Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Đảng bộ huyện Vân Đồn (Tỉnh Quảng Ninh) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 1994 đến năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 133 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐAI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

LÊ THỊ VŨ THƢ

ĐẢNG BỘ HUYỆN VÂN ĐỒN (TỈNH QUẢNG NINH)
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ NĂM 1994
ĐẾN NĂM 2012.

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60220315

NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS.TS. TRẦN KIM ĐỈNH

HÀ NỘI – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Trần Kim Đỉnh.
Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ của mình, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn,
giúp đỡ của quý thầy cô trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Trƣớc hết, tôi xin đƣợc gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Kim


Đỉnh– ngƣời đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn nghiên cứu và
giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Nhờ sự giúp đỡ của thầy, tôi không chỉ
tích lũy thêm đc những kiến thức chuyên môn, mà còn học đƣợc ở thầy thái độ
làm việc nghiêm túc và khoa học đối với công việc nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô Khoa Lịch sử, Phòng tƣ liệu khoa
Lịch sử, trung tâm thƣ viện Trƣờng Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn Hà
Nội, trung tâm thƣ viện Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn các quý cơ quan: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng
Ninh, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Vân Đồn, Chi cục thống kê huyện Vân
Đồn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong công tác sƣu tầm, thu thập tài liệu.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình và
những ngƣời bạn của tôi, đã động viên, tạo mọi điều kiện trong suốt quá trình tôi
hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã cố gắng song luận văn vẫn còn những thiếu sót. Kính mong
quý thầy cô và các bạn đóng góp quý báu, để tác giả có thể hoàn thiện hơn luận
văn của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày 30 tháng 1 năm 2015
Tác giả luận văn

Lê Thị Vũ Thƣ


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu ........................................................................................ 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 7
4. Đối tƣợng,phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 7

5.Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 8
6. Nguồn tài liệu : .................................................................................................. 9
7. Đóng góp của luận văn : .................................................................................... 9
8. Kết cấu đề tài ..................................................................................................... 9
Chƣơng 1. ĐẢNG BỘ HUYỆN VÂN ĐỒN LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH
TẾ TỪ NĂM 1994 ĐẾN NĂM 2005 ................................................................. 10
1.1 Những căn cứ để xác định: ............................................................................ 10
1.1.1 Khái quát về huyện Vân Đồn từ 1994 - 2005............................................. 10
1.1.1.1 Đơn vị hành chính: ................................................................................. 10
1.1.1.2 Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế của huyện Vân Đồn trước năm
1994 .............................................................................................................................. 13
1.1.2 Chủ trương phát triển kinh tế của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (1994-2005) .. 20
1.2 Đảng bộ Vân Đồn lãnh đạo phát triển kinh tế và kết quả thực hiện (19942005) .................................................................................................................... 24
1.2.1 Chủ trương của Đảng bộ về phát triển kinh tế những năm 1994-2000 .... 24
1.2.2 Đảng bộ Vân Đồn lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế những năm 20002005 ..................................................................................................................... 33
1.3 Quá trình chỉ đạo và kết quả thực hiện ........................................................ 39
* Tiểu kết chương 1 ............................................................................................. 48
Chƣơng 2. ĐẢNG BỘ HUYỆN VÂN ĐỒN LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ (2005-2012) ........................................................................... 50
2.1 Điều kiện mới: ............................................................................................... 50
2.1.1 Thành lập khu kinh tế Vân Đồn: ................................................................ 50


2.1.1.1 Đặc điểm, chức năng, vai trò và tiềm năng của khu kinh tế Vân Đồn 54
2.1.2 Chủ trƣơng của Đảng bộ Quảng Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế (20052012).................................................................................................................... 64
2.2 Đảng bộ Vân Đồn lãnh đạo phát triển kinh tế, và tham gia xây dựng Khu
kinh tế Vân Đồn (2005 - 2012)............................................................................ 70
2.3 Quá trình chỉ đạo và kết quả thực hiện:........................................................ 81
*Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................. 96
CHƢƠNG 3 NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ........... 98

3.1 Nhận xét ....................................................................................................... 98
3.1.1: Thành tựu : .............................................................................................. 98
3.1.2 Hạn chế .................................................................................................... 102
3.2 Một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế của
Đảng bộ huyện Vân Đồn ................................................................................. 106
* Tiểu kết chƣơng 3........................................................................................... 111
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 114
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 122


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Nxb

: Nhà xuất bản

HĐND

: Hội đồng nhân dân

UBND

: Ủy ban nhân dân

XDCB

: Xây dựng cơ bản

ĐHQG


: Đại học Quốc gia


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển của mỗi quốc gia luôn đòi hỏi phải có chiến lƣợc phát triển
kinh tế hợp lý, trong đó cần xác định rõ mối quan hệ giữa các ngành, các vùng
miền lãnh thổ và thành phần , các yếu tố bộ phận, lĩnh vực trong ngành kinh tế
quốc dân. Xây dựng, định hƣớng và phát triển kinh tế đặc biệt là các khu vực
kinh tế hợp lý là một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
Bƣớc vào thế kỷ XXI là thế giới sẽ bƣớc vào một giai đoạn phát triển mới.
Tƣơng quan sức mạnh của các nền kinh tế và cục diện phát triển toàn cầu thay
đổi với sự xuất hiện những liên kết mới. Vị thế Châu Á trong nền kinh tế thế
giới trong đó có Việt Nam đang tăng lên. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ
của một số nƣớc trong khu vực trong điều kiện hội nhập Đông Nam Á và việc
thực hiện các hiệp định mậu dịch tự do ngày càng sâu rộng, mở ra thị trƣờng
rộng lớn nhƣng cũng tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt. Quá trình phục hồi các nền
kinh tế và điều chỉnh các thể chế tài chính toàn cầu sẽ diễn ra mạnh mẽ, gắn với
những bƣớc tiến mới về khoa học, công nghệ. Tất cả đã tạo nên những điều kiện
mới cho nền kinh tế nƣớc ta phát triển.
Mùa xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu bƣớc ngoặt
mới của cách mạng Việt Nam. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Vân Đồn
đã vƣợt qua mọi khó khăn, thử thách, cùng nhân dân cả nƣớc làm nên cuộc Cách
mạng Tháng Tám vĩ đại của dân tộc. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Vân
Đồn lại tiếp tục tham gia kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) thắng lợi. Kết
thúc 9 năm trƣờng kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, hòa bình ở miền Bắc
nhƣng miền Nam còn chịu sự áp bực của đế quốc Mỹ, từ năm (1954-1975),
nhân dân Vân Đồn vừa xây dựng hậu phƣơng vừa trực tiếp chiến đấu, góp sức
ngƣời sức của cho thắng lợi cuối cùng của dân tộc.

Từ khi hòa bình lập lại nhân dân Vân Đồn tích cực tham gia phát triển kinh
tế - xã hội, đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế chung cua nƣớc nhà. Công
cuộc đổi mới đƣợc bắt đầu từ năm 1986, đến nay đã thu đƣợc nhiều kết quả
1


đáng tự hào, đặc biệt sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng đƣợc
đẩy mạnh theo chiều sâu đã tác động lớn tới đời sống nhân dân trong toàn quốc,
trong đã có nhân dân huyện Vân Đồn. Kể từ khi chính thức thành lập huyện năm
1994, từ đó dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Vân Đồn ngƣời dân đã tận
dụng mọi điều kiện thuận lợi, phát huy thế mạnh và thời cơ, kinh tế- xã hội
không ngừng đổi mới, phát triển với những thành quả to lớn. Mức tăng trƣởng
kinh tế trung bình của huyện luôn luôn cao hơn mức trung bình của tỉnh.
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Vân Đồn đã vƣợt qua những
khó khăn ,thử thách tiến hành xây dựng và phát triển nên kinh tế thị trƣờng theo
định hƣớng xã hội chủ nghĩa ,tạo nên những biến đổi tích cực về đời sống kinh
tế, chính trị, xã hội. Nhờ có đƣờng lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế của huyện
luôn đạt mức tăng trƣớng khá, đời sống nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện ,tình
hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc ổn định; quần chúng nhân dân
ngày càng phấn khởi và tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Dƣới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam, nƣớc ta từng bƣớc xác lập đƣợc nền kinh tế theo
hƣớng thị trƣờng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của nƣớc ta. Sau hơn 20
năm tiến hành đổi mới, nƣớc ta từng bƣớc thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã
hội, không ngừng phát triển kinh tế, hoàn thành đƣợc chặng đƣờng đầu tiên của
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và bƣớc vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Vân Đồn với vị trí trung tâm kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong lịch sử
phải có một cái nhìn tổng thể và hệ thống trong mối tƣơng quan và liên hệ đa
chiều của nó với vùng biển Đông Bắc của Tổ quốc cũng nhƣ sự biến thiên của

các mối quan hệ, bang giao với các quốc gia khu vực. Trải qua thời gian,nó cũng
không ngừng biến đổi theo các hoạt động thực tế, môi trƣờng kinh tế quốc tế
cũng nhƣ chủ trƣơng, chính sách của các thể chế.
Đảng bộ huyện Vân Đồn đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của phát
triển kinh tế đối với sự phát triển của huyện, do đó Đảng bộ và nhân dân huyện
Vân Đồn đã phát huy thế mạnh, tiềm năng của quê hƣơng trong sự nghiệp phát
2


triển kinh tế địa phƣơng theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đến nay,
huyện đã trở thành một trọng điểm trong sự phát triển kinh tế của tỉnh Quảng
Ninh. “Ngày nay xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, vịnh Bắc Bộ có vị trí chiến
lược với Việt Nam, Trung quốc cả về kinh tế lẫn quốc phòng an ninh. Vịnh Bắc
Bộ mà trung điểm là thương cảng Vân Đồn là nơi chứa đựng nhiều nguồn tài
nguyên thiên nhiên đặc biệt là các nguồn lợi hải sản, dầu khí và du lich… đồng
thời là cửa ngõ, là nơi tập trung một số tuyến giao thương trên biển kết nối giữa
khu vực Đông Bắc Á với Đông Nam Á, giữa vùng Đông Bắc của Viêt Nam với
miền Đông Nam và Tây Nam Trung Quốc. Trong các tiềm năng và giá trị của
Vân Đồn , di sản văn hóa truyền thống của môt thời đại, vị thế trong các mối
giao thương quốc tế và những chiến công oanh liệt trong kháng chiến chống
ngoại xâm chắc chắn sẽ trở thành những động lực phát triển cho vùng biển
Đông Bắc. Với tiềm năng và vị thế chiến lược, vịnh Bắc Bộ đã và hoàn toàn trở
thành một khu vực phát triển kinh tế sôi động, đem lại nhiều nguồn lợi nhưng
cũng ẩn chứa những tham vọng của một số quốc gia muốn thông qua các
chương trình khai thác, bảm đảm an ninh và hợp tác phát triển… để tranh
giành, mở rộng ảnh hưởng đối với khu vực”[32, Tr.165]. Đó chính là nền tảng
cho sự phát triển kinh tế huyện Vân Đồn nhằm phát huy những thế mạnh của
huyện cả về truyền thống lẫn hiện tại đƣa Vân Đồn trở thành một huyên có nền
kinh tế phát triển.
Do vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu về sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện

Vân Đồn trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế không chỉ có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn quan trọng ,mà còn là một chủ đề khoa học lớn. Đề tài này cần
phải đƣợc nghiên cứu có hệ thống và toàn diện ,phải nhìn nhận đánh giá một
cách khách quan và khoa học, trên cơ sở quan trọng góp phần thực hiện thành
công sự nghiệp đổi mới trên phạm vi đại bàn huyện Vân Đồn nói riêng và cả
nƣớc nói chung.
Với ý nghĩa khoa học trên, đồng thời cũng là một ngƣời con sinh ra và lớn
lên trên mảnh đất Vân Đồn, tôi mong muốn góp phần nhỏ của mình vào việc
nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ Vân Đồn trong xây dựng và phát triển
3


kinh tế giai đoạn 1994 - 2012 để có điều kiện hiểu thêm về vùng đất giàu truyền
thống lịch sử của mình, với tinh thần đó, tôi chọn chủ đề: “Đảng bộ huyện Vân
Đồn (tỉnh Quảng Ninh) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 1994 đến 2012”
làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua,đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về
phát triển kinh tế ở Việt Nam.Có thể kể ra hai hƣớng nghiên cứu chính:
Hƣớng nghiên cứu thứ nhất: Nghiên cứu các biến đổi, đột phá theo hƣớng
mũi nhọn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ở hƣớng này có thể kể ra những tác
giả nhƣ: GS. Đỗ Đình Giao, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa nền kinh tế quốc dân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994. Tác giả đã
luận giải về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa nền
kinh tế quốc dân và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công
nghiệp hóa trong nền kinh tế quốc dân ở nƣớc ta nói chung với những thành tựu
và những bài học kinh nghiệm.
PGS. Đỗ Hoài Nam, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển mũi
nhọn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996. Với tác phẩm này tác giả đã đi sâu
vào nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành chi tiết hơn. Cùng với chuyển

dịch cơ cấu kinh tế ngành thì phải phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn phù
hợp với tiềm năng và lợi thế sẵn có của từng vùng.
TS. Đặng Văn Thắng, TS. Phạm Ngọc Dũng, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
công – nông nghiệp ở đồng bằng Sông Hồng, thực trạng và triển vọng, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003. Tác phẩm đã đề cập đến quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp phù hợp với một vùng trong điểm kinh
tế là đồng bằng sông Hồng, nêu lên những thực trạng kinh tế hiện tại và triển
vọng phát triển trong tƣơng lai.
Ngoài ra, một số tác giả cũng đề cập đến vấn đề tƣơng tự nhƣ: PGS.TS
Phan Thanh Phố, Những vấn đề cơ bản về kinh tế và đổi mới kinh tế ở Việt Nam,
Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996; PGS.TS Nguyễn Văn Khanh, Biến đổi cơ cấu
ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi
4


mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003; Ban tƣ tƣởng – văn hóa Trung ƣơng
và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Con đường công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003
Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam của PGS Trƣơng Thị
Tiến NXB Chính trị Quốc gia, HN1998; Ngô Đình Giao: Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân (NXB
Chính trị Quốc gia, H.1994); Phạm Khiêm Ích - Nguyễn Đình Phan: Công
nghiệp hóa,hiện đại hóa ở Việt Nam và các nước trong khu vực (NXB Thống
kê, H .1995); 45 năm kinh tế Việt Nam (1945 - 1990) của Đào Văn Tập, NXB
Khoa học xã hội, HN 1999 ….
Bên cạnh đó, còn có các công trình khoa học đề cập đến các vấn đề phát
triển kinh tế – xã hội: TS. Vũ Hồng Tiến, Một số vấn đề kinh tế -– xã hội trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Đại học sƣ phạm Hà Nội,
Hà Nội, 2005; Kinh tế – xã hội Việt Nam hướng tới chất lượng tăng trưởng, Nxb
Thống kê, Hà Nội, 2004; Nguyễn Xuân Oánh, Đổi mới – Vài nét lớn của một

chính sách kinh tế Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh;….. Các công trình
đã đề cập tập trung, trực tiếp đến các vấn đề kinh tế – xã hội trên cả nƣớc với
nhiều cách tiếp cận khác nhau nhƣ vấn đề chuyển dịch cơ chế quản lý, chuyển
dịch cơ cấu, các vấn đề xã hội nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế, khẳng
định trong thực tế chủ trƣơng của Đảng trong đổi mới là đúng đắn.
Hƣớng nghiên cứu thứ hai viết về Quảng Ninh và Vân Đồn có một số tác
phẩm đáng chú ý nhƣ :
Các bài báo và các công trình khoa học đăng trên báo Trung ƣơng và địa
phƣơng: Luận án tiến sỹ địa lý của Hoàng Minh Quang, Cơ cấu kinh tế lãnh thổ
Quảng Ninh,Đại học sƣ phạm Hà Nội;Luận án tiến sĩ của Trần Văn Lâm, Hoàn
thiện quản lý ngân sách Nhà nước nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh ), Học viện tài chính, Hà Nội; bài viết “Để công nghiệp Quảng Ninh
tiếp tục tăng trưởng” của Trần Đăng Niên, Giám đốc Sở Công thƣơng, trả lời
phỏng vấn báo Quảng Ninh; Nguyễn Thị Trang: Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh
đạo kinh tế du lịch từ năm 1996 - 2006 (Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Lịch sử
Đảng); Nguyễn Thị Thu Hiền: Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo chuyển dịch
5


cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm 1996 đến
2010". Đây là những nghiên cứu quan trọng nghiên cứu việc tổ chức, phân vùng
kinh tế lãnh thổ ở Quảng Ninh cũng nhƣ cơ chế chính sách để thúc đẩy phát triển
kinh tế, xã hội ở vùng đất giàu tiềm năng này.
Cho đến năm 2012, có rất ít các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của
Đảng bộ huyện Vân Đồn về các vấn đề kinh tế - xã hội. Đáng chú ý nhất là công
trình nghiên cứu bảo vệ luận văn Thạc sĩ Cao cấp lý luận chính trị - hành chính
của tác giả Châu Thành Hƣng tại trƣờng Học Viện Chính trị - Hành Chính Khu
vực I về đề tài :"Đổi mới công tác quản lý đô thị ở Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay". Luận văn đã đánh giá thực trạng phát
triển -kinh tế xã hội của Khu kinh tế Vân Đồn, công tác quản lý đô thị của

huyện Vân Đồn từ năm 2000 đến 2010.
Các bài báo " Đặc khu kinh tế Vân Đồn: "Chìa khóa cho sự phát triển ";
"Vân Đồn: Khu Hành chính - Kinh tế đặc biệt trong tương lai"; " Xây dựng Khu
kinh tế biển Vân Đồn đạt đẳng cấp quốc tế" được đăng trên website:
đã đánh giá vị thế và tiềm năng của huyện đảo Vân Đồn
và bƣớc chuẩn bị xây dựng đặc khu kinh tế Vân Đồn thành hạt nhân hỗ trợ các
tỉnh phía Nam Vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng khác cùng phát triển, là
cửa ngõ giao thƣơng quốc tế.
Tuy ở mức độ khách nhau nhƣng các đề tài nghiên cứu đều đã có cách tiếp
cận về quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu này
chủ yếu đề cập về chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân, cơ cấu kinh tế ở đồng
bằng sông Hồng ,hoặc cơ cấu kinh tế nông nghiệp nƣớc ta... Ở tỉnh Quảng Ninh
cũng đã có công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế nhƣng chủ yếu là phân
vùng kinh tế lãnh thổ, hay các chính sách của địa phƣơng để phát triển kinh tế.
Còn đối với huyện Vân Đồn, cho đến 2012 mới chỉ có công trình nghiên cứu về
lịch sử Đảng bộ huyện Vân Đồn từ năm 1945 đến năm 1996 là mang tính chất
khát quát và hệ thống. . Một số bài viết trên các tạp chí nghiên cứu, tạp chí cộng
sản, các trang báo mạng chủ yếu mang tính chất giới thiệu, quảng bá hoặc những
bài viết ngắn về huyện. Hơn hết, chƣa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và
6


hệ thống về quá trình Đảng bộ huyện Vân Đồn lãnh đạo phát triển kinh tế từ
năm 1994 đến năm 2012.
Vì vậy, đây là công trình nghiên cứu đầu tiên có tính khái quát và chuyên
môn về quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Vân Đồn từ
năm 1994 đến 2012.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài “Đảng bộ huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) lãnh đạo phát triển
kinh tế từ năm 1994 đến năm 2012” tập trung nghiên cứu quá trình Đảng bộ

huyện Vân Đồn vận dụng sáng tạo đƣờng lối của Đảng ,đề ra những chủ trƣơng,
chính sách phát triển kinh tế phù hợp với thực tiễn của địa phƣơng. Luận văn
hƣớng vào việc đánh giá thành tựu và đƣa ra những nhận xét mang tính khách
quan, đồng thời phân tích một số bài học kinh trong quá trình lãnh đạo chỉ đạo
phát triển kinh tế của Đảng bộ.
Trên cở sở đó nhiệm vụ của luận văn là :
-Trình bày khái quát quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế từ năm
1994 đến năm 2012.
- Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh và Đảng bộ huyện Vân Đồn vận dụng sáng tạo
đƣờng lối của Đảng , đề ra những chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế phù
hợp với thực tiễn của địa phƣơng
- Phân tích thực trạng kinh tế huyện Vân Đồn và một số bài học kinh
nghiệm của Đảng bộ huyện Vân Đồn.
4. Đối tƣợng,phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chủ yếu nghiên cứu những chủ trƣơng, biện pháp của Đảng bộ
trong lãnh đạo phát triển kinh tế huyện từ năm 1994 đến năm 2012 và quá trình
thực hiện những chủ trƣơng và biện pháp thông qua hoạt động cụ thể của các cấp bộ
đảng, chính quyền, đoàn thể và quần chúng nhân dân.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian, đề tài giới hạn chủ yếu ở việc tìm hiểu thực trạng kinh
tế huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
7


Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 1994 đến 2012. Năm 1994 là thời gian
huyện Vân Đồn đƣợc thành lập và bắt đầu thực hiện chủ trƣơng của. Năm 2012
là năm huyện Vân Đồn đẩy mạnh xây dựng thành Đặc khu kinh tế phát triển
hàng đầu của nƣớc ta. Bên cạnh đó, luận văn cũng đề cập đến một số nét chủ yếu
về sự lãnh đạo của đảng bộ huyện trong lĩnh vực kinh tế trƣớc năm 1994, xem đó

nhƣ nền tảng phát triển cho đến thời gian sau.
Về không gian: nghiên cứu trên địa bàn huyện Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng
Ninh.
Về nội dung: Để làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Vân
Đồn,phạm vi nghiên cứu có liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu là:
+ Đƣờng lối kinh tế của Đảng, chủ trƣơng phát triển kinh tế của Đảng bộ
tỉnh Quảng Ninh.
+ Đối tƣợng nghiên cứu : Sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Vân Đồn -tỉnh
Quảng Ninh(1994 - 2012).
+ Những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế của huyện
Vân Đồn.
+ Những hoạt động cụ thể của các cấp bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể,
các ban, ngành chức năng, các tổ chức kinh tế trên địa bàn thị xã.
+ Kết quả cụ thể trên từng lĩnh vực kinh tế.
5.Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận:
Luận văn dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Kết hợp giữa phƣơng pháp logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, khảo
sát tổng kết thực tiễn cùng các phƣơng pháp mang tính chuyên ngành khác.

8


6. Nguồn tài liệu :
- Văn kiện Đảng, Nhà nƣớc, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát triển kinh
tế.

- Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng bộ huyện, các kế hoạch, đề án, báo cáo
tổng kết về tình hình phát triển kinh tế của Đảng bộ, chính quyền huyện
- Số liệu thống kê hàng năm, thƣờng kỳ, niên giám thống kê của Chi cục
Thống kê Vân Đồn.
- Những báo cáo khoa học, sách đã công bố có liên quan đến sự phát triển
kinh tế của huyện Vân Đồn.
-Tài liệu khảo sát thực tế tại địa phƣơng.
7.Đóng góp của luận văn :
- Luận văn góp phần nghiên cứu,tổng kết quá trình Đảng bộ huyện Vân
Đồn lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 1994 đến 2012.
- Tổng kết, đánh giá ƣu điểm, hạn chế, đúc rút một số kinh nghiệm từ quá trình
Đảng bộ huyện Vân Đồn lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 1996 đến năm 2012.
- Luận văn “Đảng bộ Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) lãnh đạo phát triển
kinh tế từ năm 1994 đến 2012”có thể làm tƣ liệu cần thiết cho quá trình nghiên
cứu lịch sử Đảng bộ huyện Vân Đồn nói riêng và Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh nói
chung.
8. Kết cấu đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm
3 chƣơng:
Chƣơng 1: Đảng bộ huyện Vân Đồn lãnh đạo phát triển kinh tế (1994 –
2005)
Chƣơng 2 : Đảng bộ huyện Vân Đồn lãnh đạo đẩy mạnh phát triển kinh
tế (2005-2012)
Chƣơng 3: Nhận xét và một số bài học kinh nghiệm

9


Chƣơng 1
ĐẢNG BỘ HUYỆN VÂN ĐỒN LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ

NĂM 1994 ĐẾN NĂM 2005
1.1 Những căn cứ để xác định:
1.1.1 Khái quát về huyện Vân Đồn từ 1994 - 2005
1.1.1.1 Đơn vị hành chính:
Tên Vân Đồn lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử Việt Nam, từ thời Lý, vào
năm 1149, Đại việt sử ký toàn thƣ viết của Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê
viết: “Năm Kỷ Tỵ, hiệu Đại Định năm thứ 10 (1149, đời Lý Anh Tông) mùa
xuân tháng hai, thuyền buôn các nƣớc Qua Oa( Gia Va), Lộ lạc ( bùng hạ lƣu
sông Mê Nam), Xiêm La (Thái Lan ngày nay) vào Hải Đông (Quảng Ninh ngày
nay) xin cƣ trú để buôn bán, bèn lập trang ở các nơi hải đảo, gọi là Vân Đồn,
buôn bán các hàng hóa quý giá,dâng phƣơng vật lên vua” [76, Tr.6]
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nƣớc Việt Nam dân chủ
cộng hòa ra đời, huyện Vân Đồn ngày nay thuộc châu Cẩm Phả (bao gồm thị xã
Cẩm Phả nay là Thành phố Cẩm Phả và huyện Vân Đồn ngày nay) .
Ngày 19 tháng 7 năm 1946, Bộ Nội vụ ra Nghị định số 269-NV/NĐ tạm
lập lại tỉnh Quảng Yên và khu Đặc biệt Hòn Gai, Uỷ ban Hành chính khu Đặc
biệt Hòn Gai, chịu quyền điều khiển, kiểm soát trực tiếp của Uỷ ban Hành chính
Bắc Bộ. Khu Đặc biệt Hòn Gai gồm: Cẩm Phả bến, Cẩm Phả mỏ , Hà Tu, Hà
Lầm, Hòn Gai, Bãi Cháy và châu Cẩm Phả (gồm có đảo Cái Bầu và phố Ba
Chẽ).
Tháng 12 năm 1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, tháng 3-1947,
Bộ Nội vụ ra Quyết định sáp nhập khu Đặc biệt Hòn Gai với tỉnh Quảng Yên
Thành Liên tỉnh Quảng Hồng. Huyện Vân Đồn ngày nay ở thời điểm đó thuộc
Liên tỉnh Quảng Hồng.
Ngày 26 tháng 12 năm 1948, Uỷ ban kháng chiến Hành chính Liên khu I
ra Quyết định số 420-TGY, chia Liên tỉnh Quảng Hồng thành tỉnh Quảng Yên
và Khu Đặc biệt Hòn Gai gồm thị xã Hòn Gai, thị xã Cẩm Phả và huyện Cẩm
10



Phả . Ngày 22 tháng 2 năm 1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 22/SL
thành lập khu Hồng Quảng trên cơ sở hợp nhất khu Đặc biệt Hòn Gai và Tỉnh
Quảng Yên (trừ các huyện: Chí Linh, Kinh Môn, Nam Sách và Sơn Động sáp
nhập trở lại tỉnh Hải Dƣơng và Bắc giang). Huyện Cẩm Phả thuộc khu Hồng
Quảng
Ngày 30 tháng 10 năm 1963, Quốc hội nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa
Quyết nghị. Phê chuẩn việc hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành
một đơn vị hành chính mới lấy tên là tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 16 tháng 7 năm 1964, Bộ Nội vụ ra Quyết định số 198-NV, sát nhập
xã Cô Tô và xã Thanh Lân (trƣớc kia trực thuộc Uỷ ban Hành chính tỉnh Quảng
Ninh quản lý) vào huyện Cẩm Phả.
Ngày 16 tháng 9 năm1966, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 185-CP,
sáp nhập xã Thắng lợi thuộc thị xã Cẩm Phả vào huyện Cẩm Phả.
Ngày 16 tháng 1 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 17-CP
giải thể xã Văn Châu sáp nhập vào xã Cộng Hoà, chuyển đất đai dân cƣ xã Cộng
Hoà (Văn Châu, Cộng Hoà) về thị xã Cẩm Phả, sáp nhập xã Cộng Hoà của
huyện Cẩm Phả vào thị xã Cẩm Phả.
Ngày 10 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trƣởng ra Quyết định số 63HĐBT, giải thể xã Tân Hải, sáp nhập vào xã Ngọc Vừng, giải thể xã Thạch Hà
sáp nhập vào xã Đông Xá và xã Hạ Long, thành lập thị trấn Cái Rồng.
Ngày 16 tháng 4 năm 1988, Hội đồng Bộ trƣởng ra Quyết định số 62HĐBT hợp nhất xã Vạn Yên và xã Vạn Hoa thành xã Vạn Yên.
Ngày 23 tháng 03 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 28/CP về
“Thành lập huyện Cô Tô và đổi tên huyện Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh thành
huyện Vân Đồn”. Nhƣ vậy, sau 30 năm sáp nhập vào huyện Cẩm Phả, Cô Tô
và Thanh Lân lại tách ra thành một đơn vị hành chính của huyện Cô Tô, và
huyện Cẩm Phả đổi tên thành huyện Vân Đồn. Huyện Vân Đồn có 11 xã, 01 thị
trấn nằm trên hai quản đảo; Quần đảo Vân hải có 5 xã: Quan Lạn, Bản Sen,
11


Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Minh Châu, với 7.944 ngƣời, mật độ dân số 29 ngƣời/

km2: quần đảo Cái bầu có 6 xã : Bình Dân, Đoàn Kết, Vạn Yên, Đài Xuyên,
Đông xá, Hạ Long và Thị Trấn cái Rồng.
Thị Trấn Cái Rồng: Phía tây bắc giáp xã Đoàn Kết, phía đông bắc giáp xã
Hạ Long, phía tây nam giáp xã Đông Xá, phía đông nam giáp xã đảo Bản Sen,
Minh Châu. Về dân số: Tính đến hết tháng 8 năm 2008, toàn thị trấn Cái Rồng
có 9 khu; 8.073 nhân khẩu với 1.942 hộ.Theo tỷ lệ dân số, thị trấn Cái Rồng có
lực lƣợng lao động tƣơng đối dồi dào. Số lao động trong độ tuổi là 5.651 ngƣời
chiếm 70% tổng nhân khẩu. Lao động đang làm việc phân theo ngành nhƣ sau:
Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp 300 ngƣời chiếm 5,30% tổng lao động;
Lao động trong công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ 4.666 ngƣời chiếm 82,56%;
Lao động làm trong các cơ quan hành chính sự nghiệp (giáo dục, y tế, quản lý
nhà nƣớc…) khoảng 685 ngƣời chiếm 12,12% tổng số lao động của thị trấn. Thị
trấn Cái Rồng là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của huyện Vân Đồn.
* Dân cư, lao động
Theo kết quả điều tra sơ bộ của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2010,
dân số Vân Đồn là 43.290 ngƣời, chiếm 4% dân số tỉnh Quảng Ninh. Trong đó
nam chiếm 49,9 %, nữ chiếm gần 50,1%.Nhƣ vậy ,huyện Vân Đồn luôn có số
lƣợng nữ cao hơn nam. Tốc độ tăng tự nhiên cho cả thời kỳ 2000-2010 khoảng
1,2-1,3%/năm và ngày càng giảm đi. Đó là kiểu kết cấu dân số của vùng phát
triển ngành nông nghiệp, dịch vụ.
Vân Đồn có 8 dân tộc sinh sống trên các vùng đồi núi, đồng bằng ven
biển và các đảo. Dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ khá cao: 86,6%, ngƣời Sán Dìu 10%,
ngƣời Hoa 1,5%, ngƣời Dao 1,3%, ngƣời Sán Chỉ, ngƣời Tày... Đại đa số dân
sống ở vùng nông thôn chiếm 81,82%, bình quân 4,7 ngƣời/hộ. Dân đô thị
chiếm 18,18% trung bình 4,1 ngƣời/hộ.
Mật độ dân số là 29 ngƣời /km2 nhƣng phân bố không đồng đều. Vùng đô
thị, rất đông dân (thị Trấn Cái Rồng 748 ngƣời/km2; xã Hạ Long 94 ngƣời/km2,
12



xã Đông Xá 105 ngƣời/km2…)Trong khi đó các xã đảo thì dân cƣ rất thƣa thớt
nhƣ xã Ngọc Vừng là 37 ngƣời /km2; xã Bản Sen là 7 ngƣời/ km2
Dân số huyện Vân Đồn có kết cấu trẻ.Dân số trong độ tuổi lao động (1860) chiếm 40,3% dân số huyện. Số lao động trong ngành nông-lâm-ngƣ nghiệp
chiếm 87%. Trong số này, lao động trong ngành thuỷ sản chiếm 26%. Công
nghiệp và xây dựng chiếm 6,4%. Thƣơng mại và dịch vụ chiếm 6,6%. Về mức
sống: năm 2007 : GDP bình quân đầu ngƣời của huyện đạt 7,2 triệu đồng bằng
58% mức bình quân của tỉnh và 65% mức bình quân cả nƣớc. Tỷ lệ nghèo đói
cao, tổng số hộ nghèo theo tiếu chí mới là 1.102 hộ, chiếm tỷ lệ 14,6%.
1.1.1.2 Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế của huyện Vân Đồn trước
năm 1994
*Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý: Huyện Vân Đồn là một huyện của tình Quảng Ninh, có tọa
độ địa lý nằm trong khoảng 20040’ đến 21016’ Vĩ độ Bắc, 107015’ đến 108000’
Kinh Đông, đƣợc hợp thành bởi hai quần đảo Cái Bầu (còn gọi là Kế Bào) và
quần đảo Vân Hải, với hơn 600 hòn đảo (đất, đá) lớn, nhỏ xen lẫn nhau trên
Vịnh Bái Tử Long.
Ở Phía Bắc và Đông Bắc của huyên giáp huyện Tiên Yên và Đầm
Hà;Phía Đông Nam giáp huyện Cô Tô, phía Tây giáp thành phố Cẩm Phả và
thành phố Hạ Long.
Diện tích tự nhiên toàn huyện là 1.620,83 km2, có 68% diện tích đất tự
nhiên trên các đảo là rừng và đất rừng trong đó đất nổi là 59.676 ha. Trong tổng
số 600 hòn đảo thuộc huyện thì có hơn 20 đảo có ngƣời ở. Lớn nhất là đảo Cái
Bầu rộng 17.212 ha, ở giáp địa phận thành phố Cẩm Phả.
Địa hình: Là huyện ít sông suối, chỉ có một sông lớn là sông Voi Nhớn
dài 18 km, đồi núi nhiều, chủ yếu là núi đá vôi độ cao từ 200-300m. Địa hình
thấp dần từ phía Đông sang phía Tây, độ cao trung bình 40m so với mực nƣớc .
13


Các đảo đều có địa hình núi đá vôi, thƣờng chỉ cao 200 - 300 m so với mặt biển,

có nhiều hang động.
Cũng giống nhƣ tất cả các đảo trong vịnh Bắc Bộ các đảo của huyện Vân
Đồn vốn trƣớc kia là các đỉnh núi của phần thềm lục địa, ở vị trí Tây Bắc vịnh
Bắc bộ, phần kéo dài của dãy núi Đông Triều. Sau thời kỳ biển tiến, hình thành
vịnh Bắc Bộ, các đỉnh núi này còn sót lại, nằm nổi trên mặt biển thành các đảo
độc lập thuộc hai vùng của vịnh Bắc Bộ là vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long.
Các đảo thuộc huyện Vân Đồn chỉ là một phần trong quần đảo Tây Bắc vịnh
Bắc Bộ. Các ngọn núi trên các đảo của huyện tiêu biểu có núi Nàng Tiên, ở đảo
Trà Bản, trên địa phận xã Bản Sen, cao 450 m; núi Vạn Hoa ở đảo Cái Bầu cao
397 m.
Do địa hình là quần đảo chủ yếu là các đảo nhỏ, lại là núi đá vôi, nên
trong toàn bộ diện tích tự nhiên của huyện, diện tích đất liền không lớn, chủ yếu
là diện tích mặt biển.
Khí hậu: Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, từ tháng 3 đến tháng 8
gió Đông Nam từ biển thổi vào mát mẻ. Từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, khí
hậu lạnh do ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc thổi về; vì vậy, hay gây ra sƣơng
mù, lƣợng mƣa trung bình trong năm ở khu vực đảo Cái Bầu là 1.748mm, ở đảo
Bản Sen quần đảo Vân Hải là 2.442mm.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 220C, độ ẩm không khí bình quân 84%.
Vì đây là vùng đảo nên từ xƣa đến nay Vân Đồn chƣa bao giờ phải đối phó với
hiện tƣợng lũ lụt.
Sông ngòi: Trên các đảo không có sông ngòi lớn mà chỉ có vài con suối
trên những đảo lớn. Ngƣời dân địa phƣơng thƣờng gọi các eo biển giữa các đảo
với nhau và với đất liền là sông nhƣ: sông Voi Lớn nằm giữa đảo Cái Bầu với
đất liền, sông Mang ở đảo Quan Lạn. Trên địa bàn huyện có hai hồ nhỏ là hồ
Vồng Tre và hồ Mắt Rồng.Hệ thống nƣớc ngầm khá phong phú, trữ lƣợnng dồi
dào.
14



Huyện Vân Đồn có nhiều tiềm năng thiên nhiên đa dạng và phong phú
(khoáng sản rừng, biển, đất đai), tạo điều kiện để phát triển kinh tế toàn diện.
Đất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở các xã: Đoàn Kết, Bình Dân, Đài
Xuyên. Và rải rác ở một số xã khác.
Hệ sinh thái rừng của huyện gồm có hệ sinh thái rừng rộng nhiệt đới
thƣờng xanh trên núi đât; hệ sinh thái rừng thƣớng xanh nhiệt đới trên núi đá
vôi; hệ sinh thái rừng ngập mặn; hệ sinh thái rừng ngập mặn; hệ sinh thái thung
áng trong núi đá vôi; hệ sinh thái rạn san hô.
Biển Vân Đồn rộng bao la, có nhiều đảo , tiện lợi cho tàu thuyền ra vào đánh
bắt thủy sản ở các ngƣ trƣờng trong lộng, ngoài khơi, và trú ẩn khi bão dông;
sinh vật biển có 119 loại cá, 132 loại động vật không xƣơng sống thuộc bốn
ngành: Giun đất, chân đốt, thân mềm và da gai, trong đó có nhiều hải sản quý
nhƣ: ngọc trai, hải sâm, sá sùng, tôm hùm, bào ngƣ, cà ghim, tu hài,...các loại cá
nhƣ: chim, thu, nhụ, đé, song... các loại ốc quý trong đó có ốc hƣơng. Mỗi năm,
nhân dân huyện Vân Đồn đánh bắt hàng nghìn tấn tôm, cá, sản xuất đƣợc hàng
trăm tấn muối phục vụ đời sống nhân dân và xuất khẩu và có nhiều loài quý
hiếm nhƣ loài cá Lƣỡng Tiêm, loài Du Gong.
Là huyện đảo, nhƣng có nguồn lợi thiên nhiên là than đá với mỏ than gầy
ở Vạn Yên (thƣờng gọi mỏ than Kế Bào) chất lƣợng tốt
Huyện Vân Đồn có hàng trăm núi, đảo nhấp nhô trên mặt nƣớc, hàng trăm
kilômét bờ biển, những bãi cát trắng mịn ở các xã: Hạ Long, Minh Châu, Quan
Lạn, Ngọc Vừng, chạy dài hàng chục kilômét và quần thể di tích lịch sử, văn
hóa; thƣơng cảng Vân Đồn; đồn Tĩnh Hải, thành Nhà Mạc (ở xã Ngọc Vừng);
đình Quan Lạn (xã Quan Lạn) đƣợc xây dựng năm Thành Thái thứ 12; chùa 100
gian (xã Thắng Lợi) là một trong những công trình kiến trúc lớn trên dải đất từ
Trà Cổ ( Thành phố Móng cái) đến Hà Nam (Thị xã Quảng Yên) và một số công
trình văn hóa tôn giáo mới dƣợc xây dựng những năm gần đây nhƣ Đền thờ

15



Trần Khánh Dƣ, chùa Cái Bầu - Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (ở xã Hạ
Long), mang lại tiềm năng du lịch rất lớn.
* Tình hình kinh tế huyện Vân Đồn trước năm 1994
Sau nhiều năm kết thúc chiến tranh,huyện Cẩm Phả (tên của huyện Vân
Đồn trƣớc đây) đã bắt tay vào công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội.Các thế mạnh
của huyện lúc bấy giờ còn chƣa đƣợc phát huy,ngành thủy sản mới chỉ bƣớc đầu
là đánh bắt nhỏ lẻ,nông nghiệp còn lạc hậu, các ngành khác còn hạn chế về quy
mô sản xuất.Nhu cầu về thực phẩm trong nhân dân ngày càng tăng. Trƣớc tình
hình hình đó, Đảng bộ huyện Cẩm Phả đã xác định nhiệm vụ hàng đầu là đẩy
mạnh sản xuất thực phẩm. Trong những năm 1981 – 1986, dƣới sự lãnh đạo của
Đảng bộ, nhân dân huyện đã giành đƣợc những thành tựu trong việc tháo gỡ khó
khăn của tình hình sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh sản xuất lƣơng thực, thực
phẩm.Nhƣng về cơ bản chƣa thoát đƣợc khỏi khủng hoảng kinh tế.Trong nông
nghiệp, năm 1986,“Coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu”, huyện thực hiện
Chỉ thị 100 của Trung ƣơng Đảng, đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp,
khoán sản phẩm đến nhóm và ngƣời lao động..v...v. Chấn chỉnh lại chế độ “5
khoán, 3 quản” và những thiếu sót trong khoán mới (khoán trắng), đẩy mạnh
thâm canh lúa và màu đi đôi với việc mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp
xen cây lƣơng thực, phát triển mạnh cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ lạc, đậu
tƣơng, tỏi, đẩy mạnh trồng chè ở Bản Sen, Minh Châu, Thắng Lợi, Vạn Hoa và
khu vực trại quả. Các hợp tác xã nông nghiệp trồng xen canh rau bảo đảm nhu
cầu cho cán bộ, công nhân viên, bộ đội trên đảo.
Thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng VIII (Khóa V), Nghị quyết 28, Nghị
quyết 31 của Bộ chính trị và Chỉ thị 117 của Hội đồng Bộ trƣởng,huyện đã từng
bƣớc thực hiện cơ chế một giá, tăng cƣờng quản lý, tổ chức lại thị trƣờng nhằm
tạo ra các điều kiện thuận lợi để thu hút hàng hóa phục vụ đời sống nhân dân.
Huyện đầu tƣ vốn kỹ thuật một cách thích đáng cho sản xuất. Năm 1986, ngành
ngƣ nghiệp đƣợc đầu tƣ, mua sắm hàng chục thuyền máy lớn, nhỏ và phƣơng
tiện đánh bắt quan trọng, nhƣ: lƣới, đèn.

16


Năm 1987 - 1988, Đại hội lần thứ XV Đảng bộ huyện xác định: “Nghề cá
không những là ngành kinh tế mũi nhọn chủ yếu của huyện mà còn đóng vai trò
hết sức quan trọng trong công tác quốc phòng giữ gìn trật tự an ninh, chính trị
trên biển. Nhiệm vụ của chúng ta là phải tập trung và khôi phục cho nghề cá
phát triển”. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của nghề cá, Đảng bộ “Tăng cƣờng
củng cố quan hệ sản xuất, tập trung chủ yếu vào các hợp tác xã yếu kém. Phát
triển thêm hợp tác xã kinh doanh (nông- ngƣ nghiệp) ở những nơi có điều kiện.
Đầu tƣ thêm vốn, tăng thêm vật tƣ thiết bị, những dụng cụ, phƣơng tiện cần thiết
cho việc đánh bắt cá. Tăng cƣờng chỉ đạo công tác quản lý, chỉ đạo đánh bắt cá
ở 3 tuyến: khơi, nửa lộng, nửa khơi và ven bờ, phát triển chăn nuôi cá nƣớc
ngọt, nƣớc mặn và nƣớc lợ”.{2,tr.94}.. Tích cực nuôi trồng đặc hải sản để xuất
khẩu ở những nơi có điều kiện nhƣ: Đập Gò Dầu (Quan Lạn), Bến Bình (Đoàn
Kết), Khe Da, Tổng Hòn (Đài Xuyên), Đầm Tàu (Ngọc Vừng). Vận dụng Nghị
quyết 10 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 20 của Tỉnh uỷ, huyện giao cho các
đơn vị tập thể và cá nhân chủ động từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, đã
có tác dụng thúc đẩy ngƣ nghiệp phát triển. Năm 1988, tổng sản lƣợng đánh bắt
cá cả năm 3.150 tấn bằng 101,6% kế hoạch, vƣợt 186 tấn so với năm 1986. Sản
phẩm giao nộp là: 1.615 tấn, trong đó tôm xuất khẩu là 12 tấn, đạt 30% kế
hoạch, mực ống xuất khẩu 2 tấn, đạt 41% kế hoạch.
Điểm đáng chú ý là: Liên doanh nuôi tôm Vân Đồn và Trại cá của huyện
đã thành công nuôi tôm he đạt năng suất 650- 670 kg/ha/vụ. Một số địa phƣơng
nhƣ: Đông Xá, Hạ Long, Quan Lạn, đã có hộ gia đình đầu tƣ hàng chục triệu
đồng đào ao, hồ, đắp đầm nuôi tôm.
Thực hiện 3 chƣơng trình kinh tế của Đảng, thủ công nghiệp địa phƣơng
tập trung đẩy mạnh sản xuất than, điện, vật liệu xây dựng, sản xuất, sửa chữa
phƣơng tiện vận tải, tàu thuyền đánh cá, sản xuất kinh phí dụng cụ cầm tay, một
số mặt hàng tiêu dùng, đẩy mạnh chế biến nông sản, lâm sản, sản xuất vật liệu

xây dựng.
Huyện đã thành lập công trƣờng khai thác than; quý III năm 1989, chuyển
hƣớng liên doanh với Tổng cục hậu cần và Liên đoàn Địa chất 9, nhƣng hoạt
động bƣớc đầu chƣa hiệu quả. Sản xuất đƣợc 400 tấn muối nhƣng muối và than
chƣa có nơi tiêu thụ.
17


Các mặt hàng vật liệu xây dựng: vôi, gạch, cát, đóng tàu thuyền chỉ đạt
50-60% kế hoạch.
Năm 1989, giá trị tổng sản lƣơng công nghiệp và thủ công nghiệp đạt
27.528.000 đồng, giảm 8.795.000 đồng so với năm 1988, trong đó kinh tế quốc
doanh đạt 9.234.000 đồng, kinh tế tập thể và cá thể đạt 18.294.000 đồng.
Ngành công nghiệp nhỏ bé ra đời và thủ công nghiệp của huyện còn gặp
nhiều khó khăn do thiếu vốn đầu tƣ, một số ngành nghề chƣa chuyển kịp theo cơ
chế mới, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ nên sản xuất chững lại làm cho một số
đơn vị nhƣ: Công trƣờng than, xí nghiệp chè Vân Hải, hợp tác xã Liên Tiến,
công nhân và xã viên thiếu việc làm.
Nền kinh tế nhiều thành phần, với cơ chế thị trƣờng đã kéo theo giao
thông vận tải phát triển lƣu thông sản phẩm và phục vụ việc đi lại, làm ăn của
nhân dân.
Lực lƣợng vận tải của huyện đã tiếp nhận 4 hợp tác xã do tỉnh giao. Khối
lƣợng vận chuyển hàng hoá năm 1989 đạt 57.000 tấn, vƣợt kế hoạch 21.000 tấn.
Các luồng vận tải hành khách các tuyến đảo hoạt động đã đáp ứng đƣợc yêu cầu
đi lại của nhân dân, giao lƣu kinh tế giữa đảo và đất liền. Tuyến vận tải hàng hoá
Bắc- Nam của huyện vẫn duy trì và hoạt động đều. Các dịch vụ vận tải khách
đƣờng thuỷ, dịch vụ sửa chữa máy và lắp máy thuỷ phát triển nhanh, bƣớc đầu
mang lại kết quả về kinh tế - xã hội.
Tiếp tục thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
VI,Đảng bộ huyện Vân Đồn đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XVIII vào tháng

9 năm 1991, Đại hội nhấn mạnh : "Ổn định và phát triển kinh tế, phát triển và
mở rộng kinh tế thị trƣờng, xây dựng và phát triển vùng kinh tế biển đảo, từng
bƣớc giải quyết tốt các vấn đề xã hội, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
nhằm nâng cao năng xuất, chất lƣợng sản phẩm. Coi trọng đào tạo đội ngũ cán
bộ khoa học kỹ thuật, tranh thủ sự giúp đỡ của cấp trên, đồng thời đƣa vào kế
hoạch hàng năm của địa phƣơng để đầu tƣ phát triển kinh tế- xã hội ở các đảo
xa, vùng đồng bào dân tộc ít ngƣời, vùng xa xôi hẻo lánh. Bảo đảm an ninh quốc
phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Không ngừng phát huy
dân chủ xã hội chủ nghĩa, sắp xếp lại tổ chức, tinh giảm biên chế sự nghiệp.
Kiện toàn bộ máy gọn nhẹ có chất lƣợng" [2,tr.109]
Đây là lần đầu tiên khái niệm về kinh tế biển đảo đƣợc đƣa vào Nghị
quyết của Đại hội. Mặc dù, khái niệm về xây dựng vùng kinh tế biển đảo chƣa
đƣợc cụ thể hóa thành nội dung trong Nghị quyết Đại hội, nhƣng đã vạch ra
hƣớng đi mới cho nhiệm vụ phát triển kinh tế của huyện đảo những năm sau.
Trong quá trình phát triển kinh tế, Đảng bộ đã coi trọng “Ngư nghiệp là mũi
nhọn, vị trí hàng đầu” trong nền kinh tế. Phát triển ngƣ nghiệp nhịp nhàng cả 2
khâu: khai thác tự nhiên và nuôi trồng thuỷ sản.
18


Do cơ chế quản lý mới và chính sách kinh tế mở cửa của Đảng và Nhà
nƣớc ta, sự bình thƣờng hoá quan hệ giữa 2 nƣớc Việt- Trung, tạo điều kiện cho
xuất khẩu tiểu ngạch mang lại giá trị kinh tế cao, kích thích ngƣời lao động.
Nhiều hộ gia đình đầu tƣ hàng trăm triệu đồng nuôi trồng hải sản (tôm, cua, cá)
với 450 ha ao, đầm.
Hai cơ sở nuôi trồng thực nghiệm trai lấy ngọc của Bộ Thuỷ sản liên
doanh, liên kết với nƣớc ngoài mở ra hƣớng phát triển mới trong việc nuôi trai
lấy ngọc của huyện.
Cùng với việc thực hiện cơ chế quản lý mới trong nông nghiệp, chủ
trƣơng của Nhà nƣớc, huyện giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân

theo hộ gia đình. Mặt khác các hợp tác xã đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, loại thải những giống cũ đã thái hoá, đƣa giống mới có năng suất cao vào
cấy trồng, phá thế độc canh, đƣa nông nghiệp tiến lên, trở thành sản xuất hàng
hoá với những sản phẩm đa dạng và phong phú, mang lại hiệu quả kinh tế cao
hơn trƣớc.
Cùng với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, Đảng bộ chỉ đạo sát sao công tác
khuyến nông. Các Ban quản lý hợp tác xã tích cực thực hiện nhiệm vụ dịch vụ,
cung cấp vật tƣ kỹ thuật, phân bón, thuốc trừ sâu, giống; đầu tƣ ngân sách,
nâng cấp và sửa chữa xây dựng thêm các công trình thuỷ lợi nhƣ: đập Vạ Chàm
(Bản Sen), Đầm Tròn (Bình Dân), đập tràn Hồ Mắt Rồng, đê ngăn nƣớc mặn
(Hạ Long), Xuyên Hùng (Đài Xuyên), Cái Tặc (Ngọc Vừng) và nhiều công trình
thuỷ lợi nhỏ khác, bảo đảm nƣớc tiêu cho 40% diện tích gieo trồng vùng trọng
điểm lúa các xã: Đoàn Kết, Bình Dân, Đài Xuyên... Tổng số vốn đầu tƣ cho các
công trình thuỷ lợi từ năm 1991-1995 là 799 triệu đồng (trong đó có 1 dự án là
478 triệu đồng) vốn ngân sách là 321 triệu đồng.
Ngành lâm nghiệp huyện tiếp tục thực hiện chủ trƣơng giao đất rừng cho
từng tập thể và cá nhân để rừng có chủ. Đến năm 1995, đã có 4 doanh nghiệp,
107 hộ gia đình nhận đất trồng rừng và nhận quản lý rừng. Riêng
Thực hiện chủ trƣơng hạn chế khai thác, tăng cƣờng bảo vệ rừng (nhất là
rừng đầu nguồn chống lũ), sản lƣợng khai thác gỗ năm 1995 chỉ bằng 70% sản
lƣợng khai thác gỗ năm 1991. Nhiều vụ vi phạm khai thác và bảo vệ rừng đã
đƣợc ngăn chặn và xử lý.
Trƣớc thay đổi của cơ chế và sự tràn ngập của hàng hoá nƣớc ngoài vào,
thủ công nghiệp của huyện gặp rất nhiều khó khăn nên phải chuyển đổi quy mô
và nội dung hoạt động để phù hợp với sự phát triển về kinh tế của huyện. Một
mặt khuyến khích thành lập các tổ ngành nghề, đóng mới và sửa chữa tầu,
thuyền, chế biến lâm, hải sản, tận dụng nguyên liệu của địa phƣơng để nung vôi,
đóng gạch; mặt khác, khai thác cát, sỏi tạo lên thu nhập và giải quyết việc làm
19



×