng OH- phải tạo kết tủa hết với 0,04 mol Al3+.
→ nOH- = 3.nAl3+
Mà nOH- = 2nBa(OH)2+ nNaOH + nK. Từ đó ta tính được nK suy ra giá trị m.
Hướng dẫn giải:

Ta có: nBa(OH)2 = 0,3.0,1 = 0,03 mol; nNaOH = 0,3.0,1 = 0,03 mol, nAl2(SO4)3 = 0,2.0,1 = 0,02 mol
Để thu được lượng kết tủa lớn nhất thì lượng OH- phải tạo kết tủa hết với 0,04 mol Al3+.
→ nOH- = 3.nAl3+ = 3.0,04 = 0,12 mol
→ 2.0,03 + 0,03 + nK = 0,12 mol → nK = 0,03 mol → m = 0,03.39 = 1,17 gam
Đáp án B
Câu 14:
Phương pháp:
Ta có: nAl(OH)3 = 0,04 mol
Ở thí nghiệm 2 lượng NaOH dùng nhiều hơn nhưng vẫn thu được lượng kết tủa bằng thí nghiệm 1 nên chứng tỏ ở
thí nghiệm 1 thì kết tủa chưa bị hòa tan. Còn ở thí nghiệm 2 thì kết tủa bị hòa tan 1 phần
Hướng dẫn giải:
9 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


Ta có: nAl(OH)3 = 0,04 mol
Ở thí nghiệm 2 lượng NaOH dùng nhiều hơn nhưng vẫn thu được lượng kết tủa bằng thí nghiệm 1 nên chứng tỏ ở
thí nghiệm 1 thì kết tủa chưa bị hòa tan. Còn ở thí nghiệm 2 thì kết tủa bị hòa tan 1 phần
Đặt nồng độ của các dd Al2(SO4)3 và dd NaOH lần lượt là x, y (M)
- TN1: nAl2(SO4)3 = 0,1x mol; nNaOH = 0,12y mol
6NaOH+ Al2(SO4)3 → 3Na2SO4 + 2Al(OH)3↓ (1)
Ta có: nAl(OH)3 = nOH-/3 → nOH- = 3.nAl(OH)3 => 0,12y = 3.0,04 → y = 1M
- TN2: nAl2(SO4)3 = 0,1x mol; nNaOH = 0,2y mol = 0,2 mol
6NaOH + Al2(SO4)3 → 3Na2SO4 + 2Al(OH)3↓ (1)
NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O (2)
n↓ = 4.nAl3+ - nOH- => 0,04 = 4.nAl3+- 0,2 → nAl3+ = 0,06 mol → nAl2(SO4)3 = 0,03 mol = 0,1x → x = 0,3M
Đáp án C
Câu 15:
Phương pháp:
Do lượng KOH trong thí nghiệm 2 nhiều hơn trong thí nghiệm 1 mà lượng kết tủa thu được trong 2 thí nghiệm

giống nhau nên
- Thí nghiệm 1: kết tủa chưa bị hòa tan: nKOH = V1/1000 mol
- Thí nghiệm 2: Kết tủa bị hòa tan 1 phần: nKOH = V2/1000 mol
Hướng dẫn giải:
Ta có: nAl2(SO4)3 = 0,075 mol; nH2SO4 = 0,075 mol, nAl(OH)3 = 3,9/78 = 0,05 mol
Do lượng KOH trong thí nghiệm 2 nhiều hơn trong thí nghiệm 1 mà lượng kết tủa thu được trong 2 thí nghiệm
giống nhau nên
- Thí nghiệm 1: Kết tủa chưa bị hòa tan: nKOH = V1/1000 mol
2KOH + H2SO4 → K2SO4+ 2H2O
0,15

0,075

6KOH+ Al2(SO4)3 → 2Al(OH)3+ 3K2SO4
0,15 ←

0,05 mol

→ nKOH = 0,15+ 0,15 = 0,30 mol = V1/1000 → V1 = 300 ml
- Thí nghiệm 2: Kết tủa bị hòa tan 1 phần: nKOH = V2/1000 mol
2KOH + H2SO4 → K2SO4+ 2H2O
0,15

0,075

6KOH+ Al2(SO4)3 → 2Al(OH)3+ 3K2SO4
0,45

0,075


0,15

KOH+ Al(OH)3 → KAlO2+ 2H2O
0,1

(0,15- 0,05)

→ nKOH = 0,15+ 0,45 + 0,1 = 0,70 mol = V2/1000 → V2 = 700 ml →V2/V1 = 7:3
Đáp án D
10 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


Câu 16:
Phương pháp:
Na2O + H2O → 2NaOH (1)
2NaOH + Al2O3→ 2NaAlO2 + H2O (2)
Dung dịch X có NaOH dư và NaAlO2
- Khi cho dung dịch HCl vào X:
HCl + NaOH → NaCl + H2O (3)
Khi hết 100 ml HCl thì bắt đầu xuất hiện kết tủa → nNaOH dư = nHCl = 0,1 mol
- Khi thêm hết 300 ml hoặc 700 ml HCl thì thu được cùng a gam kết tủa
→ Khi hết 300 ml HCl thì kết tủa chưa bị hòa tan. Khi hết 700 ml HCl thì kết tủa bị hòa tan 1 phần.
+ Khi thêm hết 300 ml HCl thì:
HCl + NaAlO2+ H2O →Al(OH)3↓ + NaCl (4)
+ Khi thêm hết 700 ml HCl thì: nHCl PT4,5 = 0,7- 0,1 = 0,6 mol
HCl + NaAlO2+ H2O →Al(OH)3↓ + NaCl (4)
3HCl + Al(OH)3 → AlCl3+ 3H2O (5)
Hướng dẫn giải:
Na2O + H2O → 2NaOH (1)

2NaOH + Al2O3→ 2NaAlO2+ H2O (2)
Dung dịch X có NaOH dư và NaAlO2
- Khi cho dung dịch HCl vào X:
HCl + NaOH → NaCl + H2O (3)
Khi hết 100 ml HCl thì bắt đầu xuất hiện kết tủa → nNaOH dư = nHCl = 0,1 mol
- Khi thêm hết 300 ml hoặc 700 ml HCl thì thu được cùng a gam kết tủa
→ Khi hết 300 ml HCl thì kết tủa chưa bị hòa tan. Khi hết 700 ml HCl thì kết tủa bị hòa tan 1 phần.
+ Khi thêm hết 300 ml HCl thì:
HCl + NaAlO2+ H2O →Al(OH)3↓ + NaCl (4)
nAl(OH)3 PT 4 = nHCl PT4 = nHCl- nHCl PT3 = 0,3- 0,1 = 0,2 mol → a =15,6 gam
+ Khi thêm hết 700 ml HCl thì: nHCl PT4,5 = 0,7- 0,1 = 0,6 mol
HCl + NaAlO2+ H2O →Al(OH)3↓ + NaCl (4)
x

x

x mol

3HCl + Al(OH)3 → AlCl3+ 3H2O (5)
3y

y mol

Đặt nNaAlO2 = x mol; nAl(OH)3 pt 5 = y mol
Ta có: nHCl = x + 3y = 0,6 mol; nAl(OH)3 = x - y = 0,2 mol
Vậy x = 0,3 và y = 0,1
Theo PT 2: nNaOH PT2 = nNaAlO2 = 0,3 mol; nAl2O3 = 1/2. nNaAlO2 = 0,15 mol
Tổng số mol NaOH là nNaOH = nNaOH dư + nNaOH PT2 = 0,1 + 0,3 = 0,4 mol→ nNa2O = 0,2 mol
→ m = mNa2O + mAl2O3 = 0,2.62 + 0,15.102 = 27,7 gam
11 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD

tốt nhất!


Đáp án A
Câu 17:
Phương pháp:
Quy hỗn hợp X gồm có Na x mol, Ba y mol và O z mol → 23x + 137y + 16z = 21,9 (1)
Quá trình cho e:
Na → Na++ 1e
Ba → Ba2++ 2e
Quá trình nhận e:
O + 2e → O-2
2H+ + 2e → H2
Ta có: nBa = nBa(OH)2 = y = 20,52/171 = 0,12 mol (2), nH2 = 1,12: 22,4 = 0,05 mol
Áp dụng bảo toàn electron ta có: nNa+ 2.nBa = 2nO+ 2nH2 → x + 2y = 2z + 2.0,05 (3)
Giải hệ 3 PT trên ta tính được x, y, z, từ đó tính được nOHAl3++ 3OH- → Al(OH)3↓
Ba2++ SO42- → BaSO4
Al(OH)3+ OH-

→ AlO2-+ 2H2O

Sau phản ứng thu được kết tủa gồm Al(OH)3 và BaSO4
→ mkết tủa = mAl(OH)3+ mBaSO4
Hướng dẫn giải:
Quy hỗn hợp X gồm có Na x mol, Ba y mol và O z mol → 23x+ 137y + 16z = 21,9 (1)
Quá trình cho e:
Na → Na++ 1e
Ba → Ba2++ 2e
Quá trình nhận e:
O + 2e → O-2

2H++ 2e→ H2
Ta có: nBa = nBa(OH)2 = y = 20,52/171 = 0,12 mol (2), nH2 = 1,12: 22,4 = 0,05 mol
Áp dụng bảo toàn electron ta có: nNa+ 2.nBa = 2nO+ 2nH2
→ x + 2y = 2z + 2.0,05 (3)
Giải hệ 3 PT trên ta có: x = 0,14 mol; y =0,12 mol; z = 0,14 mol
Ta có nOH- = nNaOH+ 2.nBa(OH)2 = x+ 2y = 0,14+ 2.0,12 = 0,38 mol
nAl2(SO4)3 = 0,05 mol→nAl3+ = 0,1 mol; nSO4(2-) = 0,15 mol
Ta thấy: (*) = nOH-/ nAl3+ = 0,38: 0,1 =3,8 → 3 < (*)<4 →Kết tủa Al(OH)3 bị hòa tan một phần.
Al3++ 3OH- → Al(OH)3↓
Ba2++ SO42- → BaSO4
0,12

0,15

0,12 mol
-

Al(OH)3+ OH

→ AlO2-+ 2H2O

Ta có: nAl(OH)3 = 4.nAl3+- nOH- = 4. 0,1- 0,38 = 0,02 mol
12 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


Sau phản ứng thu được kết tủa gồm Al(OH)3 : 0,02 mol và BaSO4: 0,12 mol
→ mkết tủa = mAl(OH)3+ mBaSO4 = 0,02.78 + 0,12.233 = 29,52 gam
Đáp án B
Câu 18:

Phương pháp:
Nhìn thấy khi tăng lượng NaOH thì kết tủa giảm a gam
TH1: Nếu cho 1 mol NaOH vào X thu được 2a gam kết tủa nhưng chưa xảy ra sự hòa tan kết tủa (chú ý điều kiện
lúc đó nAl2(SO4)3> 1/6nNaOH = 1/6 mol)
TH2: Khi thêm 1 mol NaOH vào X thu được 2a gam kết tủa đã xảy ra sự hòa tan kết tủa
Khi thêm tiếp 0,1 mol NaOH vào X tiếp thì thu được a gam kết tủa thì tiếp tục xảy ra sự hòa tan kết tủa
Hướng dẫn giải:
Nhìn thấy khi tăng lượng NaOH thì kết tủa giảm a gam
TH1: Nếu cho 1 mol NaOH vào X thu được 2a gam kết tủa nhưng chưa xảy ra sự hòa tan kết tủa (chú ý điều kiện
lúc đó nAl2(SO4)3> 1/6nNaOH = 1/6 mol)
Al2(SO4)3+ 6NaOH → 3Na2SO4+ 2Al(OH)3
nNaOH pứ = 3.nAl(OH)3 → 1 = 3.2a/78 → a = 13 gam → nkết tủa = 2a/78 = 1/3 mol
Nếu cho 1,1 mol NaOH vào X thu được a gam kết tủa thì lúc này xảy ra sự hòa tan 1 phần kết tủa:
Đặt nAl2(SO4)3 = x mol
Al2(SO4)3 + 6NaOH → 3Na2SO4 + 2Al(OH)3 (1)
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O (2)
Ta có: nAl(OH)3 = 2nAl2(SO4)3 = 2x mol, nNaOH = 6x mol
Sau phản ứng thu được nkết tủa = 13/78 mol → nNaOH phản ứng ở (2) = nAl(OH)3 pứ ở (2) = 2x-13/78 mol
→ nNaOH PT1,2 = 6x+ 2x-13/78 = 1,1 => 0,158 mol (không thỏa mãn điều kiện nAl2(SO4)3 > 1/6
Do đó trường hợp này loại
TH2: Khi thêm 1 mol NaOH vào X thu được 2a gam kết tủa đã xảy ra sự hòa tan kết tủa
Khi thêm tiếp 0,1 mol NaOH vào X tiếp thì thu được a gam kết tủa thì tiếp tục xảy ra sự hòa tan kết tủa
Như vậy cứ 0,1 mol NaOH hòa tan được a gam kết tủa
NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O
nNaOH = 0,1 = nAl(OH)3 = a/78 → a = 7,8 gam
Al2(SO4)3 + 6NaOH → 3Na2SO4 + 2Al(OH)3 (1)
x mol

6x mol


2x mol

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O (2)
y mol

y mol

Có nAl(OH)3 = 2x-y = 7,8/78 = 0,1 mol
nNaOH = 6x + y = 1,1 Suy ra x = 0,15 và y = 0,2 → m = mAl2(SO4)3 = 51,3 gam
Đáp án A
Câu 19:
13 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


Phương pháp:
- Phần 1:
Al2(SO4)3 + 3BaCl2 →3 BaSO4+ 2AlCl3
Ta có: nBaSO4 = 0,06 mol → nAl2(SO4)3 = 0,02 mol
→ Phần 1 có x mol AlCl3 và 0,02 mol Al2(SO4)3
- Phần 2: Giả sử phần 2 có x.n mol AlCl3 và 0,02.n mol Al2(SO4)3
Ta có: nBa(OH)2 = 0,476 mol; nBaSO4 = 0,06 n mol
Theo đề lượng chất tan trong phần 2 nhiều hơn trong phần 1 là 32,535 gam
→ 133,5 xn + 342. 0,02n – 1335,x- 342. 0,02 = 32,535 gam
- Trường hợp 1: Al(OH)3 không bị hòa tan
- Trường hợp 2: Al(OH)3 bị hòa tan một phần
Hướng dẫn giải:
- Phần 1:
Al2(SO4)3 + 3BaCl2 →3 BaSO4+ 2AlCl3
Ta có: nBaSO4 = 0,06 mol → nAl2(SO4)3 = 0,02 mol

→ Phần 1 có x mol AlCl3 và 0,02 mol Al2(SO4)3
- Phần 2: Giả sử phần 2 có x.n mol AlCl3 và 0,02.n mol Al2(SO4)3
Ta có: nBa(OH)2 = 0,476 mol; nBaSO4 = 0,06 n mol
Theo đề lượng chất tan trong phần 2 nhiều hơn trong phần 1 là 32,535 gam
→ 133,5 xn + 342. 0,02n – 1335,x - 342. 0,02 = 32,535 gam
n

39,375  133,5 x
(*)
133,5 x  6,84

- Trường hợp 1: Al(OH)3 không bị hòa tan:
2AlCl3

+

2/3. (0,476 - 0,06n)

3Ba(OH)2 →

2Al(OH)3+

(0,476 - 0,06n)

3BaCl2 (1)

2/3. (0,476 - 0,06n)

Al2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 3BaSO4 + 2Al(OH)3 (2)
0,02 n


0,06 n

0,06 n

0,04 n

Ta có: mkết tủa = mBaSO4 + mAl(OH)3 = 233. 0,06n+ 78. [2/3. (0,476 - 0,06n) + 0,04n] = 69,024 gam
→ n = 3,1668 mol → Loại vì n nguyên
- Trường hợp 2: Al(OH)3 bị hòa tan một phần:
2AlCl3

+

xn

3Ba(OH)2 →

2Al(OH)3+

1,5xn

xn mol

3BaCl2 (1)

Al2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 3BaSO4 + 2Al(OH)3 (2)
0,02 n
2Al(OH)3


0,06 n

0,06 n

+

2. (0,476 - 1,5xn - 0,06n)

0,04 n

Ba(OH)2 →

Ba(AlO2)2 + 4H2O (3)

(0,476 - 1,5xn - 0,06n) mol

Sau phản ứng thu được 0,06n mol BaSO4 và xn + 0,04n - 2. (0,476 -1,5xn - 0,06n) mol Al(OH)3
→ 0,06n.233 + 78. (4xn + 0,16n - 0,952) = 69,024 (**)
14 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


Từ (*) và (**) suy ra x = 0,03 và n = 4
→ Phần 1 có 0,03 mol AlCl3 và 0,02 mol Al2(SO4)3
→ Dung dịch X có chứa 0,15 mol AlCl3 và 0,1 mol Al2(SO4)3
→ C%AlCl3 = 10,01%; C%Al2(SO4)3 = 17,1%
Đáp án A
Câu 20:
Phương pháp:
Đặt số mol Al là x mol; số mol Mg là y mol

Ta có: nHCl = 0,52 mol; nH2SO4 = 0,14 mol
Dung dịch X chứa Al3+: x mol; Mg2+: y mol; H+ dư 0,8-3x-2y mol; Cl-, SO42*Khi cho 0,85 mol NaOH vào dung dịch X: Đặt nAl(OH)3 PT 4 = z mol
OH-

+

H+

→ H2O (1)

(0,8-3x-2y) (0,8-3x-2y) mol
3OH-+ Al3+ → Al(OH)3 ↓ (2)
3x←

x

x mol

2OH-+ Mg2+ → Mg(OH)2 (3)
2y←

y

y mol

Al(OH)3+ OH- → Al(OH)3 (4)
z




z mol

Kết tủa thu được sau phản ứng có y mol Mg(OH)2 và (x-z) mol Al(OH)3
Ta có hệ: 27x + 24y = 7,65
58y + 78(x-z) = 16,5
nOH- = 0,8-3x-2y + 3x + 2y +z = 0,85 mol
Giải hệ trên ta có: x; y và z
Đặt thể tích dung dịch chứa KOH, Ba(OH)2 là a lít
*Khi cho dung dịch chứa 0,8a mol KOH, 0,1a mol Ba(OH)2 vào dung dịch X để thu được lượng kết tủa lớn nhất:
- Trường hợp 1: Kết tủa là Al(OH)3 cực đại, Mg(OH)2, BaSO4
OH-

+

H+

→ H2O (5)

3OH-+ Al3+ → Al(OH)3 ↓ (6)
2OH-+ Mg2+ → Mg(OH)2 ↓ (7)
Ba2+ + SO42- → BaSO4↓
- Trường hợp 2: Kết tủa là BaSO4 cực đại, Mg(OH)2
Ta tính lượng kết tủa thu được trong 2 trường hợp để tìm ra trường hợp kết tủa cực đại.
Từ đó tính được khối lượng chất rắn thu được sau khi nung đến khối lượng không đổi.
15 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


Hướng dẫn giải:
Đặt số mol Al là x mol; số mol Mg là y mol

Ta có: nHCl = 0,52 mol; nH2SO4 = 0,14 mol
Dung dịch X chứa Al3+: x mol; Mg2+: y mol; H+ dư 0,8-3x-2y mol; Cl-, SO42*Khi cho 0,85 mol NaOH vào dung dịch X: Đặt nAl(OH)3 PT 4 = z mol
OH-

+

H+

→ H2O (1)

(0,8-3x-2y) (0,8-3x-2y) mol
3OH-+ Al3+ → Al(OH)3 ↓ (2)
3x←

x

x mol

2OH-+ Mg2+ → Mg(OH)2 (3)
2y←

y

y mol

Al(OH)3+ OH- → Al(OH)3 (4)
z




z mol

Kết tủa thu được sau phản ứng có y mol Mg(OH)2 và (x-z) mol Al(OH)3
Ta có hệ: 27x + 24y = 7,65
58y + 78(x-z) = 16,5
nOH- = 0,8-3x-2y + 3x + 2y +z = 0,85 mol
Giải hệ trên ta có: x = 0,15; y =0,15 và z = 0,05 mol
Vậy dung dịch X có chứa 0,05 mol H+, 0,15 mol Al3+, 0,15 mol Mg2+, 0,14 mol SO42-, 0,52 mol ClĐặt thể tích dung dịch chứa KOH, Ba(OH)2 là a lít
*Khi cho dung dịch chứa 0,8a mol KOH, 0,1a mol Ba(OH)2 vào dung dịch X để thu được lượng kết tủa lớn nhất:
- Trường hợp 1: Kết tủa là Al(OH)3 cực đại, Mg(OH)2, BaSO4
OH-

+

H+

→ H2O (5)

3OH-+ Al3+ → Al(OH)3 ↓ (6)
2OH-+ Mg2+ → Mg(OH)2 ↓ (7)
→nOH- = 0,05 + 3.0,15 + 2.0,15 = 0,8 mol → 0,8a +2.0,1a = 0,8 mol → a = 0,8 lít → nBa(OH)2 = 0,1a = 0,08 mol
Ba2+ + SO42- → BaSO4↓
0,08

0,14

0,08 mol

→ mkết tủa = mBaSO4+ mAl(OH)3+ mMg(OH)2 = 0,08.233 + 0,15.78 + 0,15.58 = 39,04 gam
Khi nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được: BaSO4, Al2O3 và MgO

→ mchất rắn = mAl2O3+ mMgO+ mBaSO4 = 0,075.102 + 0,15.40 + 0,08.233 = 32,29 gam
- Trường hợp 2: Kết tủa là BaSO4 cực đại, Mg(OH)2
→nBa2+ max = nSO4(2-) = 0,14 mol → 0,1a = 0,14 → a =1,4 → nOH- = 0,8a + 2.0,1a = a =1,4 mol
16 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


Khi đó Al(OH)3 tan hết.
Kết tủa thu được có 0,14 mol BaSO4 và 0,15 mol Mg(OH)2
→ mkết tủa = 0,14.233 + 0,15.58 = 41,32 gam > 39,04 gam
Do đó ta chọn trường hợp 2 sẽ cho khối lượng kết tủa cực đại
Khi đó: mchất rắn = mBaSO4+ mMgO = 0,14.233 + 0,15.40 = 38,62 gam
Vậy giá trị của m gần nhất với giá trị 38,6
Đáp án B

17 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!



×