Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Phân tích Công ty TNHH Nước giải khát BLUESEA Quản lý học 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.16 KB, 5 trang )

1.











Hãy nêu tên 1 tổ chức mà bạn quan tâm:
Công ty TNHH Nước giải khát BLUESEA
Thành lập năm 2010
Trụ sở chính: Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Công ty hiện có khoảng 40 nhân viên đang làm việc
Sản phẩm chính: nước giải khát và đồ uống không cồn (nước khoáng, nước tinh khiết,
nước trái cây, nước có ga, nước thể thao, nước tăng lực)
Sứ mệnh:
o Áp dụng KHCN hiện đại + hiểu biết về nhu cầu của thị trường và người tiêu
dùng, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt nhất, bảo đảm sức
khỏe người tiêu dùng. Từ đó góp phần vào sự phát triển của con người. Con người
là chủ thể của xã hội, là nguồn lực phát triển của xã hội, vậy đầu tư vào sức khỏe
của con người chính là đầu tư vào sự phát triển bền vững của cả xã hội.
o Không chỉ mang lại giá trị cho cộng đồng và nâng cao sức khỏe người Việt Nam,
mà con mang lại hiệu quả kinh tế bền vững và lợi ích chính đáng cho các thành
viên và các nhà đầu tư, các đối tác.
Giá trị cốt lõi: “Sáng tạo không ngừng, tận tâm phục vụ.” Tức là sáng tạo là chuỗi giá trị
mới cho doanh nghiệp, tạo sự khác biệt và không ngừng nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Phục vụ khách hàng bằng tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt thành cao nhất.


Chiến lược phát triển: Tiếp thị và bán hàng. Sử dụng đồng thời các hình thức tiếp thị, bán
hàng hướng tới đối tượng khách hàng hiện đại: trực tiếp, trực tuyến, lưu động, tự động…

2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty: Đây là sơ đồ cơ cấu theo chức
năng. Bỏ cột đầu, cột cuối, gộp cột 2 4, thêm ban kiểm soát

3. Phân tích sơ đồ cơ cấu tổ chức theo các thuộc tính đã học và đề
xuất sáng kiến hoàn thiện



Ưu điểm:
Đơn giản, rõ ràng, mang tính logic cao.
Có thể phát huy những ưu thế của chuyên môn hóa do các bộ phận,
các phòng theo chức năng tập trung vào những công việc có tính chất
















tương đồng nên người lao động dễ dàng tích lũy kinh nghiệm để nâng
cao kỹ năng hoạt động, các bộ phận phục vụ tất cả các sản phẩm và
dịch vụ nên phát huy được lợi thế quy mô, giảm được sự trùng lặp
trong hoạt động, đơn giản hóa đào tạo. Từ đó, nâng cao kĩ năng làm
việc và sự thành thạo, hiểu biết trong lĩnh vực mà người lao động đang
đảm nhiệm.
Giữ được sức mạnh, uy tín của các chức năng cơ bản. Do đó, các bộ
phận đều phát triển song hành cùng nhau, tạo nên sự phát triển bền
vững và lâu dài cho toàn bộ tổ chức.
Chú trọng hơn đến tiêu chuẩn nghề nghiệp và tư cách nhân viên.
Tạo điều kiện cho kiểm tra kiểm soát chặt chẽ.
Làm tăng năng suất của người lao động, chất lượng và hiệu quả lao
động
Nhược điểm:
Sự phân chia tổ chức thành các bộ phận mang tính độc lập để thực
hiện những hoạt động nhất định, tạo nên biên giới cứng nhắc giữa các
đơn vị. Do đó dẫn tới mâu thuẫn giữa các đơn vị chức năng khi đề ra
mục tiêu và phương thức hoạt động.
Thiếu sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận.
Chuyên môn hóa quá mức tạo ra cách nhìn hạn hẹp của các nhà quản
lý, hạn chế sức sáng tạo của nhân viên.
Làm giảm tính nhạy cảm của tổ chức đối với sản phẩm, dịch vụ, khách
hàng.
Đổ trách nhiệm về thực hiện mục tiêu chung của tổ chức cho cấp lãnh
đạo cao nhất, dẫn đến quá tải công việc.

Đây là loại hình công ty TNHH có số thành viên tương đối nhỏ, chỉ khoảng
40 nhân viên, nên nhìn chung, việc phân chia theo cơ cấu chức năng và
việc phân chia thành 2 đơn vị đảm nhiệm 2 mảng (tài chính-kinh doanh và
hành chính-nhân sự) cũng được coi là hợp lý. Kết quả có thể nhận thấy sau

9 năm hoạt động, doanh nghiệp vẫn đang trên đà phát triển. Song, đây là
một công ty thương mại, chú trọng rất nhiều đến việc kinh doanh-bán
hàng. Vì thế, việc khảo sát, nghiên cứu thị trường và đưa ra kế hoạch bán
hàng để thúc đẩy doanh thu cũng là điều quan trọng. Do vậy, em đề xuất
tách đơn vị tài chính-kinh doanh ra thành 2 mảng riêng: tài chính và kinh
doanh. Như vậy có thẻ giảm bớt khối lượng công việc cho giám đốc tài
chính-kinh doanh, đồng thời thúc đẩy hiệu quả làm việc của các đơn vị,
đặc biệt là công tác bán hàng và quảng bá sản phẩm. (vẽ lại sơ đồ)
4. Trình bày hệ thống kiểm soát đối với một nhóm đối tượng trong tổ
chức đó. Phân tích ưu nhược của hệ thống kiểm soát và đưa ra một
vài sáng kiến hoàn thiện.
Kiểm soát một nhóm bán hàng của công ty TNHH Nước giải khát BLUESEA.


 Chủ thể kiểm tra: (bên trong)
- Ban kiểm soát có trách nhiệm kiểm tra sổ sách kế toán, các bảng tổng
kết tài chính của công ty, trong trường hợp này cụ thể là của cơ sở, đại
lý bán hàng; báo cáo tình hình, đặc biệt là những sự kiện tài chính bất
thường xảy ra; tham mưu, đề xuất giải pháp khắc phục.
 Phương pháp kiểm tra:
o Giám sát chặt chẽ, kiểm tra không báo trước.
o Thu thập thông tin (doanh thu cơ sở bán hàng)
o Thu thập ý kiến từ từng cá nhân trong nhóm bán hàng
o Tạo điều kiện, chỉ rõ lợi ích, thuyết phục nhóm bán hàng trình
bày, báo cáo đầy đủ và trung thực
o Xử lý kịp thời những hành vi gây cản trở đến hoạt động kiểm
soát.
 Công cụ kiểm tra:
o Các dữ liệu thống kê trong bán báo cáo doanh thu, cho thấy xu
hướng vận động của việc bán hàng của nhóm này. Tức là nếu

doanh thu có xu hướng ổn định thì cần đưa ra phương pháp thúc
đẩy doanh số, nếu doanh thu có xu hướng giảm thì cần tìm ra
nguyên nhân và hướng khắc phục, ngược lại nếu tăng ….
o Thiết bị camera theo dõi đại lý bán hàng.
o Các tiêu chí định tính cơ bản: Trang phục, ý thức thái độ làm việc,
kiến thức ngành nghề….
o Phản hồi của khách hàng (thư khiếu nại, phàn nàn khách hàng
gửi đến; gửi đi phiếu tham dò ý kiến khách hàng về sp&dv)
 Quy trình kiểm tra:
- B1: Xác định mục tiêu và nội dung kiểm soát:
+ khu hoạt động thiết yếu: kiểm soát chất lượng và doanh thu bán
hàng
+ điểm kiểm soát thiết yếu: khâu đầu ra
- B2: Xác định hệ thống các tiêu chuẩn kiểm tra:
 Hoạt động bán hàng là một bộ phận trong hệ thống các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động mua hàng và hoạt động dự trữ
vì vậy phải đánh giá đóng góp hoạt động bán hàng vào việc hoàn thành các mục tiêu
chung của doanh nghiệp. Để đánh giá đóng góp đó cần thiết phải thiết lập các tiêu
chuẩn kiểm soát. Tiêu chuẩn là cơ sở để đo lường kết quả hoạt động bán.


Các tiêu chuẩn kiểm soát hoạt động bán hàng bao gồm hai nhóm chính:
o Các tiêu chuẩn đầu ra phản ánh kết quả bán hàng, bao gồm các tiêu chuẩn về
doanh thu từ hoạt động bán hàng, số lượng khách hàng, lãi gộp, chi phí bán
hàng, lợi nhuận, hoạt động bán hàng.
o Các tiêu chuẩn nền tảng đảm bảo cho hoạt động bán hàng triển khai tốt. Ví dụ
như các cuộc tiếp xúc, số lần điện thoại cho khách hàng, số lần thăm khách
hàng, kỹ năng bán hàng của nhân viên, mức độ trình bày cửa hàng…



-

-

B3: Giám sát và đo lường việc thực hiện
Ban kiểm soát đưa ra những yêu cầu về doanh số, quy chuẩn về phong
cách bán hàng: trang phục, thái độ,…; so sánh với thực tế xem có phù
hợp với kế hoạch và thực tiễn có thể đạt được hay không. Có những
quan sát kĩ càng…
B4: Đánh giá việc thực hiện: quan trọng, nếu chưa ổn, sang b56
B5: Điều chỉnh sai lệch
B6: Đề ra sáng kiến đổi mới

* Phân tích ưu nhược điểm của hệ thống kiểm soát:
-

 Ưu điểm:
Có sự đồng bộ, đạt hiệu quả
Phù hợp với đơn vị chịu kiểm soát
Minh bạch, rõ ràng
 Nhược điểm
Còn yếu trong khâu điều chỉnh sai lệch
Nhiều tiêu chí định tính dẫn tới khả năng có thể sai lệch trong đánh giá,
đánh giá dựa trên phương diện chủ quan
Lấy ý kiến nhân viên, khách hàng chưa hiệu quả
* Sáng kiến hoàn thiện:
- Tham khảo ý kiến từ nhiều nguồn khác nhau trước khi điều chỉnh sai
lệch để tránh…
- Điều chỉnh các tiêu chí đánh giá sao cho phù hợp với thực tiễn
- Đẩy mạnh công tác lấy ý kiến của nhân viên, khách hàng bằng cách…


5. Nêu tên một kế hoạch của tổ chức đó, xác định các nội dung cốt
yếu của kế hoạch đó. Vận dụng quy trình lập kế hoạch và một số mô
hình phù hợp để phản ánh mô hình vừa nêu.
KẾ HOẠCH QUẢNG CÁO SP LAVIE CỦA CÔNG TY…TẠI HN QUÝ 2
NĂM 2019
B1: Phân tích môi trường: SWOT
S: B2: Xác định mục tiêu: % khách hàng biết đến cty, dùng sp, yêu thích sp
B3: Xác định phương án, pvi, chi phí, thời gian, mục tiêu
B4: Đánh giá các PA: bảng ưu nhược điểm, bảng trọng số
B5: Quyết định và thể chế hóa quyết định: Chọn PA nào
6. Trình bày các công cụ tạo động lực được sử dụng để nâng cao
động lực làm việc cho một nhóm đối tượng của tổ chức đó. Việc sử
dụng các công cụ này bộc lộ ưu nhược nào. Đưa ra một vài sáng kiến
để hoàn thiện. (bước 3)











Lương thưởng, phụ cấp
BHYT, BHXH
Hoạt động dã ngoại
Các khóa đào tạo ngắn hạn

Có phòng nghỉ ngơi, trông trẻ
Trang thiết bị nơi làm việc
Tham gia khám sức khỏe định kì ngay tại công ty
Chế độ phúc lợi khác: giảm giá khi mua sp cty, học bổng cho
con em học giỏi có thành tích tốt

7. Nêu vấn đề của tổ chức mà em nhận thấy cần có quyết định để
giải quyết. Vận dụng quy trình ra quyết định và một số mô hình phù
hợp để đưa ra lời khuyên nhằm giải quyết các vấn đề đã được giải
quyết ở trên.
B1: Phân tích vấn đề & xác định mục tiêu: dùng mô hình cây vđ, chẩn
đoán nguyên nhân, mục tiêu (tăng lợi nhuận,..giống cây vđ), các tiêu chí
đánh giá (chi phí, hiệu quả, tốc độ hoàn thành, đảm bảo lợi ích)
B2: Xác định PA
B3: Đánh giá PA
B4: Thực hiện quyết định



×