Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

LUYỆN tập CHUYÊN đề NGỮ văn 12 có HƯỚNG dẫn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.63 MB, 36 trang )

THI ONLNE – NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH – ĐỀ 1
CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 12
Thời gian làm bài: 60 phút
Mục tiêu:
_Củng cố kiến thức đã học trong tiết 1 tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”.
_Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu, kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học.
Câu hỏi:
Sáng hôm sau, nghe chị Chiến nói, Chú Năm cứ ngồi y trên ván nhìn hai cháu thiệt lâu. Một lát, chú
nói:
- Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề, gia thế, đặng bề nước non. Con nít
chúng bây kì đánh giặc này khôn hơn chú hồi trước – Chú cười, đưa mấy ngón tay cứng cỏng chùi nước mắt –
Đây rồi tao giao cuốn sổ gia định cho chị em bây. Gọi là giao vậy chớ đưa cho bây rồi bây lội đùng đùng qua
sông là hư hết. Gọi vậy chớ tao vẫn giữ, tao sẽ ghi cho hai đứa bây từng ngày.
Trong lúc chị Chiến xuống bếp nấu cơm, Việt đi câu ít con cá về làm bữa cúng má trước khi dời bàn thờ sang
nhà chú, còn một mình ở nhà trên, chú Năm lại cất tiếng hò. Không phải giọng hò trong trẻo trong đêm bay ra
hai bên bờ sông, rồi dời lại trên cái ghe heo chèo mướn của chú. Câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắt đầu cất lên
như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi kéo dài, từng tiếng một vỡ ra, nhắn nhủ, tha thiết, cuối cùng
ngắt lại như một lời thề dữ dội.
Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em, chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. Chị Chiến ra đứng giữa sân, kéo cái
khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy năng, rồi dang cả thân người to
và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ mà lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên
nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đền chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng
trước. Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới
thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng trên vai.
Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Văn, Sử, Địa tốt nhất nhé!


( Trích Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi, Ngữa văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008 )
Cảm nhận của anh, chị về vẻ đẹp của các thế hệ trong gia đình được khắc họa qua đoạn trích trên. Từ đó,
bình luận ngắn gọn về sự thống nhất giữa tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước, giữa truyền thống


gia đình và truyền thống dân tộc trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
1. Giới thiệu chung:
- Nguyễn Thi là nhà văn – chiến sĩ mà cuộc đời và sự nghệp sáng tác văn chương là một tấm gương sáng cho
thế hệ nhà văn từng trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Tuy sinh ra ở đất Bắc , nhưng
Nguyễn Thi đặc biệt gắn bó với nhân dân miền Nam bằng một tình cảm ân nghĩa thủy chung mà ông muốn gửi
vào từng trang viết của mình. Ông được trân trọng coi là nhà văn của những người nông dân Nam Bộ trong
cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ác liệt.
- "Những đứa con trong gia đình" là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Thi ,được viết ngay
trong những ngày đầu chống Mĩ ác liệt, khi nhà văn công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng.
- Đoạn trích trên thể hiện rõ vẻ đẹp tinh thần yêu nước của các thế hệ trong gia đình Việt, Chiến. Qua đó, cho
thấy sự thống nhất giữa tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước, giữa truyền thống gia đình và
truyền thống dân tộc…
2. Cảm nhận vẻ đẹp các thế hệ trong gia đình:
- Sau khi được chú Năm ủng hộ, xin anh cán bộ tuyển quân ghi tên cho cả hai cùng đi tòng quân một đợt, chị
em Chiến, Việt cắt đặt việc nhà gọn gàng chu đáo. Buổi sáng ngày lên đường, hai chị em làm cơm cúng má. Chị
Chiến vào bếp nấu cơm, Việt đi câu cá. Cúng má, cơm nước xong, mấy chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. Hai
chị em mỗi người một đầu khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm, băng tắt qua bãi đất cày trước cửa, men theo
chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng khác…
- Tình thương mẹ sâu sắc của hai chị em, tình chị em cảm động giữa Việt và Chiến:

Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Văn, Sử, Địa tốt nhất nhé!


+ Trong buổi sáng trước giờ lên đường tòng quân, hai chị em Chiến, Việt đã cho mượn hoặc đem cho hết đồ đạc
trong nhà riêng bàn thờ má thì đem gửi. Điều đó chứng tỏ bàn thờ má là những gì thiêng liêng nhất trong cuộc
sống mà hai chị em đều trân trọng, giữ gìn, nâng niu. Má đã mất nhưng trong giờ phút khiêng bàn thờ má đem
gửi, hai chị em cảm nhận được sự hiện diện gần gũi của má đâu đây.

+ Hai chị em dường như đang nói cùng má: “Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả
thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập, chúng con lại đưa má về”. Những cảm nhận của hai chị em Chiến,
Việt cho ta hiểu đã không còn khoảng cách của hai thế giới của người còn sống và người đã khuất. Những đứa
con đã thấy hình bóng mẹ trở về trong tâm tưởng, trong không gian thoảng mùi hoa cam. Và hình như còn có cả
bước chân lội đồng bì bõm của má trên con đường quen thuộc xưa má đi và nay hai chị em đang bước qua.
Đoạn văn xúc động bởi tác giả cho chúng ta tin rằng đã có một cuộc gặp gỡ cảm động giữa hai chị em Chiến
Việt và người mẹ đã khuất. Còn cuộc gặp gỡ nào cảm động hơn cuộc gặp gỡ ấy!
+ Tình thương chị của Việt thể hiện trực tiếp khi nghe bước chân chị bịch bịch phía sau "Việt thấy thương chị
lạ".
– Tình yêu nước gắn liền lòng căm thù giặc cướp nước: Đoạn văn còn xúc động bởi vì nhắc tới và miêu tả một
trạng thái của cảm xúc rất khó diễn tả thành lời đó là niềm căm thù. Chưa bao giờ Việt thấy rõ như thế mối thù
thằng Mỹ. Mối thù ấy có thể rờ thấy được vì nó đang nằm trên vai, có thể cân đong được vì nó đang đè nặng
trên vai. Bàn thờ má đã “vật chất hóa” cái vốn vô hình đó là mối thù đối với thằng giặc đã giết ba má Việt. Nếu
không có bom thù thì giờ này Việt sẽ được má xoa đầu, lấy cơm cho ăn. Nếu không có bom thù thì giờ này đâu
có bàn thờ má nặng trên vai. Cảm nhận sức nặng của bàn thờ chính là hiểu được gánh nặng của mối thù phải trả.
Hai chị em Chiến, Việt đã đi qua những trận đánh khốc liệt chính là từ những cảm nhận cụ thể này về mối thù
sâu nặng của gia đình đối với kẻ thù xâm lược.
- Chú Năm:
+ Là người lưu giữ và truyền lại ngọn lửa yêu nước, cách mạng cho thế hệ con cháu trong gia đình. Chú ủng hộ
cả 2 đứa cháu nhập ngũ cùng một lúc, tin tưởng cháu "Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở
được rộng, gọn bề, gia thế, đặng bề nước non". Cuốn sổ chú giữ ý nghĩa biết bao, nó đã tiếp thêm ngọn lửa
trong Việt và Chiến.
+ Giọng hò của chú "cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi kéo dài, từng tiếng một vỡ ra,
nhắn nhủ, tha thiết, cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội", như tiếng giục giã chị em Việt ra đi trả thù cho
ba má, cho quê hương.
=> Ở các nhân vật đều sáng lên tình yêu nước và tình cảm gia đình thắm thiết, thiêng liêng.
Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Văn, Sử, Địa tốt nhất nhé!


- Nghệ thuật: Lời kể chân thực, giản dị, mang đậm dấu ấn Nam Bộ kết hợp với ngôn ngữ nửa trực tiếp.

3. Sự thống nhất giữa tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước, giữa truyền thống gia đình và
truyền thống dân tộc:
- Câu chuyện bi thương của gia đình Việt, nỗi đau của chị em Việt không phải là duy nhất mà còn biết bao gia
đình Việt Nam cùng chung cảnh ngộ.
- Trả mối thù cho ba má cũng là trả mối thù của toàn dân tộc. Tiêu diệt kẻ thù của gia đình cũng là tiêu diệt kẻ
thù của toàn dân Việt Nam. Giữ gìn, bảo vệ quê hương chính là giữ gìn từng mái ấm gia đình.
=> Tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước thống nhất, hòa quyện với nhau. Tình cảm gia đình là cái
nôi của tình yêu quê hương đất nước .
Truyền thống gia đình sẽ tạo ra truyền thống cả một dân tộc yêu nước “Trăm sông đổ về một biển ,con sông của
cả gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm,... rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta.”
4. Tổng kết:
- Đoạn văn trên là đoạn cảm động nhất trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” - một truyện ngắn xuất
sắc của Nguyễn Thi. Bằng một phong cách riêng, nhà văn khám phá vẻ đẹp của người dân Nam Bộ trong kháng
chiến chống Mĩ, khám phá nguồn cội sức mạnh chiến đấu của nhân dân ta - qua một giọt nước, thấy được biển
cả.
- Nêu trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay đối với việc gìn giữ, bảo vệ quê hương, đất nước.

Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Văn, Sử, Địa tốt nhất nhé!


THI ONLNE – NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH – ĐỀ 3
CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 12
Thời gian làm bài: 60 phút
Mục tiêu:
_Củng cố kiến thức đã học trong tiết 3 tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”.
_Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu, kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học.
Câu 1: (ID: 229668) (thông hiểu)
1.Hình tượng dòng sông truyền thống gia đình được diễn tả qua lời kể của nhân vật nào?
2.Nguồn mạch chung của dòng chảy trong hình tượng dòng sông truyền thống là gì?

Câu 2: (ID: 229669) (vận dụng cao)
Anh/ chị hãy trình bày cảm nhận của mình về nét biểu hiện riêng của mỗi dòng chảy, mỗi thế hệ trong dòng
sông truyền thống bằng đoạn văn ngắn khoảng 12 – 15 câu.
Câu 3: (ID: 229670) (vận dụng cao)
Anh/chị hãy trình bày nghệ thuật trần thuật của tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” – Nguyễn Thi.

1

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
Câu 1

Câu 2

Câu 3

2

*Phương pháp: Đọc, tìm ý, phân tích.
*Cách giải:
_Hình tượng dòng sông truyền thống gia đình được diễn tả qua lời kể của nhân vật chú Năm.
_Nguồn mạch chung của dòng chảy của dòng sông truyền thống là:
+Tình yêu gia đình -> nền tảng của tình yêu quê hương, đất nước.
+Căm thù giặc và quyết tâm trả thù.
+Lòng dũng cảm, gan góc, kiên cường.
+Tính cách của người nông dân Nam Bộ: bộc trực, thẳng thắn, tình nghĩa.
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.

*Cách giải:
 Yêu cầu về hình thức:
_Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 12 – 15 câu.
_Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
_Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.
 Yêu cầu về nội dung:
 Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
 Phân tích nét biểu hiện riêng của mỗi dòng chảy, mỗi thế hệ trong dòng sông truyền
thống:
*Khúc thượng nguồn:
_Chú Năm:
+ Có số phận thương đau -> là cơ sở để tỏa sáng vẻ đẹp tâm hồn.
+ Luôn có ý thức gánh vác việc gia đình, tạo cơ hội cho các thế hệ sau được ra chiến trường trực
tiếp cầm súng chiến đấu, lập chiến công trả thù.
_Má Tư Năng:
+ Có số phận thương đau: chồng chết,, một mình chèo chống nuôi đàn con.
+ Can trường, bất khuất.
+ Tình yêu thương và đức hi sinh dành cho các con.
(+) Khúc hạ lưu:
_Chị Chiến:
+ Giống hệt má.
+ Lòng căm thù và quyết tâm trả thù.
_Việt:
+ Tình yêu thương.
+ Lòng căm thù giặc.
+ Sự dũng cảm
-> Khúc sống sau chảy mạnh hơn, đi xa hơn, đã hòa vào biển lớn.
(*) Ý nghĩa hình tượng dòng sống truyền thống gia đình:
_ Khẳng định sự gắn bó, hòa quyện giữa tình cảm gia đình với tình yêu đất nước, truyền thống
gia đình với truyền thống dân tộc đã làm nên chiến thắng vẻ vang.

_ Để tạo nên dòng sông truyền thống thì mỗi thành viên trong gia đình phải có ý thức, trách
nhiệm lập chiến công.
 Tng kết
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
*Cách giải:
 Tình huống trần thuật:
_ Việt – một chiến sĩ giải phóng quân bị thương, bị lạc đồng đội giữa cánh rừng cao su. Đây là

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


trận đánh đầu tiên của nhưng đã lập được chiến công vang dội: dùng thủ pháo tiêu diệt được một
xe bọc thép và sáu tên Mĩ lẻ. Anh chịu tổn thất nặng nề, ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Mỗi lần tỉnh
lại Việt lại có dòng hồi ức miên man về gia đình, về những kỉ niệm ngày xưa. Câu chuyện được
kể lại là những dòng hồi ức đứt nối giữa những lần chợt ngất đi tỉnh lại của Việt.
_ Hiệu quả nghệ thuật: khẳng định tình cảm lớn lao bao giờ cũng bắt nguồn từ những gì gần gũi,
bình dị nhất.
 Ngôi kể và điểm nhìn:
_ Ngôi kể: người thứ ba giấu mặt, vô hình, khách quan -> tạo màu sắc trung tính trong cách kể.
_ Điểm nhìn: nương theo điểm nhìn của nhân vật Việt -> Hiệu quả nghệ thuật:
+ Thế giới nghệ thuật được tái hiện trở nên mới mẻ, sinh động, được “lạ hóa”.
+ Tạo nên tính chân thực, thuyết phục.
+ Mạch kể trở nên linh hoạt, bất ngờ, thú vị, hấp dẫn…
+ Dẫn dắt truyện tự nhiên.
+ Tái hiện, phân tích thế giới nội tâm nhân vật.
-> Là một trong những thành công nổi bật về nghệ thuật của tác phẩm.

3

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!



THI ONLNE – NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH – ĐỀ 3
CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 12
Thời gian làm bài: 60 phút
Mục tiêu:
_Củng cố kiến thức đã học trong tiết 3 tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”.
_Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu, kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học.
Câu 1: (ID: 229668) (thông hiểu)
1.Hình tượng dòng sông truyền thống gia đình được diễn tả qua lời kể của nhân vật nào?
2.Nguồn mạch chung của dòng chảy trong hình tượng dòng sông truyền thống là gì?
Câu 2: (ID: 229669) (vận dụng cao)
Anh/ chị hãy trình bày cảm nhận của mình về nét biểu hiện riêng của mỗi dòng chảy, mỗi thế hệ trong dòng
sông truyền thống bằng đoạn văn ngắn khoảng 12 – 15 câu.
Câu 3: (ID: 229670) (vận dụng cao)
Anh/chị hãy trình bày nghệ thuật trần thuật của tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” – Nguyễn Thi.

1

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
Câu 1

Câu 2

Câu 3


2

*Phương pháp: Đọc, tìm ý, phân tích.
*Cách giải:
_Hình tượng dòng sông truyền thống gia đình được diễn tả qua lời kể của nhân vật chú Năm.
_Nguồn mạch chung của dòng chảy của dòng sông truyền thống là:
+Tình yêu gia đình -> nền tảng của tình yêu quê hương, đất nước.
+Căm thù giặc và quyết tâm trả thù.
+Lòng dũng cảm, gan góc, kiên cường.
+Tính cách của người nông dân Nam Bộ: bộc trực, thẳng thắn, tình nghĩa.
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
*Cách giải:
 Yêu cầu về hình thức:
_Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 12 – 15 câu.
_Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
_Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.
 Yêu cầu về nội dung:
 Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
 Phân tích nét biểu hiện riêng của mỗi dòng chảy, mỗi thế hệ trong dòng sông truyền
thống:
*Khúc thượng nguồn:
_Chú Năm:
+ Có số phận thương đau -> là cơ sở để tỏa sáng vẻ đẹp tâm hồn.
+ Luôn có ý thức gánh vác việc gia đình, tạo cơ hội cho các thế hệ sau được ra chiến trường trực
tiếp cầm súng chiến đấu, lập chiến công trả thù.
_Má Tư Năng:
+ Có số phận thương đau: chồng chết,, một mình chèo chống nuôi đàn con.
+ Can trường, bất khuất.
+ Tình yêu thương và đức hi sinh dành cho các con.

(+) Khúc hạ lưu:
_Chị Chiến:
+ Giống hệt má.
+ Lòng căm thù và quyết tâm trả thù.
_Việt:
+ Tình yêu thương.
+ Lòng căm thù giặc.
+ Sự dũng cảm
-> Khúc sống sau chảy mạnh hơn, đi xa hơn, đã hòa vào biển lớn.
(*) Ý nghĩa hình tượng dòng sống truyền thống gia đình:
_ Khẳng định sự gắn bó, hòa quyện giữa tình cảm gia đình với tình yêu đất nước, truyền thống
gia đình với truyền thống dân tộc đã làm nên chiến thắng vẻ vang.
_ Để tạo nên dòng sông truyền thống thì mỗi thành viên trong gia đình phải có ý thức, trách
nhiệm lập chiến công.
 Tng kết
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
*Cách giải:
 Tình huống trần thuật:
_ Việt – một chiến sĩ giải phóng quân bị thương, bị lạc đồng đội giữa cánh rừng cao su. Đây là

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


trận đánh đầu tiên của nhưng đã lập được chiến công vang dội: dùng thủ pháo tiêu diệt được một
xe bọc thép và sáu tên Mĩ lẻ. Anh chịu tổn thất nặng nề, ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Mỗi lần tỉnh
lại Việt lại có dòng hồi ức miên man về gia đình, về những kỉ niệm ngày xưa. Câu chuyện được
kể lại là những dòng hồi ức đứt nối giữa những lần chợt ngất đi tỉnh lại của Việt.
_ Hiệu quả nghệ thuật: khẳng định tình cảm lớn lao bao giờ cũng bắt nguồn từ những gì gần gũi,
bình dị nhất.
 Ngôi kể và điểm nhìn:

_ Ngôi kể: người thứ ba giấu mặt, vô hình, khách quan -> tạo màu sắc trung tính trong cách kể.
_ Điểm nhìn: nương theo điểm nhìn của nhân vật Việt -> Hiệu quả nghệ thuật:
+ Thế giới nghệ thuật được tái hiện trở nên mới mẻ, sinh động, được “lạ hóa”.
+ Tạo nên tính chân thực, thuyết phục.
+ Mạch kể trở nên linh hoạt, bất ngờ, thú vị, hấp dẫn…
+ Dẫn dắt truyện tự nhiên.
+ Tái hiện, phân tích thế giới nội tâm nhân vật.
-> Là một trong những thành công nổi bật về nghệ thuật của tác phẩm.

3

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


THI ONLNE – CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA – ĐỀ 1
CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 12
Thời gian làm bài: 60 phút
Mục tiêu:
_Củng cố kiến thức đã học trong tiết 1 của tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”
_Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu, kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học.
Câu 1: (ID: 229721) (nhận biết)
Hãy trình bày những hiểu biết cơ bản của em về tác giả Nguyễn Minh Châu.
Câu 2: (ID: 229725) (nhận biết)
Lúc bấy giờ trời đầy mù từ ngoài biển bay vào. Lại lác đác mấy hạt mưa. Tôi rúc vào bên bánh xích của một
chiếc xe tang để tránh mưa, đang lúi húi thay phim, lúc ngẩng lên thấy một chuyện hơi lạ: một chiếc thuyền
lưới vó mà tôi đoán là trong nhóm đánh cá ban nãy đang chèo thẳng vào trước mặt tôi.
Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đắt” trời cho đến như vậy: trước mặt
tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương
mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con

ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn
qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con
dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích
khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Chẳng biết ai đó lần đầu đã
phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối tôi tưởng chính mình vừa khám phá
thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào của tác giả Nguyễn Minh Châu?
2. Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó.
Câu 3: (ID: 229731) (vận dụng cao)
Anh/ chị hãy phân tích tình huống truyện trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh
Châu bằng một đoạn văn khoảng 20 – 25 dòng.

1

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
Câu 1

*Phương pháp: Dựa vào Tiểu dẫn sách giáo khoa văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa”.
*Cách giải:
_Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải), huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
_Đầu năm 1950, ông gia nhập quân đội, theo học Trường Sĩ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn.
_Từ năm 1952 đến năm 1958, ông công tác và chiến đấu tại Sư đoàn 320.
_Năm 1962, ông về Phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội.
*Tác phẩm chính:
Cửa sông (tiểu thuyết, 1967), Những vùng trời khác nhau (tập truyện ngắn, 1970), Dấu chân

người lính (tiểu thuyết, 1977), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1985),
Chiếc thuyền ngoài xa (1987), Cỏ lau (1989)…
_ Vị trí: Là cây bút đi tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.
-> Nhà văn Nguyên Ngọc nhận xét về Nguyễn Minh Châu: “Là một trong số những nhà văn mở
đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay”.
_ Phong cách nghệ thuật:
+ Trước 1975: Là cây bút sử thi có khuynh hướng trữ tình lãng mạn.
+ Sau 1975 (đầu những năm 1980): Chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và
triết lí nhân sinh.
-> Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.

Câu 2

*Phương pháp: Tái hiện các kiến thức đã học trong văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa”
*Cách giải:
1.Đoạn văn trên trích trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
2.Hoàn cảnh sáng tác:
Năm 1983 – cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã kết thúc một cách huy hoàng vào năm 1975
và dư âm còn có thể kéo dài một vài năm sau đó nhưng đến đầu những năm 1980 cuộc sống
muôn mặt đời thường sau chiến tranh đã trở lại, những vấn đề nhân sinh thời đại đã được quan
tâm trở lại. Tác phẩm mang xu thế chung của văn học thời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu
sắc số phận cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống muôn mặt đời thường.
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận.
*Cách giải:
 Yêu cầu về hình thức:
_Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 20 câu.
_Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
_Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.
 Yêu cầu về nội dung:
*Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

*Phân tích tình huống truyện:
Khái niệm:
_Tình huống truyện là những sự kiện éo le, bất ngờ, khác lạ khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn,
độc đáo.
_Nguyễn Minh Châu: “Tình huống truyện là cái tình thế của câu chuyện, là khoảnh khắc mà
trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc, là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người”.
_Qua tình huống truyện nhân vật bộc lộ mình rõ nét nhất, chủ đề tư tưởng được bật sáng, thấy
được tài năng nghệ thuật của người cầm bút.
* Tình huống truyện trong “Chiếc thuyền ngoài xa”: tình huống nhận thức.

Câu 3

2

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


(+) Phát hiện thứ nhất - về cái tuyệt mĩ, tuyệt thiện:
_“Cảnh đắt trời cho”:
+ Hình ảnh chiếc thuyền thơ mộng, thanh bình xuất hiện giữa bầu sương mù trằng như sữa lại pha
chút hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào.
+ Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im như tượng trên chiếc mui khum khum đang hướng mặt
vào bờ.
-> Là bức họa diệu kỳ do thiên nhiên, cuộc sống ban tặng cho con người; là sản phẩm quý hiếm
của hóa công mà trong đời người nghệ sĩ nhiếp ảnh nào cũng khao khát được chứng kiến.
_Cảm nhận của người nghệ sĩ:
+ Thấy rung động.
+ Thấy tâm hồn mình được thanh lọc, gột rửa.
+ Thấy hạnh phúc.
(+) Phát hiện thứ hai – về hiện thực cuộc sống:

_Sự thật kinh ngạc:
+ Đằng sau cái đẹp toàn mĩ là hiện thân của cái xấu, là hiện thực trần trụi: bước ra khỏi chiếc
thuyền ngư phủ đẹp như mơ là người đàn bà xấu xí trạc ngoài 40 tuổi, rỗ mặt…Đi sau người đàn
bà là người đàn ông cao lớn, dữ dằn, tấm lưng rộng và cong như lưng của một chiếc thuyền…
+ Đằng sau cái đẹp được gọi là toàn thiện là hiện thân của cái ác, là cảnh tượng tàn nhẫn, điển
hình của bạo lực gia đình: người đàn bà đi trước, người đàn ông lẳng lặng đi sau k nói câu
nào…đột nhiên bỗng trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay,…, dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp lên người
của người đàn bà, người đàn bà đứng im không chống trả, đứa bé chạy ra…
-> Cảm nhận của nghệ sĩ Phùng: “kinh ngạc đến thẫn thờ”, “mấy phút đầu cứ đứng há mồm ra mà
nhìn”, “chết lặng”…
* Ý nghĩa của tình huống: Mang đến cho Phùng hững nhận thức về cuộc sống:
_Cuộc sống không hề đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng rất nhiều nghịch lý. Cuộc sống luôn tồn
tại những điều tốt – xấu, thiện – ác.
_Đừng bao giờ nhầm lẫn hiện tượng và bản chất, đừng bao giờ nhầm lẫn giữa hình thức bề ngoài
với nội dung thực chất bên trong, đừng vội đánh giá sự vật, con người ở dáng vẻ bên ngoài mà
phải tìm hiểu thực chất bề sâu đằng sau vẻ ngoài ấy.

3

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


THI ONLNE – CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA – ĐỀ 2
CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 12
Thời gian làm bài: 60 phút
Mục tiêu:
_Củng cố kiến thức đã học trong tiết 2 của tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”
_Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu, kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học.
Câu 1: (ID: 231492)

Nguyên nhân nào dẫn đến việc người đàn bà hàng chài xuất hiện ở tòa án huyện?
Câu 2: (ID: 231493)
Anh/chị hãy phân tích ý nghĩa của “tình huống ở tòa án huyện với câu chuyện của người đàn bà hàng chài”
bằng một đoạn văn khoảng 20 câu.
Câu 3: (ID: 231494)
Anh/chị hãy phân tích tình huống một chuyến đi trong truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu
bằng một đoạn văn khoảng 20 câu.

1

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
*Phương pháp: Đọc, tìm ý.
*Cách giải:
_Nguyên nhân:
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng sau một tuần lễ phục kích đã chứng kiến được cảnh đắt trời cho, rồi
sau đó chứng kiến cảnh tượng trần trụi đằng sau cái đẹp là cái xấu, đằng sau cái thiện là cái
ác, chứng kiến cảnh người chồng vũ phu đánh đập người vợ một cách dã man, tàn bạo. Khi
anh định xông ra can thiệp thì con trai của gia đình này lao vào đánh bố để rồi nhận vài bạt tai
và ngã dúi xuống cát. Sau mấy ngày, nghệ sĩ Phùng lại chứng kiến cảnh bạo hành gia đình
diễn ra lần thứ hai. Lần này người chồng tiếp tục đánh người vợ dã man như lần trước, nhưng
lần này đáng báo động hơn là thằng Phác xông vào với con dao găm đã chuẩn bị trước, may
mafchij nó phát hiện ra và đuổi kịp theo để giằng con dao. Lần này Phùng xông ra can thiệp.
Tuy nhiên sức vóc của anh không thể đối chọi được với người đàn ông làng chai ->bị thương.
Sau lần can thiệp không thành công ấy Phùng rất trăn trở và anh quyết định nhờ đến bạn mình
là chánh án Đẩu – người có chỗ dựa vững chắc của pháp luật sẽ đứng ra can thiệp để giúp đỡ
gia đình này, giúp đỡ người vợ khốn khổ kia.

->Đó là lí do Đẩu mời người đàn bà hàng chài đến tòa án huyện.
=>Có sự xuất hiện của người đàn bà hàng chai ở tòa án huyện.
*Phương pháp: Phân tích, bình luận, tổng hợp.
*Cách giải:
 Yêu cầu về hình thức:
_Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 20 câu.
_Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
_Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.
 Yêu cầu về nội dung:
 Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
 Ý nghĩa tình huống: Sự vỡ lẽ của nghệ sĩ Phùng:
_Nhận thức về con người:
(+)Về chánh án Đẩu:
+Mới chỉ đứng trên phương diện của luật pháp mà chưa hiểu được lí lẽ của cuộc đời
-> Sau khi nghe xong câu chuyện, chánh án Đẩu mới vỡ lẽ: không thể đơn giản và dễ dãi
trong việc đánh giá, nhìn nhận con người, sự việc, đừng để những thứ bề ngoài đánh lừa, đánh
giá một cách vội vã để rồi dẫn đến sai lầm.
(+)Về các thành viên trong gia đình hàng chài:
+Người đàn bà hàng chài: Đằng sau vỏ bọc u mê, tăm tối, thất học kia lại là người trải đời sâu
sắc, ẩn chứa vẻ đẹp của sự bao dung, của tình mẫu tử, có tình yêu thương con bao la vô bờ
bến, thấu hiểu chồng.
+Gã chồng vũ phu: Gã không chỉ là tội nhân mà gã còn là nạn nhân của hoàn cảnh. Vì hoàn
cảnh xô đẩy, quẫn bách mới sinh ra thô bạo và vũ phu. Anh ta đáng trách nhưng ở một khía
cạnh nào đó cũng đáng cảm thông.

Câu 1

Câu 2

2


Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


+Thằng Phác: Đằng sau hành động vô đạo, trái với luân thường đạo lý là tính yêu thương mẹ
vô bờ bến, tình yêu thương bế tắc.
=>Tầng nhận thức mới: Đằng sau cái xấu, cái ác lại chứa đựng cái đẹp, chứa đựng hiện thực
mà ít nhiều đáng được cảm thông và chia sẻ.
=>Cần tìm hiểu sâu sắc, chu đáo và kĩ lưỡng.
_Về căn nguyên của tội ác:
+Tội ác không phải từ phía địch, không phải do ma men dẫn đường, không phải do rượu chỉ
lối, cũng không phải do bản chất mà là do hoàn cảnh thất học, đói nghèo, tăm tối xô đẩy,
khiến con người bị tha hóa.
_Về giải pháp xã hội:
+Li hôn -> Theo cách lí luận của người đàn bà hàng chài đây là giải pháp không khả thi.
+Hòa thuận, tiếp tục chung sống -> khó để tin tưởng người chồng sẽ không dùng bạo lực nữa.
+Từ chối, tẩy chay, không lấy chồng -> không tuân thủ quy luật sinh tồn -> không được.
+Cách mạng chăm lo đời sống người dân hàng chài: Lên bờ để sinh sống -> quen với việc
mưu sinh bằng nghề chài lưới, không thể thích nghi với nghề nghiệp mới -> không thực tế.
_Về cuộc đời và trách nhiệm của người phụ nữ:
+Cuộc đời: đa sự, luôn đan xen nhiều thuận lí và nghịch lí.
+Người nghệ sĩ: không thể chỉ dùng cái nhìn hời hợt để quan sát, muốn hiểu được cuộc đời thì
buộc phải dấn thân, phải chú ý đến mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
_Về chính mình:
+Trước đây từng tự tin vì mình là người lính vào sinh ra tử, nhiều trải nghiệm ở những vị thế
cam go và quyết liệt. Nhưng sau khi nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài Phùng thấy
bản thân còn hời hợt và nông cạn, những gì mình biết, mình hiểu mới chỉ là phần nổi của tảng
bang trôi; trách nhiệm của mình là phải tiếp tục tìm kiếm khám phá để hiểu kĩ lưỡng phần
chìm. -> lần đầu tiên người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng nhận ra mình rõ ràng đến thế.
 Tổng kết.

*Phương pháp: Phân tích, bình luận, tổng hợp.
*Cách giải:
 Yêu cầu về hình thức:
_Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 20 câu.
_Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
_Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.
 Yêu cầu về nội dung:
 Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
 Phân tích tình huống:
_Bắt đầu chuyến đi theo yêu cầu của vị trưởng phòng khó tính:
+Cần chụp một bức ảnh giống như bộ lịch đang có để hoàn thiện bộ lịch ấy -> yêu cầu về thứ
nghệ thuật hoàn toàn tĩnh vật, không có con người -> thứ nghệ thuật xa rời con người.
+Cần một bức ảnh buổi sớm có sương mù (dù đã là tháng 7, không có sương) -> thứ nghệ
thuật xa rời cuộc sống, bất chấp sự thật, thứ nghệ thuật chủ quan – duy ý chí.
->Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng khi khoác máy ảnh lên đường để thực hiện theo yêu cầu của vị
trưởng phòng cũng có nghĩa là anh đng dập khuôn theo những quan điểm nghệ thuật mà vị
trưởng phòng đã áp đặt lên anh.
_Chuyến đi đã khiến anh vỡ lẽ:
Nghệ thuật không thể như vậy: không thể không quan tâm đến con người, không thể xa rời
cuộc sống, không thể bất chấp sự thật.

Câu 3

3

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


_Kết thúc chuyến đi:
+Nghệ sĩ Phùng quay trở về Hà Nội, nộp lại bức ảnh theo đúng yêu cầu của vị trưởng phòng.

+Tuy nhiên anh có một sự li khai quyết liệt với thứ nghệ thuật mà vị trưởng phòng đề xuất và
áp đặt lên anh.
*Những nhận thức của nghệ sĩ Phùng:
_Về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống: Nghệ thuật phải xuất phát từ cuộc sống, phải
do cuộc sống đề xuất và quay trở về phục vụ cuộc sống -> nghệ thuật vị nhân sinh.
_Về thiên chức và trách nhiệm của người nghệ sĩ: Cần phải từ bỏ nghệ thuật minh họa, từ bỏ
nghệ thuật tô hồng, từ bỏ nghệ thuật vị cấp trên đang tồn tại nhan nhản trong thời kì trước đổi
mới để đến với thứ nghệ thuật do cuộc sống đề xuất. Nghệ thuật bao giờ cũng phải xuất phát
từ cuộc sống và quay trở về phục vụ cuộc sống.
 Tổng kết

4

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


THI ONLNE – CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA – ĐỀ 3
CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 12
Thời gian làm bài: 60 phút
Mục tiêu:
_Củng cố kiến thức đã học trong tiết 3 của tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”
_Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu, kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học.
Câu 1: (ID: 231495)
Chân dung, lai lịch của người đàn bà hàng chai được tác giả Nguyễn Minh Châu miêu tả như thế nào?
Câu 2: (ID: 231496)
Hãy phân tích số phận đau khổ, bất hạnh của người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”
– Nguyễn Minh Châu bằng một đoạn văn khoảng 12 – 15 câu.
Câu 3: (ID: 231497)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc

thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu bằng một đoạn văn khoảng 20 câu.

1

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
*Phương pháp: Đọc, tìm ý, tổng hợp.
*Cách giải:
 Lai lịch:
_Không gọi tên nhân vật -> đây chỉ là một đại diện cho những người phụ nữ khốn khổ, đại
diện cho những người đàn bà hàng chìa ở ven biển.
 Ngoại hình:
_Lần thứ nhất: Xuất hiện ở bãi xe tăng hỏng:
+ Chạc ngoài 40 tuổi.
+ Thân hình cao lớn với những đường nét thô kệch.
-> Ngoại hình quen thuộc của những người đàn bà vùng biển.
+ Xấu xí, rỗ mặt.
+ Gương mặt mệt mỏi, tái ngắt sau một đêm thức trắng kéo lưới.
_Lần thứ 2: Xuất hiện ở tòa án huyện:
+ Sợ sệt, lúng túng. (vì quen với môi trường sông nước, lạ lẫm khi bước vào căn phòng toàn
bàn ghế, giấy tờ…).
+ Thu mình, ngồi mớm ở mép ghế -> Sợ sự xuất hiện của mình gây phiền hà, vướng víu cho
người khác.
_Luôn giữ khuôn mặt bình thường, không biểu lộ ra bên ngoài -> phải dụng công tìm hiểu.
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận.
*Cách giải:
 Yêu cầu về hình thức:

_Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 12 – 15 câu.
_Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
_Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.
 Yêu cầu về nội dung:
 Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
 Phân tích số phận đau khổ, bất hạnh của người đàn bà hàng chài.
* Cuộc sống nghèo khổ, lam lũ:
_ Vốn được sinh ra trong một gia đình khá giả ở phố buôn bán những vật dụng phục vụ nghề
chài lưới nhưng lại không được ưu ái về nhan sắc, sau một trận đậu mùa mặt bị rỗ chằng chịt > càng xấu.
_ Gặp gỡ và lấy một anh con nhà hàng chài.
_ Cuộc sống chốn sông nước bấp bênh lại đẻ nhiều con -> bấp bênh hơn.
_ Gia cảnh túng thiếu, nghèo đói, nhất là những khi biển động.
* Là nạn nhân của bạo hành gia đình:
_ Bị bạo hành về thể xác: ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng.
_ Bị giày vò về tinh thần: Cảm thấy nhục nhã trước mặt con cái, lo lắng cho tâm hồn các con bị
vấy bẩn, có những lệch lạc trong nhận thức, đặc biệt lo cho thằng Phác. Sự lo lắng luôn đeo
bám khiến chị không lúc nào cảm thấy yên ổn.
 Tổng kết.
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận.
*Cách giải:
 Yêu cầu về hình thức:
_Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 20 câu.
_Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Câu 1

Câu 2

Câu 3


2

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


_Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.
 Yêu cầu về nội dung:
 Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
 Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà hàng chài.
* Sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời:
_ Thể hiện qua câu chuyện gia đình: lí giải 3 nguyên nhân không thể bỏ chồng.
_ Thể hiện qua cách nhìn nhận, đánh giá các giải pháp xã hội: xuất phát từ cư sở là lòng tốt
nhưng thiếu thực tế.
-> Sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời hơn chánh án Đẩu và nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng rất nhiều lần.
* Tấm lòng nhân hậu, bao dung:
_ Tất cả mọi người đều đề xuất giải pháp từ chối, tẩy chay gã đàn ông, riêng chị thì không. Chị
sẵn sàng đứng im chịu trận, không chống trả, không bỏ chạy -> Rất thấu hiểu chồng, thông
cảm cho chồng.
* Tình mấu tử:
_ Thể hiện ở đức hi sinh:
+ Sẵn sàng cam chịu, nhẫn nhịn chồng đánh để rồi người chồng tiếp tục cùng chị chèo chống
gánh nặng mưu sinh, để đàn con được ăn no -> đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của chị.
+ Gửi thằng Phác lên bờ ở với ông ngoại để tách nó ra khỏi bố, để nó không nhìn thấy bố đánh
mẹ, để nó khỏi đau lòng và không có những hành động trái với luâ thường đạo lí. Hơn nữa là
vì chị yêu thằng Phác nhất trong đàn con, bởi lẽ nó giống lột bố -> yêu chồng.
+ Xin chồng đưa lên bờ đánh để không làm ảnh hưởng đến các con.
_ Thể hiện ở niềm vui:
+ Khi gia đình hòa thuận.
+ Khi con được ăn no, được đủ đầy về tinh thần.
_ Thể hiện ở tình yêu thương đặc biệt dành cho thằng Phác:

+ Khi thằng Phác lao đến cản bố, bị bố đánh, chị không nén được đau đớn -> chị mếu máo gọi
con, ôm chầm lấy nó…
+ Khi nói chuyện với nghệ sĩ Phùng về thằng con, chị vẫn khóc, khóc vì quặn thắt lo lắng: lo vì
con mình đã chứng kiến rất nhiều lần cảnh bố đánh mẹ, và sẽ còn tiếp tục phải chứng kiến ->
nhận thức không được bình thường -> sợ rằng con mình sẽ bị phát triển lệch lạc. Chị yêu con,
thương con, mong con khôn lớn nhưng không thể bảo vệ được tâm hồn của các con.
=> Người đàn bà hàng chìa hiện ra là hình ảnh đại diện cho những con người vô danh, nghèo
khổ, lam lũ nhưng lại có vẻ đẹp tâm hồn đáng quý khiến họ trở nên không hề nhỏ bé mà là
hiện thân của những gì đẹp đẽ nhất.
 Tổng kết.

3

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


THI ONLNE – CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA – ĐỀ 4
CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 12
Thời gian làm bài: 60 phút
Mục tiêu:
_Củng cố kiến thức đã học trong tiết 4 của tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”.
_Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu, kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học.
Câu 1: (ID: 231790)
Hãy viết một đoạn văn khoảng 15 câu với chủ đề sau: “Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong truyện ngắn “Chiếc
thuyền ngoài xa” là người nghệ sĩ tài hoa, nhạy cảm trước cái đẹp”.
Câu 2: (ID: 231791)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về tấm lòng với cuộc đời và con người của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng
trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu bằng một đoạn văn 12 – 15 câu.
Câu 3: (ID: 231792)

Sự trăn trở với thiên chức nghề nghiệp của nghệ sĩ Phùng được thể hiện trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài
xa” – Nguyễn Minh Châu như thế nào?

1

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
Câu 1

*Phương pháp: Vận dụng kĩ năng tạo lập đoạn văn.
*Cách giải:
 Yêu cầu về hình thức:
_Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 15 câu.
_Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
_Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.
 Yêu cầu về nội dung:
 Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
 Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng là người nghệ sĩ tài hoa, nhạy cảm trước cái đẹp.
_ Là người nghệ sĩ có tài:
+ Vị trưởng phòng khó tính khi muốn có thêm một bức ảnh nữa để bổ sung thêm vào bộ lịch
năm ấy đã yêu cầu nghệ sĩ Phùng là người thực hiện nhiệm vụ. (đây là nhiệm vụ vô cùng khó
khăn) -> tin tưởng vào tài năng của Phùng.
_ Là người nghệ sĩ có trách nhiệm:
+ Khi nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng khoác máy ảnh lên đường đến vùng biển miền Trung để thực
hiện bức ảnh, sau 1 tuần lễ phục kích cũng đã chụp được vài tấm ảnh tạm ưng ý nhưng vẫn
chưa thực sự hài lòng -> Hôm nào cũng dậy sớm ra vùng biển để cố gắng tìm một bức ảnh
mà mình thực sự thỏa mãn.

_ Là người nghệ sĩ nhạy cảm trước cái đẹp:
+ Khi phát hiện ra cảnh đắt trời cho -> xúc cảm trào dâng: rung động, tâm hồn được thanh
lọc, hạnh phúc tràn ngập tâm hồn, lôi máy ảnh ra bấm liên thanh…

Câu 2

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận.
*Cách giải:
 Yêu cầu về hình thức:
_Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 12 – 15 câu.
_Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
_Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.
 Yêu cầu về nội dung:
 Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
 Phân tích tấm lòng với cuộc đời và con người của nghệ sĩ Phùng:

Câu 3

2

* Lần thứ nhất chứng kiến cảnh bạo hành gia đình:
_ Sẵn sàng vứt chiếc máy ảnh xuống đất để nhào tới can thiệp giúp đỡ người đàn bà khốn
khổ mặc dù chiếc máy ảnh rất quý, đặc biệt là đối với người nghệ sĩ như anh, nhất là khi nó
còn đang chứa đựng kiệt tác nghệ thuật. Tuy nhiên, hơn cả sự quý giá về vật chất và tinh
thần, đó là con người.
* Lần thứ hai chứng kiến cảnh bạo hành gia đình:
_ Tuy đã thực hiện xong nhiệm vụ được giao nhưng vẫn ở lại vì anh quan tâm đến gia đình
hàng chài này, thấy mình không thể đứng ngoài cuộc mà phải làm điều gì đó.
_ Khi chứng kiến cảnh bạo hành gia đình lần hai nghệ sĩ Phùng đã lao ra can thiệp kịp thời
và bị thương.

_ Nhờ bạn mình là chánh án tòa án huyện giúp đỡ gia đình này.
 Tổng kết.
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
*Cách giải:
 Nhận thức qua hai phát hiện ban đầu:
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


_ Phát hiện về cái đẹp, cái thiện.
- Phát hiện về cái xấu, cái ác đằng sau cái đẹp, cái thiện.
-> Chiếc thuyền ngoài xa chính là hình ảnh cuộc đời khi nhìn ở tầm xa, khi qua sát với cái
nhìn hời hợt -> Cần nhìn nhận con người, sự việc thấu đáo, toàn diện.
_ Phê phán vị trưởng phòng -> phê phán những quan điểm nghệ thuật đang tồn tại nhan nhản
trong thời kì trước đổi mới -> người nghệ sĩ phải thay đổi, trước hết là thay đổi tư tưởng.
 Nhận thức qua câu chuyện của người đàn bà hàng chài:
_ Cuộc đời và con người rất phức tạp -> Đòi hỏi người nghệ sĩ phải dấn thân, phỉa dùng cái
tâm của mình để cảm nhận, khám phá mới thấu hiểu hết được.
 Nhận thức mới khi đứng trước tấm ảnh của chiếc thuyền ngoài xa:
_ Nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống, không được xa rời cuộc sống và phải quay trở về
để phục vụ cuộc sống.

3

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


THI ONLNE – THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý– ĐỀ 1
CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 12
Thời gian làm bài: 60 phúT

Mục tiêu:
_Củng cố kiến thức đã học về hàm ý.
_Rèn luyện kĩ năng phân tích ngữ liệu để tìm hàm ý.
Câu 1: (ID: 295909) (thông hiểu)
1.Hàm ý là gì? Tác dụng của cách nói hàm ý?
2.Có mấy cách tạo ra hàm ý? Đó là những cách nào?
Câu 2: (ID: 295910) (vận dụng)
Trong đoạn thơ sau, người con gái dùng nhiều câu hỏi đối với người con trai nhằm mục đích để hỏi hay nhằm
thực hiện hành động nói nào khác? (Nói cách khác, người con gái có hàm ý gì khi đặt ra những câu hỏi với
người con trai?)
Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày
Bao giờ em mới gặp anh đây?
Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ
Để mẹ em rằng hát tối nay?
(Nguyễn Bính, Mưa xuân)
Câu 3: (ID: 295911) (vận dụng)
Trong đoạn hội thoại sau đây giữa nhà tư bản và anh đĩ Mùi, lời đầu tiên có dạng câu hỏi nhưng hàm ý gì? Nhờ
đâu ta biết được điều đó?
Nhà tư bản: – Này bác, bác có thể gánh thuê cho tôi hai cái va-li này đến ga được không?
Anh đĩ Mũi: – Có nặng không thưa ông?
Nhà tư bản: – Hơi nặng, nhưng gánh thì cũng cân.
Anh đĩ Mùi: – Được, ông để nhà cháu gánh giúp.
(Nguyễn Công Hoan, Thằng điên)

1 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
Câu 1


*Phương pháp: Tái hiện kiến thức đã học về hàm ý
*Cách giải:
1.Hàm ý là những nội dung ý nghĩa mà người nói có ý định truyền bá cho người nghe
nhưng không nói ra trực tiếp, chỉ ngụ ý để người nghe tự suy ra căn cứ vào ngữ cảnh,
nghĩa tường minh, căn cứ vào những phương châm hội thoại.
Tác dụng của cách nói hàm ý:
- Tạo ra hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc hơn so với cách nói thông thường.
- Giữ được tính lịch sự và thể diện của người nói/ người nghe.
- Làm cho lời nói có ý vị, hàm súc.
- Người nói có thể không phải chịu trách nhiệm về hàm ý.
2. Các cách thức để tạo ra hàm ý
- Người nói chủ ý vi phạm phương châm hội thoại.
+Phương châm lượng tin
+Phương châm quan hệ
+Phương châm cách thức
-Dùng hành động nói gián tiếp: hỏi – trình bày – điều khiển – hứa hẹn – bộc lộ cảm
xúc.
-> Dùng kiểu câu này để diễn đạt hành động nói khác.

Câu 2

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
*Cách giải:
Trong đoạn thơ của Nguyễn Bính, cô gái (em) hai lần dùng câu hỏi đối với chàng trai
(anh), nhưng không phải nhằm mục đích để hỏi, mà thực chất thông qua hình thức hỏi,
cô ngụ ý trách chàng trai đã sai hẹn ước, không trở lại để hai người được gặp nhau.

Câu 3


*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
*Cách giải:
Trong hội thoại, nhiều khi người nói dùng hành động nói này nhưng để thực hiện hành
động nói khác. Cách dùng gián tiếp như vậy cũng tạo ra hàm ý. Trong đoạn trích, nhà
tư bản dùng câu hỏi đối với anh đĩ Mùi, nhưng hàm ý là nhờ anh ta gánh hộ hai cái vali. Anh đĩ Mùi đã hiểu hàm ý đó và nhận lời giúp sau khi đã hỏi lại để xác định khả
năng giúp của mình.

2 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


×