Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Dịch bệnh nCOV ảnh hưởng thế nào đến hệ thống tài chính của nước ta.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.34 KB, 2 trang )

Dịch bệnh nCOV ảnh hưởng đến mọi khâu trong hệ thống tài chính của nước ta.
Trước hết, Việt Nam là quốc gia láng giềng với Trung Quốc, chung đường biên giới, có sự
giao thương kinh tế, thương mại, du lịch và đi lại rất lớn; đồng thời, miền Bắc Việt Nam cũng có
điều kiện khí hậu, thời tiết tương đồng với nhiều địa phương của Trung Quốc. Do vậy, Việt Nam
được các tổ chức y tế đánh giá là có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh nCoV cao. Trước tình hình đó,
Nhà nước đã tăng cường chi ngân sách tới mọi mặt để đảm bảo kinh tế - xã hội, đặc biệt tới y tế,
quốc phòng – an ninh.
Thứ hai, dịch nCOV ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, điều
này không chỉ ảnh hưởng đến tài chính Nhà nước mà còn ảnh hưởng đến tài chính Doanh nghiệp
của Việt Nam. Trung Quốc - một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam,
hiện đã tạm dừng thông quan, tăng cường quản lý và siết chặt các cửa khẩu như một biện pháp
ngăn chặn sự lan rộng của dịch nCoV. Ngược lại, trong cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ
Trung Quốc, rất nhiều hàng hóa là nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho một số ngành sản xuất,
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Điều này cho thấy một số ngành sản xuất, xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc, sẽ chịu tác động
tiêu cực thiếu nguyên liệu đầu vào, gián đoạn chuỗi cung ứng (trong khi tồn kho và nguồn thay
thế còn hạn chế).
Dưới sự tác động tiêu cực của dịch bệnh nCoV tới sản xuất, kinh doanh, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam được yêu cầu chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện
cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới
để ổn định sản xuất, kinh doanh nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp,
người dân vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Thứ ba, nCOV còn tác động đến hoạt động bán lẻ (tiêu dùng cá nhân), dự báo dịch bệnh
nCoV sẽ có tác động hai chiều, tuy nhiên tác động tiêu cực nhiều hơn. Thứ nhất, dịch bệnh sẽ tác
động đến tâm lý của người dân, theo đó người dân sẽ có xu hướng phòng thủ, tiết kiệm, hạn chế
chi tiêu, làm ảnh hưởng đến sức mua, khiến tiêu dùng cá nhân (tương đương 74% GDP của Việt
Nam năm 2018) dự báo sẽ giảm trong ngắn hạn. Thứ hai, dịch bệnh sẽ làm ảnh hưởng đến tiêu
dùng của cá nhân và hộ gia đình khi các lễ, hội, tụ tập bị dừng tổ chức hoặc thu hẹp quy mô, đặc
biệt là sau dịp Tết; trong đó có nhiều lễ hội thu hút hàng triệu khách du lịch. Điều này sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến một số ngành nghề dịch vụ, kinh doanh phục vụ trực tiếp lễ hội (ăn uống,
vận tải, du lịch, lữ hành…v.v), từ đó ảnh hưởng đến lĩnh vực bán lẻ và tiêu dùng dịch vụ.


Nhìn chung, dịch bệnh nCoV chủ yếu tác động ở 3 khía cạnh quan trọng của tài chính: (i)
cầu tín dụng giảm, do nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp, hộ gia đình thấp hơn, đặc biệt là
trong quý 1 và quý 2; (ii) tiềm ẩn nợ xấu tăng, khi các doanh nghiệp, hộ gia đình chịu tác động
tiêu cực từ dịch bệnh, dẫn đến hoạt động sản xuất – kinh doanh gặp khó khăn; (iii) nhu cầu giao
dịch qua ngân hàng số, thanh toán không dùng tiền mặt tăng do một số khách hàng ngại tiếp xúc.
Trước tình hình của dịch nCOV, chi tiêu cá nhân của em đã giảm đáng kể và sự phân bổ mua sắm
cũng thay đổi. Nếu như trước đây, chi phí đi lại, thực phẩm khi đến trường chiếm phần lớn chi
tiêu trong tháng, thì hiện nay chi phí đó gần như không có. Đồ ăn thức uống tại gia lại rất an toàn
và tiết kiệm. Bên cạnh đó, để phòng bệnh, em hạn chế gặp gỡ, tụ tập bạn bè, hạn chế tới nơi công
cộng như công viên hay trung tâm thương mại, do đó chi tiêu cho giải trí cũng giảm mạnh, nhu


cầu tiêu dùng hàng hóa cũng theo xu hướng đó. Thay vì mua sắm trực tiếp, em chọn mua sắm
trực tuyến và chỉ mua những hàng hóa thật sự cần thiết như thực phẩm, khẩu trang, nước sát
trùng…v.v…



×