Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

TỔNG ôn tập địa lý 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.12 MB, 22 trang )

BÀI GIẢNG: VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP.
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
CHUYÊN ĐỀ: ĐỊA LÍ NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Thầy giáo: Vũ Hải Nam
I. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp
1. Vai trò
Đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân
- Tạo ra khối lượng của cải vật chất to lớn
- Tạo ra tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển
- Nâng cao trình độ văn minh của xã hội
- Chỉ tiêu để đánh giá trình độ phát triển của một nước, giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa
các vùng lãnh thổ.
- Giúp khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Tạo nhiều việc làm, giải phóng sức lao động cho con người, tăng thu nhập
- Củng cố an ninh - quốc phòng
2. Đặc điểm
a/ Gồm hai giai đoạn
- Là 1 tập hợp các hoạt động sản xuất với những đặc điểm nhất định thông qua các quá trình công nghệ
để tạo ra sản phẩm.
- Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động tạo ra nguyên liệu
- Giai đoạn 2: Chế biến nguyên liệu tạo ra tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng
- Cả hai giai đoạn cùng phải sử dụng máy móc.
b/ Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ
- Tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm trên một diện tích nhất định.
- Không đòi hỏi không gian rộng lớn như nông nghiệp vì đối tượng lao động của CN không phải là
những thực thể sống.
c/ Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều phân ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa các
ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

1


Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh - Sử - Địa GDCD tốt nhất!


- Trong 1 ngành CN đã có sự phân công tỉ mỉ đến từng chi tiết. Các ngành CN lại phối hợp với nhau
trong việc tạo ra sản phẩm cuối cùng.
- Phổ biến các hình thức chuyên môn hóa, hợp tác hóa, liên hợp hóa trong công nghiệp.
d/ Phân loại ngành công nghiệp:
- Dựa vào tính chất tác động tới đối tượng lao động: Công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến
- Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm chia thành: Công nghiệp nặng (nhóm A) và Công nghiệp nhẹ
(nhóm B)
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp
1. Vị trí địa lý
- Tự nhiên, kinh tế, chính trị: Lựa chọn nơi đặt các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất.
2. Nhân tố tự nhiên:
- Khoáng sản: Trữ lượng, chất lượng, chủng loại, phân bố chi phối quy mô cơ cấu tổ chức các xí nghiệp
công nghiệp
- Khí hậu, nước: Phân bố công nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm
- Đất, rừng, biển: cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
3. Nhân tố kinh tế - xã hội:
- Dân cư, lao động: Lực lượng lao động, lực lượng tiêu thụ sản phẩm
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật: giúp khai thác nguyên liệu đạt hiệu quả hơn và ảnh hưởng phân bố xí
nghiệp công nghiệp
- Thị trường (trong nước và ngoài nước): Lựa chọn vị trí các xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật: thuận lợi phát triển các khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp
- Đường lối, chính sách: Ảnh hưởng quá trình công nghiệp hóa => phân bố công nghiệp hợp lý, thúc đẩy
công nghiệp phát triển.
TỔNG KẾT:
-

Công nghiệp là ngành chủ đạo, thay đổi bộ mặt nền kinh tế toàn cầu.


-

Công nghiệp có các đặc điểm riêng biệt, so sánh với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp.

-

Có nhiều các nhân tố khác nhau ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp, trong đó quyết
định là nhóm nhân tố kinh tế - xã hội.
HẾT

2

Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh - Sử - Địa GDCD tốt nhất!


BÀI GIẢNG: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP
CHUYÊN ĐỀ: ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP
Thầy giáo: Vũ Hải Nam
I. Công nghiệp năng lượng
1. Vai trò
- Là ngành kinh tế quan trọng, cơ bản của một quốc gia. Nền sản xuất hiện đại chỉ phát triển được với
sự tồn tại của cơ sở năng lượng.
-Là tiền đề của tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Phản ánh trình độ văn minh và tiến bộ của loài người, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Gồm:
+ Công nghiệp khai thác than
+ Công nghiệp khai thác dầu mỏ
+ Công nghiệp điện lực
2. Các ngành năng lượng

a. Công nghiệp khai thác than
- Vai trò
+ Nguồn năng lượng cơ bản, xuất hiện rất sớm
+ Nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, luyện kim
+ Nguyên liệu cho CN hóa chất
- Trữ lượng:
+ 13.000 tỷ tấn (3/4 than đá)
+ Khai thác 5 tỷ tấn/năm
- Nước khai thác nhiều là những nước có trữ lượng lớn: Trung Quốc, Hoa Kỳ, LB Nga, Ba Lan, Đức…
b. Khai thác dầu mỏ
- Vai trò:
+ Nhiên liệu quan trọng (vàng đen)
+ Nguyên liệu cho CN hóa chất, sản xuất ra được rất nhiều các loại sản phẩm.
- Trữ lượng:
+ 400-500 tỷ tấn (chắc chắn 140 tỷ tấn)
+ Khai thác 3,8 tỷ tấn/năm
+ Nước khai thác nhiều là các nước đang phát triển ở Trung Đông, Bắc Phi và các nước Nga, Úc
c. Công nghiệp điện lực
- Vai trò: Cơ sở phát triển ngành công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh khoa học kỹ thuật và nâng cao đời
sống văn minh.
- Cơ cấu: Nhiệt điện, Thủy điện, Điện nguyên tử, Năng lượng gió, mặt trời…
- Sản lượng 15.000 tỷ kw/h

1

Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh - Sử - Địa GDCD tốt nhất!


- Phân bố: Các nước phát triển
II. Công nghiệp điện tử tin học

- Là ngành non trẻ, bùng nổ từ cuối thế kỉ 20.
- Được coi là ngành nũi nhọn của các nước phát triển, phản ánh trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của
mọi quốc gia.
- Đặc điểm:
+) Ít gây ô nhiễm môi trường so với các ngành khác.
+) Không chiếm diện tích rộng lớn, tiêu thụ ít nguyên liệu, kim loại.
+) Lao động trình độ cao
- Sản phẩm chia thành 4 nhóm: máy tính, thiết bị điện tử, điện tử tiêu dùng, thiết bị viễn thông.
- Phát triển mạnh ở Hoa Kì, Nhật Bản, EU…
III. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
- Phục vụ nhu cầu của nhân dân, tiêu thụ nguyên liệu trong nông nghiệp nên thúc đẩy sự phát triển của
nông nghiệp.
- Bao gồm nhiều ngành:Dệt may, Da giày, Nhựa, sành sứ, thủy tinh
- Đặc điểm ngành:
+ Cần nhiều lao động và nguyên liệu đầu vào, cần thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Đòi hỏi ít vốn đầu tư, thời gian xây dựng tương đối ngắn, quy trình sản xuất tương đối đơn giản.
+ Thời gian hoàn vốn nhanh, thu lợi nhuận dễ dàng.
+ Có khả năng xuất khẩu
=> Là ngành rất phù hợp với các nước đang phát triển.
- Ngành dệt may giữ vai trò chủ đạo trong công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Đáp ứng nhu cầu may
mặc cho con người, thúc đẩy nông nghiệp và các ngành công nghiệp nặng, tạo nhiều việc làm.
- Phân bố: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật
IV. Công nghiệp thực phẩm
- Đáp ứng vai trò cung cấp thực phẩm phục vụ ăn uống cho con người, thúc đẩy phát triển nông nghiệp.
Làm tăng giá trị sản phẩm, có khả năng xuất khẩu.
- Gồm 3 ngành chính:
+ Công nghiệp chế biến sản phẩm từ trồng trọt

2


Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh - Sử - Địa GDCD tốt nhất!


+ Công nghiệp chế biến sản phẩm từ chăn nuôi
+ Công nghiệp chế biến thủy, hải sản
- Cơ cấu ngành hết sức đa dạng, là ngành phổ biến ở mọi quốc gia trên thế giới.
- Các nước phát triển chú trọng làm các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và tiện lợi.
- Là ngành chủ đạo ở các nước đang phát triển.

TỔNG KẾT:
-

Các ngành năng lượng, điện tử tin học, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm là những ngành
công nghiệp trọng điểm của nhiều quốc gia.

-

Tùy vào tình hình thực tế mà các quốc gia lựa chọn các ngành phù hợp khả năng và nhu cầu phát triển.
HẾT

3

Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh - Sử - Địa GDCD tốt nhất!


BÀI GIẢNG: MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
CHUYÊN ĐỀ: ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP
Thầy giáo: Vũ Hải Nam
I. Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
- Là sự sắp xếp, bố trí các cơ sở sản xuất công nghiệp và các hình thức sản xuất công nghiệp trên 1 lãnh

thổ nhất định nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực phát triển và đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và
môi trường.
- Góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, vật chất và lao động.
- Ở các nước đang phát triển, tổ chức lãnh thổ công nghiệp góp phần thực hiện thành công sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
II. Một số hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
1.Điểm công nghiệp.
- Đặc điểm:
+ Đồng nhất với một điểm dân cư.
+ Gồm một, hai xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên nhiên liệu công nghiệp hoặc nguyên liệu nông sản.
+ Không có mối liên hệ với các xí nghiệp khác.
+ Đây là hình thức đơn giản nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
- Ưu điểm:
+ Cơ động, dễ ứng phó với những sự cố, dễ thay đổi thiết bị.
+ Không làm ảnh hưởng tới các xí nghiệp khác.
- Nhược điểm:
+ Tốn kém đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
+ Lãng phí nguồn phế thải.
+ Không tạo mối liên hệ với các xí nghiệp khác nên giá thành sản phẩm cao.
2. Khu công nghiệp tập trung
- Đặc điểm:
+ Có ranh giới rõ ràng, có vị trí địa lý thuận lợi.
+ Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp và có khả năng hợp tác sản xuất cao.
+ Tạo ra sản phẩm vừa tiêu dùng trong nước vừa cho xuất khẩu.

1

Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh - Sử - Địa GDCD tốt nhất!



+ Có các xí nghiệp hỗ trợ sản xuất công nghiệp.
- Sự khác nhau giữa điểm công nghiệp và khu công nghiệp tập trung.
+ Khu công nghiệp có quy mô lớn hơn và có ranh giới rõ ràng.
+ Khu công nghiệp không có dân cư sinh sống.
+ Khu công nghiệp gồm nhiều xí nghiệp có khả năng hợp tác sản xuất cao và có các xí nghiệp dịch vụ
hỗ trợ sản xuất.
+ Vì thế nên khu công nghiệp tận dụng được cơ sở hạ tầng, tiết kiệm chi phí sản xuất.
3. Trung tâm công nghiệp.
- Là hình thức tổ chức lãnh thổ ở mức độ cao.
- Đặc điểm:
+ Gắn với đô thị vừa và lớn. Có vị trí địa lý thuận lợi.
+ Gồm nhiều khu công nghiệp, điểm công nghiệp và xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về
sản xuất, kĩ thuật và công nghệ.
+ Có các xí nghiệp nòng cốt.
+ Có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ.
4. Vùng công nghiệp.
- Là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
- Đặc điểm:
+ Là vùng lãnh thổ rộng lớn.
+ Gồm nhiều trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp, điểm công nghiệp và xí nghiệp công nghiệp có
những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp.
+ Có một vài ngành công nghiệp tạo nên hướng chuyên môn hóa.
+ Có các ngành bổ trợ và phục vụ.
Như vậy, có thể thấy các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp rất đa dạng, phát triển từ thấp lên cao

TỔNG KẾT:

2

Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh - Sử - Địa GDCD tốt nhất!



-

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc bố trí sắp xếp hoạt động sản xuất công
nghiệp để đem lại hiệu quả cao về KT - XH.

-

Có nhiều các hình thức TCLTCN từ đơn giản đến phức tạp phù hợp với trình độ phát triển KT – XH của
các vùng, các quốc gia.
HẾT

3

Truy cập trang để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh - Sử - Địa GDCD tốt nhất!


















Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×