ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------
TRƯƠNG THU HIỀN
ĐẢNG BỘ HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI
LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TỪ
NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2011
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn: TS. Trịnh Thị Hồng Hạnh
HÀ NỘI, 2013
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu ................................................................................. 2
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn .............................................................. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ............................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 5
6. Nguồn tài liệu ............................................................................................. 5
7. Đóng góp của luận văn ............................................................................... 5
8. Bố cục của luận văn ................................................................................... 5
Chương 1: ĐẢNG BỘ HUYỆN VĂN CHẤN LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP
GIÁO DỤC TRONG TÌNH HÌNH MỚI (2001-2005) ................................. 6
1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình giáo
dục của huyện Văn Chấn trước năm 2001 ................................................ 6
1.1.1 Khái quát chung ............................................................................... 6
1.1.2. Tình hình giáo dục của huyê ̣n trước năm 2001 ............................ 14
1.2 Quan điểm của Đảng, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Yên Bái về đổi
mới giáo dục (2001-2005) ........................................................................... 17
1.2.1 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục ................. 17
1.2.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Yên Bái về phát triển giáo dục
(2001-2005) ............................................................................................. 22
1.3. Đảng bộ huyện Văn Chấn lãnh đạo thực hiện phát triển giáo dục
vào điều kiện của huyện............................................................................. 30
Chương 2: TIẾP TỤC ĐỔI MỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC ĐÁP ỨNG YÊU
CẦU THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI
HÓA (2006-2011) ......................................................................................... 40
2.1 Quan điểm của Đảng, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Yên Bái về giáo
dục trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa .................. 40
2.1.1 Chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam ..................................... 40
2.1.2. Đảng bộ tỉnh Yên Bái tiếp tục chỉ đạo công tác giáo dục dựa trên
tình hình thực tế của địa phương (2006-2011) ....................................... 46
2.2. Đảng bộ huyện Văn Chấn tiếp tục lãnh đạođổi mới sự nghiệp giáo dục..... 56
2.2.1 Chủ trương nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội ........................................................................ 56
2.2.2 Quá trình tổ chức thực hiện ........................................................... 62
Chương 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ NHỮNG BÀI HỌC
KINH NGHIỆM CHỦ YẾU TỪ QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP
GIÁO DỤC CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN VĂN CHẤN ................................. 69
3.1. Đánh giá chung .................................................................................... 69
3.1.1. Thành tựu và nguyên nhân ............................................................ 69
3.1.2. Hạn chế ......................................................................................... 75
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu .............................................................. 77
3.2.1. Vận dụng sáng tạo, linh hoạt chủ trương đường lối của Đảng phù
hợp với điều kiện cụ thể của địa phương ................................................ 78
3.2.2. Chú trọng, quan tâm chính sách chế độ đối với đội ngũ quản lý
giáo dục, giáo viên, đặc biệt ở vùng khó khăn ....................................... 80
3.2.3. Quan tâm tăng cường đầu tư ngân sách cho giáo dục ................ 82
3.2.4. Huy động mọi nguồn lực cho sự nghiệp giáo dục ........................ 83
3.3. Một số đề xuất, khuyến nghị .............................................................. 85
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 94
BẢNG QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BCĐ:
Ban chỉ đạo
CMC:
Chống mù chữ
HĐND:
Hội đồng nhân dân
GD&ĐT:
Giáo dục và đào tạo
PCGD:
Phổ cập giáo dục
PCGDTH ĐĐT:
Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
PCGDTHCS:
Phổ cập giáo dục trung học cơ sở
QLGD:
Quản lý giáo dục
THCS:
Trung học cơ sở
THPT:
Trung học phổ thông
UBND:
Ủy ban nhân dân
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1:Kết quả các tiêu chí PCGD tiểu học đúng độ tuổi từ năm 2000 đến
năm 2005 ......................................................................................................... 34
Bảng 2: Kết quả các tiêu chí PCGD THCS từ năm 2001 đến 2005 ............... 34
Bảng 3: Kết quả các tiêu chí PCGD THĐĐT từ năm 2006 đến 2010 ............ 63
Bảng 4: Kết quả các tiêu chí PCGD THCS từ năm 2006 đến 2010 ............... 64
Bảng 5: Số lượng học sinh qua các năm ......................................................... 65
Bảng 6: Số lượng các tổ chức khuyến học của huyện .................................... 96
Bảng 7: Hoạt động xây dựng quỹ khuyến học ................................................ 96
Bảng 8: Cơ cấu lao động của huyện................................................................ 96
MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Trong mỗi thời kỳ lịch sử, giáo dục luôn đóng vai trò hết sức quan trọng
đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng và dân tộc. Theo Các Mác,
giáo dục “Tạo ra cho nền kinh tế của một dân tộc những nhà khoa học,
chuyên gia, kỹ sư trên các lĩnh vực kinh tế và nhờ đó những tri thức ấy mới có
thể sáng tạo ra những kỹ thuật tiên tiến, những công nghệ mới”[42, tr.1]. Kế
thừa quan điểm của Các Mác, Lênin cho rằng: “Việc nâng cao năng suất lao
động …trước hết phải nâng cao trình độ học vấn và văn hóa của quần chúng
nhân dân…Nếu không có một mạng lưới giáo dục quốc dân ít nhiều phát triển thì
tuyệt nhiên không thể giải quyết mọi vấn đề trên quy mô toàn dân”.[42, tr.1]
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ,
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của các nước. Các nhà lãnh đạo ở
mỗi quốc gia đều nhận thức rõ: Khoa học công nghệ mà nền tảng của nó là
giáo dục - đào tạo, có vai trò to lớn đối với sự phát triển của mỗi nước. Giáo
dục - đào tạo chính là chiếc “chìa khoá vàng” để mở cánh cửa của tương lai.
Ở Việt Nam, ngay khi mới giành được độc lập, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã quan tâm tới vấn đề giáo dục, coi giáo dục là “Quốc sách hàng đầu”.
Trong phiên họp đầu tiên của chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định “diệt giặc dốt” là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm cần thực hiện.
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có những
chính sách phù hợp để phát triển sự nghiệp giáo dục, nâng cao trình độ dân
trí, đạt nhiều thành tựu, góp phần đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội của nước ta.
Cùng với sự phát triển của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ
huyện, giáo dục huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái đã có nhiều bước phát triển
đáng kể. Hiện nay, tất cả các xã, thị trấn của huyện đều có trường mầm non,
1
tiểu học và trung học cơ sở. Toàn huyện có 5 trường mầm non, 9 trường tiểu
học và 3 trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia. Với một huyện miền núi
còn nhiều khó khăn, những kết quả về giáo dục mà huyện đã đạt được đóng
góp một phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao trình độ
dân trí.
Tuy nhiên, giáo dục của huyện Văn Chấn vẫn còn những khó khăn và
hạn chế nhất định: Chất lượng giáo dục chưa cao, cơ cấu các trường chưa
đồng bộ… so với các địa phương trong cả nước. Những hạn chế, khó khăn
này cần được nghiên cứu tháo gỡ, khắc phục nhằm thúc đẩy sự nghiệp giáo
dục của huyện Văn Chấn phát triển hơn nữa.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn vấn đề “Đảng bộ
huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái lãnh đạo sự nghiệp giáo dục từ năm 2001
đến năm 2011” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Việc nghiên cứu về giáo dục đã được nhiều học giả quan tâm và có nhiều
công trình nghiên cứu. Những năm gần đây quan điểm về giáo dục và thực
trạng giáo dục ở địa phương là một vấn đề rộng lớn và đang được nhiều học
giả quan tâm. Qua tiếp cận tài liệu, tác giả thấy có thể phân loại thành ba loại
tài liệu.
- Nhóm thứ nhất: Một số công trình nghiên cứu chuyên khảo của các tập
thể và cá nhân đã được xuất bản chuyên nghiên cứu sâu về giáo dục:
Phạm Văn Đồng (1999), Về vấn đề giáo dục - đào tạo, Nxb Chính trị,
Quốc gia Hà Nội; Đỗ Mười (1995) Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi
mới, xây dựng đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội; Trần Hồng Quân
(1996), Giáo dục 10 năm đổi mới và những chặng đường trước mắt, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội; Phạm Minh Hạc (2002), Nhân tố mới về giáo dục
và đào tạo thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. GS.TS Hoàng
2
Đức Nhuận, “Bàn về vai trò của giáo dục và nhà trường trong việc hình
thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam”; Việc Chiến lược và
Chương trình giáo dục, “Giáo dục Việt Nam và việc ra nhập WTO”; GS Phan
Ngọc Liên (chủ biên), “Đảng cộng sản Việt Nam với sự nghiệp giáo dục và
đào tạo”, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội. Cuốn sách này đã tập hợp những bài
viết, bài phát biểu của các vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước về lĩnh
vực giáo dục qua từng thời kì và đặt ra yêu cầu đổi mới giáo dục trong tình
hình mới.
Những công trình này là một hệ thống quan điểm về quản lý, phát triển
giáo dục. Góp phần nghiên cứu lý luận, hoạch định đường lối, chính sách giáo
dục đang được tiến hành ở nước ta. Nó được vận dụng để phát triển một nền
giáo dục khoa học nhằm xây dựng con người xã hội chủ nghĩa trong thời kì mới.
- Nhóm thứ hai: Một số luận văn thạc sĩ chuyên lịch sử, lịch sử Đảng
cộng sản Việt Nam đã được bảo vệ.
Các luận văn nghiên cứu về giáo dục - đào tạo gồm: Trần Hoàng Hạnh
(2011), Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tao từ
năm 1997 đến 2007; Phạm Thị Hồng Thiết (2009), Đảng bộ tỉnh Hưng Yên
lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006; Tường
Thúy Ngân, Đảng bộ thị xã Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo sự nghiệp
giáo dục đào tạo từ 1986 đến năm 2000.
Các luận văn nghiên cứu về giáo dục: Nguyễn Thị Lâm Sính (1998)
Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo xây dựng phát triển giáo dục phổ thông
trong những năm 1986 - 1996; Nguyễn Ánh (2001), Giáo dục phổ thông ở
Hưng Yên trong những năm kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975); Nguyễn Sĩ
Hà, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ 1991
đến năm 2001.
Nhóm thứ ba: Các tác phẩm đăng trên các tạp chí chuyên ngành đã đề
cập đến vấn đề giáo dục ở nhiều khía cạnh khác nhau.
3
Những công trình đề cập đến vấn đề giáo dục - đào tạo nói chung, giáo
dục nói riêng rất phong phú, đa dạng. Những tài liệu trên đây đã giúp tác giả
có được nguồn tư liệu phong phú để tham khảo cho luận văn của mình.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu có hệ thống
về Đảng bộ huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái lãnh đạo sự nghiệp giáo dục từ
năm 2001 đến năm 2011
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích
Luận văn làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Văn Chấn trong việc
phát triển giáo dục của địa phương từ năm 2001 đến năm 2011, rút ra một số
kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện để tiếp tục vận dụng thực
hiện có hiệu quả hơn đường lối giáo dục của Đảng trong thời kỳ mới.
3.2 Nhiệm vụ
- Khái quát chủ trương của Đảng, của Đảng bộ tỉnh Yên Bái về giáo dục
từ năm 2001 đến 2011.
- Làm rõ quá trình Đảng bộ huyện Văn Chấn lãnh đạo phát triển giáo
dục.
- Đánh giá những thành tựu và hạn chế của sự nghiệp giáo dục huyện
Văn Chấn.
- Rút ra một số kinh nghiệm, nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ
huyện Văn Chấn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Văn Chấn trong
phát triển giáo dục,thể hiện ở những chủ trương, biện pháp và tổ chức thực
hiện từ năm 2001 đến năm 2011.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu quan điểm, chủ trương và sự chỉ
đạo của Đảng bộ huyện Văn Chấn đối với sự nghiệp giáo dục của huyện.
4
- Về thời gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu từ năm 2001 đến năm 2011.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn thuộc chuyên ngành lịch sử Đảng nên tác giả sử dụng phương
pháp lịch sử và phương pháp logich là chủ yếu nhằm phân tích, tổng hợp làm
nổi bật nên chính sách về giáo dục của Đảng bộ huyện Văn Chấn. Ngoài ra,
tác giả còn sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh…
6. Nguồn tài liệu
- Nghị quyết, chỉ thị của Đảng cộng sản Việt Nam, của Đảng bộ Tỉnh
Yên Bái về giáo dục.
- Các Văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ huyện.
- Báo cáo của Ủy ban nhân dân, phòng giáo dục huyện.
7. Đóng góp của luận văn
Góp phần nghiên cứu, tổng kết quá trình Đảng bộ huyện Văn Chấn chỉ
đạo thực hiện chính sách về giáo dục của Đảng. Rút ra một số kinh nghiệm có
ý nghĩa thực tiễn đối với công tác lãnh đạo, tổ chức thực hiện đường lối giáo
dục của Đảng, đặc biệt là của huyện trong thời gian tiếp theo. Có thể dùng
làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Đảng.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được
chia thành 3 chương, 8 tiết.
Chương 1: Đảng bộ huyện Văn Chấn lãnh đạo sự nghiệp giáo dục trong
tình hình mới (2001-2005)
Chương 2: Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đáp ứng yêu cầu thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (2006-2011)
Chương 3: Nhận xét đánh giá chung và những bài học kinh nghiệm chủ
yếu từ quá trình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục của Đảng bộ huyện Văn Chấn.
5
Chương 1
ĐẢNG BỘ HUYỆN VĂN CHẤN LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO
DỤC TRONG TÌNH HÌNH MỚI (2001-2005)
1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình giáo
dục của huyện Văn Chấn trước năm 2001
1.1.1 Khái quát chung
Lược sử hình thành
Văn Chấ n là huyê ̣n miề n núi thuô ̣c tin̉ h Yên Bá i, nằ m ở phiá Tây Bắ c
của T ổ quốc . So với các đơn vi ̣hành chiń h trong tin̉ h và cả nước thì Văn
Chấ n là mô ̣t trong những huyê ̣n có diê ̣n tích rộng và đông dân số.
Qua các cuô ̣c khai quâ ̣t, các nhà khảo cổ học đã phát hiện những công cụ
bằ ng đá và xương cố t đô ̣ng vâ ̣t có niên đa ̣i cách đây khoảng mười va ̣n năm
(thuô ̣c thời kì đồ đá cũ ) ở hang Thẩm Thóong, nay còn go ̣i là hang Khe Thắ m
ở xã Thượng Bằng La . Ngoài ra, còn tìm thấy trống đồng và một số công cụ
đá mới thuô ̣c văn hóa Hòa Bình và văn hóa Đông Sơn có niên đại từ tám đế n
mười nghìn năm ở hai xã Phù Nham và Tha ̣ch Lương
. Những bằ ng chứng
trên cho thấ y Văn Chấ n là mô ̣t trong những điạ bàn sinh tu ̣ của người Viê ̣t cổ ,
có nền văn hóa phát triển liên tục và khá rực rỡ.
Cùng với quá trình phát triển của lịch sử , Văn Chấ n cũng có nhiề u thay
đổ i về tên go ̣i và điạ giới hành chính . Thời Hùng Vương, Văn Chấ n thuô ̣c bô ̣
Tân Hưng. Trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc và các triều đại Đinh , tiề n Lê,
Lý, Trầ n, Văn Chấ n đã có nhiề u thay đổ i về tên go ̣i . Đế n cuố i đời Trầ n , Văn
Chấ n nằ m trong châu Quy Hóa , trấ n Thiên Hùng , mô ̣t trong mười sáu châu
Thái của Tây Bắc . Dưới thời Lê Thánh Tông , trong viê ̣c đinh
̣ la ̣i bản đồ cả
nước để thống nhất lại các phủ , huyê ̣n vào các đa ̣o thừa tuyên , Văn Chấ n lúc
đó thuô ̣c phủ Quy Hóa đa ̣o thừa tuyên Hưng Hóa
. Đế n triề u Nguyễn , Văn
Chấ n thuô ̣c vùng Thâ ̣p châu , tỉnh Hưng Hóa, sau đó là vùng Tam tổ ng Nghiã
6
Lô ̣ thuô ̣c tin
̉ h Hưng Hóa . Thời Pháp thuô ̣c , châu Văn Chấ n thuô ̣c ha ̣t Nghiã
Lô ̣, tỉnh Lào C ai. Ngày 11-4-1900, các hạt Bảo Hà , Nghĩa Lộ , Yên Bái và
châu Lu ̣c Yên của Tuyên Quang đươ ̣c thực dân Pháp lấ y để thành lâ ̣p tin̉ h
Yên Bái, theo đó Văn Chấ n là mô ̣t châu của Yên Bái.
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công , Văn Chấ n là mô ̣t huyê ̣n
thuô ̣c tin
̉ h Yên Bái . Cuô ̣c kháng chiế n chố ng thực dân Pháp xâm lược thắ ng
lơ ̣i, nhà nước quyết định thành lập khu tự trị Thái
- Mèo, Văn Chấ n là m ột
trong mười sáu châu của K hu tự tri .̣ Ngày 24-12-1962, theo quyế t đinh
̣ của
Quố c hô ̣i, huyê ̣n Văn Chấ n trực thuô ̣c tin̉ h Nghiã Lô ̣ . Sau khi thi ̣trấ n Nghiã
Lô ̣ tách khỏi huyê ̣n Văn Chấ n , mô ̣t phầ n huyê ̣n Văn Chấ n đươ ̣c tách để thành
lâ ̣p huyê ̣n Tra ̣m Tấ u, hai xã Nâ ̣m Có, Khau Pha ̣ tách khỏi Văn Chấ n, nhâ ̣p vào
huyê ̣n Mù Cang Chải.
Sau khi đấ t nước
thống nhât, huyê ̣n Văn Chấ n được chuyể n về trực
thuô ̣c tin
̉ h Hoàng Liên Sơn . Đế n tháng 10-1991, huyê ̣n Văn C hấ n trở về trực
thuô ̣c tin
̉ h Yên Bái cho đế n nay.
Như vâ ̣y,Văn Chấ n có lich
̣ sử hình thành và phát triể n lâu đời. So với các
huyê ̣n khác trong vùng , Văn Chấ n cũng sớm đươ ̣c đinh
̣ hình với tư cách là
mô ̣t đơn vi ̣hành chính . Điề u này khẳ ng đinh
̣ truyề n thố ng lich
̣ sử lâu đời của
huyê ̣n. Nó c hính là ni ềm tự hào cho nhân dân trong huyê ̣n bồ i đắ p và xây
dựng những giá tri ̣truyề n thố ng tố t đe ̣p.
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Văn Chấ n là mô ̣t huyê ̣n miề n núi nằ m ở phía Tây tỉnh Yên Bái . Huyê ̣n lỵ
cách thành phố Yên Bái - trung tâm, kinh tế , chính trị của tỉnh 72km, cách thị
xã Nghĩa Lộ 10 km, cách thủ đô Hà Nội hơn 200km. Phía Bắc giáp với huyện
Văn Yên và Trấ n Yên , phía Đông và phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ (các huyện
Thanh Sơn, Yên Lâ ̣p, Hạ Hòa), phía Tây giáp tỉnh Sơn La (huyê ̣n Phù Yên )
và huyện Trạm Tấu , phía Tây Bắc giáp huyện Mù Cang Chải . Ngoài ra , điạ
bàn Văn Chấn bao quanh phần lớn thị xã Nghĩa Lộ . Diê ̣n tić h của huyê ̣n hiê ̣n
7
nay là 1.205,2km2, chiế m 17,5% diê ̣n tích toàn tỉnh, là huyện có diện tích lớn
thứ hai trong tin
̉ h. Huyê ̣n Văn Chấ n có 31 đơn vi ̣hành chiń h (3 thị trấn và 28
xã), trong đó có 14 xã đặc biệt khó khăn và
28 thôn bản của 8 xã vùng II
thuô ̣c diê ̣n đă ̣c biê ̣t khó khăn.
Điạ bàn huyê ̣n Văn Chấ n án ngữ mô ̣t số tuyế n đường quan tro ̣ng của Tây
Bắ c nói chung và của tin
̉ h Yên Bái nói riêng
(đường 37 và đường 32). Điạ
hình Văn Chấn có rừng núi , hang đô ̣ng, suố i khe chằ ng chit,̣ thung lũng bằ ng
phẳ ng. Ở đồng bằng Mường Lò , phía Đông có dãy núi Bu và núi Dông ; phía
Tây là daỹ Sà Phin
̀ h , hai daỹ núi này là vành đai kiên cố bảo vê ̣ chiń xã vùng
đồ ng bằ ng Mường Lò . Nhìn từ cao xuống đây chính là thế “tả Thanh Long hữu Ba ̣ch Hổ ” , mô ̣t thế điạ linh để dựng nghiê ̣p muôn đời . Vùng thượng
huyê ̣n còn có mô ̣t bô ̣ phâ ̣n thuô ̣c daỹ Hoàng Liên Sơn , kéo dài từ Đông Bắc
Mù Cang Chải đến Tú Lệ hình thành đèo Khau Phạ nổi tiếng. Ngoài ra, huyê ̣n
còn có các dãy núi và hang động khác như Thẩm Lé
, Thẩ m Han , Thẩ m
Thóong…Độ cao trung bình của huyện so với mực nước biển là 400m.
Hê ̣ thố ng khe suố i của Văn Chấ n phong phú (ngòi Thia, ngòi Lao, ngòi
Nhì, ngòi Lung ) không những cung cấ p nước tưới tiêu cho sản xuấ t nông
nghiê ̣p và phu ̣c vu ̣ sinh hoa ̣t mà còn có thể xây dựng công trình thủy điện vừa
và nhỏ với công suất 160km/h. Đây là nguồ n điê ̣n năng quan tro ̣ng để Văn
Chấ n phu ̣c vu ̣ sản xuấ t và phát triể n kinh tế .
Khí hậu của Văn Chấn là nhiệt đới gió mùa nắng và mưa nhiều , đô ̣ ẩ m
cao. Nhiê ̣t đô ̣ trung bình ít biế n đổ i trong năm (khoảng 18 - 20 đô ̣ C), cao nhấ t
là 37 - 39, thấ p nhấ t là 2 - 4, đô ̣ ẩ m quanh năm vào khoảng 80 - 85 %.
Lươ ̣ng mưa của huyê ̣n đươ ̣c chia làm hai mùa rõ rê ̣t
, từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau là mùa ít mưa, từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm là mùa mưa
nhiề u. Lươ ̣ng mưa trung bin
̀ h hàng năm từ
1.200 - 1.600mm. Số ngày mưa
trong năm 120 ngày. Riêng khu vực Ba Khe xã Cát Thinh
̣ , số ngày mưa lớn
hơn (163 ngày/năm), lươ ̣ng mưa cũng cao hơn (cao nhấ t 2.569mm/năm, thấ p
8
nhấ t 528 mm), do gió đông nam mang nhiề u hơi nước gă ̣p daỹ núi Khe Đao
cao 1.164m chă ̣n la ̣i gây mưa.
Bên ca ̣n h những thuâ ̣n lơ ̣i , điề u kiê ̣n tự nhiên cũng gây cho Văn Chấ n
không it́ những khó khăn . Điạ hiǹ h nhiề u rừng núi gây khó khăn cho đi la ̣i .
Mùa đông có nhiều đợt gió buốt tràn về gây ra sương muối làm tổn hại đến
sức khỏe, súc vật và cây trồng. Mùa hè tuy không bị ảnh hưởng do baõ tố gây
ra nhưng những đơ ̣t gió lố c , lũ quét, lũ ống thường xuyên xuất hiện , tàn phá
mùa màng.
Đặc điểm kinh tế - văn hóa xã hội
Năm 2005, dân số trung biǹ h toàn huyê ̣n là 141.947 người, tỉ lê ̣ tăng dân
số tự nhiên là 1,34%. Đế n năm 2010, dân số trung biǹ h đa ̣t 145.858 người, tỉ
lê ̣ dân số tự nhiên là 1,1%. So với mu ̣c tiêu quy hoa ̣ch đế n năm 2010, dân số
toàn huyện thấp hơn 4.220 người. Nguyên nhân theo số lươ ̣ng điều tra dân số
và nhà ở 1-4-2009, dân số trung biǹ h trong giai đoa ̣n 2005-2010 dân số trung
bình chuyển đi nhiều hơn là dân số chuyển đến . Dân cư phân bố không đồ ng
đều giữa các vùng trong huyện . Mâ ̣t đô ̣ dân số trung bì nh toàn huyê ̣n đa ̣t 129
người/km2. Trong đó dân cư nông thôn năm 2010 chiế m 89,3%, dân thành thi ̣
là 10,7%.
Huyê ̣n Văn Chấ n có 23 dân tô ̣c sinh số ng với nhiề u tâ ̣p quán và bản sắ c
phong phú , đa da ̣ng . Dân tô ̣c Kinh chiế m 34,1%; Thái 21,9%; Tày 16,8%;
Dao 9,3%, Mông 9,6%, còn lại là các dân tộc khác.
Kinh tế - xã hội của huyện trong những năm qua đã có sự phát triển , nề n
kinh tế tăng trưởng khá , tuy nhiên còn chưa đồ ng đề u giữa các ngành , giữa
các vùng. Cơ cấ u kinh tế có sự chuyể n dich
̣ đúng hướng : Đó là giảm dầ n tỉ
trọng ngành nông lâm nghiệp , tăng dầ n tỉ tro ̣ng các ngành công nghiê ̣p - xây
dựng và thương ma ̣i, dịch vụ. Đời sống nhân dân được nâng lên , khoảng cách
giữa các vùng trong huyê ̣n có sự đồ ng đề u hơn . Nhìn chung kinh tế - xã hội
9
của huyện trong những năm qua đã có bước phát triển khá. Năm 2009, kinh tế
tăng trưởng 13,42%, tỷ lệ hộ nghèo 21,6% (Giảm 5,63% so với năm 2008).
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn tồn tại những hạn chế.
Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá, song chưa vững chắc và phát
triển chưa bền vững, đồng đều giữa các vùng. Còn có sự chênh lệch lớn giữa
các vùng. Đặc biệt là vùng cao và vùng Mường Lò đời sống nhân dân còn gặp
nhiều khó khăn. Nền sản xuất mang tính tự cấp, tự túc, sản xuất hàng hóa
chưa phát triển mạnh. Tỷ lệ đói nghèo trên 18%, cao hơn mức bình quân
chung cuả tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người chưa cao, năm 2010 đạt 9,6
triệu đồng. Thu ngân sách hàng năm đạt thấp, không đủ chi, chủ yếu là bù
ngân sách Tỉnh và Trung ương để đảm bảo các hoạt động phát triển kinh tế xã
hội của địa phương. Cơ cấu kinh tế tuy có sự chuyển dịch đúng hướng, song
còn chậm và chưa vững chắc.
Trình độ dân trí còn thấp, một số xã vùng cao cán bộ chủ chốt mới có
trình độ văn hóa bậc tiểu học. Phần lớn cán bộ xã không có bằng cấp về
chuyên môn khoa học kĩ thuật.
Lực lượng lao động của huyện tuy dồi dào song phần lớn chưa qua đào
tạo. Số người có trình độ phần lớn làm việc trong các cơ quan đơn vị của nhà
nước; ở địa bàn nông thôn tập trung gần 90% lực lượng lao động, nhưng lao
động có trình độ chuyên môn thấp, tỷ lệ lao động thiếu việc làm còn cao.
Kết cấu hạ tầng nhiều năm qua nhận được sự đầu tư của nhà nước, nhiều
công trình về giao thông, thủy lợi, y tế đang phát huy vai trò trong phát triển
kinh tế song chưa bắt kịp nhu cầu phát triển kinh tế. Hệ thống giao thông chủ
yếu là quốc lộ 32 và 38 đi qua đã được nâng cấp, nhưng tuyến liên thôn, liên
xã chưa được đầu tư. Do đó, đi lại còn nhiều khó khăn, nhất là mùa mưa. Hệ
thống điện quốc gia trong năm 2010 cơ bản đảm bảo có điện lưới 31/31 đơn
vị xã thị trấn; song chưa có trạm hạ thế tới các khu dân cư tập trung mà chủ
yếu sử dụng trạm biến áp và sử dụng hệ thống dây điện cũ đã quá tải. Nhìn
10
chung, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu
phát triển, hiện vẫn ở tình trạng nhỏ lẻ, lạc hậu, chưa đồng bộ. Đây là khó
khăn lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
Nguyên nhân cơ bản nhất là do thiếu vốn đầu tư, thiếu đội ngũ cán bộ
khoa học kĩ thuật giỏi. Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội còn chưa đáp
ứng được yêu cầu phát triển. Vì vậy, nhiều lợi thế, tiềm năng của địa phương
chưa được khai thác để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của
huyện.
Nằ m ở khu vực miề n núi , nhưng phầ n lớn diê ̣n tić h của Văn Chấ n lại tọa
lạc tại một trong những cánh đồng rộng lớn nhất Tây Bắc
. Nhân dân trong
huyê ̣n số ng tâ ̣p trung , cơ sở ha ̣ tầ ng của huyê ̣n đươ ̣c nhà nước đầ u tư tương
đối phát triển. Vì vậy, nhìn chung về mặt bằng nhân dân Văn Chấn có trình độ
văn hóa, trình độ lao động sản xuất cao so với khu vực Tây Bắ c . Đây là mô ̣t
yế u tố quan tro ̣ng, là một động lực lớn, nhấ t là trong bố i cảnh hô ̣i nhâ ̣p và xây
dựng nề n kinh tế trí thức, hô ̣i nhâ ̣p như ngày nay.
Dưới chế độ thuộc địa, năm 1913-1914, vùng Mường Lò mới mở được
một trường học cho 21 học sinh. Đến năm 1936, toàn huyện có ba trường học,
chương trình học đến lớp ba. Tuy nhiên, do điều kiện học hành ngặt nghèo,
học phí cao nên chỉ ít con em gia đình khá giả mới có điều kiện đến trường.
Từ ý thức trọng sự học của người dân, một số nơi đã chủ động mời thầy đồ
lên dạy tư, cũng chủ yếu cho con em nhà khá giả.. Từ khi có sự lañ h đa ̣o củ a
Đảng, nề n văn hóa , giáo dục Văn Chấn mới có sự khởi sắc . Sau Cách mạng
tháng Tám. Cùng với biện pháp phát triển kinh tế, chính quyền và Huyện bộ
Việt Minh đã đặc biệt chú trọng tổ chức chỉ đạo nhân dân diệt “giặc dốt”, xây
dựng đời sống mới, bài trừ các hủ tục. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí
Minh: “Giặc đói, giặc dốt là bạn đồng minh của giặc ngoại xâm”, phong trào
diệt “giặc dốt” thu hút đông đảo nhân dân trong các làng xã tham gia. Tập
11
hợp, đào tao bồi dưỡng những cán bộ cốt cán phát triển mạnh mẽ phong trào
bình dân học vụ là tạo điều kiện tốt nhất để đưa đường lối của Đảng vào nhân
dân. Với phương châm: “người biết chữ thì dạy cho người chưa biết chữ,
người nhiều chữ thì dạy người ít chữ…vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa
biết thì anh bảo, cha mẹ chưa biết thì con bảo”, “đi học bình dân học vụ là
nghĩa vụ của người công dân” đã nhanh chóng thu hút mọi người dân tham
gia. Nhiều người biết chữ đã tình nguyện xung phong làm chiến sĩ diệt giặc
dốt. Toàn huyện chọn được 60 thầy giáo đi học nghiệp vụ ngắn hạn để về dạy
học, một số thầy giáo đi dự lớp do Trung ương mở. Các xã thành lập ban Ban
bình dân học vụ nhằm đẩy mạnh phong trào. Các đoàn thể chịu trách nhiệm tổ
chức lớp, vận động hội viên đi học, góp tiền ủng hộ lớp học, mua giấy bút cho
người không có giấy bút, tổ chức văn nghệ cổ vũ phong trào bình dân học vụ;
làm “cổng mù”, “cổng sáng” để khuyến khích người đi học. Điều kiện thiếu
thốn, nhân dân tận dụng gạch non để viết lên nền học. Nhiều cụ già, nhiều chị
em có con mọn cũng tham gia học tập. Linh mục Sáng ở nhà thờ Bản Hẻo còn
cho một số người đang học thầy Dòng thoát ly tham gia công tác bình dân học
vụ. Nhiều lớp lồng ghép học chữ và biểu diễn những bài ca cách mạng, nói
chuyện thời sự,…để nâng cao sự hiểu biết cho nhân dân. Với những hình thức
và biện pháp tích cực, sáng tạo, phong trào bình dân học vụ phát triển mạnh
mẽ. Các lớp học được tổ chức cả ban ngày lẫn ban đêm, tiếng người gọi nhau
đi học, tiếng đánh vần, đọc bài vang lên khắp các làng bản. Từ phong trào học
tập sôi nổi ấy đã biến lớp học thành diễn đàn cách mạng, thành lớp bồi dưỡng
chính tri, qua đó đào tạo được lớp cán bộ cốt cán đầu tiên cảm tình với Đảng
làm cơ sở cho việc phát triển Đảng sau này.
Sau chiến thắng Nghĩa Lộ (tháng 10-1952), nhân dân Văn Chấn bước
vào thời kỳ ổn định kinh tế - xã hội, an ninh, trật tự sau giải phóng.
Những thắng lợi trên mặt trận quân sự, kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi
cho công tác giáo dục phát triển. Huyện đã được tỉnh điều động giáo viên vào
12
giúp mở trường lớp, vận động các gia đình cho con em đi học. Các chương
trình học bình dân, bổ túc văn hóa, phổ thông, vỡ lòng đều được chú trọng.
Nhờ vậy, phong trào thi đua học tập phát triển sôi nổi trong toàn huyện. Trong
hoàn cảnh khó khăn, nhưng Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã xây dựng được
4 trường phổ thông cấp I, cấp II, đảm bảo điều kiện cho 512 em học sinh (đây là
những trường trong 52 trường được xây dựng sớm nhất ở tỉnh Yên Bái).
Hiện nay, trình đô ̣ văn hóa của nhân dân đươ ̣c nâng cao không ngừng
với hê ̣ thố ng giáo du ̣c đư ợc thiết lập đến tận xã , đô ̣i ngũ giáo viên và cơ sở
trường lớ p ngày càng đươ ̣c chuẩ n hóa , ngày càng nhiều con em địa phương
thi đỗ vào các trường đa ̣i ho ̣c, cao đẳ ng. Đã có những tha ̣c si ̃ , tiế n si ̃ người
Văn Chấ n làm côn g tác quản lý , nghiên cứu ta ̣i các cơ quan của tin̉ h và trung
ương. Đây là niề m tự hào và đô ̣ng lực cho con em Văn Chấ n vươn lên trong
học tập.
Là một huyện có đông dâ n tô ̣c sinh số ng với nhiề u phong tu ̣c , tâ ̣p quán
khác nhau , góp phầ n ta ̣o nên bức tranh chung đa màu sắ c cho văn hóa Văn
Chấ n. Trong lịch sử, mặc dù cơ sở kinh tế của huyện còn thấp lại bị áp bức,
bóc lột nhưng các dân tộc vẫn giữ gìn và phát triển được một nền văn hóa
nghệ thuật dân gian phong phú, phản ánh cuộc đấu tranh của nhân dân chống
lại kẻ thù và thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của mình. Trong văn học dân gian
của người Thái có sách “sống trụ son xao”
đã từng đươ ̣c đưa vào da ̣y phổ
thông ở khu Tự tri ̣Tây Bắ c trước đây; tập thơ trữ tình “In khẩu khuống”, Cầm
Hánh tạp Sấc Klương, Truyền thuyết rêu đá…Các dân tộc khác cũng có nhiều
truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện truyền miệng như sự tích Nàn Han của
người Khơ Mú, bà chúa Nả…
Bên cạnh các tác phẩm văn học dân gian, các dân tộc trong huyện Văn
Chấn còn sáng tác, lưu giữ được nhiều điệu múa, bài hát đặc sắc, gắn liền với
những sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Trong đó tiêu biểu là: xòe gậy, xòe then
13
của người Tày; múa chiêng củ người Khơ Mú, múa xòe, múa sạp, múa nón
của người Thái…
Ngoài múa hát, nhân dân các dân tộc Văn Chấn còn có các trò chơi nhằm
rèn luyện sức khỏe, vẻ đẹp, tăng thêm sự sinh động trong đời sống cộng đồng
như ném còn của người Thái; tát yến, gõ đuống, đu quay cua người Tày; cưỡi
ngựa bắn súng của người H’mông…Các trò chơi này thường được tổ chức
vào dịp lễ hội, đầu năm.
Tất cả các sinh hoạt văn nghệ, nghệ thuật dân gian nói trên đã tạo nên
cho Văn Chấn một nền văn hóa giàu sắc thái, đa dạng nhưng thống nhất. Hơn
nữa, Văn Chấn - Mường Lò là xứ sở của nhiều lễ hội, là cái nôi tạo nên sắc
màu văn hóa dân gian độc đáo ở phía Tây của tỉnh Yên Bái. Văn Chấn được
khẳng định là trung tâm của vùng văn hóa Mường Lò - một trong 3 vùng văn
hóa của Yên Bái. Đây là lợi thế không nhỏ để Đảng bộ và nhân dân Văn Chấn
tranh thủ sự đầu tư của Trung ương, của Tỉnh kết hợp phát huy nội lực nhằm
phát triển du lịch văn hóa kết hợp với du lịch sinh thái, nhằm tạo ra sự chuyển
dịch tích cực trong cơ cấu kinh tế.
1.1.2. Tình hình giáo dục của huyện trước năm 2001
Tháng 12-1986, sự nghiê ̣p đổ i mới do Đảng khởi xướng và lañ h đa ̣o đã
khơi dâ ̣y tiề m năng, tạo động lực mới cho sự phát triể n, mở ra thời kì phát triể n
toàn diện của đất nước trong chặng đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã. hội
Ngày 19-9-1986, Đa ̣i hô ̣i đa ̣i biể u Đảng bô ̣ huyê ̣n Văn Chấ n lầ n thứ
mười ba đươ ̣c tổ chức. Đa ̣i hô ̣i thông qua Báo cáo chính tri ̣đánh giá viê ̣c thực
hiê ̣n Nghi ̣quyế t Đa ̣i hô ̣i Đảng bô ̣ lầ n thứ XII ; Báo cáo tổn g hơ ̣p các ý kiế n
đóng góp vào các dự thảo Văn k iê ̣n của Ban Chấ p hành Trung ương Đảng
trình bày tại Đại hội VI . Trên cơ sở quán triê ̣t kinh nhiê ̣m củ a nhiê ̣m kì trước
và tinh thần đổi mới theo quan điểm của Trung ư ơng, của Tỉnh ủy, Đa ̣i hô ̣i đã
đề ra phương hướng nhiệm vụ hát
p triển kinh tế- xã hội trong5 năm (1986-1990).
14
Quán triệt đường lối đổi mới của Đại hội VI , của Tỉnh ủy Hoàng Liên
Sơn, Đảng bô ̣ huyê ̣n Văn Chấ n đã cu ̣ thể hóa chủ trương của Đảng vào hoàn
cảnh thực tế của địa phương nhằ m từng bước chuyể n từ cơ chế tâ ̣p trung quan
liêu bao cấ p sang ha ̣ch toán kinh doanh xã hô ̣i chủ nghiã
, phát triển kinh tế
hàng hóa nhiều thành phầ n. Nhiê ̣m vu ̣ tro ̣ng tâm, vừa là đòi hỏi cấ p bách, vừa
có ý nghĩa chiến lượ c lâu dài là xây dựng và tổ chức thực hiê ̣n ba chương
trình kinh tế lớn: lương thực - thực phẩ m, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
Hiể u rõ tầ m quan tro ̣ng của giáo du ̣c trong công cuô ̣c đổ i mới. Thực hiê ̣n
sự chỉ đa ̣o của Hô ̣i đ ồng Bộ trưởng “xây dựng trường ra trường , lớp ra lớp” .
Hàng năm, huyê ̣n đã đầ u tư trên 40% tổ ng chi ngân sách cho sự nghiê ̣p giáo
dục. Công tác xóa na ̣n mù chữ đươ ̣c đẩ y ma ̣nh ta ̣i các cơ sở tro ̣ng điể m ; toàn
huyê ̣n có 1.013 học viên tham gia ho ̣c tâ ̣p xóa na ̣n mù chữ . Đội ngũ giáo viên
ngày càng chuẩn hóa thông qua nhiều hình thức như tiếp nhận giáo sinh mới
ra trường, mở các lớ p tâ ̣p huấ n…Nhờ đó chấ t lươ ̣ng da ̣y và ho ̣c có nhiề u biế n
chuyển tích cực. Năm ho ̣c 1989-1990, tỉ lệ học sinh thi hết cấp I đạt 86%, thi
hế t cấ p II đa ̣t 99%, thi tố t nghiê ̣p hế t cấ p III đa ̣t 54%.
Bước sang những năm 1991-1995, tình hình trong nước và thế giới có
nhiề u diễ n biế n phức ta ̣p . Ngày 12-8-1991, tại kì họp thứ IX , Quố c hô ̣i khóa
VII quyế t đinh
̣ chia tỉnh Hoang Liên Sơn thành hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái .
Theo đó Văn Chấ n trở thành mô ̣t huyê ̣n của Yên Bái . Ngày 1-10-1991, tỉnh
Yên Bái chính thức đi vào hoa ̣t đô ̣ng.
Tháng 12-1991, huyê ̣n Văn Chấ n tiế n hành Đa ̣i hô ̣i Đảng bô ̣ lầ n thứ XV .
Với tinh thầ n dân chủ , cởi mở . Đa ̣i hô ̣i đã thảo luâ ̣n sôi nổ i Dự thảo báo cáo
chính trị và thống nhất phương hướn g chung trong giai đoa ̣n 1991-1995. Về
giáo dục, thực hiê ̣n nghi ̣quyế t Trung ương 4 (khóa VII) về tiế p tu ̣c đổ i mới sự
nghiê ̣p giáo du ̣c, đào ta ̣o, ngành giáo dục huyện đã đạt được những thành tựu
đáng kể . Cơ sở vâ ̣t chấ t phu ̣c vu ̣ da ̣y và ho ̣c tiế p tu ̣c đươ ̣c tăng cườ
ng. Chấ t
lươ ̣ng giáo du ̣c đươ ̣c nâng lên rõ rê ̣t . Thi chuyể n cấ p hàng năm của cả ba cấp
15
học đều đạt tỉ lệ 95% trở lên. Công tác xóa na ̣n mù chữ đươ ̣c huyê ̣n tâ ̣p trung
phát triển , đă ̣c biê ̣t là đố i với các xã vùng cao
, đố i tươ ̣ng là cán bộ cơ sở ,
thanh niên. Từ năm 1991 đến năm 1995, huyê ̣n đã thực hiện xóa nạn mù chữ
cho 4.313 người. Với kế t quả đó , huyê ̣n có 12 xã, thị trấn (bằ ng 35% số xã ,
thị trấn) đươ ̣c công nhâ ̣n phổ câ ̣p giáo du ̣c tiể u ho ̣c . Với tinh thầ n không sơ ̣
khó, không sơ ̣ khổ , có hàng trăm anh chị giáo viên, tuổ i đời còn rấ t trẻ tiǹ h
nguyê ̣n đế n các thôn bản xa xôi , hẻo lánh, chịu nhiều khó khăn để vận động
đồ ng bào dân tô ̣c tiể u số đế n lớp, dạy chữ, dạy tiếng cho các em.
Sau 10 năm thực hiê ̣n công cuô ̣c đổ i mới toàn diê ̣n , đấ t nước ta đã đa ̣t
đươ ̣c những thành tựu to lớn , có ý nghĩa trên nhiều mặt . Nhiê ̣m vu ̣ đề ra cho
giai đoa ̣n mới là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa đất nước
đươ ̣c hoàn thành . Đa ̣i hội lần thứ VIII của Đảng (tháng 6 - 1996), quyế t đinh
̣
chuyể n đấ t nước sang thời kì mới, đẩ y ma ̣nh công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa.
Ngày 19-3-1996, Đảng bô ̣ huyê ̣n Văn Chấ n khai ma ̣c Đa ̣i hô ̣i
đa ̣i biể u
lầ n thứ XVI. Trên cơ sở đánh giá những thành tựu , hạn chế đạt được . Đa ̣i hô ̣i
xây dựng các phương hướng lớn , các biện pháp về phát triển kinh tế - xã hội
huyê ̣n đến năm 2000. Huyê ̣n chủ trương kế t hơ ̣p hài hòa giữa mu ̣ c tiêu tăng
trưởng kinh tế với mu ̣c tiêu tiế n bô ̣ xã hô ̣i, giữ vững ổ n đinh
̣ chính tri,̣ củng cố
an ninh quố c phòng , cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
nhân dân trong huyê ̣n.
Trong lañ h đa ̣o phát triể n sự nghiê ̣p giáo du ̣c, Đảng bô ̣ huyê ̣n Văn Chấ n
đã phát huy vai trò hê ̣ thố ng chính trị ở cơ sở trong vận động học sinh đến
lớp, nhấ t là ho ̣c sinh người dân tô ̣c tiể u số . Huyê ̣n tiế p tu ̣c huy đô ̣ng sự đóng
góp của nhân dân kế t hơ ̣p vớ i đầ u tư của nhà nước , ngân sách điạ phương để
xây dựng thêm phòng ho ̣c kiên cố , tăng cường thiế t bi ̣cho da ̣y và ho ̣c . Số
phòng học kiên cố chiếm 42%, tăng 10% so với năm 1995. Trong giai đoa ̣n
này, huyê ̣n đã xây dựng đươ ̣c mô ̣t trườ ng tiể u ho ̣c đa ̣t chuẩ n quố c gia , trường
dân tô ̣c nô ̣i trú vùng cao cũng đươ ̣c chú tro ̣ng đầ u tư . Thực hiê ̣n nghi ̣quyế t
16
Trung ương 2 (khóa VII ) về giáo du ̣c , đào ta ̣o , huyê ̣n ủy đã chỉ đa ̣o ngành
giáo dục huyện cố gắng đổi mới chấ t lươ ̣ng da ̣y và ho ̣c ở tấ t cả các ngành ho ̣c,
bâ ̣c ho ̣c.
Năm 1997, Văn Chấ n đươ ̣c công nhâ ̣n đa ̣t chuẩ n quố c gia
về phổ câ ̣p
giáo dục tiểu học, xóa mù chữ. Đế n năm 2000, có 33/34 xã , thị trấn đạt chuẩn
quố c gia về phổ câ ̣p giáo dục tiểu học , xóa mù chữ . Số ho ̣c sinh các cấ p đế n
trường tăng bin
̀ h quân 7% mô ̣t năm, tính trung bình cứ 3,9 người dân thì có
mô ̣t người đi ho ̣c . Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn hóa tăng từ 65% năm 1995 lên
78% năm 2000. Hàng năm số ho ̣c sinh đỗ tố t nghiê ̣p ở các cấ p đề u đa ̣t tỉ lê ̣
cao. Chủ trương xã hội hóa giáo dục được các cấp , các ngành và toàn xã hội
quan tâm.
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu, nhưng giáo dục Văn Chấn vẫn còn
nhiều bất cập: Hệ thống trường lớp chưa hoàn chỉnh, một số xã vùng sâu chưa
có trường mầm non; cơ sở vật chất yếu kém, còn nhiều phòng học tạm, hầu
hết các trường chưa có nhà công vụ cho giáo viên. Nhữngkhó khăn trên đã
gây khó khăn cho giảng dạy và học tập.
Những bất cập trên đòi hỏi Đảng bộ huyện Văn Chấn và các cơ quan ban
ngành kịp thời có những giải pháp cụ thể, từng bước khắc phục khó khăn, đưa
ngành giáo dục của huyện phát triển.
1.2 Quan điểm của Đảng, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Yên Bái về
đổi mới giáo dục (2001-2005)
1.2.1 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục
Bước sang thế kỉ XXI, Đảng ta xác định nền giáo dục nước ta đứng trước
những bối cảnh biến động của thế giới và trong nước.
Trên thế giới, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ sẽ tiếp tục phát triển
với những bước tiến nhảy vọt trong thế kỷ 21, đưa thế giới chuyển từ kỷ
nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế trí thức,
đồng thời tác động tới tất cả các lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng và sâu
17
sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Khoảng cách giữa các phát minh
khoa học - công nghệ và áp dụng vào thực tiễn ngày càng thu hẹp lại; kho
tàng kiến thức của nhân loại ngày càng đa dạng, phong phú và tăng theo cấp
số nhân.
Sự cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia sẽ ngày càng quyết liệt hơn đòi
hỏi phải tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hóa và đổi mới
công nghệ một cách nhanh chóng. Các phương tiện truyền thông, mạng viễn
thông, Internet tạo thuận lợi cho giao lưu và hội nhập văn hóa, đồng thời cũng
đang diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, sự phát triển năng
động của các nền kinh tế, quá trình hội nhập và toàn cầu hóa đang làm cho
việc rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước trở nên hiện
thực hơn và nhanh hơn. Khoa học - công nghệ trở thành động lực cơ bản của
sự phát nền kinh tế - xã hội. Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại và
đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm
và năng lực của các thế hệ hiện nay và mai sau.
Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Bối cảnh trên đã
tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng
giáo dục, xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ
thống giáo dục. Nhà trường từ chỗ khép kín chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối
thoại với xã hội và gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học - công nghệ và
ứng dụng; nhà giáo thay vì chỉ truyền đạt tri thức, chuyển sang cung cấp cho
người học phương pháp thu nhận thông tin một cách hệ thống, có tư duy phân
tích và tổng hợp. Đầu tư cho giáo dục từ chỗ được xem là phúc lợi xã hội
chuyển sang đầu tư cho phát triển.
Vì vậy, các quốc gia, từ những nước đang phát triển đến những nước
phát triển đều nhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục, đều phải
18
đổi mới giáo dục để có thể đáp ứng một cách năng động hơn, hiệu quả hơn,
trực tiếp hơn những nhu cầu của sự phát triển đất nước.
Trước những chuyển biến mạnh mẽ của thế giới, Đại hội IX của Đảng đã
tiếp tục khẳng định hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ tổ quốc; trong thời gian từ năm 2001 đến năm 2010 đưa nước ta ra
khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại. Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa của
nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có
những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt.
Để đi tắt đón đầu từ một đất nước kém phát triển thì vai trò của giáo dục
và khoa học công nghệ càng đóng vai trò quyết định. Giáo dục phải đi trước
một bước, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài để thực
hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Ở nước ta, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa được tiến hành trong
điều kiện tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hành
theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sản xuất hàng hóa phát
triển làm cho thị trường lao động được mở rộng, nhu cầu học tập tăng lên;
mặt khác, làm thay đổi quan niệm về giá trị, ảnh hưởng đến việc lựa chọn
ngành nghề, động cơ học tập, các quan hệ trong nhà trường và ngoài xã hội.
Tự do cạnh tranh làm phân hóa giàu nghèo, làm tăng thêm sự cách biệt về cơ
hội học tập giữa các tầng lớp dân cư.
Xã hội tạo điều kiện cho giáo dục phát triển, đồng thời cũng đòi hỏi giáo
dục phải phục vụ đắc lực cho xã hội; kịp thời điều chỉnh cơ cấu và quy mô,
nâng cao trình độ đào tạo đáp ứng các nhu cầu đa dạng của thực tiễn, tăng
hiệu quả giáo dục, nhạy bén và thích ứng nhanh với những biến động của nhu
cầu nhân lực. Giáo dục cần phải định hướng lại quan niệm về các giá trị, bồi
19
dưỡng phẩm chất nhân cách mới, năng lực mới và đảm bảo công bằng về cơ
hội học tập ở mọi cấp bậc học và trình độ đào tạo cho mọi tầng lớp nhân dân.
Từ năm 2001 đến năm 2005 là giai đoạn giáo dục Văn Chấn nói riêng và
cả nước nói chung quán triệt và thực hiện nhiệm vụ giáo dục theo tinh thần
Nghị quyết đại hội Đảng IX; kết luận của Hội nghị Trung ương VI (khóa IX),
Nghị quyết 40 của Quốc hội về “Đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ
thông”; Nghị quyết 41 của Quốc hội về “Chủ trương phổ cập giáo dục
THCS”; Định hướng phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2005 của Chính phủ
theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa; chỉ thị số 40 - CT/TW của
Ban Bí thư về “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục” và các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về “Triển khai kế
hoạch đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, thực hiện chương trình và
sách giáo khoa mới…”, “Chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục…”, “Chăm lo
phát triển mầm non”…
Trước yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục của đất nước sau Hội nghị
Trung ương 2 khóa VIII (12/1996), nhận thấy tầm quan trọng của giáo dục
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của đất nước.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001) đã tiếp tục khẳng
định “Phát triển giáo dục là một trong những nguồn lực quan trọng thúc đẩy
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực
con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và
bền vững.” [8, tr.108 -109]
Nhiệm vụ giáo dục trong thời kì mới nhằm: “Bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh
thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình và tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ
nghĩa, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ
lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn” [8, tr. 201 -202]
Đại hội nêu rõ cụ thể những định cụ thể:
20