Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Phân tích, đánh giá quy định pháp luật hiện hành về tặng cho tài sản có điều kiện. Đề xuất hướng hoàn thiện quy định pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.06 KB, 17 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU

Hợp đồng tặng cho tài sản nói chung và hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện
nói riêng là loại hợp đồng có tính thực tế, không có đền bù được sử dụng phổ biến
trong lưu thông dân sự. Đối với loại hợp đồng này, bên được nhận tài sản tặng cho
nhận được lợi ích từ bên tặng cho mà không phải giao lại lợi ích tương xứng. Ngoài
trường hợp được sử dụng làm phương tiện trao đổi, các chủ thể còn sử dụng làm
phương tiện để giúp đỡ nhau. Có thể nói tình cảm, mối quan hệ giữa hai chủ thể là
tiền đề của loại hợp đồng này. Trong quá trình giao kết hợp đồng, việc chấp nhận
không mang tính ràng buộc. Pháp luật dân sự đã quy định hợp đồng có hiệu lực khi
các bên đã trao và nhận đối tượng tặng cho hoặc quyền tài sản.
Em xin chọn đề số 9 về: “Phân tích, đánh giá quy định pháp luật hiện hành về
tặng cho tài sản có điều kiện. Đề xuất hướng hoàn thiện quy định pháp luật” làm bài
tập học kỳ bộ môn Luật dân sự.

2


NỘI DUNG
I.

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẶNG CHO TÀI SẢN CÓ ĐIỀU KIỆN

1. Khái quát chung về hợp đồng tặng cho tài sản và tặng cho tài sản có điều

kiện
1.1.


Khái niệm hợp đồng tặng cho tài sản

Tặng cho tài sản là hợp đồng có những đặc điểm riêng biệt, làm phát sinh quan
hệ hợp đồng khi bên được tặng, cho nhận tài sản. Hợp đồng được coi là kí kết khi các
bên chuyển giao tài sản. Thời điểm chuyển giao tài sản cũng đồng thời là thời điểm
chấm dứt hợp đồng (đối với động sản).
Điều 457 BLDS quy định:
“Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng
cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không
yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.”
Dựa trên yêu cầu của bên tặng cho, hợp đồng tặng cho được chia thành: hợp
đồng tặng cho có điêu kiện và hợp đồng tặng cho không có điều kiện.
1.2.

Khái niệm hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện

Đối với hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện, bên tặng cho có thể yêu cầu
bên được tặng cho thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi
tặng cho.
Điều 462 BLDS quy định:
“1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều
nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều
cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
3


2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng
cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho
phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho

không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt
hại.”

2. Đặc điểm pháp lí của hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện

Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện là hợp đồng thể hiện ý chí của cả hai
bên là bên tặng cho tài sản và bên được tặng cho. Hợp đồng này chỉ có thể giao kết
khi bên tặng cho thể hiện ý chí muốn tặng bên được tặng cho một tài sản nào đó và
đồng thời bên được tặng cho thể hiện ý chí muốn nhận tài sản đó.
• Tính không có đền bù

Hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng không có đền bù vì hợp đồng này hoàn
toàn vì lợi ích của bên được tặng cho. Bên được tặng cho được chuyển giao tài sản và
quyền sở hữu mà không phải thực hiện nghĩa vụ nào mang lại lợi ích vật chất cho bên
kia.
Hợp đồng tặng cho có điều kiện cũng mang tính chất không đền bù. Điều kiện
trong hợp đồng tặng cho có điều kiện phải là những công việc không mang lại lợi ích
cho bên tặng cho. Nếu điều kiện đó mang lại lợi ích cho bên tặng cho thì hợp đồng sẽ
không được coi là hợp đồng tặng cho.
• Tính song vụ

4


Trong hợp đồng tặng cho, bên có nghĩa vụ chính là bên tặng, cho tài sản. Nghĩa
vụ duy nhất của bên này là tặng, cho tài sản cho bên còn lại trong hợp đồng. Ngược
lại, bên nhận tài sản có quyền đối với tài sản mà mình được tặng, cho mà không bị
ràng buộc bởi một nghĩa vụ nào với bên còn lại của hợp đồng.
Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi đó là hợp đồng tặng cho tài sản không có
điều kiện. Đối với hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện, cả bên tặng cho và bên

được tặng cho đều có quyền và nghĩa vụ đối với bên kia. Bên tặng cho có nghĩa vụ
bàn giao và chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên được tặng cho và có quyền yêu cầu
bên được tặng cho thực hiện đúng điều kiện của hợp đồng tặng cho tài sản; còn bên
được tặng cho có quyền từ chối nhận hoặc nhận tài sản và quyền yêu cầu bên tặng
cho phải bàn giao và chuyển quyền sở hữu tài sản cho mình đồng thời phải có nghĩa
vụ thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên tặng cho yêu cầu mình thực hiện.
Như vậy, hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện là hợp đồng song vụ.
• Tính thực tế

Hợp đồng thực tế là hợp đồng chỉ có hiệu lực khi các bên đã chuyển giao đối
tượng của hợp đồng cho nhau. Hợp đồng tặng cho tài sản luôn là hợp đồng thực tế.
Đặc điểm thực tế của hợp đồng được thể hiện khi bên được tặng, cho nhận tài sản thì
khi đó quyền của các bên mới phát sinh. Như vậy, mọi thỏa thuận chưa có hiệu lực
khi chưa giao tài sản.

3. Quy định chung về hợp đồng tặng cho tài sản
3.1. Đối tượng

• Đối tượng của hợp đồng có thể là động sản (Điều 458 BLDS). Ví dụ: Tài sản được

tặng, cho là tiền mặt, xe máy, ô tô.

5


• Đối tượng của hợp đồng có thể là bất động sản (Điều 459 BLDS). Ví dụ: Ông A tặng

căn nhà tại đường X, phường Y, quận Z cho con gái tên T làm của hồi môn khi cưới
chồng. Đề thực hiện điều này, ông A đã đến phòng công chứng số 1 để làm hợp đồng
tặng nhà cho con gái T.

• Đối tượng của hợp đồng có thể là quyền tài sản (quyền yêu cầu người khác), được
điều chỉnh bởi các quy định về chuyển yêu cầu. Đối với tặng, cho quyền sử dụng đất,
khi tặng cho phải tuân theo quy định của Luật đất đai (rất hạn chế tặng cho).
3.2. Hình thức
Hình thức của hợp đồng tặng, cho phụ thuộc vào đối tượng tương ứng.
• Đối với hợp đồng tặng cho là động sản thì hợp đồng tặng, cho có thể bằng miệng, văn

bản.
• Đối với đối tượng là bất động sản thì hình thức hợp đồng tặng cho phải là văn bản có
chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu tài sản đăng ký quyền sở hữu
thì người được tặng cho phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.
• Đối với đối tượng là quyền tài sản, trường hợp này được điều chỉnh bởi các quy định
về quyền chuyển yêu cầu. Sau khi tặng cho, người được tặng cho trở thành người có
quyền đối với bên có nghĩa vụ.
3.3. Thời điểm phát sinh hiệu lực
Hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng không có đền bù nên pháp luật có quy
định về thời điểm có hiệu lực của loại hợp đồng này như sau:
• Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên được tặng, cho nhận được tài sản;

nếu động sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng
cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
• Hợp đồng tặng cho bất động sản phải là văn bản có công chứng, chứng thực hoặc
phải đăng ký quyền sở hữu. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký, nếu
bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể
từ thời điểm chuyển giao tài sản.
6


4. Chủ thể, quyền và nghĩa vụ của các bên


Bên tặng cho tài sản và bên được tặng cho tài sản phải là người có năng lực
pháp luật dân sự và có năng lực hành vi dân sự.
• Bên tặng cho:

Điều 461 BLDS quy định về thông báo khuyết tật của tài sản tặng cho:
“Bên tặng cho có nghĩa vụ thông báo cho bên được tặng cho khuyết tật của tài sản
tặng cho. Trường hợp bên tặng cho biết tài sản có khuyết tật mà không thông báo thì
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho người được tặng cho; nếu bên
tặng cho không biết về khuyết tật của tài sản tặng cho thì không phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại.”
Trường hợp bên tặng cho biết tài sản có khuyết tật mà không thông báo thì
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho người được tặng cho; nếu bên
tặng cho không biết về khuyết tật của tài sản tặng cho thì không phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại.
 Trách nhiệm do cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình:

Trường hợp bên tặng cho cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình
mà bên được tặng cho không biết hoặc không thể biết về việc đó thì bên tặng cho
phải thanh toán chi phí để làm tăng giá trị của tài sản cho bên được tặng cho khi chủ
sở hữu lấy lại tài sản.
• Bên được tặng cho:

Sau khi thỏa thuận xong về nội dung cơ bản của hợp đồng, bên được tặng cho
có quyền nhận hoặc không nhận tài sản tặng cho.
7


Đối với tặng cho động sản, trước khi tặng cho, các bên dù thỏa thuận, bên được
tặng cho đã đồng ý nhận nhưng sau khi lập hợp đồng, bên được tặng cho có quyền từ
chối nhận vì hợp đồng chưa có giá trị pháp lí. Trong khi thực hiện hợp đồng, bên

được tặng cho vẫn có quyền không nhận tài sản.
Đối với tài sản tặng cho là bất động sản mà hợp đồng đã lập thành văn bản có
chứng thực, chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tài sản chưa được
chuyển giao mà bên tặng cho chết thì hợp đồng chấm dứt vì chỉ bên tặng cho mới có
quyền chuyển giao tài sản. Trường hợp tặng cho bất động sản phải đăng ký, hợp đồng
đã công chứng, chứng thực, các bên đã thực hiện hợp đồng, bên tặng cho đã chuyển
giao tài sản mà bên tặng cho chết và bên được tặng cho đã nhận tài sản nhưng chưa
kịp làm thủ tục trước bạ sang tên thì bên được tặng cho chưa có quyền sở hữu tài sản
tặng cho vì hợp đồng chưa có hiệu lực.

5. Phân biệt hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện với các giao dịch dân sự

khác
• Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện và hứa thưởng:
Hứa thưởng là việc một bên đưa ra công việc với những điều kiện nhất định
theo ý chí của chính họ và họ có trách nhiệm phải trả thưởng cho người đã hoàn
thành công việc. Hứa thưởng là hành vi pháp lý đơn phương, phát sinh khi hoàn
thành được công việc, có thể mang lại lợi ích cho bên hứa thưởng. Như vậy, điểm
khác nhau rõ nhất chính là bản chất của hợp đồng tặng cho có điều kiện là hợp đồng
song vụ còn bản chất của hứa thưởng là hành vi pháp lý đơn phương. Ngoài ra, hợp
đồng tặng cho có điều kiện không mang lại lợi ích cho bên tặng cho.
• Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện và hợp đồng mua bán tài sản:

8


Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên bán có
nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận và trả
tiền cho bên bán. Đặc điểm quan trọng để phân biệt giữa hai hợp đồng này là hợp
đồng mua bán có đền bù còn hợp đồng tặng cho thì không.


II.

ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HỢP ĐỒNG
TẶNG CHO TÀI SẢN CÓ ĐIỀU KIỆN

1.
Thực trạng pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện
1.1. Các yêu cầu pháp lý đối với điều kiện tặng cho
a. Điều kiện tặng cho phải được xác định

Khoản 1 Điều 462 BLDS: “Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho
thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho.”
Như vậy, điều kiện tặng cho chính là một nghĩa vụ mà bên được tặng cho phải
thực hiện, do đó điều kiện tặng cho phải được xác định theo quy định chung của
nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ là tài sản và công việc. Nếu đối tượng của nghĩa
vụ là tài sản thì cần phải được xác định cụ thể về loại tài sản, số lượng tài sản. Nếu tài
sản hình thành trong tương lai thì loại tài sản này cũng được xác định qua các mô tả
về chi tiết tài sản. Nếu đối tượng của nghĩa vụ là công việc thì cần xác định loại công
việc, địa điểm thực hiện công việc, chủ thể mà công việc hướng tới.
b. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo

đức xã hội
Khoản 1 Điều 462 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Điều kiện tặng cho
không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội” nhằm tránh sự
lạm quyền của bên tặng cho tài sản cũng như loại bỏ các thỏa thuận bất hợp pháp.
Nếu ghi nhận điều kiện tặng cho vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì
9



việc tặng cho vẫn được thực hiện bình thường thì không bảo đảm sự bình đẳng giữa
bên tặng cho và bên được tặng cho, đồng thời không bảo đảm được sự nghiêm minh
của pháp luật. Điều kiện tặng cho là một nội dung trong hợp đồng tặng cho, bởi vậy
yêu cầu này hoàn toàn phù hợp với quy định tại điểm c khoản 1 Điều 117 BLDS:
“Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không
trái đạo đức xã hội.”
1.2.

Trách nhiệm pháp lý của các chủ thể trong hợp đồng tặng cho tài sản

có điều kiện
• Bên tặng cho:
Nếu điều kiện trong hợp đồng là một nghĩa vụ trước khi giao tài sản mà sau khi
bên được tặng cho thực hiện xong điều kiện đó thì bên tặng cho phải chuyển giao tài
sản tặng cho. Nếu bên tặng cho không giao tài sản thì phải bồi thường những chi phí,
công sức mà bên được tặng cho đã thực hiện hoặc chi phí đã bỏ ra.
Trường hợp bên được tặng cho phải thực hiện điều kiện sau khi được tặng cho
mà không thực hiện được, phải hoàn trả tài sản tặng cho mà mình đã nhận. Thời điểm
chấm dứt hợp đồng tặng cho trong trường hợp này được xác định khi bên được tặng
cho thực hiện xong điều kiện của hợp đồng.
• Bên được tặng cho:

Nếu người phải thực hiện nghĩa vụ trước khi được tặng cho mà người này đã
hoàn thành nghĩa vụ theo yêu cầu nhưng bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng
cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
Đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng
cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản. Nếu người được tặng

10



cho không thể trả lại tài sản do tài sản đã bị tiêu hủy, hư hỏng thì phải bồi thường
thiệt hại.
1.3.

Hủy bỏ hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện

Các bên chỉ được hủy bỏ hợp đồng tặng cho bất động sản và quyền sử dụng đất
khi tài sản chưa được đăng ký quyền sở hữu cho bên nhận tặng cho.
Đối với tặng cho tài sản có điều kiện, bên cạnh việc hủy bỏ hợp đồng theo thỏa
thuận của hai bên và theo trình tự, thủ tục thì trường hợp này, bên tặng cho có quyền
đòi lại tài sản nếu khi tặng cho tài sản bên tặng cho có yêu cầu bên nhận phải thực
hiện một nghĩa vụ dân sự mà sau đó bên nhận không thực hiện được thì bên cho có
quyền đòi lại tài sản đã tặng cho (hủy bỏ hợp đồng) mà không cần có sự đồng ý của
bên nhận.

2. Đánh giá quy định pháp luật hiện hành
2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện

Hợp đồng tặng cho tài sản nói chung và hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện
nói riêng là căn cứ pháp lý của sự chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này
sang chủ thể khác. Chủ thể sở hữu tài sản thông qua hợp đồng tặng cho tài sản thực
hiện một trong những quyền định đoạt của mình đối với tài sản là quyền tặng cho tài
sản. Các quy định pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản là cơ sở pháp lý để giải
quyết các tranh chấp thực tế phát sinh từ giao dịch tặng cho tài sản trong đời sống.
Ví dụ tình huống thực tế: Anh K (44 tuổi) tặng cho con trai L (20 tuổi) căn hộ
tại khu chung cư Y có giá 4 tỉ đồng với điều kiện con trai L phải hoàn thành việc tu
sửa lại căn hộ trong vòng 6 tháng. Sau 6 tháng, L chưa thực hiện được điều kiện của

11



hợp đồng, L không được nhận tài sản tặng cho mà phải hoàn trả lại cho anh K căn hộ
theo quy định của pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện.
Những vấn đề bất cập
• Điều kiện của hợp đồng tặng cho có được coi là mang lại lợi ích cho bên tặng cho
2.2.

không?
Tại khoản 1 Điều 462 BLDS 2015 quy định: “Bên tặng cho có thể yêu cầu bên
được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều
kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”
Như vậy, nhà làm luật mới chỉ ghi nhận yêu cầu là điều kiện tặng cho không
được vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội. Vấn đề gây ra nhiều tranh luận
trong thời gian vừa qua đó là điều kiện tặng cho có được mang lại lợi ích vật chất cho
bên tặng cho hoặc bên thứ ba khác hay không? Nếu cho rằng hợp đồng tặng cho có
điều kiện không mang lợi ích cho bên tặng cho thì không hoàn toàn chính xác.
Ví dụ: Ông A tặng căn nhà tọa lạc tại đường X cho con trai là B, căn nhà có giá
3 tỉ đồng với điều kiện con trai B sẽ chăm sóc, phụng dưỡng ông tới khi ông chết.
Như vậy, công việc phụng dưỡng, chăm sóc là điều kiện hợp pháp đối với hợp đồng
tặng cho có điều kiện nhưng chi phí trong quá trình phụng dưỡng được coi là mang
lại lợi ích vật chất một cách gián tiếp. Hoặc để thực hiện nghĩa vụ của bên tặng cho,
bên được tặng cho phải chi một khoản tiền thì phần nào cũng được coi là mang lợi
ích vật chất gián tiếp cho bên tặng cho.
Song, nếu điều kiện của hợp đồng mang lại lợi ích cho bên tặng cho thì hợp
đồng này sẽ không còn được coi là hợp đồng tặng cho nữa. Pháp luật dân sự hiện
hành vẫn chưa quy định rõ ràng về việc này.
• Về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện
12



Trong Điều 462 BLDS không quy định rõ ràng thời điểm có hiệu lực của hợp
đồng tặng cho tài sản có điều kiện. Tại khoản 2 của Điều 462 BLDS chỉ quy định:
“Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã
hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản, thì bên tặng cho phải
thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.”
Điều khoản này chưa xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho có
điều kiện. Nếu trước đó một trong hai bên vi phạm hợp đồng thì việc tặng cho tài sản
có điều kiện tuân hay quy định tại Điều 458 về tặng cho tài sản là động sản hay Điều
459 về việc tặng cho tài sản là bất động sản? Đây cũng là vấn đề cần được chú ý đến.
• Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có được coi là hợp đồng tặng cho tài sản

không?
Điều 115 BLDS quy định: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền bao
gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và cá
quyền tài sản khác”. Theo quy định này thì quyền sử dụng đất là quyền tài sản và
theo quy định tại khoản 1 Điều 105 BLDS thì quyền tài sản là tài sản. Như vậy, có thể
gọi quyền sử dụng đất là tài sản.
Khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai quy định: “Người sử dụng đất được thực hiện
các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừ kế, tặng cho, thế
chấp góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này”. Theo quy định này,
người sử dụng đất có quyền tặng quyền sử dụng đất và theo quy định tại khoản 3
Điều 167 Luật Đất đai thì việc tặng cho quyền sử dụng đất phải lập thành hợp đồng
tặng cho và có công chứng hoặc chứng thực.
Theo BLDS hiện hành thì gọi là hợp đồng tặng cho tài sản vì quyền sử dụng
đất là tài sản. Còn theo Luật Đất đai lại gọi là hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.
Đây là một vấn đề gây tranh cãi và vấn đề này liên quan đến thời hiệu khởi kiện thì
13



có tranh chấp, thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng là 03 năm. Còn thời hiệu
tranh chấp về quyền sử dụng đất không bị hạn chế về thời gian nên khởi khiện lúc
nào do đương sự tự quyết định.

III.

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN CÓ
ĐIỀU KIỆN

• Dù xét đến cùng thì để thực hiện những điều kiện như nuôi dưỡng, trông nom mồ mả,

chăm sóc.v.v… thì bên được tặng cho vẫn phải bỏ ra một khoản lợi ích vật chất cho
bên tặng cho. Tuy nhiên các điều kiện tặng cho mà mang lại lợi ích rất nhỏ, không
đáng kể thì không thể nào xác định đó là hợp đồng mua bán, trao đổi hay dịch vụ mà
bản chất của những thỏa thuận này vẫn là tặng cho có điều kiện.
Để làm sáng tỏ nhận định này, BLDS cần quy định rõ về điều kiện tặng cho tài
sản và lợi ích của bên tặng cho đối với điều kiện tương ứng.
• Điều 462 BLDS quy định về tặng cho tài sản có điều kiện hiện chưa quy định về thời

điểm phát sinh hiệu lực của loại hợp đồng này một cách chi tiết. Để góp phần hoàn
thiện pháp luật dân sự, đây cũng là một trong những vấn đề không thể bỏ qua.
BLDS cần được bổ sung thêm điều khoản về thời điểm có hiệu lực đồi với hợp
đồng tặng cho tài sản có điều kiện.
• Trường hợp trong hợp đồng tặng cho tài sản có nội dung là tặng cho quyền sử dụng

đất, BLDS cần có văn bản hướng dẫn về thời hiệu khởi kiện.
Đối với tình huống thực tế: Sau khi đăng ký quyền sử dụng đất, người được
tặng cho tài sản thực hiện quyền sử dụng đất thì bị người sử dụng đất liền kề với thửa
đất được tặng cho quyền sử dụng đất tranh chấp, người sử dụng đất liền kề với thửa
14



đất tặng cho đã có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vì người được tặng cho
quyền sử dụng đất đã lấn chiếm đất. Trường hợp này được áp dụng thời hiệu khởi
kiện nào để giải quyết vụ án. Cụ thể là áp dụng thời hiệu khởi kiện quy định tại Điều
429 BLDS hiện hành quy định về thời hiệu khởi kiện theo hợp đồng hay áp dụng thời
hiệu không hạn chế thời hiệu khởi kiện.

15


KẾT LUẬN

Theo quy định tại khoản 1 Điều 470 Bộ luật Dân sự, bên tặng cho có thể yêu
cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi
tặng, cho. Điều kiện tặng cho không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Như vậy,
pháp luật cho phép thực hiện việc tặng, cho có điều kiện tức là người tặng cho có thể
trao đổi với người được tặng cho về điều kiện mà người tặng cho muốn yêu cầu bên
được tặng cho thực hiện. Hai bên có thể trao đổi về vấn đề này và đi đến thống nhất
về điền kiện. Nếu bên nhận tặng, cho đồng ý với điều kiện từ bên tặng, cho thì hai
bên có thể đến phòng công chứng để ký hợp đồng tặng, cho. Tuy nhiên, trong BLDS
hiện hành vẫn tồn tại một số vướng mắc nhất định, trên đây là phần phân tích, đánh
giá và hướng hoàn thiện pháp luật theo quan điểm của em.

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Các yêu cầu pháp lý về điều kiện trong hợp đồng tặng cho tài sản”,


31/03/2018, tiếp cận ngày 20/10/2019.
< >
2. “Một số bất cập trong hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất”, 24/07/2018,
tiếp cận ngày 21/10/2019.
< >
3. Phạm Thị Hằng, “Tặng cho tài sản có điều kiện và một số vướng mắc từ thực
tiễn”, 09/03/2018, tiếp cận ngày 21/10/2019.
< >

17



×