Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP HIDROCACBON NO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.81 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

BÀI TIỂU LUẬN
Chuyên đề: Hidrocacbon no


Hà Nội, tháng 21/2018
1. ANKAN
Ở chương trình THPT, học sinh được học về ankan là hidrocacbon no đầu tiên,
biết được ankan là những chất như thế nào, bản chất và công thức cấu tạo dẫn đến
tính chất hóa học ra sao.
1.1. Đồng đẳng, danh pháp
1.1.1. Đồng đẳng
CTTQ của ankan: CnH2n+2
Dãy đồng đẳng CH4, C2H6, C3H8, C4H10,…
1.1.2. Danh pháp
Số chỉ vị trí – Tên nhánh (nếu có) + Tên mạch chính + “an”
Lưu ý: Đánh số thứ tự trên mạch chính đi từ phía nào gần nhánh hơn sao cho tổng
số vị trí các nhánh là nhỏ nhất (Mạch chính là mạch có nhiều cacbon nhất).
Kết luận:
- Mạch chính là mạch cacbon có nhiều cacbon nhất, nhiều nhánh nhất.
- Đánh số từ phía nào gần nhánh hơn, sao cho tổng số chỉ các nhánh là nhỏ
nhất.
- Nếu có nhiều nhánh thì xếp thứ tự các nhánh theo thứ tự chữ cái đầu tiên
trong tên nhánh.
- Bậc của nguyên tử cacbon được tính bằng số nguyên tử cacbon khác liên kết
trực tiếp với nguyên tử cacbon đang xét.
1.2. Cấu trúc phân tử
Các nguyên tử C của ankan ở trạng thái lai hóa sp3. Mỗi nguyên tử C nằm ở
tâm của tứ diện mà 4 đỉnh là các nguyên tử H hoặc C, liên kết C-C hoặc C-H liên


kết σ.


Các nhóm nguyên tử liên kết với nhau bởi liên kết đơn C-C có thể quay tương
đối tự do quanh trục liên kết do đó tạo ra vô số dạng khác nhau về vị trí tương đối
trong không gian gọi là các cấu dạng. Cấu dạng xen kẽ bền hơn cấu dạng che
khuất.

Cấu dạng xen kẽ bền hơn cấu dạng che khuất là vì các cặp điện tử của các liên
kết C-H ở xa nhau nhất nên không cần tốn một tương tác đẩy nhau giữa các cặp
điện tử.
1.3. Tính chất hóa học
1.3.1. Phản ứng thế
Học sinh được học phản ứng thế của halogen vào ankan là phản ứng halogen
hóa. Khi chiếu sáng hoặc đốt nóng hỗn hợp metan và clo sẽ xảy ra phản ứng thế lần
lượt các nguyên tử hidro bằng clo.
CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl


metyl clorua (clometan)
CH3Cl + Cl2 → CH2Cl2 + HCl
metylen clorua (điclometan)
CH2Cl + Cl2 → CHCl3 + HCl
clorofom (triclometan)
CHCl3 + Cl2 → CCl4 + HCl
cacbon tetraclorua (tetraclometan)
Cơ chế của phản ứng thế halogen là cơ chế gốc – dây chuyền (do hai nguyên
tử clo có cùng độ âm điện nên phân cắt đồng ly tạo thành các gốc tự do), gồm 3
bước:
 Bước khơi mào:

Cl–Cl → Cl● + Cl●
‚ Bước phát triển dây chuyền:
CH3–H + Cl•  •CH3 + HCl
•CH3 + Cl–Cl  CH3Cl + Cl•
CH3–H + Cl• …
ƒ Bước đứt dây chuyền:
Cl• + Cl•  Cl2
•CH3 + Cl•  CH3Cl
•CH3 + •CH3  CH3CH3
Trong phản ứng halogen hóa, nguyên tử halogen ưu tiên thế vào nguyên tử H
của cacbon có bậc cao hơn. Trong đó, brom lại có tinh chọn lọc hơn clo do kém
phản ứng hơn nên có đủ thời gian để chọn lọc vùng tấn công. Có thể giải thích dựa
trên cơ chế của phản ứng.
CH3-CH2-CH3

CH3-CHBr-CH3 + CH3-CH2-CH2Br


97% (chính)

3% (phụ)

Gốc được thế nhiều nhất là gốc bền nhất do các nhóm ankyl đẩy điện tử gây
hiệu ứng ổn định các cacbon thiếu hụt điện tử. Càng nhiều gốc ankyl gắn với
cacbon thiếu hụt điện tử thì gốc càng bền → Ưu tiên thế H ở cacbon bậc 3 > bậc 2
> bậc 1.
Chỉ có clo và brom tham gia phản ứng halogen hóa các ankan. Flo phản ứng
mãnh liệt nên phân hủy các ankan tạo thành C và HF; còn iot quá yếu nên muốn
xảy ra phản ứng cần phải cung cấp một lượng nhiệt lớn, lượng nhiệt này sẽ phân
hủy ankan, làm đứt gãy các liên kết C-C.

1.3.2. Phản ứng tách (gãy liên kết C-H và liên kết C-C)
Dưới tác dụng của nhiệt và xúc tác, các ankan bị tách hidro tạo thành
hidrocacbon không no và bị gãy các liên kết C-C tạo các phân tử nhỏ hơn.
Phản ứng đề hidro hóa:

Phản ứng cracking:
1.3.3. Phản ứng oxi hóa
CnH2n+2 +

O2

nCO2 + (n+1)H2O

Các ankan đều không làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường.
Khi có xúc tác, nhiệt độ thích hợp, ankan bị oxi hóa không hoàn toàn tạo
thành dẫn xuất chứa oxi:

CH4 + O2

HCH=O + H2O

1.4. Điều chế
-

Trong công nghiệp: Khai thác từ dầu mỏ.
Trong phòng thí nghiệm:


CH3-COONa + NaOH


Na2CO3 + CH4

(Điều kiện: CaO, nhiệt độ cao)
-

Phương pháp vôi tôi xút: R-COOM + NaOH → Na2CO3 + M2CO3 +CH4

(Điều kiện: CaO, nhiệt độ cao)
Lưu ý: Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4
2. XICLOANKAN
2.1. Cấu trúc, đồng đẳng, danh pháp
2.1.1. Cấu trúc
Xicloankan là những hidrocacbon no mạch vòng.

2.1.2. Đồng đẳng
CTTQ: CnH2n
Dãy đồng đẳng C3H6, C4H8, C5H10,…
2.1.3. Danh pháp
Số chỉ vị trí + Tên nhánh + Xiclo + tên mạch cacbon + “an”
2.2. Tính chất vật lý


Xicloankan vòng 6 cạnh có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao hơn hẳn so
với các xicloankan vòng ít cạnh hơn.
Giải thích:
Xiclohexan bền hơn cả xiclopropan hay xiclobutan. Xiclopropan có sức căng góc
lớn do các góc liên kết bị biến dạng cao. Góc giữa các cacbon là 60 o không phù hợp
với kiểu lai hóa sp3 nên các liên kết σ bị uốn cong. Ngoài ra xiclopropan chỉ có 3
nguyên tử C trong vòng nên phải là cấu trúc phẳng, nên gây ra sức căng xoắn của
các liên kết. Xiclohexan có cấu trúc không phẳng nên tất cả các góc liên kết C-C là

109,5o và do đó được giải phóng bởi sức căng góc và sức căng xoắn.

Cấu trúc phân tử của xiclopropan
2.3. Tính chất hóa học

Cấu trúc phân tử của xiclohexan

2.3.1. Phản ứng cộng mở vòng của xiclopropan và xiclobutan
Các xicloankan vòng 3 cạnh và vòng 4 cạnh do có cấu tạo vòng kém bền nên
có thể tham gia phản ứng cộng mở vòng.
+ H2

CH3-CH2-CH3

+ Br2 → BrCH2-CH2-CH2Br
+ HBr → CH3-CH2-CH2Br
Do có cấu tạo bền vững hơn xiclopropan một chút (sức căng góc giảm) nên
xiclobutan chỉ cộng với hidro:


+ H2

CH3-CH2-CH2-CH3

Xicloankan vòng 5 và 6 cạnh trở lên không tham gia phản ứng cộng mở vòng
trong những điều kiện trên (do bền hơn).
2.3.2. Phản ứng thế
Phản ứng thế của xicloankan tương tự như ở ankan:
+ Cl2


+ HCl

+ Br2

+ HBr

2.3.3. Phản ứng oxi hóa
CnH2n + O2 → nCO2 + nH2O
Các xicloankan không làm mất màu dung dịch KMnO4.
2.4. Điều chế, ứng dụng
2.4.1. Điều chế
CH3[CH2]4CH3

+ H2

2.4.2. Ứng dụng
+ 3H2
3. Các dạng bài tập
3.1. Dạng bài tập đề hidro hóa và cracking ankan
Dưới tác dụng của nhiệt độ, xúc tác, ankan có thể phản ứng theo nhiều hướng:
Phản ứng crackinh: Ankan → Ankan khác + Anken
Phản ứng đề hydro hóa: Ankan → Anken + H2
Ví dụ: C3H8 → CH4 + C2H4 (CH2=CH2)
C3H8 → C3H6 (CH2=CH–CH3) + H2


Đặc biệt, trong điều kiện thích hợp phản ứng còn có thể:
+ Tạo ra ankin:
Ví dụ: 2CH4 → C2H2 + 3H2
+ Tạo ra cabon và hydro:

Ví dụ: CH4 → C (rắn) + 2H2
- Dù phản ứng xảy ra theo hướng nào thì: Phản ứng không làm thay đổi khối
lượng hỗn hợp:
mtrước phản ứng = msau phản ứng
- Vì phản ứng không làm thay đổi khối lượng hỗn hợp nên lượng C và H trước và
sau phản ứng là như nhau đốt cháy hỗn hợp sau phản ứng được qui về đốt cháy
hỗn hợp trước phản ứng.
- Phản ứng luôn làm tăng số mol khí: nsau > ntrước
Ví dụ: C3H8 → CH4 + C2H4
Ta có: nsau = 2. ntrước
Nhận xét:
- Sau phản ứng thì thể tích, số mol chất khí tăng.
- Gọi n1 , m1 là số mol và khối lượng ankan ban đầu; n2, m2 là số mol và khối lượng
hỗn hợp khí sau phản ứng thì:
+ nanken= n2 - n1
+ nankan phản ứng= n2 - n1 (với phản ứng crackinh chỉ tạo ra 1 ankan và 1 anken)
+ nH2 = n2 - n1 ( với phản ứng đề hidro hóa)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: m1 = m2
Lưu ý: Với trường hợp crakinh ankan thu được 1 anken và 1 ankan mới, sau đó
ankan mới tiếp tục crackinh thì không áp dụng công thức nankan phản ứng= n2 - n1
Ví dụ: Craking 22,4 (l) C4H10 ở đktc thu được hỗn hợp Y gồm các hidrocacbon. Đốt
cháy hoàn toàn Y thu được x(g) CO2 và y(g) H2O. Tính giá trị x,y?
Lời giải
Đốt cháy hỗn hợp Y chính là đốt cháy C4H10
t�
� 8CO2 + 10H2O
2 C4H10 + 13O2 ��


nC4H10 = 1mol

Theo phương trình:
nCO2 = 4nC4H10 = 4 mol
nH2O = 5nC4H10 = 5mol
→ mCO2 = x = 1×4×44 = 176g
→ mH2O = y = 1×5×18 = 90g
3.2.

Dạng bài tập đốt hidrocacbon no

Hidrocacbon no: CnH2n+2 hoặc CnH2n
CnH2n+2 +

O2

nCO2 + (n+1)H2O

CnH2n + O2 → nCO2 + nH2O
- Dựa vào sản phẩm của phản ứng đốt cháy hidrocacbon:
nH2O>nCO2 => CTPT CnH2n+2 và nCnH2n+2 = nH2O – nCO2
nH2O=nCO2 => CTPT CnH2n
- Thường áp dụng ĐLBT nguyên tố và bảo toàn khối lượng
BTKL:
mCxHy + mO2pu = mCO2 + mH2O
BTNT:
nC(CxHy) = nC(CO2)
nH(CxHy) = nH(H2O)
=>mCxHy pư = mC +mH = 12.nCO2 + 2nH2O
nO2 pư = nCO2 + nH2O



- Thường cho sản phẩm cháy thu được dẫn qua bình (1) đựng chất hấp thụ H2O:
P2O5, H2SO4 đặc, CaCl2…bình (2) đựng chát hấp thụ CO2 như: NaOH, KOH,
Ca(OH)2, Ba(OH)2…
Khi đó khối lượng bình (1) tăng = mH2O
Khối lượng bình (2) tăng = mCO2
- Nếu cho toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch Ca(OH)2, Ba(OH)2 thì khối lượng
bình tăng = mCO2 +mH2O. Khi đó khối lượng dung dịch tăng hoặc giảm so với khối
lượng dung dịch ban đầu
+Khối lượng dung dịch tăng = (mCO2+mH2O) - m
+Khối lượng dung dịch giảm = m -( mCO2+mH2O)
Ví dụ: Đốt cháy hoàn toàn V(lít) hỗn hợp hai ankan kế tiếp trong dãy đồng đẳng.
Dẫn sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng dung dịch
NaOH. Sau thí nghiệm khối lượng bình 1 tăng 6,48 gam và bình 2 tăng 9,68 gam.
Xác định công thức hai ankan.
Lời giải
Phương trình đốt cháy ankan:
CnH2n+2 +

t�
� nCO2 + (n+1)H2O
O2 ��

mbình 1 tăng = mH2O
mbình 2 tăng = mCO2
suy ra nH2O=0,36 mol
nCO2 = 0,22 mol
nankan = nH2O – nCO2 = 0,14 mol
suy ra n = 0,22 : 0,14 = 1,57
Vậy 2 ankan là CH4 và C2H6
3.3.


Dạng bài tập ankan và xicloankan tác dụng dung dịch Brom

Các xicloankan vòng 3 cạnh và vòng 4 cạnh do có cấu tạo vòng kém bền nên có thể
tham gia phản ứng cộng mở vòng.


+ H2

CH3-CH2-CH3

+ Br2 → BrCH2-CH2-CH2Br
+ HBr → CH3-CH2-CH2Br
Ankan không có phản ứng này.
Dựa vào sự khác biệt đó, có thể xác định chất nào đã làm mất màu dung dịch Brom.
Ví dụ: Hỗn hợp A gồm một ankan và 1 xicloankan. Dẫn m gam A qua bình chứa
nước brom dư thì khối lượng bình tăng 4,2 gam. Đốt cháy hoàn toàn m gam A thu
được 11,2 lit CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Thành phần % khối lượng ankan trong
A là?
Gợi ý
nCO2 = 0.5 mol
nH2O = 0.6 mol
Khi đốt xicloankan, nH2O= nCO2
Suy ra:
n ankan = nH2O - nCO2 = 0.6 - 0.5 = 0.1
nBr2 = 0.02625 = nxicloankan
nO2 =
3.4.

= 0.8 mol

Dạng bài tập thế hidrocacbon

Phản ứng thế của halogen vào hidrocacbon no là phản ứng halogen hóa. Ví dụ khi
chiếu sáng hoặc đốt nóng hỗn hợp metan và clo sẽ xảy ra phản ứng thế lần lượt các
nguyên tử hidro bằng clo.
CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl
metyl clorua (clometan)


CH3Cl + Cl2 → CH2Cl2 + HCl
metylen clorua (điclometan)
CH2Cl + Cl2 → CHCl3 + HCl
clorofom (triclometan)
CHCl3 + Cl2 → CCl4 + HCl
cacbon tetraclorua (tetraclometan)
Ví dụ: Khi clo hóa metan thu được một sản phẩm thế chứa 89,12% clo về khối
lượng. Công thức của sản phẩm là?
Lời giải
Phản ứng clo hóa tổng quát đối với ankan :
CnH2n+2 + xCl2 → CnH2n+2-xClx + xHCl
Đối với CH4 :
CH4 + xCl2 → CH4-xClx + xHCl
→ Sản phẩm là CH4-xClx
Ta có:
% Cl(CH4-xClx) =

= 89,12%

→x=3
4. Giáo án minh họa

Tiết

Tuần

Tên người soạn
Nguyễn Quang Trung

Ngày soạn
30/11/2018

Luyện tập: Ankan và xicloankan
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
- Nêu được công thức tổng quát của ankan và xicloankan.

Dạy lớp


- Phát biểu được tính chất hóa học của ankan: phản ứng thế, phản ứng
tách, phản ứng oxi hóa.
- So sánh tính chất hóa học của xicloankan với ankan.
1.2. Kỹ năng
- Viết và gọi tên các ankan và xicloankan.
- Giải bài tập tìm công thức phân tử của ankan và xicloankan.
- Giải bài tập phản ứng của xicloankan với Brom.
1.3. Thái độ
- Có ý thức hoàn thành nhiệm vụ.
- Hợp tác với bạn học và giáo viên.
1.4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học.

- Năng lực tính toán hóa học.
2. Chuẩn bị
2.1. Giáo viên: giáo án, phiếu bài tập cho học sinh.
2.2. Học sinh: Ôn bài cũ, chuẩn bị cho bài mới.
3. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
3.1. Phương pháp trò chơi.
3.2. Phương pháp thuyết trình.
4. Tiến trình bài dạy


Mục tiêu
- Hệ thống
kiến thức
về
hidrocacbo
n no

Nội dung

Luật chơi: lớp được chia làm 2 đội
và dành quyền trả lời câu hỏi bằng
cách giơ tay, đội nào nhanh hơn sẽ
giành được quyền trả lời, trả lời sai
sẽ mất lượt cho đội bạn. Nếu cả 2
đội đều không đưa ra đáp án chính
xác, giáo viên sẽ công bố kết quả.
Mỗi câu trả lời đúng sẽ được tính 1
điểm, đội có điểm cao hơn sẽ chiến
thắng.
Câu 1: Hidrocacbon no gồm có

những loại hợp chất nào?

Hoạt động của
giáo viên

Hoạt động
của học
sinh
- Phổ biến luật - Đọc kĩ
chơi cho học
câu hỏi,
sinh.
bàn bạc
- Điều hành trò trong nhóm
chơi, chiếu câu và nhanh
hỏi và đọc lại
tay dành
câu hỏi cho học quyền trả
sinh.
lời
- Công bố kết
quả và trao giải
cho đội thắng
cuộc.

Ankan và xicloankan
Câu 2: Công thức tổng quát của
ankan và xicloankan là?
Ankan: CnH2n+2
Xicloankan: CnH2n

Câu 3: Chỉ sử dụng 1 hóa chất, hãy
phân biệt propan và xiclopropan?
Sử dụng dung dịch Brom,
xiclopropan sẽ làm mất màu dung
dịch brom còn propan thì không.
Câu 4: Trong công nghiệp, metan
được điều chế bằng cách nào?
Bằng cách tách ra từ khí thiên nhiên
và dầu mỏ.
- Giải bài
tập đốt
cháy ankan

Đốt cháy hoàn toàn V(lít) hỗn hợp
hai ankan kế tiếp trong dãy đồng
đẳng. Dẫn sản phẩm lần lượt qua
bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2
đựng dung dịch NaOH. Sau thí
nghiệm khối lượng bình 1 tăng 6,48
gam và bình 2 tăng 9,68 gam.
a. Xác định công thức hai

-Chiếu đề bài,
yêu cầu học
sinh làm bài
tập.
- Tóm tắt đề
bài cho học
sinh.
- Chú ý cho


- Hoàn
thành bài
tập.
- Lên bảng
trình bày
lời giải theo
yêu cầu của
giáo viên.


ankan.
b. Tính % theo số mol của các
ankan trong hỗn hợp.
Gợi ý
mbình 1 tăng = mH2O
mbình 2 tăng = mCO2
suy ra nH2O=0,36 mol

học sinh chênh
lệch tỉ lệ số
mol CO2 và
H2O bằng số
mol ankan
- Nhận xét bài
làm của học
sinh.

nCO2 = 0,22 mol
nankan = nH2O – nCO2 = 0,14 mol

suy ra n = 0,22 : 0,14 = 1,57
Vậy 2 ankan là CH4 và C2H6
- Giải bài
tập dẫn hỗn
hợp ankan

xicloankan

Hỗn hợp A gồm một ankan và 1
xicloankan. Dẫn m gam A qua bình
chứa nước brom dư thì khối lượng
bình tăng 4,2 gam. Đốt cháy hoàn
toàn m gam A thu được 11,2 lit CO2
(đktc) và 10,8 gam H2O. Thành phần
% khối lượng ankan trong A là?
Gợi ý
nCO2 = 0.5 mol
nH2O = 0.6 mol
Khi đốt xicloankan, nH2O= nCO2
Suy ra:
n ankan = nH2O - nCO2 = 0.6 - 0.5 = 0.1
nBr2 = 0.02625 = nxicloankan
nO2= (2nCO2 + nH2O) / 2 = 0.8 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối
lượng:
mA + mO2 = mCO2 + mH2O

- Chiếu đề bài,
yêu cầu học
sinh làm bài

tập.
- Tóm tắt đề
bài cho học
sinh.
- Câu hỏi định
hướng: Trong 2
chất trên, chất
nào có khả
năng phản ứng
được với
brom?
Phản ứng xảy
ra theo tỉ lệ
nào?
-Nhận xét bài
làm của học
sinh.

- Trả lười
câu hỏi của
giáo viên:
chỉ có
xicloankan
có khả năng
phản ứng
với brom,
phản ứng
theo tỉ lên
1C6H5OH:1
Br2

- Hoàn
thành bài
tập.


5. Đề kiểm tra minh họa
1. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Công thức tổng quát của ankan là?
A. CnH2n
B. CnH2n+2
C. CnH2n-2

D. CnHm

Câu 2. Tên gọi của hidrocacbon có công thức C2H6 là?
A. Propan
C. Etan

B. Eten
D. Metan

Câu 3. C5H12 có số dồng phân cấu tạo là?
A. 6

B. 4

C. 5

D. 3


Câu 3: C6H14 có số đồng phân cấu tạo là?
A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 4: Hợp chất hữu cơ có công thức (CH3)2CHCH2CH2CH3 có tên gọi là?
A. neopentan

B. 2- metylpentan

C. isopentan

D. 1,1- đimetylbutan

Câu 5: Khi clo hóa ankan X có công thức phân tử là C5H12, thu được 4 sản
phẩm dẫn xuất monoclo. Tên gọi của X là?
A. 2,2-đimetylprotan
C. pentan

B. 2- metylbutan
D. 2- đimetylpropan

Câu 6: Khi clo hóa ankan X có công thức phân tử là C6H14, thu được 4 sản
phẩm dẫn xuất monoclo. Tên gọi của X là?
A. 2,2-đimetylbutan


B. 2- metylpentan

C. hexan

D. 2- đimetylpropan


Câu 7. Ankan X có chứa 82,76% cacbon theo khối lượng. Số nguyên tử hiđro
trong một phân tử X là?
A. 6
C. 10

B. 8
D. 12

Câu 8. Ankan X có chứa 20% hiđro theo khối lượng. Tổng số các nguyên tử
trong một phân tử X là?
A. 8
C. 6

B. 11
D. 14

Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn 2,9 gam một ankan X, thu được 0,2 mol CO2.
Công thức phân tử của X là?
A. C3H8

B. C4H10

C. C5H10


D. C5H12

Câu 10. Craking 22,4 lít khí C4H10 (đktc) thu được hỗn hợp A gồm CH4,
C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn A thu được x
gam CO2 và y gam H2O. Giá trị của x và y là?
A. 176 và 180
C. 44 và 72

B. 44 và 18
D. 176 và 90

Câu 11. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp X (đktc) gồm CH4, C2H6 và
C3H8 thì thu được V lít khí CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O. Giá trị của V là?
A. 5,60
C. 4,48

B. 7,84
D. 10,08

Câu 12. Khi sục xiclopropan vào dung dịch brom thì có hiện tượng nào sau
đây?
A.
B.
C.
D.

Màu dung dịch không đổi.
Màu dung dịch đậm lên.
Màu dung dịch bị nhạt dần.

Màu dung dịch từ không màu chuyển sang màu nâu đỏ.

Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn 0,224 lít (đktc) xicloankan X thu được 1,76g
CO2. Biết X làm mất màu dd brom. X là?


A. Metylxiclobutan
C. Xiclobutan

B. Xiclopropan
D. Metylxiclopropan

Câu 14. Cho hỗn hợp A gồm propan và xiclopropan đi qua dung dịch brom,
hiện tượng nào sẽ xảy ra?
A. Màu của dung dịch nhạt dần, không có khí thoát ra.
B. Màu của dung dịch nhạt dần và có khí thoát ra.
C. Màu của dung dịch mất hẳn, không còn khí thoát ra.
D. Màu của dung dịch không đổi.
Câu 15. Công thức tổng quát của monoxycloankan là?
A. CnH2n

B. CnH2n+2

C. CnHm

D. CnH2n-2

Câu 16. Xicloankan A có công thức phân tử là C4H8 và có nhánh. Tên gọi của
A là?
A. Butan


B. Xiclobutan

C. Metylxiclobutan

D. But-1-en

2. TỰ LUẬN
Câu 1: Nhận biết các lọ khí mất nhãn sau bằng phương pháp hoá học: N2, H2,
CH4, C3H6 (xiclopropan)
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn V(lít) hỗn hợp hai ankan kế tiếp trong dãy đồng
đẳng. Dẫn sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng CaCl2 khan và bình 2 đựng dung
dịch KOH. Sau thí nghiệm khối lượng bình 1 tăng 6,43 gam và bình 2 tăng 9,82
gam.
a. Xác định công thức hai ankan.
b. Tính % theo số mol của các ankan trong hỗn hợp.
Câu 3. Hỗn hợp B gồm một ankan và 1 xicloankan. Dẫn m gam B qua bình chứa
nước brom dư thì khối lượng bình tăng 4,2 gam. Đốt cháy hoàn toàn m gam B
thu được 11,2 lit CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Thành phần % khối lượng ankan
trong B là?


Ma trận đề thi
Hidrocacbon no

Nhận biết
TNKQ

TL


Thông hiểu

Vận dụng

TNKQ

TL

Cấp độ thấp
TNKQ
TL

Cấp độ cao
TNKQ
TL

Số câu hỏi

6

5

1

3

2

2


Số điểm

1,5

1,25

2

0,75

4

0,5



×