Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

ĐỐI CHIẾU NHỮNG đặc điểm NGÔN NGỮ của THÀNH NGỮ và tục NGỮ TRONG TIẾNG VIỆT và TIẾNG đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.75 KB, 10 trang )

ĐỐI CHIẾU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA THÀNH
NGỮ VÀ TỤC NGỮ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ĐỨC
TS. LÊ TUYẾT NGA
Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Phương
Tây
Tóm tắt:
Thành ngữ và tục ngữ là nhóm từ vựng phản ánh rõ nét nhất đặc điểm văn
hoá và những nét đặc sắc trong ngôn ngữ của mỗi dân tộc. Vì vậy nghiên cứu
đối chiếu thành ngữ, tục ngữ và ứng dụng những kết quả nghiên cứu vào thực
tiễn dạy và học ngoại ngữ sẽ giúp người học làm chủ ngôn ngữ đích và tăng
cường hiệu quả giao tiếp. Báo cáo này đưa ra một số nhận xét về các đặc điểm
tương đồng và dị biệt của các thành ngữ và tục ngữ phổ biến trong tiếng Đức
và tiếng Việt trên các bình diện ngữ âm, hình thái-cú pháp, từ vựng-ngữ nghĩa
và sắc thái biểu cảm dựa trên khảo sát, so sánh và đối chiếu 500 thành ngữ và
tục ngữ thông dụng.
1. Đặt vấn đề
Thành ngữ (ThN) và tục ngữ (TN) là nhóm từ vựng phản ánh rõ nét nhất
đặc tính dân tộc, đặc điểm văn hoá và những nét đặc sắc trong ngôn ngữ, đồng
thời đúc kết những kiến thức, kinh nghiệm, phản ánh nhiều lĩnh vực đa dạng
của đời sống xã hội, tư duy, quan niệm và phong tục tập quán của mỗi dân tộc.
Nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ của các dân tộc cho ta những hiểu biết sâu sắc
về những dân tộc đó. Nhu cầu giảng dạy và học tập tiếng Đức gia tăng cũng
như sự phát triển quan hệ hợp tác Đức-Việt trên nhiều phương diện là những
động lực thúc đẩy nghiên cứu ngôn ngữ và văn hoá Đức và ứng dụng những
kết quả nghiên cứu vào thực tiễn dạy và học tiếng Đức. Việc hiểu và sử dụng
thành ngữ, tục ngữ phù hợp có thể làm cho lời nói phong phú hơn, có sức
thuyết phục cao hơn và có sắc thái biểu cảm lớn hơn, do đó hiệu quả giao tiếp
sẽ cao hơn. Trong báo cáo này chúng tôi muốn đưa ra một số nhận xét về các
đặc điểm tương đồng và dị biệt của các thành ngữ và tục ngữ phổ biến trong
tiếng Đức và tiếng Việt trên bình diện ngôn ngữ như ngữ âm, hình thái-cú pháp
và từ vựng-ngữ nghĩa. Những nhận xét này dựa trên khảo sát, so sánh và đối


chiếu 500 thành ngữ và tục ngữ thông dụng trong tiếng Việt với các tương


đương trong tiếng Đức trong các nguồn tư liệu chủ yếu là các cuốn từ điển
“Thành ngữ tiếng Việt” (Nguyễn Lực, Lương Văn Đang, 2009), “Từ điển
Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam” (Nguyễn Lân, 2008) và “Từ điển Thành ngữ
và Tục ngữ Việt Nam” (Vũ Dung, Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào, 1995),
“Duden. Redewendungen” (Dudenredaktion, 2002) và Sprichwörterlexikon
(Beyer, 1988).
2. Mức độ tương đương của thành ngữ và tục ngữ trong tiếng Việt và tiếng
Đức
Nghiên cứu đối chiếu ThN và tục ngữ TN trong hai ngôn ngữ, có thể
thấy mức độ tương đương về cú pháp, từ vựng và ngữ nghĩa rất khác nhau.
Chúng tôi chia những ThN và TN được khảo sát thành 4 nhóm:
a) Các thành ngữ và tục ngữ tương đương hoàn toàn
Trong 500 đơn vị khảo sát có 100 ThN và TN tương đương hoàn toàn về
hình thức biểu đạt (từ vựng, cú pháp) cũng như về ngữ nghĩa, trong đó một số
là ThN nằm trong nhóm những “Thành ngữ phổ biến ở Châu Âu và xa hơn”
(“Widespread Idioms in Europe and Beyond”): động ngữ ((chảy) nước mắt cá
sấu - Krokodilstränen (vergießen)), danh ngữ (như chó với mèo - wie Hund und
Katze), tính ngữ/ThN so sánh (chậm như sên - langsam wie die Schnecke), câu
- tục ngữ (xứ mù thằng chột làm vua - im Reiche der Blinden ist der
Einäugige/ein Einäugiger König).
b) Các thành ngữ và tục ngữ tương đương về ngữ nghĩa và một phần về
hình thức biểu đạt
Các ThN và TN này thường có ít nhất một yếu tố cơ bản khác nhau hoặc
khác nhau về sự qui chiếu. Trong số ThN và TN được khảo sát, đây là nhóm
ThN và TN lớn nhất với 222 đơn vị: Mò kim đáy bể/ tìm kim đáy bể ≈ eine
Stecknadel im Heuhaufen suchen, bóp chết từ trong trứng nước ≈ etw. im Keim
ersticken.

c) Các thành ngữ và tục ngữ tương đương về ngữ nghĩa, khác nhau về
hình thức biểu đạt
Các ThN và TN thuộc nhóm này (178 đơn vị) khác nhau hoàn toàn về cú
pháp và từ vựng nhưng tương đương về ý nghĩa: Ăn dưng/không ngồi rồi ≈ die
Hände in den Schoss legen, bắt cá hai tay ≈ auf zwei Hochzeiten tanzen.
d) Các thành ngữ không có tương đương trong tiếng Đức hoặc tiếng Việt


Ngoài 500 ThN và TN có tương đương thì còn nhiều ThN và TN không
có tương đương trong cả hai ngôn ngữ, trong đó có một số gồm một yếu tố là
chữ cái, tên riêng hoặc liên quan đến tôn giáo, dấu ấn lịch sử, những khác biệt
về đời sống xã hội, văn hoá, phong tục tập quán đặc thù ở Việt Nam cũng như
Châu Âu. Không có tương đương trong tiếng Đức, ví dụ: cây nhà lá vườn, oan
Thị Kính, không có tương đương trong tiếng Việt, ví dụ: das A und (das) O
(einer Sache), den gordischen Knoten durchtrennen.
3. Các tương đồng về mặt ngôn ngữ
3.1. Số lượng yếu tố
Các yếu tố cấu (thành tố) tạo nên ThN và TN có thể là các từ độc lập
(danh từ, động từ, tính từ, đại từ và số từ), gọi là các yếu tố cơ bản, mỗi ThN và
TN bắt buộc phải có một yếu tố cơ bản (số ThN có trên 3 yếu tố cơ bản tương
đối hiếm) và các từ chức năng (đại từ, giới từ, liên từ, quán từ).
Trong cả hai ngôn ngữ đều xuất hiện ThN và TN gồm 2 (vồ ếch,
Lorbeeren ernten) đến trên 10 yếu tố (ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm
như mèo mửa, wer mir ein Schwein schenkt, dem geb’ ich gern eine Wurst),
trong đó lượng ThN và TN có 4 yếu tố xuất hiện nhiều hơn cả. Đặc biệt TN có
thể có tới 12 đến 13 yếu tố cấu thành, do TN có cấu tạo dạng câu và nhiều
trường hợp là câu phức, nên thường sẽ có xu hướng gồm nhiều yếu tố (lời nói
chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau, ein Nachbar in der
Nähe ist besser als ein Bruder in der Ferne).
3.2. Ngữ âm

Tính tiết tấu hay nhịp điệu, sự hài hoà về âm thanh là một đặc điểm nổi
bật của đa số ThN và TN trong tiếng Việt và nhiều ThN và TN trong tiếng Đức
khiến cho việc nhớ, phổ biến và lưu truyền ThN và TN trong dân gian được
thuận lợi. Thuộc tính này xuất hiện nhờ các biện pháp hài âm được sử dụng để
cấu tạo ThN và TN: (1) lặp âm đầu (ăn miếng trả miếng, gleich und gleich
gesellt sich gern), âm giữa (chơi chó chó liếm mặt) hoặc âm cuối (sống dở chết
dở, zu späte Hilfe, keine Hilfe) ; (2) hiệp vần ở âm đầu (bé xé ra to, klein aber
fein), âm giữa (chiếm đại đa số: ăn thủng nồi trôi dế, wes Brot ich ess, des Lied
ich sing), âm cuối (sông có khúc người có lúc, ohne Fleiß, kein Preis); (3) nhịp
đôi, tạo tiết tấu nhấn mạnh (thề sống / thề chết, wie gewonnen / so zerronnen).
3.3. Hình thái và cú pháp


ThN và TN trong cả hai ngôn ngữ đều tồn tại ở nhiều cấu trúc cú pháp
khác nhau, trong đó TN luôn tồn tại ở dạng câu. ThN trái lại về bản chất là một
cụm từ cố định có chức năng tạo câu, do đó đa số ThN trong tiếng Việt và tiếng
Đức có cấu trúc cụm từ: ăn cháo đái bát, jmdn./etw. mit den Augen
verschlingen. Tuy nhiên ThN cũng có thể được cấu tạo như những ngữ cú cố
định hay là cụm chủ vị: gà sống/trống nuôi con, cá nằm trên thớt, der Wind hat
sich gedreht/dreht sich, der Geist ist willig, (aber) das Fleisch ist schwach.
3.4. Từ vựng - ngữ nghĩa
Sự tương đồng đầu tiên thể hiện ở sự đối ý và đối lời, là đặc điểm nổi
bật của ThN đối xứng trong tiếng Việt, và có thể nói cũng tồn tại trong một số
ThN và TN tiếng Đức: wer hoch steigt, fällt tief, von Anfang bis Ende. Sự
tương đồng thứ hai là sự tồn tại của các biến thể từ vựng trong cả hai ngôn ngữ
tạo ra sự uyển chuyển trong sử dụng. Các biến thể xuất hiện ở các từ loại, tuy
nhiên danh từ và động từ chiếm đa số. Động từ: chơi/đùa với lửa, etw.
kriegt/bekommt Beine, eine Schlange am Busen nähren/wärmen; danh từ: Biến
thể danh từ xuất hiện đặc biệt phổ biến trong tiếng Đức và tiếng Việt, không chỉ
là những từ đồng nghĩa mà còn gồm những từ cùng một lĩnh vực như đồ dùng

nấu ăn, bộ phận cơ thể (bụng/lòng, chân/đùi, phổi/lưỡi, bụng/dạ dày, đầu/lưng,
tay/ngón tay...): mò kim đáy/rốn bể, ăn thủng nồi trôi chõ/rế, miệng nam mô
bụng/lòng một bồ dao găm, sich die Lunge/Zunge aus dem Hals rennen, sich
den Bauch/Magen voll schlagen, den Kopf/den Buckel hinhalten, keine
Hand/keinen Finger rühren. Một tương đồng thú vị là trường hợp mồm/miệng,
thực chất cùng chỉ một bộ phận cơ thể nhưng trong các ThN lại thường thể hiện
các hành động khác nhau, tức là có sự phân biệt về qui chiếu (miệng: ăn, mồm:
nói). Một số ThN bao gồm cả hai yếu tố mồm và miệng có tính chất nhấn
mạnh: bịt mồm bịt miệng; giữ mồm giữ miệng; mồm năm, miệng mười. Trong
tiếng Đức cũng xuất hiện trường hợp tương tự với hai từ Mund và Maul: jmdm.
das Maul/den Mund stopfen. Một dạng biến thể khác là hiện tượng mở rộng số
lượng thành tố tham gia vào ThN, ví dụ như bằng một danh từ, động từ, tính từ
hoặc liên từ, cụm từ (chết như (ngả) rạ, um den (heißen) Brei herumreden)
hoặc đảo vị trí của các yếu tố cho nhau (bầm gan tím ruột / tím ruột bầm gan,
aussehen wie Milch und Blut/ wie Blut und Milch aussehen).
Thành tố tên riêng: Trong tiếng Đức và tiếng Việt đều có ThN và tục
ngữ mang yếu tố tên riêng. Trong các loại tên riêng thì tên chỉ người, đặc biệt


là tên gọi (Rufname), được ưa thích hơn cả: nói dối như Cuội, dem Peter
nehmen und dem Paul geben.
Thành tố là số từ: Trong tiếng Việt và tiếng Đức số 3 được sử dụng khá
nhiều. Trong tiếng Việt thường xuất hiện hai số từ trong một ThN trong đó có
một số 3: năm cha ba mẹ, ba mặt một lời, ba bảy hai mốt ngày.. Duden đưa ra
10 ThN có số 3 như aller guten Dinge sind drei, nicht bis drei zählen können...
Con số 3 từ xa xưa được coi như là một con số thiêng liêng, thần thánh trong
nhiều nền văn hoá, ví dụ 3 (Dreiheit) giai đoạn sống của con người, 3 thần
trong thần thoại Hy Lạp hoặc trong hệ thống biểu tượng số của Cơ đốc giáo
thời Trung cổ thì số 3 là biểu tượng của Chúa (die Drei Heiligen Könige). Ở
châu Á, số 3 (Triade) tượng trưng cho Trời, Đất và con người, hoặc Nho giáo,

Lão giáo và Phật giáo.
ThN và TN sử dụng yếu tố đồng nghĩa, trái nghĩa: Trong cả hai ngôn
ngữ chúng tôi thấy có khá nhiều từ trái nghĩa và đồng nghĩa được sử dụng để
cấu tạo ThN và TN, có thể là danh từ, động từ, tính từ, nhưng cũng có thể là
giới từ: đổi trắng thay đen, aus Schwarz weiss machen, ăn gian nói dối, Feuer
und Flamme sein.
ThN và TN đồng nghĩa, trái nghĩa: Hiện tượng đồng nghĩa và trái nghĩa
từ vựng tồn tại ở các ngôn ngữ với các mức độ khác nhau. Trong tiếng Việt và
tiếng Đức chúng tôi thấy lượng ThN đồng nghĩa lớn hơn rất nhiều so với các
ThN và TN trái nghĩa. Nguyễn Lực (2005) thống kê được 836 nhóm ThN đồng
nghĩa, trong đó có những nhóm có tới trên 10 ThN và các biến thể. Tuy nhiên
không phải ThN nào trong các nhóm đều phổ biến và thông dụng cũng như
giống nhau hoàn toàn về nghĩa và phạm vi sử dụng: người tính không bằng trời
tính >< nhân định thắng thiên, großes Tier >< keiner Mann; bè ai người ấy
chống ≈ thân trâu trâu lo, ≈ thân bò bò liệu ≈ việc tôm tôm chịu, việc tép tép
lo, die Beine unter den Tisch legen ≈ die Hände in den Schoss ≈ sich auf die
faule Haut legen. Quan hệ đồng nghĩa đặc biệt nổi bật trong ThN và TN một
mặt là nhờ các biến thể từ vựng (Variation), mặt khác là kết quả của quá trình
ẩn dụ (metaphorische Prozesse): Cùng một vật qui chiếu nhưng có rất nhiều
hình ảnh liên tưởng khác nhau và trong quá trình thành ngữ hoá, các hình ảnh
này dẫn đến các nghĩa giống nhau. Theo Fleischer (1997), các ThN và TN đồng
nghĩa thường định danh và đồng thời đánh giá các thái độ cư xử của con người,
trong đó nhóm ThN diễn đạt sự đánh giá có tính chất miệt thị đối với một hành


vi sai trái là phong phú hơn cả. Nhóm ThN mang ý nghĩa tích cực khá hiếm.
Một nguyên nhân khác hình thành quan hệ đồng nghĩa là việc một lượng lớn
các ThN có chức năng biểu hiện mức độ tăng cường, nhấn mạnh, phóng đại,
gây ấn tượng đặc biệt mạnh mẽ nhờ vào các hình ảnh qui chiếu khác nhau (đặc
biệt là trong các ThN so sánh).

3.5. Sắc thái biểu cảm
Trong tiếng Việt và tiếng Đức đều có những ThN và TN mang sắc thái
long

trọng

(gehoben),

trịnh

trọng

(formell/pathetisch),

khẩu

ngữ

(umgangssprachlich), khinh miệt (pejorativ/abwertend), thô tục hoặc tục tĩu
(derb, vulgär, salopp), vui đùa (scherzhaft). ThN mang sắc thái trịnh trọng: kính
lão đắc thọ, nur der Tod kann sie/uns trennen; ThN mang sắc thái khẩu ngữ,
nhóm này trong tiếng Đức khá phổ biến: ăn cháo đá bát, etw. kriegt/bekommt
Beine; ThN mang sắc thái khinh miệt: ngu như chó, außen hui, innen pfui; ThN
mang sắc thái thô tục, tục tĩu: đầu chày đít thớt, không có chó bắt mèo ăn cứt,
tương tự trong tiếng Đức, riêng với từ Arsch Duden (2002) đã thống kê tới 45
thành ngữ, và tất cả đều được xác định là “thô tục”: sich etw. in den Arsch
stecken können, Zucker in den Arsch blasen...
4. Các khác biệt về mặt ngôn ngữ
4.1. Số lượng yếu tố
Sự khác biệt thứ nhất nằm ở số lượng các ThN và TN có 4 yếu tố cấu

tạo, theo Nguyễn Văn Hằng (1999), trong tiếng Việt loại ThN này chiếm tới
trên 80%. Tuy nhiên theo nghiên cứu của chúng tôi, nhóm ThN và TN này chỉ
chiếm 42,6% (213/500) trong tiếng Việt và 23,4% (117/500) trong tiếng Đức.
Sự khác biệt thứ hai nằm ở độ chênh nhau về số lượng yếu tố giữa các ThN và
TN tương đương: ThN và TN tiếng Đức có nhiều yếu tố hơn do các danh từ
thường đi với quán từ và giới từ (chơi với lửa ≈ mit dem Feuer spielen), cấu
trúc câu chính phụ, trong khi ở tiếng Việt là dạng cụm từ hoặc câu vô nhân
xưng (không có chủ ngữ) (gieo gió gặt bão ≈ wer Wind sät, wird Sturm
ernten); Trong nhiều trường hợp ThN và TN tiếng Việt có nhiều yếu tố hơn do
tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm, trong khi đó tiếng Đức là ngôn ngữ đa âm nên
có rất nhiều từ ghép và từ phái sinh ((chảy) nước mắt cá sấu ≈
Krokodilstränen vergießen), nhiều ThN và TN trong tiếng Việt có cấu trúc đối
xứng gồm hai vế (về cấu trúc và ngữ nghĩa), trong khi ThN và TN tương đương
trong tiếng Đức chỉ có một vế (bịt mồm bịt miệng ≈ den Mund stopfen).


4.2. Ngữ âm
Do các ThN đối xứng chiếm tới hai phần ba số lượng ThN thường dùng
nên có thể nói một đặc điểm chính của các ThN trong tiếng Việt là có tiết tấu và
nhịp điệu tạo thành nhờ những biện pháp hài âm và nhịp đôi. Đây không phải
là đặc điểm nổi bật của ThN và TN tiếng Đức. Có thể nói các ThN và TN trong
tiếng Việt có âm điệu hài hoà hơn so với các ThN và TN trong tiếng Đức.
4.3. Hình thái và cấu trúc
Do hạn chế về thời gian và tư liệu, chúng tôi mới chỉ nghiên cứu được
các cấu trúc cú pháp của thành ngữ trong hai ngôn ngữ. Trong một số trường
hợp ThN tương đương có cấu trúc khác nhau, trong tiếng Việt là câu, tiếng Đức
là động ngữ (sáo mượn lông công ≈ sich mit fremden Federn schmücken) hoặc
danh ngữ (việc bé xé ra to ≈ ein Sturm im Wasserglas), hoặc trong tiếng Việt là
cấu trúc so sánh/ kết cấu chủ - vị, tiếng Đức là động ngữ ((như) nước đổ đầu
vịt ≈ tauben Ohren predigen).

4.4. Từ vựng và ngữ nghĩa
Khác biệt về số từ: Số 7 và số 9 (và số 10): Người Đức sử dụng số 7 để
tạo thành khá nhiều ThN và TN (13 ThN theo Duden và 5 TN theo Beyer),
trong khi đó số 9 không xuất hiện trong các TN và chỉ xuất hiện trong hai ThN.
Người Việt hay dùng số 9 và số 10, Nguyên Lân (2008) và Vũ Dung (1995)
thống kê tới 14 ThN và TN có số 9 trong khi đó số 7 chỉ xuất hiện ở 3 ThN.
Phóng đại bằng số từ: Trong các ThN tiếng Việt chúng ta thường dùng
số từ để nhân lên gấp nhiều lần một thuộc tính, đặc điểm, hiện tượng nhằm mục
đích làm nổi bật bản chất của đối tượng cần miêu tả, gây ấn tượng mạnh mẽ:
Trăm cay ngàn đắng, trăm kẻ bán, vạn người mua. Tiếng Đức cũng có hiện
tượng này, tuy nhiên các con số thường dùng là hai và ba, các con số lớn như
trăm, nghìn, vạn ít xuất hiện.
Yếu tố chữ cái trong ThN và TN: Trong tiếng Đức có khá nhiều ThN và
hai TN gồm yếu tố là các chữ cái: das A und O, Vitamin B, trong các từ điển
tiếng Việt không thấy xuất hiện ThN và TN có yếu tố tên riêng.
KẾT LUẬN
Bên cạnh đối chiếu thành ngữ và tục ngữ trên bình diện ngôn ngữ thì
việc nghiên cứu những đặc điểm tương đồng và dị biệt về mặt văn hoá cũng
đặc biệt quan trọng. Những kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng trong các giờ


dạy và học tiếng Đức để rèn luyện và nâng cao năng lực sử dụng thành ngữ và
tục ngữ của sinh viên. Ngoài ra có một số vấn đề chúng tôi đã đặt ra nhưng
chưa giải quyết được, ví dụ: 1) Xác định mức độ thông dụng của thành ngữ và
tục ngữ nhờ những phần mềm máy tính, tương tự như những phần mềm bằng
tiếng Đức, 2) Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ trên bình diện sắc thái biểu cảm
và tu từ, 3) Đối chiếu các thành ngữ và tục ngữ có yếu tố là bộ phận cơ thể con
người hoặc động vật hoặc thực vật. Những câu hỏi hoặc vấn đề này rất cần
được tiếp tục nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Từ điển
1. Vũ Dung, Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào (1995), Từ điển thành ngữ và
tục ngữ Việt Nam, NXB Văn hoá, Hà Nội.
2. Lương Văn Hồng (1992), Tục ngữ và câu đố Đức-Việt, Sprichwörter
und Rätsel Deutsch-Vietnamesisch, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Lân (2008), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, NXB
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
4. Nguyễn Lực (2005), Thành ngữ đồng nghĩa tiếng Việt, NXB Thanh
niên, Hà Nội.
5. Nguyễn Lực, Lương Văn Đang (2009), Thành ngữ tiếng Việt, NXB
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
6. Beyer, H. und A. (1988): Sprichwörterlexikon. Sprichwörter und
sprichwörtliche Ausdrücke aus deutschen Sammlungen vom 16.
Jahrhundert bis zur Gegenwart, Leipzig: VEB Bibliographisches Institut.
7. Dudenredaktion (Hrsg.) (2002): Duden Band 11. Redewendungen.
Wörterbuch

der

deutschen

Idiomatik,

2. Auflage,

Mannheim:

Dudenverlag.
Tài liệu tiếng Việt
8. Trần Đình Bình (2006), Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ, tục ngữ thông

dụng trong tiếng Việt và tiếng Pháp (xét trên bình diện ngôn ngữ và văn
hoá), Đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội
9. Nguyễn Văn Hằng (1999), Thành ngữ bốn yếu tố trong tiếng Việt hiện
đại, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
10. Hoàng Văn Hành (2008), Thành ngữ học tiếng Việt, NXB Khoa học Xã
hội, Hà Nội.


11. Ngô Minh Thuỷ (2005), Đặc điểm của thành ngữ tiếng Nhật (trong sự
liên hệ với thành ngữ tiếng Việt) , Luận án tiến sĩ, Hà Nội
12. Hoàng Tất Trường (2007), Nghiên cứu đối chiếu các đặc điểm ngôn ngữ
và văn hoá của 500 thành ngữ - tục ngữ thông dụng trong tiếng Việt và
tương đương trong tiếng Anh, Đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội.
Tài liệu tiếng Đức
13. Burger, H. (2003): Phraseologie. Eine Einführung am Beispiel des
Deutschen, Berlin: Erich Schmidt Verlag.
14. Donalies, E. (2009): Basiswissen Deutsche Phraseologie. Tübingen und
Basel: A. Francke Verlag.
15. Fleischer, W. (1997): Phraseologie der deutschen Gegenwartssprache,
Tübingen: narr studienbücher.
16. Nguyen

Van

syntaktischen

Menh

(1985):


Untersuchungen

Struktur

der

entgegengesetzten,

kompartativen

Phraseologismen

in

der

der

semantisch-

parallelen

und

vietnamesichen

Gegenwartssprache. Leipzig. Dissertation A.
17. Palm, C. (1997): Phraseologie. Eine Einführung, 2. Aufl., Tübingen:
narr studienbücher.





×