Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tìm hiểu về hệ thống tài chính Bài tập LTTCTT 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.64 KB, 7 trang )

1.
Hệ thống tài chính có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như thế nào?
2. Vai trò của thị trường thứ cấp trong thị trường tài chính là gì? Tại sao thị
trường thứ cấp lại quan trọng?
3. Nếu bạn lo ngại rằng một công ty có thể sẽ bị phá sản vào năm tới, bạn sẽ
nắm giữ cổ phiếu hay trái phiếu của công ty đó? Vì sao?
4. Tình trạng thông tin không cân xứng là gì? Liệu bạn sẽ sẵn lòng cho một
người bạn thân vay hay một người mới quen biết vay?
5. Hãy đưa ra một tình huống về lựa chọn đối nghịch mà bạn đã gặp hoặc biết
trên thực tế.
6. Nếu bạn là chủ sở hữu của một công ty, vấn đề rủi ro đạo đức nào về nhân
viên của bạn làm bạn cần hạn chế?
7. Hoạt động của trung gian tài chính có thể làm giảm rủi ro cho các giao dịch
tài chính như thế nào?
8. “Trong một thế giới không có chi phí giao dịch và thông tin là đầy đủ thì sẽ
không cần tới các trung gian tài chính”. Câu nói này là đúng, sai, hay không
rõ ràng?
9. Hãy truy cập trang web của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tìm các
thông tin về hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng và chính sách tiền tệ.
10. Hãy truy cập trang web của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và cho biết:
a. Khẩu hiệu hoạt động của Sở giao dịch là gì?
b. Tìm số liệu thống kê về giao dịch trên thị trường cổ phiếu và cho biết các
thông tin về chỉ số thị trường, giá trị giao dịch, số lượng cổ phiếu niêm yết.
c. Thông tin nào từ website này làm bạn thấy thú vị nhất? Vì sao?

Trả lời
1. Hệ thống tài chính hoạt động tốt sẽ có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế bởi nó tạo ra sự cải tiến công nghệ bằng cách tài trợ vốn cho các
doanh nghiệp khát vốn để thực hiện thành công sản phẩm, dự án kinh doanh, tham
gia vào tiến trình sản xuất. Bên cạnh đó, cách thức huy động các khoản tiết kiệm
bằng việc đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, cũng như cách thức phân bổ nguồn lực, đa


dạng hóa rủi ro của các trung gian tài chính cũng góp phần vào quá trình tăng


trưởng kinh tế. Đến lượt mình, các trung gian tài chính giúp sàng lọc rủi ro, giảm
thiểu tác động của thông tin bất cân xứng, giảm chi phí giao dịch, giúp nâng cao
năng suất hoạt động thông qua đánh giá doanh nghiệp tiềm năng và tài trợ cho các
doanh nghiệp có triển vọng.
2. Vai trò của thị trường thứ cấp trong thị trường tài chính:

Điều kiện để mua bán thu hồi tiền mặt (chứng khoán có thể được mua đi bán
lại nhiều lần với giá cả cao thấp khác nhau), tức là tăng tính thanh khoản cho cho
các công cụ tài chính.

Kiếm lời từ việc nắm giữ chứng khoán hoặc mua bán chứng khoán.


Xác định giá chứng khoán hợp lý trên cơ sở đấu giá tự do.



Giá hợp lý trên thị trường này ảnh hưởng đến giá phát hành chứng khoán

trên thị trường sơ cấp.
Nếu không có thị trường thứ cấp thì sơ cấp khó có thể hoạt động một cách trôi
chảy được. Điều này dẫn đến việc chứng khoán phát hành khó khăn, không nhà
đầu tư nào dám đầu tư vì chứng khoán không thể chuyển đổi thành tiền tệ khi cần,
vốn của họ bị ứ đọng.
3. Khi một công ty phá sản, giải thể, ngoài các chủ nợ ưu tiên là nhà nước (tiền
thuế còn nợ), người lao động (nợ lương) thì các chủ nợ nắm giữ trái phiếu sẽ được
thanh toán trước các cổ đông của công ty. Vì vậy lúc này, nên nắm giữ trái phiếu.

4. Cho người bạn thân vay. Bởi khi không nắm rõ được thông tin của người đi vay,
sẽ xảy ra hiện tượng lựa chọn đối nghịch, tức là người đi vay có rủi ro cao không
trả được nợ lại rất hay đi vay và vì hay đi vay, biết cách vay nên dễ được người cho
vay lựa chọn nhất, nguy cơ sẽ xảy ra những rủi ro đạo đức, ví dụ như sử dụng tiền
không đúng mục đích khi vay, thậm chí hoạt động trái pháp luật;. Vì vậy, cho
người mới quen vay rất dễ gặp rủi ro, không thu hồi được tiền.
5. Tình huống lựa chọn đối nghịch: Ở nhiều nơi buôn bán đồ cũ, đồ second-hand,
người ta dùng chất tẩy rửa cực mạnh, xịt thơm, thêm tem mác giả… rồi rao bán giá
cao vì “đây là hàng hiệu cũ”, so với giá hàng hiệu thật thì giá này vẫn rẻ hơn nhiều
lần. Nhiều người mua ham rẻ mà không nắm rõ thông tin, xuất xứ sản phẩm, đã


chấp nhận trả tiền để mua những món đồ “sida” chỉ dùng được vài lần rồi bong
tróc, thậm chí không thể sử dụng được.
6. Đó là vấn đề thiếu trung thức, thiếu minh bạch, rõ ràng trong các công văn giấy
tờ. Chỉ một hay một vài nhân viên như vậy, dù ở khâu nào, cũng sẽ gây ảnh hưởng
đến cả hệ thống, thậm chí gây thất thoát tài sản công ty, biển thủ công quỹ, thiệt hại
lớn đến cả công ty nói chung và lương thưởng cũng như đời sống của công nhân
viên nói riêng, nhân viên sẽ mất lòng tin vào ban giám đốc, dẫn tới năng suất làm
việc kém hiệu quả… v..v…
7. Trên thị trường tài chính, lựa chọn ngược xảy ra khi người mua chứng khoán
không có đủ thông tin đầy đủ về chứng khoán và mua chứng khoán với giá cao,
dẫn đến thua lỗ sau này, hay những rủi ro đạo đức như biển thủ công quỹ…Ở đây,
các trung gian tài chính thu thập thông tin nhiều hơn so với các nhà đầu tư cá nhân
về các khoản vay, các chứng khoán họ sẽ nắm giữ, từ đó giảm thiểu rủi ro.
8. Sai. Ngoài 2 vai trò đó, trung gian tài chính còn đóng vai trò quan trọng là thực
hiện các chính sách của Chính phủ, điều tiết nền kinh tế. Bên cạnh đó, bằng cách
phát hành công cụ huy động vốn có độ an toàn phù hợp với yêu cầu của người gửi
tiền, các trung gian tài chính sử dụng nguồn vốn đó để mua tài sản có độ rủi ro cao
hơn, từ đó làm giảm rủi ro cho người gửi tiền. Ngoài ra, với quy mô dữ liệu lớn, sẽ

dễ dàng luân chuyển nguồn tiền giữa các đối tượng phù hợp (người cho vay –
người đi vay) với những thông tin đầy đủ mà trung gian tài chính cung cấp và đảm
bảo. Ở đây, nếu không có trung gian tài chính, người cho vay và người đi vay rất
khó hoặc rất mất thời gian để tìm thấy nhau, gây ra tồn đọng vốn
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:


Một số thông tin về CSTT:
Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 quy định: “Chính sách tiền tệ quốc gia
là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm
phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra”.


Theo Luật NHNN năm 2010, Thống đốc NHNN quyết định việc sử dụng
công cụ thực hiện CSTT quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự
trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy
định của Chính phủ.
- Tái cấp vốn: Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHNN nhằm cung ứng
vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho TCTD. NHNN quy định và thực hiện
việc tái cấp vốn cho TCTD theo các hình thức như cho vay có bảo đảm bằng cầm
cố giấy tờ có giá; chiết khấu giấy tờ có giá; các hình thức tái cấp vốn khác.
- Lãi suất: NHNN công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất
khác để điều hành CSTT, chống cho vay nặng lãi. Trong trường hợp thị trường tiền
tệ có diễn biến bất thường, NHNN quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng
trong quan hệ giữa các TCTD với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng
khác.
- Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở
cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. NHNN công bố tỷ
giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá.

- Dự trữ bắt buộc: Dự trữ bắt buộc là số tiền mà TCTD phải gửi tại NHNN để thực
hiện CSTT quốc gia. NHNN quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình
TCTD và từng loại tiền gửi tại TCTD nhằm thực hiện CSTT quốc gia. NHNN quy
định việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của
từng loại hình TCTD đối với từng loại tiền gửi.
- Nghiệp vụ thị trường mở: NHNN thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua
việc mua, bán giấy tờ có giá đối với TCTD; quy định loại giấy tờ có giá được phép
giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở.

…v.v…
10.
a. Chỉ số: HNX Index
Giá trị: 110,67
b. Chỉ số: UpCom-Index

Giá trị: 55,17
c. Chỉ số: VNX50


Giá trị: 1.373,53
d. Chỉ số VNX Allshare

Giá trị: 1.247,54


…v.v…




×