Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên Đại học Thương Mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.86 KB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


------------------------------------

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI : “CÁC NHÂNTỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN
TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI.”

NHÓM NGHIÊN CỨU:
LỚP HỌC PHẦN:
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

HÀ NỘI - 2019

LỜI CẢM ƠN
Với mong muốn tìm hiểu thực tế những gì ảnh hưởng đến quyết định
lựa chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên, hy vọng góp phần nhỏ bé để


làm sáng tỏ vấn đề .này nên chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “ Những
nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh
viên đại học thương mại”.
Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu đề tài, tới hôm nay đề tài đã
được hoàn thành. Điều đầu tiên, nhóm đề tài xin được gửi lời cảm ơn chân
thành tới các thầy cô đang giảng dạy tại Đại học Thương Mại. Đặc biệt là cô
Nguyễn Thị Kim Oanh đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để đề tài được hoàn
thành. Cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các anh chị, các bạn sinh
viên tại trường đã nhiệt tình giúp đỡ nhóm chúng tôi trong suốt quá trình


khảo sát, đồng thời cũng đã thẳng thắn đóng góp những ý kiến hết sức cần
thiết và quý báu để chúng tôi sớm hoàn tất đề tài.
Tất cả những nội dung mà chúng tôi trình bày trong đề tài này có thể
còn chưa đầy đủ, thậm chí là có đôi chỗ chưa thật chính xác về một vấn đề
đầy tính phức tạp. Bởi vậy, một lần nữa rất mong có được sự đóng góp ý
kiến nhận xét của thầy, cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Có thể thấy rằng, Viêt Nam hiên nay đã và đang gia nhập các tổ chức
thương mại thế giới WTO, TTP - Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương,.... đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, xã hội giữa Việt Nam với các quốc gia khác trên toàn thế giới, điều
đó cho thấy việc học ngoại ngữ đã trở nên thực sự cấp thiết với tất cả mọi
người.
Do vậy, để đáp ứng nhu cầu người học, nhiều trung tâm ngoại ngữ đã
ra đời.
Tuy nhiên với phần LƯỢNG tăng lên rõ rệt như vậy nhưng phần CHẤT còn
là một câu hỏi lớn mà rất nhiều bạn sinh viên trẻ băn khoăn làm sao chọn
cho mình một nơi học tập phù hợp nhất với kỳ vọng là sẽ có một vốn ngoại
ngữ tốt nhất làm hành trang nghề nghiệp sau khi ra trường.
Chính vì sự cấp thiết này, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu
‘‘Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh
viên Trường Đại học Thương Mại’’ sẽ làm sáng tỏ những lý do mà người
học cho là sẽ quyết định đến lựa chọn cuối cùng của người học.
Nhằm phát triển đề tài nghiên cứu, nhóm đề tài đã đặt ra những câu
hỏi chính: Yếu tố địa lý, marketing, chương trình đào tạo, chất lượng đào
tạo, cơ sở vật chất, thương hiệu, học phí, lý do, chất lượng học viên ảnh
hưởng như thế nào tới quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ của mỗi

sinh viên.
Nghiên cứu sẽ xác định, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định chọn TTNN của sinh viên Trường Đại Học
Thương Mại,
từ đó nhằm tìm ra các giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo tại
các
TTNN, giúp các TTNN có thể xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với
nhu
cầu thiết thực của người học, tạo được danh tiếng, thương hiệu, tăng khả
năng
cạnh tranh của mình.


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Hà Nội là thủ đô của nước ta, là thành phố lớn có nhiều trường Đại
học, Cao đẳng cũng như số lượng sinh viên rất lớn. Chính vì vậy nhu cầu
học ngoại ngữ ở đây là rất cao. Nắm bắt được nhu cầu đó nên nhiều trung
tâm ngoại ngữ đã ra đời. Tính đến nay, trên địa bàn Hà Nội đã có hơn 800
trung tâm Tiếng anh và tin học. Trong đó, nếu chỉ tính riêng xung quanh
Trường ĐHTM đã có tới hàng chục trung tâm, cơ sở ngoại ngữ, tin học với
các các hình thức quảng cáo rất bắt mắt làm người học “hoa mắt” không biết
chọn TTNN nào. Trên thực tế các bạn trẻ sinh viên luôn băn khoăn làm sao
chọn cho mình một nơi học tập phù hợp nhất với kỳ vọng là sẽ có một vốn
ngoại ngữ tốt nhất làm hành trang bước vào đời sau khi tốt nghiệp ra trường.
Vậy đâu là yếu tố mà các bạn sinh viên Trường ĐHTM đã dựa vào
đó để chọn cho mình một nơi học ngoại ngữ phù hợp và hiệu quả? Để trả lời
cho câu hỏi này tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu ‘‘Các nhân tố ảnh

hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên Trường Đại
học Thương Mại’’.
Với hy vọng qua nghiên cứu này sẽ xác định, đánh giá được mức độ
ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại
ngữ của sinh viên Trường ĐHTM, từ đó nhằm tìm ra các giải pháp để
góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo tại các trung tâm ngoại ngữ, giúp các
trung tâm ngoại ngữ có thể xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu
cầu thiết thực của người học, tạo được danh tiếng, thương hiệu, tăng khả
năng cạnh tranh của mình.
2. Mục tiêu của đề tài
* Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên Trường Đại học Thương Mại.
Trên cơ sở đó đưa ra các hàm ý phục vụ công tác đổi mới và nâng cao chất
lượng đào tạo nhằm tạo vị thế cạnh tranh của các trung tâm ngoại ngữ trên
địa bàn thành phố Hà Nội.
* Mục tiêu cụ thể:
-Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn trung tâm ngoại
ngữ của sinh viên Trường Đại học Thương Mại;
-Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự lựa chọn trung
tâm ngoại ngữ của sinh viên Trường Đại học Thương Mại;
-Phân tích sự khác biệt trong quyết định chọn cơ sở học ngoại ngữ
của sinh viên, từ đó đưa ra các hàm ý phục vụ công tác đổi mới và nâng cao
chất lượng đào tạo, hoàn thiện môi trường học tập và rèn luyện của học viên
tại các trung tâm đào tạo ngoại ngữ trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài sẽ tập trung vào các nhiệm vụ
sau:



-Hệ thống các lý thuyết có liên quan đến đề tài để xây dựng và kiểm
định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm
ngoại ngữ của sinh viên ĐHTM
-Từ mô hình nghiên cứu tiến hành xây dựng thang đo lường các
nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn TTNN trên cơ sở khảo sát sinh
viên của Trường ĐHTM.
-Phân tích kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp kiến nghị.
4. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài
Từ mục tiêu nghiên cứu cụ thể được vạch định trên, nghiên cứu này
được thực hiện thông qua 2 bước chính: Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương
pháp định tính và nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng.
- Nghiên cứu sơ bộ: Tham khảo lý thuyết, thu thập tài liệu,
các công trình nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước; trao đổi thảo
luận với nhiều thành phần xã hội từ cấp quản lý giáo dục, nhà nghiên cứu,
nhà tuyển dụng lao động, các chuyên gia và các sinh viên trường ĐHTM từ
đó xác định các nhân tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn học tại trung tâm ngoại
ngữ của sinh viên.
- Nghiên cứu chính thức: Nghiên cứu này được tiến hành
bằng phương pháp định lượng dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp
bằng bảng câu hỏi soạn sẵn với kích thước mẫu n = 200.
Từ cơ sở dữ liệu thu thập được, tiến hành phân tích mẫu nghiên
cứu, kiểm định thang đo bằng phần mềm SPSS. Sau đó tiến hành kiểm
định mô hình, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn học tại trung
tâm ngoại ngữ của sinh viên ĐHTM bằng kỹ thuật phân tích định tính.
5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài lời cảm ơn, lời cam đoan,danh mục phụ lục, đề tài gồm 4 chương kết
cấu với nội dung cụ thể như sau
-Mở đầu:
Giới thiệu tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm
vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và đóng góp của đề tài.

-Chương 1. Cơ sở lý thuyết
Nội dung của chương này đưa ra cơ sở lý thuyết về động cơ, nhu cầu
học tập
của sinh viên và tóm lược các mô hình nghiên cứu các yếu tố liên quan đến
quyết định chọn trường của học sinh.
Trên cơ sở lý thuyết và các công trình nghiên cứu, nhóm đề tài sẽ đề xuất
mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn TTNN của
sinh viên ĐHTM.
-Chương 2. Thiết kế nghiên cứu.
Chương này trình bày nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng:
Nghiên
cứu định tính bằng hình thức thảo luận tay đôi theo một nội dung được
chuẩn bị trước
(Phụ lục 1) dựa theo các thang đo có sẵn, nội dung thảo luận sẽ được ghi
-Chương 3. Thực trạng và kết quả nghiên cứu


Nội dung chính của chương là tiến hành nghiên cứu, phân tích và đưa
ra những kết quả cụ thể liên quan đến quyết định chọn TTNN của sinh viên
ĐHTM.
-Chương 4. Giải pháp và đề xuất
Dựa trên những kết quả đã đạt được ở chương 2, chương cuối này sẽ
tổng kết lại những kết quả tổng quát đạt được, những thiếu sót và hạn chế
của đề tài. Đồng thời đưa ra một số hàm ý góp phần nâng cao chất lượng
của dịch vụ giáo dục tại TTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội.
-Cuối cùng là:
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
6. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
-Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay tầm quan trọng của Tiếng Anh

không thể phủ nhận và bỏ qua vì nó được dùng phổ biến ở mọi nơi trên thế
giới. Cùng với sự phát triển của công nghệ, y học, kĩ thuật, giáo dục và
nhiều nhóm ngành nghề khác. Khi nhắc tới tiếng Anh, người ta nghĩ ngay đó
là ngôn ngữ toàn cầu: là ngôn ngữ chính thức của hơn 70 quốc gia và vùng
lãnh thổ, là ngôn ngữ chính thức của EU và là ngôn ngữ thứ 3 được nhiều
người sử dụng nhất chỉ sau tiếng Trung Quốc và Tây Ban Nha (các bạn cần
chú ý là Trung quốc có số dân hơn 1 tỷ người).
Các sự kiện quốc tế , các tổ chức toàn cầu,… cũng mặc định coi tiếng
Anh là ngôn ngữ giao tiếp.
Ngoài ra, tiếng Anh được hơn 400 triệu người trên toàn thế giới dùng làm
tiếng mẹ đẻ, hơn 1 tỷ người dùng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai (theo
Wikipedia), những quốc gia phát triển có thu nhập đầu người cao nhất trên
thế giới đều sử dụng thành thạo tiếng Anh, hoặc được sử dụng phổ biến,
được dạy là môn học trong trường.
*Tình hình thế giới:
-Trong một thế giới ngày càng toàn cầu hóa và kết nối với nhau, tầm
quan trọng của tiếng Anh không thể được nói quá. Đối với những người
nhập cư bởi hàng triệu người đến Hoa Kỳ từ các quốc gia không nói tiếng
Anh, học cách giao tiếp bằng tiếng Anh là điều quan trọng để đến và cuối
cùng trở nên thành công ở dòng chính của Mỹ.
-Ảnh hưởng của Vương quốc Anh và Hoa Kỳ đối với các mối quan
hệ quốc tế và các vấn đề chính trị trong thế kỷ qua đã đảm bảo sự chấp nhận
và phổ biến tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng ở nhiều quốc gia. Sự
chấp nhận văn hóa pop phổ biến của người Mỹ cũng đã góp phần vào sự ưu
việt của ngôn ngữ tiếng Anh.
Đối với các quan chức và nhà ngoại giao cấp cao ở các nước lớn như Nga,
Ý, Brazil, Hàn Quốc, Pháp, Nhật Bản và Đức, một kiến thức làm việc về
tiếng Anh là rất quan trọng. Bằng cách này, họ có thể hiểu rõ hơn về thủ
công và sắc thái của ngoại giao quốc tế và các vấn đề toàn cầu.
-Khi bạn đi du lịch đến các quốc gia nơi tiếng Anh là ngôn ngữ chính,

điều quan trọng là phải nói và hiểu nó. Trên khắp Canada, Mỹ và Anh, mua
sắm và du lịch thường được thực hiện dễ dàng hơn bằng cách nói tiếng Anh
vì nhiều người có thể không nói được các ngôn ngữ khác. Khi bạn nói tiếng
Anh, bạn sẽ có thể giao tiếp dễ dàng hơn với người dân địa phương và khám
phá các khu vực có thể vẫn chưa được biết. Ở châu Âu, nhiều người học


tiếng Anh ở trường nên biết ngôn ngữ là một lợi ích bạn có thể tận hưởng
khi đi du lịch đến những nơi không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ.
-Trong một bài báo, The economist lưu ý rằng ngày càng nhiều công
ty toàn cầu chấp nhận tiếng Anh là ngôn ngữ chính của họ. Điều đáng chú ý
là tiếng Anh đang được các công ty quốc tế từ các quốc gia không nói tiếng
Anh trở thành ngôn ngữ chính thức, thay thế tiếng Anh tiếng mẹ đẻ.
-Những xu hướng như vậy có nghĩa là tiếng Anh ngày càng trở nên
quan trọng hơn trong phát triển nghề nghiệp.Tiếng Anh là hướng dẫn chính
trong học tập cao hơn
*Ở Việt Nam
-Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và sự tăng trưởng kinh
tế nhanh chóng như hiện nay cũng như việc Việt Nam đã gia nhập các tổ
chức thương mại thế giới WTO (World Trade Organization), TPP (TransPacific Partnership Agreement - Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình
Dương)…mở ra nhiều cơ hội hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, chính
trị, xã hội giữa Việt Nam với các quốc gia khác trên toàn thế giới, từ đó cho
thấy việc học ngoại ngữ thực sự trở thành nhu cầu thiết yếu của rất nhiều
người, từ trẻ em, học sinh, sinh viên đến người đi làm.
Nó không chỉ cho phép chúng ta có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm
tốt hơn mà còn giúp bổ sung thêm vốn kiến thức văn hóa nhân loại, đóng
góp quan trọng vào nhu cầu hội nhập, hợp tác, phát triển với thế giới bên
ngoài.
-Bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay cũng tạo ra một tầng lớp được gọi là
“công dân thế giới”. Đó là những người có tầm nhìn chiến lược toàn cầu, có

tư duy toàn cầu, họ làm những công việc vì lợi ích chung của toàn cầu, có
thể làm việc tại nhiều nơi trên thế giới, hợp tác trong các dự án, các công
việc mang tính quốc tế. Để có thể trở thành một công dân toàn cầu như vậy,
họ phải nắm vững các công cụ hỗ trợ, và hai công cụ cần thiết nhất chính là
ngoại ngữ – đặc biệt là tiếng Anh và tin học. Một khi đã nắm vững hai công
cụ này, cộng với năng lực chuyên môn, có thể giúp bất cứ ai cũng hội nhập
được một cách dễ dàng vào thế giới rộng lớn và nắm bắt được nhiều cơ hội
hơn bởi nguồn thông tin đồ sộ trên internet là không của riêng ai, nhưng chỉ
những người thông thạo ngoại ngữ và tin học mới có thể khai thác triệt để
chúng.
-Đặc biệt đối với các bạn sinh viên, ngoại ngữ là một phần “kiến thức
mềm” khá quan trọng trong tương lai sự nghiệp sau này cùng với tấm bằng
tốt nghiệp đại học.
Ngoại ngữ là một yếu tố không thể thiếu nếu bạn có ý định tìm học
bổng để đi du học; nhiều cơ quan chính phủ, các công ty, các doanh
nghiệp… đều có nhu cầu tuyển dụng những người có kỹ năng sử dụng ngôn
ngữ nước ngoài. Ngoại ngữ có thể là Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung,
Tiếng Nhật, Tiếng Nga… trong đó, Tiếng Anh là môn học được dạy và học
phổ biến nhất, được đưa vào chương trình giảng dạy của Bộ Giáo dục và
Đào tạo ngay từ bậc tiểu học. Tiếng Anh cũng là môn thi tốt nghiệp bắt buộc
các cấp.


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:Cơ sở lý luận của vấn đề
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Lựa chọn
Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc,
tính toán để quyết định sử dụng loại phương thức hay cách thức tối ưu trong
số những điều kiện hay cách thức hiện có để đạt được mục tiêu trong các

điều kiện khan hiếm nguồn lực.
1.1.2. Động cơ
-Bản chất của động cơ là sự phản ánh tâm lý về đối tượng có khả năng thỏa
mãn nhu cầu của chủ thể. Nhu cầu bao giờ cũng nhằm vào một đối
tượng nhất định. Nó hối thúc con người hành động nhằm đáp ứng thỏa
mãn và chỉ khi gặp được đối tượng có khả năng thỏa mãn thì nó mới có
thể trở thành động cơ thúc đẩy, định hướng hoạt động của chủ thể, thôi thúc
con người hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu. Ở đây có mối quan hệ chặt
chẽ giữa động cơ và nhu cầu, nhiều khi đan xen và khó tách rời nhau.
-Động cơ tác động đến hành động hướng đích, khi động cơ cao con người
sẵn sàng làm mọi việc nhằm đạt được mục đích. Động cơ không chỉ định
hướng cho hành vi tương thích với mục đích mà còn đem lại sự sẵn
sàng tiêu tốn thời gian và năng lượng để thực hiện hành động. Động cơ
cũng ảnh hưởng đến cách thức chúng ta xử lý thông tin và ra quyết định.
Khi người tiêu dùng có động cơ cao để đạt được mục đích, họ sẽ chú ý tới
nó và cẩn thận hơn, nghĩ về nó nhiều hơn, cố gắng hiểu thông tin về nó,
đánh giá thông tin kỹ lưỡng và cố gắng lưu trữ thông tin cho lần sử dụng
sau.
-Nhân tố then chốt của động cơ là sự thích ứng cá nhân. Người tiêu
dùng coi một sản phẩm/thương hiệu là thích ứng với cá nhân khi có sự liên
kết nhận thức giữa kiến thức về bản thân – đó là nhu cầu, mục đích, giá trị
và bản ngã cái tôi với kiến thức về sản phẩm/thương hiệu, đồng thời sản
phẩm/thương hiệu có mức độ rủi ro được nhận thức cao, và thông tin về sản
phẩm/thương hiệu là không tương thích vừa phải với thái độ có trước của
người tiêu dùng.
-Các nhân tố ảnh hưởng của động cơ:
+Nhu cầu: Một nhân tố ảnh hưởng mạnh đến sự thích ứng cá nhân và
động cơ. Người tiêu dùng coi một sản phẩm/thương hiệu là thích ứng với
cá nhân khi có sự liên kết nhận thức giữa kiến thức về bản thân – đó chính là
nhu cầu. Nhu cầu là một sự thiếu hụt cảm nhận tạo ra bởi sự mất cân bằng

giữa trạng thái tâm sinh lý thực tại và mong muốn. Tình trạng mất cân bằng
này dẫn đến sự căng thẳng khiến cá nhân có động lực tìm cách giải tỏa
căng thẳng, tức thỏa mãn nhu cầu.
Theo Thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow, nhu cầu của con
người được phân chia thành năm loại: Nhu cầu sinh lý (các nhu cầu khác
chỉ được kích hoạt khi nhu cầu này được đáp ứng); Nhu cầu an toàn (được
kích hoạt khi nhu cầu thể chất được thỏa mãn và xảy ra trước các nhu cầu


khác); Nhu cầu xã hội; Nhu cầu được tôn trọng; và Nhu cầu tự khẳng định
mình.
Theo Abraham Maslow, nhu cầu được phân chia theo các nhóm cấu
trúc có đẳng cấp từ thấp đến cao, mà tính nhất quán logic của các nhu cầu
chứng tỏ một trật tự xuất hiện các nhu cầu trong quá trình phát triển của cá
thể, cũng như chứng tỏ sự phát triển của hệ thống động cơ.

Hình 1.1 Mô hình phân cấp nhu cầu của Maslow
Lý thuyết của A. Maslow giúp cho những người làm Marketing hiểu được
các sản phẩm khác nhau phù hợp như thế nào với ý muốn, mục đích
và cuộc sống của những người tiêu dùng tiềm năng.
1.1.3 Động cơ học tập
Động cơ được hiểu là một biểu hiện tâm lý hoạt động liên quan đến
nhu cầu và sự hứng thú. Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần
phải thỏa mãn trong những điều kiện nhất định để tồn tại và phát triển.
Hứng thú là thái độ đặc biệt của một cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa
có ý nghĩa trong cuộc sống, vừa đem lại cho cá nhân sự hấp dẫn về mặt tình
cảm.
Trong tâm lý học có nhiều quan niệm khác nhau về động cơ hoạt
động của con người, song điểm chung thống nhất trong các cách nhìn nhận
về hiện tượng tâm lý này là xem động cơ là sự định hướng, kích thích, thúc

đẩy và duy trì hành vi của con người.
1.1.4 Các dạng thức của động cơ học tập
1.1.4.1. Động cơ học mang tính phương tiện và để hòa nhập vào
cộng đồng
Hai khái niệm về động cơ học tập này được Gardner và Lambert đưa ra
trong
công trình nghiên cứu của mình vào năm 1970. Động cơ học tập để hòa
nhập được
hiểu là người học muốn trở thành thành viên của cộng đồng ngôn ngữ đó, ví
dụ học


ngoại ngữ để có thể dễ dàng hòa nhập vào thế giới đang mở cửa. Động cơ
học mang tính phương tiện được hiểu là người học sử dụng ngôn ngữ được
học vào công việc, mục đích của mình.
1.1.4.2. Động cơ học tập nội vi và ngoại vi ở người học
Người học có động học tập nội vi, ví dụ như học ngoại ngữ phải xuất phát từ
niềm đam mê, yêu thích, có niềm vui và có nhu cầu thực sự học ngay cả khi
người học không cần dùng ngôn ngữ đó cho công việc hay mục đích nào
khác. Đối lập với động cơ học tập nội vi là động cơ học tập ngoại vi. Người
có động cơ học tập ngoại vi chịu tác động của ngoại cảnh, ví dụ việc khen
thưởng của Thầy, Cô, bố mẹ, học để nhận quà tặng hay học vì lấy điểm tốt,
lấy chứng chỉ,…(Schiefele, 1996) cho rằng, động cơ học tập nội vi có vai
trò quyết định đối với việc học ngoại ngữ. Trên cơ sở của niềm đam mê,
quan tâm thực sự đến việc học mà người học sẽ đạt được kết quả học tập
cao.
Đó cũng chính là mục đích đạt được của các giáo viên giảng dạy nói chung
và giáo
viên ngoại ngữ nói riêng.
1.2. Các thuyết về động cơ học ngoại ngữ

1.2.1 Thuyết về động cơ học tập của Robert Garndner
Thuyết động cơ học về ngoại ngữ của Robert Garndner được đánh giá là
thuyết thành công nhất và có ảnh hưởng nhất đối với việc dạy và học ngoại
ngữ hiện nay. Ngay từ đầu những năm 70, Garnder đã cùng đồng nghiệp của
mình nghiên cứu 1 công thức để đo động cơ học ngoại ngữ
Attitude/Motivation Test Battery (AMTB). Để đo thành công động cơ học
ngoại ngữ, thái độ và yếu tố sợ học ngoại ngữ, ban đầu, Gardner đã tiến
hành nghiên cứu 1 nhóm học sinh tiếng Pháp từ lớp 7 đến lớp 11 tại Kanada
(tiếng mẹ đẻ của những học sinh này là Tiếng anh). sau đó ông đã tiến hành
nghiên cứu ở nhiều nơi khác như London, Orantio và 7 vùng khác ở
Kanada.
Trong việc đo AMTB, Gardner và đồng nghiệp đã nghiên cứu 5 lĩnh vực sau
đây:
-Thái độ đối với việc học: bao gồm thái độ/quan điểm của học sinh đối với
thầy cô giáo và đối với nhóm bạn học
-Sự gắn bó (Integrativitar): AMTB nghiên cứu 3 nhân tố sau đây: sự định
hướng để trở thành thành viên của 1 nhóm hay 1 tổ chức nào đó, mối quan
tâm đến việc học ngoại ngữ và thái độ đối với nhóm người sử dụng ngôn
ngữ đích/
-Động cơ học tập được đánh giá qua những nhân tố sau:
+Tăng trưởng thúc đẩy động cơ học tập
+Mong muốn học ngoại ngữ
+Quan điểm thái độ với quá trình học ngoại ngữ
-Sự định hướng mang tính phương tiện.
-Sợ học ngoại ngữ được thể hiện qua các trường hợp sau:
+Sợ sử dụng ngoại ngữ trong lớp
+Sợ sử dụng ngoại ngữ trong cuộc sống hàng ngày
1.2.2 Thuyết về động cơ học ngoại ngữ của Crookes và Schmidt
Crookes và Schmidt đã soạn thảo 1 công trình nghiên cứu động cơ học tập
năm 1991. công trình nghiên cứu này đã mở ra 1 kỉ nguyên mới trong việc



nghiên cứu động cơ học tập trong lĩnh vực giảng dạy và học tập ngoại ngữ.
hai tác giả cũng đã chỉ ra rằng, các công trình nghiên cứu từ trước đến nay
đã bỏ qua môi trường giảng dạy trong lớp học trong học ngoại ngữ (Crookes
và Schmidt 1991:492). Mối tương quan giữa động cơ học tập và việc học
ngoại ngữ được thể hiện qua 4 khía cạnh sau:
+ Schmidt cho rằng sự tập trung của người học vào nội dung học tập chính

điều kiện chính cho việc học ngoại ngữ;
+ Phạm vi tình huống giảng dạy trong giờ học bao gồm kỹ thuật và những
hoạt
động được giáo viên và học viên thực hiện trong giờ học giáo viên tăng
cường chất
lượng nội dung giảng dạy;
+ Phạm vi về chương trình giảng dạy: Giáo viên soạn thảo chương trình
giảng
dạy dựa trên cơ sở của nhu cầu người học, thảo luận với đồng nghiệp về
việc lựa chọn các tài liệu giảng dạy và về những điểm mạnh và điểm yếu
của tài liệu đã được đưa vào sử dụng trong giờ học;
+ Phạm vi ngoài giờ học đề cập đến môi trường ngoài lớp, nơi mà sinh viên

thể sử dụng tốt những kiến thức ngôn ngữ đã lĩnh hội được.
1.3. Mô hình nghiên cứu đề tài và các giả thuyết của đề tài
Từ những cơ sở lý thuyết đã nêu trên, cùng với việc xem xét tình hình thực
tế
của sinh viên trường Đại học Thương Mại, tác giả xây dựng mô hình nghiên
cứu và đưa ra 09 giả thuyết nghiên cứu từ H1 đến H8 với 37 yếu tố đại diện
ảnh hưởng đến quyết định chọn Trung tâm ngoại ngữ của sinh viên Trường
Đại học Thương Mại.

Trong đó, các nhóm yếu tố được giả thuyết từ H1 đến H8 là các biến độc lập
định lượng tác động trực tiếp đến biến phụ thuộc là quyết định chọn TTNN
của sinh viên Đại học Thương Mại. Ngoài ra sẽ xem xét các yếu tố về nhân
khẩu học như: giới tính, trình độ, năm học với kỳ vọng có tác động gián tiếp
lên mối quan hệ giữa các biến độc lập nêu trên và biến phụ thuộc trong mô
hình.


Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định
chọn TTNN của sinh viên Trường Đại học Thương Mại.
(1) Yếu tố về “Vị trí địa lý”
Do đa phần sinh viên chỉ chọn học ngoại ngữ như là một công cụ hành nghề
sau
khi ra trường nên việc học ngoại ngữ sẽ được lựa chọn học ngoài giờ, do
vậy các
TTNN có cơ sở đặt gần trường đại học có thể sẽ là một lợi thế không nhỏ
ảnh hưởng đến quyết định chọn học của sinh viên. Có thể thấy rằng với một
chi phí thấp, vị trí địa lý gần trường đại học là một kích thích quan trọng tác
động đến quyết định của học sinh trong việc lựa chọn môi trường học cho
mình.
Giả thuyết H1: TTNN đặt ở địa bàn thuận lợi sinh viên sẽ chọn TTNN đó
nhiều hơn.
(2) Yếu tố “Marketing”
Ngày nay trong môi trường cạnh tranh khốc liệt các trường đều nỗ lực
quảng bá
hình ảnh của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng như Internet,
tivi, đài báo, hay Pano, áp phích, tờ rơi… nhằm thu hút sự quan tâm chú ý
của người học.
Quảng cáo lên tạp chí, tivi hoặc thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao

để lôi kéo sự quan tâm của các học sinh và gia đình của họ. Tác giả còn cho
rằng, các tài liệu có sẵn cũng tác động đến quá trình chọn trường của sinh
viên. Vì thế, chất lượng thông tin và sự sẵn sàng của thông tin trong tài liệu


có sẵn như website hay các tài liệu khác như báo, đài, internet… sẽ là một
hỗ trợ không nhỏ trong quyết định chọn TNNN của sinh viên. Từ những yếu
tố trên, giả thuyết H2 được đưa ra như sau:
Giả thuyết H2: TTNN nỗ lực trong công tác tuyên truyền, quảng bá hình
ảnh đến
người học càng nhiều, sinh viên sẽ chọn TTNN đó nhiều hơn.
(3) Yếu tố về “Chương trình đào tạo”
Chương trình đào tạo gồm các môn học với nội dung và giáo trình đi kèm
đồng
nhất là yếu tố hàng đầu mang lại tri thức, hiểu biết và kỹ năng cho sinh viên.
Nội dung các môn học cùng với hệ thống giáo trình rõ ràng đi sâu vào thực
tiễn và có tính ứng dụng cao trong chương trình đào tạo sẽ thúc đẩy thái độ
học tập tích cực cho sinh viên.
Chương trình đào tạo đa dạng, hấp dẫn đáp ứng được nhu cầu thiết thực của
người học là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
TNNN của sinh viên. Từ đó giả thuyết nghiên cứu H3 được đưa ra là:
Giả thuyết H3: TTNN có chương trình học càng đa đa dạng, càng hấp dẫn,
sinh viên
sẽ có xu hướng chọn TTNN đó nhiều hơn.
(4) Yếu tố về “Chất lượng đào tạo”
Cách tiếp cận của nghiên cứu từ quan điểm, sinh viên là “khách hàng” và
các
đơn vị trường học được xem là “đơn vị cung ứng dịch vụ đặc biệt”. Chất
lượng dịch
vụ là vấn đề được các nhà quản lý quan tâm nhiều trong giai đoạn cạnh

tranh khốc liệt như hiện nay. Từ những yếu tố khám phá trên giả thuyết H4
được phát biểu như sau :
Giả thuyết H4: TTNN đáp ứng sự mong đợi về chất lượng, đảm bảo chất
lượng đầu ra của học viên sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ chọn TTNN đó
nhiều hơn.
(5) Yếu tố về “Giáo viên”
Giáo viên là người đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình học tập của
sinh
viên. Có học trò mà không có giáo viên thì không thành lớp học và ngược
lại. Giáo
viên là người mang lại tri thức, truyền cảm hứng, khơi gợi dẫn dắt người
học tiếp cận với tri thức, văn hóa nhân loại. Việc xây dựng hình ảnh và mối
quan hệ giao tiếp sư phạm của giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc
xây dựng nhận thức cho người học. Trình độ, kiến thức nghiệp vụ vững
vàng, chuyên sâu và luôn cập nhật cùng với hình ảnh, tính cách, sự nhiệt
tình trong giảng dạy của giáo viên có tác động rất tích cực đến thái độ học
tập của sinh viên.
Đồng thời, phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo dễ hiểu, lấy người học
làm trọng tâm sẽ tạo cho sinh viên hứng thú, niềm say mê trong học tập từ
đó thu hút được người học nhiều hơn. Trên cơ sở lý luận này, giả thuyết H5
được phát biểu như sau:
Giả thuyết H5: TTNN có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, có
nhiều giáo viên nước ngoài (bản địa), sinh viên sẽ chọn TTNN đó nhiều
hơn.


(6) Yếu tố về “ Học phí”
Chi phí học tập có sức ảnh hưởng rất lớn
trong việc đưa ra quyết định chọn TTNN.Chi phí học tập đóng vai trò hết
sức quan trọng và quyết định khả năng chọn TTNN của sinh viên. Giả thiết

H6 được phát biểu như sau:
Giả thuyết H6: TTNN có mức học phí thấp so với thu nhập bình quân đầu
người, sinh viên sẽ chọn TTNN đó nhiều hơn.
(7) Yếu tố “Cơ sở vật chất”
Trong đánh giá chất lượng đào tạo, hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất là
một
tiêu chuẩn rất quan trọng. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế phát triển như
hiện nay hầu hết các gia đình đều mong muốn con em mình được học tập
trong một ngôi trường có cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, tiện nghi.
Nhiều gia đình đã không quản ngại khó khăn cho con em mình theo học vào
các trường dân lập danh tiếng với mức học phí rất đắt đỏ. Hệ thống cơ sở
vật chất tốt và đầy đủ thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu học tập của sinh
viên, tạo hứng thú niềm say mê học tập cho sinh viên cũng như đảm bảo
chất lượng công tác giảng dạy của giáo viên . Từ đó giả thuyết H7 được phát
biểu như sau:
Giả thuyết H7: Cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại của TTNN cũng là một yếu
tố tham
khảo quan trọng đến ý định lựa chọn TTNN của sinh viên.
(8) Yếu tố “Thương hiệu”
Thực tế đã cho thấy một điều hiển nhiên đó là mức độ nổi tiếng và uy tín
của trường, đội ngũ giáo viên danh tiếng sẽ là những yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định chọn trường của học sinh. Do vậy giả thuyết H9 được phát biểu:
Giả thuyết H8: Trung tâm ngoại ngữ (TTNN) có danh tiếng, thương hiệu
càng cao, uy tín càng nhiều thì khả năng sinh viên chọn TTNN đó càng lớn.
Chương 2 Thiết kế nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
trung tâm tiếng anh.
Phạm vi nghiên cứu: Đại học Thương Mại.
2.1.2. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo sơ đồ hình 2.1, bao gồm các bước
sau:
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu


Nghiên cứu định

Vấn đề

Nghiên cứu

Điều chỉnh

lượng

nghiên cứu

định tính

thang đo

(n= 200)

Kết quả nghiên
cứu và

Phân tích hồi quy

đề xuất giải pháp


Hình 1.3 : Quy trình nghiên cứu đề tài
2.2. Phương pháp thu thập số liệu và kích thước mẫu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Ở bước này tác giả sẽ thảo luận nhóm cùng một số đối tượng dưới sự hướng
dẫn của cán bộ hướng dẫn (bao gồm 50 sinh viên của Đại học Thương Mại)
để lấy ý
kiến tham khảo cuối cùng để xây dựng thang đo cho nghiên cứu định lượng.
Để đạt được
tính khách quan trong các câu trả lời và đảm bảo tính bảo mật của người trả
lời, trên
bảng câu hỏi không yêu cầu người trả lời cung cấp thông tin về họ tên.
2.2.2. Kích thước mẫu
Kích thước mẫu là một vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm rất nhiều
vì nó
liên quan trực tiếp đến độ tin cậy của các tham số thống kê, mỗi phương
pháp phân
tích thống kê đòi hỏi kích thước mẫu khác nhau, hiện nay để xác định kích
thước mẫu
người ta thường dựa vào các công thức kinh nghiệm (Nguyễn Đình Thọ,
2011). Theo
Hair & ctg 2006 (Trần Văn Quý & Cao Hào Thi, 2009) thì quy luật tổng
quát cho cỡ
mẫu tối thiểu trong phân tích nhân tố khám phá EFA là gấp 5 lần số biến
quan sát và
số lượng mẫu phù hợp cho phân tích hồi quy đa biến cũng là gấp 5 lần số
biến quan sát.
Mô hình nghiên cứu này có 38 biến quan sát như vậy kích thước mẫu tối
thiểu sẽ là
185. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng số lượng mẫu tối thiểu là 10 nhân
(x) số biến.



Tùy vào phương pháp xử lý mà kích thước mẫu cần thiết là khác nhau.
Nguyễn Đình
Thọ (2011) cho rằng “kích thước mẫu được xác định dựa vào kinh nghiệm,
tối thiểu
phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/ biến đo lường tối thiểu là 5:1”.
Kích thước
mẫu trong nghiên cứu này là n = 185, đạt tiêu chuẩn cho mô hình nghiên
cứu. Để đạt
được kích thước mẫu đề ra, tác giả chuẩn bị 200 mẫu.
36
2.2.3. Xây dựng bảng câu hỏi và đánh giá sơ bộ các thang đo
2.2.3.1. Xây dựng bảng câu hỏi
Dựa trên những hiểu biết và tham khảo các nghiên cứu trước tác giả đã xây
dựng bảng câu hỏi với
nhiều mục hỏi, các nội dung xoay quanh vần đề các nhân tổ tác động đến
quyết định
chọn TTNN của sinh viên, bên cạnh đó cũng có mục hỏi liên quan đến
thông tin cá
nhân người được khảo sát. Bảng câu hỏi khảo sát chi tiết được bố trí cuối
luận văn
(xem phụ lục 2).
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo Likert với dãy giá trị 1÷5 để
đo lường cảm nhận của đối tượng được khảo sát về tác động của 9 nhóm
yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định chọn TTNN của họ.
Thang đo của các biến với 5 mức độ: Mức
1: Hoàn toàn đồng ý; Mức 2: Đồng ý; Mức 3: Không có ý kiến; Mức
4:Không đồng ý;

Mức 5:Hoàn toàn không đồng ý.
2.2.3.2. Xây dựng thang đo
Căn cứ vào thang đo sơ bộ tiến hành khảo sát thử trên mẫu khoảng 50 sinh
viên
để điều chỉnh và hoàn thiện bảng câu hỏi với kích thước mẫu là n = 50.
Thang đo chính thức gồm có 08 nhóm định lượng với 38 yếu tố nghiên cứu

nhóm các yếu tố kỳ vọng sẽ ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn trung tâm
ngoại ngữ
của sinh viên Trường Đại học Thương Mại. Thang đo được sử dụng trong
mô hình là
thang đo Likert 5 bậc được sử dụng cho nghiên cứu với mức độ đồng ý giảm
dần từ 1
đến 5.
a, Yếu tố vị trí địa lý (H1)
H11: TTTA được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng


H12: TTTA có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến mại hấp dẫn như giảm học
phí, tặng quà cuối khóa,…
H13: TTTA có chính sách tặng học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó
H14: TTTA có đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp và có trình độ chuyên
môn.
b, Yếu tố Marketing
(H2)
H21: Nội dung rộng, bao gồm tất cả các kỹ năng Nghe-Nói-Đọc-Viết
H22: Có giáo trình riêng được chuẩn hóa phù hợp nhu cầu người học
H23: Có phương pháp và phương tiện giảng dạy hiện đại nhất
H24: Có nhiều hoạt động học ngoại khóa bổ ích cho học viên (Câu lạc bộ
Tiếng Anh, câu lạc bộ làm phim ngắn bằng tiếng Anh, hoạt động dã

ngoại…)
c, Yếu tố chương trình đào tạo (H3)
H31: Đảm bảo chất lượng đầu ra và được cấp chứng chỉ nội bộ của trung
tâm
H32: Đảm bảo chất lượng đầu ra theo cam kết, không cấp chứng chỉ cuối
khóa
H33: Đảm bảo đào tạo đạt chuẩn quốc tế và cấp chứng chỉ quốc tế
H34: Có phương pháp giảng dạy hiệu quả: lấy người học làm trung tâm.
d, Yếu tố chất lượng đào tạo (H4)
H41: Thái độ phục vụ, giảng dạy của đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, có
bằng cấp và nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình, vui vẻ, lịch sự
H42: 100% là giáo viên bản địa (GV nước ngoài)
H43: TTTA có đội ngũ trợ giảng người Việt để hỗ trợ học viên, kết nối giữa
người dạy và người học
H44: TTTA có độ ngũ giáo viên chuyên nghiệp được đào tạo chuyên môn ở
nước ngoài về
e, Yếu tố đội ngũ giáo viên (H5)
H51: Học phí thấp nhưng đảm bảo chất lượng đầu ra
H52: Học phí cao, cam kết đảm bảo chất lượng đầu ra
H53: Học phí vừa phải so với thu nhập bình quân, cam kết đảm bảo chất
lượng đầu ra
H54: Cam kết thi không đạt chứng chỉ, hoàn lại học phí
f, Yếu tố học phí (H6
H61: Cơ sở vật chất của TTNN hiện đại, đầy đủ, tiện nghi
H62: Cơ sở vật chất của TTNN đảm bảo điều kiện tối thiểu phục vụ cho
việc học
H63: Cung cấp đầy đủ thông tin cho người học một cách thuận tiện nhất
H64: Cơ sở vật chất tốt, có hệ thống website được thiết kế nhiều nội dung để
học viên dễ dàng cập nhật thông tin, làm bài tập hay thi test thử online, hoặc
tự học ở nhà.


g, Yếu tố cơ sở vật chất (H7)
H71: Là TTTA lớn, nổi tiếng được nhiều người biết đến
H72: Là TTTA có uy tín trên địa bàn
H73: Là TTTA hoạt động lâu năm trong lĩnh vực đào tạo ngoại ngữ


H74: Là TTTA có sự hợp tác với các tổ chức quốc tế dạy ngoại ngữ nổi
tiếng khác
h, Yếu tố thương hiệu
H81: Bạn chọn TTTA vì thương hiệu nổi tiếng và Marketing hẫp dẫn
H82: Bạn chọn TTTA vì chương trình đào tạo chuẩn và chất lượng đào tạo
tốt
H83: Bạn chọn TTTA vì đội ngũ giáo viên có trình độ cao
H84: Bạn chọn TTTA vì học phí phù hợp và cơ sở vật chất tốt
H85: Bạn chọn TTTA vì có sự tư vấn
H86: Bạn chọn TTTA vì vị trí thuận lợi
2.2.3.3. Nghiên cứu định lượng chính thức
Sử dụng phần mềm SPSS 18.0 sẽ được dùng để thống kê mô tả mẫu, đánh
giá
độ tin cậy của thang đo chính thức sau khi chuẩn hóa ở bước nghiên cứu
định lượng sơ
bộ bằng hệ số Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA.
Kết quả số liệu thu được sẽ được đưa vào phân tích hồi quy đa biến nhằm
kiểm
định các giả thuyết cũng như mô hình nghiên cứu đã xây dựng. Các yếu tố
ảnh hưởng
này có sự khác biệt nhau hay không theo thương hiệu; tiếp thị; chương trình
đào tạo;
chất lượng đào tạo; đội ngũ giáo viên; cơ sở vật chất; học phí; tư vấn; vị trí

địa lý hay
giới tính, trình độ, năm học dựa trên phân tích One - way Anova của phần
mềm SPSS.
2.3. Thông tin mẫu nghiên cứu
Kích thước mẫu (n) là số lượng đối tượng quan sát phải thu thập thông tin
cần
thiết cho nghiên cứu đạt độ tin cậy nhất định. Theo Hairt & ctg (2006) thì
quy luật
tổng quát cho cỡ mẫu tối thiểu trong phân tích nhân tố khám phá là gấp 5
lần so với
biến quan sát. Trong nghiên cứu này có 37 biến quan sát, do đó cỡ mẫu tối
thiểu là 185
mẫu. Nghiên cứu lấy số lượng điều tra là n = 200 mẫu.
2.4. Một số phương pháp thống kê được sử dụng trong nghiên cứu
2.4.1. Thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để so sánh các nhân tố liên quan
nhằm làm nổi bật những đặc trưng của mỗi nhóm về các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết
định của mẫu nghiên cứu thông qua bảng tần số, bảng kết hợp nhiều biến,
đồ thị, các
đại lượng thống kê mô tả,...
2.4.2. Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha
Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp
(biến rác) và hạn chế các biến rải rác trong quá trình nghiên cứu, đánh giá
độ tin cậy


của thang đo bằng hệ số thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Những biến có
hệ số
tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại.

2.4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha và loại
đi
các biến không đảm bảo độ tin cậy, những biến còn lại được tiếp tục sử dụng
tiến hành
phân tích nhân tố.
Phân tích nhân tố là một phương pháp thống kê được sử dụng để phân tích
mối
liên hệ tác động qua lại giữa một số lượng lớn các biến và giải thích các biến
này dưới
dạng các nhân tố ẩn.
Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm
tắt
các dữ liệu. Trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
trung tâm
ngoại ngữ của sinh viên có nhiều biến để nghiên cứu, hầu hết chúng có
tương quan với
nhau và cần được rút gọn để có thể dễ dàng quản lý.
CHƯƠNG III THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN TRUNG
TÂM TIẾNG ANH TẠI ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI.
3.1 Kết quả nghiên cứu
Phần I: Khảo sát tình hình học Tiếng Anh hiện tại của sinh viên Đại học
Thương Mại
Có đến 183 SV trên tổng số 192 sinh viên chọn câu trả lời là có quan tâm tới
việc học tiếng anh. Điều này cho thấy SV đã có ý thức cao về tầm quan
trọng của việc học tiếng anh tới tương lai công việc của mình.


116 SV tham gia trả lời là không, tỷ lệ này chiếm 61.1 % trên tổng số sinh

viên tham gia trả lời. Điều này chứng tỏ lượng sinh viên ĐHTM theo học tại
trung tâm còn khá khiêm tốn, có thể các bạn sinh viên đã nhận rõ được nhu
cầu việc học tiếng anh nhưng còn chưa quyết định theo học tại một TTNN
nào cả. Ngoài ra, biểu đồ còn cho thấy khoảng cách từ nhu cầu tới việc
quyết định lựa chọn theo học TTNN của SV ĐHTM.

144 SV trên 187 có sự lựa chọn là có dự định theo học tại một trung tâm
tiếng anh. Đây là một thống kê cụ thể chứng minh cho giả định nhu cầu việc
học tiếng anh của sv ĐHTM là cao. Nhu cầu xuất phát từ chính bản thân
sinh viên với mong muốn học tiếng anh với các mục đích ( ra trường, giao
tiếp với người nước ngoài, học hỏi văn hóa mới, để trở thành công dân toàn
cầu, …..) theo dẫn chứng nhóm đề tài phỏng vấn.

77% sinh viên trên tổng số mẫu nghiên cứu có ý định học Tiếng Anh ở trung
tâm sắp tới. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, phần đa sinh viên rất quan
tâm đến việc học tiếng anh và có nhu cầu học ở Trung tâm tiếng anh. Một
phần nhỏ sinh viên chưa có ý định tới việc học tiếng anh, qua phương pháp
phỏng vấn, một số yếu tố khác khiến sinh viên chưa có ý định tới học Tiếng
Anh ở trung tâm: Việc Tự học, tham gia học tiếng anh trên trường, giá cả,
tham gia câu lạc bộ tiếng anh.


96 sv lựa chọn khóa học toeic, 60 SV lựa chọn khóa học Ielts và 30 sv lựa
chọn khóa học giao tiếp. Mục tiêu của mỗi sv trong việc học tiếng anh là
khác nhau song nhằm 2 mục đích chính thúc đẩy đó là: Do nhu cầu của công
việc và để ra trường. Một nửa số sinh viên quyết định học TOEFL để ra
trường ( Yêu cầu mức điểm TOEFL tại thương mại là 400 Toefl với 4 kỹ
năng nghe nói đọc viết). Bằng TOEFL thực sự phù hợp cho các bạn sinh
viên với mục đích chính là phát triển nghề nghiệp và không có dự định đi du
học tại nước ngoài.

Cùng các lý do

Theo bảng thống kê bên trên 54,1 % sinh viên trên tổng số có nhu cầu tiếng
anh để phục vụ tương lai, 26,5 % học tiếng anh theo chuẩn đầu ra nhà
trường, phần còn lại sinh viên trên mẫu nghiên cứu học tiếng anh vì các lý
do: phục vụ công việc tương lai, để lấy chứng chỉ quốc tế( Toeic,ielts,….),
do yêu thích học tiếng anh, để đi du học và các lý do khác. Có thể thấy được
mục đích chính của việc học tiếng anh của sinh viên. Đó cũng là động cơ
sinh viên đăng ký tham gia học ở trung tâm ngoại ngữ. Ta có thể kết luận
các giả thuyết nghiên cứu: Yêu cầu công việc tương lai và yêu cầu chuẩn
đầu ra của nhà trường quyết định lớn tới việc quyết định lựa chọn trung tâm
ngoại ngữ của đại học thương mại.


Qua khảo sát cho thấy, đa số sinh viên có thể chi trả cho 1 khóa học
tiếng anh vào khoảng dưới 7 triệu đồng. Yếu tố giá cả là 1 nhân tố ảnh
hưởng đến việc quyết định lựa chọn trung tâm tiếng anh của sinh viên. Nếu
giá cả 1 khóa học > 7tr thì sẽ ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọn
không học của sinh viên.

1

Phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Hệ số Cronbach’s alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để

kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Đây là bước phân
tích cần thiết để loại bỏ biến rác trước khi sử dụng EFA. Điều này liên quan
đến hai khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan các
điểm số của từng biến với điểm số tổng



thể. Chỉ có những biến có hệ số tương quan biến – tổng phù hợp (Corrected
Iterm – Total Correlation) lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn
0,6 mới được xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào những bước phân
tích tiếp theo (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995).
Sau khi điều tra, đề tài tiến hành kiểm tra độ tin cậy của thang đo
quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Kết quả
thu được như sau:
1

Kết quả phân tích thang đo “Vị trí địa lý”
Bảng 3.4: Kết quả thang đo “Vị trí địa lý”

Ký hiệu

H11
H12
H13
H14

Trung
bình thang
đo nếu
loại biến

Phương
sai thang
đo nếu
loại biến


Tương
Alpha
quan
nếu loại
biến bỏ biến
tổng
Vị trí địa lý (H1): Alpha = 0,786; N= 4
7.11
4.260
0.639
0.710
6.72
5.102
0.490
0.783
6.96
4.785
0.596
0.733
6.91
4.507
0.655
0.702

(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 18.0)
Thành phần “Vị trí địa lý” gồm có 4 biến quan sát (H11, H12, H13 và
H14). Sau khi kiểm tra Cronbach's Alpha, kết quả là Cronbach's Alpha tổng
bằng 0,768 lớn hơn 0,6 do đó thang đo này đủ độ tin cậy để thực hiện các
phân tích tiếp theo. Thang đo “Vị trí địa lý” gồm có 4 biến: H11, H12, H13,
H14 có hệ số tương quan biến – tổng (Corrected Item-Total Correlation) lần

lượt là 0,639; 0,490; 0,596 và 0,655 đều lớn hơn 0,3 và nhỏ hơn 0.786 do đó
các biến quan sát trong nhân tố này đều được sử dụng trong các phân tích
tiếp theo.


2

Kết quả phân tích thang đo “Marketing”


hiệu
H21
H22
H23
H24

Trung bình Phương sai
Alpha nếu
Tương
thang đo
thang đo
loại bỏ
quan
biến
nếu loại
nếu loại
biến này
- tổng
biến
biến

Marketing (H2), Alpha: 0,847; N = 4
6.62
5.928
0.608
0.837
6.73
5.257
0.765
0.771
6.69
5.597
0.688
0.805
6.80
4.895
0.693
0.807

(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 18.0)
Thành phần “Marketing” có 4 biến gồm H21, H22, H23 và H24. Kết
quả phân tích cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha = 0,847 lớn hơn 0,6 nên thang
đo “Marketing ” đạt độ tin cậy. Thang đo có hệ số tương quan biến – tổng
(Corrected Item-Total Correlation) lần lượt là 0,608; 0,765; 0,688 và 0,693
đều lớn hơn 0,3 và nhỏ hơn 0.847 do đó các biến quan sát trong nhân tố này
đều được sử dụng trong các phân tích tiếp theo.
3.1.3 Kết quả phân tích thang đo “Chương trình đào tạo”


hiệu


H31
H32
H33
H34

Trung bình Phương sai
Alpha nếu
Tương
thang đo
thang đo
loại bỏ
quan biến
nếu
nếu
biến
tổng
loại biến
loại biến
này
Chương trình đào tạo (H3): Alpha = 0,942; N = 4
6.23
7.754
0.865
0.924
6.12
8.074
0.865
0.923
6.16
8.018

0.893
0.915
6.10
8.063
0.826
0.936

(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 18.0)
Sau khi kiểm tra Cronbach's Alpha, kết quả là Cronbach's Alpha tổng
bằng 0,942 lớn hơn 0,6 do đó thang đo này đủ độ tin cậy để thực hiện các
phân tích tiếp theo. Thang đo “Chương trình đào tạo” gồm có 4 biến: H31,
H32, H33, H34 có hệ số tương quan biến – tổng (Corrected Item-Total


×